Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội .... 29 2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DUNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Đứng trước những yêu cầu và thách thức của mục tiêu lớn Xoá Đói Giảm Nghèo, Ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một định chế tài chính – ngân hàng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tách biệt và độc lập với các ngân hàng quốc doanh khác Việc thành lập NHCXH là một trong các giải pháp quan trọng về ưu đãi tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
1.1.2 Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
NHCSXH hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, nhiệm vụ của NHCSXH là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải tạo đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội Khi thành lập NHCSXH được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỷ đồng và cấp bổ sung hàng năm phù hợp với quy mô hoạt động, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế cho ngân sách Nhà nước Sau hơn 10 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay trên 100.000 tỷ đồng với hơn 11 triệu lƣợt hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, góp công sức đáng kể vào công cuộc XĐGN của cả nước.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN GIAO THỦY
PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
2.1 PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN GIAO THỦY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Giao Thuỷ là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông của tỉnh Nam Định Huyện Giao Thuỷ có 22 xã, thị trấn, với diện tích tự nhiên 232,2km2, dân số là 193.754 người, số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chiếm trên 80%, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống dân cƣ còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn tương đối cao so với các huyện khác trong tỉnh
Ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban hành quyết định số 78/2002/NĐ – CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Theo đó Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giao Thuỷ đƣợc thành lập theo quyết định số 474/QĐ- HĐQT ngày 10/05/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH và đi vào hoạt động từ 15/05/2003
Những ngày đầu tiên tách khỏi NHNN & PTNT, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ gặp rất nhiều khó khăn như: Về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, công tác tổ chức cán bộ, mạng lưới toàn bộ….trong khi đó phải triển khai một số lƣợng lớn công việc, từ nhận bàn giao các nguồn vốn để tiếp tục cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách trên địa bàn toàn huyện Sau hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động của PGD NHCSXH huyện cùng với sự vào cuộc của các cấp Chính quyền, huyện Giao Thuỷ có được những bước tiến đáng khích lệ trong việc nâng cao đời sống các hộ dân nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng Vai trò PGD NHCSXH huyện có những đóng gáp không nhỏ trong những bước tiến này
Hoạt động của PGD NHCSXH huyện tạo ra thế và lực bước đầu rất quan trọng, đặt phương, thực sự đã là một công cụ tài chính hữu hiệu trong công cuộc XĐGN, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Tổ chức bộ máy của PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ gồm ban giám đốc và hai tổ kế hoạch nghiệp vụ:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tố chức hoạt động tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ
2.1.3 Chức năng hoạt động của các phòng ban
Phó giám đốc đƣợc Giám đốc phân công theo dõi chỉ đạo điều hành một số công việc, đƣợc uỷ quyền thay giám đốc chủ động chỉ đạo điều hành, xây dựng, thực hiện chương trình công tác đã được thống nhất trong ban giám đốc, kí thay văn bản chỉ đạo chuyên đề giao phụ trách, giải quyết các công việc cụ thể đƣợc giao, phát sinh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về các quyết định của mình Riêng những vấn đề liên quan tới hướng dẫn thực hiện chính sách, báo cáo tờ trình xin ý kiến cấp trên, UBND huyện, BĐD HĐQT Ngân hàng huyện, công văn gửi các ngành thì giải trình Giám đốc phê duyệt trước khi ban hành
Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp giải quyết những vấn đề ngoài các nội dung đã phân công, những vấn đề vƣợt thẩm quyền của Phó giám đốc
Giám đốc phụ trực tiếp phụ trách các công việc
Công tác tổ chức cán bộ
TỔ KẾ HOẠCH - NGHIỆP VỤ TỔ KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
Hoạt động tài chính, công tác kế toán, tài vụ
Phó giám đốc phụ trách
Tổ kế toán ngân quỹ
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc
Phụ trách và theo dõi hội đoàn thể, hội nông dân
Tổ kế hoạch - nghiệp vụ
Phụ trách phân công cán bộ trong tổ kế hoạch – nghiệp vụ, phụ trách công việc của tổ và địa bàn
Kiểm soát hồ sơ tín dụng, sử lý nghiệp vụ tín dụng phát sinh hàng ngày đúng chế độ quy định
Phát hiện đơn vị uỷ thác, tổ trưởng tổ TK &VV yếu kém để có kế hoạch tập huấn riêng lẻ tại buổi họp giao ban tổ trưởng hàng tháng, hoặc thống kê (nếu nhiều) để huấn luyện tập trung
Kết hợp với tổ kế toán – ngân quỹ làm tốt công việc hàng ngày
Phụ trách các xã, hội đoàn thể theo phân công
Tổ kế toán - ngân quỹ
Tổ trưởng tổ kế toán, phụ trách chung tổ kế toán – ngân quỹ và chứng từ hồ sơ
Phân công cán bộ trong tổ kế hoạch – nghiệp vụ phụ trách các công việc địa bàn
Kiểm soát chứng từ, kiểm soát chi tiêu, tổ chức hạch toán đúng chế độ và chỉ tiêu trên tinh thần tiết kiệm
Lưu giữ hồ sơ tín dụng, lưu chứng từ an toàn, dễ tìm khi cần thiết
Kết hợp với tổ nghiệp vụ làm tốt công tác hàng ngày
2.1.4 Các hoạt động tại PGD NHCSXH huyện Giao Thủy
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn số tiền gửi các loại kỳ hạn Trong đó PGD đã tận dụng mạng lưới hoạt động của các tổ vay vốn để mở rộng hình thức thông qua 1.180 tổ (cac xóm ở xã) Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS HCM:
Bảng 2.1 Số dƣ tiết kiệm theo các tổ tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ Đơn vị: Triệu đồng
Hội cựu chiến binh 142 270 350 Đoàn thanh niên CSHCM 68 179 560
(Nguồn: PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động tiết kiệm qua các hội, đoàn thể tại PGD NHCSXH
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động tiết kiệm tại PGD NHCSXH Giao Thuỷ đang đạt được những bước tiến rõ rệt, đây là hiệu quả của việc huy động tiết kiệm theo tổ và theo hội
Năm 2011, tổng số dƣ huy động tiết kiệm là 1.146 triệu đồng trong đó Hội nông dân đạt 550 triệu đồng (chiếm 48%), Hội phụ nữ đat 386 triệu đồng (chiếm 33,68%), Hội cựu chiến binh đạt 142 triệu đồng (chiếm 12,39%), Đoàn TNCSHCM đạt 68 triệu đồng (chiếm 5,93%)
Năm 2012, tổng số dƣ huy động tiết kiệm là 2.235 triệu đồng, tăng 1.089 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với mức tăng 95% trong đó Hội nông dân đạt 951 triệu đồng (chiếm 42,55%), Hội phụ nữ đat 835 triệu đồng (chiếm 37,36%), Hội cựu chiến binh đạt 270 triệu đồng (chiếm 12,08%), Đoàn TNCSHCM đạt 179 triệu đồng (chiếm 8,01%)
Năm 2013, tổng số dƣ huy động tiết kiệm là 2.850 triệu đồng tăng 615 triệu đồng so với năm 2012, tương đương mức tăng 27,52% trong đó Hội nông dân đạt 1034 triệu đồng (chiếm 36,28%), Hội phụ nữ đat 906 triệu đồng (chiếm 31,79%), Hội cựu chiến binh đạt 350 triệu đồng (chiếm 12,28%), Đoàn TNCSHCM đạt 560 triệu đồng (chiếm 19,65%)
Cùng với đó qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy công tác huy động tiết kiệm tại PGD NHCSXH Giao Thuỷ ngày càng đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, số dƣ tăng dần qua mỗi năm, cho thấy ý thức tiết kiệm của người dân đang được nâng lên, việc tiết kiệm có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tái đầu tƣ và phát triển, cải thiện kinh tế cho địa phương và chính mỗi hộ dân nói riêng
Sau hơn 10 đi vào hoạt động, từ thực hiện 02 chương trình cho vay tới nay PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đang triển khai 08 chương trình cho vay của chính phủ, là một địa điểm đáng tin cậy mỗi khi cần vốn của các đối tƣợng hộ nghèo và chính sách mỗi khi cần vốn, tình hính tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Dƣ nợ tín dụng tại PG NHCSXH huyện Giao Thuỷ Đơn vị tính: triệu đồng
Tên chương trình Lãi suất
HSSV có hoàn cảnh khó khăn 0,65% 162.095 148.464 137.371
Các ĐTCS đi lao động có hạn ở nước ngoài 0,65% 359 159 209
Cho vay nước sạch & VSMT 0,9% 39.092 46.085 51.083
Cho hộ nghèo về nhà ở 0,25% 2.478 2.525 2.520
Cho vay hộ cận nghèo 0,78% 0 0 15.784
(Nguồn PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ)
Biểu đồ 2.2 Tổng dư nợ tín dụng các chương trình tại PGD NHCSXH huyện
Qua bảng số liệu và sơ đồ trên ta thấy đƣợc từ năm 2011 – đến năm 2013 quy mô tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã đƣợc mở rộng một phần
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DUNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN GIAO THỦY
2.2.1 Thực trạng hộ nghèo tại Giao Thuỷ
2.2.1.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Giao Thuỷ
Giao Thuỷ là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông của tỉnh Nam Định, có diện tích tự nhiên 232,5 km 2 , trong đó 10.050 ha đất nông nghiệp, 32 km bờ biển, 3.580 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ, hải sản
Điều kiện kinh tế - xã hội
Toàn huyện có 20 xã và 2 thị trấn, dân số trên 200 nghìn người trong đó dân số nông thôn là 193.754 người (chiếm 97%), dân số thị trấn 6 nghìn người (chiếm 3%) với 115 nghìn lao động (chiếm 55% dân số) Điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành nghề: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, làm muối, nước mắm…
2.2.1.2 Thực trạng nghèo đói ở Giao Thuỷ
Số lƣợng, cơ cấu và phân bổ hộ nghèo tại Giao Thuỷ
Qua điều tra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015 của Giao Thuỷ năm 2013 vẫn còn 4.740 hộ chiếm tỷ lệ 7,47% so với tổng số hộ dân trong toàn huyện
Số hộ cận nghèo là 6.598 hộ chiếm 11,04% số hộ toàn huyện Các hộ nghèo tập trung nhiều ở các xã xa trung tâm nhƣ Giao Tiến, Hồng Thuận, Giao Hà, Giao Lạc, Giao Thiện tình hình cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3 Tổng hợp hộ nghèo đƣợc công nhận tại huyện Giao Thuỷ - Nam Định năm 2013 Đơn vị tính: hộ
Xã, TT Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ
Diện hộ Mới Chuyển tiếp Tái nghèo
Qua bảng số liệu thống kê ta thấy đƣợc tổng số hộ nghèo trong huyện là 4.740 hộ trong đó có 1.099 hộ nghèo mới đƣợc xét duyệt, 3.592 hộ nghèo chuyển tiếp và có 139 hộ tái nghèo
Đặc điểm hộ nghèo ở Giao Thuỷ
Những người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với những khách hàng khác thể hiện:
Những người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp thường bó gọn trong làng, xã…
Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh Vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường Do đó, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá và đối tượng sản xuất kinh doanh thường hay thay đổi
Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công, buôn bán nhỏ Do vậy, nhu cầu sử dụng vốn của người nghèo mang tính thời vụ
Nguyên nhân nghèo đói ở Giao Thuỷ
Qua nghiên cứu tình hình cụ thể trên địa bàn huyện Giao Thuỷ thì hộ nghèo chủ yếu do những nguyên nhân sau:
Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân chính, bởi vì khi thiếu vốn hộ nghèo thường dẫn đến sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày không phát triển đƣợc sản xuất
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, hộ nghèo không thể nâng cao trình độ kiến thức, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả
Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế Bình quân nhân khẩu trong gia đình lớn nhƣng lao động ít Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng, mắc Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhƣ: thiên tai, lũ lụt, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít… đã ảnh hưởng tới sản xuất của hộ nghèo
Theo số liệu điều tra nông hộ một số địa phương trong huyện thì hơn 80% số hộ thuộc hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất Do vậy vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện nay, phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp của huyện phát triển
2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD
2.2.2.1 Tình hình nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ Để thực hiện tốt công tác tín dụng thì nguồn vốn là yếu tố quan trọng Tuy nhiên tại NHCSXH nói chung và PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ nói riêng, nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu tín dụng là chủ yếu là nguồn vốn chính sách, đƣợc lấy từ ngân sách nhà nước và được phân bổ theo từng địa phương, nhằm đáp ứng đồng đều nhu cầu vay vốn của mỗi vùng, theo từng thời kỳ phát triển của kinh tế cũng nhƣ chính trị xã hội của nước ta Tổng hợp nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo qua các năm đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Bảng 2.4 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD
NHCSXH huyện Giao Thuỷ Đơn vị: triệu đồng
Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Vốn TW 53.883 100% 53.908 100% 68.276,6 100%
(Nguồn PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc nguồn vốn tín dụng hộ nghèo của PGD NHCSXH Huyện Giao Thuỷ từ năm 2011 đến năm 2013 đã tăng 14393.6 triệu đồng
Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 25 triệu đồng từ 53.883 triệu đồng tăng lên 53.908 triệu đồng tương đương với mức tăng 0,05%
Từ năm 2012 đến 2013 tăng 14.368,6 triệu đồng từ 53.908 triệu đồng lên 68.276,6 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 26,65%
Nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có những bước tăng vọt rõ rệt từ năm 2012 đến năm 2013 Có được điều này là do công cuộc chuyển mình của địa phương, cùng với sự quyết tâm cao trong công cuộc XĐGN của Đảng, Chính quyền các cấp Cùng với đó là việc triển khai tốt các chương trình tín dụng cho hộ nghèo của NH CSXH ngoài các chương trình đã thực hiện tốt qua các năm nhƣ Cho vay hộ nghèo, Cho vay hộ nghèo về nhà ở thì đến năm 2013 PGD NHCSXH huyện Giao thuỷ còn triển khai chương trình Cho vay mới là Cho vay hộ cận nghèo với số nguốn vốn đƣợc giải ngân lên đến15.784 triệu đồng
Mặt khác cũng qua bảng số liệu đó thì ta thấy nguồn vốn sử dụng của PGD NHCSXH Huyện Giao Thuỷ sử dụng là 100% là vốn từ trung ƣơng cấp Có điều này là vì chủ chương của Đảng và Nhà nước là NHCSXH sẽ tràn đều nguồn vốn cho các địa phương để hỗ trợ XĐGN đồng đều giữa các địa phương Nhằm hướng tới mục tiêu XĐGN bền vững
Nguồn vốn tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã và đang đƣợc tăng theo các năm, để đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và các dối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên với lƣợng vốn đƣợc cấp hiện tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ vẫn chƣa đủ để đáp ứng đƣợc hầu hết các hộ có nhu cầu vay vốn, và tại PGD vẫn còn vào thế thụ động trong việc cung ứng nguồn vốn do chính sách trải đều nguồn vốn của NHCSXH
2.2.2.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
3.2.1.1 Củng cố mạng lưới hoạt động
Hiện nay chủ yếu giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH đều đƣợc thực hiện tại điểm giao dịch xã, do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao dịch, NHCSXH cần tiếp tục củng cố điểm giao dịch xã, cụ thể nên tăng số điểm giao dịch ở những xã có diện tích lớn, số hộ nhiều Các điểm giao dịch xa đường quốc lộ, tỉnh lộ phải có biển chỉ dẫn Ngoài ra, cần công khai mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo một cách kịp thời tại điểm giao dịch
Tổ tiêt kiệm & vay vốn
Tổ tiết kiệm và vay vốn là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH, do vậy để các tổ TT&VV thực sự là “cầu nối” giữa NHCSXH với khách hàng thì trong thời gian tới cần tiếp tục, củng cố, sắp xếp lại các tổ theo hướng hình thành các tổ theo địa bàn thôn, xóm, xây dựng kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh Đồng thời cần xử lý dứt điểm trước pháp luật các tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn
3.2.1.2 Hoàn thiện chính sách cho vay đối với hộ nghèo
Về quy trình cho vay Để hạn chế tình trạng cho vay sai đối tƣợng làm giảm hiệu quả tín dụng, quy trình cho vay cần được cải tiến theo hướng tăng cường vai trò của cán bộ tín dụng ngay từ khâu bình xét, lập danh sách cho vay Ngoài ra, sau khi nhận đƣợc danh sách từ Ban XĐNG xã, các Phòng giao dịch cấp huyện phải chủ động phân cán bộ tín dụng phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác tiến hành kiểm tra, tốt nhất là xuống tận nơi để nắm bắt nhu cầu vốn của các hộ nghèo
Về điều kiện cho vay
Cần phải tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cho vay hộ nghèo, cụ thể, hộ đƣợc vay có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng phải có sức lao động; có phương án SXKD phù hợp với điều kiện địa phương và có thị trường tiêu thụ Ngoài ra, chủ hộ vay còn phải được chính quyền xác nhận có mặt tại địa phương ở thời điểm bình xét cho vay
Về thủ tục, hồ sơ vay vốn
NHCSXH tỉnh Nam Định cần làm tốt hơn nữa công tác tập huấn, đôn đốc các tổ, chi hội ở cơ sở đẩy nhanh tiến độ bình xét, phê duyệt, rút ngắn thời gian từ khi thông báo vốn đến bình xét, lập danh sách, chậm nhất 5 ngày phải giải ngân xong Ngoài ra, tiếp tục ban hành một số biểu mẫu thống nhất áp dụng được cho nhiều chương trình nhằm tạo thuận lợi cho người nghèo khi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi
Về thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay phải đƣợc xác định phù hợp với nhu cầu vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng hoàn trả nợ của hộ nghèo Đối với những hộ chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp thì nên xem xét nâng thời hạn cho vay từ 5 đến 7 năm
Thực hiện công khai hoá chính sách tín dụng của NHCSXH
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi cần tiếp tục công khai hóa và phổ biến đầy đủ, kịp thời chính sách tín dụng của NHCSXH đến hộ nghèo Hình thức công khai hóa có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương như báo Nam Định, Đài Truyền hình tỉnh, hệ thống truyền thanh ba cấp; tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt ở các chi hội đoàn thể, các hội nghị thôn, xóm
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội Để nâng cao hiệu quả hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và chính quyền, các ban, ngành đoàn thể tại địa phương trên các mặt từ bình xét hộ nghèo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng vốn vay đến hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, hỗ trợ đào tạo nghề cho hộ nghèo
Hiện nay, NHCSXH ủy thác 06 công đoạn trong quy trình tín dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Để nâng cao chất lƣợng hoạt động ủy thác, ngân hàng phải tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn nhằm phát hiện các trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích Tuyên truyền sâu rộng để hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách hiểu rõ hơn về hoạt động và việc thu nợ gốc của NHCSXH; nghiêm cấm
Tổ trưởng, cán bộ hội, đoàn thể thu nợ gốc của hộ vay tránh tình trạng xâm tiêu vốn Đồng thời tiến hành lồng ghép đầu tư tín dụng với các chương trình lớn của các hội, đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác giảm nghèo
3.2.1.4 Nâng mức cho vay hộ nghèo
Theo khảo sát, hiện nay mức cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đa số hộ vay (12,8 triệu đồng/hộ) Do đó, NHCSXH tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh huy động tiết kiệm qua các tổ TK&VV để tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo Bên cạnh đó, NHCSXH phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể chỉ đạo ban quản lý các tổ TK&VV thực bình xét cho vay đúng đối tƣợng, hạn chế tối đa tình trạng “cào bằng”, chia nhỏ nguồn vốn
3.2.1.5 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
Ban đại diện HĐQT các cấp
Trong thời gian tới, thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp cần thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra do Trưởng ban phân công; đi kiểm tra phải xuống tận cơ sở (tổ, hộ vay) Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các địa bàn mình phụ trách xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, sai phạm trong quá trình thực hiện bình xét cho vay, thu nợ, sử dụng vốn tại cơ sở
Tổ chức nhận ủy thác các cấp
Tổ chức nhận uỷ tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức hội ở cơ sở, nhất là các tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo
Ngân hàng CSXH các cấp
NHCSXH cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tín dụng, kế toán Các Phòng giao dịch cấp huyện làm tốt việc kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch xã để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc, có giải pháp thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ bị xâm tiêu (nếu có)
Người dân giám sát các hoạt động ngân hàng
Cùng với công tác kiểm tra, giám sát của Ban Đại diện HĐQT các cấp và bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng thì hoạt động giám sát của người dân có vai trò hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực trong quá trình bình xét cho vay, giải ngân nguồn vốn Để tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, NHCSXH tỉnh cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, đặt hòm thƣ góp ý; niêm yết danh sách số hộ còn dư nợ tại các điểm giao dịch để cho người dân biết thực hiện và kiểm tra
3.2.1.6 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo cán bộ NHCSXH
Kiến nghị
3.2.2.1 Đối với UBND huyện Giao Thuỷ Để giải quyết các hạn chế trước mắt thì có một số ý kiến như sau: Đề nghị Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên quan tâm và chỉ đạo đến hoạt động của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng hàng Chính sách xã hội huyện; hàng năm trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để cho vay đối với các đối tƣợng theo yêu cầu của địa phương Đề nghị UBND cấp xã chỉ đạo, thường xuyên rà soát để bổ sung kịp thời hộ nghèo và đối tượng chính sách làm căn cứ cho việc triển khai các chương trình tín dụng ƣu đãi của Chính phủ
Mặt khác hộ nghèo thường gặp nhiều khó khăn nào là ốm đau, bệnh tật, con đông, không đƣợc học hành đến nơi đến chốn, nhà cửa tạm bợ, thiếu tƣ liệu sản xuất, trình độ sản xuất kinh doanh thấp kém Vì thế, các cấp, các ngành và mỗi người dân phải coi công tác XĐGN là nhiệm vụ chính trị thường xuyên lâu dài và là trách nhiệm của toàn xã hội Nhà nước chỉ tạo môi trường bằng cơ chế chính sách và hỗ trợ một phần vốn ưu đãi để tạo động lực phát triển cho các hộ nghèo tự vươn lên Muốn làm tốt và nâng cao hiệu quả vốn tín dụng và các ngành phải cùng thực hiện hàng loạt và đồng bộ các giải pháp nhƣ sau:
Nên mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, tổ chức tốt khâu chăm sóc sức khoẻ sinh sản, và thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình cho người nghèo sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí cho gia đình và xã hội
Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp đối với học sinh các cấp và học sinh nghèo, cấp học bổng cho các em nghèo, học giỏi hiếu học nhƣng có hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho con em hộ nghèo học hành đến nơi đến chốn, khi tốt nghiệp ra trường sẽ tự lo cho bản thân và phụ giúp kinh tế cho gia đình và bản thân
Hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo đang sống trong những căn nhà tạm bợ mà không có khả năng xây dựng, giúp họ an tâm trong cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình để họ tích cực sản xuất nâng cao thu nhập cải thiện đời sống từng bước vươn lên để hoà nhập vào cộng đồng
Hỗ trợ về tƣ liệu sản xuất: Đối với những hộ có đất để sản xuất nhƣng do hoàn cảnh khó khăn phải cầm cố, sang nhượng thì Nhà nước hỗ trợ vốn để chuộc lại đất tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm ổn định tăng thu nhập cho gia đình và xã hội
Đào tạo và nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ tham gia công tác XĐGN:
Bồi dƣỡng tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho lực lƣợng cán bộ trực tiếp tham gia công tác XĐGN đặc biệt là các cán bộ và các ban, ngành ở cấp xã Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với số cán bộ tham gia công tác này
3.2.2.2 Về phía PGD NHCSXH huyện Giao Thủy Để tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và giảm thấp nợ quá hạn của NHCSXH cần có những giải pháp sau: Để tăng cường sự tham gia quản lý của UBND cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, Ban đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội kiến nghị bổ sung chức danh Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Thay đổi cơ chế tín dụng cho vay giải quyết việc làm theo hướng tập trung quản lý, phân bổ vốn về một đầu mối, tránh chồng chéo, trùng lắp, phân tán nguồn lực; cơ quan quản lý Nhà nước không tham gia trực tiếp phê duyệt quyết định cho vay
Bổ sung cơ chế cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội đƣợc thực hiện chi về tiếp thị khuyến mãi trong huy động vốn và chi về xử lý các khoản nợ của những người vay có khả năng trả nợ nhƣng cố tình chây ỳ không trả Đề nghị xem xét nâng mức cho vay đối với một số chương trình như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hiện nay có mức vay thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở
Cần phải làm tốt khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách công khai dân chủ để lựa chọn những hộ vay đúng đối tƣợng sử dụng vốn vay có hiệu quả
Trước khi giải ngân vốn cho vay hộ nghèo, NHCSXH phải phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, các ngành chức năng để hướng dẫn cách làm ăn, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực quản lý của từng hộ nghèo, hướng dẫn việc sử dụng và quản lý vốn đúng mục đích và chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hộ có điều kiện thoát nghèo
Phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể có liên quan hỗ trợ về kỹ thuật và phương pháp sản xuất có hiệu quả cho hộ nghèo bằng các hình thức chủ yếu như cho họ tham quan, học hỏi rút kinh nghiệm sản xuất của những hộ nông dân sản xuất giỏi, kết hợp tập huấn kỹ thuật, hội thảo…tạo điều kiện để họ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong nội bộ hộ nghèo
Trên cơ sở khảo sát tình hình kinh tế đời sống và năng lực sản xuất, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo NHCSXH sẽ phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể có liên quan lập dự án đầu tƣ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện và năng lực của hộ nghèo tại địa phương, các dự án có hiệu quả kinh tế và ước lượng được những rủi ro để hạn chế những rủi ro và thiệt hại cho hộ nghèo
Phải bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp cho NHCSXH chủ động trong việc cung ứng vốn, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện được chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của huyện Mặt khác, người nghèo khi được vay vốn ưu đãi của Nhà nước cần phải được tư vấn nâng cao kiến thức nuôi trồng và chăm sóc cây con một cách khoa học thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của địa phương