Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài “Kiểm soát VSATTP theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành tại tỉnh Quảng Bình” đã cho thấy tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đã và đa
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi
rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 02 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Trường Giang
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Hòa Bình, cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt là TS Nguyễn Duy Lạc, người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài này Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến của thầy, cô và bạn bè đồng môn, Song do điều kiện, thời gian và khả năng còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy,
cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Trường Giang
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Nhiệm vụ 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp luận 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu 3
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4
6.Kết cấu của đề tài 4
Chương 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CẤP TỈNH 5
1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 5
1.2.Nội dung quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm 11
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm 24
1.3.1.Nhân tố bên ngoài 24
1.3.2.Nhân tố bên trong 27
Trang 41.4.Kinh nghiệm quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm của một số địa
phương và bài học cho tỉnh Quảng Bình 30
1.4.1 Tỉnh Hà Nam 30
1.4.2 Tỉnh Quảng Ninh 33
1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình 35
Chương 2 37
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 37
2.1 Khái quát về tỉnh Quảng Bình và Sở Y tế Quảng Bình 37
2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Bình 37
2.1.2 Khái quát về sở Y tế Quảng Bình 44
2.2 Thực trạng quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2019 46
2.2.1 Hoạt động thông tin truyền thông 47
2.2.2 Hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm 50
2.2.3 Công tác tiếp nhận, thực hiện thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm 53
2.2.4 Công tác thanh tra, hậu kiểm, giải quyết khiếu nại, tố cáo 54
2.3 Đánh giá chung công tác quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 60
Chương 3 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 64
3.1 Định hướng phát triển công tác quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 64
3.1.1 Định hướng chung 64
3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu 64
Trang 53.2 Giải pháp tăng cường quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình 65
3.2.1Giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm 65
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành 68
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện về công tác nghiệp vụ(tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm) 70
3.3 kiến nghị 79
Kết luận……… 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP: An toàn thực phẩm UBND: Ủy ban nhân dân NĐ-CP: Nghị định- Chính Phủ CT/TW: Chỉ thị- Trung ương TT-BYT : Thông tư- Bộ y tế VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm QLNN: Quản lý Nhà Nước
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân SX-KD: Sản xuất- Kinh doanh
NQ-CP: Nghị quyết- Chính Phủ
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Kết quả giám sát chất lƣợng mẫu thực phẩm
Bảng 2.2.Kết quả thanh tra, kiểm tra
Bảng 2.3 Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm Tuyến tỉnh: Bảng 2.4 Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm Tuyến huyện, xã Bảng 2.5 Các nội dung vi phạm chủ yếu
Bảng 2.6.KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU NĂM 2018
Trang 8THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Họ và tên học viên: Nguyễn Trường Giang 2 Giới tính: Nam
3 Ngày, tháng, năm sinh: 10/4/1982
4 Nơi sinh: Thị xã Ba Đồn – tỉnh Quảng Bình
5 Quyết định công nhận học viên số: 981/QĐ-ĐHHB ngày 27 tháng 12 năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình
6 Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7 Tên đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình – Thực trạng và giải pháp”
8 Chuyên ngành: Quản Lý kinh tế
9 Mã số: 8340410
10.Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Duy Lạc
11 Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng song cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Không có thực phẩm nào được coi là quý báu dinh dưỡng nếu nó không an toàn cho cơ thể Vì vậy thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể chúng ta và vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo sức khỏe và duy trì nòi giống con người hiện tại cũng như trong tương lai Chính vì vậy khi
nghiên cứu đề tài “Kiểm soát VSATTP theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn
thi hành tại tỉnh Quảng Bình” đã cho thấy tình trạng vệ sinh an toàn thực
phẩm hiện nay đã và đang là vấn đề hết sức cấp thiết của xã hội và tại tỉnh Quảng Bình, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là của nhà nước mà còn là trách nhiệm của người tiêu dùng, người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm
12 Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Trang 9Các giải pháp đưa ra trong luận văn góp phần kiểm soát VSATTP tại tỉnh Quảng Bình
13 Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
14 Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
Hà Nội, tháng 02 năm 2020 Học viên
Nguyễn Trường Giang
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tình trạng bùng nổ dân số ngày càng nhanh thì việc an toàn vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt đặt ra những vấn đề bức thiết, tất cả mọi nhu cầu của người dân đều tăng cao, trong đó nhu cầu về ăn uống là một vấn đề được đặt lên hàng đầu Hiện nay tại nước ta vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) được xem là một trong các mục tiêu quốc gia Và làm thế nào để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ăn uống của con người đã là một cái khó, nhưng ngoài việc đáp ứng đầy đủ về số lượng cho nhu cầu sử dụng thì việc đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng lại là một việc không dễ
Hiện nay, tình hình ngộ độc thực phẩm trở nên trầm trọng nhưng lại ít được quan tâm, mặt khác trong quá trình hội nhập kinh tế thì lượng hàng hóa lưu thông ngày càng nhiều và đa dạng khó có thể kiểm soát hết, chính vì vậy
mà an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của toàn xã hội vì nó gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tất cả mọi người, sự tồn tại của thế hệ đương đại và sự phát triển của thế
hệ tương lai, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội loài người và nó cần sớm được giải quyết một cách nhanh chóng để đảm bảo tính mạng sức khỏe cho con người
Trước tình hình đó, công tác bảo đảm ATTP ở nước ta phải đối mặt với một thực trạng hết sức khó khăn và nặng nề Yêu cầu về ATTP đòi hỏi rất cao, song điều kiện để kiểm soát ATTP lại không đảm bảo được từ khâu tổ chức bộ máy đến đầu tư nguồn lực, trang thiết bị, ngân sách, con người và năng lực quản lý.Mặt khác, trước sự phát triển của kinh tế, các doanh nghiệp thực phẩm cũng như các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm trước mục tiêu lợi nhuận vì chạy theo đồng tiền mà không màng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng Với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các hành vi
Trang 11vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp Được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan đã có những động thái tích cực để kiểm soát tình hình an toàn thực phẩm Vậy, làm thế nào để nhà nước thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo
vệ sinh thực phẩm? Và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cũng như người tiêu dùng trong bối cảnh mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay?
Trước những yêu cầu đặt ra, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình – Thực trạng và giải pháp” là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý
hiện nay ở nước ta nói chung và tại địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng
2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm, làm rõ thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình
Trang 12+ Phạm vi không gian: UBND tỉnh Quảng Bình (Sở y tế được ủy quyền)
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp thu thập số liệu
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin, được sử dụng trong nghiên cứu:
Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó
Tống hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của tỉnh Quảng Bình, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn
Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, internet
Báo cáo kết quả trong 3 năm 2016, 2017 và 2018 về an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích số liệu thứ cấp
Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối về tình hình an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình
Phân tích thống kê, đánh giá, tổng hợp, khái quát, theo nhiều cách riêng
rẽ tới kết hợp với nhau Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá các nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách an toàn thực phẩm Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế và đặc điểm của tỉnh
Trang 13Quảng Bình, tác giả lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu đánh giá công tác quản
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và một số kinh
nghiệm thực tiễn về QLNN về an toàn thực phẩm
Về mặt thực tiễn: Ngoài những đề xuất, kiến nghị, biện pháp quản lý thích
hợp nhằm hoàn thiện QLNN về an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Luận văn còn đƣa ra những lý luận và kiến nghị, đề xuất có thể sử dụng chung cho QLNN về an toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Bình cũng nhƣ làm tƣ liệu tham khảo
6.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN
TOÀN THỰC PHẨM CẤP TỈNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Khái niệm về thực phẩm và phân loại
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn [1] là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thực phẩm có nguồn gốc động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác
Phần lớn các nền văn hóa đều có nghệ thuật ẩm thực Văn hóa ẩm thực là một tập hợp cụ thể của các truyền thống, thói quen, sở thích, cách thức chọn lựa thực phẩm và tập quán trong nấu ăn Việc nghiên cứu các khía cạnh của
ẩm thực gọi là khoa học về nghệ thuật ẩm thực Nhiều nền văn hóa đã đa dạng hóa các chủng loại thực phẩm của mình bằng các phương pháp chế biến, nấu nướng và sản xuất Bên cạnh đó, việc buôn bán các loại lương thực, thực phẩm cũng tạo điều kiện để các nền văn hóa đa dạng hóa hơn nữa các chủng loại thực phẩm của mình Trong khi con người, về bản chất là động vật ăn tạp, thì tôn giáo và các định kiến xã hội, chẳng hạn như các tiêu chuẩn luân
lý, thường có ảnh hưởng tới các chủng loại thực phẩm mà xã hội đó tiêu thụ An toàn thực phẩm cũng là một vấn đề cần được quan tâm với các bệnh
do ăn uống
Thực phẩm bao gồm các loại:
Trang 15Ngũ cốc
Rau củ
Hoa quả
Thịt cá
Khái niệm về bảo vệ người tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng gắn liền với ý tưởng về quyền người tiêu dùng và với sự thành lập của các tổ chức người tiêu dùng giúp người tiêu dùng lựa chọn tốt hơn trên thị trường và trợ giúp họ về các phàn nàn Các tổ chức khác thúc đẩy việc bảo vệ người tiêu dùng bao gồm các tổ chức chính phủ và các tổ chức kinh doanh tự điều chỉnh như các cơ quan và tổ chức bảo
vệ người tiêu dùng, các cán bộ thanh tra, ở Mỹ có Uỷ ban Thương mại Liên bang và các Better Business Bureau (văn phòng kinh doanh tốt hơn) ở Mỹ và Canada Lợi ích của người tiêu dùng cũng có thể được bảo vệ bằng cách thúc đẩy thương mại công bằng, cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp và thông tin chính xác trên thị trường để phục vụ người tiêu dùng, phù hợp với hiệu quả kinh tế, nhưng chủ đề này được đối xử trong luật cạnh tranh
Khái niệm Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước và quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Cơ sở pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết Luật An toàn thực phẩm (hiệu lực 02/02/2018; thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP);
Nghị định 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (hiệu lực 20/10/2018; thay thế Nghị định 1778/2013/NĐ-CP);
Trang 16Các thông tư của Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc quản lý, trình tự, thủ tục cấp các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm
Vai trò và trách nhiệm của Hội bảo vệ người tiêu dùng
Thực chất, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng chưa bao giờ phù hợp để bảo vệ NTD Nó chỉ là bản tuyên ngôn về sự thông cảm của Nhà nước với NTD Bởi vì nó không trao thêm cho NTD một công cụ tự vệ hay bảo vệ nào khác ngoài những cái có sẵn trong các văn bản pháp luật khác Trong khi đó vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong các văn bản pháp luật khác lại không được chú trọng
Thứ nhất, trên cơ sở xác định tổ chức bảo vệ lợi ích NTD là một loại tổ chức xã hội, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của chúng sẽ phải trong khuôn khổ Luật về Hội sẽ được ban hành trong tương lai Tuy nhiên một Luật Bảo vệ người tiêu dùng cần cụ thể hóa các nguyên tắc hoạt động của các hội bảo vệ NTD phù hợp với chức năng cụ thể của chúng Theo tôi các nguyên tắc hoạt động của Hội bảo vệ NTD quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2001/NĐ-CP có thể được đưa vào Luật, vì 5 nguyên tắc được nêu ở đó là tỏ ra phù hợp
Thứ hai, cần nâng địa vị của Hội bảo vệ NTD ngang bằng với các Hiệp hội ngành nghề và hiệp hội nghề nghiệp Điều đó có nghĩa là đối với tất cả các dự án luật mà phạm vi điều chỉnh liên quan đến quyền lợi của NTD thì không chỉ các Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội nghề nghiệp được tham gia, mà còn phải có sự tham gia của Hội bảo vệ NTD dưới hình thức thích đáng Tuy nhiên, khi thực hiện điều này Hội bảo vệ NTD cần đảm bảo tính đại diện của
họ cho NTD Điều đó có nghĩa là quan điểm của Hội phải là quan điểm của NTD Điều đó có thể thực hiện thông qua cơ chế lấy ý kiến người tiêu dùng của Hội
Trang 17Thứ ba, trong xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề áp dụng hợp việc ký kết theo đồng mẫu với NTD hoặc áp dụng các điều kiện thương mại chung, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cần có các quy định hạn chế doanh nghiệp làm dụng thế mạnh kinh tế của mình để áp đặt các điều kiện hợp đồng đối với NTD Một mặt Luật mới cần bổ sung các các trường hợp mà điều kiện hợp đồng được áp đặt bị vô hiệu, nếu quyền lợi của NTD bị xâm hại với tư cách là bên yếu thế Các quy định của BLDS về hợp đồng vô hiệu không đủ để bảo vệ NTD trước sức mạnh kinh tế và khả năng
áp đặt của họ đối với NTD Mặt khác, cần tạo cơ chế để Hội NTD tham gia vào việc soạn thảo các điều kiện hợp đồng mẫu hay điều kiện thương mại chung như vậy của doanh nghiệp hay hiệp hội ngành nghề, để đảm bảo ngay
từ đầu rằng chỉ có các hợp đồng mẫu hay điều kiện thương mại chung đảm bảo lợi ích của NTD mới được áp dụng Điều đó có thể thực hiện thông qua quy định rằng (có thể chỉ đối với một số ngành nghề), các hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện thương mại chung chỉ có giá trị khi đã được Hội bảo vệ NTD theo ngành, địa phương hoặc trung ương chấp thuận
Khái niệm an toàn thực phẩm
“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người” An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người nói chung
An toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo quản thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe của con người
Vệ sinh an toàn thực phẩm (hay an toàn thực phẩm) hiểu theo nghĩa hẹp
là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật
Trang 18do thực phẩm gây ra Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực
phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo
quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc
Con người tồn tại và duy trì sự sống thông qua việc nạp các nguồn năng lượng mà chủ yếu là từ nguồn thực phẩm để ăn, uống hằng ngày
Do điều kiện về môi trường cũng như các tác nhân khác, trong thành phần của thực phẩm có thể chứa các độc tố cũng như các vi khuẩn gây bệnh Nếu lượng độc tố và vi khuẩn có trong thực phẩm vượt ngưỡng cho phép thì
có thể gây nên các nạn dịch, các vụ ngộ độc thực phẩm, và nguồn gốc của nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trong thực phẩm bẩn chứa rất nhiều các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như vi khuẩn, độc tố, thuốc tăng trọng, chất nhuộm màu…Những tác nhân này dẫn đến các hiện tượng nhẹ thì ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,…nặng thì gây ra các bệnh ung thư hoặc tử vong
Khái niệm Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm
Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước Quản lý nhà nước về ATTP là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác trong lĩnh vực
Trang 19ATTP, quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành trong lĩnh vực ATTP
Theo đó, quản lý nhà nước về ATTP chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp, được thực hiện bởi một bên là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chịu sự điều chỉnh của các cơ quan có thẩm quyền đó, diễn ra trong lĩnh vực ATTP Quản lý nhà nước về ATTP được thực hiện bởi sự thống nhất quản lý của chính phủ, sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và UBND các cấp
Đặc điểm Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm
- Quản lý nhà nước về ATTP dựa trên các văn bản pháp luật cho Chính phủ, Quốc hội và các Bộ liên quan ban hành
- Quản lý nhà nước về ATTP phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất, công bố áp dụng
- Quản lý nhà nước về ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP
- Quản lý nhà nước về ATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng
và phối hợp liên ngành
Vai trò của Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm
Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời điều chỉnh về
an toàn thực phẩm; ban hành các quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng và các quy chuẩn cần thiết cho công việc sản xuất thực phẩm an toàn; quy định các hình thức kỷ luật, xử phạt, khen thưởng hợp lý làm cơ sở cho người dân thực hiện, cho nhà sản xuất làm theo, đồng thời tạo ra một hành lang pháp lý
vững chắc cho công tác quản lý
Thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý để đảm bảo an toàn cho người tiêu
Trang 20dùng, có hình thức xử phạt khen thưởng, kỷ luật nhằm tạo niềm tin cho nhân
1.2 Nội dung quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm
- C ng tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến
lược, ế hoạch c liên quan đến vấn đề ATTP; Vấn đề kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng
là một trong những vấn đề luôn nóng hổi được Đảng và Nhà nước quan tâm
Để kiểm soát tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành của Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh
trong triển khai thực hiện chính sách pháp luật về ATTP
- C ng tác tổ chức thực hiện, triển khai luật về ATTP và các văn bản
c liên quan
Thực hiện Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP Xây dựng phương hướng hoạt động, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể trong từng
lĩnh vực, từng bước đưa công tác quản lý ATTP vào khuôn khổ thống nhất,
Xác định tầm quan trọng của chính sách đảm bảo ATTP đối với đời sống
xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng đã ban hành nhiều Chỉ thị,
Trang 21Kết luận chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ATTP trong từng giai đoạn cụ thể Nổi bật là Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư (khóa XI) và Kết luận số 11-KL/TW ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW
Trên cơ sở đó, ngày 04 tháng 01 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc Phê duyệt "Chiến lược quốc gia
ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030", trong đó nêu rõ quan điểm chỉ
đạo về công tác đảm bảo ATTP:
- Bảo đảm ATTP chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân
- Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về ATTP, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý ATTP
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm ATTP
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP:
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010
+ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP
+ Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 chủa Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP
+ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP (trước đây là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012)
Trang 22+ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm
+ Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
+ Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
+ Thông tư số 17/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
+ Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm
+ Công văn số 2129/BCT-KHCN ngày 21 tháng 3 năm 2018 về triển khai thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP và Công văn số 3109/BCT-KHCN ngày 20 tháng 4 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ATTP của Bộ Công Thương
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực ATTP là
Trang 23những văn bản QPPL được các tổ chức quốc tế đánh giá là cách tiếp cận hiện đại
Đối với các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của 3
bộ, để thống nhất hướng dẫn thực hiện, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương ban hành 3 Thông tư liên tịch hướng dẫn, trong đó Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 đã cụ thể hóa nhiệm vụ quản lý nhà nước
về ATTP cho ba bộ với nguyên tắc cơ bản là: Một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.Ví dụ: 1 cơ sở vừa sản xuất sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thì giao Bộ Y tế quản lý; cơ sở sản xuất sản phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Việc quy định như trên
đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, bỏ sót trong quản lý, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện, tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP Ngoài ra, còn có Thông
tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục
vụ quản lý nhà nước; Thông tư liên tịch số BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, thực phẩm bao gói sẵn
34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-Trong phạm vi trách nhiệm quản lý được phân công tại Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, các bộ đã ban hành đầy đủ các văn bản để hướng dẫn thực hiện Có thể nói cho đến nay hệ thống pháp luật về ATTP của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, đã đáp ứng kịp thời yêu cầu về công tác quản lý và điều hành về ATTP theo cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, góp phần tích cực vào kiểm soát thị trường, bảo đảm thực phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Việc ban hành đầy
Trang 24đủ các văn bản QPPL về ATTP đã khắc phục tình trạng thiếu cơ chế quản lý, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về ATTP trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, số lượng văn bản còn nhiều gây khó khăn khi tra cứu, áp dụng thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh Cụ thể các văn bản quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm đều được ba bộ cùng ban hành theo các nhóm đối tượng quản lý Khi các văn bản này được chuyển đến địa phương thực hiện thì UBND các cấp sẽ phải đọc và hiểu hết 3 hệ thống văn bản đối với từng lĩnh vực
Việc xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật đề quản lý
- Bộ Y tế ban hành 54 QCVN và 6 quy định kỹ thuật quy định về mức giới hạn an toàn chung cho các sản phẩm thực phẩm (phụ gia thực phẩm, giới hạn kim loại nặng, dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…); quy định về mức giới hạn an toàn, yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với 1 số sản phẩm đặc thù… các quy định này đều được ban hành trên cơ sở phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), một
số quy định chưa có trong Codex hoặc đặc thù của quốc gia thì đều hài hòa với quy định các nước phát triển như Mỹ, Nhật bản, EU và các nước ASEAN
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 61 QCVN liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm của các chuỗi sản phẩm động vật, sản phẩm thủy vật và sản phẩm thực vật Các quy chuẩn này cũng tương đồng hoặc tiệm cận với chuẩn mực của các tổ chức quốc tế như Codex, FAO và các nước tiên tiến
Tuy nhiên, việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm đặc thù vùng miền còn rất hạn chế, mới chỉ có 02 quy chuẩn về rượu bưởi Tân Triều (Đồng Nai) và rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh) được ban hành trong giai đoạn này
Bên cạnh việc xây dựng và ban hành các TCVN và QCVN, các bộ cũng
Trang 25quan tâm, chú trọng tham gia đầy đủ vào các hoạt động xây dựng quy chuẩn
và quy định của quốc tế và khu vực Lần đầu tiên Việt Nam tham gia chủ trì cùng Thái Lan xây dựng và được Codex chấp thuận ban hành Tiêu chuẩn Codex quốc tế đối với sản phẩm nước mắm
Các tiêu chí đánh giá QLNN về ATTP
Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý an toàn thực phẩm
- Các đối tượng tác động của chính sách: gồm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, chủ cơ sở dịch vụ ăn uống
- Nhân dân: những người trực tiếp tiêu dùng thực phẩm
- Bộ máy tổ chức thực hiện của nhà nước: cơ quan chỉ đạo và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ATTP
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, là cơ quan đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo, quy định chức năng và phân công nhiệm vụ cho các
Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo ATTP Vấn đề ATTP hiện đang là vấn đề “nhức nhối”, một vấn đề “nóng” của xã hội, do đó việc quản lý ATTP cần sự phối hợp của nhiều Bộ, Ban, Ngành như: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương trong đó, Bộ Y tế thường được phân công làm cơ quan chủ trì, các Bộ, Ngành còn lại thực hiện phối hợp quản lý ATTP trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công Ngoài ra, xuất phát từ thực trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng đang diễn ra trên phạm vi cả nước, các địa phương có sự phối hợp, hợp tác trong việc thực hiện chính sách ATTP nhằm nghiên cứu, trao đổi và lựa chọn phương pháp, công
cụ chính sách và vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn về ATTP hiện nay
Tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm
Việc nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm
Trang 26Công tác giáo dục truyền thông được xác định là nhiệm vụ trọng tâm,
đi trước một bước trong các hoạt động bảo đảm ATTP Việc nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các đối tượng được các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dang, phong phú Các hoạt động tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng được đã được triển khai đồng bộ, bài bản, đặc biệt tập trung vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và Tết Trung thu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP nhằm nâng cao vai trò của UBND các cấp, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP
Tháng hành động về ATTP được duy trì và tổ chức hàng năm đã báo động và thức tỉnh cho toàn xã hội về những nguy cơ ATTP và nhờ đó đã huy động toàn xã hội tham gia vào các chiến dịch tuyên truyền và thanh, kiểm tra ATTP từ trung ương đến địa phương
Để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác ATTP từ Trung ương đến cơ sở, các bộ ngành thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ, các lớp tập huấn về ATTP Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung qua các hình thức như nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, phát thanh, truyền hình, báo chí, các cuộc thi, các sản phẩm truyền thông như tờ gấp, poster, các băng đĩa hình… cũng được chú ý phát triển
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách đảm bảo ATTP nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia
thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhiều vấn nạn về ATTP đang xảy ra hiện nay; về tính hiệu quả, tính khả thi của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước
Trang 27Hai là, giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực
hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô, ý nghĩa, vai trò của chính sách ATTP đối với đời sống xã hội để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách ATTP theo nhiệm vụ, chức trách được giao và tích cực tìm kiếm và đề xuất các giải pháp thích hợp để thực hiện tốt mục tiêu chính sách
Việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách đảm bảo ATTP cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt trong cả quá trình thi hành chính sách, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia thực hiện chính sách Phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của kế hoạch thực hiện chính sách thì tần suất và hình thức tuyên truyền sẽ được lựa chọn và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như:
- Trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận: đối với việc tuyên truyền chính sách đảm bảo ATTP thì có thể áp dụng hình thức tuyên truyền tại các chợ truyền thống, qua đó có thể trao đổi trực tiếp với các tiểu thương kinh doanh thực phẩm, hướng dẫn, phổ biến những điều nên làm và không nên làm trong việc kinh doanh mặt hàng thực phẩm Ngoài ra, có thể tuyên truyền, phổ biến thông qua các cuộc họp cử tri, các buổi họp tại tổ dân phố; thông qua hình thức này có thể tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách đến người dân - người tiêu dùng thực phẩm Bên cạnh đó, có thể tổ chức các buổi hội nghị với thành phần tham dự là các đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn, tại hội nghị có thể phổ biến những quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cũng như phổ biến đến các chủ thể này ý thức việc tham gia thực hiện chính sách đảm bảo ATTP; đồng thời, tổ chức việc ký cam kết thực hiện các quy định về đảm bảo ATTP trên địa bàn quản lý
Trang 28- Phát tờ rơi, treo banner, áp phích tại các khu vực công cộng, dễ quan sát với các nội dung cơ bản về thực hiện chính sách ATTP, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện để đảm bảo các đối tượng tiếp cận nhanh chóng nắm bắt được những nội dung cần truyền đạt, từ đó hình thành ý thức tham gia thực hiện các nội dung chính sách ATTP
- Tuyên truyền, phố biến gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, loa phát thanh
- Ngoài những hình thức tuyên truyền, phổ biến theo hình thức truyền thống như trên, với sự bùng nổ công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay thì việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách qua mạng internet có rất nhiều mặt thuận lợi: hình thức tuyên truyền phong phú hơn, tốc độ truyền đạt thông tin nhanh chóng hơn, sự lan tỏa thông tin được phổ biến sâu rộng hơn dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chính sách ATTP được nâng lên Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì việc bùng nổ công nghệ thông tin cũng mang lại nhiều sự khó khăn, trở ngại trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Việc có quá nhiều thông tin đa chiều sẽ gây hiện tượng nhiễu thông tin, khiến cho những thông tin chính thống về chính sách ATTP cần truyền đạt đến các đối tượng ít được chú ý hơn, độ chính xác và tin cậy của thông tin không đảm bảo.; cùng với đó, việc bị thu hút quá nhiều bởi các thông tin trên mạng internet sẽ làm hạn chế hiệu quả các hình thức tuyên truyền truyền thống Đặc biệt nghiêm trọng đó là sự tác động, chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước sử dụng công nghệ thông tin để chống phá, công kích chính sách, làm cho chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của người dân về tính đúng đắn, tính hiệu quả và tính khả thi của chính sách bị giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả thực hiện chính sách ATTP Do đó, trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến chính sách cần chú trọng tăng cường đầu tư về hình thức và nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách, duy trì thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến chính sách trong suốt quá trình
Trang 29thực hiện chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này
Công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận ATTP
Việc cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Việc cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP được thực hiện theo hướng dẫn chung của ba bộ trên nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP
Việc xác nhận kiến thức ATTP cho các tổ chức cá nhân đã được cải tiến rõ rệt Thay vì trước đây, các cơ sở phải tổ chức tập huấn, nộp phí để được cấp giấy tham gia tập huấn, nay theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT các cơ sở có thể tự lựa chọn hình thức tập huấn cho nhân viên như: tự nghiên cứu bộ tài liệu đã được ban hành sẵn và sau đó tham gia kiểm tra trắc nghiệm theo ngân hàng câu hỏi đã được các bộ ban hành để được xác nhận kiến thức Sự cải tiến này đã giảm bớt chi phí tập huấn, đi lại
và thời gian nghỉ lao động để tham gia tập huấn
Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính
Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo của một số sản phẩm TPCN do không đảm bảo chất lượng hoặc vi phạm về ghi nhãn, hoặc không hoạt động đúng với địa chỉ đã đăng ký hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm quảng cáo nhiều lần, Hầu hết các trường hợp vi phạm từ địa phương đến Trung ương đã được thông báo công khai, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra chủ yếu là vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, vi phạm về trang thiết
bị, dụng cụ, vi phạm về con người, vi phạm về việc ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Trang 30Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm Kết quả kiểm nghiệm đã góp phần tích cực giúp các địa phương đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp đồng thời cảnh báo mối nguy và triển khai việc thanh tra dựa trên nguy cơ đạt hiệu quả
Có thể nói công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có liên quan như Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Công an, Khoa học công nghệ, Hải quan Việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố được phân cấp rõ cho từng ngành, từng cấp, hạn chế sự chồng chéo trong thực hiện Trong quá trình thanh tra, kiểm tra hầu hết các trường hợp vi phạm được phát hiện, xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, được công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn Năng lực của các đoàn thanh, kiểm tra từng bước được nâng lên, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm ngay cả khi hàng hóa vi phạm còn để trong kho, chưa đưa ra lưu hành trên thị trường
Việc tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo ATTP diễn ra trong một thời gian dài nhất định với nhiều giai đoạn khác nhau, là một quá trình có tính chất thường xuyên, liên tục, xuyên suốt trong đời sống xã hội Để đảm bảo việc thực hiện chính sách ATTP theo đúng các phương hướng, nhiệm vụ của chính sách đã đề ra ngay từ khi ban hành và lập kế hoạch thực hiện thì cần có
sự theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách Đây là công tác được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách của các chủ thể thực thi, cụ thể như: cán bộ, công chức - những người trực tiếp thực hiện chính sách; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, ; từ đó, nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của các đối tượng tham gia thực hiện đảm bảo
Trang 31theo đúng định hướng mục tiêu chính sách đã đề ra
Thông qua hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát, đơn vị chỉ đạo việc triển khai chính sách có thể kịp thời phát hiện những vấn đề còn thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách để kịp thời bổ sung, điều chỉnh; phát hiện
ra những động thái tiêu cực, các sai phạm của các chủ thể thực hiện chính sách như sự chểnh mảng, không sát sao của các cơ quan nhà nước, cụ thể là các cán bộ, công chức trực tiếp được phân công nhiệm vụ; việc không tuân theo các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm của các tổ chức, cá nhân Trên cơ sở đó, đơn vị chỉ đạo sẽ kịp thời xử lý, giải quyết những tồn đọng, đôn đốc các chủ thể nỗ lực nhiều hơn
để hoàn thành nhiệm vụ như trong chính sách đã đề ra; phòng, chống các hành vi vi phạm các quy định trong thực hiện chính sách đảm bảo ATTP Đồng thời, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách còn giúp phát hiện ra những ưu điểm, những mặt tích cực trong chính sách để tiếp tục phổ biến, nhân rộng; phát hiện những chủ thể đang thực hiện tốt nhiệm vụ để kịp thời khen thưởng, khuyến khích, tiếp tục tăng cường phát huy để hoàn thành tốt mục tiêu của chính sách
Mục đích cuối cùng của hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP là giúp kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách để đảm bảo chính sách bám sát thực tiễn, giải quyết được các vấn
đề chính sách đặt ra một cách triệt để Qua hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát, đơn vị chỉ đạo có các biện pháp để chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện mục tiêu chính sách
Triển khai các mô hình điểm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì
và phát triển nòi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc
Trang 32tế Cùng với xu hướng phát triển của xã hội và toàn cầu hóa, bệnh truyền qua
thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức mới, diễn biến mới về cả tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng
Thực tế cho thấy các bệnh do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm chất độc hoặc tác nhân gây bệnh đang là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đã phát triển cũng như các nước đang phát triển và đây là vấn đề sức khỏe của toàn cầu Cần phải thiết lập một hệ thống quản lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Quản lý trang thiết bị và kinh phí công tác an toàn thực phẩm
Trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển và tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay, việc đầu tư vào cơ sở vật chất và áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là đặc biệt cần thiết, thậm chí tối quan trọng trong làm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển Chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, mức thu nhập của người dân tăng lên khiến cho nhu cầu sử dụng thực phẩm của người Việt ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt là các sản phẩm sạch trong bối cảnh ATTP đang trở thành mối lo ngại hàng đầu cho toàn xã hội Do đó, để thực hiện tốt đảm bảo ATTP thì việc đầu tiên cần phải thực hiện là các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo sự
an toàn từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm và đến tận tay
Trang 33người tiêu dùng Tăng cường đầu tư vào việc thực hiện kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng thực phẩm, đảm bảo đáp ứng được các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được cơ quan nhà nước quy định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm Ngoài ra, trước khi sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thì khâu bảo quản thực phẩm cũng rất quan trọng, vì vậy, cơ sở vật chất
về bảo quản thực phẩm nên được chú trọng từ nơi sản xuất cho đến việc vận chuyển và kinh doanh
Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam đang từng bước phát triển, đã có nhiều cơ sở sản xuất chấp nhận đầu tư vào các máy móc, thiết bị công nghệ cao trong sản xuất, chế biến thực phẩm, điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng của thực phẩm sẽ được đảm bảo và giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về thực phẩm sạch được chế biến sẵn, an toàn cho sức khỏe cũng được ưu tiên lên hàng đầu, nên
sẽ có không ít người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu với mức giá phù hợp để sử dụng những thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các nhu cầu trong tiêu dùng mặt hàng thực phẩm Mặt khác, xu hướng toàn cầu hóa
mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam cạnh tranh và mở rộng, phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên thị trường quốc tế
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm
1.3.1 Nhân tố bên ngoài
- Yếu tố con người (xã hội)
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực, thực phẩm là một mặt hàng chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa văn hóa, xã hội rất quan trọng Hiện nay, ngành thực phẩm tại Việt Nam đang phải đối đầu với rào cản về kinh tế và văn hóa như cạnh tranh giá cả và thị hiếu người tiêu dùng trong nước và khu vực Với những thói quen mua sắm vẫn còn quan tâm nhiều về giá thì những sản phẩm giá rẻ, đáp ứng được nhu cầu tương đương của người tiêu dùng thì vẫn được người tiêu dùng ưu tiên
Trang 34lựa chọn, cho dù những hàng hóa đó chưa đảm bảo được nguồn gốc, xuất xứ hay là chất lượng Chính vì vậy, những sản phẩm của đơn vị sản xuất thực phẩm ở nước ta khó được người tiêu dùng lựa chọn, dù sản phẩm vẫn đảm bảo về chất lượng vì việc sản xuất còn nhỏ, lẻ, thiếu năng lực cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, với văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam vẫn chuộng hàng ngoại, điều này ảnh hưởng nhiều đến sức tiêu thụ của sản phẩm nội địa, nhất là các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao Thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống vẫn cao hơn việc mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, do đó, vấn đề về ATTP là rất khó đảm bảo Cùng với đó, hiện trạng mua sắm qua mạng ngày càng phổ biến, việc này sẽ gây nên tình trạng hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm sẽ không được qua kiểm duyệt, không có chứng nhận đảm bảo ATTP, hơn nữa là những loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái sẽ xuất hiện tràn lan trên thị trường, một mặt gây lủng đoạn thị trường hàng hóa, mặc khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng
- Yếu tố kinh tế
Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay là một nước thu nhập trung bình thấp thì khả năng phát triển và xây dựng các nông trại, cơ sở nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi đạt các tiêu chuẩn quốc gia về ATTP còn rất hạn chế do thiếu về nguồn lực tài chính, nguồn lực khoa học, kỹ thuật canh tác, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành nông nghiệp vì vậy giá thành của các loại thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về ATTP rất cao so với thu nhập trung bình của người dân, gần như vượt quá khả năng chi trả của đại đa số người dân Việt Nam, chính vì vậy, khả năng được tiếp cận và sử dụng các loại thực phẩm đạt chuẩn quốc tế về ATTP của người dân rất hạn chế Cùng với đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm của người Việt, dẫn đến việc nhập khẩu số lượng rất lớn thực phẩm từ các nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt thực phẩm
Trang 35của Trung Quốc chiếm đa số, trong đó có nhiều loại thực phẩm có giá thành rất rẻ so với thực phẩm cùng chủng loại của Việt Nam, điều này đã tác động tiêu cực đến việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm Việt, làm cho ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi cũng như ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam vốn đã yếu kém nay lại càng bị cạnh tranh khốc liệt hơn, làm suy giảm năng lực cung ứng thực phẩm của các doanh nghiệp nội địa Tuy nhiên điều này cũng có mặt tác động tích cực dến thị trường thực phẩm, làm cho các doanh nghiệp Việt ý thức được việc đảm bảo chất lượng ATTP của các sản phẩm nội địa, nâng cao chất lượng, quy trình từ sản xuất, chế biến đến kinh doanh thực phẩm an toàn, nhằm củng cố niềm tin của người dân vào các loại thực phẩm nội địa đảm bảo an toàn chất lượng
Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới đang đặt ra những đòi hỏi mới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, xã hội , đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm, đây là một trong những lĩnh vực tận dụng tốt nguồn lực sẵn có của Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn Có thể thấy rằng, ATTP không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế Thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế, tạo thương hiệu, lòng tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm Việt, nhất là các loại nông sản Tuy nhiên, hiện nay, vấn nạn thực phẩm bẩn không những làm nguy hại đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước và gây thiệt hại rất lớn cho ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng như ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm Bởi lẽ, để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản tốt mà còn phải bảo đảm các quy chuẩn
kỹ thuật cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế về việc sử dụng nguyên vật liệu sản xuất, chế biến thực phẩm, các chất hóa học tổng hợp, tự nhiên, các chất phụ
Trang 36gia thực phẩm và quy trình đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm nhằm phòng ngừa các nguy hại từ thực phẩm gây ra, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhất là đối với các thị trường của các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu
- Yếu tố thông tin
Trong quá trình thẩm định hồ sơ hoặc hậu kiểm, các cơ quan chức năng
đã phát hiện nhiều vi phạm về quảng cáo của các doanh nghiệp như quảng cáo thực phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo các sản phẩm thực phẩm có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; quảng cáo quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh; quảng cáo kèm theo các bài viết của phóng viên có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh
1.3.2 Nhân tố bên trong
- Yếu tố tổ chức
Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP là một vấn đề hiện đang nhức nhối của xã hội, nó không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, mà còn là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội Do đó, để việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP đạt được hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bên liên quan Và các bên liên quan chính trong việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP gồm:
- Cơ quan nhà nước: Đây là nhân tố tiên quyết trong việc thực hiện
chính sách đảm bảo ATTP Để thực hiện hóa các quan điểm của Đảng và các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP thì các cơ quan nhà nước là những lực lượng đi đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách Cơ quan nhà nước
là đơn vị trung gian để đưa các chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATTP đến gần với các đơn vị sản xuất, chế biến, phân phối, kinh doanh thực phẩm
và người tiêu dùng thực phẩm Cơ quan nhà nước chuẩn hóa dần các bộ quy
Trang 37định, các quy trình sản xuất, phân phối, kinh doanh thực phẩm phù hợp với thực tiễn, và các quy định chung của thế giới về đảm bảo ATTP Bên cạnh
đó, cơ quan nhà nước cũng là đơn vị thực hiện pháp luật, sử dụng công cụ chính sách để răn đe, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm của các đối tượng liên quan
có được đảm bảo thực hiện hiệu quả hay không, thị trường kinh doanh thực phẩm có lành mạnh hay không là phụ thuộc một phần rất lớn ở trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm Đây là những người đưa trực tiếp thực phẩm đến tay người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau về thực phẩm của người tiêu dùng Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, phân phối thực phẩm cần nhận thức đúng đắn và đảm bảo thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, nắm
rõ các quy định, quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh để đảm bảo thực hiện đúng các quy chuẩn đề ra trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo ATTP Đồng thời, việc nâng cao “tính nhân đạo” của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hết sức cần thiết từ đó, có thể mang những hàng hóa có chất lượng, đảm bảo ATTP đến với người tiêu dùng, góp phần vào việc thực hiện tốt mục tiêu chính sách đảm bảo ATTP
tiếp từ việc tiêu dùng thực phẩm Việc cần thiết nhất là nâng cao trình độ nhận thức của người tiêu dùng, trước hết vẫn là người tiêu dùng tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ thực phẩm bẩn, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của bản thân và gia đình Người tiêu dùng phải
là những “người tiêu dùng thông thái” trong giai đoạn hiện nay, khi mà còn nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm vì chú trọng đến lợi nhuận, lợi ích
Trang 38cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua các quy định, quy trình trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đưa những thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đến tay người tiêu dùng Cùng với đó, người tiêu dùng là một kênh phản hồi thông tin, thường xuyên cung cấp thông tin, phản ánh, tố cáo những sản phẩm không đảm bảo ATTP, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ với các cơ quan chức năng và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan nhà nước phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không đạt yêu cầu để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý phù hợp đối với các cơ sở vi phạm Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, góp phần đưa những mặt hàng thực phẩm chất lượng, an toàn phát triển mạnh mẽ, phục vụ nhu cầu của người dân, cũng như tẩy chay, loại
bỏ thực phẩm bẩn, kém chất lượng ra khỏi thị trường tiêu dùng thực phẩm
- Trang thiết bị và phương tiện
Đến nay, hệ thống QLNN về ATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động QLNN về ATTP Các thiết bị đó, như: máy tính, laptop, projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ tuyên truyền Đối với
cơ quan quản lý nhà nước về ATTP việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực ATTP có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình
Hệ thống phòng thí nghệm của các Viện kiểm nghiệm Trung ương và trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố được trang bị máy móc hiện đại Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm Phương tiện đi lại: Các địa phương được trang bị ô tô phục vụ công tác quản lý ATTP trên cả nước, việc trang bị phương tiện đi lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát về ATTP trên
Trang 39địa bàn quản lý
Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước
Liên kết, phối kết hợp là cùng nhau làm việc theo một kế hoạch chung
để đạt mục đích chung Đó là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, không thể bao quát tất cả các lĩnh vực Cơ quan y tế trong lĩnh vực ATTP là cơ quan thường trực, đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành
về ATTP Vì vậy giữa cơ quan QLNN về ATTP với các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo ATTP đạt được kết quả tốt, thông qua các cuộc thanh tra liên ngành được tổ chức thường xuyên, liên tục vào các dịp cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP, tết Trung thu hay thanh tra theo chuyên đề Phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm nghiệm Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thông tin như: Đài, báo, truyền hình đưa tin các hoạt động của cơ quan QLNN về ATTP, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật
1.4 Kinh nghiệm quản lý Nhà Nước về an toàn thực phẩm của một số địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Bình
1.4.1 Tỉnh Hà Nam
Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian qua đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng xã hội, người tiêu dùng Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội Rõ ràng là vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được nhìn nhận có tầm quan trọng đặc biệt
Trang 40Trong thời gian qua, các cấp các ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm UBND tỉnh Hà Nam cũng đã vào cuộc quyết liệt,
có sự chuyển biến theo hướng tích cực và được ghi nhận ở nhiều địa phương, đặc biệt ở trên địa bàn thành phố, thị xã Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề thách thức rất lớn ở tỉnh
ta Và một trong những khó khăn đó chính là công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh lực an toàn thực phẩm
Xác định vấn đền cấp bách, đáng báo động của lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương Hà Nam trong năm 2017 đã tham mưu UBND tỉnh
ký Quyết định số 43/2017/QĐ- UBND ngày 28/9/2017 Quyết định phân cấp quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam; tham mưu ban hành Quyết định số 1805/QĐ- UBND ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án xây dựng "mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hà Nam là một bước trong việc hoàn thiện chính sách, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ATTP Đồng thời, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm, kịp thời xử lý sai phạm Tính đến hết tháng 10 năm 2017, Thanh tra sở, Chi Cục quản lý thị trường đã
tổ chức 03 cuộc thanh tra, nhiều cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bản tỉnh Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra nhiều sai phạm: không lưu giữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và các tài liệu khác về quá trình sản xuất thực phẩm Xử phạt 156 vụ về vi phạm hành chính về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, với số tiền phạt lên đến 136.500.000 đồng