1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các chuyên đề ôn thi olimpic văn 11

68 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Chuyên Đề Ôn Thi Olimpíc Văn 11
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tài Liệu Ôn Thi
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 154,98 KB
File đính kèm CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI OLIMPIC văn 11.rar (153 KB)

Nội dung

CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG Chức năng văn học là gì? Chức năng văn học là vai trò vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tác dụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. Văn học là hiện tượng đa chức năng, các chức năng gắn bó hữu cơ không tách rời nhau. Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn học có sức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tinh thần của con người. Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác tác phẩm văn học, đến vấn đề viết để làm gì? 1. Chức năng nhận thức Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Tác phẩm văn học là quá trình nhà văn khám phá và lí giải hiện thực rồi phản ánh vào tác phẩm. Mỗi nhà văn đều ở một thời đại nhất định bởi vậy văn chương là tiếng nói của các thời đại phản ánh hiện thực đời sống, đạo đức xã hội, thậm chí phơi bày những mặt trái của xã hội ấy để góp phần cải tạo xã hội. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng văn học có khả năng cung cấp tri thức bách khoa về đời sống “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống” Văn học có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”. Văn học có thể đem đến những nhận thức, hiểu biết sâu rộng cho con người về nhiều mặt của cuộc sống ở: + Không gian khác nhau: tri thức về các quốc gia, vùng miền, xứ sở… khác nhau. + Thời gian khác nhau: quá khứ, hiện tại, tương lai + Hiểu biết phong phú ở nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, văn hóa… + Hiểu được bản chất của con người nói chung về tư tưởng, tình cảm, khát vọng, sức mạnh, mục đích tồn tại giúp con người mài sắc cảm giác, biết phân biệt thật giả, biết cảm nhận tinh tế sự phong phú của thế giới cảm tính, phát hiện cái chung, cái bản chất, cái mới lạ, sâu xa qua cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quen thuộc, cái bình thường. Tác phẩm văn học đem tới cho người đọc những kiến thức xã hội phong phú. Nhưng đấy không phải là mục đích cuối cùng của nhà văn. Mục đích của văn học chính là giúp người đọc từ chỗ nhận thức về con người, về cuộc sống rồi tự nhận thức được chính mình, khám phá được giá trị và năng lực vô tận của mình để phấn đấu, sáng tạo.

Trang 1

CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI OLIMPIC 11CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

Chức năng văn học là gì? Chức năng văn học là vai trò vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tácdụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người Văn học là hiện tượng đa chứcnăng, các chức năng gắn bó hữu cơ không tách rời nhau Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn học cósức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tinh thần của con người Nói đếnchức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác tác phẩm văn học, đến vấn đề viết để làm gì?

1 Chức năng nhận thức

- Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội vàđời sống tâm hồn của con người Tác phẩm văn học là quá trình nhà văn khám phá và lí giải hiện thực rồiphản ánh vào tác phẩm Mỗi nhà văn đều ở một thời đại nhất định bởi vậy văn chương là tiếng nói của cácthời đại phản ánh hiện thực đời sống, đạo đức xã hội, thậm chí phơi bày những mặt trái của xã hội ấy để gópphần cải tạo xã hội Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng văn học có khả năng cung cấp tri thức

bách khoa về đời sống “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”

- Văn học có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chínhbản thân mình Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận

động của xã hội Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”.

- Văn học có thể đem đến những nhận thức, hiểu biết sâu rộng cho con người về nhiều mặt của cuộcsống ở:

+ Không gian khác nhau: tri thức về các quốc gia, vùng miền, xứ sở… khác nhau

+ Thời gian khác nhau: quá khứ, hiện tại, tương lai

+ Hiểu biết phong phú ở nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, văn hóa…

+ Hiểu được bản chất của con người nói chung về tư tưởng, tình cảm, khát vọng, sức mạnh, mục đíchtồn tại giúp con người mài sắc cảm giác, biết phân biệt thật giả, biết cảm nhận tinh tế sự phong phú của thếgiới cảm tính, phát hiện cái chung, cái bản chất, cái mới lạ, sâu xa qua cái ngẫu nhiên cá biệt, cái quenthuộc, cái bình thường

- Tác phẩm văn học đem tới cho người đọc những kiến thức xã hội phong phú Nhưng đấy không phải làmục đích cuối cùng của nhà văn Mục đích của văn học chính là giúp người đọc từ chỗ nhận thức về conngười, về cuộc sống rồi tự nhận thức được chính mình, khám phá được giá trị và năng lực vô tận của mình

để phấn đấu, sáng tạo

2 Chức năng giáo dục

- Giá trị giáo dục của văn học xuất phát từ nhu cầu hướng thiện của con người Chức năng giáo dụcthường được xem là giáo dục đạo đức, phẩm chất cho con người Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp Arixtot đưa raphạm trù thanh lọc khi người ta xem kịch nếu có khóc thì sẽ làm người ta trong sạch và cao thượng hơn.Nhà mĩ học Letsxing của Đức cho rằng “Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi,khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn

về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm,cảm xúc của người tiếp nhận Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp

phần làm đẹp cho cuộc đời Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên” Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”.

- Văn học bồi đắp, định hướng tư tưởng, tình cảm cho con người và thanh lọc tâm hồn còn người Vănhọc giáo dục con người về:

+ Giáo dục tư tưởng: giúp con người lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ như bài học về lòngyêu nước, lòng nhân ái, có lí tưởng sống cao đẹp…

+ Giáo dục tình cảm: giúp con người biết yêu, ghét, vui, buồn đúng đắn, có tâm hồn trong sáng, caothượng

+ Giáo dục đạo đức: nâng đỡ nhân cách con người khi giúp họ biết phân biệt đúng sai, phải trái, tốt xấu

từ đó hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người

=> Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều là một lời đề nghị về lẽ sống để con người tự rèn luyện bảnthân ngày càng tốt đẹp hơn

- Giáo dục về đạo đức, phẩm chất cho con người trong văn học diễn ra qua cuộc đối thoại giữa tác giả

và người đọc, được gợi mở qua hệ thống hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn

Trang 2

Vì thế chức năng giáo dục của văn học không khô khan, giáo điều mà sinh động, đầy sức thuyết phục, khôngphải ngay lập tức mà ngấm dần, thấm sâu có giá trị lâu bền, gợi được những suy nghĩ sâu xa của con ngườivới cuộc đời.

=> Văn học có khả năng giáo dục và nhân đạo hóa con người, giúp con người hoàn thiện bản thân và

có những hành động thiết thực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn

3 Chức năng thẩm mĩ

- Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp Giá trịthẩm mĩ xuất phát từ nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp của con người “Cái đẹp là điều kiện khôngthể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không và không thể có nghệ thuật”

- Chức năng thẩm mĩ của văn học được thể hiện rõ trên hai bình diện:

+ Nhà văn khám phá và thể hiện cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ, khơi dậy những khoái cảm nghệ thuật ở bạn đọc: Cái đẹp mà văn học mang tới là cái đẹp của cuộc đời như: cảnh thiên nhiên, tạo vật; vẻ đẹp

của cảnh đời cụ thể; vẻ đẹp hào hùng của chiến trận; vẻ đẹp của tình đời, tình người; vẻ đẹp của một conngười, dân tộc Đặc biệt văn học có thể khám phá và thể hiện những vẻ đẹp ấy từ hình thức bên ngoài đếnbản chất bên trong của đời sống, con người Ngoài ra, cái đẹp trong tác phẩm văn học còn có thể được thểhiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm như nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật sử dụng ngôn

từ, hình ảnh, kết cấu…

+ Văn học giúp hình thành thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ, đánh thức bản chất nghệ sĩ và cảm hứng sáng tạocủa con người Thị hiếu là năng lực định giá thẩm mĩ (năng lực nhận biết, đánh giá cái đẹp) Nó giúp conngười có khả năng phân biệt cái đẹp, cái xấu; cái thẩm mĩ với cái phi thẩm mĩ, nhận ra nét bi và hài trongcác sự vật và hiện tượng, làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, mài sắc các giác quan thẩm mĩ Thường xuyêntiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẽ thành người sành sỏi, tinh tế, nhạy bén có chuẩn mực đánh giá riêngcủa mình để phân biệt cái đẹp và không đẹp trong văn học và trong cuộc sống quanh ta Từ đó, đánh thứcbản chất nghệ sĩ và niềm say mê sáng tạo trong mỗi cá nhân

* Chức năng giao tiếp:

Nói đến giao tiếp là nói đến sự giao lưu, thông báo, trao đổi Nghĩa là ở đây có vấn đềngười nói,người nghe, người gửi, người nhận và phương tiện để để liên hệ Ở khâu sáng tác người viết mỗi khi cầmbút là muốn giãy bày, chia sẻ, cần nói ra,không nói ra không được Sống cần phải giao tiếp nếu không giáotiếp có nghĩa là không sống Vì thế con người sử dụng nghệ thuật như là một con đường quan trọng để giaolưu với nhau chẳng khác nào như cây cối cần giao lưu với không khí và ánh sáng mặt trời Sáng tác đầu tiên

là muốn giãi bày, mang những tâm tư trăn trở của nhà văn tác động vào người khác Ở mức độ thấp nó gợi

sự chia sẻ, đồng cảm, ở mức độ cao hơn nótrở thành “tiếng nói đồng ý, đồng tình “ (Tố Hữu ), thành sợi dâyliên két, tiếng kèn tập hợp Lúc đó nó không chỉ là hoạt động của một người hướng đến một người mà trởthành hoạt động giao tiếp rộng rãi của mọi người Trong hoạt động giao tiếp này nhà văn không phải làngười đưa tin truyền tinmột cách bình thường chỉ đơn giản là truyền tải thông tin Vì tác phẩm văn học chứađựng tư tưởng tình cảm và mang khuynh hướng xã hội rõ nét TPVH không đơn thuần là thông báo sự kiện,tri thức mà thể hiện thái độ của con người trước cuộc sống, những suy nghĩ của con người trước cuộc sống.Tác phẩm văn học đưa con người xích lại gần nhau không phải bằng không gian, thời gian mà bằng tìnhcảm, tinh thần Tác phẩm nghệ thuật nối liền tác giả - người đọc – người đọc xích lại gần nhau hơn: họ quennhau, hiểu nhau qua giao tiếp bằng tác phẩm nghệ thuật Đặc biệt nhờ nghệ thuật con người có thể giao lưu

cả quá khứ - hiện tại – tương lai, mang tiếng nói của dân tộc này đến dân tộc khác, thế hệ trước đến thế hệsau; nó khắc phục khoảng cách về không gian và thời gian đem lại sự giao tiếp nhiều chiều, đem con ngườitrở nên gần nhau hơn

Vì vậy “Chừng nào tâm hồn một con người cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệthuật còn cần thiết cho con người (Dêgơcx )

* Chức năng giải trí:

Bên cạnh thức năng giao tiếp, văn học còn là nơi để chúng ta giải trí, nhưng đây không phải là giải tríthông thường mà là sự giải trí có tính nghệ thuật Một sự giải trí nhẹ nhàng, thanh cao và trong sáng Cónghĩa là sự giải trí trong văn học không những giúp chúng ta giải tỏa bớt sự căng thẳng mệt nhọc đem lạiphút giây thư giãn mà khi đắm mình trong không gian nghệ thuật ấy, văn học thanh lọc tâm hồn thúng tathêm trong và cung cấp thêm những hiểu biết về cuộc sống, xã hội, học tập,… có lẽ văn học đã đem đến cho

nhân loại chúng ta một cách nghỉ ngơi khá lí thú, như Ranh Gamzatop đã từng nói nó vừa là nơi nghỉ ngơi vừa là cuộc hành trình khiến ta hứng thú Chính vì vậy, giải trí bằng văn học vừa mang lại niềm vui phấn

khích.như các hình thức vui khác, vừa làm cho con người trở nên có văn hóa hơn, hiểu và sáng yêu hơn

Trang 3

Những chức năng của văn học không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt thẽ với nhau, làm tốt chức năngnày thì đồng thời cũng tạo điều kiện để các chức năng khác phát huy tác dụng Toàn bộ các chức năng củavăn học luôn tác động qua lại với nhau, luôn tồn tại trong mối quan hệ chuyển hóa nhân quả, và tùy theođiều kiện lịch sử cụ thể của sự phát thẩn văn học ở các thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, mối tươngquan và trọng tâm của các chức năng cũng thay đổi Điều đó đòi hỏi khi xem xét chức năng của văn họcphải có quan điểm lịch sử đúng đắn.

DẪN CHỨNG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, Nam Cao ý thức sâu sắc rằng: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những

nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa) nhà văn đã thực sự tìm được cho mình

một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực Trong mỗi trang văn của Nam Cao đều bộc lộ tấm lòng của một con người đau đời và thương đời da diết Nam Cao yêu thương những con người bị cuộc đời đày đọa Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những hoàn cảnh thiếu nhân tính làm cho con người bị tha hóa Viết về những con người dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người Tác phẩm văn học là quá trình nhà văn khám phá và lí giải hiện thực rồi phản ánh vào tác phẩm Mỗi nhà văn đều ở một thời đại nhất định bởi vậy văn chương là tiếng nói của các thời đại phản ánh hiện thực đời sống, đạo đức xã hội, thậm chí phơi bày những mặt trái của xã hội ấy để góp phần cải tạo

xã hội Khi các nhà văn thông qua các tác phẩm của minh để tập trung phản ánh thực trạng xã hội thì tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, Ngòi bút Nam Cao tỏ ra sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ thực trạng nội bộ bọn cường hào Chẳng phải vì đất làng Vũ Đại có cái thế quần ngư tranh thực như lời ông thầy địa lí nói nên bọncường hào chia năm bè bảy cánh đối nghịch nhau, mà do chúng là một đàn cá tranh mồi, mồi thì ngon đấy, nhưng năm bè bảy mối Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụi bại Đây là hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội - ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau

Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấpgiữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn

Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình về giai cấp thống trị ở nông thôn: Bá Kiến - lão cường hào cáo già với giọng quái rất sang, cái cười Tào Tháo cho thấy bản chất gian hùng, khôn róc đời Và tư cách nhem nhuốc của cụ tiên chỉ: thói ghen tuông, Bá Kiến nghiền ngẫm về nghề thống trị, rút ra phương châm: mềm nắn, rắn buông, bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ

cố cùng liều thân Với chính sách: lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, thu dụng những thằng bạt mạng, không sợ chết, không sợ đi tù Bọn chúng là những căn nguyên cho nỗi bất hạnh của người dân Là chứa đựng quy luật hiện tượng tất yếu của xã hội Chừng nào còn có những kẻ như Bá Kiến thì chừng đó chưa thểhết nhưng cuộc đời như Chí Phèo

Nếu Bá Kiến là nhân vật đại diện điển hình cho tầng lớp thống trị thì Chí Phèo, điền hình cho nỗi đaukhốn cùng của người nông dân đẩy dần họ vào tăm tối, u mê, vào con đường phải thành “đầu trộm đuôi cướp” mới tồn tại được mà tác phẩm cho đọc giả nhận thức về bức tranh xã hội ở nông thôn trước cách mạng, dưới ách thống trị của chế độ thực dân nửa phong kiến, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ cường hào và nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp Làng Đại Hoàng những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 người nông dân phải chịu tô nặng nề, làm phu sai tạp dịch, nhiều người phải bán hết tài sản của mình để cứu đói, nếu như không có tài sản thì phải chịu nhận cái chết thê thảm Vì đói khổ và bị áp bức,một số nông dân đã bị đầy vào con đường lưu manh hóa như Chí Phèo Nông dân còn khổ cực nhiểu hơn khi tình trạng như dốt nát mù chữ, rượu chè xảy ra tràn lan Trong một cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dưới ách thống trị củabọn thực dân phong kiến giai cấp tiểu tư sản cũng không hơn gì so với tầng lớp nông dân lúc bấy giờ Đời sống của giai cấp tiểu tư sản luôn bị đe dọa cả về vật chất lẫn tinh thần, đa số họ rơi vào tình trạng bị phá sản, bần cùng hóa Họ là những viên chức nhỏ, trí thức nghèo, học sinh… chịu nhều cay đắng, đe dọa về đời

Trang 4

sống nhất Tầng lớp tiểu tư sản nghèo sống rất bấp bênh khổ cực, ngay đến những viên chức nhỏ, trí thức tự

do cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn và bị khinh rẻ chà đạp Tình hình xã hội hết sức ngột ngạt, ngay những

kẻ bảo thủ sợ đổi thay nhất

Văn học bồi đắp, định hướng tư tưởng, tình cảm cho con người và thanh lọc tâm hồn còn ngườiVăn học có khả năng giáo dục và nhân đạo hóa con người, giúp con người hoàn thiện bản thân và có những hành động thiết thực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn Và ta nhận thấy rất rõ Nam Cao viết tác phẩm Chí Phèo không phải để bôi nhọ người nông dân, mà ông đã bảo vệ, bênh vực, minh oan, “chiêu tuyết” cho những con người thấp cổ bé họng, bị cuộc đời xua đuổi, hắt hủi, khinh bỉ một cách bất công Với trái tim đầy yêu thương của mình , Nam Cao vẫn tin rằng trong tâm hồn của những người không còn được là người, những con người bề ngoài được miêu tả như những con vật vẫn còn nhân tính, vẫn còn những khát khao nhân bảnTác phẩm Chí Phèo để người đọc biết cảm thông hơn với cuộc đời bi kịch, khi bị hoàn cảnh xã hội xô đạp đến tơi bời, nó như một tiếng kêu cứu mà Nam Cam muốn gởi gắm, hãy cứu lấy linh hồn của con người,chúng ta hãy mở long ơn với những va vấp, những lỗi lầm mà con người sa chân vào tội lôi, Như một tuyên ngôn mà Nam Cao đã từng nói: những người xung quanh ta, nếu ta không cố hiểu họ thì thấy họ thật gàn dỡ

Có lẽ điều mà Nam Cao muốn kêu gọi đến người đọc, là hãy sống bằng tình yêu thương sự rộng long rồi mọi gí trị tốt đẹp cuộc sống sẽ hồi sinh lan tỏa Bá kiến có thể mượn bàn tay của cường quyền và chính sách dung người mưu mô đầy xảo quyệt để có thể tha hóa chí, nhưng để cảm hóa được chí lại rất giản đơn đó là tình người, sự vị tha, thái độ ân cần đầy ắp tình người của Thị Nở cũng đã khiến cho Chí xúc động để khát khao hoàn lương, để muốn trở về cuộc đời bình lặng, muốn chứng minh qua việc sẽ sống hòa thuận cùng Thị Nở, ngay cả khi ước muốn nhỏ nhoi đó không có cơ hội để thực hiện, thì Chí cũng không cho cuộc sống lưu manh, quỹ dữ được tái diễn Chí đã lớn lên để nhận thức được đâu là căn nguyên của bi kịch cuộc đời mình, đâu là kẻ thù thực sự, và một giải pháp có chăng là tiêu cực nhưng có lẽ với Chí là sự thức tỉnh con người

Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều là một lời đề nghị về lẽ sống để con người tự rèn luyện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn Có thể nói, tư tưởng nhân đạo thấm nhuần trong sáng tác của Nam Cao Ông là nhà văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện và khát vọng được phát huy đến tận độ tài năng của con người Đó là cái đẹp mà người nghệ sĩ tìm kiếm, nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu viết văn là quá trình tìm nững hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người cái đẹp của tác phẩm chí Phèo, khác với các nghệ sỹ, nếu cái đẹp mang đến cho người đọc là sự kì công khi xây dựng diện mạo nhân vật, thì Nam Cao lại khơi gợi cái đẹp ở chiều sâu tâm hồn Nó tượng trưng như quả ấu gai, lớp vỏ ngoài đen đủi xấu xí góc cạnh nhưng bản chất bên trong lại trắng trong ngọt bùi Nhân vật Thị Nở, mang diện mạo xấu ma chê quye hờn

mà Nam Cao rất dụng công miêu tả “má phinh phính thì mặt Thị còn hao hao mặt lợn…cái mũi vừa ngắn vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…hai môi dày…màu thịt trâu xám ngoách…”, tính cách lại dỡ hơi nhưng bên trong con người ấy còn chứa đựng lòng thương người, Một trái tim phụ nữ biết khao khát yêu

và muốn yêu mà bình thường người phụ nữ không dám nói ra Những biểu hiện khát khao cuộc sống của Chí là minh chứng cho tình yêu thương sự bao dung và nét đẹp cảm hóa ở thị Nở Nam Cao đã tìm thấy hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ xấu xí ấy, để rồi từ điểm nhìn truần thuật của người kể chuyện, tái hiện một người phụ nữ ấm áp, biết lo nghĩ cho người khác, biết cảm thương cho hoàn cảnh, và ân cần chăm sóc, ban tặng tình người khơi gợi sự hoàn lương, đó là cái đẹp trong văn học và đời sống Tình yêu của họ tuy ngắn ngủi thôi, nhưng nhà văn Nam Cao vẫn khẳng định giá trị của tình yêu, ai cũng có thể có được, dù

là con quỷ dư hay người phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn, chỉ cần có khát khao, có chân thành, thì tình yêu sẽ nãy nở Đó là cái đẹp tình yêu mang đến

MỘT SỐ ĐỀ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG

ĐỀ 1: “Tác phẩm trữ tình đích thực trình bày cuộc sống như một bức tranh Ý nghĩa chính không phải là bức tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên” (Biêlinxki)

Bằng hiểu biết văn học của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

ĐÁP ÁN

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Văn học không chỉ tái hiện cuộc sống mà còn hình thành nên ở độc giả

những rung động thẩm mỹ về cuộc sống

TB:

Trang 5

Giải thích ý kiến

- “Tác phẩm trữ tình”: Là tác phẩm thiên về biểu đạt tình cảm, cảm xúc của tác giả, trong đó thơ là thể loại

đặc trưng nhất

- “Tác phẩm trữ tình đích thực trình bày cuộc sống như một bức tranh”: Tác phẩm là sự tái hiện lại cuộc

sống qua lăng kính nghệ thuật của nhà văn

- “Ý nghĩa chính không phải là bức tranh mà ở tình cảm mà nó gợi lên”: Điều quan trọng nhất là tác phẩm

thông qua việc mô tả cuộc sống đã gợi lên được những tình cảm, cảm xúc cho người đọc; khiến cho người đọc biết yêu, ghét, nhớ thương, căm giận, ngợi ca, lên án… trước phạm vi hiện thực mà tác phẩm phản ánh

=> Nhận định khẳng định giá trị, chức năng của văn học: Văn học không chỉ tái hiện cuộc sống mà còn hình thành nên ở độc giả những rung động thẩm mỹ về cuộc sống

Ban luận, lí giải

Tác phẩm văn học như một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, nhà văn vận dụng tài tình những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật để phản ánh lại hiện thực phong phú xung quanh mình Chính cuộc sống bao la, diệu kì với bao trăn trở, suy tư này là chất liệu vô giá, trở thành “nơi xuất phát cũng là nơi đi tới” cho văn chương Không có cuộc sống làm mạch nguồn nuôi dưỡng thì sẽ chỉ có thể sinh ra thứ văn chươngyểu mệnh, nhợt nhạt

- Văn học “miêu tả cuộc sống không chỉ để miêu tả” Tác phẩm sinh ra từ cuộc sống, phản ánh lại hiện thực cuộc sống nhưng nó không thể là một bản sao y nguyên của hiện thực Điều khiến cho một tác phẩm thực sự

có giá trị là ở chỗ có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, bồi đắp cho họ những tình cảm cao đẹp: tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thương và quý trọng những nhân cách đẹp đẽ, căm ghét những thế lực bạo tàn, xấu xa Bằng cách đó, văn học giúp tâm hồn độc giả trở nên phong phú và sâu sắc hơn Người đọc khi đến với tác phẩm vừa nhận diện cuộc sống vừa là chuyến hành trình đi tìm ra lẽ

đời, tình người, như Hoài Thanh từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

- Đặc trưng của thể loại trữ tình là sự bộc lộ cảm xúc Người sáng tác đã tìm tới thể loại này có nghĩa rằng

họ thực sự có những nỗi niềm mãnh liệt cần được giãi bày Đó có thể là những sự bộc bạch trực tiếp, nhưng đôi khi lại được ẩn ý trong những hình tượng, những chi tiết nghệ thuật… Tác phẩm khi ấy trở thành nơi kí thác tâm tư của người nghệ sĩ và chờ đợi những tấm lòng tri âm tìm đến, giải mã và đồng điệu

Chứng minh

Học sinh chọn tác phẩm tiêu biểu để làm dẫn chứng Có thể triển khai theo hướng sau đây:

- Tác phẩm đã tái hiện bức tranh hiện thực nào?

- Thông qua bức tranh hiện thực ấy tác phẩm thể hiện tâm tư, tình cảm gì của người nghệ sĩ và gợi lên những rung cảm suy nghĩ gì ở người tiếp nhận?

- Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm ra sao để có thể tái hiện cuộc sống và truyềntải tâm tư, suy nghĩ của mình về cuộc sống

ĐỀ 2: Bàn về văn chương, nhà nghiên cứu Phong Lê cho rằng:

Nó hướng tới sự thanh lọc tình cảm, kích thích một thái độ sống tích cực ở con người đối với thế giới chung quanh, với nhân quần, với đồng loại.

Trang 6

(Theo Bây giờ hoặc bao giờ – những tác phẩm lớn, những đỉnh cao văn chương Việt

- Văn chương: loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng

- hướng tới thanh lọc tình cảm: đem đến những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp, gạn bỏ những điều xấu xa, làm

cho tâm hồn trở nên trong sạch hơn

- kích thích một thái độ sống tích cực ở con người đối với thế giới chung quanh, với nhân quần, với đồng loại: khuyến khích con người có thái độ sống lạc quan, tin tưởng, lan toả những điều tốt đẹp đến thế giới

xung quanh

=> Ý kiến của nhà nghiên cứu Phong Lê đã nêu lên chức năng cơ bản của văn chương: giáo dục tình cảm, cảm xúc, khuyến khích con người sống với sự tin tưởng, lạc quan, biết chia sẻ, quan tâm tới con người và thế giới,

* Bàn luận

Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau tuy nhiên cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

- Văn học nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống mà ở đó con người là trung tâm Phản ánh hiện thực khách quan trong tác phẩm nghệ thuật, bao giờ người nghệ sĩ cũng có ý thức truyền tải những tư tưởng, tình cảm chủ quan của mình; khao khát viết nên một tác phẩm có giá trị, hướng tới con người, vì con người

- Văn học có nhiều chức năng, trong đó đặc biệt hơn cả là chức năng giáo dục, cảm hóa con người

+ Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người sáng tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của đời sống, nhất là đời sống tâm hồn

+ Văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, đem đến những cảm xúc tích cực, giúp con người vượt lên trên cuộc sống bé nhỏ của cá nhân để sống với thế giới xung quanh, với nhiều cuộc đời khác qua các hình tượng nghệ thuật Văn học có khả năng làm cho thế giới tình cảm của con người trở nên trong sạch, hoàn thiện hơn

- Hướng tới giá trị nhân văn, nhấn mạnh khả năng cảm hóa, thay đổi con người bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính

* Chứng minh

- Thí sinh dựa vào trải nghiệm đọc văn học, lựa chọn tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định

- Khai thác các tác phẩm đã lựa chọn (tối thiểu là 02) cần làm sáng tỏ các vấn đề theo định hướng bàn luận nêu trên, cần làm nổi bật một số phương diện:

+ Tác phẩm đã đem đến những tình cảm, cảm xúc nào giúp thanh lọc tâm hồn con người?

+ Tác phẩm đã kích thích ở người đọc thái độ sống tích cực nào?

+ Những cảm xúc tốt đẹp và khả năng kích thích thái độ sống tích cực đem đến cho tác phẩm những giá trị nào? Thể hiện được điều gì về tài năng, tâm huyết của tác giả?

* Đánh giá, mở rộng vấn đề

- Ý kiến của Phong lê đã góp phần khẳng định chức năng quan trọng, phong phú của văn chương đối với conngười, đặc biệt là khả năng làm trong sạch, phong phú hoá tâm hồn người và định hướng lối sống tích cực cho con người

- Ý kiến là một định hướng, gợi ý cho người nghệ sĩ và độc giả:

+ Nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn sâu sắc để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có khả năng thanh lọc tâm hồn người, gợi mở, khuyến khích những lối sống tích cực, những tình cảm đẹp ở độcgiả

+ Người đọc cần mở rộng tâm hồn, đến với tác phẩm bằng sự chân thành để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm đồng thời khám phá thấy những tình cảm, cảm xúc tích cực; chủ động đón nhận những quan điểm, tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm để hình thành lối sống tích cực, giàu giá trị

Trang 7

ĐỀ 3: Tác phẩm là tấm gương soi những năng lực và thế giới tinh thần của nhà văn Sau mỗi lần sáng tác,

anh ta như hiểu mình hơn Đối với người đọc, người xem cũng vậy Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người ta biết đầy đủ hơn về xã hội, về người khác và về chính bản thân mình.

(Lê Ngọc Trà – Lý luận và văn học, NXB Trẻ)

Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên

ĐÁP ÁN

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: chức năng, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học nghệ thuật

TB

a Giải thích:

- Tác phẩm là tấm gương soi những năng lực và thế giới tinh thần của nhà văn Sau mỗi lần sáng tác, anh

ta như hiểu mình hơn: tác phẩm là nơi nhà văn gửi gắm những suy nghĩ, thái độ tư tưởng tình cảm và bộc lộ

tài năng nghệ thuật, là nơi giúp nhà văn khám phá, nhận thức, thấu hiểu bản thân

- Đối với người đọc, người xem cũng vậy Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người ta biết đầy đủ hơn về

xã hội, về người khác và về chính bản thân mình: tpnt mang đến cho người đọc giá trị nhận thức về xã hội,

về thế giới con người và về chính bản thân họ

- Ý kiến khẳng định đặc trưng phản ánh, chức năng, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học nghệ thuật

b Bàn luận:

* Tác phẩm là tấm gương soi những năng lực và thế giới tinh thần của nhà văn Sau mỗi lần sáng tác, anh

ta như hiểu mình hơn:

- Tác phẩm văn học là đối tượng kí gửi, là bức thông điệp chứa đựng thế giới tinh thần và bộc lộ tài năng nghệ thuật của nhà văn

- Tác phẩm là phương tiện để nhà văn nhận thức lại chính mình, thấu hiểu bản thân

* Đối với người đọc, người xem cũng vậy Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người ta biết đầy đủ hơn

về xã hội, về người khác và về chính bản thân mình:

- Văn học có giá trị nhận thức Tiếp nhận văn học là nhận thức về bức tranh hiện thực cuộc sống mà nhà vănphản ánh, là tiếp xúc và đón nhận những thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm Người đọc sẽ làm giàu, nâng cao thêm hiểu biết về thế giới xung quanh

- Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc khám phá, nhận thức và thấu hiểu về bản thân

* Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn tác phẩm văn học và phân tích theo định hướng lí luận như trên để làm rõ quan điểm của mình Tránh phân tích chung, dài dòng không cần thiết hoặc diễn xuôi văn bản

c Đánh giá:

- Ý kiến khẳng định bản chất phản ánh ht và bộc lộ tư tưởng tình cảm của văn học, thiên chức cơ bản của vhnt là thông qua khám phá, phản ánh, tpvh giúp nhà văn và và người đọc nhận thức về thế giới xung quanh

và thấu hiểu chính bản thân mình

- Ý kiến có ý nghĩa giúp nhà văn xác định đúng vai trò của tp và chức năng của tp đối với nhà văn và bạn đọc Ý kiến giúp người đọc nhận ra bản chất của qua trình tiếp nhận, tiếp nhận là quá trình tiếp nhận và đồngcảm, thấu hiểu

Giải thích; - nhịp sống: tốc độ sống của con người

- bị cuốn vào vòng xoáy tốc độ: bị kéo vào, cuốn theo tốc độ nhanh, gấp gáp

- sống chậm: là cách sống chú trọng quan sát, lắng nghe để cảm nhận, hiểu và trân trọng những giá trị sống.

=> Ý kiến đặt ra câu hỏi về chức năng, giá trị của văn chương: khi con người bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp,liệu văn chương có thể giúp con người có những khoảng lắng để cảm nhận sâu hơn về cuộc sống, ngẫm nghĩ

về những giá trị sống

Trang 8

Bình luận lí giải

- Cuộc sống hiện đại với guồng quay gấp gáp khiến con người bị cuốn theo, trở nên bị động, lệ thuộc, thậm chí còn đánh mất đi những giá trị sống, những cơ hội được sống thực sự Trong bối cảnh ấy, văn chương như một nẻo về để con người được thoát ra khỏi vòng xoáy tốc độ, sống chậm lại, sống sâu hơn

- Văn chương giúp con người có những khoảng lắng để khám phá, cảm nhận cuộc sống, suy tư và chiêm nghiệm những giá trị sống đích thực:

+ Với tác giả, viết là cách thức giúp nhà văn sống chậm lại Khi viết, nhà văn phải quan sát, nghiền ngẫm để khám phá bản chất hiện thực, bởi vậy nhà văn sống chậm lại, sống sâu hơn, trăn trở suy tư trước cuộc đời vàcon người Đó là cơ hội nhà văn đối thoại với cuộc đời và soi ngắm chính mình

+ Với người đọc, đọc là cách để mỗi người có khoảng lắng riêng để sống chậm, là hành trình khám phá, nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc và toàn diện, cũng là hành trình khám phá và nhận thức, bồi đắp chính mình

- Khi văn chương giúp con người sống chậm, ta sẽ được bồi đắp những trải nghiệm phong phú, mới mẻ, sẽ

sống một cuộc đời khác thâm trầm và rộng rãi hơn rất nhiều cuộc đời thực.

* Lưu ý: Thí sinh có thể lựa chọn tác phẩm văn học và phân tích theo định hướng lí luận như trên để làm rõ quan điểm của mình Tránh phân tích chung, dài dòng không cần thiết hoặc diễn xuôi văn bản

Bàn luận, mở rộng

- Câu hỏi đã gợi ra sứ mệnh lớn lao của văn chương trong bối cảnh sống hiện đại Văn chương giúp con người hóa giải những áp lực tinh thần nặng nề, giúp con người thoát khỏi vòng xoáy tốc độ của nhịp sống hiện đại để sống sâu hơn, trân trọng những giá trị sống

- Giúp con người sống chậm không phải là quyền năng duy nhất của văn chương Trên thực tế, nhiều tác

phẩm văn chương đã thức tỉnh con người sống gấp gáp, sống hết mình để đón nhận đến tận cùng giá trị sống

- Câu hỏi cũng gợi mở những bài học ý nghĩa đối với người nghệ sĩ và người đọc:

+ Đối với người nghệ sĩ: cần phải hiểu được chức năng của văn chương và sứ mệnh của người cầm bút trongthời đại “tốc độ”, từ đó có thể viết nên những trang văn có thể giúp con người lắng lại để sống sâu hơn.+ Đối với người đọc: cần hiểu được những trăn trở, suy tư của nhà văn trong trang sách để hiểu mình, hiểu đời và trân trọng những giá trị sống đích thực

ĐỀ 5: Bàn về chức năng của văn học, có ý kiến cho rằng: Văn học đem lại cho con người niềm vui trong

sáng trước cái đẹp của sự sống.

Bằng kiến thức văn học lớp 10, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

ĐÁP ÁN

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận chức năng thẩm mĩ của văn học

TB:

1 Giải thích ý kiến

- Văn học: là loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu để sáng tạo nên tác phẩm Văn học nhận thức,

phản ánh, khám phá đời sống theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn cho con người những tình cảm thẩm

mĩ vô cùng phong phú Văn học nhận thức, phản ánh, khám phá đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm bằnghình tượng nghệ thuật

- Niềm vui trong sáng: những xúc cảm vui sướng lành mạnh của con người khi tiếp nhận một tác phẩm văn

học nào đó

- Cái đẹp của sự sống: Đó có thể là cái đẹp của thiên nhiên, của con người, của tình đời, của tình người…

=> Nhận định chủ yếu bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học

2 Bình luận, chứng minh

* Vì sao lại nói như vậy?

- Chức năng thẩm mĩ là vẻ đẹp do văn học mang lại cho con người Nó có sức hấp dẫn lôi cuốn con người một cách vô tư bằng sự hứng thú của hoạt động nhận thức Nó giúp con người vượt lên trên cái hữu hạn hằng ngày để sống bằng tâm hồn, bằng mơ ước Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm xã hội tích cực, thỏa mãn cho người đọc nhu cầu được nếm trải sự sống

Trang 9

- Văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo tuân theo quy luật của cái đẹp Vì vậy văn học không những làm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người mà còn giúp con người có khả năng nhận thức, hành động theo cái đẹp Một khi tác phẩm văn học làm được điều đó là đã có đóng góp vào việc hoàn thiện nhân cách của con người Bởi lẽ, con người khi đã có nhận thức, hành động theo cái đẹp thì sẽ giảm thiểu được cái xấu, cái ác, hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện –Mĩ.

- Cái đẹp của sự sống trong tác phẩm văn học còn được chuyển tải dưới những hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo thông qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh, cách tổ chức câu thơ, câu văn hay cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật tài tình, độc đáo… của tác giả

- Chức năng thẩm mĩ có tính chất quyết định đến sự sống của một tác phẩm văn học Nhưng nói như thế không có nghĩa là khước từ việc phản ánh chân thực cuộc sống Những cảm xúc tốt đẹp được hình thành nơibạn đọc đều bắt nguồn từ sự phản ánh chân thực cuộc sống

* Chứng minh

- Hoc sinh tự chọn văn bản và biết phân tích văn bản theo định hướng: văn bản đó đem lại niềm vui trong sáng gì cho bạn đọc

- Học sinh cũng cần có kĩ năng hệ thống hóa lại văn bản theo nhóm, theo đề tài, theo thể loại…

+ Cái đẹp của sự sống trong truyện cổ tích thần kì: mang lại cho người đọc niềm vui, niềm tin trước sự chiếnthắng của cái thiện, của công lí, của lẽ công bằng

+ Cái đẹp của sự sống qua những bài ca dao: mang lại cho con người niềm lạc quan vui sống vượt lên trên hiện thực tăm tối, gian khổ

+ Cái đẹp của sự sống qua những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên: mang lại cho con người sự tận hưởng cái đẹp tinh tế của tạo hóa ban cho đất trời

+ Những tác phẩm viết về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người mang lại niềm tin, niềm hy vọng rằng phẩm chất tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc đời này…

-Cái đẹp được chuyển tải thông qua những hình thức nghệ thuật đặc biệt

3 Đánh giá, mở rộng, nâng cao

- Ý kiến trên đã thể hiện khá sâu sắc chức năng quan trọng nhất của văn học là chức năng thẩm mĩ Vì với tưcách là một hoạt động sáng tạo, văn học đảm nhận chức năng thẩm mĩ tích cực, không một lĩnh vực nào khác thay thế nổi

- Những tác phẩm văn học nào mang lại cho bạn đọc những xúc cảm xã hội tích cực sẽ đứng vững được trước sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian

- Bài học cho quá trình tiếp nhận văn học:

+ Văn chương vốn mang trên mình nó tính đa chức năng Nó có tác động tích cực đến đời sống tinh thần củacon người Nó làm phong phú đời sống tinh thần của con người Nó giúp con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong nhận thức, hành động và cảm thụ thế giới

+ Đọc văn là quá trình bạn đọc tự đi tìm chân trời của sự sống để thỏa mãn những xúc cảm thẩm mĩ của mình

CHƯƠNG 2 Đặc trưng của tác phẩm văn học.

1 ĐốI tượng nhận thức và phản ánh của văn học:

Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống:Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tìnhcảm vô cùng phong phú của con người Dù các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người, nhà văn nhà thơchú trọng đến ý thức tình cảm liên quan đến đời sống tinh thần của con người

2 Nội dung phản ánh của văn học

Là toàn bộ hiện thực đời sống đặt trong mối quan hệ với con người Là cuộc sống được ý thức về mọi mặt

tư tưởng, giá trị Nó không chỉ gắn liền với một quan niệm, một chân lí của cuộc sống mà còn gắn liền với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá

Trong văn chương, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống mà còn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về cuộc sống> qua hình thượng được xây dựng, nhà văn bày tỏ thái độ phẫn nộ, căm thù trước biểu hiện xấu xa vô nhân đạo, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, ca ngợi tình thương, long nhân đạo, … Người

nghệ sĩ chân chính luôn hướng đến chân thiện mĩ của cuộc sống, vì vậy khi đọc giả tiếp nhận một tác phẩm

văn chương bao giờ lí trí cũng được nâng cao

Trang 10

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật

Hình tượng là những bức vẻ về cuộc đời và con người cụ thể được nhà văn sang tạo bằng ngôn từ thông qua liên tưởng tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực

Nghệ sĩ sang tạo ra tác phẩm là để nhận thức cắt nghĩa đời sống Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hìnhtượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể

3 Phương tiện phản ánh của văn học ngôn từ nghệ thuật:

Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có một chất liệu riêng tạo nên đặc trưng của hình tượng Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội họa dùng đường nét và màu sắc, điêu khắc dùng mảng khối thì văn học chọn ngôn từ làm chất liệu Ngôn từ là chất liệu duy nhất dùng để xây dựng hình tượng, là phương tiện chính để văn chương biểu đạt ý tưởng

Tính chính xác và tinh luyện

Trong đời sống cũng như trong văn ọc, chính xác là yếu tố rất quan trọng trong việc dùng ngôn ngữ Để diễn

tả cho ra được đúng và chính xác cái thần của người và việc thì từng câu từng chữ cũng phải thật chính xác, chi tiết và cụ thể Qua cách lựa chọn từ ngữ, ta còn thấy được tài năng của nhà văn : gọi đúng tên, đúng bản chất đối tượng

Ví dụ trong truyện Kiều chỉ bằng chứ “Tót” Nguyễn Du đã thần tình khi sử dụng để miêu tả 2 nhân vật: Nếuchữ tót trong câu thơ “ Phong tư tài mạo tót vời đưa Kim Trọng lên đến đỉnh của bậc tài tử giai nhân thì chữ

“tót”“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã phơi bày một cách đầy đủ, rõ nét bản chất giả dối, vô học của Mã Giam Sinh

Tính hàm súc và đa nghĩa:

Ngôn từ trong văn học phải cô đọng, nén chặt ý tồi đa tạo sức nặng, độ thừa và nhiều lượng ngữ nghĩa Điều này làm nên ý tại ngôn ngoại, tạo dư ba cho tác phẩm Từ ngữ tiếng Việt vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo nghĩa mới hay do tu từ nên ngôn từ văn học cũng có tính đa nghĩa Văn bản văn học, do đó, nó cũng có tính

đa nghĩa

Lê Quý Đôn từng nói

“Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt”

là ở chỗ đó Nhà văn đại diện cho giai cấp, thế hệ mình đang sống, thay họ cất tiếng nói Mặt khác, trong vănhọc, sức mạnh của lời nói nằm ở tầm khái quát của chủ thể hình tượng, ở khả năng đại diện cho tư tưởng, tình cảm, lương tâm của thời đại chứ không phải phụ thuộc vào địa vị xã hội của nhà văn Từ phương trời của một người mà thành phương trời của nhiều người, tác phẩm từ đó trường tồn mãi với thời gian

Tính biểu cảm

Nghệ thuật nói bằng thứ tiếng duy nhất : thứ tiếng của cảm xúc Bản chất người nghệ sĩ là giài tình cảm và nhạy bén trước cuộc đời “khi tôi viết là tôi đau ở đâu đó trong người” ( Rospuchin ) Tố Hữu trong những đêm dài thao thức triền mien, lòng băn khoăn, không ngủ được thì ông viết Do đó, ngôn từ văn học mang tính biểu cảm Nó biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau : gián tiếp hay trực tiếp, có hình ảnh hay chỉ là thuần túy, rõ nhất là khi nhấn mạnh những cảm xúc nội tâm Tóm lại, trong văn chương, chữ nghĩa là quan trọng nhất Không gì bảo vệ uy tín của nhà văn bằng chính tác phẩm của ông ta Không có nhà văn nào viết xong tác phẩm mà lại đến từng độc giả giảng giải, chỉ ra ý đồ nghệ thuật cả Chỉ có chữ nghĩa mới có thể

Trang 11

cho biết ông ta định nói gì Từ chữ nghĩa mà ta nhận ra được hiện thực, tài năng, tâm tính và cả thái độ của nhà văn trước hiện thực mà ông ta miêu tả.

Tính phi vật thể

Ngôn từ tồn tại trong trí óc, không thể sờ, thấy, hay cảm nhận bằng những cách thông thường, mà buộc độc giả phải thâm nhập, cảm nhận và tưởng tượng như mình đang sống chung với hình tượng Độc giả buộc phảinhập cuộc, đau nỗi đau của người trong cuộc thì mới có thể cảm nhận rõ những gì nhà văn viết ra Nhờ dùngchất liệu ngôn từ mà bức tranh đời sống không bị hạn chế về không gian, thời gian Những gì tinh vi mong manh mơ hồ ngay cả tâm trạng sâu thẩm của con người đều có thể mô tả trực quan sinh động bằng từ ngữ

Ví dụ văn học có thể họa lại tâm trạng của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cộng sảng

=> Đó chính là sức mạnh của ngôn từ

NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ ĐĂC TRƯNG CỦA VĂN CHƯƠNG

- Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng nói là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than(Nam Cao)

- Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại(Banzac)

- Bài thơ anh làm nên một nửa mà thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là lá

Nó không phải là anh nhưng nó là mùa thu(Sổ tay thơ- Chế Lan Viên)

- Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời

- Mỗi trang văn soi bóng thời đại mà nó ra đời.(Tô Hoài)

- Thơ ca là con đẻ của cuộc đời (Chế Lan Viên)

TƯ LIỆU DẪN CHỨNG CỦA TÁC PHẨM CHỨNG MINH

Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” Sự tinh anh và tài năng ấy trước hết thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh, hi sinh cho cách mạng,

là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với kẻ thù, với đồng chí, đồng bào Sau 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự, đã làm cho người đọc ý thức về

sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người Truyện ngắn

“Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻđẹp về màu sắc, đường nét, bố cục và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái cảm giác "trở nên bối rối", cảm thấy "trái tim như có cái gì bóp thắt vào" và "khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn" như cái cảm giác mà "tôi" đã từng có Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được: Đó là những con nguời, nhữngcuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với

"ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng" - Tức là

ở một khoảng cách gần, rất gần! Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc - thuyền - ngoài - xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc - thuyền - khi - đến

- gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người Vậy nên, có thể nói hình tượng

"Chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu Giải mã hình tượng ản dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc

Trang 12

đời và sống cùng cuộc đời Và đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp Bất cứcái đẹp nào cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người Cái tình huống nghịch lý này trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làmtrơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia

mà còn phải nhìn thấy cả cảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của nghệ thuật

Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hòa bình lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất của đời thường, những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người chiến tranh bao giờ cũng đi liền với sự mất mát, đau thương nên di hoạ,

cả ở phương diện vật chất và phương diện tinh thần vẫn còn tồn tại dai dẳng Do vậy, những điều gì xấu, phi nhân tính được đề cập ở phần sau của câu chuyện cũng không có gì lạ Cái mà chúng ta cần là làm sao xoá bớt dần di hoạ chiến tranh, làm liền sẹo những nỗi đau mà chiến tranh để lại Hiện thực cuộc sống còn bao nhiêu ngỗn ngang, chiến tranh đã qua đi nhưng di họa vẫn còn, vẫn còn đó hình ảnh của chiếc xe tang, vẫn còn đó là cuộc sống của người đàn ông khốn khổ vì trốn lính Những lí tương của một thời cầm sung chiến đấu dường như giờ đối diện với hiện hực còn bao nhiêu trăn trở và cay đắng và qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài anh mới vỡ lẽ được nhiều vấn đề Kết thức chiến tranh không phải là dừng chiến đấu mà thay đổi mặt trận, giặc ngoại xâm đã lùi xa, nhưng giặc đói giặc dốt vẫn còn đó, khi nào đời sống con người vẫn lam lũ, nhọc nhằng, vẫn còn là nạn nhân của hoàn cảnh thì khi đó chưa phải là cách mạng triệt để Với tư cách là những người lính bước ra khỏi chiến tranh, cuộc sống với quan niệm của Chán án Đẩu và Nghệ sĩ Phùng vẫn còn xa rời với thực tế, sau câu chuyện của người đàn bà hàng chai họ vỡ ra nhiều vấn đề về nhận thức Với Đẩu( Vị bao công của vùng biển), anh đã vỡ ra nhiều nghịch lí của cuộc sống: lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống, muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải li dị Với Phùng, anh nhận ra một điều vô cùng thấm thía của một người nghệ sĩlàm nghệ thuật, đó là: Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và

vì cuộc đời”.Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người Chính vì vậy

mà Phùng đã xông ra buộc người đàn ông chấm dứt hành động độc ác với người vợ của hắn Anh đã suy nghĩ rất nhiều về gia đình người đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất công ngang trái trong gia đình của chị Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về con người và cuộc sống

Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh "hoàn toàn thế giới tĩnh vật"(hay nói đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là "những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng") nhưng nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta - cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó - bao giờ cũng như thấy "một người đàn bà bước ra " sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cái giây phút "trời cho" ấy

Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm

than"(Trăng sáng) Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là "ánh trăng lừa dối" Điều mà nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói "con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự"

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu "Sáng tác văn học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người" Thông điệp phát đi từ hình tượng "chiếc thuyền ngoài xa" trong truyên ngắn cùng tên của ông chính là sự bổ sung hết sức thuyết phục cho quan niệm đó

CÁC DẠNG ĐỀ THI VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN CHƯƠNG

Trang 13

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ sáng tỏ ý kiến trên

- Hình tượng: là yếu tố đặc trưng cơ bản của nghệ thuật, là phương tiện để phản ánh hình ảnh của thế giới

khách quan vào trong các tác phẩm nghệ thuật Hình tượng văn học: chính là những hình ảnh của đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm văn học bằng nghệ thuật ngôn từ

- Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, làm nhà văn day dứt, trăn trở: là những

hình tượng có tính khái quát cao độ thể hiện sự rung động sâu đậm, tinh tế tâm hồn sáng tạo của người nghệ

sĩ để đem đến cho người đọc cái nhìn mới, chân thực về cuộc đời

- Nhà văn phải nói to lên để chia sẻ với người khác: Khi đứng trước cuộc đời người nghệ sĩ muốn đối thoại với độc giả về quan niệm nhân sinh nào đó khiến cho họ phải trăn trở, khát khao được kí thác gửi gắm tâm

tư, chiêm nghiệm vào nghệ thuật để chia sẻ với độc giả

=> Ý kiến khẳng định đặc điểm của hình ttượng văn học: Hình tượng văn học vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của nghệ sĩ, là thế giới đời sống gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn

- Tài năng, tâm hồn của mỗi nhà văn đều được thể hiện thông qua hình tượng của tác phẩm Nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, có trái tim nóng hổi luôn sẵn sàng đón nhận vang âm của cuộc đời, biết rung cảm trước hiện thực của đời sống thì mới sáng tạo nên những hình tượng văn học độc đáo có giá trị

- Ấn tượng sâu sắc về cuộc đời khiến cho người nghệ sĩ day dứt, thôi thúc bên trong một lí tưởng, một lẽ sống, một nhu cầu sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo chia sẻ với độc giả

- Hình tượng nghệ thuật không chỉ giúp nhà văn khám phá nhận thức đời sống còn là phương tiện để nhà văn đối thoại với người đọc, truyền cho người đọc cách nhìn cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, gợi lên một cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống

Chứng minh

Học sinh tự chọn một số hình tượng văn học mà mình tâm đắc để phân tích, làm sáng tỏ vấn đề

- Khi phân tích các hình tượng văn học cần làm nổi bật được:

+ Sự kết tinh những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, làm nhà văn day dứt trăn trở của hình tượng văn học

+ Điều thôi thúc nhà văn chia sẻ với bạn đọc qua hình tượng văn học đó là gì?

(Tránh phân tích tác phẩm chung chung)

Đánh giá

- Đây là ý kiến đúng đắn về đặc điểm của hình tượng văn học

- Hình tượng văn học chính là phương tiện đặc biệt để nhà văn khám phá, nhận thức và phản ánh cuộc sống

Trang 14

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ sáng tỏ ý kiến trên

từ những cảm xúc mãnh liệt, tình cảm chân thực, sâu lắng của nhà văn Hiểu rộng hơn là của các tác giả văn học nói chung

=> Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, giàu hình ảnh, ý kiến đã nhấn mạnh, khẳng định giá trị, đặc trưng của tác phẩm văn chương và đặt ra yêu cầu đối với người cầm bút trên hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy công phu

* Bình (3,0 điểm)

- Văn học và đời sống có sự gắn bó mật thiết Văn học luôn luôn từ cuộc đời mà có, vì cuộc đời mà đến Câyvăn học phải bám rễ thật sâu vào lòng hiện thực mới xanh tươi, nở hoa thơm, dâng trái ngọt Song hiện thực trên trang viết phải được chưng cất, lắng lọc qua lăng kính chủ quan của người cầm bút mới có thể mang hơithở ấm nóng

- Một tác phẩm có giá trị trước hết là ở giá trị tư tưởng (Nguyễn Khải) Giá trị ấy chỉ có thể được tạo nên khi người nghệ sĩ nỗ lực tìm tòi, sáng tạo đồng thời gửi gắm, kí thác trong từng con chữ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt, những trăn trở suy tư về con người, cuộc đời và thông điệp triết lí nhân sinh sâu sắc

- Những tư tưởng, tình cảm tha thiết nhất của người viết được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo sẽ tác động sâu sa đến người đọc Người đọc đồng điệu, cảm thông, chia sẻ cùng người viết, biết trân trọng, nuôi dưỡng những rung động, khát vọng cao đẹp

* Làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm (6,0 điểm)

- Chọn được tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc

- Đúng, trúng, làm nổi bật được vấn đề:

+ Tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn từ những rung động chân thành của nhà văn

+ Tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn ….từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời

* Bàn luận mở rộng và ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác, người đọc (1,0 điểm)

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định

- Nhận định đề cao nội dung tư tưởng tình cảm trong tác phẩm không có nghĩa là xem nhẹ hình thức Một tác phẩm bao giờ cũng hài hoà giữa hình thức và nội dung

- Ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác, người tiếp nhận

+ Với người sáng tác: Cần có tài năng để tạo nên sự độc đáo về nghệ thuật cho tác phẩm; luôn tâm huyết, nỗ lực nâng cao tầm tư tưởng để tạo chiều sâu nội dung

+ Với người tiếp nhận: Cần học hỏi, trau dồi vốn sống, nâng cao tầm đón nhận và sự sống của bản thân; trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ,…

c Kết bài

ĐỀ 3

“Mặt trời có nói gì đâu, nó chỉ là một vầng rực rỡ Núi cao có nói gì đâu, chỉ phô bày một dãy nguy nga Bầu trời có nói gì đâu, chỉ một chốn cao thâm vòi vọi Đất rộng có nói gì đâu, chỉ một miền bát ngát mênh mông Nghệ thuật học cách nói của bản thân thế giới”

(Trần Đình Sử, Trên đường biên của lí luận văn học, NXB Văn học, 2015)

Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận và làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐÁP ÁN

MB Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nhận định trên bàn về bản chất, đặc trưng của văn học.

TB

* Giải thích nhận định

Trang 15

- Những hình ảnh: mặt trời, núi cao, bầu trời, đất rộng chính là hình ảnh của thế giới tự nhiên rộng lớn, kì

vĩ, vĩnh hằng Những biểu hiện "rực rỡ", "nguy nga", "cao thâm vòi vọi", "bát ngát mênh mông" chính là cách nói riêng - cách nói không lời của "mặt trời", của "núi cao", của "bầu trời", của "đất rộng", khẳng định sự tồn tại có giá

trị, mang ý nghĩa lớn lao đẹp đẽ của chúng trong đời sống tự nhiên

- Nghệ thuật học cách nói của bản thân thế giới chính là học cách nói không lời, nói bằng sức hấp dẫn của

hình tượng mà nghệ thuật sáng tạo nên Tầm vóc của hình tượng sẽ làm nên giá trị và sức sống lâu bền cho tác phẩm nghệ thuật

* Bàn luận nhận định:

- Bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng Văn học là một loại hình nghệ thuật độc đáolấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh và nhận thức, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạtnội dung tư tưởng và dùng ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng Nhà văn không trực tiếp phát ngôn

mà thông qua hình tượng nghệ thuật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm về thế giới và con người + Đặc trưng của văn học: Khác với các khoa học khác, văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan như

nó vốn có, đã có mà còn biểu hiện thế giới chủ quan của người nghệ sĩ, qua đó tạo nên một thế giới nghệ thuật mới mang lý tưởng, khát vọng của nhà văn; khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn

từ làm chất liệu xây dựng hình tượng Do đó, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính hình tượng, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính biểu cảm

Chứng minh bằng tác phẩm tiêu biểu

Học sinh chọn và phân tích ít nhất hai tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng của văn học:

- Thể hiện qua hình tượng nghệ thuật độc đáo chứa đựng tầm vóc tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn

về thế giới và con người

- Thể hiện qua những đặc sắc trong ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học

* Bình luận, mở rộng vấn đề

- Nhận định trên đã nêu lên được vấn đề mang tính bản chất, đặc trưng nhất của văn học

- Học cách nói của bản thân thế giới, văn học không chỉ phản ánh những vấn đề lớn lao, cao cả mà còn quantâm đến những vấn đề nhỏ bé, đời thường, cả những góc khuất của đời sống; khám phá ra điều mới mẻ, độcđáo trong cái quen thuộc hằng ngày, khái quát những vấn đề lớn lao, phổ quát trong cái bé nhỏ, bình dị

- Tiếng nói riêng của văn học không chỉ ở đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật mà còn ở giọng điệu riêng của mỗinhà văn trong quá trình sáng tác, làm nên sự đa dạng về phong cách và sự phong phú của nền văn học

- Vấn đề sáng tác và tiếp nhận văn học trong việc học cách nói của bản thân thế giới:

+ Về sáng tác: Nghệ thuật học cách nói của bản thân thế giới không có nghĩa là chỉ phản ánh những điều đã

có, đang có mà cả những điều sẽ có, nên có; thông qua hình tượng nghệ thuật, nhà văn hướng con người đếnChân - Thiện - Mỹ

+ Về tiếp nhận: Người đọc tìm đến văn chương không chỉ đến với thế giới hiện thực rộng lớn mà còn là tìm đến tiếng nói tri âm, đồng điệu về tâm hồn, góp phần hoàn thiện nhân cách của con người

ĐỀ 4

“Văn học luôn là một cuộc thám hiểm đến sự thật” (F Kafka)

Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bình luận ý kiến trên

ĐÁP ÁN

Trang 16

MB Giới thiệu được nhận định và vấn đề nghị luận chức năng của văn học và vai trò của nhà văn trong việc

khám phá, phản ánh một cách trung thực bản chất của đời sống và con người

TB

Giải thích

- Cuộc thám hiểm: hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều gian truân, thử thách nhưng cũng đầy thú vị, hấp

dẫn

- Sự thật: những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống, của con người

=> nhận định đã khẳng định chức năng của văn học và vai trò của nhà văn trong việc khám phá, phản ánh một cách trung thực bản chất của đời sống và con người

Bình luận nhận định

- Văn học phản ánh hiện thực: mảnh đất hiện thực khơi gợi cho nhà văn chất liệu, cảm hứng, ý tưởng sángtạo Một trong số những chức năng quan trọng của văn chương là giúp độc giả có thêm những nhận thứcphong phú, sâu sắc về hiện thực cuộc sống, về chính mình

- Sự thật mà văn học đem đến là bản chất của đời sống, như nó vốn có Sự thật hàm chứa trong đó cả cái xấu, đúng – sai Sự thật là của đời sống nhưng thường không dễ nhận ra mà có thể lẫn sau các trạng thái bềbộn của sự sống, đôi khi, tồn tại ở các trạng thái khó phân định ranh giới

tốt Văn chương không chỉ phản ánh sự thật bên ngoài của đời sống, văn chương còn khắc họa những sự thậttrong tâm hồn của con người Và sự thật tâm hồn này thì phức tạp, bí ẩn hơn

- Tìm kiếm sự thật còn là hành trình có thể phải đối mặt với hiểm nguy, đau đớn, mất mát Vì sự thật bao giờcũng hàm chứa trong nó cả những điều đẹp đẽ lẫn xấu xa, thậm chí cả những sự thật trần trụi, trái với kìvọng và hình dung của con người Có thể có cả những thế lực ngăn cản quá trình tiếp cận và công bố sự thậtcủa nhà văn Khi đó, nhà văn phải có khát vọng, bản lĩnh, sự trung thực đến tận cùng với bản thân và vớicuộc đời Ngược lại, nhà văn không trung thực là nhà văn bẻ cong ngòi bút, chỉ tạo nên thứ văn chương giảdối, nguy hiểm cho cuộc sống của con người

- Tài năng của nhà văn, giá trị của tác phẩm chính là ở chỗ nó đưa độc giả xuyên qua được những lớp bề mặtngồn ngang của đời sống để nhìn được vào sự thật bên trong nó Nhà văn không đơn thuần là người bê nguyên hiện thực vào tác phẩm, mà còn phải nhào nặn để tạo nên “hiện thực thứ hai” hấp dẫn và ý nghĩa quathế giới nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn

Chứng minh

HS lựa chọn những dẫn chứng thuyết phục Có thể phân tích lần lượt từng tác phẩm, cũng có thể triển khaitheo luận điểm sau:

- Những sự thật nào đã được khám phá trong tác phẩm?

- Trong đó, những sự thật nào là thứ hiển lộ, dễ dàng nhận thấy; những sự thật nào là thứ khám phá, tìm tòiriêng của nhà văn mà nhà văn phải “xuyên qua những bề mặt ngổn ngang” của nó để nhận ra?

- Nhà văn đã chứng tỏ được tài năng của mình như thế nào trong việc khám phá, thể hiện hiện thực trong tácphẩm của mình ?

Đánh giá

- Những tác phẩm văn học không chỉ phản ánh những sự thật “đang diễn ra” mà còn dự báo những sự thật

“sắp có”, “sẽ có” trong tương lai

- Về phía nhà văn, anh cần phải sống sâu sắc, sống tận độ, mở rộng tâm hồn để đón nhận những âm vangcủa cuộc đời ngoài kia Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin,

Trang 17

con người ngày càng bị “nhiễu thông tin” và khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tiếp cận sự thật Chính khi

ấy, cần nhà văn phải trung thực, thành thực, bản lĩnh để có những trang viết có giá trị, hướng con người đếnnhững giá trị nhân văn chân chính

- Về phía độc giả, trong khi tiếp nhận, cũng phải thể hiện được bản lĩnh và năng lực của mình để có thể đồnghành với nhà văn trong việc khám phá hiện thực trong tác phẩm và hiểu hơn thực tại mà mình đang sống và

MB Giới thiệu vấn đề nghị luận vai trò quan trọng của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị tình

cảm nhân văn cho con người

TB

Giải thich

- Tác phẩm viết theo lối nào: sự tự do trong việc lựa chọn hình thức thể loại, bút pháp thể hiện.

- cảm thức bi cảm: là sự rung cảm, nhận thức về nỗi buồn (thân thế, nhân thế, thời thế) Đây là một trong

những phương diện quan trọng tạo nên giá trị tư tưởng của tác phẩm

- dạy cho ta rằng nỗi buồn là một phần của cuộc sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn: biết chấp

nhận nỗi buồn như một điều tất yếu của cuộc sống, đồng thời có sự hiểu biết và thấu cảm sâu sắc với nó

=> Ý kiến là sự khẳng định vai trò quan trọng của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị tình cảm nhân văn cho con người Theo ý kiến, tác phẩm khi thể hiện cảm thức bi cảm của tác giả sẽ giúp người đọc

thấu hiểu và biết chấp nhận nỗi buồn đau trong cuộc sống

Bình luận ý kiến

- Văn học phản ánh cuộc sống với tất cả những bộn bề phức tạp của thế giới đầy hỗn mang này Vì thế nỗibuồn của cuộc đời và con người luôn là mối ưu tư của biết bao tâm hồn nghệ sĩ Cái bi trong cuộc sống lànguồn gốc của cái bi trong nghệ thuật

- Khi viết về nỗi buồn đau, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm vào đó những cảm xúc, suy tư, trăn trở và nhậnthức của mình Đó là cách nhìn, cách cảm, cách cắt nghĩa và lý giải của tác giả về nỗi buồn Đây chính làbiểu hiện cho quan niệm nhân sinh – một phương diện quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật góp phần tạonên gương mặt nghệ thuật của tác giả

- Khi thể hiện cảm thức bi cảm, tác phẩm sẽ hình thành ở người đọc năng lực cảm nhận nỗi buồn đau Có tác

phẩm dạy ta biết chấp nhận nỗi buồn, có tác phẩm gợi dậy trong ta sự thương cảm, lại có những tác phẩm

giúp ta vượt lên nỗi buồn Như vậy, thông qua cảm thức bi cảm, nhà văn giúp người đọc thanh lọc tâm hồn,

bồi đắp những tình cảm nhân văn

Chứng minh

(Thí sinh cần lựa chọn và cảm nhận được một số tác phẩm viết về nỗi buồn ở các thể loại khác nhau Sự cảmnhận này có thể lồng ghép vào với các luận điểm trên hoặc tách riêng ra Song, dù trình bày theo cách nàocũng phải làm rõ được:

+ Cảm thức bi cảm được thể hiện trong tác phẩm là gì? Cảm thức ấy được thể hiện như thế nào?

+ Cảm thức bi cảm đó tác động như thế nào đến người đọc?)

Đánh giá

- Ý kiến đã đề cập đến vai trò của cảm thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị nhân văn cao đẹp cho

tâm hồn con người

- Không chỉ cảm thức bi cảm, những cảm thức về cái Đẹp, về niềm vui và hạnh phúc cũng hết sức quan

trọng trong việc bồi đắp những tình cảm nhân văn, gìn giữ chất người ở con người

- Ý kiến cũng gợi mở những bài học quan trọng cho người sáng tạo và người tiếp nhận tác phẩm văn chương

Trang 18

+ Người nghệ sĩ: cần phải sống thật sâu bằng trái tim yêu thương để giữa bộn bề cuộc sống biết lắng nghe,thấu hiểu những nỗi buồn đau của con người; lắng kết những suy tư về phận người và cuộc đời qua câu chữ;bồi đắp và thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người tới những giá trị nhân văn cao đẹp.

+ Người đọc: tinh tế, nhạy cảm để lắng nghe trong tác phẩm những nỗi buồn thương, những trăn trở suy tư của nhà văn về con nguời, cuộc đời Từ đó làm giàu tâm hồn, trí tuệ, bản lĩnh của mình để biết chấp nhận, vượt lên những nỗi buồn trong cuộc sống

Ý kiến nêu lên một quan điểm về “nhà văn lớn”, đó là những nhà văn tài năng,, có vị trí đặc biệt quan trọng

trong văn học một dân tộc, là người có biệt tài trong việc nắm bắt và miêu tả sống động( khám phá, miêu tả tinh tế) những diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp trong tâm hồn con người đồng thời có đủ vốn sống, vốn tri thức, có tư tưởng tiến bộ để lý giải những biến đổi của thế giới nội tâm ấy

tả và phân tích lý giải được thế giới tâm hồn ấy

- Văn học khám phá về con người, nhưng sự khám phá chỉ đạt được giá trị đích thực khi nhìn con người ở cảbên ngoài lẫn bên trong Đặc biệt phát hiện miêu tả và lý giải sâu sắc thế giối nội tâm con người, nhà văn sẽđưa đến cho người đọc nhiều nhận thức mới về cuộc sống, cắt nghĩa được nhiều bí ẩn…Từ đó sẽ tạo nên giátrị của tác phẩm và nâng tầm vóc của nhà văn Đồng thời điều này giúp cho người đọc hiểu đời, hiểu người,hiểu mình, có những kiến giải sâu sắc về cuộc sống, giúp người gần người hơn

- Muốn “khám phá miêu tả tinh tế” và “ lý giải sâu sác thế giới nội tâm con người”, nhà văn cần phải có sự quan sát tinh tế, những hiểu biết sâu sắc về con người Vốn ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ…giúp nhà văn miêu tả tinh tế và sống động thế giới tâm hồn con người Không những thế, nhà văn cũng phải có tưtưởng tiến bộ đúng đắn vì chỉ khi có tư tưởng tiến bộ đúng đắn mới giúp nhà văn có kiến giả sâu sắc thuyết phục về thế giới tâm hồn ấy Như vậy, việc miêu tả, phân tích nội tâm con người sẽ cho thấy tư tưởng và bútlực của nhà văn

Chứng minh

*Phân tích, chứng minh:

HS chọn những truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Khuyến khích các bài viết có mở rộngsang các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11( nâng cao) Trong mỗi tác phẩm tập trung vào việc phântích các tác phẩm đó để thấy được khả năng khám phá, miêu tả tinh tế, đồng thời có thể lý giải sâu sắc thếgiới nội tâm con người của nhà văn

Ví dụ:

Trang 19

Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, cần phân tích được:

-Nam Cao miêu tả tinh tế, sống động thế giới nội tâm nhân vật Chí Phèo qua các hình thức nghệ thuật đặcsắc ( Học sinh có thể phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp thị Nở, khi bịthị Nở cự tuyệt…với diễn biến nội tâm phong phú, phức tạp qua các nghệ thuật miêu tả tâm lý, lựa chọn chitiết đặc sắc…)

-Nam Cao lý giải sâu sắc về những biến đỗi trong tâm hồn nhân vật:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật là do nguyên nhân nào? Tác giả gửi gắm những thông điệp gì qua sựuthay đổi đó? Qua sự thay đổi đó người đọc hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn, về số phận người nông dân trongđêm trước Cách mạng tháng Tám

-Việc diễn tả nội tâm nhân vật của Nam Cao đưa ông lên vị trí của một cây bút hiện thực tâm lý xuất sắc,khẳng định Nam Cao là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam

Đánh giá

Bàn về luận điểm thế nào là “nhà văn lớn” đã có nhiều ý kiến đưa ra.

Ý kiến trên là một ý kiến đúng đắn và sâu sắc, ý kiến đó có giá trị không chỉ đóng góp và làm phong phúthêm cho lí luận văn học mà còn giúp ích rất nhiều cho nhà văn trong thực tiễn sáng tác và bạn đọc trongquá trình tiếp nhận văn học

- Cảm nghĩ riêng của bản thân

-Diễn tả, phân tích lí giải thành công thế giới tâm hồn người là phương diện làm nên tầm vóc của một câybút lớn

-Những diễn tả, lí giải nội tâm nhân vật phải theo đúng chân lí khách quan của đời sống, phù hợp với sự vậnđộng của tính cách nhân vật

-Một cây bút lớn cũng cần nhiều yếu tố khác ngoài việc diễn tả, lí giải nội tâm con người

-Bài học cho người cầm bút và tiếp nhận văn học

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGĂN

1 Khái niệm truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát

hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” - Truyện ngắn được coinhư “lát cắt của đời sống” Nó không có khả năng bao chứa toàn bộ hiện thực đời sống hay những mảng

hiện thực rộng lớn mà chỉ là những “mảnh nhỏ” được “đặt trong giới hạn nhất định” Tô Hoài từng nói:

Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống.Tuy vậy, từ một hình thức trần thuật ngắn gọn, truyện ngắn

có khả năng khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; nó chứa đựng sức khai

phóng tiềm tàng đến kinh ngạc bung ra như một cú nổ, từ một mảnh nhỏ mà mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều Tuy vậy, từ một hình thức trần thuật ngắn gọn, truyện ngắn có khả năng khái quát lên các

vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; nó chứa đựng sức khai phóng tiềm tàng đến kinh ngạc

bung ra như một cú nổ, từ một mảnh nhỏ mà mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều

2 Nhân vật

Truyện ngắn có ít nhân vật, nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới, được xây dựng theo nguyên tắc điển hình hoá và được đặt trong một hoàn cảnh vừa cụ thể, vừa mang tính chung phổ quát Nhân vật trong truyện ngắn đa phần được khắc họa bằng nội tâm chứ ít khi thông qua sự đối thoại Nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn là mạch chỉ xuyên suốt, quyết định mấu chốt của cốt truyện

“Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của

Trang 20

lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Để nhân vật thực sự là “linh hồn”, nhà văn phải xây dựng sao cho tâm lí, tính cách, hành động…của nhân vật trở nên chân thực, sống động, thậm chí “thực hơn cả con người thực ngoài đời” Điều này đòi hỏi nhà văn phải là những “tiểu hóa công”, phải có vốn sống, vốn ngôn ngữ dồi dào, năng lực quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, cá thể hóa nhân vật qua những chi tiết đặc sắc… Thông qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình đối với từng loại người trong xã hội, đồng thời dẫn dắt người đọc đi vào những thế giới riêng với đủ mọi khát vọng cùng với cảm xúc yêu thương hay lòng căm giận Nhân vật Hamlet của Sêchxpia tiêu biểu cho con người thời đại Phục hưng có lí tưởng nhân văn cao đẹp bị

bế tắc và khủng hoảng khi phải đối diện với những cách sống, phản trắc, cơ hội, tàn nhẫn, con đẻ của chủ nghĩa tư bản ở thời kì tích lũy ban đầu Qua việc mô tả các nhân vật như bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng trong tiểu thuyết “Số đỏ”, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ niềm căm ghét lối sống suy thoái về đạo đức đến cùng cực của giới thượng lưu trong xã hội thực dân phong kiến Hay nhân vật Ngô Tử Văn người phàm trần dám đốt đền tà chống lại ma quye để thể hiện tính khảng khái khí chất của nhà nho cứng cỏi dám đương đầu với cái xấu xa của xã hội để bảo vệ chân lý nhà nho theo đuổi

3 Chi tiết trong truyện ngắn

Một tác phẩm tự sự có thể bao gồm một đến một chuỗi các sự việc và mỗi sự việc như thế lại được xây dựngbởi nhiều chi tiết “Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung… Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu”

Nhóm chi tiết thuộc về nghệ thuật (những chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí)

– Nhóm chi tiết có tính nghệ thuật (những chi tiết tập trung thể hiện cho cấu tứ của tác giả, có giá trị thẩm

mĩ đa dạng, thường được tô đậm, nhấn mạnh trong tác phẩm)

Trong đó, nhóm chi tiết thứ hai thường được quan tâm bởi giá trị nghệ thuật độc đáo Ngoài ra, nếu căn cứ vào mối liên hệ giữa chi tiết với các yếu tố khác của tác phẩm, có thể tạm chia chi tiết nghệ thuật thành các nhóm:

– Nhóm chi tiết thuộc về hoàn cảnh

– Nhóm chi tiết thuộc về nhân vật

– Nhóm chi tiết thuộc về cốt truyện

4 chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở

thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm” (Từ điển thuật ngữ văn học – tlđd) Theo

TS Chu Văn Sơn, những chi tiết giàu tính tượng trưng, đa nghĩa còn có thể nâng lên thành biểu tượng hay

ẩn tượng trong tác phẩm (Ví dụ chi tiết những chiếc xe tăng hỏng và xe rà mìn sét gỉ trên bãi biển – nơi người chồng đánh vợ trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” biểu tượng cho bạo lực tàn khốc một thời chiến tranh đã qua) Chi tiết nghệ thuật gắn bó, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nên đồng thời người đọc có thể đi từ chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu quan niệm của nhà văn về thế giới,

con người… “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M Gor-ki), từ chi tiết nghệ thuật có thể đánh giá tài năng,

bản lĩnh của người cầm bút mà cụ thể chính là khả năng phát hiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Mỗi chi tiết nghệ thuật là một sáng tạo riêng của nhà văn nhưng đồng thời cũng kết tinh từ những gì thu lượm được trong đời sống sâu và rộng của người viết Như giọt nước kết tinh cái mặn mòi của biển, chi tiết đồng thời cho thấy vốn sống của người cầm bút: liệu anh đã thực sự sống hết mình, sống sâu

sắc “mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”?

Ví dụ, chi tiết: “Mị đứng lặng trong bóng tối” (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) như: Câu văn được đặt thành một dòng, hoàn toàn riêng rẽ với các phần văn bản trước và sau nó Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Tô Hoài nhằm tạo quãng ngắt, là khoảng lặng bề ngoài cho những đấu tranh dữ dội trong nội tâm nhân vật: cuộc đấu tranh giữa thói quen sống nô lệ, những nỗi sợ hãi vô hình với khát vọng sống, khát vọng tự do

“Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ mới chỉ kịp đánh thức lòng đồngcảm, tình thương, sự căm giận bè lũ thống trị độc ác chứ chưa đánh thức sức sống mạnh mẽ trong Mị (Mị vẫn nghĩ: “ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma ở nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây

Trang 21

thôi”) Phải đến khi “A Phủ quật sức vùng lên, chạy” – bên cạnh một sức sống bừng bừng như thế, Mị mới bàng hoàng rồi sực tỉnh Phút đứng lặng kia của nhân vật quý giá biết bao, chính nó đã tạo ra chuyển biến quan trọng trong tâm hồn người con dâu gạt nợ: cô dũng cảm vùng lên, cắt đứt sợi dây trói của thần quyền, cường quyền, tìm đến với cuộc đời tự do.

Hay chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo…

4 Tình huống truyện

Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống.Tình huống truyện có vai trò như chìa khóa vận hành cốt truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển Nó giúp cho nhân vật bộc lộ rõ nét tính cách và giúp cho tư tưởng, chủ đề của tác tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả được hiện hình rõ nét.Có ba loại tình huống truyện phổ biến trong truyện ngắn:

a Tình huống hành động

Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động Tức là loại nhânvật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm

Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính

b Tính huống tâm trạng

Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào

đó trong thế giới tình cảm Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: Con người tình cảm Nghĩa

là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thốngchất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lý tính…) ít được quan tâm Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn trữ tình

c Tình huống nhận thức

Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với mộtbài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ởđời sống nhận thức lý tính của nó Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lý, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính,… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận Cần lưu ý, ở những trường hợp cực đoan, nó có thể là truyện ngắn luận đề

để đè đầu cưỡi cổ lên nhau tranh giành miếng ăn Song mặt khác, chúng du lại với nhau để cùng bóc lột những người nông dân nghèo, đẩy những người nông dân đến bước đường cùng miễn sao có được những thứ mà chúng muốn Đây là hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội -ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp giữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánhhiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp

Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn Ở xã hội thối nát ấy diễn ra rất nhiều mâu thuẫn, chèn ép lẫn nhau Mâu thuẫn giữa cái cánh địa chủ với nhau, mâu thuẫn giai cấp đối kháng, gay gắt giữa bọnđịa chủ cường hào thống trị với những người nông dân bị áp, bức bóc lột Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến Bá Kiến là một tên địa chủ tàn ác, xảo quyệt, biết dùng những phương châm trị dân được

Trang 22

đúc kết từ mấy đời ra để đối phó với người dân nghèo đói, những người bần cùng tận đáy xã hội Lão đẩy những người dân vốn chất phác, lương thiện vào hố sâu của tội lỗi, thậm chí là tha hóa nhân hình lẫn nhân tính Biến họ thành con quỷ dữ, bị xã hội loài người coi khinh, đẩy ra bên rìa của xã hội không cho hòa nhập

và chặn tất cả những con đường trở về làm người của họ Thường thì mâu thuẫn này vốn chưa bao giờ được dung hòa, phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, dữ dội Tác giả rất căm ghét xã hội mục nát ấy đãđẩy con người ta xuống vực sâu không thể vực dậy được, chỉ có thể giải thoát bằng cái chết

Hay trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân: bằng những chi tiết về một ngày đời thường trong gia đình Tràng sau khi anh nhặt được vợ, Kim Lân đã phản ánh khái quát mà sinh động, đầy ám ảnh tình cảnh của đât nước năm đói lịch sử 1945 tố cáo tội ác kẻ thù thật mạnh mẽ mà không cần đao to búa lớn Vợ nhặt được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, lại được tác giả sửa chữa, cho in sau ngày hòa bình lập lại Kim Lân có điều kiện thể hiện được xu thế tất yếu của quần chúng lao khổ và hướng về ngọn cờ cách mạng, chỉ

có cách mạng mới cứu họ thoát khỏi đói nghèo, chết chóc

NHÂN VẬT

Làng” đã thể hiện sinh động những nét chân chất, quen thuộc, vốn có của người nông dân-từ lời ăn tiếng nóicho tới dáng vẻ, nếp suy nghĩ, tình cảm đều đậm chất nông dân thuần phác Cách ăn nói tự nhiên gần gũi, suồng sã, ngôn ngữ đậm chất địa phương…” Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô Nắng này là bỏ mẹ chúngnó…” Dáng vẻ một người nông dân bình dị, mộc mạc không thể trộn lẫn vào đâu… “mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…”, bộc lộ cảm xúc rất tự nhiên “múa tay lên mà khoe…”, “vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng” Thói quen, nếp suy nghĩ, tình cảm của nhân vật cũng được Kim Lân

vô cùng để tâm Thói quen khoe làng, niềm tự hào về làng cho thấy sự gắn bó máu thịt với làng-một nét đẹp

có tính chất truyền thống của người nông dân Bên cạnh đó là sự lo toan làm ăn khi ở nơi tản cư mang nếp sống, nếp nghĩ gần gũi của người nông dân… Hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện ra dưới ngòi bút của Kim Lân chân thực, sống động như vốn có Với những nét chân chất ấy, người nông dân đã đi vào cuộc kháng chiến một cách tự nhiên, nhiệt tình nhất Ở truyện ngắn Làng, ngòi bút của Kim Lân còn phát hiện những nét mới mẻ của người nông dân Việt Nam giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (tình yêu làng hòa vào tình yêu nước rộng lớn, gắn liền với tinh thần kháng chiến mạnh mẽ, sâu sắc, cảm động ) Niềm tự hào, nỗi nhớ về làng cũng mang nét mới: Xa làng đi tản cư, ông Hai nhớ làng, vẫn giữ thói quen khoe làng, tự hào về làng nhưng không chỉ tự hào về làng Chợ Dầu giàu đẹp mà làng Chợ Dầu kháng chiến Tình yêu làng không chỉ còn bó hẹp và có những nét ngộ nhận như xưa mà đi liền với sự biến đổi trong nhậnthức về mối quan hệ giữa làng và nước gắn với tinh thần kháng chiến Người nông dân gắn bó sâu sắc với làng, với nước bằng tất cả niềm vui, nỗi buồn và danh dự của người kháng chiến: thường xuyên quan tâm đến tin tức làng xã kháng chiến, buồn vui tới tận cùng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính Thái độ thù làng Chợ Dầu theo Tây, làm Việt gian thể hiện tình cảm với làng, với nước rất rạch ròi, quyết liệt: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù Đó là một nhận thức mới mẻ, sáng suốt, cho thấy người nông dân đã biết đặt danh dự, lợi ích của dân tộc lên trên hết Người nông dân còn biết hi sinh đến tận cùng cho cuộc kháng chiến: trong bất kì hoàn cảnh nào cũng thủy chung như nhất với lãnh tụ và cuộc kháng chiến (cảm nhận đoạn ông Hai tâm sự với cậu con út) Hi sinh hết mình cho cuộc kháng chiến (chi tiết ông Hai khoe Tây đốt nhà là một nét tâm lí đặc biệt, chỉ có ở những người nông dân kháng chiến) Họ biết hi sinh cả những cái gắn bó, thân yêu nhất để giữ được danh dự, tinh thần của người kháng chiến, niềm tin vào cuộc kháng chiến họ mất nhà nhưng còn điều đáng quý hơn đó là đất nước, thể hiện một bước chuyển biến lớn trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Hình ảnh người nông dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến đã hiện ra với những nét tâm lí phong phú: vừa truyền thốngvừa mới mẻ

– Nhân vật Chí Phèo: Đây là hình tượng thành công nhất của ngòi bút hiện thực Nam Cao Chí Phèo không chỉ điển hình cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hoá mà nhân vật này còn mang ý nghĩa khái quát rộng lớn: cuộc đời và số phận của Chí thể hiện một quy luật có tính phổ biến trong xã hội cũ là quy luật bần cùng hoá, rồi đi đến lưu manh hoá của những người dân lành Trong tác phẩm, nhà văn Nam Cao rất dụng công khi xây dựng miêu tả nét ngoại hình và tính cách của chí tương ứng bản chất con người Khi là anh canh điền người ta thấy anh hiền như đất với hình ảnh run sợ khi biết bà ba gọi hắn lên để làm việc không chính đáng, , khi sau bảy tám năm ở tf về Chí khác hẳn từ chân dung ngại hình; Đầu cạo trọc lóc, rang cạo trắng

Trang 23

hớn, mặt đen và rất câng câng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết, mạc cái quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực và cánh tay chạm trỗ …” Chí Phèo hiện hình thành “con quỷ dữ” chuyên đập phá, kêu gào, chửi bới, rạch mặt ăn vạ với những cơn say triền miên, bất tận… Đó là tính cách riêng của Chí, nhưng con đườngtha hoá của Chí Phèo cũng là con đường của những năm Thọ, binh Chức,… trong tác phẩm Mỗi người một cảnh, họ đều là nạn nhân của bọn cường hào ác bá (ở đây là bá Kiến) và là sản phẩm của nhà tù thực dân Còn những thế lực bạo tàn đó thì hiện tượng Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn, không phải vô cớ mà tác giả đã nhắc lại hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” ở cuối truyện Với ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, Nam Cao đã khắc hoạ thành công hình tượng Chí Phèo, một nhân vật điển hình vừa có tính riêng sinh động vừa mang tính chung phổ biến Nét đặc sắc riêng của hình tượng Chí Phèo còn được khắc họa sâu sắc hơn trong bi kịch của nhân vật Khi lương tri thức tỉnh, Chí thèm khát được trở lại làm người lương thiện thì lại bị chính cái xã hội của những người lương thiện chối bỏ Lần đầu tiên, cơn giận dữ của Chí Phèo mang nỗi uất hận đau đớn của một kẻ không được làm người Sự thức tỉnh của Chí Phèo là một phát hiện sâu sắc, đầy tính nhân đạo của Nam Cao khi xây dựng nhân vật điển hình.

Nhân vật bá Kiến: Bên cạnh Chí Phèo, bá Kiến cũng là một tính cách điển hình chân thực và sinh động Người ta không thể quên được “cái cười Tào Tháo” của cụ bá cùng những toan tính nham hiểm của nhân vậtnày: “Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vứt trả lại năm hào “vì thương anh túng quá” Vừa xảo quyệt, gian hùng vừa đê tiện, bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho lớp cường hào ác bá (những đội Tảo, tư Đạm, bát Tùng,…) Ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, những kẻ có quyền sinh quyền sát, tha hồ làm mưa làm gió ở làng quê Có thể nhận ra bàn tay của bá Kiến trong việc xô đẩy người dân lương thiện vào cảnh khốn cùng rồi biến họ thành tay sai gây tai hoạ cho chính những người lương thiện Bá Kiến và những

kẻ như hắn mới thực là “con quỷ dữ” giấu mặt của làng Vũ Đại

Chi tiết

Chi tiết cái lò gạch cũ

Đây là hình tượng độc đáo trong tác phẩm, tạo nên kết cấu vòng tròn cho tác phẩm Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân

Cái lò gạch cũ vừa là hiện thân cho số phận bi kịch đau đớn của Chí Phèo nói riêng và người nông dân nói chung Một hình ảnh mang tính tượng trưng cao, quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam nhưng không thể coi nó là nhà Qua đó tác giả muốn khẳng định số phận chơi vơi bất định của những người nông dân Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng - kết cấu vòng tròn Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hào một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại

Chi tiết bát cháo hành của Thị Nở

Đây là chi tiết kinh điển đối với văn học Việt Nam, chạm đến đỉnh cao của khả năng xây dựng hình ảnh Một hình tượng tràn ngập sức gợi, tỏa sáng một cách lấp lánh giữa hiện thực tăm tối, thối nát được đặt trong thế đối nghịch với chi tiết cái lò gạch cũ Bát cháo hành - sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn

Trang 24

nhớ tới bà ba Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ Bát cháo ấy tưởng vặt vãnh mà trởthành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.

Bát cháo hành - vị thuốc giải độc cuộc đời Chí Chính bát cháo đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt

"con quỷ dữ làng Vũ Đại" Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước Bát cháo hành dẫn đường cho hi vọng hoàn lương Khát khao lương thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết

hi vọng vào Thị Nở Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở

về với lương thiện

Có thể nói chi tiết bát cháo hành là sự đại diện cho tình thương và sự đồng cảm giữa người với người tưởng chừng như đã biến mất giữa xã hội ngổn ngang sự bất công và vô cảm, sự níu giữ cuối cùng đối với lòng lương thiện đang biến chất trong lòng đất nước Nhà văn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự lương thiện ấy của con người Bát cháo hành vừa là sự đánh thức, vừa là quy luật tất yếu bởi niềm khao khát được sống nhưmột người thực sự, có gia đình và hạnh phúc trong Chí chưa bao giờ tắt

Nhưng bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm Sau năm ngày ở với Chí, Thị

Nở bỗng nhớ ra mình còn bà cô và quyết quay về xin ý kiến Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhàChí Phèo, thị cũng chửi lại bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng bỏ về Chí níu kéo nhưng bị Thị xôđẩy, Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng Một chi tiết nhưng lại mang hai tầng nghĩa, một sáng một tối, mộthạnh phúc ngập tràn, một bi kịch đau thương tột cùng

Chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo

Trong cơn say, hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi Ban đầu hắn chửi trời vì trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện Rồi hắn “chửi đời” vì đời bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn Tức quá, hắn

“chửi cả làng Vũ Đại” đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm Nỗi cô độc đã lên đến tột độ, hắn”chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”! Đau đớn nhất, Chí Phèo chửi “đứa chết mẹ đứa nào sinh ra nó” Chi tiết này thể hiện sự hận đời của Chí Phèo, hắn ruồng bỏ hiện thực đã đẩy hắn đến bờ cùng của sự sa ngã, hắn từ chối gốc gác nơi chốn vì không nơi đâu có thể chở che cho hắn Nổi bật lên tất cả là giọng Chí Phèo vừa có phần phẫn uấtlại vừa cô đơn trước đồng loại: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! …

Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?” Đó là lời kể của tác giả hay chính suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đang cất lên tiếng nói Qua đó, Nam Cao đã nói lên tiếng nói của những người nông dân lúc bấy giờ, không thiết tha gì cuộc sống, chán chường, tha hóa, biến chất, đó là bi kịch của cả một giai cấp chứ không phải của riêngmột cá nhân nào

Chi tiết làm nên một kiệt tác, Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phithường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó

Chi tiết lá cờ đỏ sao vàng

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện vào phần cuối củ tác phẩm Lá cờ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng,cho một đất nước mới độc lập tự do hạnh phúc Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng: Tràng đã bắt đầu

Trang 25

mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giácngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ

Hình ảnh lá cờ mở ra một kết thúc mở cho số phận của những nhân vật, hình ảnh thực mang ý ngĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao Nội dung thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc,mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn Không còn cái màn đêm tối đen, không còn cái lò gạch cũ quanh quẩn, hình ảnh lá cờ là dấu gạch nối chuyển giao hai thời đại Người nông dân chuyển từ chịu đựng sang phản kháng Họ bắt đầu ý thức được sự đấu tranh và giành tự do cho đất nước, đánh dấu quá trình giác ngộ lí tưởng cách mạng Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng mở ra một kỉ nguyên về đọc lập tự do, khơi gợi niềm tintrong các nhân vật

Vợ nhặt là tác phẩm được thai nghén 10 năm, cùng viết về những người nông dân khốn cùng nhưng lại có hướng đi khác Nhà văn đã tìm được hướng đi cho họ - con đường đấu tranh giải phóng dân tộc Tác phẩm

vì vậy sáng ngời lí tưởng cách mạng, ấp áp tình thương giữa người với người

Chi tiết Mị cắt dây trói A Phủ

Cũng giống như Tnú dùng bàn tay mỗi ngón bị cụt một đốt của mình để cầm súng giết giặc (trong tác phẩm Rừng Xà Nu), Mị đã dùng bàn tay nhỏ bé của mình để cắt dây cởi trói cho A Phủ đồng thời cũng cắt sợi dây ràng buộc chính mình Đây là chi tiết có sức gợi rất cao Nó thể hiện sự chuyển biến tâm lí ngoạn mục trong

Mị Những tưởng không ăn khớp với Mị, một cô gái yếu đuối đã cam chịu số phận, nhưng thực chất lại rất hợp lý Bởi trước đó đã có những dấu hiệu làm tiền đề cho sự nổi loạn của Mị về sau Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sự đồng cảm trong Mị và việc cắt dây cởi trói cho A Phủ là một hành động tất yếu cho chuỗi diễn biến tâm trạng của Mị Thực chất, quá trình Mị cắt dây trói và chạy theo A phủ là một quá trình

tự nhận thức: Nhận thức tại xã hội tàn bạo, lạnh lùng Mị cứu A Phủ bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chết một con người vô tội và nhận thức “người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình”

Hành động cắt dây như một hành động đạp đổ cường quyền và thần quyền, dành lại cho mình quyền quyết định, đánh dấu sự chiến thắng của sức mạnh nội tâm, một lời khẳng định đanh thép, rằng không một thế lức nào có thể khuất phục được ý chí của con người, đặc biệt là với ý chí khao khát tự do

“Chi tiết làm nên nội vàng của tác phẩm”, có lẽ vậy, những bụi vàng được góp nhặt từ trăm đắng ngàn cay,

từ những giọt nước mắt hay nụ cười cay đắng để có thể làm nên những bông hồng vàng mang tên tác phẩm văn học Vợ chồng A phủ, một trong những thiên truyện của văn học, xứng đáng là một trong những bông hồng vàng đẹp nhất

CÁC DẠNG ĐỀ THI ĐẶC TRƯNG CỦA TRUYỆN NGẮN

ĐỀ 1

Bàn về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”

(Từ điển thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục 1992)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua một số truyện ngắn Việt Nam giai đoạn

1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn 11

Trang 26

- Lối hành văn mang nhiều ẩn ý: Lối trần thuật, giọng điệu và sự tinh xảo trong ngôn từ chứa đựng trong nó

những thái độ, tình cảm, tư tưởng của nhà văn trước con người và cuộc sống

- Chiều sâu chưa nói hết: Chiều sâu không cùng về nội dung tư tưởng và vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật.

=> Ý kiến trên khẳng định hai yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt góp phần làm nên đặc trưng của thể loại truyện ngắn là chi tiết và hành văn

- Chi tiết, hành văn góp phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn; thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm và sự tài hoa của nhà văn

Chứng minh

* Giới thiệu vị trí tác giả, tác phẩm trong nền văn học dân tộc

* Lựa chọn, phân tích các chi tiết độc đáo, lối hành văn sáng tạo làm nên giá trị của tác phẩm

- Lựa chọn chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn, chỉ ra được lối hành văn mang nhiều ẩn ý của tác giả thể hiệntrong tác phẩm

- Biết cách phân tích để làm rõ các phương diện được nêu ra trong đề bài:

+ Sau khi xác định được chi tiết cụ thể và lối hành văn mang nhiều ẩn ý trong tác phẩm, bài viết có thể triểnkhai theo lôgic sau: Chi tiết độc đáo và lối hành văn ấy có ý nghĩa sâu sắc như thế nào? Cụ thể ý nghĩa vềnội dung là gì? Nó làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của thiên truyện ở chỗ nào? Về nghệ thuật, nó có vai trò vàtác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng?

+ Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của các chi tiết độc đáo và lối hành văn sáng tạo ấy

* Khẳng định tài năng của nhà văn

Đánh giá

- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, khẳng định yếu tố quan trọng bậc nhất của thể loại truyện ngắn là chi tiết và

hành văn; đồng thời đặt ra yêu cầu sáng tạo các chi tiết và hành văn đối với nhà văn trong quá trình sáng tác

- Mở rộng, nâng cao:

+ Chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà còn đối với tất cả

các thể loại văn học

+ Lối hành văn mang nhiều ẩn ý còn là tiếng nói riêng, giọng điệu riêng in đậm dấu ấn sáng tạo, phong cách

nghệ thuật của nhà văn Nó góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả

+ Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phát hiện và cảm thụ, giải mã các chi tiết độc đáo, lối hành văn riêng của tác giả vừa để hiểu tác phẩm vừa tạo nên những rung cảm thẩm mĩ

ĐỀ 2:

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:

“Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời.”

Qua phân tích truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao, hãy bàn luận ý kiến trên

Trang 27

+ Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn đề quan trọng, bức

thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh…)

+ Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị –

những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhânsinh muôn thuở

- Truyện ngắn hay là những tác phẩm hài hòa hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn,

cốt lõi của thời đại – vừa có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lí bình thường, phổ quát, muôn đời

Bình luận: Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức

sống lâu dài

– Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là khám phá, miêu tả, soibóng thời đại mà nó ra đời: hiện thực cuộc sống, đời sống con người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phongphú, phức tạp…

- Đặc trưng của truyện ngắn: thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, thường chỉ kể về một tình huống đặcbiệt của đời sống, với số lượng không nhiều các nhân vật, tình tiết, chi tiết, qua đó gửi gắm những thôngđiệp tư tưởng, tình cảm của tác giả

- Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị:

+ Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về hiện thực thời đại, xây

dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề

cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương thời Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời (Tô Hoài) + Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều sâu của hiện thực,

đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính quy luật, làchân lí phổ quát muôn đời Khi đó, tác phẩm là kết quả của sự gắn bó, trăn trở sâu sắc với thời đại và nhânsinh, thực sự có giá trị và sức sống lâu dài

– Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao: tuy dung lượng ngắn, tình huống độc đáo, nhân vật không nhiều, chi tiết cô đúc … nhưng có độ dồn nén, hàm súc, khả năng khái quát, điển hình

Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)

- Truyện ngắn Chí Phèo là chứng tích của một thời:

+ Qua câu chuyện về làng Vũ Đại, Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèođói, xơ xác, mâu thuẫn giai cấp gay gắt, bọn thống trị tàn bạo, thâm độc đẩy người nông dân vào tình trạngtha hóa, lưu manh hóa, đến bước đường cùng, hoặc để yên thân thì trở nên vô cảm với bi kịch của đồng loại.+ Truyện xây dựng thành công những nhân vật vừa sống động, cụ thể vừa tiêu biểu, điển hình, đặc biệt lànhân vật Chí Phèo – hiện tượng khái quát, có tính quy luật cho tình trạng tha hóa bi thảm, bi kịch bị cự tuyệtquyền làm người của người nông dân nói riêng, con người nói chung trong xã hội đương thời

+ Qua đó, Nam Cao gửi gắm thông điệp mang tinh thần nhân đạo sâu sắc của thời đại: nỗi xót xa trước bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người, lòng tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa, thức tỉnh của nhân tình trong một xã hội bạo tàn, vô nhân đạo

- Tác phẩm còn là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời:học sinh có thể chọn phân tích một trong những vấn đề mang giá trị chân lí giản dị của mọi thời trong thiên truyện:

+ Bi kịch đau khổ nhất của con người không chỉ là bị bần cùng hóa, bị đe dọa bởi đói nghèo, áp bức bấtcông, mà là sự tha hóa, bị hủy hoại nhân hình và nhân tính đến mức thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ.Đây là bi kịch bi thảm không chỉ của một thời mà còn của muôn đời

+ Niềm tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa của nhân tình mộc mạc, chân thành: nhân tính của con người không dễ gì bị hủy diệt, bản tính hiền lành lương thiện và khát vọng hướng thiện khi gặp nhân tình sẽ thức tỉnh và bất diệt; tình người, sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương mộc mạc, chân thành sẽ cósức mạnh cảm hóa, thức tỉnh để phần người hồi sinh

Bàn bạc, mở rộng vấn đề

- Nhận định chủ yếu khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn ở phương diện ý nghĩa nộidung tư tưởng, song cũng cần nhắc tới những yêu cầu, phẩm chất về nghệ thuật của thể loại: dựng chuyện,

kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật; lựa chọn sáng tạo chi tiết, giọng điệu, lời văn…

- Ý kiến đúng đắn Ý kiến được nêu cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:

Trang 28

+ Đối với người sáng tác: phải gắn bó, hiểu biết sâu sắc, trăn trở và nói lên những vấn đề thiết cốt nhất của

thời đại để tác phẩm của mình thực sự là chứng tích của một thời; đồng thời đào sâu vào những vấn đề bản

chất, chân lí của nhân sinh để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại

+ Đối với người đọc: tiếp nhận, trân trọng giá trị của những tác phẩm hay giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc sống, con người một thời và thấy được ý nghĩa của tác phẩm với muôn đời, muôn người, trong đó có chúng

ta và thời đại mình đang sống

ĐỀ 3

Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một truyện ngắn hay, có ý kiến cho rằng: Viết ra không khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi Ý kiến khác lại cho rằng: Điều quan trọng không phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể.

Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên? Hãy làm rõ quan điểm của mình qua việc phân tíchmột truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 - 1945

ĐÁP ÁN

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận

TB

* Giải thích hai ý kiến

- Ý kiến thứ nhất: Từ việc nêu cách hiểu về các cụm từ những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi, học

sinh cần khái quát được nội dung chính của ý kiến này là nhấn mạnh vai trò của nội dung tư tưởng trong việc tạonên giá trị của một truyện ngắn

- Ý kiến thứ hai: Học sinh giải nghĩa được các cụm từ câu chuyện được kể và cách kể, từ đó khái quát nội dung

của ý kiến này là nhấn mạnh đến vai trò của hình thức nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật trong việc tạo nên nét đặc sắc cho một tác phẩm truyện ngắn

* Bình luận ý kiến

* Trình bày suy nghĩ về hai ý kiến

- Học sinh có thể đồng tình với một trong hai ý kiến, cũng có thể đồng tình với cả hai bởi thực chất hai ý kiến nàykhông hoàn toàn đối lập loại trừ nhau mà chỉ là những cách nói nhấn mạnh, bổ sung cho nhau để giúp ta nhậnthức rõ hơn về giá trị thực sự của một tác phẩm truyện ngắn Dù bày tỏ quan điểm theo hướng nào, học sinh cũngcần có những luận giải phù hợp, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

- Ý kiến thứ nhất đề cao vai trò của nội dung tư tưởng, bởi đó là yếu tố quan trọng trong truyện ngắn Khônggiống như tiểu thuyết, truyện ngắn là một lát cắt của đời sống, một khoảnh khắc đầy ý nghĩa mà nhà văn lựa chọn

để chuyển tải thông điệp của mình Vì vậy lựa chọn câu chuyện đáng kể và chắt lọc những tư tưởng mới mẻ nhânvăn là điều tạo nên sức hấp dẫn đáng kể cho truyện ngắn

- Ý kiến thứ hai nhấn mạnh vai trò của hình thức nghệ thuật, bởi cách kể câu chuyện như thế nào cũng là một vấn

đề then chốt tạo nên cái hay cho truyện ngắn Cùng một cốt truyện, một chủ đề, nhà văn sáng tạo tình huống, sắpđặt trình tự kể, lựa chọn ngôi kể, giọng điệu, linh hoạt điều chỉnh tốc độ kể nhanh hay chậm, phối hợp đa dạng cácđiểm nhìn trần thuật Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho câu chuyện, đưa người đọcvào thế giới nghệ thuật riêng biệt mà nhà văn sáng tạo nên

- Hai yếu tố trên thực ra thống nhất và gắn bó với nhau vô cùng chặt chẽ Nội dung tư tưởng sâu sắc bao giờ cũng chỉ được làm nổi bật khi nó được chuyển tải qua một hình thức phù hợp Và ngược lại, nếu hình thức nghệ thuật độc đáo hấp dẫn nhưng câu chuyện kể và tư tưởng của nhà văn cũ kĩ sáo mòn hoặc thậm chí lệch lạc thì sức sống của tác phẩm truyện ngắn đó cũng không thể bền lâu

Chứng minh

Trang 29

* Phân tích một truyện ngắn tự chọn để làm sáng tỏ quan điểm của bản thân.

- Học sinh có thể lựa chọn một truyện ngắn bất kì trong chương trình thuộc văn học Việt Nam và phân tích theo

định hướng lý luận như trên để làm rõ quan điểm của mình Tránh phân tích lan man dài dòng không cần thiết hoặc diễn xuôi văn bản

* Đánh giá, mở rộng vấn đề:

- Yêu cầu đối với người sáng tác: Để tạo nên một truyện ngắn hay, nhà văn cần phải biết đi sâu vào đời sống đểtìm hiểu và khai phá chất liệu hiện thực, từ đó chắt lọc những tư tưởng lớn lao giàu ý nghĩa nhân văn, mang tinhthần thời đại; đồng thời không ngừng lao động và sáng tạo để tạo nên sự hài hòa cân xứng giữa nội dung và hìnhthức nghệ thuật…

- Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện ngắn, làm giàu cho đời sống tâm hồn và thị hiếu thẩm mỹ của mình

ĐỀ 4

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Lỗ Tấn cho rằng:

“Trong hoàn cảnh ngày nay, con người phải bận tâm vì cuộc sống, không có thì giờ để xem truyện dài, đó cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn làm cho truyện ngắn thịnh hành Chỉ trong chốc lát nhưng vẫn có thể qua mảng lông mà biết toàn con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần.”

(Theo Phương Lựu, Lỗ Tấn nhà lý luận văn học,

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1997, tr.27)Bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về nhận định trên

ngắn là ngắn gọn, cô đọng vì số lượng câu chữ ít

- Chỉ trong chốc lát nhưng vẫn có thể qua mảng lông mà biết toàn con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần: sức chứa, ý nghĩa của truyện ngắn là vô tận, không bị giới hạn bởi số lượng câu

chữ

=> Vấn đề nghị luận: Đặc trưng thể loại của truyện ngắn: nhỏ gọn về hình thức nhưng ý nghĩa lại lớn

lao “Đây là thể loại có nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy” ( Nguyễn Thanh Hùng)

2 Bình luận

- Đây là nhận định đúng và sâu sắc Bởi vì đề cập đến đặc trưng nổi bật, quan trọng của truyện ngắn

đó là: sự tinh lọc, cô đọng và tiết kiệm tối đa về câu chữ nhưng sức khái quát xã hội lớn, thể hiện số phận

con người ý nghĩa, sâu sắc, dư ba Nói như Nguyễn Khải “dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn, lõi phải dầy, vỏ phải mỏng”

- Về dung lượng: truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nhân vật và tình tiết không nhiều, sốtrang không dài lắm Điều đó có nghĩa là phải ngắn, thậm chí cực ngắn J.Borges, một bậc thầy văn chươngcủa Mỹ Latinh, cự tuyệt với các thể loại dài vì sợ rằng mình sẽ thừa mứa và không kiểm soát được ngônngữ

- Dù số lượng câu chữ ít nhưng về chất lượng, hiệu quả thì truyện ngắn không thua kém tiểu thuyết:

“Chỉ trong chốc lát nhưng vẫn có thể qua mảng lông mà biết toàn con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần” là vì:

+ Luôn nhạy cảm và kịp thời với những biến động của xã hội nên truyện ngắn hoàn toàn có thể thâutóm, nắm bắt những bức tranh hiện thực cùng nhiều kiểu loại số phận con người

+ Truyện ngắn là thể loại phát hiện nghệ thuật đời sống theo chiều sâu nên nhà văn được phép lựachọn và loại bỏ những thứ không cần thiết chỉ giữ lại những gì cơ bản, cốt lõi của vấn đề Vì thế hàm chứatrong hình thức nhỏ gọn luôn là những điều thú vị, sâu sắc và ý nghĩa nhất

+ Trong truyện ngắn, nhà văn tập trung xoáy sâu vào những thời điểm quan trọng để từ đó người đọc

dù “chỉ lướt qua những đường vân trên khoanh gỗ tròn” thì “sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)

Trang 30

=> Trong văn học giá trị của một tác phẩm bao giờ cũng là ở chất lượng và truyện ngắn cũng vậy Đặctrưng bao trùm này đã bao quát và chi phối các đặc điểm cụ thể của thể loại truyện ngắn: nhân vật, cốttruyện, tình huống, ngôn ngữ…

3 Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề nghi luận Khi phân tíchdẫn chứng cần chú ý bám sát vấn đề:

+ Giới hạn về hình thức, câu chữ của truyện ngắn

+ Sức biểu hiện lớn, không bị giới hạn bởi bất kì điều gì

4 Mở rộng

- Đặc trưng của truyện ngắn là ngắn nhưng vẫn có những ngoại lệ Có nhà văn viết truyện ngắn theokiểu tiểu thuyết, nghĩa là chú trọng đến kết cấu và bố cục Điều này dẫn đến một sự thực: có những tácphẩm khiến người ta tranh luận vì không biết xếp chính xác vào thể loại nào, hiện tượng phá vỡ lằn ranh thểloại…

- Ngắn không có nghĩa là tầm vóc của tác phẩm bị thu hẹp Sự khiêm tốn về dung lượng không tạo ranhững rào cản hay bó buộc sự bao quát của truyện ngắn Một nhà văn viết ngắn không có nghĩa là tầm vóccủa anh ta thua kém những người viết dài Vấn đề là sự cô đặc, sự dồn nén, ngôn từ được lựa chọn kĩ càng,sức nặng của vấn đề cũng như tài năng và kĩ thuật của người viết

- Xã hội phát triển tác động mạnh mẽ đến thị hiếu của độc giả Thời gian của con người hiện đại luônluôn bận rộn, gấp gáp, dung lượng ngắn đã giúp truyện ngắn phù hợp hơn rất nhiều về mặt thời gian cho đa

số mọi người Nhờ nhỏ gọn mà truyện ngắn được báo chí và các phương tiện truyền thông có thể chuyền tảikịp thời đến bạn đọc

=> Vị trí, vai trò của truyện ngắn trong việc chiếm lĩnh và phản ánh đời sống được tạo nên từ những

ưu thế đó

- Bài học đối với người sáng tác và tiếp nhận:

+ Người sáng tác: Các nhà văn phải cô đọng và tiết chế hơn về mặt ngôn ngữ Dồn nén, cô đặc nhữnggiá trị, ý nghĩa nhân sinh vào sâu con chữ để tăng sức truyền tải, hiệu quả diễn đạt cho ngôn ngữ trong tácphẩm của mình

+ Người đọc: Không chỉ quan tâm đánh giá truyện ngắn qua dung lượng và hình thức mà còn cần suyngẫm về những vấn đề, những hàm ý được tác giả gửi gắm vào con chữ

ĐỀ 5

Mỗi truyện ngắn hảo hạng giống như một hạt cây trong đó có thân đại thụ đang ngủ yên.

Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

ĐÁP ÁN

MB; GiỚI thiệu vấn đề nghị luận

TB

Giải thích

- Truyện ngắn: là thể loại tự sự cỡ nhỏ, nội dung thường bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống.

Truyện ngắn “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ

nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học)

- Nghệ thuật so sánh Mỗi truyện ngắn hảo hạng giống như một hạt cây trong đó có thân đại thụ đang ngủ yên: nhấn mạnh đặc trưng của thể loại truyện ngắn Tuy dung lượng ngắn gọn nhưng truyện ngắn lại có sức chứa đựng tư tưởng lớn, bao trùm các vấn đề của đời sống, như hạt cây nhưng lại chứa đựng cả thân đại thụ, thôi thúc người đọc tới khám phá, tìm tòi.

=> Ý kiến đã khẳng định một đặc trưng quan trọng về khả năng phản ánh của truyện ngắn: đây là thể loại có sức chứa lớn với khả năng phản ánh cuộc sống rộng hơn nhiều lần hiện thực được thể hiện trực tiếp trong tácphẩm

Bình luận

- Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, kể một tình huống đặcbiệt của đời sống với số lượng không nhiều các nhân vật, sự kiện, chi tiết, qua đó gửi gắm thông điệp tưtưởng, tình cảm của tác giả Một truyện ngắn hảo hạng là khi dung lượng ngắn, cốt truyện đơn giản, ít nhân

Trang 31

vật, sự kiện nhưng có độ dồn nén tư tưởng cao, đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường

nhưng là bản chất, cốt lõi trong đời sống con người

- Truyện ngắn được coi như một “hạt cây”, một “lát cắt của đời sống” Nó không có khả năng chiếm lĩnh đờisống rộng lớn như tiểu thuyết mà chỉ là những mảnh nhỏ được đặt trong giới hạn nhất định

- Từ hình thức ngắn gọn, dung dị, truyện ngắn có khả năng khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về

con người và xã hội, từ một mảnh nhỏ mà mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều Làm được điều

đó là nhờ khả năng xây dựng hình tượng, sử dụng những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành vănmang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu không nói hết

- Nhà văn tài năng chính là người có tư tưởng cao sâu, có sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo, biết gọt tỉa từ ngữ, chi tiết rườm rà, dồn nén thông tin, tình cảm trong tình huống, nhân vật, chi tiết cô đúc để khái quát những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, tạo nên truyện ngắn hảo hạng, có ý nghĩa sâu xa

Chứng minh

- Học sinh chọn một số tác phẩm đã học (đã đọc), trong hoặc ngoài chương trình để làm sáng tỏ vấn đề

- Học sinh không phân tích toàn bộ tác phẩm mà phải biết chọn lọc nội dung, nghệ thuật phù hợp

+ Để tiếp nhận một truyện ngắn cũng đòi hỏi sự kĩ lưỡng, tinh tế của người đọc trong việc đọc hiểu, cảm thụ, lĩnh hội tư tưởng, thông điệp và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Người đọc cần tiếp nhận với ý thức khám phá, tìm tòi, đồng sáng tạo với tác giả để đem đến sức sống mới cho truyện ngắn

ĐỀ 6

Nhà văn Nguyên Ngọc viết “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn

là thủ thuật điểm huyệt Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó,

có thể làm rung động tất cả Truyện ngắn nhằm vào đó Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”

Bằng hiểu biết về một số truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945 em hãy làm sáng tỏ nhận định trên./

- Thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt: kĩ thuật viết, cách viết của tác giả nắm bắttrúng nhất được cái bản chất của đời sống Trong đó tình huống truyện là huyệt điểm quan trọng nhất đểnhà văn có thể phơi bày được muôn mặt hiện thực của cuộc sống, đem đến cho người đọc những cảmxúc, rung động sâu xa

=> Nhận định trên của tác giả đã đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng của thể loại truyện ngắn

là cách lựa chọn và xây dựng tình huống truyện

2 Bình luận

* Lí giải vì sao?

Trang 32

- Đặc trưng của truyện ngắn thường chỉ phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống.

Nhưng cuộc sống không phải diễn ra trên một mặt phẳng, nên cái mẩu nhỏ đó vẫn là một khối – hơn nữa

là “một khối chuyển động Qua “một khúc’, một “mẩu nhỏ” đó, câu chuyện được tổ chức xoay quanhmột tình huống đặc biệt Chính ở đó, nhà văn làm nổi bật một vấn đề , một tính cách hay tâm trạng củanhân vật

- Nếu như đi khai thác một bài thơ chúng ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu…, thì khai thác một tácphẩm tự sự phải chú ý tới “tình thế đặc biệt” xảy ra đối với nhân vật ở các góc cạnh Và tình huốngtruyện càng hay, càng đặc sắc bao nhiêu thì đó chính là “thủ thuật điểm huyệt’ chủ yếu của tác giả

- Quá trình sáng tạo của nahf văn, mỗi người đều có một sở trưởng riêng, năng lực, cá tính riêng Có người chú trọng đến kĩ thuật kể chuyện, xây dựng hình tượng nhân vật, có người lại chú trọng đến việc tạo dựng tình huống truyện…và ở mỗi sự lựa chọn ấy nhà văn đã “điểm huyệt” cho truyện ngắn của mình Để có được “huyệt điểm rung động tất cả” không thể không kể đến tình huống và các loại tình huống thường xuất hiện trong truyện ngắn như: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức và ở mỗi kiểu tình huống như thế sẽ làm nên cái hồn cốt riêng của thể loại truyện ngắn

Chứng minh

- Học sinh có thể lựa chọn những tác phẩm biểu thể hiện rõ tài năng của tác giả trong việc tạo dựng tình

huống truyện (Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam

Cao…)

- Dù chọn những tác phẩm nào khi phân tích phải đặt trong mối quan hệ với kiến thức của lí luận đãđược bàn luận

- Cần đánh giá giá trị đặc sắc việc tạo dựng tình huống truyện.

Đánh giá, mở rộng, nâng cao:

- Ý kiến trên xuất phát từ những kinh nghiệm và tài năng sáng tạo của nhà văn Nguyên Ngọc Là tiêuchí để có thể đánh giá giá trị của một tác phẩm truyện ngắn Đề cao vai trò của tình huống truyện nhưngkhông có nghĩa là tuyệt đối hóa vai trò ấy Bởi vì có những truyện ngắn hay nhưng tình huống truyệnchưa hẳn đã là độc đáo, hấp dẫn

- Là cơ sở để người đọc đi sâu tìm hiểu một tác phẩm truyện ngắn Muốn vậy bạn đọc phải nắm vữngtác phẩm hiểu được diễn tiến của câu chuyện từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề Để từ đókhám phá nhân vật, hiểu được bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm

- Là bài học cho người sáng tác Mỗi khi đặt bút viết, nhà văn cần phải phát hiện ra cái bản chất nhất của đời sống ngay trong cái tình thế nhỏ nhặt, hàng ngày Biết tích lũy vốn sống, kinh nghiệm sống để

có thể điểm huyệt cho truyện ngắn thông qua những tình huống nghệ thuật độc đáo

CHƯƠNG 4: ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ

I Khái niệm

Thơ là…?

“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999)

- Về hình thức nghệ thuật: Nhìn từ bên ngoài, thơ là hình thức cấu tạo ngôn từ đặc biệt Việc sắp xếp các câu (dòng) thơ như những đơn vị nhịp điệu làm nên một hình thức có tính tạo hình, thành một cấu trúc đặc biệt Mỗi câu thơ đều là một cách sắp xếp có dụng ý qua cách dùng từ, hình ảnh, số chữ, nhịp điệu, hiệp vần, phối thanh, các biện pháp tu từ…

- Về nội dung, ý nghĩa: Về bản chất bên trong của thơ thì thơ là một thể loại trữ tình, là tiếng nói tâmhồn của con người Thơ là tiếng nói của cảm xúc, là người thư kí trung thành của trái tim, là tiếng nói thầm của nội tâm sâu kín "Thơ là tiếng nói đầu tiên, là tiếng nói thứ nhất của tâm hồn con người khi đụng chạm với cuộc sống" (Nguyễn Đình Thi)

- Về giá trị, chức năng, tư tưởng:

+ Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương phản ánh cuộc sống và đặc biệt thể hiện đời sống tâm hồn con người

+ Thơ là trạng thái tình cảm, cảm xúc cao độ, tràn đầy đòi hỏi phải được thể hiện qua hình thức nghệ thuật Con đường để thơ đến với người đọc là "từ trái tim đến trái tim" Người nghệ sĩ từ chỗ rung động trước cái đẹp sẽ lan truyền những rung động đó tới người đọc

Trang 33

+ Cảm xúc mạnh mẽ của nhà thơ có thể tạo nên những câu thơ có tầm tư tưởng tác động đến nhận thức của người đọc nên "Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" Ở phương diện này, các thi sĩ huy động các thao tác của tư duy như phân tích, khái quát, tưởng tượng… để sáng tạo nghệ thuật tạo nên những câu thơ lấp lánh chất trí tuệ, triết lí.

Hiện nay, cách định nghĩa về thơ của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất

là có nhịp điệu" Định nghĩa này đã nêu rõ nội dung của thơ là phản ánh đời sống, thể hiện tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ và hình thức nghệ thuật là ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu Đặc biệt,

đã nêu rõ được sự khác biệt của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác

Và bao quát quá trình sáng tạo và ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thơ, Xuân Diệu khẳng định “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn,

là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.” (Xuân Diệu)

II PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA THƠ

- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm

- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với

tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả

- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời

- Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này

- Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự

kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy Một miếng trầu đem mời, một cái bánh trôi nước, một tiếng gà gáy canh khuya có thể là những sự kiện gây cảm xúc cho Hồ Xuân Hương; sự kiện Dương Khuê qua đời trong "Khóc Dương Khuê" (Nguyễn Khuyến); cuộc đời tài hoa mệnh bạc của nàng Tiểu Thanh trong "Độc Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du),

- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại” Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò

“đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ

- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ Bàn về đặc điểm này, nhà thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”

III NGÔN NGỮ THƠ

1 Ngôn ngữ thơ

a Ngôn ngữ thơ trước hết cũng mang đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật nói chung:

Ngôn ngữ chính là chất liệu và công cụ của nhà văn, nhà thơ Ngôn ngữ trong văn học vốn dựa vào ngôn ngữ đời sống nhưng không phải là ngôn ngữ của đời sống hàng ngày mà là ngôn ngữ được nghệ thuật

Trang 34

hóa, cách điệu hóa Nhà văn, nhà thơ sử dụng ngôn ngữ một cách trau chuốt, sang tạo để thành một thớ ngônngữ giàu có, sang trọng và đẹp đẽ.

Ngôn ngữ văn học phải có các đặc trưng như: tính hệ thống, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng, tính hàm súc, đa nghĩa, tính cá thể hóa… Ngoài ra ngôn ngữ văn học cần phải trong sáng, phù hợp chuẩn mực để người tiếp nhận có thể hiểu và chấp nhận sự mới lạ

b Đặc điểm của ngôn ngữ thơ

- Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình Ý nghĩa của văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thể hiện trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ mà qua lời thơ, tứ thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơgợi nên Ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống đòi hỏi người đọc phải chủđộng liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong

- Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ đời sống, và nhiều khi không khác biệt với ngôn ngữ đời sống Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ không hẳn là thứ ngôn ngữ nguyên sinh của đời sống mà là ngôn ngữ của sự sáng tạo, không ngừng biến sinh và có ma lực riêng nhiều khi thoát khỏi ý thức của người cầm bút trở thành một

ám ảnh vô thức Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được chưng cất công phu vì "bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ, tinh tế của ngôn ngữ" hoặc "thơ là phần tinh lọc nhất của ngôn

ngữ".Bởi vậy ngôn ngữ thơ góp phần tích cực tạo nên giá trị thẩm mĩ, làm phong phú thêm ngôn ngữ đời sống

- Ngôn ngữ thơ có tính tư tưởng: Thơ phải giúp nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm nên tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như chiếc dây diều đưa thơ cất cánh bay cao, bay xa trong bầu trời của thực và mộng vừa neo thơ lại bầu khí quyển của đời sống

Nhìn chung, ngôn ngữ thơ có vai trò, sức mạnh vô song mà ngôn ngữ các thể laoij khác khó có thể

có được Ngôn ngữ thơ có thể tác động mạnh đến người đọc và nâng cao nhà thơ lên một tầm mới, làm nên tên tuổi nhà thơ

5.1 Đặc trưng nội dung

- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”

- Cảm xúc trong thơ bắt nguồn từ những rung động của nhà thơ về cuộc sống, là sự hòa âm cộng hưởng của tâm hồn nghệ sĩ với những vang động cuộc đời “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse)

- Tình cảm trong thơ là thứ tình cảm chân thành, nảy nở từ những rung động rất chân thực của người viết Thế nhưng chân thật mà không thô mộc, giản dị mà không thô sơ Tình cảm, cảm xúc trong thơ không chấp nhận sự vay mượn, giả dối Nhà thơ Pháp Alfret de Mussé chia sẻ: “ nhà thơ không viết một chữ nào nếu

cả toàn thân không rung động” (dẫn theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Nghiên cứu văn học

- Tình cảm trong thơ vừa cá thể, cụ thể, vừa khái quát Nó là tiếng lòng riêng, là nỗi lòng riêng nhưng cũng

là sự đồng cảm, tương giao chung giữa nhiều người “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả”

- Tình cảm trong thơ là tình cảm đã được ý thức Đó là tình cảm được ngân rung từ chính nhu cầu khám phá mình, tìm hiểu mình, bộc lộ bản ngã mình, từ sự lắng nghe chính mình của người làm thơ Thứ tình cảm đó khi trở thành thơ, nó vươn tới tính khái quát, mang ý nghĩa triết học, chứa đựng những triết lý xã hội sâu sắc,những cảm giác, những rung động tinh vi về cuộc sống ở bên trong nhà thơ

Ngày đăng: 01/02/2024, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w