1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chuyển đổi số tới khả năng chống chịu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của chuyển đổi số tới khả năng chống chịu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Phạm Thu Trang
Trường học Học viện Ngân hàng
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 679,96 KB

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của chuyển đổi số được đo lường bởi cường độ kỹ thuật số, cường độ quản lý chuyển đổi số tới các khía cạnh của khả năng chống chịu của tổ chức bao gồm nhận biết tình huống, quản lý các lỗ hổng then chốt, và khả năng thích nghi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

Trang 1

Tác động của chuyển đổi số tới khả năng chống chịu

của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm Thu Trang

Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 24/07/2023 Ngày nhận bản sửa: 06/11/2023 Ngày duyệt đăng: 24/11/2023

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của chuyển đổi số được

đo lường bởi cường độ kỹ thuật số, cường độ quản lý chuyển đổi số tới các khía cạnh của khả năng chống chịu của tổ chức bao gồm nhận biết tình huống, quản lý các lỗ hổng then chốt, và khả năng thích nghi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi từ 412 nhân viên của 17 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022 và sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Kết quả khảo sát cho thấy cường độ kỹ thuật số và cường độ quản lý chuyển đổi số đều tác động tích cực đến tất cả các khía cạnh của khả năng chống chịu Kết quả nghiên cứu này đặt ra những hàm ý tới thực tiễn triển khai chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ khóa: Chuyển đổi số, Khả năng chống chịu của tổ chức, Ngân hàng thương mại, Việt Nam

The impact of digital transformation on organizational resilience of Vietnamese commercial banks

Abstract: The purpose of this study is to examine the impact of digital transformation measured by digital

intensity and transformation management intensity on dimensions of organizational resilience, including

situational awareness, management of keystone vulnerabilities, and adaptive capacities in Vietnamese

commercial banks This study surveyed 412 employees from 17 Vietnamese joint stock commercial banks

from January 2022 to May 2022 and employed structural equation modeling (SEM) The results showed that

digital intensity and transformation management intensity positively impacted all dimensions of organizational

resilience These findings provide several practical implications for Vietnamese commercial banks

Keywords: Digital transformation, Organizational resilience, Commercial banks, Vietnam

Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.12.2573

Pham, Thu Trang

Email: trangpt@hvnh.edu.vn

Banking Academy of Vietnam

Trang 2

1 Giới thiệu

Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Ngân

hàng là tất yếu với việc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch

chuyển đổi số của Ngành đến năm 2025 và

tầm nhìn đến năm 2030 (Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam, 2021) Trên thế giới, 2/3

người trưởng thành đã sử dụng hoặc tiếp

nhận thanh toán kỹ thuật số, với 36% trong

số họ đã nhận thanh toán trực tiếp vào tài

khoản, trong đó 83% đã sử dụng các dịch

vụ ngân hàng điện tử (World Bank, 2022)

Dựa trên xu hướng này, các ngân hàng

thương mại Việt Nam đang tiến hành quá

trình chuyển đổi số với 81% trong số họ đã

xác định và triển khai chiến lược chuyển

đổi số Đáng chú ý, 88% ngân hàng đã lựa

chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách

hàng và nghiệp vụ nội bộ hoặc thậm chí số

hóa toàn bộ quá trình, trong khi chỉ có 6%

dự kiến tập trung vào việc số hóa kênh giao

tiếp khách hàng (Phạm Tiến Dũng, 2021).

Chuyển đổi số được định nghĩa là một quá

trình nhằm cải thiện một thực thể (ví dụ:

tổ chức) bằng cách kích hoạt những thay

đổi đáng kể đối với các thuộc tính của thực

thể đó thông qua sự kết hợp của công nghệ

thông tin, điện toán, truyền thông và kết nối

(Vial, 2021) Khả năng chống chịu của tổ

chức là năng lực của một tổ chức để chống

lại sự gián đoạn kinh doanh lớn do các sự

kiện không lường trước được, bất ngờ hoặc

thảm khốc, dẫn đến hệ thống của tổ chức

vượt quá giới hạn dịch vụ theo kế hoạch mà

không bị tổn thất nghiêm trọng (Hillmann

& Guenther, 2021)

Mối quan hệ giữa các khía cạnh của chuyển

đổi số tới các khía cạnh của khả năng

chống chịu của tổ chức đã được nghiên cứu

(He et al., 2022; Putritamara et al., 2023;

Robertson et al., 2022) Những nghiên cứu

này có kết quả không thống nhất Cụ thể,

He et al (2022) cho rằng cường độ kỹ thuật

số không tác động tới nhận thức tình huống

và khả năng thích ứng, trong khi Robertson

et al (2022) khẳng định hai khía cạnh của chuyển đổi số là cường độ kỹ thuật số tác động đến nhận thức tình huống và khả năng thích ứng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trước cho thấy tác động của chuyển đổi số không thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau Putritamara et al

(2023) nghiên cứu các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, và vừa nuôi ong tại Indonesia khám phá ra rằng chuyển đổi số không tác động tới khả năng chống chịu của tổ chức

ở doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ phi hộ gia đình, nhưng tác động tích cực đến các doanh nghiệp nhỏ hộ gia đình và doanh nghiệp vừa Cuối cùng, cấu trúc biến của khả năng chống chịu của tổ chức được dùng trong các nghiên cứu này không rõ ràng He et al (2022) cho thấy khả năng chống chịu có cấu trúc gồm 2 biến trong

đó nhận thức tình huống và khả năng thích ứng được gộp thành 1 biến là đóng góp của

cá nhân, trong khi Robertson et al (2022) cho rằng khả năng chống chịu có cấu trúc 3 biến: nhận thức tình huống, quản lý lỗ hổng then chốt, và khả năng thích ứng.

Nghiên cứu này đóng góp vào nghiên cứu

về chuyển đổi số và khả năng chống chịu

trên các khía cạnh sau Thứ nhất, nghiên

cứu này dự định khẳng định cấu trúc của biến khả năng chống chịu của tổ chức tại bối cảnh Việt Nam Mặc dù, Lee et al

(2013) đã để xuất thang đo đo lường khả năng chống chịu của tổ chức gồm nhận biết tình huống, quản lý lỗ hổng then chốt, và khả năng thích nghi tuy nhiên trong nghiên cứu của He et al (2022) cho thấy thang

đo này không có cấu trúc giống như được

đề xuất Vì vậy, cần có nghiên cứu khẳng định cấu trúc biến này tại các bối cảnh khác nhau Theo hiểu biết của tác giả chưa có nghiên cứu nào khẳng định cấu trúc biến

này trong bối cảnh Việt Nam Thứ hai,

Trang 3

nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực ngân

hàng ở Việt Nam Trong các nghiên cứu

trước, theo hiểu biết của tác giả chưa có

nghiên cứu nào về tác động của chuyển đổi

số tới khả năng chống chịu của các ngân

hàng thương mại Việt Nam.

Bài viết được kết cấu gồm các phần (1)

Giới thiệu; (2) Tổng quan nghiên cứu giới

thiệu về lý thuyết xử lý thông tin của tổ

chức, sau đó tác giả giới thiệu các cặp giả

thuyết trong phần tổng quan nghiên cứu;

(3) Phương pháp nghiên cứu; (4) Kết quả

nghiên cứu và cuối cùng (5) Thảo luận về

kết quả và hạn chế nghiên cứu

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Lý thuyết xử lý thông tin tổ chức

Lý thuyết xử lý thông tin của tổ chức

(organizational information processing

theory- OIPT) được Galbraith (1973) đưa

ra nhằm thiết kế tổ chức sao cho hiệu lực

và hiệu quả trong môi trường biến động Lý

thuyết này giả thiết rằng trong bối cảnh môi

trường thay đổi thì nhu cầu xử lý thông tin

của tổ chức tăng lên (Galbraith, 1974) Bên

cạnh đó, lý thuyết này giả định rằng chất

lượng quyết định trong môi trường không

chắc chắn phụ thuộc vào chất lượng thông

tin (Premkumar et al., 2005) Lý thuyết này

xác định ba khái niệm quan trọng: nhu cầu

xử lý thông tin, khả năng xử lý thông tin và

sự phù hợp giữa hai yếu tố này (Premkumar

et al., 2005) Nhu cầu xử lý thông tin được

định nghĩa là khoảng cách giữa thông tin

cần thiết và thông tin có sẵn cho tổ chức

để ra quyết định (Premkumar et al., 2005)

Năng lực xử lý thông tin là khả năng của

một tổ chức trong việc sử dụng và cấu trúc

thông tin theo cách có ý nghĩa hỗ trợ việc

ra quyết định (Tushman & Nadler, 1978)

Các nghiên cứu đi trước cho thấy hệ thống

công nghệ thông tin là yếu tố quyết định

đối với năng lực xử lý thông tin (Melville

& Ramirez, 2008).

Tổ chức có 2 cách tiếp cận để đối phó với nhu cầu xử lý thông tin trong môi trường không chắc chắn: giảm nhu cầu xử lý thông tin và tăng năng lực xử lý thông tin (Galbraith, 1974) Đối với tiếp cận giảm nhu cầu xử lý thông tin tổ chức có thể phát triển dự trữ nguồn lực hoặc sắp xếp các tác

vụ khép kín (Galbraith, 1973) Đối với tăng năng lực xử lý thông tin tổ chức có thể đầu

tư vào hệ thống thông tin hoặc tạo ra các mối quan hệ phụ (Premkumar et al., 2005)

Lý thuyết xử lý thông tin của tổ chức được

sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về chuỗi cung ứng (Wong et al., 2020), công nghệ thông tin (Gattiker & Goodhue, 2004) Lý thuyết này cũng được sử dụng

để dự đoán mối quan hệ giữa chuyển đổi số

và khả năng chống chịu của tổ chức (Xie et al., 2022; Yu et al., 2021).

2.2 Khả năng chống chịu của tổ chức

Dựa trên cách tiếp cận quản lý quá trình Lee et al (2013) và McManus et al (2008) cho rằng khả năng chống chịu bao gồm nhận biết tình huống, quản lý lỗ hổng then chốt, và khả năng thích nghi Nhận biết tình huống đề cập đến sự hiểu biết và nhận thức của một tổ chức về toàn bộ môi trường hoạt động của tổ chức đó (McManus et al., 2008) Quản lý lỗ hổng then chốt đề cập đến sự quản lý của một tổ chức đối với các khía cạnh chính có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đáng kể trong tình huống khủng hoảng (McManus et al., 2008)

Những lỗ hổng chính như vậy bao gồm cả khía cạnh vận hành và quản lý mà hệ thống phụ thuộc vào (McManus et al., 2008)

Khả năng thích nghi đề cập đến khả năng của một tổ chức trong việc thay đổi chiến lược, hoạt động, hệ thống quản lý, cơ cấu quản trị và khả năng hỗ trợ ra quyết định

Trang 4

để chống lại những xáo trộn và gián đoạn

một cách kịp thời và thích hợp, cả trong

kinh doanh hàng ngày và cả trong các cuộc

khủng hoảng (Starr et al., 2003) Năng

lực thích nghi bao gồm tính linh hoạt và

sáng tạo trong việc vận hành các nhiệm vụ

chính, khả năng thay đổi cấu trúc ra quyết

định (McManus et al., 2008).

2.3 Mức độ trưởng thành kỹ thuật số

Mức độ trưởng thành kỹ thuật số (Digital

maturity) được đo lường bởi cường độ kỹ

thuật số (Digital intensity) và cường độ

quản lý chuyển đổi số (Transformational

management intensity TMI) (Westerman et

al., 2012) Cường độ kỹ thuật số liên quan

đến đầu tư vào các sáng kiến hỗ trợ công

nghệ để thay đổi cách công ty vận hành các

hoạt động thu hút khách hàng, hoạt động

nội bộ và thậm chí cả mô hình kinh doanh

(Westerman et al., 2012) Do đó, việc gia

tăng cường độ kỹ thuật số thúc đẩy các

tổ chức khám phá các cơ hội kỹ thuật số,

cố gắng thu hút khách hàng và điều hành

doanh nghiệp thông qua các công nghệ kỹ

thuật số

Cường độ quản lý chuyển đổi số đề cập

đến khả năng quản trị cần thiết để thúc

đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong tổ chức

(Westerman et al., 2014) Các tổ chức có

cường độ quản lý chuyển đổi số cao thường

bao gồm tầm nhìn, quản trị và văn hóa thích

nghi, điều hành kỹ thuật số nhằm phối hợp

các sáng kiến kỹ thuật số để tối đa hóa lợi

ích kinh doanh (Westerman et al., 2012)

Bên cạnh đó, Westerman et al (2012) cho

rằng cường độ quản lý chuyển đổi số bao

gồm việc khuyến khích trao đổi nội bộ về

kỹ thuật số và sự sáng tạo của nhân viên

thông qua thúc đẩy sáng kiến kỹ thuật số.

2.4 Các giả thuyết nghiên cứu và mô

hình nghiên cứu

2.4.1 Cường độ kỹ thuật số và khả năng chống chịu

Theo OIPT, đầu tư vào kỹ thuật số nâng cao khả năng xử lý thông tin của tổ chức (Galbraith, 1973) Trong khi năng lực xử

lý thông tin là nhân tố quyết định đến khả năng chống chịu của tổ chức (Dubey et al., 2021) Vì vậy, có thể giả thuyết rằng cường

độ kỹ thuật số tác động tích cực đến khả năng chống chịu của tổ chức.

Thông qua đầu tư vào kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tình huống của mình Đầu tư vào kỹ thuật số giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường biến động, bất định, phức tạp và mơ

hồ (Volatility, Uncertainty, Complexity, Ambiguity) và dự đoán tình huống với sự

hỗ trợ của công nghệ AI và Icloud (Gupta

et al., 2022; Troise et al., 2022) Công nghệ

kỹ thuật số cải thiện chuỗi cung ứng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng (Consoli, 2012; Wu, 2010) Do đó, cường độ kỹ thuật

số cao giúp tổ chức hiểu rõ hơn môi trường của mình và nhận biết tình huống tốt hơn.

Đầu tư vào các ứng dụng kỹ thuật số giúp doanh nghiệp phối hợp các nguồn lực bên trong dễ dàng và linh hoạt hơn từ đó nâng cao được mức độ quản lý lỗ hổng then chốt

và tiếp tục cung cấp dịch vụ chống lại những điều kiện nghịch cảnh (He et al., 2022; Yu

et al., 2021) Đầu tư vào công nghệ kỹ thuật

số giúp doanh nghiệp quản lý được chuỗi cung ứng của mình (Consoli, 2012) Ngoài

ra, đầu tư và sử dụng các phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ với khách hàng (Wu, 2010) Vì vậy, có thể giả thuyết rằng Cường độ kỹ thuật số tác động tích cực đến quản lý lỗ hổng then chốt.

Thông qua hệ thống công nghệ thông tin các chuyên gia ở các địa điểm khác nhau

có thể giúp đỡ khắc phục được điểm yếu trong thời kỳ khủng hoảng đồng thời cung cấp so sánh chuẩn nội bộ (benchmarking)

Trang 5

(Andersson et al., 2019) Đồng thời, công

nghệ thông tin hỗ trợ kinh doanh liên tục

trong thời kỳ gián đoạn (Chewning et al.,

2013) Cường độ kỹ thuật số cao cung cấp

thông tin cho từng bộ phận để đối phó với

khủng hoảng (Andersson et al., 2019) Số

hóa giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh

hơn với tình huống khẩn cấp bởi vì họ đã

có dữ liệu trong quá khứ (Miceli et al.,

2021) Vì vậy, có thể giả thuyết rằng cường

độ kỹ thuật số ảnh hưởng tích cực đến khả

năng thích nghi

Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh

cường độ kỹ thuật số tác động đến ba khía

cạnh của khả năng chống chịu đã được

chứng minh từ nghiên cứu Robertson et al

(2022) và có nghiên cứu chứng minh rằng

cường độ kỹ thuật số chỉ tác động đến quản

lý lỗ hổng then chốt (MKV) mà không tác

động đến hai khía cạnh còn lại (He et al.,

2022) Tuy nhiên, các công ty được trang bị

công nghệ thông tin đã chứng tỏ khả năng

chống chịu mạnh mẽ hơn trong đại dịch

COVID-19 (Wakabayashi et al., 2020) so

với những công ty không có.

Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra

giả thuyết như sau:

Giả thuyết H 1 : Cường độ kỹ thuật số tác

động đến các khía cạnh của khả năng

chống chịu của các ngân hàng thương mại

Việt Nam

Cụ thể:

H 1a : Cường độ kỹ thuật số tác động tích

cực đến nhận biết tình huống của các ngân

hàng thương mại Việt Nam

H 1b : Cường độ kỹ thuật số tác động tích cực

đến quản lý lỗ hổng then chốt của các ngân

hàng thương mại Việt Nam

H 1c : Cường độ kỹ thuật số tác động tích cực

đến khả năng thích nghi của các ngân hàng

thương mại Việt Nam

2.4.2 Cường độ quản lý chuyển đổi số và

khả năng chống chịu

Cường độ quản lý chuyển đổi số cải thiện khả năng chống chịu của tổ chức Một mặt, việc tăng cường độ quản lý chuyển đổi số có thể thúc đẩy các cá nhân chủ động theo dõi sự thay đổi của môi trường

và phát triển các chiến lược đổi mới (liên quan đến nhận biết tình huống và khả năng thích nghi) Nâng cao cường độ quản lý chuyển đổi số có thể trang bị cho một công

ty tầm nhìn, quản trị và văn hóa mang tính chuyển đổi Tầm nhìn kỹ thuật số được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về những thay đổi bên ngoài và tình hình hiện tại của tổ chức (Westerman et al., 2014) Tầm nhìn này giúp nhân viên hình dung về lý do tại sao cần phải thay đổi và làm thế nào để đạt được nó, cho phép nhân viên biến tầm nhìn

kỹ thuật số thành hiện thực (Westerman

et al., 2012) Đồng thời, cường độ quản

lý chuyển đổi số cao yêu cầu các tổ chức quản lý hành vi của nhân viên phải đồng bộ với tầm nhìn (Westerman et al., 2014) đảm bảo rằng các hoạt động kỹ thuật số đang đi đúng hướng trong thời kỳ hỗn loạn Thông qua tầm nhìn kỹ thuật số và sự tham gia của nhân viên, các tổ chức xây dựng văn hóa kỹ thuật số có suy nghĩ và hành vi khác biệt, thúc đẩy nhân viên phát triển năng lực và phát triển các giải pháp sáng tạo để đối phó với khủng hoảng (Kane et al., 2017) Mặt khác, cường độ quản lý chuyển đổi số cao cho phép các tổ chức dịch vụ tận dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài tốt hơn, từ

đó tăng khả năng kiểm soát có hệ thống đối với khả năng chống chịu của tổ chức (kết hợp với kiểm soát các điểm hổng chủ chốt).

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ giữa cường độ quản lý chuyển đổi số và các khía cạnh của khả năng chống chịu (He et al., 2022).

Từ những lập luận kể trên tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H 2 : Cường độ quản lý chuyển đổi số tác động tích cực đến các khía cạnh

Trang 6

của khả năng chống chịu của các ngân hàng

thương mại Việt Nam

Cụ thể:

H 2a : Cường độ quản lý chuyển đổi số tác

động tích cực đến nhận biết tình huống của

các ngân hàng thương mại Việt Nam

H 2b : Cường độ quản lý chuyển đổi số tác

động tích cực đến quản lý lỗ hổng then chốt

của các ngân hàng thương mại Việt Nam

H 2c : Cường độ quản lý chuyển đổi số tác

động tích cực đến khả năng thích nghi của

các ngân hàng thương mại Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Mẫu nghiên cứu

Bảng hỏi khảo sát được chọn lọc từ các

nghiên cứu trước và được thiết kế trên nền

tảng google form (link bảng hỏi: https://

forms.gle/LXEuKpsbpATB7rR6A) Bảng

hỏi ban đầu được gửi cho 40 người làm

việc lâu năm trong hệ thống ngân hàng,

chủ yếu là nhân viên, quản lý thuộc trung

tâm công nghệ thông tin của các ngân hàng

thương mại, để qua đó điều chỉnh cho phù

hợp Do khả năng tiếp cận đối tượng và

quy định bảo mật thông tin của các ngân

hàng, nhóm tác giả sử dụng phương pháp

snowball để khảo sát đại trà Khảo sát 17

ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022 đã thu

về tổng số 452 phiếu, loại 40 phiếu do thiếu

thông tin, số quan sát còn lại là 412 (mô tả

thống kê biến thể hiện tại Bảng 1).

Sau đó, tác giả tiến hành mã hoá các biến, chuyển biến đảo thành biến thuận, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định, và phân tích mô hình cấu trúc sử dụng phần mềm SPSS 26 và SPSS AMOS 25

3.2 Thang đo trong nghiên cứu

Bảng 2 thể hiện mô tả thang đo và biến

Bảng 2 Thang đo trong nghiên cứu

Nhận biết tình huống

SA1 Trong một ngày bình thường, mọi người tương tác thường xuyên để biết những gì đang diễn ra trong ngân hàng của chúng tôi He et al

(2022) và McManus (2008) SA2 Các nhà quản trị tích cực lắng nghe các vấn đề trong ngân hàng của chúng tôi vì điều đó giúp họ phản ứng tốt hơn với thay đổi

Bảng 1 Mô tả nhân khẩu học của mẫu

nghiên cứu

Tiêu chí Thang đo suất Tần Tỷ lệ (%)

2 Độ tuổi

18-30 tuổi 170 41,3

3 Kinh nghiệm

Dưới 5 năm 146 35,5

21 năm trở lên 11 2,7

4 Vị trí công tác

Quản lý cấp cao 4 1,0 Quản lý cấp trung 62 15,0 Quản lý cấp cơ sở 125 30,3

5 Trình độ học vấn Đại học 313 76,0

Sau đại học 99 24,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát

Trang 7

Mã hoá Biến quan sát Được lấy từ nghiên cứu

SA3 Ngân hàng của chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ tác động của các cuộc khủng hoảng bên ngoài như thiên tai/khủng hoảng tài chính/đại dịch… đối với chúng tôi

He et al

(2022) và McManus (2008)

SA4 Trong ngân hàng của chúng tôi, chúng tôi nhận thức được mức độ phụ thuộc lĩnh vực này đối lĩnh vực khác

SA5 Ngân hàng của chúng tôi nhận thức được rằng cuộc khủng hoảng trong ngân hàng của chúng tôi sẽ ảnh hưởng đến các công ty/ đối tác khác như thế nào

SA6 Ngân hàng chúng tôi chủ động theo dõi những gì đang xảy ra trong ngành để có cảnh báo sớm về các vấn đề mới nổi

Quản lý lỗ hổng then chốt

MKV1 Tôi tin rằng ngân hàng của chúng tôi có đủ nguồn lực nội bộ để hoạt động thành công trong quá trình kinh doanh như thường lệ trong thời kỳ khủng hoảng

He et al

(2022) và McManus (2008)

MKV2 Ngân hàng của chúng tôi chủ động quản lý các lĩnh vực công dựa vào các công ty/ đối tác khác

MKV3 Ngân hàng của chúng tôi giữ liên lạc với các công ty mà chúng tôi phải hợp tác trong cuộc khủng hoảng

MKV4 Ngân hàng của chúng tôi hiểu mối quan hệ với các công ty/ đối tác khác trong cùng ngành hoặc cùng địa điểm và chủ động quản lý các mối quan hệ đó

Khả năng thích nghi

AC1 Một trong những ưu tiên của ngân hàng là nhân viên có thông tin và kiến thức họ cần để ứng phó với các vấn đề không mong muốn phát sinh

He et al

(2022) và McManus (2008)

AC2 Trong ngân hàng của chúng tôi, nếu điều gì đó bất thường xảy ra, mọi người biết ai có chuyên môn để ứng phó

AC3 Trong ngân hàng của chúng tôi, nhân viên được khen thưởng vì suy nghĩ sáng tạo

AC4 Ngân hàng của chúng tôi có thể chuyển đổi nhanh chóng giữa các phương thức kinh doanh để ứng phó với khủng hoảng

Cường độ kỹ thuật số

DI1 Ngân hàng của tôi đang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số (VD: phân tích, phương tiện truyền thông xã hội, thiết bị di động và thiết bị nhúng) để hiểu khách

hàng tốt hơn

He et al

(2022) và Westerman

et al (2012)

DI2 Ngân hàng của tôi sử dụng các kênh kỹ thuật số (vd: trực tuyến, truyền thông xã hội và di động) để marketing và phân phối các sản phẩm và dịch vụ

DI3 Ngân hàng của tôi bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số

DI4 Ngân hàng của tôi sử dụng các kênh kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ khách hàng

DI5 Công nghệ cho phép ngân hàng tôi hỗ trợ khách hàng và cải thiện quy trình hoạt động theo những cách mới

DI6 Các quy trình cốt lõi của ngân hàng tôi được tự động hóa

DI7 Ngân hàng của tôi có một hệ thống tích hợp để hỗ trợ thông tin cho các hoạt động chính và khách hàng

DI8 Ngân hàng của tôi sử dụng phân tích để đưa ra các quyết định hoạt động tốt hơn

DI9 Ngân hàng tôi sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng hiệu suất hoặc giá trị gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ hiện có

DI10 Ngân hàng tôi đã đưa ra các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ kỹ thuật số

Cường độ quản lý chuyển đổi số

Trang 8

quan sát trong nghiên cứu Tác giả sử dụng

likert 5 với 1 = Hoàn toàn không đồng ý và

5 = Hoàn toàn đồng ý

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định

Phân tích nhân tố khẳng định cho biến phụ

thuộc

Bảng 3 thể hiện kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với các mô hình 3 nhân tố, 2 nhân tố, và 1 nhân tố của các biến độc lập Kết quả phân tích cho thấy mô hình 3 nhân tố có các chỉ số phù hợp tốt nhất đạt ngưỡng chấp nhận theo gợi ý của Hair et al (2006) Theo Hair et al (2006) thì nếu tăng một lượng nhỏ

df mà tăng mạnh một lượng lớn χ 2 cho thấy

mô hình được so sánh có cấu trúc tốt hơn Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố khẳng định với

TMI1 Các giám đốc điều hành cấp cao của ngân hàng tôi có tầm nhìn thay đổi về tương lai kỹ thuật số

He et al

(2022) và Westerman

et al (2012)

TMI2 Giám đốc điều hành cấp cao và quản lý cấp trung chia sẻ tầm nhìn chung về chuyển đổi kỹ thuật số

TMI3 Mọi người trong ngân hàng đều có khả năng tham gia vào cuộc trò chuyện xung quanh chuyển đổi kỹ thuật số

TMI4 Ngân hàng tôi đang thúc đẩy những thay đổi văn hóa cần thiết để chuyển đổi kỹ thuật số

TMI5 Ngân hàng đang đầu tư vào các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết

TMI6 Các sáng kiến kỹ thuật số được phối hợp giữa các hầm chứa (silo) như chức năng hoặc khu vực

TMI7 Vai trò và trách nhiệm quản lý các sáng kiến kỹ thuật số được xác định rõ ràng

TMI8 Các sáng kiến kỹ thuật số được đánh giá thông qua một bộ chỉ số KPI chung

TMI9 Các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin và doanh nghiệp làm việc cùng nhau với tư cách là đối tác

TMI10 Hiệu suất của đơn vị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định cho các khía cạnh của khả năng chống chịu

Mô hình 3 nhân tố Mô hình 2 nhân tố Mô hình 1 nhân tố Mức chấp nhận (*)

χ 2 213,212 663,053 ∆χ 2 = 449,841 1197,356 ∆χ 2 = 984,144

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát Lưu ý: * lấy mức chấp nhận theo gợi ý của (Hair et al., 2006) Mức ∆χ2 và ∆df lấy từ kết quả mô hình 2 nhân tố, 1

nhân tố trừ đi mô hình 3 nhân tố Kết hợp các thước đo thành 2 nhân tố dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá

với mức trích dựa trên số lượng nhân tố là 2

Trang 9

các khía cạnh của biến độc lập thì với dữ liệu

ở Việt Nam khả năng chống chịu của tổ chức

có cấu trúc là 3 biến riêng biệt.

Phân tích nhân tố khẳng định với tất cả các

biến

Bảng 4 thể hiện kết quả phân tích nhân tố

khẳng định của các nhân tố Kết quả phân

tích nhân tố khẳng định cho thấy hầu hết các

chỉ số về sự phù hợp của mô hình đều lớn

hơn mức chấp nhận được (χ 2 /df = 1,993;

CFI = 0,934; TLI = 0,928; RMSEA = 0,050)

riêng chỉ số GFI = 0,874 nhỏ hơn mức 0,9

Tuy nhiên theo nghiên cứu của Baumgartner

and Homburg (1996) trong một số trường

hợp chỉ số GFI lớn hơn 0,8 có thể chấp nhận

được Kết quả phân tích cho thấycác nhân tố

tải lớn hơn mức chấp nhận được là 0,5 theo

gợi ý của Hair et al (2006) Bên cạnh đó các

chỉ số Cronbach alpha, CR đều lớn hơn mức

chấp nhận là 0,7 Chỉ số AVE lớn hơn 0,5

và tất cả cá chỉ số MSV đều nhỏ hơn AVE

tương ứng cho thấy cấu trúc biến phù hợp

với dữ liệu Việt Nam.

Kiểm tra sai lệch phương sai phổ biến

Do tất cả các biến trong mô hình đều được

lấy dữ liệu từ một cuộc khảo sát, để phát

hiện ra sai lệch phương pháp phổ biến

tác giả sử dụng gợi ý của Podsakoff et al

(2003) Theo gợi ý của Podsakoff et al

(2003) sai lệch phương pháp phổ biến diễn

ra tồn tại, (a) một yếu tố duy nhất sẽ xuất

hiện từ phân tích nhân tố hoặc (b) một nhân

tố chung sẽ chiếm phần lớn hiệp phương sai giữa các phép đo Kết quả phân tích nhân tố cho thấy cấu trúc các biến của các biến độc lập và phụ thuộc gồm 5 nhân tố riêng biệt

Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích nhân

tố khám phá với 1 biến duy nhất được gộp

từ các biến độc lập và phụ thuộc Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy mô hình 1 nhân tố có độ phù hợp mô hình thấp (χ 2 /df = 8,380; GFI = 0,449; CFI = 0,497;

TLI = 0,464; RMSEA = 0,135) Như vậy, sai lệch phương sai phổ biến không đáng

kể trong dữ liệu nghiên cứu này.

4.2 Kết quả hồi quy

Bảng 5 thể hiện kết quả hồi quy Chỉ số phù hợp của mô hình phần lớn đạt ngưỡng chấp nhận được theo gợi ý của Hair et al (2006) trừ chỉ số GFI, tuy nhiên theo Baumgartner and Homburg (1996) GFI lớn hơn 0,8 có thể chấp nhận được Kết quả hồi quy cho thấy cường độ kỹ thuật số và cường độ quản

lý chuyển đổi số tác động tích cực đến cả nhận biết tình huống, quản lý lỗ hổng then chốt, và khả năng thích nghi Như vậy các giả thuyết H 1 (H 1a , H 1b , H 1c ) và H 2 (H 2a , H 2b ,

H 2c ) đều được chấp nhận Hai khía cạnh của chuyển đổi số giải thích được 28,3%

đối với nhận biết tình huống, 32,8% đối với quản lý lỗ hổng then chốt; và 29,2 % đối với khả năng thích nghi.

Bảng 4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định

χ 2 /df = 1,993; GFI = 0,874; CFI = 0,934; TLI = 0,928; RMSEA = 0,050

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát

Trang 10

5 Thảo luận và hạn chế của nghiên cứu

5.1 Thảo luận

Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm nghiệm

cấu trúc biến khả năng chống chịu của tổ

chức trong bối cảnh các ngân hàng thương

mại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy

thống nhất với McManus (2008), và không

thống nhất với He et al (2022) Khả năng

chống chịu của tổ chức trong bối cảnh Việt

Nam có cấu trúc quá trình gồm dự đoán,

phản ứng và thích ứng hơn là cấu trúc theo

đóng góp của cá nhân và hệ thống theo gợi

ý của Lengnick-Hall et al (2011) Sự khác

biệt này có thể do nghiên cứu của He et al

(2022) lấy nhóm mẫu là các nhân viên tại

Mỹ, nơi mà có chỉ số chủ nghĩa cá nhân cao

trong khi Việt Nam là quốc gia theo chủ

nghĩa tập thể (Hofstede, 2009).

Khám phá mối quan hệ giữa các khía cạnh

của chuyển đổi số và khả năng chống chịu

của tổ chức, cho thấy cường độ kỹ thuật số

tác động tích cực tới tất cả các khía cạnh

của khả năng chống chịu của tổ chức Việc

đầu tư vào các ứng dụng kỹ thuật số giúp

các ngân hàng thương mại Việt Nam có

khả năng chống chịu cao hơn sau khủng

hoảng Kết quả nghiên cứu này thống nhất với kết quả của Robertson et al (2022) và chưa thống nhất với He et al (2022) cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam không chỉ tác động trong khủng hoảng mà tác động trước và sau khủng hoảng Sự trái ngược này là do nghiên cứu này lấy nhóm mẫu là các ngân hàng thương mại Việt Nam Trong các ngân hàng, văn hóa quản trị rủi ro bao gồm nhận diện rủi ro, đánh giá, và đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế hoặc ngăn cản các rủi ro cao hơn các lĩnh vực khác vì vậy khi đầu tư vào các ứng dụng chuyển đổi số các ngân hàng thường tích hợp văn hóa.

Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy cường độ quản lý chuyển đổi số tác động tích cực đến các khía cạnh của khả năng chống chịu Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu đi trước (He et al., 2022;

Robertson et al., 2022) Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các ngân hàng không chỉ nên đầu tư vào các ứng dụng kỹ thuật số mà còn phát triển văn hóa, tầm nhìn của chuyển đổi số trong ngân hàng nhằm nâng cao khả năng chống chịu Khi so sánh cường độ tác động của DI và TMI đối với các khía cạnh của khả năng chống chịu, tác giả nhận thấy

Bảng 5 Kết quả hồi quy

Chỉ số phù hợp của mô hình χ 2 /d f GFI CFI RMSEA TLI

Lưu ý: *** là mức ý nghĩa 0,01, (*) Mức chấp nhận theo gợi ý của Hair et al (2006)

Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát

Ngày đăng: 05/02/2024, 20:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w