Đây chính là chiến lược hàng đầu để các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong quá trình tìm kiếm, phát huy những phương án khả thi nhất cho việc sản xuất và cung ứng những
Tính cấp thiết
Chất lượng sản phẩm đang trở thành một yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung
Chất lượng đang là vấn đề mang tầm quan trọng vĩ mô nhưng để nâng cao chất lượng đạt mức tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý trong hệ thống hoạt động của mình Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm ngày càng cao, sản phẩm không chỉ đẹp, rẻ mà phải chất lượng cao Đây chính là chiến lược hàng đầu để các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong quá trình tìm kiếm, phát huy những phương án khả thi nhất cho việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn và vượt kỳ vọng của khách hàng với giá thành hợp lý nhất
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua và trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế, hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành may mặc, điều này đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp may mặc với đủ mọi thành phần kinh tế và quy mô khác nhau ở nước ta Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường sản xuất, tiêu thụ của mình Việc này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành may mặc Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước tự khẳng định mình Công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức là một trong số ít các doanh nghiệp cổ phần hoạt động có hiệu quả mặc dù mới thành lập chưa được lâu song hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và đang trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong cả nước Sản phẩm của công ty đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là hàng xuất khẩu của công ty sang các nước trên thế giới đã mang lại doanh thu không nhỏ cho công ty Bên cạnh những thành công, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu quan trọng của công ty để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng Vì vậy, trong thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức với sự giúp đỡ và khuyến khích của thầy giáo Phan Bá Thịnh, các cô chú, anh chị trong công ty em đã chọn đề tài “Nâng cao ch ất lượ ng s ả n ph ẩ m t ạ i Công ty c ổ ph ầ n xây d ự ng s ả n xu ất và thương mạ i Nam Đứ c”.
Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm và căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức đánh giá một cách xác thực tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình chất lượng sản phẩm nói riêng tại công ty Từ đó xác định các ưu, nhược điểm về vấn đề chất lượng, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương sản phẩm của công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học kinh tế, trong quá trình phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp chủ yếu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,…
Kết cấu
Ngoài lời mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
Chất lượng sản phẩm
1.1.1 Khái ni ệm, phân lo ại, vai trò v ề chất lượng sản phẩm
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trên mọi phương diện nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Việc cạnh tranh này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Do vậy, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nghiêm túc đến chất lượng sản phẩm và sử dụng yếu tố này làm thứ vũ khí lợi hại để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường là điều tất yếu
Hiện nay, chất lượng sản phẩm đang được chú trọng nghiên cứu và được đưa vào giảng dạy như một môn học chính trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp… Điều này cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của sinh viên, người tiêu dùng nói riêng và trong ngành khoa học kinh tế nước ta nói chung
1.1.1.1 Khái ni ệ m ch ất lượ ng s ả n ph ẩ m
Chất lượng là một phạm trù rộng và phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình, nhất là lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói quen của con người Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định và nhằm những mục đích riêng biệt Nhưng nhìn chung mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và ý nghĩa thực tiễn khác nhau, đều có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng hoàn thiện và phát triển
Theo quan niệm của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây mà Liên Xô là đại diện:
“Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế - kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng vàchức năng của sản phẩm đó, đáp ứng những nhu cầy định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế - kỹ thuật” Về mặt kinh tế quan điểm này phản ánh đúng bản chất của sản phẩm qua đó dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được, vì vậy mà xác định được rõ ràng những đặc tính và chỉ tiêu nào cần được hoàn thiện Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự vận động, biến đổi nhu cầu trên thị trường với điều kiện cụ thể và hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp Khiếm khuyết này xuất phát từ việc các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch, do đó mà sản phẩm sản xuất ra không đủ để cung cấp cho thị trường, chất lượng sản phẩm thì không theo kịp nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiêu thụ được Mặt khác, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế phát triển khép kín, chưa có sự cởi mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới nên sự cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng vẫn chưa được đánh giá cao trên thị trường
Nhưng khi nền kinh tế nước ta bước sang cơ chế thị trường, các mối quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh thì nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm là điểm xuất phát cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Một nhà kinh tế học đã nói “Sản xuất những gì mà người tiêu dùng cần chứ không sản xuất những gì mà ta có” Do vậy, định nghĩa trên không còn phù hợp với thích nghi với môi trường này nữa Quan điểm về chất lượng phải được nhìn nhận một cách khách quan, năng động hơn Khi xem xét chất lượng sản phẩm phải luôn gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm chưa chú ý đến vấn đề này:
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó” Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao.
Theo các nhà sản xuất: “Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước”
Trên góc độ người tiêu dùng: “Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng” Để có thể khái quát hóa nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization) đưa ra khái niệm: “Chất lượng là một tập hợp tất cả các đặc tính của một thực thể (đối tượng); tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu xác định hoặc tiềm ẩn”
Quan niệm này phản ánh được chính xác, đầy đủ, bao quát nhất những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, từ các yếu tố, đặc tính cơ lý hóa liên quan đến nội tại sản phẩm tới những yếu tố chủ quan trong quá trình mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng, đó là khả năng thỏa mãn nhu cầu Chính vì sự kết hợp này mà khái niệm trên đây được chấp nhận và sử dụng khá phổ biến Chất lượng sản phẩm là tập trung những thuộc tính làm cho sản phẩm có khả năng thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của nó Tập hợp các thuộc tính ở đây không phải chỉ là phép cộng đơn thuần mà còn là sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau Chất lượng không thể được quyết định bởi công nhân sản xuất hay tổ trưởng phân xưởng, phòng quản lý chất lượng mà phải được quyết định bởi nhà quản lý cấp cao – những người thiết lập hệ thống làm việc của công ty nhưng cũng là trách nhiệm của mọi người trong công ty Do đó, chất lượng không tự nhiên sinh ra mà cần phải được quản lý Rõ ràng, chất lượng phải liên quan đến mọi người trong quy trình và phải được hiểu trong toàn bộ tổ chức Trên thực tế, điều then chốt đối với chất lượng trước hết là phải xác định rõ khách hàng của mọi người trong tổ chức nghĩa là không chỉ vận dụng chữ “Khách hàng” đối với những người bên ngoài thực sự mua hoặc sử dụng sản phẩm cuối cùng mà cần mở rộng và bao gồm bất cứ ai mà một cá nhân cung ứng một chi tiết sản phẩm Để thỏa mãn yêu cầu khắt khe của khách hàng, chất lượng phải được xem như một chiến lược kinh doanh cơ bản Chiến lược này thành công hay không phụ thuộc vào sự thỏa mãn hiện hữu hoặc tiềm ẩn của khách hàng bên trong lẫn bên ngoài Cái giá để có chất lượng là phải liên tục xem xét các yêu cầu để thỏa mãn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp như: trình độ khoa học công nghệ, tài năng của nhân viên, trình độ quản lý của lãnh đạo Nếu đảm bảo được các yêu cầu đều được đáp ứng ở mọi giai đoạn, mọi thời gian thì sẽ thu được những lợi ích thực sự to lớn về mặt tăng sức cạnh tranh và tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường, giảm bớt tổn phí, tăng năng suất, khối lượng giao hàng, loại bỏ được lãnh phí
1.1.1.2 Phân lo ạ i ch ất lượ ng s ả n ph ẩ m Để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp không phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Để theo đuổi chất lượng cao, các doanh nghiệp cần phải xem xét giới hạn về khả năng tài chính, công nghệ, kinh tế, xã hội Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm
Chất lượng thiết kế: Là chất lượng chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được phác thảo qua văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường
Chất lượng tiêu chuẩn: Là chất lượng của một sản phẩm hàng hóa nào đó, là mức độ được phê chuẩn của cấp có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng xã hội
Chất lượng thực tế: Là giá trị thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc, phương pháp quản lý,…
Chất lượng cho phép: Là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm giữa chất lượng thực tế với chất lượng chuẩn
Chất lượng tối ưu: là giá trị biểu thị mức độ hợp nhất về các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật chất lượng nhất định của sản phẩm hàng hóa trong điều hiện kinh tế xã hội nhất định
Phấn đấu đưa chất lượng của sản phẩm hàng hóa đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục đích quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý kinh tế nói chung
1.1.1.3 Vai trò c ủ a ch ất lượ ng s ả n ph ẩ m
Cơ chế thị trường tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế Đồng thời, nó cũng đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp qua sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh tranh
Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau, các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Khách hàng hướng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có các thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình Họ so sánh các sản phẩm cùng loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn Bởi vậy, sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NAM ĐỨC
Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức
2.1.1 L ịch sử h ình thành và phát tri ển
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức Giám đốc: Phạm Ngọc Trãi
Mã số thuế: 0101698817 Địa chỉ trụ sở: Thôn Lộc - Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội
Xưởng sản xuất: Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội Điện thoại: (04) 3599 6365
Công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức được thành lập ngày 05/12/1999, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và luật công ty
Trên chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển của công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức, với lòng tự hào, nghị lực và ý chí vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức; xứng đáng với niềm tin tưởng của Đảng và Nhà nước giao phó Thành tích đó được ghi nhận qua những tấm huân, huy chương cao quý:
1 Huân chương lao động hạng Ba (2002)
1 Huân chương độc lập hạng Nhì (2007)
1 Huân chương lao động hạng Nhì (2010)
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức là sản xuất, kinh doanh các hàng may măc, chủ yếu là nhận gia công các mặt hàng của khách nước ngoài và xuất khẩu hàng may mặc
Trên 10 năm hoạt động và phát triển với đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ giàu năng lực và tâm huyết đã giúp công ty đạt được những thành tựu nhất định và không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường Với chất lượng sản phẩm cao, tốc độ nhanh và đáp ứng được nhu cầu của đơn đặt hàng đúng thời hạn, công ty đã và đang ngày càng tạo uy tín với khách hàng trong và ngoài nước
2.1.2 Cơ cấu tổ chức v à ch ức năng nhiệm vụ của các ph òng ban, b ộ phậ n
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
(Nguồn: Phòng hành chính – công ty CPXDSX & TM Nam Đức)
Các cửa hàng GIÁM ĐỐC
Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, lao động, kỹ thuật công nghệ và điều hành hoạt động của công ty
2.1.2.2 Phó giám đố c công ty Điều hành một số lĩnh vực theo phận sự phân công của giám đốc và pháp luật về những việc được giao
Có nhiệm vụ tuyển chọn, tiếp nhận, điều động cán bộ công nhân viên trong công ty Quản lý văn thư, hành chính, công vụ, theo dõi thi đua khen thưởng, quản lý và chăm sóc cho cán bộ công nhân viên Chịu trách nhiệm bố trí, tổ chức công tác bảo vệ, công tác an ninh, bảo hộ lao động trong toàn công ty
Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu – chi, vay… đảm bảo các nguồn thu chi Phụ trách công tác hoạch toán kế toán, tổ chức hoạch toán kinh doanh của toàn công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính theo các chính sách, chế độ chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước
Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các công tác tiếp thị giao dịch, các chiến dịch quảng cáo và nhận đặt hàng của khách hàng nội địa và khách hàng nước ngoài Ngoài ra, đây còn là bộ phận phụ trách việc chào hàng nghĩa là các sản phẩm được chế thử rồi đem đến các cửa hàng để chào bán, nếu được chấp nhận công ty sẽ sản xuất loại hàng đó Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán thành phẩm
Phụ trách việc thiết kế mẫu dáng sản phẩm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làm cho thị trường biết đến sản phẩm của công ty Đồng thời đây cũng là nơi tiếp nhận các sản phẩm mẫu và ý kiến đóng góp phản ánh từ khách hàng Xây dựng, quản lý và theo dõi các quy trình về phạm vi kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm Khi có kế hoạch sản xuất thì kiểm tra các mẫu thử thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các tổ sản xuất, đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng nguyên vật liệu xuất từ kho cho các tổ sản xuất
Theo dõi, quản lý bảo quản hàng hóa vật tư, thực hiện cấp phát vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo định mức Tham mưu cho giám đốc về việc theo dõi và ký kết hợp đồng gia công, vận tải, mua bán máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất Ngoài ra còn nhiệm vụ quản lý, điều tiết công tác vận chuyển, trực tiếp thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa vật tư phục vụ sản xuất
Có nhiệm vụ quan sát quy cách ra vào của công nhân viên trong công ty và có trách nhiệm hướng dẫn khách đến làm việc với các phòng ban trong công ty Xây dựng các nội quy, quy chế về trật tự an ninh trong công ty, bảo vệ và quản lý tài sản của công ty
Là nơi chuyên sản xuất, gia công các loại sản phẩm của công ty Hiện nay công ty có những tổ sản xuất sau: Tổ cắt, chuyền 1, chuyền 2, kiểm hàng, tổ là, tổ đóng gói Mỗi tổ sản xuất đều được tổ chức quản lý theo tổ
2.1.3 Ch ức năng nhiệm vụ
Công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức là doạnh nghiệp cổ phần, thực hiện hoạch toán độc lập và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty CPXDSX & TM Nam Đức bao gồm:
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước
Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc theo đơn đặt hàng của khách hàng
Công ty phải đảm bảo có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của công nhân viên trong công ty
Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự anh toàn xã hội theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý của công ty
2.1.4 Tình hình k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Biểu số 2.1: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: Triệu đồng
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.733 20.817 24.047 2.084 11,12 3.230 15,5
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 27 32 36 5 18,5 6 12,5
3 Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ 18.706 20.785 24.011 2.079 11,1 3.226 15
5 Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp dịch vụ 2.021 2261 2 543 240 11,8 282 12,4
6 Doanh thu hoạt động tài chính 252 270 309 18 7,1 39 14,4
8 Chi phí quản lý kinh doanh 947 1.069 1.122 122 12,9 53 5
9 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 1084 1232 1508 148 13,7 276 22,4
(Nguồn: Phòng kế toán – công ty CPXDSX & TM Nam Đức)
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở trên, ta thấy doanh thu thực hiện trong 3 năm đều tăng Cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
Thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại
2.3.1 H ệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty
Mỗi sản phẩm đều chứa trong nó một hệ thống những đặc điểm nội tại Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm Các doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hóa đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá và đảm bảo đạt được các chỉ tiêu trên Để có những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ thuật công nghệ của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu chuẩn ngành và các điều kiện của công ty sau đó mới tập hợp lại thành một hệ thống các tiêu chuẩn Hệ thống tiêu chuẩn này phải được trung tâm Nhà nước duyệt và cho phép tiến hành sản xuất Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đã đăng ký này, cơ quan Nhà nước và chất lượng có thể kiểm tra giám sát tình hình chất lượng của công ty, đồng thời cán bộ của công ty có cơ sở để đánh giá tình hình đảm bảo chất lượng cho công ty mình Phòng kỹ thuật của công ty đã nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và các yêu cầu của khách hàng thuê gia công Cùng với sự xem xét một cách toàn diện hệ thống sản xuất như máy móc thiết bị và năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty, phòng kỹ thuật đã đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm may của công ty
Yêu cầu chung đối với sản phẩm may:
- Đảm bảo mật độ mũi chỉ may: 5 mũi/1cm, đường may thẳng, đều, đẹp, không sủi chỉ và bỏ mũi
- Đầu và cuối đường may phải được lại mũi chắc chắn và trùng khít Không nối chỉ tùy tiện ở các đường diềm ngoài
- Nhặt sạch các đầu chỉ, không để hở dấu đục
- Vệ sinh công nghệ phải sạch sẽ
Yêu cầu đối với các bán thành phẩm:
Các bán thành phẩm phải được kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển đến các tổ may để hoàn thiện sản phẩm Các chỉ tiêu cần được kiểm tra: vị trí, chất liệu, hình dáng, chủng loại Những chỉ tiêu đạt yêu cầu là những chỉ tiêu đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
Dựng không dính: Phải phẳng, đúng kích thước
Dựng dính: Không được chảy nhựa sang mặt phải của vải, không bỏng dộp, phải phẳng và đúng kích thước
- Sang dấu vị trí: Đúng như mẫu: Nẹp, đai gấu, tra khóa,… Đúng vị trí: Vị trí của chi tiết đúng như mẫu paton
Túi: Sang dấu vào than khớp với mẫu, với mẫu khóa, túi cần làm
Màu chỉ vắt sổ phải đúng Độ mau thưa hợp lý (theo yêu cầu của khách hàng) Đường vắt sổ không được lỏng, sủi chỉ
Bờ vắt sổ: tùy theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt được ở mức 0,7 ly hay 0,5 ly
May túi: Sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước, may đều mũi chỉ, tránh sủi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng khớp với đường may thẳng không bị song, đường lượn phải tròn đều như mẫu
May cổ: Không được dúm, déo, vặn, độ tròn đều, đúng kích thước với các điểm đối xứng
- Công đoạn là: Là phẳng, phải đảm bảo là vào mặt trái, dãn đường may
Yêu cầu chung đối với thành phẩm may:
Khi sản phẩm may được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải được thực hiện kỹ trong từng chi tiết Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở các công đoạn này góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất và được giao cho khách hàng Tránh hiện tượng để lọt các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vẫn được xuất đi Mỗi thành phẩm cần được kiểm tra kỹ chỉ tiêu như: vị trí, kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may Giá trị cần đạt được là phù hợp với mẫu paton, phối mẫu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi tiết của phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp, Những thành phẩm đạt yêu cầu cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Đường chỉ diễu: Chỉ diễu không được vểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ mũi, đúng chủng loại và màu sắc, diễu hai kim phải đều
- Vải ngoài không được loang màu, có lỗi sợi
- Nhãn: Đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ
- Đường chắp: Phải đều, không bị xếp ly, bị dúm
- Túi: Thẳng, miệng cơi không hở, góc miệng túi vuông, khóa túi phẳng song
- Cổ: Không được dúm, vặn, bùng, đúng khớp paton
- Gấu: Không được vặn bùng, đúng khớp paton
- Khóa ngực: Đúng vị trí
- Dây co, gấu: Phải đi chặn cẩn thận
- Moi quần: Đường may đều, không được vênh, sót, nhe chỉ, không vặn bùng
- Là: Kỹ, cẩn thận, không được là bóng, không được là vào mặt phải của vải
- Tán cúc: Chắc chắn, đúng vị trí, không xoay bẹp, xuôi chiều
- Đính cúc: Đúng màu chỉ, chủng loại chỉ, chủng loại cúc, không lỏng chân cúc
- Thân khuyết: Đúng kích thước, bờ khuyết đều, không bỏ mũi, khi chém khuyết không được chạm vào bờ
- Nút chặn: Đúng mặt phải, đúng hướng quay
- Ôzê: Nằm đúng vị trí, đúng chủng loại, không bị méo khi tán, đòi hỏi chặt chân, đúng kích thước, có đệm nhựa hoặc đẹm vải
- Kiểm tra băng gai: May đúng vị trí quy định, đúng kích thước, độ mau thưa chính xác, không được sùi chỉ, phải đúng màu quy định
Biểu số 2.7: Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đối với một sản phẩm
(Nguồn: Phòng kỹ thuật + KCS – công ty CPXDSX & TM Nam Đức)
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà công ty đặt ra và buộc công nhân sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt Ngoài ra, đối với từng mã hàng cụ thể, nếu khách hàng yêu cầu thêm một số chỉ tiêu khác không nằm trong hệ thống các chỉ tiêu của công ty thì các chỉ tiêu này phải được mô tả rõ ràng trong bảng dẫn tác nghiệp Nhìn chung, hệ thống chỉ tiêu về sản phẩm của công ty so với chất lượng chung trên thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Trong những năm trước mắt, với sự hiện đại hóa toàn bộ dây chuyền công nghệ, máy móc tiên tiến công ty sẽ chủ trương lập một hệ thống chỉ tiêu mới, cách quản lý mới nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm
STT Đối với các loại quần Độ dung sai Đối với các loại áo Độ dung sai
1 Vòng cạp 1cm Dài áo trước 1cm
2 Vòng mông 1cm Vòng ngực 1cm
3 Vòng gấu 0,5cm Vòng gấu 1cm
4 Đai quần tính theo đường dọc 1cm Ngang vai 0,5cm
5 Dài giàng 0,5cm Dài tay 0,5cm
6 Dài đũng trước 0,5cm Rộng nách 0,5cm
7 Dài đũng sau 0,5cm Vòng cửa tay 0,5cm
2.3.2 Tình hình ch ất lượng bán th ành ph ẩm ở tổ cắt
Tổ cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên vật liệu theo định mức Công việc cắt bán thành phẩm gồm các bước sau:
Nhận nguyên vật liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm, kiểm tra lại khổ vải và kí hiệu
Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác mẫu và biểu cắt bán thành phẩm
Xoa phấn lên bản giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa để vẽ lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt thành từng mảnh và đưa lên cắt lĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm
Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh nhầm lẫn khi may
Sau khi đánh số, bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán thành phẩm sau đó cấp phát lên tổ may theo kế hoạch
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiền đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn Mặt khác, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên vật liệu như vải chính, vải lót, vải phối,… Do vậy, khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để tổ may tiến hành sản xuất được trôi chảy Để đánh giá công việc của tổ cắt ta hãy xem bảng tổng kết tình hình chất lượng bán thành phẩm trong 3 năm qua:
Biểu số 2.8: Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở tổ cắt Đơn vị: Sản phẩm
Năm Số lượng bán thành phẩm
Sửa chữa được Phế phẩm Tỷ lệ phế phẩm/ Tổng bán thành phẩm sản xuất ra (%)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật + KCS – công ty CPXDSX & TM Nam Đức)
Công đoạn cắt đóng vai trò quyết định tiến độ, chất lượng sản phẩm ở các công đoạn tiếp theo Ở công đoạn này có các sai hỏng thường gặp như cắt sai, phai màu, lầm vải,…
Do đặc điểm của công đoạn cắt là nếu bán thành phẩm bị cắt hỏng ở cỡ to thì có thể sửa chữa cắt lại theo cỡ nhỏ hơn, nếu trong trường hợp lỗi cắt quá nặng hoặc không thể chuyển được sang cỡ nhỏ hơn thì mới cho vào loại phế phẩm Số phế phẩm này được chuyển đổi ra mét để yêu cầu quản đốc phân xưởng lập biên bản hỏng sau đó trình bày với phó giám đốc để yêu cầu thủ kho cung cấp vải mới thay thế
Qua bảng số liệu trên ta thấy: chất lượng bán thành phẩm ở khâu cắt ngày càng được nâng cao thể hiện qua các năm số lượng bán thành phẩm sai hỏng giảm rõ rệt Trong bán sản phẩm hỏng sửa chữa được chiếm tỷ lệ lớn, phế phẩm vẫn tồn tại nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể Năm 2011 có 635 bán thành phẩm sai hỏng, trong đó có 590 bán thành phẩm sữa chữa được và 45 phế phẩm (chiếm 0,03% trên tổng số bán thành phẩm sản xuất ra trong năm) Năm 2012 tỷ lệ phế phẩm giảm 0,01% so với năm 2011 Đến năm 2013 tỷ lệ phế phẩm giảm xuống đáng kể, chỉ còn 0,004% trên tổng số bán thành phẩm sản xuất ra trong năm
Như vậy, nhờ áp dụng hệ thống quản trị chất lượng, công tác kiểm tra thường xuyên được tiến hành một cách thường xuyên và ngay từ những công đoạn đầu cho nên chất lượng bán thành phẩm tăng lên rõ rệt góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí phế phẩm
2.3.3 Tình hình ch ất lượng bán th ành ph ẩm ở tổ may
Tổ may là nơi sản xuất chính của công ty, tại đây sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được tạo ra và mỗi sản phẩm là kết quả của nhiều công đoạn, chất lượng của công đoạn trước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công đoạn sau, người công nhân làm đúng yêu cầu kỹ thuật thì phải buộc làm lại cho đến khi đúng thì mới chuyển sang công đoạn tiếp tránh tình trạng lọt sản phẩm lỗi, sai hỏng tới tay khách hàng Để đánh giá công việc của tổ may ta hãy xem bảng tổng kết tình hình chất lượng bán thành phẩm trong 3 năm qua:
Biểu số 2.9: Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở tổ may Đơn vị: sản phẩm
Năm Số lượng bán thành phẩm
Tỷ lệ phế phẩm/ Tổng số bán thành phẩm sản xuất ra (%)
(Nguồn: Phòng kỹ thuật + KCS – công ty CPXDSX & TM Nam Đức)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tỷ lệ tái chế giảm được đáng kể qua các năm Cụ thể như sau: Tỷ lệ phế phẩm trên tổng số bán thành phẩm sản xuất ra năm 2011 là 0,017% thì đến năm 2012 tỷ lệ phế phẩm giảm 0.005% so với năm 2011 Năm 2013 tỷ lệ phế phẩm trên tổng số bán thành phẩm sản xuất ra đã giảm đáng kể, giảm xuống chỉ còn 0,002% tức giảm 0,01% so với tỷ lệ phế phẩm năm 2012 Điều đó cho thấy rằng: Đã có sự cải thiện đáng kế chất lượng bán thành phẩm tại phân xưởng may, cho thấy những bước tiến lớn trong quản lý, trình độ của công nhân và có sự đầu tư máy móc có hiệu quả, đặc biệt là nhận thức về chất lượng
2.3.4 Tình hình ch ất lượng bán th ành ph ẩm ở tổ l à và đóng gói
Về bản chất, công đoạn là và đóng gói là hai công đoạn mang tính chất thủ công, không cần quá nhiều sự khéo léo và tỉ mỉ, cẩn thận như ở công đoạn cắt và công đoạn may Do đó, ở hai công đoạn là và đóng gói thường có rất ít mà hầu như là không có tỷ lệ sai hỏng
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG
Phương hướng, mục tiêu hoạt động tại công ty
Thực hiện mục tiêu xây dựng công ty trở thành công ty may mặc hàng đầu Việt Nam
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động
Công ty tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh hàng may mặc, đặc biệt là thị trường xuất khẩu
Tăng cường đổi mới máy móc thiết bị và đặc biệt hơn cả là nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị phần của công ty
Tổ chức tìm hiểu nhu cầu, đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của công ty
3.1.2 M ục ti êu ho ạt động
3.1.2.1 M ụ c tiêu ch ất lượ ng
Duy trì cải tiến liên tục hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng đề ra
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn công nghiệp 5S vào công ty
Công ty lên kế hoạch phát triển không chỉ theo chiều rộng mà còn phát triển theo chiều sâu Chính sự đổi mới toàn bộ công ty thêm vào đó lại được quyền xuất khẩu trực tiếp, quan trọng hơn cả là công ty đã được tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nên tình hình sản xuất của công ty luôn vượt kế hoạch Trong những năm tới, công ty tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh hàng may mặc, đặc biệt là thị trường xuất khẩu Chiến lược kinh doanh mới của công ty là vẫn tiếp tục coi trọng những thị trường có sức hút lớn, quen thuộc đồng thời đẩy mạnh triển khai, quảng bá hơn nữa vào những thị trường tiềm năng mới thuộc các nước Châu Âu, Châu
Mỹ và một số nước ASEAN, tổ chức kinh doanh thêm một số dịch vụ bổ sung khác nhằm phát triển doanh thu hơn nữa cho công ty Với những định hướng cơ bản nói trên, mục tiêu phấn đấu của công ty năm 2014 là: Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, tăng cường đổi mới máy móc và quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị phần cảu công ty Để tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được và không ngừng phát triển thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh doanh của công ty thì Ban giám đốc cùng các phòng ban đã đề ra các chỉ tiêu cơ bản cần phải đạt được trong năm 2014:
Biểu số 3.1: Kế hoạch hoạt động năm 2014
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2014
1 Giá trị sản xuất công nghiệp Triệu đồng 24.000
2 Tổng doanh thu Triệu đồng 40.020
Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
5 Tổng số lao động Người 160
6 Thu nhập bình quân 1000đ/tháng 3.400
( Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty CPXDSX & TM Nam Đức)
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức
3.2.1 Ti ếp tục đ ào t ạo CBCNV về quản trị chất lượng
3.2.1.1 Cơ sở lý lu ậ n Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về chất lượng cho cán bộ công nhân viên là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị chất lượng Đây là công việc không chỉ là tuyên truyền, đào tạo những kiến thức cơ bản, những hiểu biết chung về ISO mà là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết chung, khả năng áp dụng sáng tạo, cải tiến và dần dần hoàn thiện hệ thống đã được chứng nhận và mở rộng áp dụng cho toàn công ty
Trong thực tế, trình độ tay nghề, lý luận cũng như hiểu biết về quản trị chất lượng, triết lý cơ bản của hệ thống quản trị theo ISO 9001:2008 ở công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức vẫn chưa thống nhất và hoàn thiện Vì vậy, để thực hiện quản trị chất lượng tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO thì công ty phải thường xuyên tổ chức giáo dục và đào tạo cập nhật những kiến thức về tiêu chuẩn ISO
3.2.1.3 N ộ i dung th ự c hi ệ n Để triển khai, đẩy mạnh đào tạo đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đã đề ra thì công ty nên thực hiện theo tiến trình sau: Đào tạo cho cán bộ lãnh đạo cấp cao Ở đây cần tập trung đào tạo về những vấn đề có tính chất chiến lược, mục tiêu chiến lược dài hạn và trung hạn cho doanh nghiệp, các nguyên lý cơ bản cho hệ thống quản trị chất lượng Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9001 vai trò của lãnh đạo cấp cao được đặc biệt nhấn mạnh và chú trọng Để quá trình thực hiện diễn ra có hiệu quả thì lãnh đạo cấp cao phải thấu hiểu những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO, từ đó đưa ra những cam kết cũng như những bước đi cụ thể đồng thời đảm bảo đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho công việc áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn ISO 9001
Công ty có thể mời chuyên gia của BVQI đến để đào tạo thêm cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao, thời gian để thực hiện có thể kéo dài 1 – 3 ngày Đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ cấp trung (bao gồm các phòng ban, quản đốc phân xưởng,…) trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng Họ phải được đào tạo cụ thể về những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO, những kiến thức tác nghiệp về quản trị chất lượng, đặc biệt là các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng, họ là những người quản lý có liên quan trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm của công ty Do vậy, họ phải hiểu thấu đáo cụ thể về nội dung và phương pháp làm việc theo các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Như vậy, việc áp dụng và vận hành hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 mới đạt hiệu quả Đối với việc đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung này, công ty có thể tiến hành theo hai cách sau:
Thức nhất: Mời chuyên gia của BVQI về đào tạo tại công ty trong thời gian từ 1-3 ngày
Thứ hai: Cứ một nhóm từ 2- 3 người tham gia chương trình đào tạo cập nhật ISO
9001 tại trung tâm chứng nhận chất lượng thuộc Tổng cục đo lường chất lượng Sau đó về công ty để đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung
Việc thực hiện theo cách nào là tùy thuộc vào khả năng về tài chính cũng như chủ trương của lãnh đạo Đào tạo cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh Họ phải đánh giá được một cách đúng đắn về vai trò thực hiện các mục tiêu, chính sách chất lượng của công ty Hơn nữa, đây là lực lượng chủ yếu của công ty, là người trực tiếp tạo ra các chỉ tiêu chất lượng do vậy họ phải được đào tạo, huấn luyện để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
Mặt khác, các cấp lãnh đạo phải giúp họ thấy được ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác và tính tập thể cùng nhau hoạt động vì mục tiêu chung của công ty Gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với công việc được giao Để thực hiện được điều đó, công ty cần có một số điều kiện sau:
Phải có chi phí đào tạo, chi phí này rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, các chương trình đào tạo Chi phí đào tạo bao gồm có chi phí cho cơ sở vật chất, thiết bị học tập, chi phí cho cán bộ giảng dạy,…
Chi phí này công ty trích một tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận công ty để lập quỹ đào tạo, ngoài chi phí như cơ sở vật chất, thiết bị học tập, chi phí cán bộ giảng dạy,…công ty có thể khuyến khích cho công nhân là trong quá trình đào tạo sẽ cung cấp đầy đủ các thiết bị học tập cần thiết như vải để thực hành…và cuối khóa đào tạo công ty sẽ thưởng cho công nhân một ít tiền tùy theo quỹ của công ty có thể
Có nơi đào tạo, có thể đào tạo ngay ở trong công ty, có thể thuê đào tạo bên ngoài Công ty cần xác định vị trí đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công nhân đi lại, ăn ở, học tập,…Đối với công ty CPXDSX & TM Nam Đức chủ yếu là nữ, do vậy cơ sở học tập nên đặt tại công ty để tạo điều kiện cho công nhân tham gia đầy đủ
Có nhận thức, cam kết đúng đắn của công nhân trong quá trình đào tạo Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình học tập của công nhân Trong quá trình đào tạo những người công nhân nhận thức được vai trò của mình là rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm này, ý thức được vấn đề chất lượng là một phần của nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng toàn bộ quá trình Do đó, họ tự giác hơn trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm may của công ty
Biểu số 3.2: Chi phí đào tạo CBCNV
STT Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Chi phí thuê hội trường, địa điểm đào tạo 3 buổi 1.000.000 3.000.000
2 Chi phí thuê chuyên gia, cán bộ đào tạo 3 buổi 3.000.000 9.000.000
3 Chi phí biên soạn tài liệu học tập 1 người 1.000.000 1.000.000
4 Chi phí in ấn tài liệu học tập 133 bộ 50.000 6.650.000
5 Chi phí nước uống, các chi phí phát sinh khác 2.000.000
Kết thúc khoá học, ban lãnh đạo công ty đánh giá cao những kết quả mà khoá đào tạo đạt được là trang bị cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho công ty mình
3.2.2 Đổi mới trang thiết bị, đồng bộ hóa dây chuyền
Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nó là phương tiện để công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao Máy móc thiết bị là công cụ để tạo ra sản phẩm, một máy móc thiết bị nào đó cũ, lạc hậu, lỗi thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của cả một dây chuyền, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ kém đi
Việc đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn cho công ty bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này cần huy động ở đâu cho đủ vẫn là vấn đề nan giải Hơn nữa, khi đổi mới trang thiết bị và mở rộng sản xuất rồi thì lại phải làm sao cho máy móc làm việc liên tục, tránh tình trạng phải ngừng hoạt động do thiếu việc Trước mắt công ty cần đầu tư có trọng điểm để tạo điều kiện huy động thêm nguồn vốn Trong năm vừa qua, công ty bắt đầu đổi mới, bổ sung thêm nhiều máy móc thiết bị của Nhật và Đức là hai cường quốc khoa học tiên tiến trên thế giới
Có thể nói, việc đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ ở công ty cổ phần xây dựng sản xuất và thương mại Nam Đức là việc làm cần thiết nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
Bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị công nghệ, công ty cần khuyến khích người lao động tìm ra những bất cập, những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng như dây chuyền sản xuất không đồng bộ, công nhân thiếu trách nhiệm trong công việc,… để góp phần hoàn thiện và cải tiến chất lượng Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, qua quá trình tự động hóa diễn ra ngày càng nhanh và xác định sự thiếu đồng bộ như thế nào, ở bộ phận nào để đưa ra ý kiến đề xuất nên đầu tư vào những bộ phận nào, chi phí ra sao,… đồng thời sẽ giảm được lao động thủ công, lao động chân tay,con người sẽ đỡ vất vả trong công việc