Giá cổ phiếu được xem là yếu tố ưu tiên hàng đầu thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Với các thị trường phát triển, những thay đổi về thanh khoản có thể giúp dự đoán những biến động về giá cổ phiếu trong tương lai. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tác động của thanh khoản đến... Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.
Trang 1Tác động của thanh khoản đến biến động giá
cổ phiếu: Nghiên cứu trường hợp các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam
Nguyễn Thị Như Quỳnh 1 , Nguyễn Ngọc Trâm 2
Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh 1,2 Ngày nhận: 24/07/2023 Ngày nhận bản sửa: 03/10/2023 Ngày duyệt đăng: 24/10/2023
Tóm tắt: Giá cổ phiếu được xem là yếu tố ưu tiên hàng đầu thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Với các thị trường phát triển, những thay đổi về thanh khoản có thể giúp dự đoán những biến động về giá cổ phiếu trong tương lai Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tác động của thanh khoản đến biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Với mẫu dữ liệu gồm 27 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua ước lượng GMM hệ thống, kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản ngân hàng (LIQ) và quy mô ngân hàng (SIZE) tác động ngược chiều trong khi tốc độ thay đổi lãi suất tiết kiệm
Liquidity and stock price volatility: Evidence from joint stock commercial banks in Vietnam
Abstract: Stock price is considered the top priority factor in attracting the attention of investors when investing
in the stock market In developed markets, changes in liquidity can help predict future changes in price volatility
The paper was conducted with the aim of analyzing the impact of banking liquidity on the stock price volatility
of commercial banks listed on the Vietnam stock market With a data sample of 27 commercial banks in the
period from 2012 to 2022 By regressing panel data through system- GMM estimation (SGMM), the research
results show that banking liquidity (LIQ) and bank size (SIZE) have a negative impact on banking stock price
volatility (SPV) Meanwhile, changes in the deposit interest rate (IR) and changes in the exchange rate (EXR)
have a positive impact on the volatility of banking stock prices (SPV) Besides, the study does not have enough
evidence to prove that allowance for credit losses (AFCL), the price-to-earnings ratio (P/E) and the economic
growth (GDP) have an impact on banking stock price volatility (SPV).
Keywords: Banking liquidity, Stock price volatility, Commercial banks
Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.12.2572
Nguyen, Thi Nhu Quynh 1 , Nguyen, Ngoc Tram 2
Email: quynhntn@hub.edu.vn 1 , ngoctram200410@gmail.com 2
Organization of all: Ho Chi Minh University of Banking
Trang 2(IR) và tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái (EXR) tác động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu ngân hàng (SPV) Đồng thời, nghiên cứu chưa tìm được mối quan
hệ của dự phòng rủi ro tín dụng (AFCL), tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và tăng trường kinh tế (GDP) đối với biến động giá cổ phiếu ngân hàng (SPV).
Từ khóa: Thanh khoản ngân hàng, Biến động giá cổ phiếu, Ngân hàng thương mại
1 Giới thiệu
Trong hoạt động của thị trường chứng
khoán (TTCK), cổ phiếu ngành Ngân hàng
được xem là có vai trò quan trọng trong việc
duy trì bình ổn thị trường, nên luôn nhận sự
quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các
nhà nghiên cứu tại Việt Nam (Nguyễn Phú
Hà, 2022) Đồng thời cổ phiếu của Ngành
này cũng đã chứng kiến và trải qua nhiều
biến động cùng với sự thăng trầm của nền
kinh tế và hoạt động ngân hàng (Nguyễn
Minh Kiều và Lê Thị Thùy Nhiên, 2020)
Trong đó, theo Huy và cộng sự (2020), biến
động giá cổ phiếu tại các ngân hàng thương
mại (NHTM) ở các nước đang phát triển
như Việt Nam sẽ phản ánh tình hình sức
khỏe kinh doanh của hệ thống ngân hàng
và của cả nền kinh tế
Ngoài ra, khi đề cập đến cổ phiếu, thanh
khoản là cũng là một trong những yếu tố
cần bàn Theo Abang-Anoh (2012), có mối
quan hệ tích cực giữa quản lý thanh khoản
và sự tồn tại của bất kỳ ngân hàng nào
Mishra và cộng sự (2020) cũng cho rằng
tính thanh khoản của TTCK, cụ thể là tính
thanh khoản của cổ phiếu được sở hữu bởi
cá nhân, bắt nguồn từ tính thanh khoản của
Ngân hàng Trung ương (NHTW) Thanh
khoản của NHTW sẽ ảnh hưởng đến tính
thanh khoản của NHTM cũng như khả
năng cấp vốn cho các khoản vay của ngân
hàng và cụ thể là cung cấp vốn cho những
người tham gia TTCK Vì vậy, có một mối
quan hệ mật thiết giữa thanh khoản và biến
động giá cổ phiếu
Tuy nhiên, bản chất của mối quan hệ này vẫn chưa được xem xét đầy đủ (Bali và cộng sự, 2014, Chung và cộng sự, 2014, Ong và cộng sự, 2015, Chung và cộng sự, 2018) Đồng thời, theo lý thuyết thị trường hiệu quả, giá của cổ phiếu phải phản ánh tất cả các thông tin sẵn có liên quan đến
cổ phiếu đó, nhưng các nghiên cứu trước đây vẫn chưa xem xét đầy đủ tác động của các yếu tố đến biến động giá cổ phiếu ngân hàng Hầu hết các nghiên cứu về biến động giá cổ phiếu được phân tích dưới hai khía cạnh cơ bản Một là, các nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố bên trong như các nghiên cứu Banz (1981), Amihud &
Mendelson (1991), Blum (1999), Aksu &
Onder (2003), Cooper và cộng sự (2003)
Hai là, các nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố thuộc về kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu, như các nghiên cứu Chen và cộng sự (1986), Choi và cộng sự (1992), Paul & Mallik (2003), Maysami và cộng sự (2004), Rjoub và cộng sự (2009), Humpe
& Macmillan (2009), Kasman và cộng sự (2011), Narayan và cộng sự (2014).
Do vậy, nghiên cứu về tác động của thanh khoản đến biến động giá cổ phiếu của các NHTM Việt Nam cần được thực hiện để xem xét tác động của cả các yếu tố bên trong, đặc biệt là yếu tố thanh khoản và yếu
tố bên ngoài đến biến động giá cổ phiếu
Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan Để làm sáng tỏ mục tiêu như đã đề cập, nghiên cứu
sử dụng phương pháp ước lượng SGMM với mẫu dữ liệu của 27 NHTM niêm yết
Trang 3trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2022 Phần tiếp theo
của bài viết gồm: Phần 2 trình bày cơ sở lý
thuyết và tổng quan nghiên cứu; Phần 3 đề
xuất mô hình nghiên cứu, mô tả dữ liệu và
phương pháp nghiên cứu; Phần 4 phân tích
kết quả nghiên cứu; và phần 5 là kết luận
và đề xuất một số hàm ý chính sách.
2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
2.1 Tổng quan về thanh khoản ngân
hàng, biến động giá cổ phiếu và các lý
thuyết liên quan
Thanh khoản ngân hàng: Theo Basle
Committee on Banking Supervision (2000),
tính thanh khoản hay còn được gọi là khả
năng tài trợ cho việc gia tăng tài sản và đáp
ứng các nghĩa vụ khi đến hạn, là điều cốt lõi
để các các ngân hàng có thể tồn tại và hoạt
động liên tục Hay Ibe (2013) cho rằng tính
thanh khoản là một thuật ngữ tài chính có
nghĩa là số vốn sẵn có phục vụ nhu cầu đầu
tư của doanh nghiệp Hay nhìn chung, thanh
khoản được hiểu là khả năng mà ngân hàng
có thể chuyển đổi một tài sản thành tiền mặt
một cách dễ dàng tại thời điểm phát sinh
nghĩa vụ với tổn thất là thấp nhất
Biến động giá cổ phiếu: Theo Ruiz và cộng
sự (2012) biến động trên TTCK được định
nghĩa là mức độ biến động giá của tài sản
theo thời gian Hay Khositkulporn (2013)
cho rằng biến động giá cổ phiếu là một
thước đo cho thấy khuynh hướng của giá
chứng khoán sẽ thay đổi như thế nào trong
một khoảng thời gian Biến động này có thể
quan sát bằng cách nhìn vào những thay đổi
trong quá khứ của giá cổ phiếu Nếu giá của
một cổ phiếu thay đổi càng nhiều thì độ biến
động của cổ phiếu đó càng cao và ngược
lại Babi (2015) cho rằng lợi nhuận chứng
khoán là sự thay đổi về vốn hoặc của cải do
đầu tư Những thay đổi này có thể xảy ra
do các dòng tiền như thu nhập, cổ tức hoặc tiền lãi hoặc do những thay đổi tiêu cực hoặc tích cực về giá Nên ở nghiên cứu này, có thể xem xét sự biến động giá cổ phiếu tương đương với lợi nhuận của cổ phiếu.
Một số lý thuyết nền tảng: Liên quan đến
biến động giá cổ phiếu, một số lý thuyết nền tảng có thể kể đến là lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết bước đi ngẫu nhiên.
Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis- EMH)
Lý thuyết này được Fama (1970) trình bày thông qua ba phiên bản của EMH: phiên bản yếu (giá phản ánh thông tin đã công bố trong quá khứ), phiên bản bán mạnh (giá phản ánh thông tin đã công bố trong quá khứ và
cả thông tin mới), và phiên bản mạnh (giá phản ánh tất cả thông tin được công bố trong quá khứ, vừa mới công bố và kể cả những thông tin nội bộ) Tóm lại, giá cổ phiếu và biến động giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ các thông tin sẵn có liên quan đến cổ phiếu đó (Maysami & Hamzah, 2004)
Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory)
Lý thuyết này được Maurice Kendall phát triển và phổ biến vào năm 1973 Lý thuyết cho rằng thay đổi giá cổ phiếu là độc lập
và không thể dự đoán những biến động giá
cổ phiếu trong tương lai bằng những dữ liệu quá khứ của cổ phiếu hay xu hướng thị trường Điều này ủng hộ với quan điểm của lý thuyết EMH Giá cổ phiếu đã phản ánh những thông tin và kỳ vọng đã biết, gần giá trị nội tại Do biến động giá ngẫu nhiên và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không lường trước nên việc dự đoán giá cổ phiếu là không có cơ sở Lý thuyết cũng nhấn mạnh rằng biến động giá cổ phiếu có nguồn gốc từ thông tin mới, tình hình kinh
tế, sự kiện toàn cầu, tâm lý thị trường và tương tác nhà đầu tư Vì vậy bài viết ngoài
Trang 4phân tích tác động của thanh khoản ngân
hàng, bài viết còn xem xét sự tác động của
các yếu tố khác đến biến động giá cổ phiếu.
2.2 Tổng quan nghiên cứu và xây dựng
giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào các lý thuyết liên quan cũng như
lược khảo các nghiên cứu trước, nhóm tác
giả đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1 (H1): Thanh khoản ngân hàng
có tác động ngược chiều đến biến động giá
cổ phiếu ngân hàng.
Thanh khoản cho biết khả năng ngân hàng
có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ và tài trợ cho
sự gia tăng tài sản (Nguyễn Thị Vạn Hạnh
và Võ Văn Dứt, 2022) Do vậy, khi ngân
hàng có thanh khoản cao thì họ sẽ dễ dàng
thực hiện các khoản chi trả và đầu tư vào các
tài sản tốt Nhiều nghiên cứu trước đây cho
rằng các NHTM có khả năng quản lý thanh
khoản tốt sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh của mình (Cheng & Nasir
(2010) hay Ferrouhi (2014)) Điều này giúp
cho cổ phiếu của các NHTM sẽ không có sự
biến động quá lớn, nhất là khi thị trường có
các diễn biến xấu Kết quả của nhiều nghiên
cứu như Nurazi & Usman (2016), Rezeki và
cộng sự (2017), Ayem & Wahyuni (2017),
Setyarini & Rahyuda (2017), Dewi (2019),
Jaya (2015), Nguyễn Thị Vạn Hạnh và Võ
Văn Dứt (2022) đã chỉ ra thanh khoản ngân
hàng tác động tích cực đến lợi nhuận cổ
phiếu ngân hàng hay nói cách khác ngân
hàng có khả năng thanh khoản càng cao thì
biến động giá cổ phiếu của ngân hàng đó
càng thấp Do đó, nghiên cứu đề xuất mối
quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản ngân
hàng và biến động giá cổ phiếu.
Giả thuyết 2 (H2): Quy mô ngân hàng có
tác động ngược chiều đến biến động giá cổ
phiếu ngân hàng.
Các nghiên cứu của Pelcher (2019), Nguyen
và cộng sự (2020) và Alajekwu & Ezeabasili
(2020) cho rằng những công ty có quy mô lớn hơn thì giá cổ phiếu có xu hướng ít biến động hơn Hashemijoo và cộng sự (2012)
đã chỉ ra quy mô là một trong những yếu
tố tác động đến biến động giá cổ phiếu Bởi theo tác giả, khi quy mô công ty càng lớn,
họ có thể mở rộng nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, từ đó giúp họ có thêm các thông tin từ thị trường Nhờ vậy, các công ty này có khả năng dự đoán và quản lý rủi ro
để giá cổ phiếu của họ ít bị biến động hơn (Hashemijoo và cộng sự, 2012) Đối với các ngân hàng, quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện
để họ có thể đầu tư thêm cơ sở hạ tầng nhằm quản trị rủi ro một cách tối ưu, từ đó giúp giá
cổ phiếu của các ngân hàng có sự biến động không lớn Thực tế, tại Việt Nam ba NHTM
có quy mô vốn lớn nhất là Vietcombank, Vietinbank và BIDV là những ngân hàng không có sự biến động giá quá nhiều, nhất
là những giai đoạn thị trường có các thông tin xấu Do vậy, nhóm tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và biến động giá cổ phiếu.
Giả thuyết 3 (H3): Dự phòng rủi ro tín dụng
có tác động ngược chiều đến biến động giá
cổ phiếu ngân hàng.
Cooper và cộng sự (2003) cho rằng dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa trong việc
dự đoán lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng
Eng & Nabar (2007), Mwaurah và cộng sự (2017) đã tìm thấy kết quả trong các nghiên cứu của mình rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay có ý nghĩa thống kê tích cực đối với lợi nhuận của cổ phiếu Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các NHTM đều rất quan tâm đến việc trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đề phòng rủi
ro vỡ nợ và kiểm soát các tổn thất không đáng có trong hoạt động ngân hàng Với những lý do đó, tác giả kỳ vọng mối quan
hệ ngược chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và biến động giá cổ phiếu ngân hàng
Giả thuyết 4 (H4): Tỷ lệ giá trên thu nhập
Trang 5có tác động ngược chiều đến biến động giá
cổ phiếu ngân hàng.
Hệ số P/E thấp cho thấy giá trị thị trường
hiện tại của cổ phiếu thấp hoặc thu nhập
trên mỗi cổ phần (EPS) mang lại cho nhà
đầu tư đang cao, điều này giúp nhà đầu tư
ra quyết định chọn mua Ngược lại, hệ số
P/E cao cho thấy doanh nghiệp kinh doanh
chưa hiệu quả, gây nên tình trạng EPS thấp
hoặc thậm chí bằng 0, hoặc đôi khi cũng có
thể là do cổ phiếu đó đang được định giá
quá mức Nghiên cứu của Gautam (2017),
Bintara & Tanjung (2019) và Yoewono &
Tasrih (2022) đưa ra kết quả rằng có mối
tương quan âm giữa P/E và biến động giá
cổ phiếu Từ đó, nhóm tác giả kỳ vọng tác
động ngược chiều giữa hệ số P/E và biến
động giá cổ phiếu ngân hàng.
Giả thuyết 5 (H5): Tốc độ thay đổi lãi suất
tiết kiệm có tác động cùng chiều đến biến
động giá cổ phiếu ngân hàng.
Khi lãi suất tiết kiệm của ngân hàng tăng
cao, sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bán
cổ phiếu và chuyển khoản đầu tư của mình
sang các khoản tiền gửi ngân hàng (Wijaya,
2013) Thật vậy, lúc này tiền gửi tiết kiệm
sẽ là một kênh đầu tư an toàn với lợi nhuận
tốt Từ đó làm giá cổ phiếu giảm và gia
tăng sự biến động của giá cổ phiếu Kết
quả nghiên cứu của Kurniasari & Reyes
(2020), Bui & Nguyen (2021) và Khor và
cộng sự (2022) đều chỉ ra sự thay đổi về lãi
suất có tác động cùng chiều đến biến động
giá cổ phiếu.
Giả thuyết 6 (H6): Tăng trưởng kinh tế có
tác động cùng chiều đến biến động giá cổ
phiếu ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được đại diện
bằng chỉ tiêu tăng trưởng GDP Khi nền
kinh tế tăng trưởng, nhu cầu sử dụng vốn
và đầu tư cũng gia tăng, thúc đẩy hoạt động
cho vay cũng như các sản phẩm dịch vụ
khác, từ đó tăng trưởng hoạt động kinh
doanh của ngân hàng Hơn thế nữa, trong
bối cảnh kinh tế tăng trưởng, các nhà đầu
tư vào cổ phiếu ngân hàng và kể cả những
cổ phiếu khác trên TTCK có xu hướng kỳ vọng cổ tức thu về cao hơn, điều này đã làm cho giá cổ phiếu biến động nhiều hơn (Nguyễn Thị Vạn Hạnh và Võ Văn Dứt, 2022) Kết quả các nghiên cứu trước đây như Arsalan & Iqbal (2020), Huy và cộng
sự (2020) cho rằng tăng trưởng GDP làm gia tăng sự biến động về giá cổ phiếu Vì thế nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và biến động giá cổ phiếu ngân hàng.
Giả thuyết 7 (H7): Tốc độ thay đổi tỷ giá
hối đoái có tác động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu ngân hàng.
Dựa trên báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng, trong giai đoạn từ 2015- 2019, các NHTM ở Việt Nam luôn duy trì trạng thái ngoại tệ dương, bên cạnh đó hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế đều tăng và ngày càng phát triển,
từ đó đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho các NHTM Điều này góp phần làm tăng giá cổ phiếu ngân hàng Các nghiên cứu thực nghiệm của Nikmanesh & Nor (2016), Khan (2019), Rashid và cộng sự (2022) cũng cho rằng biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến biến động giá cổ phiếu Kế thừa các nghiên cứu trên, bài viết đề xuất mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái và biến động giá cổ phiếu ngân hàng.
3 Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
3.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên mô hình nghiên cứu của Gautam (2017), Bui & Nguyen (2021), Rashid và cộng sự (2022), Nguyễn Thị Vạn Hạnh &
Võ Văn Dứt (2022), mô hình nghiên cứu tổng quát của bài viết có dạng như sau:
Trang 6SPV it = α 0 + α 1 ×LIQ it + α i ×control-variables
+ ε i (1)
Trong công thức (1) SPV it - biến phụ thuộc
đo lường biến động giá cổ phiếu của NHTM;
LIQ it là biến độc lập đại diện thanh khoản
của các ngân hàng này, được đo lường bằng
chỉ tiêu L1 (Tài sản thanh khoản/Tổng tài
sản) Đây là một trong 4 hệ số thuộc phương
pháp đo lường thanh khoản ngân hàng
dựa trên các quy định giám sát về rủi ro
thanh khoản của NHTM từ Ủy ban Basel
được Vodová (2013), Singh & Sharma
(2016), Al- Homaidi và cộng sự (2018) và
Al- Homaidi và cộng sự (2019) sử dụng;
control- variables là ma trận các biến kiểm
soát gồm SIZE (quy mô NHTM), AFCL (dự
phòng rủi ro tín dụng), P/E (tỷ lệ giá trên thu
nhập), IR (tốc độ thay đổi lãi suất tiết kiệm),
GDP (tăng trưởng kinh tế) và EXR (tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái) Cụ thể về cách đo lường của từng biến được nhóm tác giả trình bày tại Bảng 1.
Ngoài ra, α 0 là hệ số chặn, α 1 là hệ số góc của biến LIQ, α i là hệ số góc của các biến kiểm soát, ε là phần dư của mô hình và i,t
là mỗi ngân hàng vào mỗi năm khảo sát.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực tế, biến động giá cổ phiếu ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Cụ thể, biến động giá cổ phiếu ngân hàng (trường hợp khi giá
cổ phiếu giảm mạnh) làm cho tâm lý của khách hàng và nhà đầu tư bị ảnh hưởng
Kết quả là tạo ra áp lực trong việc quản lý
Bảng 1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên
biến Định nghĩa Cách đo lường Kỳ vọng dấu Nghiên cứu trước
Biến phụ thuộc
SPV phiếu ngân hàng (*) Biến động giá cổ ({(H i − L i )[1/2(H i + L i )] -1 ]} 2 ) 1/2 Parkinson (1980), Allen & Rachim
(1996) và Nazir và cộng sự (2010) Biến độc lập/Biến kiểm soát
LIQ Thanh khoản ngân hàng Tài sản thanh khoản*Tổng tài sản -1
-Nurazi & Usman (2016), Rezeki và cộng sự (2017), Ayem & Wahyuni (2017), Setyarini & Rahyuda (2017), Dewi (2019), Jaya (2015), Nguyễn Thị Vạn Hạnh và Võ Văn Dứt (2022) SIZE Quy mô ngân hàng Log(Tổng tài sản) - Pelcher (2019), Nguyen và cộng sự (2020), Alajekwu & Ezeabasili
(2020)
AFCL Dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng cho vay*Tổng cho vay -1 - Eng & Nabar (2007), Mwaurah và cộng sự (2017)
P/E Tỷ lệ giá trên thu nhập Giá hiện tại của cổ phiếu*Thu nhập của mỗi cổ phiếu -1 - Gautam (2017), Bintara & Tanjung (2019) và Yoewono & Tasrih (2022)
IR Tốc độ thay đổi lãi suất tiết kiệm (**) (LSTK năm t − LSTK năm t-1)*(LSTK năm t-1) -1 + Kurniasari & Reyes (2020), Bui & Nguyen (2021) và Khor và cộng sự
(2022) GDP Tăng trưởng kinh tế (GDP năm t − GDP năm t-1)*(GDP năm t-1) -1 + Arsalan & Iqbal (2020), Huy và cộng sự (2020)
EXR Tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái (EXR năm t − EXR năm t-1)*(EXR năm t-1) -1 + Nikmanesh & Nor (2016), Khan (2019) và Rashid và cộng sự (2022)
(*) Hi: giá đóng cửa cao nhất trong năm của từng ngân hàng; Li: giá đóng cửa thấp nhất trong năm của từng ngân
hàng; (**): LSTK: Lãi suất tiết kiệm
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước
Trang 7rủi ro và đáp ứng các yêu cầu về vốn, đồng
thời khả năng thanh khoản của ngân hàng
có thể bị ảnh hưởng Do đó, mô hình có biến
độc lập thanh khoản ngân hàng là biến nội
sinh do sự tác động hai chiều với biến phụ
thuộc Vì vậy, khắc phục hiện tượng nội
sinh cũng như các khuyết tật thông thường
khác như hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và hiện tượng tự tương quan, nghiên
cứu tiến hành thực hiện phân tích hồi quy
bằng phương pháp SGMM của Arellano &
Bond (1991) (với phần mềm Stata 17) để
thu được kết quả hồi quy vững nhất.
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 27 NHTM
niêm yết TTCK Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2012 đến năm 2022 Vì thời gian
hoạt động cũng như niêm yết trên TTCK
của mỗi ngân hàng là khác nhau nên dữ
liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ
liệu không cân bằng Nhóm dữ liệu liên
quan đến nội bộ hoạt động kinh doanh của
ngân hàng được thu thập từ các BCTC hợp
nhất đã kiểm toán của các NHTM Trong
khi, số liệu về SPV, P/E và các biến vĩ mô
là tỷ lệ IR, GDP và EXR được lấy từ được
lấy từ cơ sở dữ liệu FiinPro Platform.
4 Phân tích kết quả nghiên cứu
4.1 Thống kê mô tả
Kết quả Bảng 2 cho thấy, mức độ biến động giá cổ phiếu của các NHTM là 53,7%, với độ lệch chuẩn là 25,9%, kết quả này cho thấy mức biến động giá cổ phiếu của các NHTM là khác nhau Ngoài ra, thanh khoản của 27 NHTM có giá trị trung bình 16,8%, với độ lệch chuẩn là 6,8% cho thấy tính thanh khoản giữa các NHTM không quá chênh lệch
Ngoài ra, quy mô ngân hàng có giá trị trung bình là 33,117 với độ lệch chuẩn đạt 100,4% Dự phòng rủi ro tín dụng có giá trị trung bình là 1,4% với độ lệch chuẩn 0,4% Hệ số P/E có giá trị trung bình là 6.287,174 với độ lệch chuẩn 8.054.710%
cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ P/E giữa các cổ phiếu của 27 NHTM nghiên cứu So với các số liệu khác, số liệu về P/E là khá lớn, nguyên nhân là trong giai đoạn 2012-
2022, có những giai đoạn giá cổ phiếu ngân hàng tăng lên rất cao, trong khi thu nhập trên mỗi cổ phần ở mức hạn chế
Kết quả Bảng 3 cho thấy, hệ số tương quan cao nhất giữa các biến trong mô hình nghiên cứu là 0,706, thấp hơn 0,8 Do đó, nhóm tác giả kết luận dữ liệu có hiện tượng
Bảng 2 Thống kê mô tả các biến
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Trang 8tự tương quan ở mức thấp hay mô hình xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm
trọng (Gujarati & Porter, 2003) Vì vậy
nghiên cứu tiếp tục thực hiện ước lượng
các kết quả hồi quy
4.2 Kết quả hồi quy
Vì mô hình hồi quy xảy ra hiện
tượng nội sinh nên nghiên cứu
sử dụng ước lượng SGMM để
khắc phục hiện tượng này, bên
cạnh một số khuyết tật phổ
biến như hiện tượng phương
sai sai số thay đổi và tự tương
quan Bảng 4 trình bày kết quả
ước lượng của mô hình theo
phương pháp SGMM.
Từ kết quả Bảng 4, nghiên
cứu có một số thảo luận sau:
Đầu tiên, thanh khoản có tác
động ngược chiều đến biến
động giá cổ phiếu ngân hàng
với mức ý nghĩa là 1%, kết quả
nghiên cứu này phù hợp với kỳ
vọng dấu ban đầu của nghiên
cứu cũng như các nghiên cứu
của Nurazi & Usman (2016),
Rezeki và cộng sự (2017),
Ayem & Wahyuni (2017),
Setyarini & Rahyuda (2017), Dewi (2019), Jaya (2015), Nguyễn Thị Vạn Hạnh và Võ Văn Dứt (2022) Có thể thấy khi ngân hàng
có khả năng thanh khoản tốt, hoạt động huy
Bảng 3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Bảng 4 Kết quả hồi quy bằng phương pháp SGMM
Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P-value
Kết quả kiểm định
***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả
Trang 9động vốn và cho vay của ngân hàng trở nên
hiệu quả hơn, từ đó đem lại lợi nhuận trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp
phần nâng cao uy tín trên TTCK Vì vậy
giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ được đánh
giá cao và ít biến động, từ đó thu hút được
nhiều nhà đầu tư hơn
Hai là, quy mô ngân hàng có tác động
ngược chiều tới biến động giá cổ phiếu
ngân hàng với mức ý nghĩa là 1% Kết quả
này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu của
nghiên cứu và kết quả của Pelcher (2019),
Nguyen và cộng sự (2020), Alajekwu &
Ezeabasili (2020)
Ba là, tốc độ thay đổi lãi suất tiết kiệm có tác
động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu
tại mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi lãi suất tiết
kiệm tăng thì biến động giá cổ phiếu ngân
hàng cũng tăng và ngược lại Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với giả thuyết của nghiên
cứu và một số nghiên cứu trước đây như
Kurniasari & Reyes (2020), Bui & Nguyen
(2021) và Khor và cộng sự (2022) Fair
(2002) cho rằng hơn 30% các sự kiện có thể
xác định được gây ra sự thay đổi lớn về giá
ngay lập tức trên TTCK là do các thông báo
về tiền tệ Việc tăng lãi suất huy động có thể
khiến các nhà đầu tư chuyển sang gửi tiền
vào các NHTM với mức lãi suất cao hơn
và an toàn hơn Điều này sẽ làm cho giá cổ
phiếu trên TTCK thay đổi một cách đáng kể
Ngược lại, khi lãi suất huy động giảm, nhà
đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư an toàn với lãi suất
thấp hay đầu tư mạo hiểm hơn với lợi nhuận
cao hơn.
Bốn là, tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái có
tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1%
đến biến động giá cổ phiếu của các NHTM,
nghĩa là khi gia tăng biến động về tỷ giá hối
đoái thì biến động giá cổ phiếu ngân hàng
sẽ tăng lên và ngược lại Kết quả này là phù
hợp với giả thuyết của nghiên cứu và các
nghiên cứu trước như Nikmanesh & Nor
(2016), Khan (2019) và Rashid và cộng sự
(2022) Hầu hết các NHTM hiện nay đều chú trọng vào hoạt động thanh toán quốc
tế, duy trì trạng thái ngoại tệ dương, từ đó gia tăng thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ
Do đó, lợi nhuận từ ngoại tệ sẽ ảnh hưởng tích cực đến vốn hóa thị trường và biến động giá cổ phiếu.
5 Kết luận và một số hàm ý chính sách
Thanh khoản và biến động giá cổ phiếu của NHTM là những vấn đề được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tác động của thanh khoản ngân hàng đến biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2022 Sử dụng phương pháp ước lượng SGMM với dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán của các ngân hàng và từ cơ sở dữ liệu FiinPro Platform, kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh khoản ngân hàng (LIQ) và quy
mô ngân hàng (SIZE) có tác động ngược chiều đến biến động giá cổ phiếu ngân hàng (SPV) Trong khi đó, tốc độ thay đổi lãi suất tiết kiệm (IR) và tốc độ thay đổi
tỷ giá hối đoái (EXR) có tác động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu ngân hàng (SPV) Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng (AFCL), tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và tăng trưởng kinh tế (GDP) đến chỉ tiêu này.
Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả
đề xuất một số hàm ý chính sách như sau.
Một là, về phía các NHTM Việt Nam, cần
gia tăng thanh khoản bằng cách duy trì các tài sản có tính thanh khoản cao (như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN) ở mức phù hợp
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra, quy mô ngân hàng cũng ảnh hưởng ngược chiều đến biến động giá cổ phiếu, do vậy, các NHTM cần gia tăng quy mô tài sản một
Trang 10cách hiệu quả, xây dựng lộ trình tăng vốn
một cách thích hợp để giảm sự biến động
này và gia tăng niềm tin của khách hàng.
Hai là, về phía NHNN nên duy trì ổn định lãi
suất, ổn định tỷ giá để một mặt nhằm giảm
rủi ro về biến động giá cổ phiếu, mặt khác
giúp NHTM ổn định hơn trong việc duy trì
lãi suất cũng như hoạt động kinh doanh ngoại
hối để ổn định hoạt động kinh doanh
Như vậy, về mặt cơ bản, nghiên cứu đã đạt
được các mục tiêu đề ra, song vẫn còn tồn
tại một số hạn chế Một là, nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022, trong khi thời gian niêm yết của các ngân hàng là khác nhau nên việc lấy cùng một giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến cỡ mẫu dữ liệu khi có ngân hàng chỉ có dữ liệu trong khoảng từ 3 đến 5 năm Bên cạnh đó, nghiên cứu mới tập trung vào các NHTM Việt Nam mà chưa bao gồm các loại hình ngân hàng khác ■
Tài liệu tham khảo
Abang-Anoh, C A (2012) The impact of liquidity on the performance of commercial bank in Nigeria PLC Caritas
University, Nigeria.
Abken, P A., & Nandi, S (1996) Options and volatility Economic Review, 81(3-6), 21.
Aksu, M., & Onder, T (2003) Size and book-to-market effects as proxies for fundamentals and as determinants of
returns in the ISE Retrieved from Working paper, Sabanci University: http://ssrn com/abstract= 250919 Alajekwu, U B., & Ezeabasili, V N (2020) Dividend policy and stock market price volatility in the Nigerian stock
market British Journal of Management and Marketing Studies, 3(4), 37-52.
Al-Homaidi, E A., Tabash, M I., Farhan, N H., & Almaqtari, F A (2018) Bank-specific and macro-economic
determinants of profitability of Indian commercial banks: A panel data approach Cogent Economics & Finance, 6(1), 1548072 https://doi.org/10.1080/23322039.2018.1548072
Al-Homaidi, E A., Tabash, M I., Farhan, N H., & Almaqtari, F A (2019) The determinants of liquidity of Indian listed
commercial banks: A panel data approach Cogent Economics & Finance, 7(1), 1616521 https://doi.org/10.1080 /23322039.2019.1616521
Allen, D E., & Rachim, V S (1996) Dividend policy and stock price volatility: Australian evidence Applied financial
economics, 6(2), 175-188.
Amihud, Y., & Mendelson, H (1991) Volatility, efficiency, and trading: Evidence from the Japanese stock market The
Journal of Finance, 46(5), 1765-1789 https://doi.org/10.2307/2328572 Arellano, M., & Bond, S (1991) Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to
employment equations The review of economic studies, 58(2), 277-297 https://doi.org/10.2307/2297968 Arsalan, T., & Iqbal, M (2020) The Role of Risk and Macroeconomic Environment on Stock Returns: Evidence from
Banking Sector of Pakistan Pakistan Business Review, 22(1), 18-29.
Ayem, S., & Wahyuni, S (2017) Pengaruh Loan To Deposit Ratio, Capital Adequacy Ratio, Return on Asset Dannon
Perfoming Loan Terhadap Return Saham Jurnal Akuntansi, 5(1), 71-87.
Babi, M A (2015) The effects of financial risks on the relationship between earnings and stock returns International
Journal of Organizational Leadership, 4(2) https://ssrn.com/abstract=3331806 Bali, T G., Peng, L., Shen, Y., & Tang, Y (2014) Liquidity shocks and stock market reactions The Review of Financial
Studies, 27(5), 1434-1485 https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2055472 Banz, R W (1981) The relationship between return and market value of common stocks Journal of financial economics,
9(1), 3-18 https://doi.org/10.1016/0304-405X(81)90018-0 Baskin, J (1989) Dividend policy and the volatility of common stocks Journal of portfolio Management, 15(3), 19
https://doi.org/10.3905/jpm.1989.409203 Basle Committee on Banking Supervision Risk Management Sub-Group (2000) Sound Practices for Managing
Liquidity in Banking Organisations Basel Committee on Banking Supervision.
Bintara, R., & Tanjung, P R S (2019) Analysis of Fundamental Factors on Stock Return International Journal of
Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 9(2), 49-64 http://dx.doi.org/10.6007/
IJARAFMS/v9-i2/6029 Blum, J (1999) Do capital adequacy requirements reduce risks in banking? Journal of Banking & Finance, 23(5),
755-771 https://doi.org/10.1016/S0378-4266(98)00113-7 Bui, M T., & Nguyen, Y T (2021) Impact of Macroeconomic Factors on Bank Stock Returns in Vietnam Data Science
for Financial Econometrics, 493-511 https://doi.org/10.1007/978-3-030-48853-6_34