1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngoại y học cổ truyền đại cương bệnh ngoại khoa y học cổ truyền

10 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 274,57 KB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI CƯƠNG BỆNH NGOẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

1 Sơ lược lịch sử ngoại khoa y học cổ truyền

Ngoại khoa đời xưa còn gọi là dương khoa Từ đời nhà Chu đã hình thành môn chữa bệnh dùng thầy thuốc Dương y (thầy thuốc ngoại khoa) để chữa các bệnh thũng dương, hội dương, kim dương, chiết dương Phạm vi chủ trị của khoa này rất rộng như: những bệnh của tổ chức ở phần ngoài cơ thể, hoặc ở nội tạng nào phát sinh những chứng trạng cục bộ như: đau, ngứa, sưng thũng, làm mủ, như trong các bệnh: đinh nhọt, tràng nhạc, bướu cổ, các bệnh ở mắt, tai, mũi miệng, cho đến những bệnh bị thương vì gươm đao, vì đòn, ngã, bỏng, trùng thú cắn v.v… đều có thể gọi là bệnh ngoại khoa Nhưng do sự phát triển của y học, sự phân công chuyên môn ngày càng đi sâu nên ngày nay ngoại khoa YHCT được thu hẹp hơn

Từ thế kỷ thứ XIV, trong “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh đã ghi chép ngoại khoa bao gồm cả “thương khoa và dược vật ứng dụng” Trong phần “bị thương vì đánh đập”, ông đã nêu ra 13 chứng với 35 bài thuốc theo các cách dùng: ngâm, rửa, rịt, bôi, và uống cho bệnh nhân thuộc dương khoa

Thế kỷ XVIII, trong “Bách gia chân tàng” thuộc Y tôn tâm lĩnh của Lê Hữu Trác đã nêu các phương thuốc của 16 chứng thuộc dương khoa trong đó có thương khoa Trong các phương thuốc cổ truyền, có nhiều phương thuốc đơn giản, thường dùng trong nhân dân như: vấp ngã sưng đau thì bóp bã chè tươi, và muối, dùng lá cúc tần và muối giã nhỏ đắp vùng đụng dập, dùng nước gỗ vang sắc với bã chè ngâm vùng chấn thương Chảy máu thì dùng lông cu li hoặc mạng nhện để đắp Bong gân thì rịt lá náng và bó mo cau v.v…

2 Một số khái niệm chung trong ngoại khoa Y học cổ truyền

Bệnh ngoại khoa YHCT (còn gọi là Dương khoa) gồm: Bệnh ở da (dị

Trang 2

Nguyên nhân gây bệnh ngoại khoa: nếu là mụn nhọt, lỗ rò thì do độc tà gây nên (phong độc, thấp độc, hỏa độc) Nếu là hạ trĩ thì do ăn uống sinh hoạt lao động Nếu là thương khoa thì do đâm chém, đạn bắn, bom mìn, đánh đập, ngã, tai nạn lao động v.v…

Chẩn đốn bệnh cần tìm triệu chứng tồn thân với triệu chứng tại chỗ đi đến kết luận thuộc âm chứng hay dương chứng Những bệnh thuộc dương chứng thường phát ra cấp tính, có sưng nóng đỏ, sốt, mạch sác Thường gặp trong các bệnh như: mụn nhọt, đinh râu, viêm tuyến vú, viêm cơ… Những bệnh thuộc âm chứng thường có tính chất mạn tính, có sưng nhưng không nóng đỏ, như: apxe lạnh, khối u…Cần chẩn đoán chính xác vị trí bị bệnh, tính chất của tổn thương, giai đoạn bệnh để điều trị cho phù hợp Điều trị bệnh dương khoa cần phối hợp chữa tại chỗ với chữa toàn thân điều chỉnh thăng bằng âm dương khí huyết tạng phủ kinh lạc

3 Biện chứng trong ngoại khoa Y học cổ truyền

3.1 Biện chứng về âm dương

Loại Dương chứng Âm chứng

Phát bệnh Nhanh Chậm

Sắc da Đỏ Không thay đổi, trắng bệch

Nhiệt độ da Nóng Mát, không thay đổi

Độ sưng Sưng Không sưng, lõm

Phạm vi sưng Chân nhọt thu lại Chân nhọt tán ra

Độ cứng mềm Cứng, mềm vừa Rất cứng hoặc rất mềm

Cảm giác đau Rất đau, không thích ấn Không đau hoặc đau âm ỉ

Nhọt loét Ở da, cơ, mạch máu Gân xương

Tính chất mủ dịch Mủ dịch đặc Mủ dịch loãng

Trang 3

Triệu chứng toàn thân Bắt đầu sốt, ớn lạnh, khát, chán ăn, táo bón, nước tiểu vàng, bứt rứt Bắt đầu không rõ, lúc làm mủ thì hơi sốt nhẹ, gò má đỏ, mồ hôi ra Lưỡi Rêu trắng, vàng khô, chất lưỡi đỏ Rêu trắng mỏng, trắng nhầy, chất lưỡi nhạt Mạch Huyền hoạt sác hồng đại Tế nhược, trầm hỗn, vơ lực

Thời gian bị bệnh Ngắn Dài

Tiên lượng Tốt, vết loét dễ liền miệng

Xấu, khó tiêu, vết loét khó liền miệng

3.2 Biện chứng về chứng Phù:

- Phù do hỏa (hỏa thũng): là phù do nhiệt, biểu hiện chứng da sưng đỏ, da mỏng bóng nhuận, cảm thấy nóng như lửa đốt và đau nhức Triệu chứng này gặp trong trường hợp nhọt ở giai đoạn đang viêm cấp tính

- Phù do hàn (hàn thũng): phù cứng như gỗ, không đỏ, không nóng, thường kèm theo đau nhức, sắc da trắng bệch (hàn ngưng khí trệ) hoặc xanh tối (do hàn ngưng huyết ứ) hoặc sắc da không thay đổi Gặp trong chứng thốt thư (viêm tắc động mạch chi) hoăc đơng sang (bỏng da do lạnh)

- Phù do phong (phong thũng): Phù nông, phát bệnh cấp và lan nhanh hoặc di chuyển Gặp trong dị ứng mày đay (phong chẩn)

- Phù do thấp (thấp thũng): thường có 3 loại

+ Thủy thấp ứ trệ ở da: trên da nổi lên các mụn nước trắng hoặc vàng, lúc vỡ chảy nước Gặp trong các chứng thủy đậu, chàm nước…

+ Thủy thấp tích tụ thành bọc, da bóng Gặp trong chứng tinh hoàn tràn dịch, các nang nước

Trang 4

- Khí thũng: Da căng nhưng mềm, không đỏ không nóng Gặp trong bướu cổ đơn thuần (khí anh)

- Uất thũng: màu da không đỏ không nóng, khối u cứng như đá, bề mặt nham nhở Gặp trong các chứng như: nhũ nham (ung thư vú), chứng thất vinh (ung thư di căn hạch cổ)

- Huyết thũng: gặp do té ngã, máu chảy dưới da, màu da bầm tím

- Nùng thũng: ấn ngón tay vào thấy bập bềnh, đau, màu da trắng đục hoặc trắng xanh Gặp khi nhọt làm mủ

- Hư thũng: sưng phù do khí huyết hư, sưng phù toàn thân, da trắng bệch hoặc xanh nhợt Gặp trong phù dinh dưỡng

3.3 Biện chứng về chứng đau

Theo YHCT đau (thống) là do khí huyết ứ trệ, kinh mạch không thông Thường gặp một số loại đau sau:

- Nhiệt thống: sắc da đỏ, đau, nóng như lửa đốt, gặp lạnh giảm đau, thường gặp trong chứng nhọt giai đoạn đầu (xung huyết)

- Hàn thống: sắc da không đỏ, không nóng, đau nhức, gặp lạnh đau tăng Gặp trong chứng thoát thư (viêm tắc động mạch), đông sang (bỏng lạnh) - Phong thống: vị trí đau không cố định, lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác Chứng này ít gặp trong ngoại khoa

- Khí thống: đau thất thường, lúc vui thì nhẹ lúc tức giận thì nặng lên Gặp trong chứng hiếp thống (đau thần kinh liên sườn)

- Nùng thống: đau cắn nhốt (cắn mủ), đau căng tức liên tục Gặp trong mụn nhọt giai đoạn hóa mủ

- Ứ huyết thống: đau do ứ huyết, cố định một chỗ, ấn vào đau Gặp trong các bệnh đau bụng ngoại khoa như viêm ruột thừa, thủng dạ dày…

- Hư thống: tính chất đau hòa hoãn, không có cảm giác căng tức, xoa ấn dễ chịu Ít gặp trong ngoại khoa

- Thực thống: đau nhiều kèm theo cảm giác căng tức, ấn đau tăng (cự án)

Trang 5

Chứng ngứa gặp trong những bệnh ngoài da, là một triệu chứng chủ quan của người bệnh Ngứa là do các tà khí phong thấp nhiệt gây nên, khí huyết không điều hòa tạo thành

- Ngứa do phong (phong dưỡng): có tính di truyền, dễ thay đổi, thường hay bị nửa người trên, gãi nổi mẩn, hay tróc vảy Gặp trong bệnh mề đay

- Ngứa do thấp (thấp dưỡng): thường nổi mụn phỏng nước (thủy bào), chảy nước vàng có khi lan thành đám như thấp chẩn Vì thấp hướng xuống dưới nên thấp dưỡng thường gặp ở phần dưới cơ thể

- Ngứa do nhiệt (nhiệt dưỡng): da đỏ, nóng, sẩn đỏ thành từng mảng, ngứa nhiều, gặp nóng ngứa tăng lên, gãi dễ chảy máu Gặp trong chứng huyết phong sang (dị ứng)

- Ngứa do trùng thú cắn (trùng dưỡng): ngứa rất khó chịu, như trùng bò trong da, dễ lây lan như bệnh ghẻ, sâu róm, bọ nẹt…

- Hư dưỡng: là chứng ngứa do khí huyết hư, da dày khô, tróc vảy

- Liễm dưỡng: là chứng chốc lở mụn nhọt hoặc vết thương giai đoạn đang lên tổ chức hạt và sắp liền sẹo sinh ngứa do khí huyết lưu thông tốt kích thích lên da non

3.5 Biện chứng về chứng mủ

Sinh mủ là một giai đoạn phát triển của mụn nhọt Nhọt có mủ là chính khí đã chặn được độc tà để bài tiết ra ngoài Thường nhọt đã làm mủ chín sẽ tự chảy ra ngoài hoặc cần phải rạch da tháo mủ, tháo hết mủ mới có thể lành miệng, do đó biện chứng mủ là một phần không thể thiếu trong ngoại khoa - Có mủ: nhọt mềm, ấn đau, có cảm giác bập bềnh

- Không có mủ: nhọt vẫn cứng, ấn đau, hơi nóng

- Mủ ở nông: da nóng đỏ tím, nhọt sưng cao bóng sáng, da mỏng, ấn nhẹ đã đau, bập bềnh rõ

- Mủ ở sâu: mầu da quanh nhọt không thay đổi, chính giữa hơi đỏ, bóng láng, ấn mạnh đau, vùng da bệnh hơi nóng, cảm giác bập bềnh không rõ, có thể dùng chích hút mủ

Trang 6

Nếu bắt đầu mủ vàng đặc, sau đó mủ vàng nước là triệu chứng thu miệng tốt Nếu mủ vàng, trắng, đặc, sắc tươi sáng là khí huyết đầy đủ, dấu hiệu tốt Nếu mủ vàng đục, chất dính, sắc không trong là hỏa khí thịnh, thuộc chứng thuận Nếu mủ vàng, trắng, loãng, trong là khí huyết tuy hư nhưng chưa phải là chứng bại Nếu mủ sắc xanh đen, loãng, là chứng độc tụ lâu ngày, có khả năng làm tổn thương gân cốt Nếu trong mủ có ứ huyết, sắc tím thành cục là huyết lạc bị tổn thương

- Khí vị của mủ: Mủ thường có mùi tanh Nếu tanh hơi thối, chất lỗng, phần lớn thuộc chứng nghịch, và thường là chứng ăn sâu vào xương

3.6 Biện chứng vềchứng tê dại

Tê dại là không còn cảm giác đau, ngứa, do khí huyết vận hành trở ngại hoặc độc tà thịnh, trong ngoại khoa thường gặp ở những trường hợp cá biệt:

- Chứng đinh sang, nhọt độc có đầu, nhọt sưng cứng màu sẫm, tê dại khơng biết đau, kèm theo triệu chứng tồn thân nặng là do độc tà thịnh dễ gây nhiễm độc toàn thân (YHCT gọi là tấu hoàng hoặc nội hãm)

- Chứng hủi (ma phong), tắc mạch chi (thoát thư) là do khí huyết ứ trệ lâu ngày gây loét, rất khó liền miệng

3.7 Biện chứng về chứng loét

Chứng nhọt đã vỡ loét gọi là hội dương Do cơ thể khí huyết thịnh suy, tính chất bệnh lý khác nhau mà chứng loét biểu hiện về màu sắc và hình thái khác nhau, cách phòng trị và tiên lượng cũng khác nhau

- Hình thái loét:

Loét mủ độc: chân loét nhỏ miệng rộng, bờ nghiêng như ung thư, đinh nhọt (tiết sang)

Loét chứng Sang Lao (âm sang): bờ loét khoét sâu dưới da như chứng lao hạch (loa lịch), Lưu đờm (lao xương khớp)

Loét dinh dưỡng: bờ loét trên dưới đều, thường sâu vào tận xương, tổ chức hạt thường sắc tái nhợt Gặp trong chứng loét hủi, loét sâu quảng

Trang 7

Loét do dị vật: ở miệng vết loét có thịt lồi lên kèm theo chảy mủ, gặp trong chứng chín mé (giáp thư) hoặc chứng viêm xương tủy (phụ cốt thư, vô đầu thư) cùng các loại dị vật khác gây loét

Lỗ dò: Là nhọt có một hoặc nhiều lỗ nhỏ có mủ chảy, lâu ngày lỗ chỗ có lồi thịt, da xung quanh lõm xuống hoặc sờ thấy những cục cứng Gặp trong dò hậu môn, do dị vật, do phẫu thuật nhiêm khuẩn

- Màu sắc của loét:

Loét mà sắc đỏ tươi màu như quả thạch lựu, tươi nhuận là khí huyết đầy đủ, loét chóng lành

Loét mà sắc đỏ như máu là hỏa độc thịnh, huyết nhiệt

Loét mà thịt sắc xanh tối, da quanh loét mát, nước mủ loãng , lâu chưa lành miệng là dương khí hư hàn hoặc do ngoại cảm phong hàn

Loét mà sắc thịt hồng nhạt là khí huyết bất túc, tổ chức hạt mọc chậm Loét mà tổ chức hạt trắng bệch, bóng như gương là khí huyết khô kiệt, tiên lượng xấu

Loét sắc tím thâm là độc khí thịnh hoặc khí huyết ứ trệ Loét mà sắc đen cháy là da thịt hoại tử

Loét mà trên mặt phủ một lớp mủ màu vàng hoặc trắng là rêu mủ, là đang có nhiệt độc hoặc thấp nhiệt kèm theo

Loét mà tổ chức hạt mọc cao hơn da mà không tự tiêu tức thịt lồi

Loét mà sắc đen lõm xuống , không có mủ, quanh da màu đỏ sẫm, sưng to ra là nhiệt đã đi vào phần huyết (chứng đinh nhọt gây nhiễm trùng huyết)

3.8 Biện chứng về lành dữ, thuận nghịch

Trang 8

3.8.1 Biện chứng về lành dữ

Về lành dữ có năm điểm lành bảy điểm dữ (theo sách “Dương khoa tuyển túy” là tổng kết kinh nghiệm của người xưa trong khi điều trị trên lâm sàng Chủ yếu là nắm vững biểu hiện của bệnh lúc đó để tiên lượng được sự lành dữ của ung nhọt

Năm điểm lành là:

- Tâm lành (Tâm thiện): Tinh thần tỉnh táo, khoan khối, tiếng nói hịa nhã, thơng suốt, lưỡi nhuận, mụn nhọt tuy đau mà không khát, không có hiện tượng buồn bực, trằn trọc, ngủ bình thường

- Can lành (Can thiện): Thân thể nhẹ nhàng, không tức giận, không sợ, móng tay chân đỏ nhuận, nhị tiện thông lợi, khi nằm thức dậy đều yên tĩnh - Tỳ lành (Tỳ thiện): Sắc môi tươi nhuận, ăn uống biết ngon, mủ vàng đặc mà không hôi thối, đại tiện điều hòa, môi miệng nhuận hoạt, ăn uống tốt - Phế lành (Phế thiện): Tiếng nói sang sảng, không ho, không khó thở, hô hấp điều hòa, sắc da tươi nhuận.

- Thận lành (Thận thiện): Không sốt về chiều, miệng và răng nhuận, tiểu tiện trong, đêm ngủ ngon giấc

Bảy chứng dữ là:

- Tâm dữ (Tâm ác): Thần chí hôn mê, tâm phiền, lưỡi khô, màu nhạt, tím

đen, nói không rõ ràng, mụn nhọt màu đen bầm

- Can dữ (Can ác): Cơ thể cứng đờ, mắt khó nhìn thẳng, nhọt chảy nước máu, hồi hộp co giật

- Tỳ dữ (Tỳ ác): Cơ thể gày mòn, nhọt lõm, mủ hôi thối, không muốn ăn uống - Phế dữ (Phế ác): Da khô đờm nhiều, nói nhỏ, thở khó, cánh mũi phập phồng - Thận dữ (Thận ác): Khát đòi uống nước, sắc mặt xạm đen, họng khơ, tinh hồn co rút

- Bại tạng phủ: Cơ thể phù thũng, nôn mửa, nấc cụt, bụng sôi, tiêu chảy, miệng loét lan rộng

Trang 9

3.8.2 Biện chứng về thuận nghịch

- Chứng thuận: Mụn nhọt giai đoạn đầu từ nhỏ, to dần sưng cao, nóng đỏ đau, chân nhọt không lan rộng Sang giai đoạn làm mủ thì đỉnh cao, gốc thu lại, da mỏng bóng, làm mủ dễ Sang giai đoạn vỡ mủ thì mủ trắng vàng đặc sắc tươi, không thối, chất hoại tử dễ thoát ra, sưng giảm, đau giảm Giai đoạn thu miệng thì miệng nhọt đỏ tươi, nhuận, thịt non dễ sinh, miệng nhọt thu lại, cảm giác bình thường

- Chứng nghịch: Mụn nhọt giai đoạn đầu đỉnh nhọt tán ra không đau, không nóng Giai đoạn làm mủ đỉnh nhọt mềm lõm, sưng cứng tím tối không làm mủ Giai đoạn sau loét da, thịt cứng không có mủ, chảy nước máu, sưng đau không giảm Giai đoạn thu miệng thì nước mủ lỗng, chất thối thốt ra, thịt non khơng mọc, nhọt có mùi thối, miệng nhọt lâu ngày không liền, không đau, không ngứa

3.9 Biện chứng về kinh lạc

Ung nhọt tuy mọc ở phần biểu của cơ thể nhưng lại có quan hệ với kinh lạc, tạng phủ, vì vậy nếu nắm được học thuyết kinh lạc thì mới có thể dựa trên đường vận hành của kinh lạc mà suy đoán được vị trí phát bệnh thuộc kinh lạc nào từ đó mới có cách dùng thuốc Nhọt ở đỉnh đầu thì liên quan đến mạch đốc, nhọt ở hai bên đầu thì liên quan đến kinh bàng quang, ở môi thì liên quan đến kinh tỳ, mọc ở sau tai liên quan đến kinh đởm

Dựa theo đặc tính khí huyết nhiều ít của từng đường kinh để tiên lượng việc điều trị dễ hay khó: Nhọt mọc ở những đường kinh nhiều huyết ít khí (như kinh Can, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang) và những kinh nhiều khí nhiều huyết (Vị, Đại trường) thì dễ trị hơn Nhọt mọc ở những đường kinh nhiều khí ít huyết (Đởm, Thận, Tâm, Phế, Tỳ) thì khó trị hơn

3.10 Biện chứng về mạch

Trong quá trình ung nhọt thì trước khi vỡ mủ, mạch nên hữu dư, nhọt chưa vỡ mà mạch hữu dư là dấu hiệu nhiệt khí đang thịnh; sau khi vỡ mủ mạch nên bất túc vì khi đó chính khí đã hư

Trang 10

3.11 Biện chứng về khí huyết

- Khí: Khí là chất cơ bản duy trì sự sống của con người, khí có mặt khắp mọi nơi

của cơ thể Khí có tác dụng thúc đẩy huyết, thúc đẩy công năng tạng phủ và kinh lạc hoạt động Trong dương khoa, khí phụ trách để thoát mủ, làm vết thương sạch đẹp Nếu khí trệ thì đau chướng Khí chưa hư thì đau ít, mủ thoát dễ, vết thương tươi sạch Nếu khí đã hư vết thương bẩn, khó thoát mủ, vết thương nhợt nhạt

- Huyết: Huyết được tạo thành do tinh hoa của thủy cốc, được Tỳ vận hóa, mặt

khác huyết còn do tinh được tàng trữ ở thận sinh ra Huyết được khí thúc đẩy đi trong lòng mạch ni dưỡng tồn thân, bên trong là lục phủ ngũ tạng, bên ngoài là bì phu cơ nhục Trong dương khoa, huyết phụ trách nóng đỏ, chảy máu, chảy nước vàng, liền vết thương Nếu huyết đủ thì máu chảy dễ cầm, vết thương khô, sạch miệng, chóng liền

3.12 Biện chứng về tạng phủ

Bệnh càng để lâu thì càng ảnh hưởng tới tạng phủ, đồng thời tình trạng thịnh suy của chức năng tạng phủ cũng tác động đến sự hàn gắn các tổn thương nhanh hay chậm

- Tạng Can: Can tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân, khai khiếu ra mắt Chấn thương làm tổn thương huyết, bầm dập cân làm ảnh hưởng tới can Khi chức năng của can tốt, các tổn thương của cân sẽ nhanh chóng được phục hồi

- Tạng Tỳ: Tỳ vận hóa đồ ăn thức uống và vận hóa thủy thấp, Tỳ nhiếp huyết, Tỳ chủ về cơ nhục tứ chi, Tỳ khai khiếu ra miệng vinh nhuận ra môi Chấn thương làm bầm dập cơ nhục gây tổn hại đến Tỳ Khi chức năng của Tỳ tốt, các tổn thương của cơ nhục sẽ nhanh chóng được phục hồi

- Tạng Tâm: Tâm chủ về huyết mạch Khi chức năng tạng tâm tốt thì chảy máu trong chấn thương sẽ chóng cầm lại được, sự tăng sinh của các mạch máu mới để nuôi dưỡng tổ chức tổn thương sẽ nhanh hơn, tổn thương sẽ nhanh hồi phục hơn

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:18

w