1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận: Quan điểm toàn diện

19 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Toàn Diện
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 41,66 KB

Nội dung

Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra hướngnghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiêncứu mà đồng thời còn là điểm xuất phát để đánh giá những kết quả

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 2

1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện 2

3 Vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình học của sinh viên .7 CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 9

1 Nội dung cơ bản của nguyên lý 9

2 Vận dụng quan điểm phát triển vào trong quá trình học tập 11 CHƯƠNG III : QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ 13

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phép biện chứng duy vật.

13

2 Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật 13

3 Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào sinh viên 15 KẾT LUẬN 17

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đó cũng có những điểm khác so với trước đây

Trước những năm 1986, do nhận thức và vận dụng sai lầm lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

đã dẫn đến những thất bại to lớn như sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu, còn ở Việt nam do nhận thức và vận dụng sai lầm đã dẫn đến tụt hậu về kinh tế

và khủng hoảng về chính trị

Thực tiễn hơn 20 năm đổi mớỉ nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên Đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng đã khẳng định xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội đối ngoại Không có sựđổi mới đó thì không có sự đổi mới khác

Ngày nay, sinh viên chúng em cần phải học hành thật tốt để tiếp bước xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh Để làm được điều đó chúng em cần có phương pháp học tập tốt bằng việc vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình học tập của bản thân

Trang 3

CHƯƠNG I : QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.

Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và các khoa học nói chung Theo Ph.Ănghen: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng,trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”

Là cơ sở của nhận thức lí luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng để nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện thực, đưa lại chìa khóa để nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã hội và tư duy Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu mà đồng thời còn là điểm xuất phát để đánh giá những kết quả đạt được

Cơ sở lí luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến– một trong hai nguyên lí cơ bản của phép duy vật biện chứng Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan

Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới Các sự vật,hiện tượng dù đa dạng và khác nhau đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhât là vật chất mà thôi Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật chất nhưng cũng chỉ là sự phát triển đến đỉnh cao của

Trang 4

một thuộc tính,của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài Theo triết học Mác, mối liên hệ giũa các sự vật hiện tượng là khách quan vốn có của bản thân chúng, đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến

và tính phổ biến ấy được thể hiện ở những vấn đề sau đây:

Xét về mặt không gian, mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không phải trong trạng thái biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật hiện tượng khác Ngược lại, trong sự tồn tại của mình thì chúng tác động lẫn nhau và nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng khác Chúng vừa phụ thuộc nhau, chế ước nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển Đó chính là hai mặt của quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Ph.Ănghen đã khẳng định: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và việc các vật thể ấy có mối liên hệ qua lại với nhau

đã có nghĩa là các vật thể này tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”

Trong đời sống xã hội ngày nay không có một quốc gia, dân tộc nào mà không có mối quan hệ, liên hệ với quốc gia, dân tộc khác về mọi mặt của đời sống xã hội Đây chính là sự tồn tại, phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc Trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt của đời sống xã hội Các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau trên con đường phát triển của mình

Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng thì mỗi sự vật, hiện tượng thì mỗi sự vật, hiện tượng đều được tạo thành bởi nhiều nhân tố, nhiều bộ phận khác nhau và các nhân tố, bộ phận đó không tồn tại riêng lẻ

mà chúng được tổ chức sắp xếp theo một logic nhất định, trật tự nhất định

để tạo thành chỉnh thể Mỗi biện pháp, yếu tố trong đó mà có vai trò vị trí riêng của mình, lại vừa tạo điều kiện cho các bộ phận, yếu tố khác Nghĩa

Trang 5

là giữa chúng có sự ảnh hưởng, ràng buộc tác động lẫn nhau, sự biến đổi bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật, hiện tượng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận khác và đối với cả chỉnh thể sự vật, hiện tượng

Xét về mặt thời gian, mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chung trong sự tồn tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kì khác nhau và các giai đoạn đó không tách rời nhau, có liên hệ làm tiền đề cho nhau, sự kết thúc của giai đoạn này làm mở đầu cho giai đoạn khác tiếp theo Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ – hiện tại – tương lai ( hiện tại chẳng qua là bước tiếp theo của quá khứ và là bàn đạp cho tương lai)

Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến vốn có của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình

mà nó còn nêu rõ tính phong phú, đa dạng và phức tạp của mối liên hệ qua lại đó Khi nghiên cứu hiện thức khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tùy tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp… khái quát lại có những mối liên hệ sau đây: mối liên hệ bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thứ yếu, chung – riêng, trực tiếp – gián tiếp, bản chất – không bản chất, ngãu nhiên – tất nhiên Trong đó có những mỗi liên hệ bên trong, trực tiếp, chủ yếu, bản chất và tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, quyêt định cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Triết học Mác xít đồng thời cũng thừa nhận rằng các mối liên hệ khác nhau có khả năng chuyển hóa cho nhau, thay đổi vị trí của nhau và điều đó diễn ra

có thể là sự thay đổi phạm vi bao quát sự vật, hiện tượng hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của sự vật hiện tượng đó

Từ việc nghiên cứu nguyên lí về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng chúng ta rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn

Trang 6

Về mặt nhận thức, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phải phát hiện ra nhũng mỗi liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn khác nhau của bản thân sự vật Lênin đã khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật,cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó” Để nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ, giai đoạn, thế hệ thì con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu hạn các mối liên hệ Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không đầy đủ và cần phải được hỏi chúng ta phải phát hiện ra không chỉ là mối liên hệ của nó mà còn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trò, vị trí của mỗi loại liên hệ đối với sự phát triển của sự vật Cần chống lại khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều , cũng như đánh giá ngang bằng vị trí của các loại quan hệ

2 Yêu cầu của quan điểm toàn diện.

Về mặt thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo sự vật, hiện tượng cần làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác Muốn vậy, cần phải xác định, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương tiện để giải quyết sự vật Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn đều và chính sách có trọng tâm, trọng điểm Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo

đà cho việc giải quyết những vấn đề khác

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính

Trang 7

sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác Kể

cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng đắn và đầy

đủ tri thức của triết họ, chúng ta cần phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ các tri thức khoa học khác và hoạt động của con người

Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên… để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những chú ý tới mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú

ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các chất khác Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Để thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước, mặt khác ta phải biết tranh thủ thời có, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại

Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm phát triển Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật hiện tượng nào cũng phải đặt nó trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng

Trang 8

3 Vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình học của sinh viên.

Ngày nay hầu hết sinh viên đều quan tâm đến các môn chuyên ngành, những môn có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sau này của các bạn Đó là quan niệm rất sai lầm, hiện tại chúng ta chưa thấy hết tác động của các môn cơ sở đến ngành học nhưng theo triết học Mác–Lê thì trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau Ví dụ cơ bản nhất là nếu chúng ta không biết đến tích phân thì chúng ta không thể học được các môn chuyên ngành tính tải trọng hay tính diện tích được…… Trong các môn học của sinh viên trên giảng đường đại học chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể ngẫu nhiên mà nhà trường lại xếp chương trình học từng ngành như thế, cái gì cũng có lý do của nó Tại sao ko dạy môn Đại số sau môn Cơ học, môn Vật lý học sau các môn khác…chính vì lý do đó quan điểm toàn diện có vai trò hết sức quan trọng với sinh viên mà dường như chúng ta quá phớt lờ qua nó Chính vì lý do đó mà nhà trường đã đưa vào giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin , giúp cho sinh viên hiểu không chỉ là các quy luật, nguyên lý cơ bản mà còn giúp sinh viên hiểu cách học như thế naò là đúng để có đủ kiến thức cống hiến cho xã hội Bên cạnh những môn khoa học thì còn những môn giúp sinh viên biết lịch sử đất nước, đường lối đấu tranh của Đảng qua các môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam Con người luôn có 2 mặt là tài năng vào đạo đức, “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “ Mặt khác, rèn luyện thể lực, tập thể dục cũng góp

Trang 9

phần không nhỏ vào công việc của chúng ta sau này Đặc biệt chúng

em là sinh viên trường Đại học GTVT TP.Hồ Chí Minh thì chúng em phải có cơ thể rắn chắc để có thể làm ở những môi trường khắc nghiệt sau này Chính vì thế hiểu và vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình học tập không chỉ giúp chúng em học tốt môn học mà còn giúp sinh viên hiểu rằng ngoài việc học tập toàn diện các môn cơ sở và chuyên ngành để hỗ trợ cho nhau thì còn giúp sinh viên đi đúng hướng, trở thành con người đầy đủ đức tài cống hiến cho xã hội

Trang 10

CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1 Nội dung cơ bản của nguyên lý.

 Quan điểm siêu hình về sự phát triển:

Phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần túy về lượng không

có sự thay đổi về chất Sự phát triển chỉ thay đổi số lượng của từng loại đang có, không có sự nảy sinh loại mới với những qui định mới

về chất, có thay đổi về chất chăng nữa thì đó cũng chỉ diễn ra trong vòng một vòng tròn khép kín Sự phát triển như một quá trình liên tục, không có những bước quanh co phức tạp

 Quan điểm biện chứng về sự phát triển:

Phát triển là một phạm trụ triết học dùng để khái quát quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

Tính khách quan của sự vật phát triển: nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật qui định Phát triển là tự thân của mọi sự vật và hiện tượng Do vậy, phát triển

là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người

Tính phổ biến của sự vật, sự phát triển khẳng định tính phổ biến với nghĩa là sự phát triển ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên đến xã hội

và tư duy, từ hiện thực đến những khái niệm những phạm trù phản ánh hiện thực đó Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự phát triển diễn ra theo đường xoắn ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay lại điểm xuất phát nhưng trên một cơ sở cao hơn

Tính phong phú đa dạng của sự phát triển.Tùy vào hình thức tồn tại

cụ thể của dạng vật chất sự phát triển sẽ được hiện thực khác nhau.Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ phát triển thể hiện sự tăng cường

Ngày đăng: 10/02/2024, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w