1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Báo cáo thực tập tốt nghiệp sở kế hoạch và đầu tư

58 37 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tác giả Trần Thị Nga
Người hướng dẫn TS. Lê Bảo
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 310,32 KB
File đính kèm Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sở kế hoạch và đầu tư.rar (301 KB)

Nội dung

Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, là một trong những địa phương dẫn đầu trên cả nước trong việc thu hút FDI, môi trường đầu tư thuận lợi với các kết quả đạt được đáng kể trong thủ tục hành chính, có chính sách đầu tư hợp lý và cơ sở kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư; đó là những điểm nhấn làm cho Đà Nẵng đang là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư. Để đạt được các kết quả này, không thể không kể đến công lao của các cơ quan chức năng trong việc quản lý Nhà nước về kế hoạch đầu tư, đặc biệt là Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng – nơi trực tiếp chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu tư của thành phố. Vì thế, em đã chọn Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng là nơi thực tập nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động đầu tư của thành phố trong thời gian qua. Là một sinh viên năm cuối đang trong quá trình tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thực tế em nhận thấy đây là một môi trường để em có thể trau dồi những lý thuyết đã được học trên giảng đường và có cơ hội áp dụng vào thực tế. Qua đó em sẽ có được những kinh nghiệm thực tế quý báu, cần thiết và rất hữu ích sau khi ra trường. Thực tập tại sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là một cơ hội cho em để hiểu biết thêm về thực tế, thị trường và doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ - -

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập:

PHÒNG KINH TẾ ĐÔI NGOẠI

SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên : Trần Thị Nga

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4

I Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng 4

II Sở Kế hoach Đầu tư 5

1 Chức năng 6

2 Nhiệm vụ 6

PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 11

I Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 11

II Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 12

III Phòng Kinh tế Đối Ngoại: 18

PHẦN III NHẬT KÝ THỰC TẬP 21

I Lịch trình thực tập 21

II Tìm hiểu về nghiệp vụ 24

I Lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư nước ngoài 24

1 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư 24

2 Quy trình thẩm định các dự án đầu trực tiếp nước ngoài 25

3 Cơ sở phân tích và nội dung thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 26

4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dựa án đầu tư trực tiếp nước ngoài 32

II Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của thành phố Đà Nẵng 35

1 Tình hình thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành phố Đà Nẵng 35 2 Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư 39

3 Về nội dung thẩm định 40

III Đánh giá thực trạng công tác thẩm đinh dự án 44

1 Những thành tựu chủ yếu 44

2 Những hạn chế còn tồn tại 45

IV Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án 48

KẾT LUẬN 50

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP 53

PHẦN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 54

Trang 3

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 55 PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 56

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, là một trong những địaphương dẫn đầu trên cả nước trong việc thu hút FDI, môi trường đầu tư thuận lợi vớicác kết quả đạt được đáng kể trong thủ tục hành chính, có chính sách đầu tư hợp lý và

cơ sở kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư; đó là những điểm nhấn làmcho Đà Nẵng đang là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư Để đạt được các kết quả này,không thể không kể đến công lao của các cơ quan chức năng trong việc quản lý Nhànước về kế hoạch đầu tư, đặc biệt là Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng – nơitrực tiếp chịu trách nhiệm về kế hoạch đầu tư của thành phố Vì thế, em đã chọn Sở Kếhoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng là nơi thực tập nhằm tìm hiểu và nghiên cứu vềhoạt động đầu tư của thành phố trong thời gian qua

Là một sinh viên năm cuối đang trong quá trình tìm hiểu và học hỏi kinhnghiệm thực tế em nhận thấy đây là một môi trường để em có thể trau dồi những lýthuyết đã được học trên giảng đường và có cơ hội áp dụng vào thực tế Qua đó em sẽ

có được những kinh nghiệm thực tế quý báu, cần thiết và rất hữu ích sau khi ra trường.Thực tập tại sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là một cơ hộicho em để hiểu biết thêm về thực tế, thị trường và doanh nghiệp nhà nước cũng nhưdoanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới

Trang 5

PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

I Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, nơi quy tụ tất cả các sở, ban, ngành vàlãnh đạo chính quyền Thành phố hoạt động tại cùng một địa điểm nhằm tạo thuận lợicho người dân

Tòa nhà Trung tâm hành (TTHC) TP Đà Nẵng nằm ở ngã tư giao cắt đườngTrần Phú với Lý Tự Trọng và Quang Trung, rất thuận tiện cho người dân, khách hàngtơi liên hệ công tác

Công trình với 34 tầng, cao 170m, mỗi mặt sàn diện tích từ 700-1.400 m2, đượcxây dựng trên khu đất rộng 23.318m2; hình dáng như một ngọn hải đăng vươn caongay sát bờ biển miền Trung, xung quanh là "lớp vỏ" bằng kính hơn 20.400m2 vừachống hấp thu nhiệt, vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng

Phần đế tòa nhà gồm 4 tầng, trong đó tầng 1 là sảnh chính; tầng 2 là các phònghội thảo, hội nghị, phòng họp và khu vực sảnh chờ; tầng 3 là phòng làm việc của lãnhđạo UBND Thành phố, các sở, ngành, các văn phòng và phòng họp; tầng 4 là khônggian sân vườn, cây xanh Từ tầng 5 trở lên bố trí văn phòng làm việc, phòng họp nhỏ,phòng máy, phòng kỹ thuật…

Được thiết kế theo tiêu chí tòa nhà thông minh, có không gian mở, tạo cảm giácthân thiện trong các hoạt động sẽ diễn ra tại đây, TTHC là sản phẩm hướng đến mụctiêu xây dựng chính quyền điện tử theo lộ trình cải cách hành chính của TP ĐàNẵng Trong tòa nhà này, một hệ thống quản lý điều hành chung giúp truyền hình ảnh,thông tin chuyên ngành và thông tin cá nhân đến lãnh đạo sở, ban, ngành có liên quan

để tiếp nhận và xử lý Cũng nhờ hệ thống này, lãnh đạo các sở dễ dàng nắm bắt trạngthái làm việc của đơn vị mình (như lượng khách đến giao dịch; lượt cán bộ, công chức

ra vào TTHC)

Theo số liệu thống kê, 23 sở, ban, ngành và các cơ quan chức năng của UBNDThành phố cùng khoảng 1.500 cán bộ, công chức sẽ đến làm việc hằng ngày tạiTTHC Chủ tịch UBND, lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố cũng đều có mặt

Và làm việc tại đây Mỗi ngày có khoảng 600 lượt người đến giao dịch

Tại Trung tâm, toàn bộ đầu mối mà doanh nghiệp và người dân tiếp xúc vớiUBND, các sở, ban, ngành được bố trí tập trung tại cửa số 4, tầng 1 của tòa nhà Ở

Trang 6

đây, khi đến giải quyết các thủ tục hành chính đơn giản, người dân sẽ nhận được kếtquả trả lời ngay Những vấn đề phức tạp hơn cần trao đổi trực tiếp, người dân sẽ đượchướng dẫn liên hệ với các sở, ban, ngành liên quan để xử lý ngay trong Trung tâm.Căn cứ vào từng loại giấy tờ, lĩnh vực mà các thủ tục hành chính sẽ được giải quyếtnhanh gọn ngay tại cửa số 4 hay được hẹn thời gian trả lời, trả kết quả.

Nhiều năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực trong việc hình thành mô hình một cửa từcấp thành phố đến các sở, ban ngành, quận, huyện nhằm tạo ra nề nếp làm việc chuyênnghiệp của cán bộ công chức trong giải quyết thủ tục hành chính Thành phố chú trọngxây dựng “chính quyền điện tử”, vì vậy ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực (Thuế, hải quan,

du lịch, địa chính, giao thông, đầu tư, giáo dục…) đã được lãnh đạo Thành phố tậptrung chỉ đạo thực hiện và các đơn vị có liên quan đã triển khai giao dịch qua hệ thốngđiện tử Các bước đi đó là cơ sở cho việc cung ứng dịch vụ hành chính công chuyênnghiệp

Mô hình này sẽ hoạt động theo nguyên tắc “tập trung một đầu mối”, “liênthông-liên kết” và “trọn gói”, tương thích với cơ chế một cửa, một cửa liên thông,đồng thời có tính đến phương án phối hợp với Bưu điện Đà Nẵng thực hiện dịch vụ trảkết quả hồ sơ tận nơi theo địa chỉ của khách hàng

II Sở Kế hoach Đầu tư

Sở Kế hoạch Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, giúpUBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư

Tên giao dịch Quốc tế: Da Nang Department of Planning and Investment

Tên viết tắt: DPI

Địa chỉ: Tầng 5 - 6, Trung tâm hành chính Số 24 Trần Phú- phường ThạchThang-Quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3.822217

Fax: 0511.3.829184

Email: skhdt@danang.gov.vn

Website: www.dpi.danang.gov.vn

Trang 7

Ban lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư :

Giám đốc: Trần Văn Sơn

Phó giám đốc: Huỳnh Văn Thanh

Phó giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Hương

Phó giám đốc: Trần Phước Sơn

1 Chức năng

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, giúpUBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư baogồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội trên địa bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xãhội; về đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương; về khu công nghiệp, khu chếxuất, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanhtrong phạm địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quyđịnh của pháp luật

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và côngtác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyênmôn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2 Nhiệm vụ

- Trình UBND thành phố ban hành các Quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnhvực kế hoạch và đầu tư ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp củaChính phủ

- Giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương, trong đó cóchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước đã được phêduyệt và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố

- Trình UBND thành phố quyết định việc phân cấp quản lý về các lĩnh vực kếhoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, ban, ngành của thành phố; hướngdẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó

- Về quy hoạch và kế hoạch:

Trang 8

+ Trình UBND thành phố chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kếhoạch 5 năm và hàng năm, các cân đối chủ yếu kinh tế-xã hội của địa phương, trong

đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, làm cơ sở cho việc xâydựng kế hoạch tài chính ngân sách của thành phố

+ Tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội củathành phố sau khi đã được phê duyệt theo quy định

- Trình UBND thành phố chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, theo dõi và tổng hợptình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo UBND thành phố điều hoà,phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội của thành phố

- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạchđược UBND thành phố giao

- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, quận thuộc thành phố xâydựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội chung của thành phố đã được phê duyệt

- Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, ban, ngành và quy hoạch, kếhoạch của UBND các quận, huyện để trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt

- Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch bố trí vốn đầu tư cho cáccông trình, các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội của địa phương; trong đó có cân đốitích luỹ tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, ngân sách, vốn đầu tư phát triển củathành phố

- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách thành phố và phân bổ ngânsách cho các đơn vị trong thành phố để trình UBND thành phố phê duyệt

- Về đầu tư trong nước và nước ngoài:

+ Trình UBND thành phố về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự ánthu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợpcần thiết

+ Trình UBND thành phố về tổng mức vốn đầu tư của toàn thành phố; tổngmức và cơ cấu bố trí vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực; bố trí danh mục dự án đầu tư vàmức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách Nhà nước đầu tư tập trung trên địa bàn; tổng

Trang 9

mức hỗ trợ tín dụng Nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhànước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

+ Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan giámsát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản do thànhphố quản lý

+ Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịchUBND thành phố, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư vào địabàn thành phố theo phân cấp

+ Làm đầu mối giúp UBND thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước vàđầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạtđộng xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tưthuộc thẩm quyền

- Về quản lý đấu thầu:

+ Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thẩm định trình Chủ tịch UBNDthành phố kế hoạch đầu thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa Chủ tịch UBND thành phố

+ Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra và tổng hợp tình hình thựchiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và việc thực hiện các quy định của phápluật về đấu thầu

- Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:

+ Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành thẩm định trình UBND thành phố quyhoạch tổng thể, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để

Trang 10

UBND thành phố trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Hướng dẫn triển khai quyhoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt.

+ Phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phốhướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, đề xuất về mô hình tổ chức quản lý đối với các khucông nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố

- Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:

+ Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan trình UBND thành phố chươngtrình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà nước; cơ chế quản lý vàchính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và phát triển các doanhnghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế

+ Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệpNhà nước, tổng hợp tình hình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và tình hìnhphát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

+ Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địabàn thuộc phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyênmôn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình

và xử lý các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phươngtheo thẩm quyền; thu nhập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theoquy định

+ Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành đề xuất các mô hình và cơ chế, chínhsách đối với kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình trên địa bàn; hướng dẫn, theo dõi, tổnghợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh

tế hợp tác xã, kinh tế gia đình của thành phố

- Giúp UBND thành phố chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơquan chuyên môn của UBND các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước

về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật và thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy địnhcủa pháp luật Tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp,dịch vụ công thuộc Sở

Trang 11

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực;

xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền củaSở

- Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ

về các lĩnh vực được phân công cho UBND thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các

cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quyđịnh của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc quyềnquản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư ở địa phương

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân

bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố

- Thực hiện những nhiệm vụ khác được Chủ tịch UBND thành phố giao

Trang 12

PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ VÀ PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

I Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Sơ đồ tổ chức bộ máy:

1 Văn phòng sở

2 Phòng Tổng hợp

3 Phòng Đầu tư

4 Phòng Thẩm định, Giám sát đầu tư

5 Phòng Kinh tế Đối Ngoại

6 Phòng Đăng ký kinh doanh

7 Phòng Lao động văn xã

8 Phòng Kinh tế ngành

9 Phòng Thanh tra

10 Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp

11 Ban quản lý các dự án Nam Lào

Trang 13

II Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

2.1 Phòng đăng ký kinh doanh

Báo cáo tình hình cấp giấy Chứng nhận ĐKKD, giấy Chứng nhận đầu tư định

kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố

- Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơĐKKD để cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanhnghiệp

Phòng Thẩm định

và giám sát đầu tư

Phòng Kinh tế ngành

Phòng Lao động văn xã

Phòng Kinh

tế đối ngoại

Thanh tra Sở

Văn phòng Sở

Đơn vị sự nghiệp

Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Ban quản lý các dự án Nam Lào

Trang 14

- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinhdoanh trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trongphạm vi địa phương cho UBND cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liênquan và Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theođịnh kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểmkhoản 1 Điều 163 của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàngnăm của doanh nghiệp

- Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tradoanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp

và người thành lập doanh nghiệp về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

- Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điềukiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

- Xử lý vi phạm các quy định về ĐKKD Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 165 củaLuật Doanh nghiệp

- Đăng ký kinh doanh cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông”: Tiếp nhận và trả hồ sơ ĐKKD, condấu, mã số thuế;

- Hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký kinh doanh cho Phòng kinh tế các quận vàPhòng kế hoạch huyện Hoà Vang

- Tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đầu

tư đối với các dự án đầu tư trong nước nằm ngoài khu công nghiệp

- Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận: chủtrương đầu tư và tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND thành phố cấp Giấy chứngnhận đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật hiệnhành

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc

Trang 15

2.2 Phòng kinh tế ngành

Nhằm tinh gọn bộ máy, Sở thành lập phòng Kinh tế ngành có chức năng quản

lý nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ, tham mưu tổng hợp vềcông tác quy hoạch, kế hoạch phát triển, đề xuất các chủ trương, chiến lược, cơ chếchính sách, các giải pháp trong việc phát triển lĩnh vực chuyên ngành như: ngành nônglâm-thuỷ sản, công nghiệp-xây dựng, bưu chính viễn thông, giao thông công chính, tàinguyên môi trường, kinh tế tập thể (Hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình), khu công nghiệp,khoa học công nghệ, thương mại du lịch của thành phố, đầu mối theo dõi, tổng hợphoạt động dịch vụ trên địa bàn và thực hiện các công việc đột xuất khác theo phâncông của Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách

2.3 Phòng lao động văn xã.

Tham mưu tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư cho phát triểnvăn hoá, xã hội, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của thành phố, các chính sách xãhội, là đầu mối theo dõi, tổng hợp các chương trình mục tiêu và thực hiện các côngviệc theo phân công của Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách

2.4 Phòng Kinh tế Đối Ngoại

- Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện việc đăng ký đầu tư cấp giấychứng nhận đầu tư đối với các dự án nằm ngoài khu công nghiệp Tiếp nhận hồ sơ dự

án đầu tư thực hiện trên địa bàn, hướng dẫn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư

và làm thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư (điều 38 của nghị định 108/2006/NĐ-CP ngay 22/9/2006)

- Tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước vềđầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Trình UBND thành phố cho phép các doanhnghiệp FDI đặt Trình UBND thành phố điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đăng

ký đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn

- Tổng hợp báo cáo về hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn choUBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.Phối hợp với các ngành cóliên quan xử lý các vụ, việc xảy ra ở các doanh nghiệp FDI.Tham mưu giúp UBNDthành phố làm thủ tục cho phép các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

- Xúc tiến, vận động và quản lý nhà nước về ODA trên địa bàn thành phố ĐàNẵng, cụ thể:

Trang 16

+ Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố, phòng Kinh tế ĐốiNgoại chuẩn bị nội dung chương trình tham mưu cho lãnh đạo Sở tổ chức phối hợp vớicác ngành, quận huyện của thành phố để trình Chính phủ xin vốn ODA.

+ Phối hợp với các ngành, đơn vị tổ chức vận động xúc tiến ODA

+ Chuẩn bị các dự án, chương trình ODA để tổ chức thẩm định trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt

+ Quản lý thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn thành phố ĐàNẵng

+ Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA

+ Theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và phó giám đốc phụ trách giao

2.5 Phòng tổng hợp.

- Tổng hợp, cân đối về quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội dài hạn,trung hạn, hàng năm Theo dõi về tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã đề ratrên cơ sở những báo cáo của các phòng chuyên môn thuộc Sở và các sở, ban, ngànhliên quan để tổng hợp báo cáo đề xuất với lãnh đạo Sở

- Là đầu mối theo dõi, tổng hợp công tác liên kết, hợp tác liên vùng, với cáctỉnh khác.Chủ trì phối hợp với các phòng Xây dựng cơ bản, Kinh tế ngành, Lao độngvăn xã, Kinh tế Đối Ngoại tham mưu lập báo cáo, biểu mẫu hướng dẫn các sở,ngành, UBND các quận, huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch,

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố đã được phê duyệt theo quy định Chủtrì phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định các dự án quy hoạch của các sở,ban, ngành, quận, huyện tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND thành phố phêduyệttheo quy định

- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ củaphòng theo phân công của Giám đốc và phó giám đốc phụ trách Sắp xếp thời gianbiểu làm việc của lãnh đạo Sở

Trang 17

2.6 Phòng thẩm định

Giúp việc cho Ban giám đốc Sở trong lĩnh vực thẩm định các dự án đầu tư cónguồn vốn ngân sách Nhà nước của thành phố thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư củaUBND thành phố (trừ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư bằng nguồnvốn ngoài ngân sách Nhà nước, thành phố sẽ theo quy định riêng); thẩm định kế hoạchđấu thầu, tổng hợp và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm của thành phố,

đề xuất danh mục công trình xây dựng mới trong năm kế hoạch; chủ trì phối hợp vớicác phòng khác của Sở làm đầu mối thực hiện công tác giám định đầu tư, thẩm địnhkết quả đấu thầu Xây dựng và quản lý hệ thông thông tin đấu thầu qua mạng

Xây dựng tổng hợp kế hoạch về lĩnh vực Tài chính-tiền tệ-tín dụng, tổng vốnđầu tư xã hội trên địa bàn và là đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện vốn sựnghiệp có tính chất XDCB; tham mưu về các chủ trương, chính sách và các biện pháplớn trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ-giá cả, trong huy động và sử dụng các nguồn vốncho đầu tư phát triển Dự thảo và tham gia góp ý nội dung các văn bản quy phạm phápluật về tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện các công việc khác theo phân công của Giám đốc và Phó giám đốcphụ

2.7 Văn phòng Sở

Tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức bộ máy ngành kế hoạch và đầu tư,công tác tổ chức cán bộ cơ quan, công tác văn phòng Đảm bảo tốt các mặt về công táchành chính quản trị, đồng thời kết hợp với tổ chức đoàn thể chăm lo đời sống vật chất

và tinh thần công chức viên chức cơ quan

- Quản lý công tác nội chính cơ quan thống kê theo dõi quá trình công tác, nănglực, trình độ từng công chức viên chức trong cơ quan Tham mưu cho Ban giám đốctrong việc xét đề bạt, nâng lương, sắp xếp tổ chức và cơ cấu nhân sự

Trang 18

- Đôn đốc, nhắc nhở việc ý thức chấp hành nội quy, quy chế làm việc cơ quan.

- Là thành viên Hội đồng thi đua cơ quan và là bộ phận thường trực theo dõi đềxuất việc thi đua khen thưởng, kỷ luật

- Là Uỷ viên thường trực của Ban liên lạc hưu trí ngành Kế hoạch và Đầu tư

b) Về công tác hành chính

- Quản lý công tác nội chính và hậu cần của cơ quan

- Đôn đốc nhắc nhở cán bộ công nhân viên thực hiện việc bảo quản, bảo vệ củacông Bảo đảm sạch đẹp, văn minh, trật tự và an toàn nơi làm việc

- Thực hiện tốt mối quan hệ giao tiếp, tiếp tân và khánh tiết

c) Về công tác công nghệ thông tin

- Phụ trách công tác công nghệ thông tin của cơ quan

- Theo dõi, cập nhật thông tin cho trang Web của cơ quan

2.8 Thanh tra Sở

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vịthuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư; thanh tra việc chấp hànhchính sách, pháp luật về kế hoạch và đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm

vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạmhành chính đối với các lĩnh vực được quy định tại Điều 17 Nghị định 148/2005/NĐ-CP

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

về khiếu nại, tố cáo

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặchủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện quahoạt động thanh tra

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Sở thực hiện các quy định củapháp luật về công tác thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sởchỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ quan, đơn vịđó

- Khi cần thiết, yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức thamgia Đoàn thanh tra

Trang 19

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phítheo quy định của pháp luật về chống tham nhũng, lãng phí.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo,chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Giúp Thủ trưởng chuyên môn trong việc phối hợp với Sở Tư pháp, các đơn vị

có liên quan xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật

do HĐND, UBND thành phố, Giám đốc Sở KH&ĐT và quận - huyện ở địa phươngban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan mình (theo Nghị định số122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc TW)

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

III Phòng Kinh tế Đối Ngoại:

Phòng Kinh tế Đối Ngoại thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Đà Nẵng,tầng 5 tòa nhà trung tâm hành chính

Phòng làm việc trên ba lĩnh vực chính: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);Đầu tư nước ngoài (FDI); Viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO)

- Tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) trên địa bànthành phố Đà Nẵng

- Tham mưu lãnh đạo Sở điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tưcủa các doanh nghiệp FDI trên địa bàn

- Tổng hợp báo cáo về hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thànhphố để Sở báo cáo cho UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định

Trang 20

- Phối hợp với các ngành có liên quan xử lý các vụ, việc xảy ra ở các doanhnghiệp FDI.

- Xúc tiến, vận động và quản lý nhà nước về ODA trên địa bàn thành phố ĐàNẵng, cụ thể:

+ Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố, phòng Kinh tế ĐốiNgoại chuẩn bị nội dung chương trình tham mưu cho lãnh đạo Sở tổ chức phối hợp vớicác ngành, quận huyện của thành phố để trình Chính phủ xin vốn ODA

+ Phối hợp với các ngành, đơn vị tổ chức vận động xúc tiến ODA

+ Chuẩn bị các dự án, chương trình ODA để tổ chức thẩm định trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt

+ Quản lý thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn thành phố ĐàNẵng

+ Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA

+ Theo dõi, đánh gia chương trình, dự án ODA

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và phó giám đốc phụ trách giao.Danh sách các thành viên phòng kinh tế đối ngoại:

Trang 21

13 Nguyễn Đồng Việt Phương Chuyên viên

Trong quá trình thực tập Phó trưởng phòng Đỗ Thị Ngân Hà ngừng công tác tạiphòng, hiện tại 13 cán bộ đang làm việc tại phòng Kinh tế Đối Ngoại

Trang 22

- Tìm hiểu thông tin về Sở KHĐT và phòng Kinh tế Đối Ngoại thông qua website chính thức www.dpi.danang.gov.vn.

- Được chuyên viên Dương Lưu Ngọc Mai giao nhiệm vụ lưu hồ sơ liên quan đến các dự án viện trợ phi chính phủ (NGO)

- Tìm hiểu về một số dự án NGO mà Đà Nẵng nhận được trong năm 2015: Chương trình cung cấp tình nguyện viên Nhi sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Nhi thành phố Đà Nẵng; Chương trình

Trang 23

tiếp nhận 01 container hàng viện trợ gạo cháo dinh dưỡng do tổ chức Children of Vietnam tài trợ.

- Học được cách photo, scan

Tuần 4 -5

(31/8 – 13/9)

- Quan sát công việc của các nhân viên trong phòng: các bước tiếp nhận và xử lý hồ sơ, tiếp xúc và hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư

- Sử dụng thành thạo Word, Excel để soạn thảo các bảng biểu tài liệu liên quan đến doanh nghiệp FDI

- Tiếp tục công việc lưu hồ sơ về các chương trình viện trợ phi chính phủ

- Lên thực tập tại sở theo lịch và làm một số công việc tại hỗ trợ các chuyên viên trong phòng: đánh máy, lưu hồ sơ, photo…

- Tìm hiểu về các nghiệp vụ của phòng, đọc và tìm hiểu về các dự án FDI, đọc niên giám thống kê năm 2014, 2015

- Đọc báo, tạp chí về kinh tế có tại phòng

- Đọc một số tài liệu tiếng anh: hợp đồng kinh tế; giải trình kinh tế- kỹ thuật; điều lệ công

Trang 24

- Tìm hiểu bắt đầu viết báo cáo về đề tài thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đươc chuyên viên Nguyễn Hoàng Duy tận tình chỉ dẫn nhiều vấn đề về mảng FDI.

- Tích cực trao đổi, mạnh dạn đưa ra những ý kiến thắc mắc với các chuyên viên những vấn

đề chưa năm rõ

Tuần 14

(9/11 – 15/11)

- Phụ trách lưu hồ hồ sơ về mảng các dự án hỗ trợ phát triển chính thưc (ODA) cho chuyên viên Nguyễn Minh Quân

- Tìm hiểu sâu hơn về quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Đánh máy lưu hồ sơ cho chuyên viên Nguyễn Thị Thu Trang

- Đánh giá bản thân từ đầu kỳ thực tập cho đến nay, những điều học được và những điều chưa làm được

- Định hướng con đương nghề nghiệp của bản thân thông qua những trải nghiệm của bản thân

Trang 26

II Tìm hiểu về nghiệp vụ

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I Lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư nước ngoài

1 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

sẽ là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư và chophép đầu tư

1.2 Tính thiết yếu phải thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết, nó bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô củanhà nước đối với các hoạt động đầu tư Nhà nước với chức năng quản lý của mình sẽcan thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án được đầu tư Bởi một dự án đầu tư dù đượctiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mang tinh chủ quan của người soạnthảo, để đảm bảo tính khách quan cần thiết phải thẩm định khía cạnh kinh tế cảu dự án

Thẩm định kinh tế dự án là cần thiết, có tính quyết định trong việc trả lời dự

án có được chấp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không Nó là một bộphận của công tác quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư thực sự cóhiệu quả

Trang 27

Thẩm định dự án có ý nghĩa rất lớn, giúp bảo vệ các dự án lớn tốt khỏi bị bác

bỏ, ngăn chặn những dự án phi hiệu quả, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệuquả các nguồn lực Cụ thể là, thẩm định dự án giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô củanhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoach phát triển chung củangành, vùng, lãnh thổ và của cả nước trên các mặt, mục tiêu, quy mô, quy hoạch Xácđịnh được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực xã hội của dự án; những cái lợi, cáihại của các dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác cáckhía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại…

2 Nhiệm vụ thẩm định các dự án đầu tư

Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các côngviệc thẩm định Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ra trongcông tác thẩm định Để thực hiện tốt khâu này phải có một quy trình thẩm định hợp lý,khoa học

Vì nhiệm vụ tổng quát của công tác thẩm định dự án là: phân tích, đánh giá tính khảthi của dự án về công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường và các đề xuất kiến nghị vớinhà nước chấp nhận hay không chấp nhận dự án nên về cơ bản, quy trình thẩm địnhphải bao gồm các bước sau:

 Cán bộ thẩm định phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, tính pháp nhân của chủ đầu tư,đánh giá tính phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với sự tác động đến phát triển kinh tế -

Trang 28

3 Cơ sở phân tích và nội dung thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.1 Cơ sở phân tích

Trong phạm vi giới hạn, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thẩm định dự án dướigiác độ quản lý nhà nước, tức là thẩm định tính kinh tế - xã hội của dự án đầu tư , xem

dự án có cải thiện mức phúc lợi kinh tế quốc gia như là một tổng thể hay không, chứkhông đi sâu vào phân tích tài chính tức là xem xét dự án từ quan điểm lợi nhuận củanhà đầu tư

3.2 Nội dung thẩm định kinh tế dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vì thẩm định dự án là việc cơ quan thẩm định kiểm tra mức độ phù hợp củathiết kế dự án với các mục tiêu kinh tế - xã hội nên về cơ bản, người làm công tác thẩmđịnh sẽ phải rà soát lại tất cả các khía cạnh mà chủ đầu tư đã đề cập trong thiết kế dự

án Tuy nhiên, với tư cách là người đề xuất quyết định có cấp giấy chứng nhận đăng

ký đầu tư cho các dự án hay không, cơ quan thẩm định sẽ phải đánh giá trị thực sự màcác dự án mạng lại cho xã hội, chứ không phải trên quan điểm chủ đầu tư Điều nàynghĩa là, cơ quan thẩm định sẽ phải đánh giá giá trị thực sự mà dự án đem lại cho xãhội, xem xét nó có tuân thủ theo các yêu cầu về kỹ thuật, thể chế, tổ chức như quy địnhhay không, hoạt động của dự án có làm nguy hại tới lợi ích xã hội, môi trường haykhông và nếu có thì biện pháp khắc phục là gì, lợi ích mà dự án tạo ra được phân phốinhư thế nào giữa các đối tượng thụ hưởng…Do vậy, công tác thẩm đinh dự án sẽ baogồm nội dụng cơ bản:

3.2.1 Thẩm định thủ tục hồ sơ của dự án

a Mục tiêu thẩm định

Thẩm định từ khía cạnh thủ tục hồ sơ của dự án nhằm rà soát lại một cách chínhthức tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế dự án Căn cứ pháp lý của dự án là điều kiện tiênquyết để xem xét dự án có được chấp nhận hay không Dự án sẽ chỉ tiếp tục được xemxét nếu thỏa mãn các yêu cầu pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết

b Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

Trang 29

 Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là

cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xácnhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

 Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mụctiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm,thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánhgiá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

 Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhàđầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổchức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyếtminh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

 Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giaođất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏathuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụngđịa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

 Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều

32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồquy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc,thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

 Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tưcấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bảncho nhà đầu tư và nêu rõ lý do

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại cácđiều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2014, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượcvăn bản quyết định chủ trương đầu tư

3.2.2 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Đây là nội dung quan trọng nhất trong thẩm định dự án đầu tư

a Mục tiêu

Đứng trên giác độ chủ đầu tư, mục đích quy tụ luôn là lợi nhuận Khả năng sinhlợi của dự án chính là thước đo quyết định sự chấp nhận mọi việc làm mạo hiểm củanhà đầu tư Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư

Ngày đăng: 12/02/2024, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w