1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài Tiểu Luận Phát Triển Chương Trình Và Tổ Chức Quá Trình Đào Tạo Đại Học

19 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Chương Trình Và Tổ Chức Quá Trình Đào Tạo Đại Học
Tác giả Võ Lê Anh Thư
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Mỹ Hằng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 191,49 KB

Nội dung

Phân tích nhu cầu Đây là công việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm khi thực hiện phát triểnchương trình một môn học/chuyên đề.Trong thiết kế chương trình một môn học, việc phân tích

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

BÀI TIỂU LUẬN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GVHD: TS Dương Thị Mỹ Hằng

Họ và tên: Võ Lê Anh Thư

Ngày sinh: 01/12/1998

Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh

Đơn vị công tác: Trung tâm Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic Hồ Chí

Minh

Trang 2

I Các bước của chu trình phát triển chương trình một môn học

1.1 Chương trình giáo dục

Để hiểu được các bước của chu trình phát triển chương trình một môn học/ chuyên

đề, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là chương trình giáo dục Đây là thuật ngữ xuất hiện từ khá lâu (năm 1820) và được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ cùng một số nước có nền giáo dục phát triển từ giữa thế kỷ 20

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, về cơ bản chúng ta có thể hiểu chương trình giáo dục là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục (với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức giáo dục và hình thức

tổ chức giáo dục (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp), phương thức đánh giá kết quả giáo dục (trong so sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình)

Trong các yếu tố này thì mục đích, mục tiêu và chuẩn đầu ra là yếu tố quan trọng nhất của chương trình, quyết định chất lượng chương trình Từ mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình sẽ xây dựng nội dung, phương thức, hình thức tổ chức giáo dục và phương thức đánh giá kết quả giáo dục Kiểm tra đánh giá sẽ quyết định chất lượng thực thi chương trình

1.2 Phát triển chương trình giáo dục

Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục Theo quan điểm này chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, và cũng theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động

Nếu xem phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nó sẽ bao gồm các khâu sau:

1 Phân tích nhu cầu (Need analysis)

2 Xác định mục đích và mục tiêu (Defining aims and objectives)

3 Thiết kế (curriculum design)

Trang 3

4 Thực thi (Implementation)

5 Đánh giá (Evaluation)

Phát triển chương trình giáo dục có thể liên quan đến 2 đối tượng là:

Phát triển chương trình giáo dục của một khoá học

Phát triển chương trình giáo dục của môn môn học

Quy trình phát triển chương trình giáo dục một môn học bao gồm các khâu trên với các nội dung chủ yếu:

1.3 Phân tích nhu cầu

Đây là công việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm khi thực hiện phát triển chương trình một môn học/chuyên đề

Trong thiết kế chương trình một môn học, việc phân tích nhu cầu nhằm tới các đối tượng sau:

- Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục

- Những thông tin về người học.

- Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp

- Bối cảnh dạy học

- Những ưu tiên của cơ sở đào tạo

a Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục

Khi thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng là phải nghiên cứu mối quan hệ của nó với các môn học khác trong chương trình của cả bậc học

Để làm việc này giáo viên phải nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các loại Đồng thời tìm hiểu các môn học gần (văn sử, địa, GDCD; toán, lí hóa, sinh,…) có khả năng hỗ trợ học tốt môn học Ví dụ phát triển chương trình môn Toán lớp 10 thì giáo viên cần xem xét trong mối quan hệ với Toán lớp 7, 8, 9 và Toán lớp 11, 12; cùng với đó là xem xét trong quan hệ với môn Lý, Hóa Với các môn ở đại học cần xác định vị trí môn học đó trong khối kiến thức nào trong chương trình giáo dục đại học

Trang 4

Quá trình nghiên cứu sẽ giúp giáo viên trả lới các câu hỏi sau:

- Để học tốt môn học người học cần những kiễn thức kĩ năng gì đã học trước đó?

- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với các môn khác (liên môn)?

- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với mục tiêu giáo dục (mục tiêu thái độ)?

- Sau khi học xong môn học người học có thể có những kiên thức kĩ năng, thái độ như thế nào?

- Người học có thể dùng những kiến thức kĩ năng ấy để làm gì khi học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động?

Những thông tin này giúp nhà thiết kế chương trình xác định được vị trí của môn học trong cả chương trình của một bậc học, mối quan hệ của môn học với chính bản thân nó nhưng ở các lớp dươi và trên nó, với các môn học khác Và điều quan trọng hơn là giúp xác định được những yêu cầu cần đạt về kiên thức, kĩ năng để có thể học lên hay đi vào cuộc sống lao động

Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có cái nhìn tổng hợp cả chương trình

giáo dục, phải biết môn học của mình có thể tận dụng kiến thức những môn nào

b Những thông tin về người học

- Mỗi người học là một sự khác biệt, để phát triển chương trình môn học thì giáo viên cần tìm hiểu về kiến thức nền, kiến thức đầu vào của người học, và liệt kê được những kiến thức học sinh cần có để học môn học đó Nếu có đầy đủ các thông tin này, giáo viên sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế chương trình môn học, hoặc sẽ

có kế hoạch dạy học phù hợp nhất với một đối tượng cụ thể

- Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu hứng thú của người học với môn học đó để

có các biện pháp thay đổi thái độ tiêu cực, tác động đến hứng thú, nhiệt tình của học sinh với môn học đó

- Tìm hiểu những mong đợi của người học đối với môn học

Giáo viên tìm hiểu thông tin của người học có thể qua điều tra bằng phiếu, qua các bài kiểm tra Làm tốt việc tìm hiểu thông tin về người học sẽ giúp giáo viên phát triển chương trình môn học/chuyên đề phù hợp hơn với người học, hướng tới người học và mang lại kết quả tốt hơn

Trang 5

c Tính hữu dụng của kiến thức môn học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp

Phải chỉ ra được, chứng minh được kiến thức mà giáo viên dạy đó cần gì cho người học khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống lao động, có như vậy mới tạo ra động lực và hứng thú trong học tập cho người học

d Bối cảnh dạy học

Tìm hiểu những điều kiện để dạy môn học đó ở trường mình

Những đặc điểm của địa phương có những gì có thể vận dụng vào dạy môn học đó Mục đích: tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức môn học với đặc điểm của địa phương, cũng như các điều kiện dạy học có thể sử dụng trong quá tình dạy môn học, đây là cơ sở cho việc thiết kế, làm cho môn học/ chuyên đề trở nên gần gũi hơn, dễ tiếp nhận hơn với người học

e Những ưu tiên của cơ sở đào tạo

Mỗi cơ sở đào tạo đều phải gắn với một cộng đồng và đều có những ưu tiên đào tạo đặc thù của cơ sở đó Trong trường hợp này, những đặc điểm riêng của nhà trường

sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với việc xác định mục đích, mục tiêu của một chương trình giáo dục, chính sách tuyển sinh v.v

1.4 Ý nghĩa.

Kết quả của quá trình phân tích nhu cầu là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu

và chuẩn đầu ra của môn học/ chuyên đề

2 Xác định mục đích và mục tiêu

- Mục đích của chương trình giáo dục là sự diễn đạt khái quát cái đích chung nhất của chương trình giáo dục phải đạt tới định hướng cho toàn bộ quy trình đào tạo về năng lực chuyên môn, phẩm chất hành vi.

- Mục tiêu đào tạo là sự mô tả cụ thể những gì người học có khả năng thực hiện được sau khi hoàn tất một khóa học hay môn học

- Mục đích của CTGD cho ta một hình mẫu cụ thể của người học sau khi

ra trường, nhưng đã xác định những phương hướng cơ bản trong thiết kế chương trình giáo dục.

Trang 6

- Mục tiêu của CTGD, của từng nhóm môn học, của mỗi môn học là sự diễn giải của mục đích CTGD, sự diễn giải này có mức độ cụ thể hóa khác nhau.

- Đối với nhóm môn học, từng môn học có mục tiêu chung

- Đối với từng chương, từng bài cụ thể chúng ta có mục tiêu cụ thể (đặc thù – specific - objectives) Đặc trưng của loại mục tiêu này là có thể định lượng được, quan sát được và đánh giá đo lường được qua quá trình thay đổi hành vi của người học trong các lĩnh vực nhận thức, kỹ năng, tình cảm/ thái độ.

- Mục tiêu đào tạo được xác định theo 3 lĩnh vực:

+ Mục tiêu nhận thức

+ Mục tiêu tình cảm

+ Mục tiêu tâm lý vận động.

Trong đó mục tiêu nhận thức là quan trọng nhất

a Mục tiêu nhận thức

Gồm có 06 mức độ khác nhau :

- Biết : Nhận thức ở mức này liên quan tới kiến thức về những đặc thù, thí

dụ, những sự kiện đặc thù, những thuật ngũ; Con đường giải pháp có liên quan tới những đặc thù đó, như các chuỗi sự kiện, trào lưu, bảng phân loại, các phạm trù, các tiêu chí và phương pháp luận và các phổ niệm, sự kiện trừu tượng, như các nguyên lý, các định luật, cấu trúc.

- Hiểu: Nhận thức ở mức độ này bao gồm những hiểu biết liên quan tới sự chuyển dịch, thông hiểu( theo kiểu của mình) và suy luận thông tin.

- Áp dụng: Nhận thức ở mức độ này đòi hỏi người học phải sử dụng được những khái niệm trừu tượng vào tình huống cụ thể.

- Phân tích: Nhận thức ở mức độ này đòi hỏi người học biết chia nhỏ một tổng thể thành các bộ phận và phân biệt được các yếu tố, mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố và nguyên lý tổ chức các yếu tố.

- Tổng hợp : Nhận thức ở mức độ này liên quan tới việc sắp xếp các bộ phận với nhau để tạo ra một dạng mớicủa chỉnh thể, một cuộc giao tiếp trọn vẹn một kế hoạch hành động hoặc một hệ thống các mối liên hệ trừu tượng.

Trang 7

Đánh giá : Nhận thức ở mức độ này là mức độ cao nhất của thang bậc nhận thức Mục tiêu ở mức này là nhằm đánh giá tới những chứng cứ nội tại hay sự kiên định lôgic và những chứng cứ ngoại hay sự kiên định với những sự kiện phát triển ở một nơi khác.

b Mục tiêu tình cảm

Bao gồm 05 mức độ khác nhau :

- Tiếp nhận (Receiving)

Đề cập tới sự nhạy cảm của người học tới sự hiện diện của một tác nhân kích thích

Thí dụ, khi nghiên cứu các nền văn hoá khác nhau của phương Đông, người học, có nhận thức về các yếu tố thẩm mĩ trong trang phục, nội thất, kiến trúc của người phương đông.

- Hồi đáp ( Responding)

Đề cập tới sự chú ý tích cực của người học tới các tác nhân kích thích Thí dụ, người học thể hiện sự hứng thú về chủ đề một cuộc trò chuyện bằng cách tích cực tham gia vào một công trình nghiên cứu.

- Tạo giá trị ( Valuing)

Đề cập tới niềm tin và thái độ của người học về các giá trị

Thí dụ, Người học có quan điểm rõ ràng về ưu điểm và nhược điểm của năng lượng nguyên tử.

- Sự tổ chức (Organization)

Đề cập tới sự khao khát về giá trị và niềm tin.

Thí dụ, người học tự đánh giá trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các nguồn lực tự nhiên.

- Đặc trưng hoá

Đây là mức cao nhất trong bậc tình cảm Mục tiêu ở mức này liên quan tới hành vi tác động tới: Khái quát hoá hệ thống giá trị và đặc trưng hoá hay triết lý cuộc sống

Thí dụ, người học tự xây dựng cho mình một quy tắc cho cuộc sống cá nhân

và với tư cách là một công dân trên cơ sở các nguyên tắc đạo lý.

Trang 8

c Mục tiêu tâm lý học vận động

Bao gồm 06 mức độ khác nhau :

- Vận động phản xạ: Thí dụ, sau khi tham gia vào một hoạt động, người

học có thể co cơ bắp của mình.

- Vận động cơ bản : Mục tiêu này ngụ ý tới hành vi có liên quan tới : đi;

chạy; đẩy; kéo

- Năng lực nhạy cảm :Thí dụ, người học có thể phân biệt nhóm các khối

hình theo hình dạng bên ngoài.

- Năng lực thể chất : Thí dụ, người học phải hít đất tăng 5 lần sau mỗi năm

học.

- Các vận động kỹ năng: Thí dụ, người học có thể thực hiện các động tác

nhào lộn.

- Giao tiếp mạch lạc: Thí dụ, người học có khả năng sáng tạo những động

tác và biểu diễn theo nhạc.

* Những đặc trưng cơ bản của mục tiêu dạy học

- Các mục tiêu phải mô tả được cả kiểu hành vi được kỳ vọng và nội dung hay ngữ cảnh mà các hành vi đó được áp dụng

- Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và đủ cụ thể

để không còn nghi ngờ đối với kiểu hành vi được kỳ vọng hay cái mà hành vi được áp dụng

- Các mục tiêu phải xây dựng có tính phân hoá giữa những người học, đạt được những hành vi khác nhau

- Mục tiêu có tính phát triển, thể hiện các con đường đi tới chứ không phải là các điểm cuối cùng

- Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành kinh nghiệm trong lớp học

- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả đầu ra mà

cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm

* Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu dạy học

Trang 9

- Là cơ sở để người học tự tìm cách phù hợp nhất với mình để chiếm lĩnh mục tiêu của bài học, môn học và tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu

- Là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học

- Mục tiêu còn là chuẩn để đánh giá được sự tiến bộ của người học trong quá trình học tập

- Là cơ sở để đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài dạy, một khoá dạy hay cả một chương trình

Ý nghĩa của mục tiêu giáo dục là cơ sở hình thành các cách thức, hình thức, nội dung, phương pháp dạy học Những yếu tố này chi phối toàn bộ nội dung dạy học

Có mục tiêu giáo dục, nhưng việc cần xác định mức độ, phạm vi dạy học đến đâu sẽ quy định toàn bộ các hoạt động đứng sau nó từ việc lựa chọn nội dung dạy học, phương pháp dạy học đến đánh giá kết quả dạy học

3 Thiết kế chương trình giáo dục

a Lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình

Nội dung CT là tập hợp các sự kiện, khái niệm, nguyên lý, nguyên tắc, lý thuyết,

về các lĩnh vực khoa học liên quan đến mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình Phạm vi và độ sâu của các nội dung này cũng được qui định bởi chính mục tiêu và chuẩn đầu ra đó và được tổ chức phù hợp với trình độ nhận thức của người học

* Ornstein và Hunkins (1998) đưa ra 5 tiêu chí cơ bản để lựa chọn nội dung là:

i) Ý nghĩa: nội dung vừa có ý nghĩa đáng kể đối với nhu cầu và lợi ích của người học, đồng thời vừa có ý nghĩa đáng kể đối với xã hội

ii) Tiện ích: nội dung thực sự hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người học

iii) Hiệu lực: nội dung phải chính xác và cập nhật liên tục

iv) Phù hợp: nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức, phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của người học

v) Khả thi: nội dung phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi trường giáo dục, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và vai trò của chính phủ

* Việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung chương trình cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Trang 10

i) Xác định phạm vi nội dung (là chiều rộng, chiều sâu của các chủ đề và kinh nghiệm học tập trong CT) phải chú trọng đến: tính hữu dụng của nội dung được lựa chọn; tính phân hóa các trình độ nhận thức của học sinh; phù hợp với thời lượng dạy học; cân đối giữa các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ

ii) Trình tự sắp xếp các nội dung và kinh nghiệm học tập có thể có các dạng thức sau (theo Ornstein và Hunkins năm 1998, Taba năm 1962 và Bruner năm 1960):

- Từ đơn giản đến phức tạp

- Xoắn ốc

- Tuyến tính

- Toàn bộ

- Niên đại

- Theo chiều dọc

- Theo chiều ngang

iii) Tích hợp nội dung theo cách tổng hòa các khái niệm, kiến thức, kỹ năng và giá trị nhiều môn học để giúp học sinh thấy hình ảnh thống nhất về các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, chứ không rời rạc, phân mảnh và tách rời từng nội dung

iv) Những ý tưởng, chủ đề và các kỹ năng của CT cần liên tục, tức là được lặp lại dọc theo các lớp học, cấp học Điều này là bởi học sinh không thể am hiểu các khái niệm, thành thạo các kỹ năng chỉ trong một lần thực hành Ví dụ, học sinh tiểu học được học các nguyên tắc viết bài luận, các nguyên tắc này sẽ liên tục lặp lại trong những năm tiếp theo, với mức độ sâu và phức tạp tăng dần Hoặc làm thí nghiệm là một kinh nghiệm học tập được lặp lại trong suốt tiến trình giảng dạy môn Khoa học ở

cả bậc học, với mức độ ngày càng phức tạp và trừu tượng hơn

b Xác định các hình thức tổ chức dạy - học

Có 2 hình thức tổ chức dạy học cơ bản

Hình thức tổ chức dạy học có mặt giáo viên có thể có các hình thức, như: lớp đông, làm việc nhóm, xemina, tại phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, đi dã ngoại… Hình thức tổ chức dạy học không có mặt giáo viên có thể có các hình thức như: tự học trước khi lên lớp (ở nhà) và tự học sau khi lên lớp (về nhà)

Ngày đăng: 18/02/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w