1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia Đông Nam Á

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia Đông Nam Á
Tác giả Bùi Duy Linh
Trường học Đại học Ngoại thương
Thể loại nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 623,15 KB

Nội dung

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính và tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu được thu thập từ 10 nền kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2003 2022. Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

Trang 1

Tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng

kinh tế: bằng chứng tại các quốc gia Đông Nam Á

Bùi Duy Linh

Đại học Ngoại thương Ngày nhận: 17/09/2023 Ngày nhận bản sửa: 31/10/2023 Ngày duyệt đăng: 17/11/2023

Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa phát triển hệ thống tài chính và tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á Dữ liệu được thu thập từ 10 nền kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2003- 2022 Kết quả hồi quy sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) cho thấy, phát triển tài chính được đại diện bởi ba nhân tố là phát triển hệ thống ngân hàng, tỷ số nợ thanh khoản trên tổng sản phẩm quốc nội và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP có quan hệ cùng chiều đối với tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN được đại diện bởi GDP bình quân đầu người của các quốc gia Chi tiêu Chính phủ và độ mở thương mại là các yếu tố kiểm soát có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác, tỷ lệ lạm phát lại có ảnh hưởng tiêu cực Từ đó, nghiên cứu này đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường tài chính,

từ đó, thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN

Từ khóa: Phát triển tài chính, Hệ thống ngân hàng, Thị trường chứng khoán, Tăng trưởng kinh tế

The impact of financial development on economic growth: Evidence in Southeast Asia countries

Abstract: The objective of this study is to examine the impact of financial development on economic growth

of ASEAN countries Research data was collected from 10 ASEAN countries in the period 2003- 2022

Results of data analysis using the fixed effects model (FEM) show that financial development is represented

by three factors: Banking system development, liquid debt-to-GDP ratio and stock market

capitalization-to-GDP have a positive impact on the economic growth of ASEAN countries as measured by capitalization-to-GDP per capita

of nations Government spending and trade openness are control variables that have a positive impact on

economic growth while the inflation rate has a negative relationship with economic growth From there, this

study offers a number of recommendations to improve financial indicators to contribute to economic growth

of ASEAN countries

Keywords: Financial development, Banking system, Stock market, Economic growth

Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.12.2587

Bui, Duy Linh

Email: duylinh@ftu.edu.vn

Foreign Trade University

Trang 2

1 Giới thiệu

Đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát

triển, một trong những mục tiêu quan trọng

nhất là đạt được sự tăng trưởng kinh tế

(Mukherji, 2009) Một nền kinh tế tăng

trưởng là nền kinh tế có năng lực và khối

lượng sản xuất được cải thiện so với các giai

đoạn trước đó (Das và Guha-Khasnobis,

2008) Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế

cũng đồng nghĩa với khả năng phân phối

hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước

và ra nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) hàng năm thường được sử dụng để

đánh giá sự tăng trưởng của nền kinh tế

Có rất nhiều nhân tố có thể thúc đẩy quá

trình tăng trưởng kinh tế như tiến bộ công

nghệ, nguồn nhân lực, nguồn lực kinh tế

phát triển, sử dụng hiệu quả các yếu tố

sản xuất, phát triển tài chính… (Peterson,

2017) Trong đó, phát triển tài chính được

hiểu là sự tăng trưởng về quy mô, phát triển

ổn định, nâng cao hiệu quả và khả năng

tiếp cận của thị trường tài chính (Stiglitz

và Weiss, 1983) Đây là yếu tố quan trọng

đối với phát triển kinh tế bởi nó tạo điều

kiện cho các giao dịch trở nên thuận tiện

và nhanh chóng hơn, thúc đẩy hoạt động

đầu tư, tăng khả năng tiếp cận vốn và giảm

thiểu rủi ro cho các chủ thể trong nền kinh

tế (Bassil và Hammadi, 2015)

Vai trò của phát triển tài chính trong nền

kinh tế là vấn đề mà các nhà nghiên cứu,

nhà quản lý trên thế giới dành sự quan tâm

trong những năm gần đây Trong các nghiên

cứu về vấn đề này, các phương pháp, mô

hình và cách tiếp cận đa dạng đã được sử

dụng để đo lường ảnh hưởng của phát triển

tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Nhiều

nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra tác động

tích cực của phát triển tài chính đối với

tăng trưởng kinh tế như các nghiên cứu của

King và Levine (1993), Arestis và cộng sự

(2001), Estrada và cộng sự (2010), Choong

và Chan (2011), Jedidia và cộng sự (2014), Menyah và cộng sự (2014)… Mặc dù vậy, cũng có không ít những nghiên cứu đưa

ra kết luận rằng giữa phát triển tài chính

và tăng trưởng không có mối quan hệ nào hoặc thậm chí là tác động này lại là tiêu cực (Rajan, 2005; Narayan và Narayan, 2013;

Rousseau và Wachtel, 2011) Các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô như độ mở thương mại, đầu

tư, lạm phát hay chi tiêu Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế (Jude, 2010)

Trải qua lịch sử 55 năm hình thành và phát triển, các nền kinh tế khu vực Đông Nam

Á (ASEAN) đã có những bước phát triển mạnh mẽ Với dân số gần 700 triệu người

và GDP lên tới hơn 3.200 tỷ USD, ASEAN nằm trong số năm nền kinh tế lớn nhất thế giới GDP của khu vực ASEAN đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua (Nguyễn, 2022)

Cùng với đó, hệ thống tài chính của khu vực ASEAN cũng đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, nhất là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của châu Á (Le

và cộng sự, 2016) Điều này đã góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế trong khu vực

Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về phát triển tài chính của các nền kinh tế ASEAN cũng như tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế (Pradhan và cộng sự, 2017; Setiawan và cộng sự, 2021; Hodijah

và Hastuti, 2023) Mặc dù vậy, kết quả của các nghiên cứu cũng chưa thống nhất, tùy thuộc vào giai đoạn nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Xuất phát từ thực tế đó, bài viết này xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN nhằm làm rõ xu hướng tác động giữa hai yếu tố này Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN

Cấu trúc của bài nghiên cứu gồm các phần:

Giới thiệu, cơ sở lý thuyết, phương pháp

Trang 3

nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo

luận, cuối cùng là phần kết luận

2 Cơ sở lý thuyết

2.1 Phát triển tài chính

Phát triển tài chính được hiểu là sự mở rộng

quy mô, cải thiện về hiệu quả, tạo thuận lợi

trong tiếp cận và sự ổn định của thị trường

tài chính (Stiglitz và Weiss, 1983) Theo

Hartmann và cộng sự (2007), phát triển tài

chính là sự đổi mới tài chính và cải thiện

thể chế cũng như tổ chức trong hệ thống tài

chính Phát triển tài chính sẽ chuyển hướng

dòng tiền trong nền kinh tế chuyển dần sang

đầu tư thay vì tiết kiệm, giảm chi phí thông

tin, chi phí quản trị công ty, nhờ đó, nâng

cao hiệu quả phân bổ vốn (Greenwood và

Jovanovic, 1990) Hoạt động của các tổ

chức tài chính cũng góp phần tích cực vào

đổi mới và chuyển giao công nghệ (King

và Levine, 1993), hỗ trợ và đa dạng hóa

các giao dịch (Levine, 1997), phòng ngừa

rủi ro, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho

các giao dịch Tín dụng được phân bổ qua

hệ thống tài chính có vai trò kết nối thị

trường tài chính với các doanh nghiệp, đáp

ứng các nhu cầu về vốn cố định, vốn lưu

động của doanh nghiệp Qua đó, năng lực

sản xuất và năng suất của các doanh nghiệp

được cải thiện nhờ hệ thống tài chính (Das

và Guha Khasnobis, 2008)

Nhiều tiêu chí khác nhau đã được đề cập

đến trong các nghiên cứu để đánh giá phát

triển tài chính của quốc gia Trong đó, tỷ lệ

lượng tiền lưu thông trên GDP (M2 hoặc

M3) là những thước đo lâu đời nhất được

các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá

mức độ phát triển của hệ thống tài chính

(Rousseau và Wachtel, 2011) Mặc dù vậy,

chỉ số này không đánh giá được các khía

cạnh khác như hiệu quả, sự ổn định hay

khả năng tiếp cận mà chỉ phản ánh quy mô

thị trường Do đó, các yếu tố khác được

sử dụng là nợ tiền gửi (Christopoulos và Tsionas, 2004), nợ thanh khoản (King và Levine, 1993) và tín dụng cho khu vực tư nhân (Beck và cộng sự, 2000) Đồng thời, King và Levine (1993) cũng sử dụng tỷ lệ tài sản ngân hàng thương mại trên tổng tài sản ngân hàng thương mại và tài sản ngân hàng trung ương để xem xét vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính của các quốc gia Ngoài ra, các nghiên cứu cũng sử dụng các chỉ số phát triển thị trường chứng khoán như là chỉ số đánh giá phát triển tài chính (Narayan và Narayan, 2013; Pradhan và cộng sự, 2017)

Do đó, việc lựa chọn các chỉ số đánh giá phát triển tài chính quốc gia tùy thuộc vào định hướng phát triển hệ thống tài chính theo khu vực ngân hàng hay thị trường chứng khoán

2.2 Ảnh hưởng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chứng minh tác động tích cực của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Bởi các tổ chức và thị trường tài chính hiệu quả sẽ tạo động lực cho tăng trưởng thông qua giảm chi phí giao dịch, đẩy nhanh giao dịch, cải thiện tích lũy vốn và phân bổ đầu tư vào khu vực hiệu quả nhất của nền kinh tế (Choong và Chan, 2011) King và Levine (1993) trong nghiên của họ đã chỉ

ra các yếu tố phát triển tài chính như quy

mô của khu vực trung gian tài chính chính thức so với GDP, tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP và hoạt động của các ngân hàng thương mại có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế khi nghiên cứu 80 quốc gia từ năm 1960 đến 1989 Tương tự như vậy, Arestis và cộng sự (2001) cũng xác nhận mối quan hệ đồng biến của phát

Trang 4

triển tài chính và sự tăng rưởng của các nền

kinh tế Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và

Pháp trong giai đoạn 1991 đến 2001

Từ dữ liệu của 116 quốc gia trong giai

đoạn 1987- 2008, nghiên cứu của Estrada

và cộng sự (2010) đã xem xét tác động

của phát triển thị trường tài chính đến tăng

trưởng và chỉ ra tăng trưởng của các nền

kinh tế này được thúc đẩy bởi các yếu tố

như tín dụng ngân hàng thương mại, nợ

thanh khoản và mức độ phát triển của thị

trường chứng khoán Đồng thời, nghiên

cứu đã tìm thấy tác động đáng kể và tích

cực của phát triển tài chính với tăng trưởng

của các nền kinh tế đang phát triển ở châu

Á, nhất là trong giai đoạn sau khủng hoảng

tài chính Bởi sự phát triển của nó làm tăng

hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế Sử dụng

dữ liệu nghiên cứu tại Tunisia, Jedidia và

cộng sự (2014) xem xét mối quan hệ giữa

phát triển tài chính và tăng trưởng và đưa

ra kết luận phát triển tài chính có mối tương

quan tích cực đối với tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu khác lại xem xét vai trò

của phát triển các khu vực tài chính trong

mối tương quan với tăng trưởng của các nền

kinh tế Chẳng hạn, Narayan và Narayan

(2013) trong nghiên cứu của họ đã chỉ ra

tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi sự

phát triển của các khu vực tài chính như tín

dụng tư nhân, trình độ phát triển thị trường

chứng khoán, lạm phát và cán cân thương

mại Cùng chung ý tưởng này, Pradhan

và cộng sự (2017) đánh giá mức độ ảnh

hưởng của phát triển tài chính đối với tăng

trưởng của các nền kinh tế ASEAN trong

giai đoạn 1991- 2011 Nghiên cứu đã chỉ

ra tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN

được thúc đẩy bởi mức độ phát triển của thị

trường ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, bảo

hiểm Đồng thời, các khu vực này có mối

quan hệ đồng liên kết với nhau

Mặc dù nhiều nghiên cứu ủng hộ quan

điểm về ảnh hưởng tích cực của phát triển

tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ giữa hai yếu tố này

Thậm chí, một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều Sự phức tạp của hệ thống tài chính có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính (Rajan, 2005)

Mặt khác, hệ thống tài chính lớn cũng có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả trong nền kinh tế Sử dụng dữ liệu từ 65 nước đang phát triển trên thế giới, nghiên cứu của Narayan và Narayan (2013) đánh giá chiều hướng tác động của thị trường tài chính đối với tăng trưởng đã

đi đến kết luận tín dụng ngân hàng là yếu

tố đóng góp tích cực đến tăng trưởng Tuy nhiên, phát triển hệ thống ngân hàng không

có có nhiều tác động đối với tăng trưởng của các nền kinh tế Trung Đông Trong khi

đó, mức độ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh

tế của khu vực tài chính là khá yếu tại châu

Á Rousseau và Wachtel (2011) xem xét mối quan hệ này từ năm 1965 đến 2004 và nhận thấy rằng phát triển tài chính được đại diện bởi tín dụng cho khu vực tư nhân và chiều sâu tài chính không có tác động có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế

Một quan điểm được đưa ra trong các nghiên cứu gần đây là tính phi tuyến tính hay hiệu ứng ngưỡng trong mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính Theo quan điểm này, mối quan hệ đồng biến giữa phát triển tài chính và tăng trưởng có một giới hạn hay một điểm mà khi vượt quá mốc này thì tác động của nó

có thể đảo chiều hay nói cách khác là dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế Huang

và Lin (2009) đã sử dụng hồi quy ngưỡng

để xem xét mức độ ảnh hưởng của giai đoạn phát triển kinh tế đến mối quan hệ giữa hai yếu tố này Nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực đáng kể của phát triển tài chính tới tăng trưởng kinh tế ở cả các nước

có thu nhập thấp và cao nhưng tác động của

Trang 5

nó ở các nước thu nhập thấp cao hơn ở các

nước thu nhập cao Nghiên cứu mối quan

hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng

kinh tế theo chuỗi thời gian, Demetriades

và Rousseau (2016) đã cho thấy tác động

của phát triển tài chính giảm dần theo thời

gian và tác động của nó là không đáng kể

trong dài hạn Các tác giả cũng khẳng định

vai trò của yếu tố kiểm soát như quy định

và giám sát của ngân hàng trong mối quan

hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng,

khuyến nghị các quốc gia cần duy trì mức

độ phát triển của thị trường tài chính phù

hợp bởi phát triển tài chính không phải lúc

nào cũng có lợi đối với tăng trưởng

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra vai

trò của các yếu tố môi trường cụ thể của quốc

gia như tỷ lệ lạm phát, quản trị và chất lượng

thể chế, cùng một số yếu tố khác trong tương

quan giữa phát triển tài chính và tăng trưởng

Những nghiên cứu này cho rằng để phát triển

tài chính cần phải có các yếu tố kinh tế vĩ mô

thích hợp khác hỗ trợ Chẳng hạn, Rousseau

và Wachtel (2002) sử dụng dữ liệu của 84

quốc gia từ năm 1960 đến 1995 chỉ ra rằng

ở những quốc gia có tỷ lệ lạm phát ở mức

một con số, phát triển tài chính có tác động

tích cực đáng kể Ở những quốc gia có lạm

phát duy trì ở mức cao hơn, độ sâu tài chính

không có tác động đáng kể đến tăng trưởng

kinh tế của quốc gia Theo hướng tương tự,

sử dụng hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng với 71

quốc gia từ năm 1960 đến 2004, Jude (2010)

chỉ ra rằng ảnh hưởng của phát triển tài chính

đối với tăng trưởng là phi tuyến tính và được

điều tiết đáng kể bởi độ mở thương mại, tiêu

dùng của Chính phủ và tỷ lệ lạm phát của

quốc gia đó Các nghiên cứu của Alexiou

(2007), Arcand và cộng sự (2015), Kassie

(2021) cũng đưa ra kết luận tương tự

Như vậy, mối quan hệ giữa phát triển tài

chính và tăng trưởng kinh tế đã được đề

cập đến trong nhiều nghiên cứu lý thuyết

và thực nghiệm trên thế giới trong những

năm qua Tuy nhiên, chiều hướng tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế là không thống nhất giữa các nghiên cứu, có thể là tác động tích cực, tiêu cực hoặc tác động phi tuyến tính Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa hai yếu tố này đối với các nền kinh tế ASEAN (Pradhan và cộng sự, 2017; Setiawan và cộng sự, 2021; Hodijah

và Hastuti, 2023) Kết quả của các nghiên cứu này cũng chưa có sự thống nhất, tùy thuộc vào giai đoạn nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Do đó, việc nghiên cứu chiều hướng tác động của phát triển tài chính và

sự tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh hiện nay là cần thiết Mặt khác, nghiên cứu này cũng đồng thời xem xét ảnh hưởng của các biến điều tiết như chi tiêu Chính phủ, độ mở thương mại, tỷ

lệ lạm phát đến mối liên hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2003- 2022

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này xem xét tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trong khu vực ASEAN trong giai đoạn 2003- 2022 Thông qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm (King

và Levine, 1993; Estrada và cộng sự, 2010;

Narayan và Narayan, 2013; Jedidia và cộng

sự, 2014; Setiawan và cộng sự, 2021), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

GDPit = β0 + β1LLDit + β2BSDit + β3PRCit +

β4SMCit + β5GOVit + β6TOPit + β7INFit + ci + uit

Trong đó, biến GDP là tỷ lệ GDP bình quân đầu người của các quốc gia Phát triển tài chính được đo lường bởi bốn nhân tố là tỷ số

nợ thanh khoản trên GDP (tiền tệ cộng với nhu cầu và nợ phải trả lãi của ngân hàng và

Trang 6

các trung gian tài chính khác/GDP- LLD),

phát triển hệ thống ngân hàng (BSD) là

tỷ lệ chi nhánh ngân hàng thương mại trên

100.000 người lớn, tỷ số tín dụng khu vực tư

nhân trên GDP (PRC) và giá trị vốn hóa thị

trường chứng khoán trên GDP (SMC) Các

nhân tố này đều có đơn vị là % và kỳ vọng có

tác động cùng chiều với biến phụ thuộc GDP

Các biến kiểm soát trong mô hình gồm: Tỷ

lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP (GOV), độ

mở thương mại (TOP) là tỷ lệ giữa tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu trên GDP và tỷ lệ lạm

phát (INF) Các biến kiểm soát này cũng

được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến tăng

trưởng kinh tế của các quốc gia

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong 20

năm, từ năm 2003 đến năm 2022 của 10 quốc

gia thuộc khu vực ASEAN, gồm: Brunei,

Campuchia, Malaysia, Myanmar, Indonesia,

Lào, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và

Singapore Dữ liệu nghiên cứu sử dụng được

thu thập từ các báo cáo, thống kê về dữ liệu

kinh tế của Ngân hàng thế giới (WB)

3.3 Phân tích dữ liệu

Dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Stata 16 Trước hết, nghiên cứu ước lượng ba mô hình phổ biến nhất là hồi quy gộp (POLS), hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) Tiếp đến, nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch- Pagan Lagrangian và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp nhất Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành một số kiểm định về các khuyết tật của mô hình bao gồm: Hệ số VIF được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, và hiện tượng tự tương quan để xem xét ý nghĩa của mô hình nghiên cứu Từ kết quả phân tích, bài viết đưa ra các nhận định, so sánh với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu

4 Kết quả và thảo luận

4.1 Thống kê mô tả

Biến phụ thuộc trong mô hình là GDP bình

Bảng 1 Mô tả các biến trong mô hình

Ký hiệu Vai trò Tên biến Đơn vị Tương quan Nguồn tham khảo

GDP Biến phụ thuộc GDP bìnhquân đầu người ngườiUSD/ Beck và cộng sự (2000), Narayan và Narayan (2013)

LLD

Biến độc lập

Tỷ số nợ thanh khoản trên GDP % + King và Levine (1993), Beck và cộng sự (2000), Estrada và cộng sự (2010) BSD Phát triển hệ thống ngân hàng % + Narayan và Narayan (2013), Pradhan và cộng sự (2017)

PRC Tỷ số tín dụng khu vực tư nhân/GDP % + Arestis và cộng sự (2001), Jedidia và cộng sự (2014)

SMC Vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP % + Narayan và Narayan (2013), Pradhan và cộng sự (2017)

GOV Chi tiêu Chính phủ/GDP % + Jude (2010), Alexiou (2007), Arcand và cộng sự (2015)

TOP Độ mở thương mại % + Alexiou (2007), Jude (2010), Kassie (2021)

INF Lạm phát % + Rousseau và Wachtel (2002), Christopoulos và Tsionas (2004)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ tổng quan nghiên cứu

Trang 7

quân đầu người tính theo năm của các nền

kinh tế ASEAN Các biến độc lập gồm: Nợ

thanh khoản trên GDP (LLD), phát triển

hệ thống ngân hàng (BSD), tỷ số tín dụng

khu vực tư nhân trên GDP (PRC), giá trị

vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP

(SMC), tỷ lệ chi tiêu Chính phủ theo GDP

(GOV), độ mở thương mại (TOP) và lạm

phát (INF) Phương pháp thống kê mô tả

được sử dụng để cung cấp đánh giá tổng

thể về các biến trong mô hình từ năm 2003

đến năm 2022 Bảng 2 cho thấy giá trị các

biến có sự biến thiên tương đối lớn

4.2 Phân tích tương quan

Bài viết sử dụng phân tích tương quan nhằm

xác định mức độ tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu với nhau, từ đó, xem xét loại trừ biến có thể gây ra hiện tượng

đa cộng tuyến Ma trận tương quan cho thấy biến GDP có tương quan cùng chiều với các biến LLD, BSD, PRC, SMC, GOV và TOP, đồng thời, có tương quan ngược chiều với biến INF Cùng với đó, giữa một số cặp biến độc lập có mối tương quan cao Điều này cho thấy có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

4.3 Phân tích hồi quy

Nghiên cứu sử dụng mô hình POLS, FEM

và REM để phân tích dữ liệu bảng Kiểm định Breusch- Pagan Lagrangian cho thấy

Bảng 2 Kết quả thống kê mô tả biến

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

GDP 200 3,5816 0,6293 2,2182 4,9180

BSD 200 0,0863 0,0577 0,0090 0,2580

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Bảng 3 Ma trận tương quan

GDP 1,0000

LLD 0,5559 1,0000

BSD 0,6788 0,1211 1,0000

PRC 0,4804 0,8867 0,2025 1,0000

SMC 0,8873 0,5263 0,5576 0,4739 1,0000

GOV 0,4533 0,0957 0,4820 (0,0161) 0,3270 1,0000

TOP 0,6286 0,6433 0,0826 0,5830 0,6948 (0,1403) 1,0000

INF (0,5198) 0,3548 (0,4276) (0,3412) (0,4432) (0,2563) (0,2699) 1,0000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Trang 8

mô hình POLS không phù hợp Do đó,

nghiên cứu sử dụng mô hình FEM hoặc

REM để xem xét tác động giữa các biến

độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình

đề xuất Để lựa chọn mô hình FEM hay mô

hình REM, kiểm định Hausman được tiến

hành Kết quả cho thấy mô hình FEM là mô

hình phù hợp Kết quả mô hình FEM cho

thấy tỷ số nợ thanh khoản trên GDP (LLD),

phát triển hệ thống ngân hàng (BSD), chi

tiêu Chính phủ trên GDP (GOV), độ mở

thương mại (TOP) và tỷ lệ lạm phát (INF)

là những nhân tố có ảnh hưởng tới tăng

trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 5% Giá trị

R-square là 0,6627 cho thấy các biến này

giải thích được 66,27% sự biến thiên của

biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế, trong

khi 33,73% còn lại là do các biến số khác không được nắm bắt trong nghiên cứu này

Giá trị VIF lớn nhất là 2,99 (nhỏ hơn 5), do

đó, có thể kết luận không tồn tại đa cộng tuyến (Gujarati, 2004) Trong mô hình Kiểm định LM (Lagrangian Multiplier) được dùng

để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình FEM Kết quả cho thấy, p-value là 0,0514 lớn hơn 5% Do đó, không

có hiện tượng phương sai thay đổi Đồng thời, kiểm định Wooldridge cho thấy p-value

= 0,0742 lớn hơn 5%, do đó, mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Có thể thấy, phát triển tài chính trong mô

Bảng 4 Phân tích hồi quy

Biến độc lập VIF GDP

Pooled OLS FEM REM LLD 2,71 0,3906*** 0,4298*** 0,3739***

BSD 2,42 3,9760*** 2,2409*** 2,2741***

PRC 2,74 -0,2921** -0,2338 0,0261 SMC 2,53 0,3046*** 0,1513* 0,1223**

GOV 1,90 0,3844*** 2,6738*** 2,4042***

TOP 2,99 0,3083*** 0,1704*** 0,0013 INF 1,40 -0,6677** -0,5562** -0,6387**

Hệ số chặn - 2,3362*** 2,9358*** 2,7069***

Số quan sát - 200 200 200

R 2 - 0,9018 0,6627 0,7807

BP LM Test Prob > chi2 = 0,0034 Hausman Test Prob > chi2 = 0,0128

Ghi chú: * p < 0,1, ** p < 0,05 và *** p < 0,01

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Bảng 5 Kết quả các kiểm định mô hình FEM

Kiểm định LM Prob > chi2 = 0,0514 Không có phương sai sai số thay đổi Kiểm định Wooldridge Prob > F = 0,0742 Không có tự tương quan

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Trang 9

hình đề xuất được đại diện bởi ba nhân tố

là phát triển hệ thống ngân hàng (BSD),

tỷ số nợ thanh khoản trên GDP (LLD) và

giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán trên

GDP (SMC) có tương quan cùng chiều với

tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN

Trong đó, phát triển của hệ thống ngân

hàng (BSD) có ảnh hưởng lớn nhất và có

ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy tầm

quan trọng của khu vực ngân hàng đối với

các quốc gia trong ASEAN bởi việc phát

triển hệ thống ngân hàng là cơ sở cho các

giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong nền

kinh tế, luân chuyển nguồn vốn, thúc đẩy

hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

chủ thể kinh tế Phát hiện này phù hợp với

các nghiên cứu của Narayan và Narayan

(2013), Pradhan và cộng sự (2017) Cùng

với đó, tỷ số nợ thanh khoản trên GDP có

tác động đáng kể đối với tăng trưởng kinh

tế, phù hợp với những phát hiện trong các

nghiên cứu của Beck và cộng sự (2000),

Estrada và cộng sự (2010) Trong khi đó,

quy mô thị trường chứng khoán trên GDP

(SMC) có tác động tương đối nhỏ đối với

tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này

Bên cạnh đó, các biến kiểm soát trong mô

hình gồm chi tiêu Chính phủ (GOV), độ mở

thương mại (TOP) và tỷ lệ lạm phát (INF)

đều có sự ảnh hưởng đối với biến tăng

trưởng kinh tế Trong đó, chi tiêu Chính

phủ trên GDP (GOV) có tác động tích cực

và mạnh nhất đối với tăng trưởng kinh tế

Thông qua việc cung cấp các dịch vụ công,

đầu tư phát triển và các chính sách hỗ trợ, chi

tiêu Chính phủ giúp cải thiện nguồn nhân

lực, môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó,

góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của

quốc gia Điều này phù hợp với phát hiện

trong các nghiên cứu trước đó của Alexiou

(2007), Kapingura (2013); Arcand và cộng

sự (2015) Cùng với đó, tăng trưởng kinh

tế của ASEAN cũng xuất phát từ hiệu ứng

tích cực của thương mại được đo lường bởi

độ mở thương mại Trong khi đó, yếu tố lạm phát được tìm thấy có mối tương quan ngược chiều đối với tăng trưởng Kết quả này phù hợp với các phát hiện trong nghiên cứu của Rousseau và Wachtel (2002), Jude (2010) Lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế bởi nó làm thay đổi giá cả tương đối, phân bổ nguồn lực không hiệu quả, suy giảm đầu tư và thay đổi chính sách tỷ giá

5 Kết luận và một số khuyến nghị

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của 10 quốc gia tại khu vực ASEAN trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2022 Kết quả mô hình FEM cho thấy tỷ số nợ thanh khoản, phát triển hệ thống ngân hàng, quy mô thị trường chứng khoán và chi tiêu Chính phủ và độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, lạm phát lại

có ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này Từ đó, tác giả

có một số khuyến nghị như sau:

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, các quốc gia ASEAN nên chú trọng phát triển hệ thống ngân hàng bằng các chính sách hỗ trợ các ngân hàng, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng

Việc vận hành hiệu quả của nó sẽ đảm bảo nguồn vốn được phân bổ hiệu quả, khuyến khích các hoạt động đầu tư cũng như nâng cao mức sống của người dân Song song với đó là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường chứng khoán, giúp các doanh nghiệp có thể chủ động nguồn vốn kinh doanh cũng như khuyến khích hoạt động của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường và đảm bảo thị trường chứng khoán được vận hành minh bạch để phát triển thị trường một cách bền vững Bên cạnh đó,

Trang 10

nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của

tính thanh khoản của tổng nợ đối với tăng

trưởng, từ đó, khuyến nghị các nền kinh tế

cần quan tâm đến rủi ro thanh khoản, việc

nắm giữ các tài sản lưu động chất lượng

của các ngân hàng là cần thiết để đảm bảo

khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

và duy trì tỷ lệ tài trợ ròng ở mức ổn định

Nghiên cứu cũng cho thấy quan hệ thuận

chiều của chi tiêu Chính phủ đối với tăng

trưởng của các nền kinh tế ASEAN Tuy

nhiên, chi tiêu Chính phủ cũng cần đảm

bảo sự hiệu quả, bền vững và công bằng

Chính phủ các quốc gia nên chú trọng xác

định các mục tiêu cụ thể đối với chi tiêu

công, giảm tỷ lệ chi thường xuyên và tăng

cường các khoản đầu tư nhằm phát triển

hạ tầng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh

tế Đồng thời, chú trọng đến hiệu quả các

khoản đầu tư công nhằm đảm bảo những

khoản đầu tư này mang lại hiệu quả cao

nhất đối với tăng trưởng Ngoài ra, nghiên

cứu cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát cao sẽ

tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh

tế, đặc biệt là tác động thông qua cán cân

thương mại Do đó, để giảm sự tác động

của lạm phát đối với thương mại, nhất là

tác động thông qua áp lực tỷ giá thì các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia cần thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt hơn và thực hiện các biện pháp

hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu để thúc đẩy hoạt động này cũng như kiểm soát hoạt động nhập khẩu ở mức độ hợp lý nhằm đảm bảo nguồn dự trữ ngoại hối cho nền kinh tế

Mặc dù vậy, bài viết vẫn còn một số hạn chế Thứ nhất, nghiên cứu chỉ xem xét tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế mà chưa xem xét chiều ngược là tăng trưởng kinh tế sẽ hỗ trợ sự phát triển của hệ thống tài chính Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét đồng thời mối quan hệ hai chiều giữa hai yếu tố này Thứ hai, mặc dù nghiên cứu đã đưa vào mô hình một số biến kiểm soát như chi tiêu Chính phủ, độ mở thương mại hay lạm phát, tuy nhiên, những yếu tố này là chưa đầy đủ Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung thêm các yếu tố như đầu tư trực tiếp nước ngoài, lãi suất, dân số… để phản ánh tốt hơn nhân tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN ■

Tài liệu tham khảo

Alexiou, C (2007) Unraveling the mystery between public expenditure and growth: Empirical evidence from Greece,

International Journal of Economics, 1(1), 21-31

Arcand, J.L., Berkes, E & Panizza, U (2015) Too much finance? Journal of Economic Growth, 20(2), 105-148 DOI:

10.1007/s10887-015-9115-2 Arestis, P., Demetriades, P.O & Luintel, B (2001) Financial development and economic growth: the role of stock

markets, Journal of Money, Credit and Banking, 33, 16-41 DOI: 10.2307/2673870 Bassil, C & Hammadi, H (2015) Financial Development and Economic Growth in the MENA Region, Comparative

Economic Studies 57(4), 598-622 DOI: 10.1057/ces.2015.21 Beck, T., Levine, R & Loayza, N (2000) Finance and the sources of growth, Journal of Financial Economics, 58(1),

261-300 DOI: 10.1016/S0304-405X(00)00072-6 Choong, C.K & Chan, S.G (2011) Financial development and economic growth: A review, African Journal of Business

Management, 5, 2017-2027 DOI: 10.5897/AJBM10.772 Christopoulos, D.K & Tsionas, E.G (2004) Financial Development and Economic Growth: Evidence from Panel Unit

Root and Cointegration Tests, Journal of Development Economics, 73, 55-74 DOI; 10.1016/j.jdeveco.2003.03.002 Das, P.K & Guha-Khasnobis, B (2008) Finance and growth an empirical assessment of the Indian economy, in

Guha-Khasnobis, B and Mavrotas, G (Eds), Financial Development, institutions, growth and Poverty Reduction, Palgrave Macmillan, New York, 120-140.

Demetriades, P.O & Rousseau, P.L (2016) The changing face of financial development, Economics Letters, 141, 87-90

DOI: 10.1016/j.econlet.2016.02.009

Ngày đăng: 05/02/2024, 19:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w