Chương trình về cải cách hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, tỉnh Xiêng Khoảng cũng là một trong số các tỉnh có những thành tựu đáng kể về nâng cao chất lượng cung ứng, quản lý
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BOUNKEOMANYXAY KHAMSOUK
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn của riêng tôi, do tôi thực hiện Các
số liệu, thông tin đưa ra trong luận văn chính xác và trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Người viết luận văn
BounKeomanyxay KhamSouk
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu về khoa học hành chính ở Học viện Hành chính Quốc gia, trong chương trình học Thạc sĩ với chuyên ngành Quản lý công Để hoàn thành Luận văn của mình, với tình cảm chân thành,
tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS NGUYỄN HOÀNG HIỂN, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua, cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính Quốc gia, Sở Nội vụ tỉnh Xiêng Khoảng và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này./
Người viết luận văn
BounKeomanyxay KhamSouk
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG 8
1.1 Tổng quan về dịch vụ công cộng 8
1.1.1 Khái niệm dịch vụ công cộng 8
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ công cộng 10
1.1.3 Phân loại dịch vụ công cộng 13
1.1.4 Vai trò của dịch vụ công cộng 15
1.2 Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 18
1.2.3 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 19
1.2.4 Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội 21
1.2.5 Các công cụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 23
1.2.6 Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 25
1.2.7 Bộ máy quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 28
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 29
Trang 51.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam 29 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở thủ đô Viên Chăn, nước CHDCND Lào 31 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào
về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 36
2.1 Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng 36 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào 39 2.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước của Xiêng Khoảng 39 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về DVCC chung ở tỉnh Xiêng Khoảng 41 2.2.2 Khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng 42 2.2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý 44 2.2.4 Các loại dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng 49 2.3 Đánh giá quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng 58 2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 58 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 68
Trang 63.1 Phương hướng của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển dịch vụ công
cộng 68
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 72
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng 72
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ công cộng 75
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về dịch vụ công cộng 76
3.2.4 Xã hội hóa dịch vụ công cộng trên các lĩnh vực 80
3.2.5 Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng 83
3.2.6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng 85
3.2.7 Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh 87
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước với vai trò là chủ thể của quản lý đối với toàn bộ các mặt của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ Như vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và với đời sống của người dân Các loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền tiến hành thực hiện để phục vụ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân và tổ chức Xuất phát từ yêu cầu và vai trò của Nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống thể chế, các văn bản về quản lý nhà nước, về cải cách hành chính gắn với cung cấp các dịch vụ công cho toàn xã hội Trong các dịch vụ công đó thì dịch vụ công cộng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là các dịch vụ thiết yếu như văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường,… chất lượng cung ứng dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua, dịch vụ công cộng do nhà nước cung ứng cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội Tuy nhiên, hoạt động này còn tồn tại nhiều bất cập như các loại dịch vụ chưa thực sự phong phú, chất lượng cung ứng chưa cao, công tác quản lý nhà nước còn mang nặng tính áp đặt đơn phương,… do đó đã gây ra những khó khăn cho người dân và tổ chức khi tiếp cận sử dụng dịch vụ Bên cạnh đó, do thiếu các chế tài, quy định trong quản lý nó cũng gây ra không ít khó khăn trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước Xuất phát từ thực tế đó, cần phải
có giải pháp phù hợp để tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng cho xã hội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hướng tới
Trang 82
những giá trị thiết thực, đáp ứng tối đa những đòi hỏi của người dân trong nước và hướng đến một nền hành chính phục vụ
Tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh có nhiều biện pháp, các thức tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như các loại hình dịch vụ công cộng cho người dân và các tổ chức trên địa bàn tỉnh Chương trình về cải cách hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, tỉnh Xiêng Khoảng cũng là một trong số các tỉnh có những thành tựu đáng kể về nâng cao chất lượng cung ứng, quản lý dịch vụ công cộng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng nâng cao về chất lượng, trình độ, đẩy mạnh hoàn thiện các thủ tục trong xây dựng và ban hành văn bản,… Kết quả chung được đánh giá là các
cơ quan hành chính trên địa bàn đã có bước chuyển đáng kể trong điều hành
và cung ứng dịch vụ công cộng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống xã hội của người dân Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với cung cấp và
sử dụng dịch vụ công cộng, nhất là thể chế quản lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; chất lượng quản lý, cung ứng dịch vụ công cộng của các đơn vị chưa đảm bảo; thái độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu kém…, điều này làm cho người dân chưa hài lòng, than phiền
Như vậy, để góp phần nâng tăng cường quản lý nhà nước về cung ứng
dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh, em quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, làm đề tài tốt nghiệp cho mình, nhằm xây
dựng một số giải pháp tích cực phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng
Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới
Trang 93
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ công, dịch vụ công cộng cũng như về quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụ này ở nhiều góc độ khác nhau
- Sách “Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh” của Elie Cohen,
Claude Henry và Francois Morin, Paul Champsaur (2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã trình bày về cơ sở và các bước phát triển về dịch vụ công cộng ở Pháp và Liên minh châu Âu, trong đó chỉ rõ sự thay đổi của dịch
vụ công cả về phạm vi, cách thức cung cấp từ những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến năm 2000
- Sách “Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận
thức, thực trạng và giải pháp” của TS Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, các mô hình cung ứng dịch vụ công, thực trạng và giải pháp
- Sách “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam” của PGS.TS Lê Chi Mai
(2003), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã nghiên cứu khá toàn diện về dịch
vụ công dưới các góc độ kinh tế, quản lý Tác giả đã có sự so sánh giữa dịch
vụ công cộng, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ hành chính công để từ đó đưa ra những đặc trưng riêng của từng nhóm dịch vụ công Tác giả cũng đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công vào thời điểm bấy giờ, về những thành tựu đã đạt được
- Sách “Dịch vụ công – Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt
Nam hiện nay” của TS Chu Văn Thành (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội Ngoài những nội dung có tính chất lý luận về dịch vụ công thì tác giả tập trung nghiên cứu về cung ứng dịch vụ và quản lý dịch vụ công dưới góc nhìn đổi mới của cải cách hành chính Trong cuốn sách này tác giả trình bày
Trang 104
có hệ thống về các vấn đề có liên quan đến dịch vụ công, dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính công, mô hình cung cấp theo phương thức Quận hội hóa,
mô hình quản lý dịch vụ khi vừa có sự tham gia của cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào cung cấp dịch vụ
- Sách“Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công ở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập” của GS.TS Nguyễn Đình Phan (2010), Nxb
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về dịch
vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, làm rõ về tổ chức thực hiện các dịch vụ hành chính công trong điều kiện thực tiễn của Hà Nội, bao gồm hoạt động của một số cơ quan hành chính cấp quận, phường trong giải quyết yêu cầu của nhân dân trên địa bàn
Nhìn chung các công trình nghiên đều tập trung làm rõ những nội dung, bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công cộng và đưa ra cơ sở xác định nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ Các tác giả cũng chỉ ra các phương hướng và giải pháp nhất nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ Tuy nhiên, các công trình chưa nghiên cứu cụ thể về tình hình, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh nói riêng, đặc biệt là ở một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như ở tỉnh Xiêng Khoảng Chính vì vậy, Luận văn hy vọng sẽ làm rõ những khái niệm cơ bản
và các giải pháp thiết thực đóng góp cho công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở tỉnh hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng; đánh giá sâu sắc, toàn diện thực trạng quản lý nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công cộng ở tỉnh Xiêng Khoảng; trên cơ sở đó, học viên
Trang 115
nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với
dịch vụ công cộng ở Xiêng Khoảng trong thời gian tới
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về dịch vụ công cộng và vấn đề quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng; Nghiên cứu lý luận chung về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ở một số quốc gia để
có thể rút được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dịch
vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Đồng thời, nghiên cứu thực tế tiếp cận và sử
dụng dịch vụ công cộng của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Về thời gian: Nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng từ năm 2011 đến năm 2016
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa Mác -
Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét vấn đề Bên
Trang 126
cạnh đó, luận văn căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng nhân dân cách mạng Lào, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và
sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
mà luận văn đề ra
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các tài liệu, số liệu được thu thập, xử lý thông tin để từ đó tạo ra cơ sở khoa học, mang tính thuyết phục trong quá trình thực hiện đề tài
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý hành chính có kinh nghiệm thực tiễn cao trong lĩnh vực quản lý cung ứng dịch vụ công cộng
- Ngoài ra, luận văn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, so sánh,
6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn đóng góp hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về hoạt động quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng nói chung và quản
lý nhà nước của UBND tỉnh đối với dịch vụ công cộng ở nước nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
- Về mặt thực tiễn: Luận văn cung cấp một số vấn đề về thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng cho cán bộ, công chức của tỉnh để từng bước đổi mới cách thức điều hành, quản lý và cung ứng dịch vụ nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng
7 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương: