PHƯƠNG ĐÔNG LUỚT NGOÀI CỬA SỞ” VỚI MỘT SÓ THỊ PHÁP THẺ LOẠI DU KÍ
Kết cấu hành trình theo nguyên tắc trật tự thời gian -s 67
“Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm mang tính độc đáo, sinh động, gợi cảm” và “liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo thành một hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tưởng thâm mĩ” [53,tr.296] Kết cấu trần thuật là một phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm Trong quá trình sáng tác, bên cạnh việc lựa chọn đề tài nhà văn phải chú ý đến việc tìm cho tác phâm một kết cấu trần thuật thích hợp đề làm nồi bật tư tưởng thâm mĩ một cách hiệu quả nhất Đặc biệt với thể loại du kí, kết cấu tác phẩm bao giờ cũng tồn tại trong một cấu trúc bị chỉ phối bởi lộ trình của nhân vật trải nghiệm Hành trình là “xương sống” của tác phẩm, quyết định đến cách xây dựng kết cầu cùng những yếu tố như thời gian, không gian, nhân vật trong du kí
3.1.1 Kết cấu một chiều theo nguyên tắc trật tự thời gian
“Trong tác phẩm văn học ở cấp độ trần thuật vai trò của kết cầu thê hiện rõ ở bố cục và thành phần trần thuật, cũng như cách tô chức điềm nhìn trần thuật của truyện kể Trần thuật là cách trình bày liên tục, sinh động và cụ thể các sự kiện, sự việc được đề cập trong tác phẩm, đặt dưới sự kiểm soát của tác giả thông qua cách nhìn từ chủ thê trần thuật đã được chỉ định từ trước Ứng với mỗi câu chuyện kể, bên cạnh việc lựa chọn dạng thức chủ thề trần thuật thích hợp, mỗi nhà văn có cách sắp xếp, tổ chức và hệ thống các thành phần trần thuật đề tạo thành bó cục tương ứng Phương Đông lướt ngoài cửa số được xây dựng bởi kết cầu hành trình theo nguyên tắc trật tự thời gian Do đặc thù thể loại ghi lại trải nghiệm về chuyến đi đến vùng đất mới, tác phẩm du kí mang đặc trưng kết cấu hành trình nhằm chuyền tải nội dung chân thực, sinh động Kết cấu một chiều theo nguyên tắc trật tự thời gian là vỏ bọc thê hiện nội dung cùng những biểu hiện đa dạng của nội dung du kí Kết cấu hành trình tạo ra không gian, thời gian rộng lớn nhằm mô tả trọn vẹn những hình ảnh, sự kiện trong chuyến đi của nhân vật Phương Đông lướt ngoài cửa số là con đường đến phương Đông của một người luôn khao khát đi và khám phá Nhân vật di dé thấy, trải nghiệm, nghĩ suy và tái hiện bức tranh trên lộ trình Tác phẩm là sự nối ghép những nét vẽ về hiện thực châu Á với những mảng màu đối lập
Phương Đông lưới ngoài cửa số là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại du kí Đó là chuyến đi kéo dài bốn tháng rười khám phá phương Đông Một khoảng thời gian dài gắn với không gian rộng lớn, những sự kiện đây ắp đòi hỏi tác giả phải xem xét, lựa chọn kết cấu thích hợp Gắn với hành trình, kết cấu theo nguyên tắc thời gian là sự lựa chọn tối ưu để tái hiện sự kiện Với kết cấu một chiều, độc giả như đang đọc một cuốn nhật kí hành trình, đồng hành cùng nhân vật, cùng trải nghiệm, gặp gỡ với từng người, từng nơi chốn khác nhau trên chuyến đi
Do đặc thù thê loại du kí, kết cấu bị chỉ phối từ lộ trình, Phương Đông lướt ngoài cửa số là chuỗi những mảnh ghép liên tiếp, nối đuôi nhau theo trình tự thời gian
Tác phẩm được chia thành nhiều chương theo sự phân bố về hành động và sự kiện của cốt truyện gắn với lộ trình nhất định Mỗi chương gắn liền với một giai đoạn tương ứng không gian và thời gian của hành trình Tác phẩm xuôi theo lộ trình của nhân vật trải nghiệm để xây dựng kết cấu tương ứng Paul Theroux bat dau tir chau Âu, qua Trung Đông, vượt tiểu lục địa An, đến Đông Nam Á rồi trở về bằng tàu
Trans — Siberia Tác phẩm có 30 chương, mỗi chương được đặt bởi tên những chuyến tàu tốc hành phương Đông ứng với mốc thời gian tuyến tính
Chương 1, Chuyến từ 15h30 - từ Luân _ | Chương 16, Tàu thu van Howrah Đôn đi Paris
Chương 2, Đoàn tàu tốc hành Phương _ | Chương 17, Tàu tốc hanh Mandalay Đông trực tuyến
Chương 3, Chuyến tàu tốc hành Hồ Van | Chương 18, Tàu chợ đi Maymyo
Chương 4, Tàu tốc hành Teheran Chương 19, Tàu thư vận Lashio
Chương 5, Chuyến tàu thư vận ban đêm _ | Chương 20, Tàu đêm tốc hành từ Nong đến Meshed Khai
Chương 6, Chuyến tàu qua đèo Khyber _ | Chương 21, Tàu tốc hành quốc tế đi
Chương 7, Tàu thư vận Khyber đến ga _ | Chương 22, Tàu mũi tên vang di Kuala
Chương 8, Tàu thư vận biên giới Chương 23, Chuyến tàu đêm tốc hành
Ngôi sao phương Bắc đi Singapore
Chương 9, Tàu thư vận từ Kalka đi
Chương 24, Tàu khách Sài gòn - Biên
Chương 10,Tàu tốc hành Rajdhani (Thủ đô) tới Bombay Chương 25, Tàu khách Huế - Đà Nẵng
Chương 11, Tau thu van Delhi di tir
Jaipur Chuong 26, Chuyén tau nhanh Hatsukari
(Chim buổi sớm) dén Aomori
Chương 12,Tàu tốc hành Grand Trunk Chương 27, Chuyến tàu nhanh Ozora
(Bầu trời baola) tới Sapporo
Chương 13, Tàu địa phương đi
Chương 2§, Chuyến tàu siêu tốc Hikari (Tia nang) t6i Kyoto
Chuong 14, Tau thu van Talaimannar Chương 29, Chuyến tàu Kodama (Tiếng vọng) đến Osaka
Chương 15, Tàu 16 giờ 25 từ Galle Chương 30, Chuyến tàu tốc hành xuyên
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là chặng hành trình dài đến phương Đông bằng xe lửa, những đoàn tàu nối đuôi nhau trên chuyến đi kéo dài nửa vòng trái đất
Du kí ghi lại những trải nghiệm của nhân vật trên chặng đường đến châu Á, nội dung mang tính khách quan, chính xác Bởi vậy, yếu tố thời gian trong tác phẩm được tác giả chú ý Đó là thời gian thực, thời gian được xác định Việc ghi lại chính xác thời gian diễn ra câu chuyện khiến cho nội dung tác phẩm đáng tin cậy Thời gian trong tác phẩm không chi mang tính chất thông báo đơn thuần, mà nó còn là yếu tố xâu chuỗi các sự kiện, thúc đây diễn biến của cốt truyện Đồng thời, không gian trong du kí là không gian địa lí có thực Đó là những nơi chốn, địa danh cụ thể trên hành trình Việc xác định rõ địa điêm làm tăng sự chân thực cho tác phâm du kí Kết cấu của Phương Đông lướt ngoài cửa số mang tính ghi chép nối tiếp, không có sự quay ngược hay đảo vị trí không - thời gian Kết cấu men theo lộ trình của nhân vật, thể hiện ở trình tự quan sát và tái hiện sự kiện Mọi yếu tố đều chịu sự chỉ phối của thời gian tuyến tính và không gian xác định Tưởng chừng cách xây dựng kết cấu vô cùng đơn giản, nhưng với một tác phẩm du kí có biên độ và số lượng su kiện quá lớn, lối kết cấu này là sự lựa chọn tối ưu đề truyền tải sự kiện Cốt truyện của Phương Đông lưới ngoài cửa số là toàn bộ hành trình và những biến có, sự kiện được sắp xếp trên lộ trình Đến phương Đông bằng xe lửa, trải qua từng chặng đường khác nhau, nhân vật ghi lại những hình ảnh chân thực, bình dị nhất về cuộc sống con người bản địa Đó là hình ảnh sống động lướt qua hai bên đường ray
“những người lao động đã tạm rời đồ nghề, ngồi vắt chân trong bóng râm, vừa ăn trưa, vừa ngắm đoàn tàu Tàu đi rất chậm, ta có thể nhìn thấy những đĩa bắp cải ham và thậm chí đếm được có bao nhiêu quả ô liu đen trong những chiếc bát sứt” [22.tr.46] Con người hối hả trong nhịp sống lao động với những phút nghỉ ngơi hiếm hoi được người đi đường tái hiện chân thực trên trang sách du kí Không tô vẽ hiện thực, cuộc sống phương Đông hiện lên với những đường nét vốn có giản dị, đời thường
Kết cấu văn bản nghệ thuật của tác phẩm văn học là sự tô chức ở bình diện trần thuật Đó là sự phân bố thế giới hình tượng qua văn bản ngôn từ nhằm đạt được hiệu quả tư tưởng thẳm mĩ Theo LM Lotman, khung của văn bản nghệ thuật được tạo thành bởi mở đầu và kết thúc, hai yếu tố này thể hiện hình thức quy luật tác phẩm văn học chính là “mô hình hữu hạn” của thế giới hiện thực bên ngoài Chuỗi ngôn từ mở đầu đến kết thúc trong Phương Đông lướt ngoài cửa số là một trật tự có định không thể thay đôi Hình thức tô chức sự kiện trong Phương Đông lướt ngoài cửa số là liên kết các sự kiện thành truyện Tác phẩm tổ chức mạch phát triển của câu chuyện theo trật tự từ trước đến sau Cách tổ chức này hướng đến thể hiện ý nghĩa chuỗi sự kiện trong mối liên hệ với thời gian, không gian hành trình của nhân vật
Nhân tố mở đầu có chức năng thay thế phạm trù nguyên nhân, giải thích lí do nhân vật khởi hành chuyến đi đến chau A Trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ tác giả bắt đầu truyện với niềm đam mê tàu lửa và khao khát về chuyến đi đến châu Á “mãi
70 hồi còn nhỏ, hồi còn sống gần nơi có đường sắt của hãng The Boston and Maine chạy qua, hiểm khi tôi nghe thấy tiếng tàu hỏa và cũng chăng dám mơ ước được ngồi trên tàu Tiếng còi tàu khiến người ta mê mân: tuyến xe lửa là một phiên chợ hấp dẫn khó cưỡng, lượn đi ngoằn ngoèo trên muôn nẻo đường” [1,tr.9] Cuộc hành trình bắt đầu bằng sự yêu thích những chuyến tàu cùng tình yêu với cuộc du hành Nhân vật du kí bắt đầu cuộc hành trình khám phá cuộc sống phương Đông Phương Đông lướt ngoài cửa số được xây dựng trên những biến có, sự kiện xoay quanh nhân vật duy nhất người lên đường trải nghiệm Kết cấu của tác phâm không dựa vào xung đột tính cách mà phụ thuộc vào lộ trình Phương Đông lướt ngoài cửa sổ có kiêu cốt truyện đơn tuyến bị chỉ phối bởi nhật kí hành trình nên các sự kiện đều xoay quanh cấu trúc thời gian — không gian Kết thúc tác phẩm, không có cao trào, thất nút hay mở nút, chỉ là khi đã trở về điềm ban đầu “chuyến đi đã kết thúc và quyển sách cũng vậy, trong một thời khắc nào đó, tôi sẽ giở trang đầu tiên ra đề tự tiêu khiễn trên đường về London, tôi sẽ đọc với chút tâm đắc về chuyền đi” [26,tr.516] Nếu yếu tố mở đầu của tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân khởi hành thì kết thúc thê hiện mục đích của chuyến đi đến phương Đông Điểm mở đầu và kết thúc của mạch tự sự trùng với điểm mở đầu và kết thúc của thời gian cốt truyện Trình tự diễn biến thời gian trong cốt truyện được giữ nguyên, mạch tự sự xuôi theo dòng thời gian Du kí Phương Đông lướt ngoài cửa số có dạng kết cầu khép kín Việc tổ chức trần thuật trình tự liên tiếp từ trước đến sau của các sự kiện tuy không tạo được sự mới lạ nhưng tái hiện cuộc sống rõ nét, sống động nhất Kết cấu hành trình trong Phương Đông lướt ngoài cửa số là sự liên tục và liên kết của các sự kiện trong cuộc hành trình tạo cảm giác câu chuyện đang diễn ra, người đọc như trực tiếp chứng kiến những sự việc trên chuyến đi đến châu Á Nó giản đơn hóa sự sắp đặt các sự kiện, tạo ra sự liên hệ thống nhất giữa các yếu tố trong hiện thực và tạo hiệu quả trong việc tái hiện cuộc du hành một cách chân thực
Trong du kí Phương Đông lướt ngoài cửa số, các sự kiện, sự việc thường được trần thuật liền mạch gắn với mối quan hệ trong hiện thực Mạch trần thuật vì thế cũng được lập trình theo một đường thăng, thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xép trật tự trước sau nghiêm ngặt việc trước kể trước, việc sau kể sau và cứ tuần tự như thế cho đến hết câu chuyện kể Đến An D6, nhân vật kể lại “ngày đầu tiên, thành phố như một xác chết mà người An Độ là những đàn ruồi vo ve kiếm ăn trên đó Sau đó tôi thấy những đường nét của nó rõ ràng hơn, những cây cột cao và những kim tự tháp ở nghĩa địa phố Park, những ngôi biệt thự mục nát trang trí đường diềm và cột trụ” [10,tr.267] Ân Độ mang gương mặt của người chết, thành phó không còn sức sống, con người kiệt quệ trong nghèo đói Thế mạnh của du kí là cung cấp các tư liệu về người thật, việc thật dưới hình thức nghệ thuật văn chương không hư cấu Một Phương Đông kì bí và rực rỡ hiện ra trên trang sách với nhiều khía cạnh của cuộc sống: Bangkok náo nhiét, Calcutta am dam, bé tic, Bombay với sự ám ảnh của tiền bạc, Teheran ngập trong kho báu dầu mỏ, Singapore an toàn và nhàm chán Không có sự xáo trộn, phân chia không gian trần thuật, tác giả hầu như không làm gì khác ngoài việc để cho các sự kiện tự do trôi chảy trên trục thời gian tuyến tính Nội dung tác phẩm được khơi gợi từ sự liền mạch theo mối quan hệ của các sự kiện, sự việc được trần thuật Phương Đông lưới ngoài cửa số ghi chép sự việc theo diễn biến thời gian một cách cặn kẽ, chính xác và trọn vẹn một hành trình
Với nội dung ghỉ lại cuộc hành trình gắn kết cấu tuyến tính theo trật tự thời gian, du kí góp thêm sắc màu nghệ thuật mới trong kho tàng văn chương đồng thời hình thành lối viết riêng và tiếp nhận đặc thù Khám phá cuộc sống thông qua hoạt động du hành được thể hiện bởi khả năng ngôn ngữ, sự trải nghiệm cá nhân của nhân vật trải nghiệm Kết cấu du kí xem xét dưới góc độ thông tin thì nó giống như một bản thông báo về cuộc hành trình, từ nơi bắt đầu, về nơi sẽ đến, phương tiện di chuyển và chuỗi sự kiện trong chuyến phiêu lưu Sức hấp dẫn của Phương Đông lướt ngoài cửa số nằm ở các biến cô và kết quả của sự phám phá, trải nghiệm mà nhân vật đạt được trong cuộc hành trình đến châu Á
3.1.2 Kết cấu khúc đoạn theo trục thời gian
Du kí là một hình thức phản ánh nghệ thuật đặc thù được tham chiếu bởi hoạt động dịch chuyên không gian Nội dung của du kí là những thông tin của chuyến đi, trải nghiệm không gian mới lạ bên ngoài tồn tại dưới hình thức truyện kể Hành trình là yếu tố chủ chốt “điểm tựa của cốt truyện, mà trên lộ trình của nó, nhà văn
72 đánh dấu cột mốc thời gian- không gian để xâu chuỗi các biến có, sự kiện” [3,tr.31] Chịu sự chỉ phối của lộ trình, kết cấu trần thuật Phương Đông lướt ngoài cửa sé gin với trục không - thời gian tuyến tính Các hình ảnh, chỉ tiết và sự kiện được sắp xếp và mô tả theo trình tự quan sát Nhưng yếu tố truyện kể trong tác phâm bị anh hưởng bởi sự khúc đoạn của thời gian Mỗi khúc đoạn tương ứng với sự giới hạn của không gian những chuyến tàu, thời gian di chuyển Từng khúc đoạn mô tả chân thực quãng đường đi gắn với đời sống vật chất và tinh thần của con người phương Đông lúc đương thời, sự kiện được phân lớp theo chương mục Mỗi chương gói gọn một chặng hành trình được bao bọc kĩ càng trong không gian và thời gian cố định, đến mỗi vùng đất nhân vật ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, vẽ lại bức tranh toàn cảnh của mỗi đất nước trên chuyến đi dài đằng đăng Từng khúc đoạn bao gồm những dòng trần thuật theo trình tự tuyến tính, sự kiện trước nối theo những hành động kế tiếp Việt Nam được tái hiện trong Pương Đông lưới ngoài cửa số qua hai khúc đoạn tương ứng hai chặng hành trình bằng xe lửa “tàu khách Sải Gòn”, “tàu khách Huế - Đà Nẵng” Mỗi khúc đoạn được gói gọn trong giới hạn địa lí giữa hai điểm đi và đến nhưng thông tin được gợi mở dựa trên sự kiện xảy ra trên tau và sự quan sát cuộc sống bên ngoài của chủ thê Việt Nam hi: lên trong du kí với những ngôi làng bị tàn phá, lũ trẻ bồng bế nhau trước hiên nhà và nhịp sống khẩn trương thời hậu chiến
Tính đơn phương trong tran thuật của tác phẩm “Phương Đông lướt ngoài
Afghanistan bị xóa đi, Pershawar đáng chú ý, Simla tạm được” [20,tr.444] Những khúc đoạn không giống nhau được xâu chuỗi tạo nên kết cấu du kí
3.2 Tính đơn phương trong trần thuật của tác phẩm “Phương Đông lướt ngoài cửa số”
Nghệ thuật trần thui dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn ật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự có tác
“trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các chỉ tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đôi về xung đột và nhân vật một cách cụ thề, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định” [34,tr.307] Nhận diện trần thuật giúp khám phá những ting sâu kín, giải mã tác phẩm văn học Với những đặc điểm riêng biệt, du kí thể độc đáo trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện
3.2.1 Điểm nhìn trần thuật ngoại quan phản ánh thế giới
Du kí là một thiên trần thuật kể về những sự kiện có thực xảy ra trên chuyến đi mà tác giả tham gia hoặc chứng kiến Chất liệu cuộc sống đảm bảo tính xác thực không có yếu tố hư cấu Du kí hòa quyện giữa yếu tố sự thật của hiện thực thời đại và giá trị nghệ thuật được trình bày dưới hình thức văn xuôi tự sự với những đặc điểm riêng biệt trong mối quan hệ giữa người kể chuyện và kết cấu, điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật vừa là phương thức tô chức văn bản vừa là cơ chế phát ngôn tỉnh thần của tác giả Việc chọn điểm nhìn, vai kể bao giờ cũng nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn Mỗi thể loại có đặc trưng riêng trong việc lựa chọn, điểm nhìn trần thuật, ngôi kê Điểm nhìn trần thuật thuật là “vị trí từ đó người tran thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [25,tr.!12] Điểm nhìn là vấn đề của
76 chính nghệ thuật kẻ chuyện Việc tô chức kết cấu tác phẩm văn học phụ thuộc vào yếu tố quan trọng này Du ki Phương Đông lướt ngoài cửa số sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, hành trình đến châu A được kể lại bởi nhân vật thực hiện chuyến đi Người kể chuyện ngôi thứ nhất lộ diện trực tiếp với đại từ nhân xưng
“tôi” dưới dạng dùng hình thức ngữ pháp với tư cách là người quan sát, người làm chứng Tự sự ngôi thứ nhất là “một hình thức tự truyện tường thuật lại các sự biến đã từng trải, được đặt trong mối liên hệ với một người trần thuật xưng tôi”
[27.tr.421] Đứng ở vị trí người kể chuyện, “tôi” là người quan sát các nhân vật khác và kể lại những điều mắt thấy tai nghe Điểm nhìn của tác phẩm bị giới hạn bởi điểm nhìn nhân ật “tôi” Bản thân “tôi vừa là người kể chuyệt về các nhân vật khác, đồng thời là đối tượng nhận thức trở lại của chính mình Phương Đồng lướt ngoài cửa số thuộc thể loại du kí nên vai kể thuộc về nhân vật lữ hành, đó là nhân vật chứng kiến, trải nghiệm những sự kiện trên chuyến hành trình Cái “tôi” trong tác phim là một chủ thé phát ngôn đích thực, “một kẻ tiếm vị về cấu trúc” [11,tr.422] “Tôi” là một nhân vật ở cấp độ hành động, tham gia vào mọi biến có, dấn thân vào lòng phương Đông để khám phá cuộc sống ẩn tàng bên trong nó Tác phẩm là câu chuyện mà chính bản thân đã trải nghiệm, chứng kiến, quan sát Khởi hành từ London, nhân vật lấy phương Đông làm đích đến cho cuộc hành trình, những chặng đường nối theo nhịp tàu, nhân vật quan sát và gặp gỡ những con người xa lạ Người kể chuyện ngôi thứ nhất có khả năng bày tỏ thái độ, quan điềm về nhân vật và sự kiện, những nhận định sâu sắc về từng mảnh đất xa lạ và hiện thực bộn bề lúc đương thời
Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là cái
“tôi” lịch sử Tác phẩm ghỉ lại con đường chinh phục châu Á như một sự nếm trải nhưng không trình bày nó như kinh nghiệm của cá nhân, cái “tôi” hướng đến sự khách quan của hiện thực được mô tả “Tôi” đóng vai trò là người quan sát, cảm nhận và kế lại những điều nghe được, thấy được dựa vào điểm nhìn cá nhân Người kế chuyện xưng “tôi” kề về những nhân vật như một chứng nhân lịch sử, cung cấp những tư liệu có căn cứ thực tế, rồi sau đó sắp xếp, dàn dựng lại để tạo thành câu chuyện hiện tại mà độc giả tiếp cận Nhân vật trải nghiệm ghi lại những điều tai
T1 nghe mắt thấy, vẽ lại chân dung của từng con người có cơ hội gặp gỡ trên những chuyến tàu, tiếp cận sự kiện trong chuyến đi như các đối tượng cụ thê Nhân vật có cuộc trò chuyện với Yashar ~ một nhà văn Thổ Nhĩ Kì với chính kiến bảo vệ quê hương Là một nhà văn yêu nước nhưng Yashar và gia đình từng đi tù với những bản luận tội đầy mơ hồ, hoài nghỉ nền chính trị đương thời với “cách tra tấn thảm khốc kinh khủng nhất” [21,tr.71], nhà văn cô độc không tìm được câu trả lời chính đáng về sự đối đáp của dân tộc mình Một xã hội dễ lung lay bởi những quy định hà khắc, Yashar vẫn ôm ấp bao mộng tưởng với lối suy nghĩ kì lạ “là một người Kurd, ông ta hết mình vì nước Thỏ Nhĩ Kì và không bao giờ chấp nhận li khai, đồng thời ủng hộ nồng nhiệt cả chính quyền Xô viết và Solzhenityn, cũng giống như tích cực ủng hộ cả ác quỷ lẫn Daniel Webster” [26.tr.71] Lối suy nghĩ khập khiếng không hề liên quan đến cuộc sống mà ông đang đối mặt, tựa một kẻ tự lạc vào những ngõ ngách mà càng đi cảng xa rời dich đến Cái “tôi” trần thuật trong Plương Đông lướt ngoài cửa số không ảo tưởng hóa cuộc sống mà nó phản ánh theo phương thức của sự biêu lời phát ngôn về hiện thực “truyện kể ở ngôi thứ nhất không phải chỉ là hiện của bản thân, mà cũng là một sự hình dung về thế giới” [18,tr.439] Thế giới rộng lớn bên ngoài được nhận diện và tái hiện chân thực trong tác phẩm du kí
Người trần thuật trong Phương Đông lướt ngoài cửa số với điểm nhìn bên ngoài, đứng ở vị trí khách quan quan sát cuộc sống và con người xung quanh Trong tác phẩm, tác giả không hoàn toàn đứng ngoài sự kiện mà luôn theo sát sự kiện, tạo ra và làm xuất hiện các sự kiện Nhân vật chủ động lên những chuyến tàu, làm quen với người đồng hành trên chuyến đi Sự kiện trong tác phẩm được tái hiện thông qua chủ thể trải nghiệm, đồng thời trở thành phương tiện bộc lộ tư tưởng và khát vọng của nhân vật thực hiện chuyến đi đến phương Đông Điểm nhìn khách quan hướng đến miêu tả thế giới bên ngoài, phản ánh đối tượng mà nhân vật trải nghiệm chưa hề biết, ông quan sát và ghi lại trên nhật kí hành trình Điểm nhìn trong
Phương Đông lưới ngoài cửa sổ phụ thuộc vào trình độ văn hóa, năng lực quan sát của nhân vật trải nghiệm và sự định hướng của tư tưởng xã hội Nhờ phương thức trần thuật khách quan mà mọi sự kiện, biến cố trong hành trình hiển hiện như nó vốn có, tái hiện bức tranh đời sống chân thực, đầy màu sắc Không sao chép vô cam
78 về hiện thực theo kiểu chụp ảnh hay vẽ truyền thần, du kí tái hiện thế giới bên ngoài với những sự kiện chọn lọc, ý nghĩa va giá trị thầm mỹ được tổ chức theo một ý đồ nghệ thuật nhất định Phương Đông lưới ngoài cửa sổ với tư cách là lời phát ngôn giả vờ về hiện thực, “tợ” kể về những nhân vật đồng hành trên chuyến đi như các đối tượng Với điểm nhìn ngoại quan, nhân vật “tôi” dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu, bộc lộ những trải nghiệm trong cuộc sống, thể hiện thái độ tình cảm của mình trước diễn biến sự việc Ấn Độ là quốc gia đa sắc tộc với nhiều tôn giáo khác nhau Chính sự phong phú trong tín ngưỡng làm nên bức tranh phong phú đa dạng các lễ hội nơi đây Paul Theroux không quá chú trọng miêu tả lễ hội nhưng bằng những nét miêu tả chân thực đã tái hiện được sự náo nhiệt, đặc trưng của hoạt động tôn giáo địa phương “người Bengal với lễ hội Kali riêng của họ đã làm chật kín nhiều con phố lẫn căn phòng khủng khiếp, tức là điện thờ Kali: một bức tượng nữ thần to gấp đôi người thường với đôi mắt trợn trừng, chuỗi đầu lâu người quấn quanh cổ, lưỡi thè ra đỏ tươi như một que kem dâu và chân giẫm lên cái xác tả tơi thê thảm của chồng nữ thần” [17,tr.261] Hình ảnh nhộn nhịp của đám đông cuồng tín trên đường phố hòa lẫn trong âm thanh náo nhiệt, thay thế những gương mặt không còn sức sống là sự hân hoan của người dân Ấn Độ, phủ trên khuôn mặt đen sạm niềm hạnh phúc về tín ngưỡng Trong tác phẩm du kí, nhân vật tôi” kể về cuộc hành trình của chính mình tuy không thể tránh khỏi sự chủ quan trong trần thuật, nhưng đồng thời “truyện kê ở ngôi thứ nhất có ý định không những kể lại thế giới như là kinh nghiệm của cái Tôi, mà còn kể lại thế giới như là chính nó, như một thực tế độc lập với cái tôi mà với cái thế giới này cái Tôi phải đối diện”
[5.tr.447] Ngày nay khi phần đông giới phê bình bỏ quên quan niệm nghệ thuật đại diện cho thực tế khách quan để nghiêng về nghệ thuật là sự biểu hiện tâm tinh thì du kí vẫn chứng minh sức sống mãnh liệt của nó Phương Đồng lướt ngoài cửa số tác phẩm nghệ thuật như là đại diện, phản ánh hiện thực khách quan dựa trên chất liệu đời sống Hiện thực được tái hiện như chính nó, những cuộc chiến đau thương, nỗi khốn quẫn của con người trong thời khắc bề tắc được miêu tả chân thực Hiện thực xuất hiện trong du kí tựa như một bức gương soi mà mỗi góc cạnh, mỗi nếp gấp đều được miêu tả chỉ tiết Điểm nhìn trần thuật khách quan vẽ lại bức tranh
79 cuộc sống phương Đông với đong đầy màu sắc, có ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi ưu sầu, mơ mộng và huyền bí Không chỉ là một tác phẩm du ky, Phương Đông lướt ngoài cửa sồ là những trang tư liệu quý về một thời kỳ đầy biến động, với cái nhìn công tâm, không bị ảnh hưởng bởi chính trị
3.2.2 Nhân vật trần thuật xuất hiện với tr cách cái tôi chủ thể
Hình tượng người kể chuyện trong Phương Đông lướt ngoài cửa số vừa là nhân vật chính vừa là chủ thể của cuộc hành trình Nhân vật trải nghiệm xưng “tôi” kế về chuyến đi bằng xe lửa đến châu Á Trong tác phẩm, người trần thuật xuất hiện với tư cách cái tôi chủ thể, “tôi” chính là người khởi hành, trực tiếp tham gia, chứng kiến và ghi lại những sự kiện trên chặng đường khám phá cuộc sống nơi xứ lạ Nhân vật trần thuật đồng thời là người kể chuyện tham gia vào những sự kiện, biến cố trên chuyến đi “Tôi” ghi lại cảnh quan sinh động qua ô cửa tàu tốc hành phương Đông, miêu tả những hành khách xa lạ trên xe lửa thời đồng thời trở thành đối tượng nhận thức trở lại chính mình Người kể chuyện xưng “tôi” đóng vai trò vừa là người quan sát, cảm nhận, kê lại những điều được chứng kiến vừa tham gia vào các tình huống, sự kiện trên chuyến đi Paul Theroux kể về cuộc hành trình của chính mình, trực tiếp lên đường và trải nghiệm cuộc sống rộng lớn Tâm điểm của du kí thế giới bên ngoài, cuộc sống và con người trong một thời kì lịch sử gắn với một nền văn hóa nhất định, cái tôi chủ thể đóng vai trò nhân chứng, trải nghiệm Đó là cái “tôi” tương đối tĩnh, trạng thái của người quan sát, phân tích thực tại và ghi nhận một cách khách quan
Người trần thuật với tư cách cái tôi chủ thể trong du kí là nhân vật chứng kiến, nếm trải đồng thời kể chuyện dưới hình thức lộ diện, công khai Người kể chuyện xưng “tôi” lộ diện mang lại cảm giác tin tưởng về nội dung cuộc hành trình đồng thời tạo nên tính sinh động của lối viết du kí Cuộc hành trình ròng rã hơn bồn thang ở châu Á, nhân vật ghi lại những điều mà mình trải nghiệm về cuộc sống nơi xứ lạ
Ngôn ngữ và giọng điệu
ấy ngôn từ làm chất liệu Tuy nhiên, mỗi
'Văn học là nghệ thuật của ngôn từ thể loại văn học lại có cách tổ chức riêng với những đặc trưng Nếu như kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình khai thác ngôn ngữ giàu cảm xúc thì văn xuôi tự sự trong đó có du kí chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật Ngôn ngữ trần thuật giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống tự sự, thể hiện toàn bộ tư tưởng, tình cảm, giọng điệu của nhà văn, cấu trúc của tác phâm
3.3.1 Ngôn ngữ du kí mang tính tuyến tính và xác thực
Mỗi thê loại đều có đặc trưng riêng về ngôn ngữ Du ký ghi lại sống động cuộc phiêu lưu đến vùng đất mới của của nhân vật trải nghiệm Dựa vào lộ trình có thật, nhân vật trực tiếp lên đường và ghi lại những sự kiện, trở thành nhân chứng bảo đảm về mức độ tin cậy của thông tin Du kí là thể loại khó để u thiên về nhìn và nghe sẽ gần với phóng sự, nếu nặng về cảm nhận và nghĩ suy tác phẩm sẽ nghiêng về tùy bút, nếu chỉ kể chuyện về số phận của con người sẽ gần với truyện Tác phâm du kí dung hòa màu sắc thông tin và sắc thái tình cảm, vừa tái hiện chân thực cuộc sống đương thời vừa đem lại cách nhìn mới mẻ về vùng đất xa lạ Du kí đối thoại với con người về thế giới thực trong thời gian thực hiện cuộc
84 hành trình Với Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, tác giả lựa chọn lớp ngôn ngữ chung tái hiện sự kiện xảy ra trên chăng đường, ghi lại chân thực những điều trông thấy Ngôn ngữ tác phẩm cu thé, don giản, mang tính phô biến không gây khó hiểu đối với người đọc Ngôn ngữ du kí mang tính đại chúng được giấu dưới hình thức ngôn ngữ mang tính cá nhân Không dùng lối nói địa phương, lối viết giàu màu sắc tình cảm, ngôn ngữ du kí mang tính chân phương trong cách sử dụng Những câu chuyện trên cuộc hành trình được bao bọc bởi ngôn từ dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận
Tưởng chừng đơn giản dễ viết nhưng ngôn ngữ du kí muốn viết hay không hề dễ dàng Nếu ngôn ngữ mang nặng tính thông tin, sắc màu tình cảm thì tác phẩm không còn nguyên dạng du kí Ngôn ngữ chính xác, ổn định, nhịp nhàng trên mỗi câu xen lẫn với niềm đam mê khám phá tạo nên màu sắc riêng cho thể loại
Ngôn ngữ trong tác phẩm du kí mang hình thức tự thuật với các hành động: mô tả, kề, thuật chuyện, biểu cảm Phương Đông lướt ngoài cửa số kê về chuyên hành trình khám phá châu Á với những cung bậc trải nghiệm khác nhau Các hành động ngôn từ được sử dụng nhằm tái hiện chân thực cuộc phiêu lưu của nhân vật lữ hành Ghi lại chặng đường dài đến phương Đông, nhân vật miêu tả bức tranh thiên nhiên và cảnh quan trên hành trình Thành phố Venice được mô tả bằng những chỉ tiết chân thực “thành phố giống như một căn phòng hội họa trong một trạm xăng, những đường rãnh cống đen ngòm, nhớp nháp dầu chảy ngang học, những cái thùng và lò không lồ của các nhà máy lọc dầu”[15,tr.39] Những mảng màu ngẫu nhiên xếp cạnh nhau tạo nên dáng vẻ của thành phó Từng là một địa danh hấp dẫn bởi kiến trúc, giờ đây Venice chỉ còn những tòa nhà đỗ nát, thấp thoáng ánh hào quang một thời thịnh vượng Du kí mang lại một góc nhìn chân thực về thế giới, góc khuất phía sau mảnh đất xa lạ, những bóng đen vây lấy số phận con người, những điều chưa được khám phá trong cuộc sống Men theo lộ trình, nhân vật trải nghiệm kế lại cuộc phiêu lưu qua những ô cửa trên tàu tốc hành phương Đông “chúng tôi rời nhà ga vào khoảng giữa trưa, ngoại ô Belgrade rợp bóng cây và khá thú vị, khi chúng tôi đi qua, những người lao động đã tạm rời đồ nghề, ngồi vat chan trong bong ram, vừa ăn trưa, vừa ngắm đoàn tàu” [20,tr.46] Cuộc sống thường nhật với những hình ảnh bình dị, những khuôn mặt mệt nhoài bởi cái nắng oi ả giờ tranh thủ phút nghỉ ngơi hiếm hoi cùng ăn uống, trò chuyện Những sự kiện cụ thể với ngôn ngữ tự thuật tạo nên lối viết du kí đặc trưng
Trên hành trình đến phương Đông, gặp gỡ nhiều người khác nhau, cùng trò chuyện với những người bạn đồng hành trên chuyến tàu, đối thoại trong tác phẩm được xây dựng dựa trên hiện thực Đối thoại trong du kí “không có đặc tính hư cấu, nó chỉ nhằm đơn giản ở chỗ là được ủy quyền của lời nói, lời nói đó có thể được tái hiện nhờ vào một sự nhớ lại trực tiếp” [12,tr.440] Kể về những cuộc trò chuyện có thật, đối thoại trong du kí được xây dựng chân thực đúng như nó vốn có Vài ba câu trò chuyện, đôi dòng hỏi thăm đã đủ hình dung về cuộc sống của họ Đối thoại trong tác phẩm du kí tái hiện cuộc gặp gỡ giữa nhân vật chính và nhân vật đồng hành trên chuyến đi đến phương Đông mang ý nghĩa tiếp xúc văn hóa Cuộc trò chuyện với ông lão Bernard về cuộc sống “tôi là bếp trưởng trong nhà bếp sĩ quan pháo binh Hoàng gia, nhưng tôi còn làm nhiều hơn là việc nấu nướng - tôi làm mọi thứ” [28.tr.288] Hình ảnh người đàn ông lớn tuôi hớn hở kể về cuộc đời với niềm tự hào về nghề đầu bếp phục vụ quân đội Ông xuất thân từ dòng dõi quân nhân, có nghề nghiệp ôn định, đam mê với công việc Với vẻ mặt hân hoan kề về niềm tự hào, ông lão tự thưởng cho mình sự tán dương về một cuộc đời có ích Khác hẳn với những hành khách đăm chiêu trên chuyến tàu địa phương, ông mang trong mình niềm tự hào của một số phận Mỗi câu chuyện, chân dung góp lại thêu dệt lên bức tranh về con người phương Đông trong thời kì nhuém mau u tối
Ngôn từ Phương Đông lướt ngoài cửa số được cấu trúc theo lối diễn ngôn tuyến tính Ngôn từ miêu tả được đặt vào vị trí của trật tự thời gian và tầm quan sát của người lên đường Trên những ga tàu An Độ, nhân vật trải nghiệm bắt gặp những cảnh tượng họ “trèo qua cửa số vào chỗ ngồi, nhưng khi chỗ ngồi đã hết thì họ lại dồn nhau ở cửa, chỉ có bám vào toa tàu một cách mong manh” [7,tr.261] Khung cảnh chen lắn đông đúc với hi vọng có một chỗ trên tàu hỏa Âm thanh khởi động của chuyến tàu địa phương xen lẫn với sự nhốn nhỏo, ầm ù của những người dõn quê mùa nơi ga tàu được tái hiện chân thực Sự kiện được thuật lại tuân thủ trật tự thời gian, miêu tả theo trật tự trước sau theo tầm quan sát của nhân vật trải nghiệm
Sự kiện và ngôn ngữ trong Phương Đông lưới ngoài cửa sổ xuôi theo dòng thời
86 gian “chiều hôm đó tôi giảng bài” [16,tr.380]; “ngày hôm sau - vì không có tàu, tôi bay đến thành phó Cần Thơ trên một máy bay thân màu bạc méo m6” [16,tr.381] Tác phẩm day ấp tính thông tin với ngôn ngữ đại chúng tạo lối viết riêng cho thể loại du kí
Trong tác phâm du kí, tác giả thường kết hợp với hình thức thể loại như thi ca, truyện ngắn Nhưng, hình thức ngôn ngữ khác phải giữ nguyên trạng, một bài thơ hay đoạn văn đều phải giữ đúng dạng thức ngôn từ và chữ viết của nó Những trích đoạn được nêu ra trong Phương Đông lướt ngoài cửa số đều đúng với bản gốc tác phẩm trích dẫn Hào hứng với chuyến đi đến Á Đông, người du hành tưởng tượng một cuộc hành trình đong day cung bậc cảm xúc, băng qua vùng biển đầy nguy hiểm trên chuyến phà qua Bosporus dén Haydar-pasa tựa như tiểu thuyết Don Juan về cuộc hành trình đầy bất ngờ, cam go “không có một vùng biển động khiến người ta nôn mửa, những xoáy nước nguy hiểm với những con sóng lớn hơn cả ở Biển Đen” [3,tr.61] Nhưng thực tế lại trái ngược với tưởng tượng, “ở đây biển lặng như gương, phản chiếu hình ảnh ga Haydarpasa, một tòa nhà kiểu châu Âu tối tăm”
[6.tr.61] Tưởng chừng hành trình là chuỗi sóng gió dồn tập đòi hỏi khả năng chịu đựng của kẻ đi đường hóa ra chỉ là mơ mộng của kẻ ưa phiêu lưu Dòng sông không gon sóng, mặt nước phẳng như tờ tựa như một nụ cười ngạo nghễ dành cho kẻ ôm mộng Đặt chân lên mảnh dat An Độ, đồng cảm với những suy tư, nét miêu tả của
Charles Dicken, tác giả trích dẫn một đoạn văn trong chương IX quyển A⁄arrin
Chuzzlewit “trên những con phố chính chật hẹp, đây đó vẫn có những cánh công cũ bằng gỗ sồi được chạm trồ, mà ở đó thời xa xưa vẫn có âm thanh của những buôi chè chén tiệc tùng vọng ra, nhưng trong hiện tại, những tòa nhà đó chỉ còn được dùng làm nhà kho, tối tăm và xám xịt, bên trong đầy những len, vải bông và những thứ tương tự - những thứ hàng hóa nặng nề này kiềm tỏa âm thanh và làm mắt tiếng vọng — bầu không khí chết chóc có thể cầm nắm được” [8,tr.268] Trái với khung cảnh hoang tàn lúc bấy giờ là âm thanh vang vọng của hào quang trong quá khứ, ngôi nhà mang dáng vẻ quý tộc giờ trở thành một nơi chứa đựng hàng hóa Không gian ngập ngụa trong hiện tại và quá khứ, chút ánh sáng từ thời đã qua vụt tắt chỉ còn bóng đêm u ám phủ lên những góc phố An Độ Chứng kiến cuộc sống ở quốc gia rộng lớn, hai nhà văn đều trăn trở về đất nước An Độ với sắc xám u buồn của mảnh đất này, không chỉ con người, khung cảnh cũng chịu nỗi ám ảnh của đói nghèo và tín ngưỡng
Du kí phản ánh, tái tạo các biến có theo quy luật khách quan vốn có nên ngôn ngữ mang tính khách quan, có thê dung chứa mức độ nhất định yếu tố trữ tình cá nhân của nhân vật trải nghiệm Phương Đông lướt ngoài cửa số có thiên hướng khai thác tối đa các hình thức ngôn từ mang sắc thái biểu cảm trung tính, giàu màu sic thông tin, xác thực về đối tượng được phản ánh Ngôn ngữ trong tác phâm hạn chế sự đa nghĩa của từ ngữ trong diễn ngôn, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với kết cấu hành trình tạo ra hiệu quả phản ánh và tác động của thể loại du kí Hành động của ngôn ngữ tự thuật được tác giả sử dụng linh hoạt trong Phương Đông lưới ngoài cửa số, tạo lối văn phong độc đáo của thể loại
Giọng điệu văn học là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và thời đại” [88,tr.8] Đây là là yếu tố nghệ thuật mang tính cá nhân đồng thời chịu ảnh hưởng âm hưởng thời đại Giọng điệu là chìa khóa để khai mở tác phẩm đồng thời xác định phong cách tác giả
Phương Đông lướt ngoài cửa số được trần thuật theo ngôi thứ nhất nên giọng, điệu chính là âm hưởng giọng nói của nhân vật trải nghiệm - tác giả Trước các sự kí
, tác giả có nhiều suy nghĩ khác nhau dẫn đến những giọng điệu khác nhau nhưng luôn thống nhất trong một giọng chủ đạo, đóng vai trò là phát ngôn tư tưởng của tác phẩm — giọng điệu trần thuật khách quan Mối quan tâm đầu tiên của tác giả du kí là khám phá gương mặt của thời đại qua những sự kiện mà mình chứng kiến, trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay động của những sự kiện hiện thực Bản chất du kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người, giọng điệu khách quan bộc lộ trọn vẹn tư tưởng tác giả gửi gắm trên trang sách Lối kể chuyện gắn liền với âm hưởng khách quan tái tạo một thế giới đậm màu hiện thực, khéo léo