1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm giúp chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chương trình hành động của chính phủ ban hành theo nghị quyết 16 2007 nq cp

68 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Kiến Nghị Nhằm Giúp Chính Phủ Và Các Bộ, Ngành, Địa Phương Nâng Cao Hiệu Quả Triển Khai Thực Hiện Chương Trình Hành Động Của Chính Phủ Ban Hành Theo Nghị Quyết 16/2007/NQ-CP
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Phương
Người hướng dẫn TS. Bùi Đức Thọ
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 195,81 KB

Nội dung

Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhậpkinh tế quốc tế.1/ Sắp xếp lại các cơ quan nhà nước theo yêu cầu quản lý đa ngành, đalĩnh vực, tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế với khu vực và thế giới Thực hiện chủ trương đường lối hộinhập kinh tế quốc tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, thời gian qua chúng ta

đã gặt hái được những thành công nhất định, từng bước đưa nền kinh tế ngàycàng phát triển, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

Nối tiếp thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập

Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch

sử phát triển kinh tế của Việt Nam Gia nhập WTO, Việt Nam đã bước vàomột sân chơi mới đòi hỏi sự năng động, linh hoạt hơn với luật chơi khắt khe

và những đối thủ nặng ký trên trường quốc tế Việc quản lý và điều phối saocho quá trình hội nhập kinh tế thế giới nói chung và hội nhập WTO nói riêngcủa Việt Nam hiệu quả và bền vững hiện vẫn đang là một bài toán khó

Nhằm đưa ra định hướng cho quá trình hội nhập WTO của Việt Nam,tại hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hànhNghị quyết về “ Một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế Việt Namphát triển nhanh và bền vững khi là thành viên của tổ chức thương mại thếgiới WTO” (Nghị quyết 08/TW-NQ ngày 05/02/2007) Thực hiện Nghị quyếtcủa Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động theoNghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007

Chương trình hành động của Chính phủ đã đưa ra mục tiêu, nhiệm vụchủ yếu cần tập trung triển khai thực hiện theo các nội dung nêu ra trong Nghịquyết của Trung ương Đảng; đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cụthể hóa những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra bằng Chương trình hành động riêngcủa mình Cho đến nay, việc triển khai thực hiện Chương trình hành động củaChính phủ tại các Bộ, ngành, địa phương đã mang lại những kết quả bướcđầu, bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục và điềuchỉnh

Trang 2

Cấu trúc chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Giới thiệu về Tổ chức Thương mại thế giới WTO và

Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số16/2007/NQ-CP

Chương II: Thực trạng triển khai Chương trình hành động của Chính

phủ tại các Bộ, ngành, địa phương

Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị.

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới ban lãnh đạo Văn phòng Ủy Ban Quốcgia về Hợp tác kinh tế quốc tế, cùng toàn thể các anh chị trong văn phòng đãgiúp đỡ và chỉ bảo em nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại văn phòng

Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Đức Thọ đã tận tình giúp đỡ em hoànthành chuyên đề thực tập này

Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, và những hạn chế về điều kiệnnghiên cứu cũng như năng lực của bản thân, chuyên đề thực tập của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ýkiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền Phương

Trang 3

Chương I: GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/

WTO là một tổ chức liên chính phủ Cơ quan cao nhất của WTO là Hộinghị Bộ trưởng các nước thành viên - nơi thực hiện tất cả chức năng củaWTO, quyết định mọi biện pháp cần thiết để thực hiện chức năng đó Hộinghị Bộ trưởng còn quyết định tất cả các vấn đề trong khuôn khổ hiệp định,thỏa thuận đa phương của WTO

Tuy mới ra đời và hoạt động từ 1/1/1995, nhưng nền tảng của WTO làHiệp định GATT đã được ký kết từ 1947 và hệ thống thương mại thế giớitheo GATT đã thực chất đi vào hoạt động kể từ 1948 Các hiệp định củaWTO đã được mở rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực lớn Ngoài GATT 1994 (baogồm GATT 1947 và các hiệp định liên quan), các lĩnh vực thương mại dịch

vụ, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp đã được quy định trong các văn bảnpháp lý cụ thể, trở thành những văn kiện quan trọng nhất của WTO WTO sẽkhông dừng ở các hiệp định đã có mà tiếp tục là diễn đàn để các nước thànhviên đàm phán xây dựng các chương trình, hiệp định mới cho phát triểnthương mại và các lĩnh vực có liên quan

Trang 4

Để trở thành thành viên của WTO, phải được 2/3 số phiếu ủng hộ Nghị địnhthư phê chuẩn việc kết nạp thành viên mới sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khiquốc hội của nước thành viên mới phê duyệt Điều kiện quan trọng nhất để trởthành thành viên của WTO là phải được công nhận có nền kinh tế thị trường

1.2 Mục tiêu

WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT, tức là quan hệ giữa các nước

thành viên trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm:

1.2.1 Nâng cao mức sống;

1.2.2 Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, đảm bảo tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế;

1.2.3 Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới;

1.2.4 Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá.

1.3 Chức năng của WTO

WTO có các chức năng sau:

1.3.1 Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO: Tạo thuận lợi cho

việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này và cácHiệp định thương mại đa biên khác, cũng như các Hiệp định nhiều bên

1.3.2 Diễn đàn đàm phán về thương mại: Tạo ra diễn đàn đàm phán

giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước về các vấn đềđược đề cập đến trong các Hiệp định WTO, và thực thi kết quả của các cuộcđàm phán

1.3.3 Giải quyết các tranh chấp về thương mại: Giải quyết tranh chấp

giữa các nước thành viên trên cơ sở Quy định và Thủ tục Giải quyết Tranhchấp

1.3.4 Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia: Thực hiện

rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soát Chính sách Thươngmại

1.3.5 Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển.

Trang 5

1.3.6 Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác: Nhằm đạt được một sự nhất

quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, khithích hợp, WTO sẽ phối hợp với IMF, WB và các cơ quan của các tổ chứcnày

1.4 Các nguyên tắc cơ bản của WTO.

Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp

lý nền tảng là : tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnhtranh công bằng

1.4.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), lànguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO Tầm quan trọng đặc biệt củaMFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thânthuật ngữ "tối huệ quốc" không được sử dụng trong điều này) Nguyên tắcMFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử

ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nướcthành viên khác Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụngtuyệt đối

1.4.2 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT):

Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sởhữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng kí bảo vệhợp pháp phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùngloại trong nước Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối vớihàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân vàpháp nhân Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và

sở hữu trí tuệ có khác nhau Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đốivới những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết

cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ(exception)

1.4.3 Nguyên tắc mở cửa thị trường:

Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi tiếp cận thị trường (marketaccess) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước

Trang 6

ngoài Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham giađều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việctạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa

1.4.4 Nguyên tắc cạnh tranh công bằng:

Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnhtranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án

lệ của vụ Uruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mứcthuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu Kết quảUruguay thắng kiện và từ đó tạo ra một tiền lệ mới: Từ đây các nước pháttriển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kì điềukhoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi tráivới nguyên tắc "cạnh tranh công bằng”

II CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

Ngày 11 tháng 01 năm 2007, sau khi được thông qua tại phiên họp đặcbiệt của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại thế giới và Quốc hội Việt Namphê chuẩn, Việt Nam đã chính thức được kết nạp trở thành viên thứ 150 của

Tổ chức Thương mại thế giới WTO

Với việc gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đượckhẳng định và nâng cao, đồng thời mở ra một giai đoạn phát triển mới củanền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và toàn diện hơnvới nền kinh tế thế giới đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc Việc gianhập WTO cũng tạo ra những cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh hơn,toàn diện hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt, đòihỏi sự nỗ lực của cả nước để vượt qua

2.1 Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO.

2.1.1 Những cơ hội.

1/ Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận

thị trường quốc tế rộng lớn với hơn 150 thành viên và vị thế thị trường ngangnhau với tất cả các quốc gia đó Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ nàykhông gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và camkết đã ký

Trang 7

2/ Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện Thuế nhập khẩu vào

các nước thành viên sẽ giảm đáng kể Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quanphổ cập vì là nước đang phát triển

3/ Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ

những nước phát triển là thành viên của WTO.

4/ Việt Nam bình đẳng với các quốc gia thành viên của WTO: Việt Nam

sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế Trong việc biểu hiện nhữngvấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải quyết những tranh chấptrong kinh doanh thương mại quốc tế

5/ Việt Nam có cơ hội hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với tiêu chí

tự do hóa thương mại, kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trongthương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng caohiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thốngchính sách minh bạch làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài

2.1.2 Những thách thức.

1/ Thách thức về trình độ phát triển

Việt Nam hiện vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp Gần 80% dân

số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạnhình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp Tìnhtrạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tàichính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầucủa hội nhập… Tất cả các yếu tố ấy làm cho tiến trình hoàn tất các thủ tục vàđáp ứng các điều kiện tham gia WTO của ta chậm trễ Những yêu cầu về mởcửa thị trường do các thành viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ

đủ sức đưa ra những cam kết thấp

2/ Bất lợi của người đi sau

Việc gia nhập WTO sau nhiều nước, trong đó có những nước tiềm năngxuất khẩu lớn như Thái Lan, Trung Quốc… càng làm tăng sự bất lợi của ViệtNam Việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2001

Trang 8

đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với hàng hóa TrungQuốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ Việt Nam và TrungQuốc vốn tương đối giống nhau về trình độ kinh tế cũng như các mặt hàngxuất khẩu Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có mục tiêu là xuất sang các thịtrường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ Là thành viên của WTO, Trung Quốc đượchưởng những mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do vậy cuộc cạnhtranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt

3/ Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển

Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng Nhiều nướcđang phát triển có cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa,dịch vụ tương tự như chúng ta, nhưng họ đã gia nhập WTO trước và đã đượchưởng một số ưu đãi Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi là đối thủ cạnh tranh vớicác nước đang phát triển khác về hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như

Mỹ, EU… Vì để duy trì lợi thế cạnh tranh, các nước này không muốn chúng

ta có những điều kiện ưu đãi hơn họ khi chúng ta gia nhập WTO

Mặt khác, khi gia nhập WTO Việt Nam đồng thời phải cạnh tranh vớicác nước đã phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam cóthế mạnh Việt Nam mong muốn giữ nguyên mức trợ cấp xuất khẩu như hiệnnay và dần dần giảm xuống phù hợp với các điều khoản của WTO Thếnhưng, tại một số nước phát triển, nông sản vẫn tiếp tục được trợ giá và rõràng hàng nông sản Việt Nam xuất sang các nước phát triển sẽ khó cạnh tranhđược với hàng nông sản nội địa vốn đang được các nước này bảo hộ

4/ Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết

Để tham gia WTO, Việt Nam không những phải hoàn thiện khung luậtpháp đáp ứng điều kiện của một nước thành viên mà còn phải nghiêm túcthực hiện cam kết đó Việt Nam hứa sẽ tuân thủ các cam kết của mình ngaysau khi gia nhập WTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn với pháp luậthiện hành Tuy vậy, việc thực thi các cam kết là khó vì yêu cầu của các nướcrất cao trong khi hệ thống pháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ,nhiều quy định mới được thông qua, hoặc mới ban hành nhưng chưa được ápdụng trong thực tiễn Bên cạnh đó, chúng ta lại đặc biệt thiếu hụt nguồn nhân

Trang 9

lực có kiến thức, nắm vững các cam kết quốc tế mà Việt Nam phải thực hiện.Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công trong quá trình hộinhập của chúng ta.

5/ Thách thức về những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo

vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

 Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTOnói riêng, chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước phát triển sôiđộng hơn, tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn, sản xuất và tiêudùng tăng lên…Đi kèm với đó là nguy cơ tác động đến chất lượng môi trườngsinh thái ngày càng gia tăng Việc khai thác quá mức các tài nguyên cộngthêm sự gia tăng mạnh mẽ của khối lượng chất thải tạo ra sẽ có thể gây nêntình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng

 Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tính chất và phương thứcbảo vệ an ninh, độc lập chủ quyền sẽ có những thay đổi cơ bản Công tác bảo

vệ an ninh chủ quyền quốc gia sẽ không chỉ mang tính chất cố định thông quaviệc kiểm soát tại các ranh giới vật chất như trước đây, gồm ranh giới về bầutrời, mặt đất, vùng biển…mà còn mang tính chất linh hoạt và khó kiểm soáthơn rất nhiều thông qua các kênh xâm nhập tinh vi như các kênh thông tinqua mạng, kênh hợp tác, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực kinh tế, vănhóa, tôn giáo…để từ đó gián tiếp tác động đến vấn đề an ninh, chính trị, kinh

tế, văn hóa… của Việt Nam

 Cùng với việc hội nhập, mở cửa thị trường trong các lĩnh vực vănhóa, thông tin, du lịch…và sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệpnước ngoài, văn hóa và lối sống từ bên ngoài cũng có cơ hội xâm nhập vàoViệt Nam một cách mạnh mẽ hơn rất nhiều Điều này sẽ có tác động khôngnhỏ, cả tích cực và tiêu cực, đến quan niệm, lối sống, văn hóa, đạo đức trongcác tầng lớp dân cư, đặc biệt là lớp trẻ vốn năng động và nhạy cảm với nhữngluồng văn hóa mới, nhưng lại hạn chế về kinh nghiệm, vốn sống nên rất dễ bịnững yếu tố xấu lôi kéo, làm lu mờ những yếu tố trong bản sắc văn hóa dântộc Nguy cơ về sự xâm nhập các khuynh hướng đồng nhất văn hóa cũng có

Trang 10

1 0

thể xảy ra Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường với tính thực dụng của nó sẽkhiến một số người dân mất đi lý tưởng cao đẹp, chạy theo lối sống nặng vềvật chất, hưởng thụ…cũng là những thách thức lớn trong quá trình gìn giữ vàphát huy những giá tri cao đẹp của văn hóa dân tộc

Riêng Chính phủ, với chức năng quản lý hành chính nhà nước thông quamột hệ thống các cơ quan gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và chính quyền nhân dân các địa phương, cũng đã nhanh chóng có

sự chuẩn bị để triển khai thực hiện những nội dung, yêu cầu tại nghị quyết NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu trên Theo đó, mộtChương trình hành động chung của Chính phủ đã được xây dựng, ban hành đểhướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện (Nghị quyết

08-số 16/2007/ NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007)

Nội dung chính của bản Chương trình hành động của Chính phủ là nhằmđưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và các hoạt động cụ thể mà các Bộ,ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện Đồng thời, việc triểnkhai thực hiện đó cần được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trên cơ sởxây dựng, cụ thể hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra bằng một Chương trìnhhành động riêng của từng Bộ, ngành, từng địa phương

Mục tiêu cuối cùng của tất cả những hoạt động này là nhằm tạo ra nhữngchuyển biến tích cực, kịp thời trong toàn bộ hệ thống các Bộ, ngành, địaphương, cơ quan thuộc Chính phủ nhằm thực hiện tốt những chủ trương,chính sách lớn mà Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã đề ra nhằm tận dụng

Trang 11

được những cơ hội, vượt qua những thách thức và bảo đảm cho sự phát triểnnhanh và bền vững vủa nền kinh tế nước ta khi là thành viên của WTO.

2.3 Những nhiệm vụ chủ yếu.

Chương trình hành động của Chính phủ đưa ra 75 nhiệm vụ chủ yếu theo

12 nhóm cơ bản gồm:

2.3.1 Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO.

1/ Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết làm cho cán bộ, công chức,viên chức và toàn dân nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhậpkinh tế quốc tế, gia nhập WTO

2/ Phổ biến các cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, cũngnhư nội dung các cam kết cụ thể cho các đối tượng có liên quan nhằm nângcao hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc phải làm

3/ Tập huấn cho các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, bảođảm quy trình thẩm định đầu tư và cấp giấy chứng nhận theo đúng các camkết quốc tế của Việt Nam

2.3.2 Công tác xây dựng pháp luật, thể chế.

1/ Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết gia nhập và các nghĩa vụ kháccủa Việt Nam trong WTO; xác định các nội dung cam kết có thể thực hiệntrực tiếp và các nội dung cần phải nội luật hoá để xây dựng chương trình sửađổi các luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật liên quan

2/ Tiến hành rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, loại bỏ những quyđịnh chồng chéo, không phù hợp với cam kết; ban hành các văn bản quyphạm pháp luật rõ ràng, cụ thể, bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi,thông thoáng cho mọi chủ thể tham gia thị trường

3/ Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp vớiquy định của WTO thay cho các biện pháp trợ cấp xuất khẩu

4/ Hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm phù hợp với các quy định quốc tế để bảo vệ thị trường nội địa và ngườitiêu dùng

2.3.3 Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường.

1/ Thị trường lao động

Trang 12

1 2

2/ Thị trường bất động sản

3/ Thị trường tài chính, tiền tệ

4/ Chính sách giá

5/ Thị trường khoa học - công nghệ

6/ Rà soát tổng thể các yếu tố khác đang cản trở việc hình thành đồng bộnền kinh tế thị trường

2.3.4 Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư.

1/ Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu

tư và hình thức đầu tư; tạo cơ chế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư nướcngoài có năng lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm quản lý đầu tư vàophát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng;

2/ Ban hành quy định phân cấp đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng tậptrung hơn để bảo đảm hiệu quả tổng thể của nền kinh tế;

3/ Xây dựng đề án điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển các ngànhsản xuất hàng hoá; xây dựng hệ thống mã số về dịch vụ và chiến lược tổng thểphát triển các ngành dịch vụ

4/ Ban hành các chính sách quản lý và khuyến khích phát triển các hìnhthức đầu tư gián tiếp để tạo khả năng đa dạng hoá nguồn đầu tư, gia tăng tínhlinh hoạt và khả năng kết nối của thị trường vốn nước ta với thị trường vốnquốc tế, bảo đảm an toàn và ổn định kinh tế vĩ mô

5/ Phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa nguồn cung cấpđiện, bảo đảm đủ điện cho các ngành sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng củanhân dân

2.3.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh.

1/ Xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia; xây dựngđồng bộ chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; vàchương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ

2/ Trên cơ sở phân tích khả năng cạnh tranh của ngành, lĩnh vực, các Bộquản lý nhà nước đối với ngành và hiệp hội ngành hàng lựa chọn một số doanhnghiệp điển hình để phân tích khả năng cạnh tranh, làm cơ sở cho các doanhnghiệp trong ngành tự phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình

Trang 13

3/ Xây dựng kế hoạch phát triển xuất khẩu và kế hoạch mở rộng thịtrường nội địa đến năm 2010 theo Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006– 2010, Đề án phát triển thương mại trong nước và các chương trình phát triểnngành hàng

2.3.6 Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.

1/ Sắp xếp lại các cơ quan nhà nước theo yêu cầu quản lý đa ngành, đalĩnh vực, tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của hội nhập kinh tếquốc tế, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, kém hiệu quả trong việc xâydựng và thực thi chính sách, pháp luật

2/ Hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh,chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, các lựclượng quản lý thị trường

3/ Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các loại giấy tờ, thủtục giấy phép không cần thiết; công bố công khai, minh bạch mọi chính sách,

cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giảiquyết công việc của các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công

để các doanh nghiệp và người dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện;cải cách thủ tục, cơ chế trong lĩnh vực thuế, hải quan, đẩy mạnh thực hiệnchương trình và lộ trình thực hiện hải quan điện tử

4/ Ban hành hệ thống phân cấp mới theo một đề án tổng thể của Chínhphủ bảo đảm tính hệ thống, sự tương thích trong các lĩnh vực; ban hành cơchế kiểm tra việc thực hiện phân cấp, gắn phân cấp với công tác kiểm tra,giám sát

5/ Xây dựng cơ chế tham vấn đối với các đối tượng được quản lý, cácdoanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật theo nguyên tắccông khai, minh bạch của WTO

6/ Hoàn thiện tiêu chuẩn công chức theo yêu cầu hội nhập; đào tạo, xâydựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp và hiện đại; hoàn thiện pháp luật vềcông chức

Trang 14

1 4

7/ Kiện toàn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để triển khai

có hiệu quả đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhànước ta; phát huy vai trò chủ động của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nướcngoài

8/ Tổ chức cơ quan đại diện của Việt Nam tại WTO đủ về số lượng,nâng cao chất lượng để phối hợp với các cơ quan trong nước, hoạt động hiệuquả và tham gia đàm phán đa phương và song phương với các đối tác trongWTO

9/ Tiến hành đánh giá lại vai trò và hiệu quả của Ủy ban quốc gia về Hợptác kinh tế quốc tế sau khi gia nhập WTO, xây dựng đề án về cơ chế và tổchức phối hợp liên ngành trong đàm phán quốc tế về hợp tác song phương, đaphương bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới

2.3.7 Công tác giáo dục- đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1/ Xây dựng chương trình tổng thể cải cách giáo dục từ nội dung chươngtrình, phương pháp dạy và học, chế độ thi cử gắn với cuộc vận động chốngtiêu cực trong ngành giáo dục và các chính sách đối với giáo viên

2/ Lập đề án đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, trước hết là trongcác ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, giáo viên dạy nghề

3/ Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, kể

cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển đào tạo đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhất là trong các ngành kỹ thuật - côngnghệ, luật quốc tế, tài chính - kế toán, quản trị doanh nghiệp , theo các loạihình: công lập, dân lập và tư thục, đầu tư nước ngoài

4/ Tiến hành thí điểm cổ phần hoá các trường công lập

5/ Lập kế hoạch đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, có kỹnăng tham gia tranh tụng quốc tế, giỏi ngoại ngữ để xử lý hiệu quả các tranhchấp có thể xảy ra trong quá trình thực thi các cam kết WTO và các định chếkhác; đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế toán, kiểm toán, quản trị doanhnghiệp đạt trình độ quốc tế, hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, tài chính vàphá sản doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế

Trang 15

6/ Xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về đào tạo tiếng Anh vàcác ngoại ngữ phổ dụng khác.

7/ Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách thu hút sử dụng và đãingộ thoả đáng những chuyên gia giỏi; những người có tài năng ở trong vàngoài nước, kể cả người nước ngoài vào công cuộc phát triển đất nước

2.3.8 Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn.

1/ Nghiên cứu bổ sung các quy định của pháp luật khuyến khích các môhình hợp tác xã, xác lập các mối liên kết giữa các hộ nông dân sản xuất nôngnghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác hải sản với nhau và với các cơ sở chếbiến, doanh nghiệp thương mại nhằm hình thành những vùng sản xuất hànghoá lớn gắn với việc quản lý quá trình tăng trưởng, quản lý chất lượng vàcung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể sản xuất

2/ Nghiên cứu, xây dựng chính sách thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đấtgắn với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành nghềkhác

3/ Ban hành chính sách khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp,các hợp tác xã cổ phần sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và kinh doanh dịch

vụ ở nông thôn phát triển các làng nghề, các cụm công nghiệp và dịch vụ ởnông thôn, hình thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn

4/ Tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn song song với việcthực hiện chính sách xã hội, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; xâydựng đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xoá đói, giảm nghèo vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

5/ Tổng kết việc thực hiện chủ trương liên kết "bốn nhà", mua bán theohợp đồng với nông dân theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, xác định rõ nguyên nhân hạn chế hiệu quả việc thực hiện chủtrương này để có sự điều chỉnh, xử lý nhằm nhân rộng phong trào

6/ Xây dựng và thực hiện các chương trình đồng bộ phát triển kinh tế

-xã hội ở những vùng khó khăn, vùng núi và đồng bào dân tộc để hỗ trợ ngườidân ở các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện ăn, ở, đi lại, học

Trang 16

1 6

tập; nâng mức hưởng thụ văn hoá, tiếp cận thông tin cho đồng bào nhằm hạnchế và tiến tới thu hẹp bớt khoảng cách phát triển với các vùng khác

7/ Điều chỉnh, sửa đổi các quy định nhằm giảm bớt tối đa các khoảnđóng góp của nông dân (như các loại phí, quỹ )

2.3.9 Công tác an sinh xã hội.

1/ Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chínhsách hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ tự tạo việc làm, dạy nghề để chuyển đổi nghềnghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động đểgiúp người lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp không đứng vữngđược trong quá trình cạnh tranh

2/ Xây dựng cơ chế bảo đảm an sinh xã hội theo nguyên tắc Nhà nước,doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp, cùng chia sẻ

3/ Xây dựng đề án cải cách chế độ bảo hiểm xã hội; tiến hành tổng kếtviệc thực hiện chế độ bảo hiểm tự nguyện cho nông dân khi hết tuổi lao động

ở một số địa phương có phong trào này (chế độ “Hưu nông dân”) để áp dụngtrên diện rộng

4/ Xây dựng đề án Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; tiếp tục thực hiện cải cáchchế độ tiền lương đến năm 2010

5/ Nghiên cứu, ban hành quy định thống nhất mức lương tối thiểu giữadoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước và lộtrình thực hiện Áp dụng cơ chế tiền lương chung giữa các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế theo nguyên tắc thị trường

6/ Điều chỉnh luật pháp và chính sách về quan hệ lao động cho phù hợpvới thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện thiết chế về quan hệ lao động để cơ chế

"ba bên" và "hai bên" phát huy hiệu quả trong việc xây dựng quan hệ laođộng lành mạnh

7/ Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việcgia nhập WTO đang và sẽ xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo nhữngtiêu chí cụ thể để đề ra chính sách phù hợp; tiến hành tổng kết và đánh giátình hình kinh tế - xã hội nước ta sau 5 năm gia nhập WTO

Trang 17

2.3.10 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát lại cáctiêu chuẩn môi trường và điều chỉnh, bổ sung theo hướng tiếp cận dần với tiêuchuẩn quốc tế

2/ Xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ môi trường các lưu vực sông,bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển và ven biển,nâng cao năng lực quan trắc môi trường, phát triển công nghệ môi trường vàngành công nghiệp môi trường

3/ Nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm đẩy mạnh xã hội hoá công tácbảo vệ môi trường, thành lập các hiệp hội về môi trường, xây dựng hệ thốngthông tin và báo cáo môi trường, đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường

2.3.11 Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

1/ Xây dựng và áp dụng cơ chế cảnh báo sớm và có chế tài xử lý sự xâmnhập các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, làm phương hại đến

sự phát triển đất nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và con người Việt Nam 2/ Thiết lập cơ chế thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp vàdịch vụ văn hoá; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá; hỗ trợ đầu tư,tài trợ, đặt hàng phù hợp để phát triển văn hoá, bảo vệ sự đa dạng văn hoá củaViệt Nam

3/ Đẩy mạnh thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môitrường thuận lợi nhất cho sự sáng tạo các giá trị tinh thần của xã hội

4/ Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống thông tin đại chúng; chú trọngmạng lưới phát thanh truyền hình, xuất bản, phát hành sản phẩm văn hoá;tăng cường chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí; nâng cao hiệu quả

và cải thiện chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin; sửa đổi, hoàn thiện LuậtBáo chí

2.3.12 Bảo đảm an ninh quốc phòng.

1/ Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninhnhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổtrong mọi tình huống

Trang 18

1 8

2/ Xây dựng các phương án đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hoàbình, chuyển hoá chế độ của các lực lượng thù địch; bảo đảm vững chắc anninh chính trị, an ninh thông tin, ổn định trật tự và an toàn xã hội trước nhữngbiến đổi nhanh, phức tạp của xu thế toàn cầu hoá, vừa đáp ứng các yêu cầu vànhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế

3/ Xây dựng cơ chế xử lý hiệu quả các vấn đề xuyên biên giới và an ninhphi truyền thống có nguy cơ gia tăng

2.4 Ban chỉ đạo chương trình

Chương trình hành động của Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số16/2007/ NQ-CP nằm trong khuôn khổ của Kế hoạch Hành động hậu Gianhập WTO của Chính phủ do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế(UBQG-HTKTQT) đóng vai trò đầu mối quản lý và điều phối

2.5 Phối hợp công tác giữa các Bộ, ngành, địa phương

Ngày 8/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế làm việccủa Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Theo đó, UBQG-HTKTQT

là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hoà,phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đếnhoạt động của các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương về hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ tịch UBQG-HTKTQT giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợpvới các Bộ, ngành và các địa phương, triển khai thực hiện các hoạt động hộinhập kinh tế quốc tế với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức đa phương;kiểm tra đôn đốc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam trong các

tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế

Sự phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiệnChương trình hành động của Chính phủ hậu gia nhập WTO nói riêng vàHNKTQT nói chung được thực hiện thông qua các phiên họp Ủy Ban và chế

độ phối hợp công tác, báo cáo và cung cấp thông tin

2.5.1 Các phiên họp của Ủy ban

1/ Các phiên họp của Ủy ban được tổ chức thường kỳ 3 tháng một lầnhoặc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chủ tịch Ủy ban chủ trì các phiên

Trang 19

họp Ủy ban Khi Chủ tịch Ủy ban vắng mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban thay Chủtịch Ủy ban chủ trì phiên họp.

2/ Các phiên họp của Ủy ban với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương để phối hợp hoạt động về HNKTQT và triểnkhai thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủyban chủ trì

3/ Các phiên họp của Ủy ban với các Ban HNKTQT của các Bộ, ngành

và địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra sau phiên họp Ủyban để giải quyết các công việc thường xuyên của Ủy ban, xây dựng phương

án đàm phán, phối hợp hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế do Tổng Thư ký

Ủy ban chủ trì

2.5.2 Chế độ phối hợp công tác, báo cáo và cung cấp thông tin

1/ Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Chánh Văn phòng Ủy ban có tráchnhiệm: thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban về kết quả và tình hình triểnkhai thực hiện các nhiệm vụ và công việc được giao; thông báo ý kiến chỉ đạocủa Chủ tịch Ủy ban tới các thành viên Ủy ban và các Bộ, ngành và địaphương liên quan

2/ Các thành viên Ủy ban có trách nhiệm: chủ động phối hợp, đề xuất,báo cáo Chủ tịch Ủy ban về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ vàcông việc được giao; chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan đến HNKTQTcủa Bộ, ngành mình kịp thời báo cáo Ủy ban trước cuộc họp Ủy ban và khiđược yêu cầu về các vấn đề phát sinh trong hoạt động HNKTQT và nội dung,chương trình, các nghiên cứu, đề án tham gia và kết quả của các hoạt độngHNKTQT trong các lĩnh vực mà mình phụ trách

3/ Các Ban HNKTQT của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo về các hoạt động và công tácHNKTQT thuộc chức năng quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình cho

Ủy ban, đồng thời sao gửi Bộ Nội vụ định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc khi lãnhđạo Ủy ban yêu cầu để Ủy ban xem xét, tổ chức và phối hợp các vấn đề liênquan đến HNKTQT

Trang 20

2 0

4/ Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm: thường xuyên báo cáo Tổng Thư

ký Ủy ban về các hoạt động công tác đang triển khai; tổng hợp các báo cáotrình Tổng Thư ký để báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban; thông báo ýkiến kết luận, phương án chỉ đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban chocác Bộ, cơ quan thành viên Ủy ban và các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương triển khai thực hiện

5/ Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm: bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ủyban; cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình, kế hoạch hoạt động của

Ủy ban và các thông tin khác liên quan đến hoạt động HNKTQT cho lãnh đạo

Ủy ban, các Bộ, ngành thành viên Ủy ban và các Ban HNKTQT của các Bộ,ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Văn phòng Ủy ban cótrách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức và phối hợp vớicác thành viên Ủy ban và các Ban HNKTQT của các Bộ, ngành và các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai công việc

Trang 21

Chương II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TẠI CÁC

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

I XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG.

1.1 Về tiến độ xây dựng các Chương trình hành động

Sau khi chính phủ ban hành CTHĐ chung để hướng dẫn, yêu cầu các Bộ,ngành địa phương triển khai thực hiện, các Bộ ngành địa phương đã căn cứvào điều kiện của địa phương mình để xây dựng CTHĐ riêng Tuy nhiên nhìnchung tiến độ xây dựng các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương còn kháchậm

Tính đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2008, đã có 18 trong tổng số 21 Bộ,ngành ( chiếm 85.7% tổng số Bộ, ngành ) chính thức ban hành CTHĐ riêngcủa mình Đáng lưu ý là hầu hết các CTHĐ này đều được ban hành sau hơnmột năm kể từ thời điểm CTHĐ chung của Chính phủ được triển khai thựchiện Bên cạnh đó, những Bộ, ngành chưa xây dựng và ban hành CTHĐ củamình cũng là những cơ quan chịu trách nhiệm quản lý một số lĩnh vực quantrọng như Giáo dục và đào tạo , Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc

Tiến độ triển khai xây dựng CTHĐ tại các địa phương nhìn chung cũng

ở mức độ tương tự Đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2008, đã có 53 trong số 64tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( chiếm 82.8% số tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương) chính thức ban hành CTHĐ của mình

Như vậy, sau hơn 15 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành CTHĐ thựchiện Nghị Quyết số 166/2007/ NQ-CP theo Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X về “Một số chủ trương chính sáchlớn để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam làthành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới”, có thể thấy việc triển khai xâydựng CTHĐ riêng tại các Bộ, ngành và địa phương còn khá chậm chạp Điềunày trực tiếp gây ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả triển khai CTHĐ chungcủa Chính phủ trên thực tế

Trang 22

2 2

1.2 Về nội dung các chương trình hành động.

Các CTHĐ của các Bộ, ngành và địa phương được xây dựng là nhằm cụthể hóa CTHĐ chung của Chính phủ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh củađịa phương mình Yêu cầu đề ra với các CTHĐ của các Bộ, ngành và địaphương là phải đưa ra được những mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động cụ thểcủa Bộ, ngành và địa phương mình nhằm triển khai thực hiện CTHĐ chungcủa Chính phủ

Xét một cách tổng thể, nội dung các CTHĐ của các Bộ, ngành và địaphương đã phản ánh được những yêu cầu đề ra trong CTHĐ của Chính phủ.Một số Bộ, ngành và địa phương đã xây dựng CTHĐ của mình tương đối tốtnhư Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tư pháp, thành phố Hồ Chí Minh…

Tuy nhiên, phần lớn các CTHĐ của các Bộ, ngành địa phương được xâydựng theo phong trào, rập khuôn máy móc theo CTHĐ của Chính phủ, mangtính chất ứng phó và đối phó, không có cơ sở khoa học Điều này thể hiệntrong việc “bê nguyên” các chỉ tiêu tăng trưởng và nhiệm vụ đã được đại hộiĐảng bộ tỉnh, thành phố đề ra; chưa dựa trên việc phân tích thời cơ và tháchthức trước tình thế mới

Một số địa phương xây dựng CTHĐ không dựa trên lợi thế của địaphương mình, sao chép lẫn nhau Điển hình là CTHĐ của tỉnh Quảng Namđược xây dựng với những chỉ tiêu giống với CTHĐ của thành phố Hồ ChíMinh, trong khi Quảng Nam có lợi thế về phát triển nông nghiệp, còn thànhphố Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ

1.3 Về cách thức xây dựng các chương trình hành động.

1.3.1 Đơn vị chủ trì xây dựng Chương trình hành động.

Việc xây dựng các CTHĐ ở các Bộ, ngành và địa phương được giao chocác đơn vị chủ trì theo hai cách tiếp cận chủ yếu sau:

1/ Ở các Bộ, ngành trung ương : Nhiệm vụ này được giao cho các Vụ,Cục, đơn vị có chức năng nhiệm vụ chính là theo dõi, quản lý các hoạt độngthuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế của Bộ, ngành mình Vì vậy, hầu hếtcác

Trang 23

Bộ, các ngành đều giao cho Vụ hợp tác kinh tế quốc tế là đơn vị chủ trìthực hiện việc xây đựng CTHĐ thực hiện Nghị quyết 16/2007/ NQ-CP của

Bộ, ngành mình

2/ Ở các địa phương: Nhiệm vụ này được xem xét phân giao trên cơ sởcác Sở, Ban, ngành chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các hoạt động thuộclĩnh vực thương mại ( là đơn vị trực thuộc ngành dọc của Bộ thương mạitrước đây vốn là bộ được giao nhiệm vụ làm đầu mối chính trong đàm phángia nhập WTO cũng như xây dựng Đề án về “ Một số chủ chương , giải pháplớn để kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững khi gia nhập WTO Dovậy, hầu hết các địa phương đều giao cho Sở thương mại/Sở thương mại và

du lịch là đơn vị chủ trì thực hiện việc xây dựng CTHĐ thực hiện Nghị quyết16/2007/NQ-CP của địa phương mình

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những khác biệt ở một số Bộ,ngành, địa phương mà không theo nguyên tắc trên Theo cách này, một số Bộ,ngành đã giao cho một số đơn vị có chức năng là đơn vị tổng hợp chung của

Bộ như: Vụ Kế hoạch Tài chính ( như đối với Bộ Văn hóa- Thể thao và Dulịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội),

Vụ Kế hoạch Đầu tư (như ở Bộ Công thương), Vụ pháp chế như ở Bộ giaothông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư), hay thậm chí giao cho đơn vị có liên quanđến nhiều nhiệm vụ nhất trong CTHĐ của Bộ, ngành mình như Cục Vệ sinh

an toàn thực phẩm (trường hợp Bộ Y tế)

Ở các địa phương, nhiệm vụ này có thể được Ủy ban nhân dân các tỉnhgiao cho Sở Kế hoạch Đầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, hoặc thậmchí giao cho một viện nghiên cứu về kinh tế của địa phương( như đối vớitrường hợp Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh của Thành phố Hồ ChíMinh)

Việc phân giao đơn vị chỉ trì xây dựng CTHĐ của các Bộ, ngành và địaphương như nêu trên mặc dù không cho thấy ảnh hưởng gì lớn đến chất lượng

và nội dung các CTHĐ, nhưng phần nào cũng thể hiện nhận thức và cách tiếpcận xử lý vấn đề này ở các Bộ, ngành và địa phương và ở một mức độ nhất

Trang 24

2 4

định nào đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện và theo dõi quátrình thực hiện CTHĐ của các Bộ, ngành và địa phương sau này

1.3.2 Quy trình xây dựng và ban hành Chương trình hành động.

Về cơ bản quy trình xây dựng và ban hành CTHĐ của các Bộ, ngành vàđịa phương được thực hiện theo mô hình khá thống nhất:

1/ Các Bộ, ngành, địa phương sẽ giao cho một đơn vị trực thuộc để thammưu, chủ trì và phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ, ngành, và địa phương

1.3.3 Cấu trúc và những nội dung được đề cập đến trong các CTHĐ

Về cơ bản, CTHĐ của các Bộ, ngành và địa phương đều được triển khaixây dựng trên cơ sở khung cấu trúc CTHĐ do Văn phòng Ban chỉ đạo Dự ánHậu WTO giới thiệu trong 3 đợt phổ biến, quán triệt nội dung CTHĐ củaChính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 16/2007/NQ-CP Theo đó, CTHĐcủa các Bộ, ngành và địa phương đều bám theo cấu trúc 4 phần: Mục tiêu,Nhiệm vụ chủ yếu, Tổ chức thực hiện và Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cácđơn vị trong ngành/địa phương triển khai thực hiện

Tuy nhiên, nội dung được đề cập trong các CTHĐ của các Bộ, ngành vàđịa phương có sự khác biệt khá lớn Trong khi nhiều Bộ, ngành và địaphương, những nội dung được trình bày trong CTHĐ khá cụ thể và chi tiết,bám sát những yêu cầu đặt ra trong CTHĐ của Chính phủ thì ở một số Bộ,ngành và địa phương khác những nội dung này được đề cập khá đơn giản,chưa thể hiện hết hoặc chưa bám sát các nội dung đề ra trong CTHĐ củaChính phủ Một số CTHĐ của các Bộ, ngành và địa phương dường như làmột bản Chương trình/Kế hoạch công tác chung của Bộ, ngành, địa phươngmình hơn là một bản CTHĐ để triển khai một Nghị quyết của Chính phủ vềvấn đề hậu gia nhập WTO

Trang 25

Một số CTHĐ được xây dựng đơn giản chỉ là Bảng phân công công việccho các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương mình (như đối với Bộ Tư pháp);hay ngược lại một số CTHĐ khác tập trung trình bày mục tiêu nhiệm vụ cầnthực hiện nhưng lại không đưa ra phân công triển khai thực hiện cho các đơn

vị liên quan thuộc Bộ, ngành và địa phương mình( như đối với tỉnh HòaBình)

Trong nhiều CTHĐ, nội dung về chỉ rõ những nguồn lực cần thiết để cóthể triển khai thực hiện được các nhiệm vụ, công việc đề ta không được đềcập Và chỉ có một số ít các chương trình hành động đề cập tới vấn đề phốihợp với các Bộ, ngành và địa phương khác có liên quan trong việc triển khaithực hiện chương trình hành động của Bộ, ngành và địa phương mình, đặcbiệt là các CTHĐ của các địa phương Cá biệt có CTHĐ chỉ đề cập đến mộtmảng hoạt động của ngành như đối với CTHĐ của Bộ y tế (chỉ đề cập đếnlĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm)

1.3.4 Hình thức ban hành của các Chương trình hành động.

Hình thức ban hành của một CTHĐ mang ý nghĩa về giá trị pháp lý củacác CTHĐ đó

Thực tế, CTHĐ của các Bộ, ngành và địa phương hầu hết được ban hànhdưới hình thức một Bản Quyết định phê duyệt Chương trình hoặc Kế hoạchhành động của Bộ, ngành, địa phương Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một

số CTHĐ đơn giản chỉ được ban hành dưới dạng văn bản hành chính của một

Bộ, ngành, địa phương

1.4 Về cách thức tổ chức triển khai các chương trình hành động.

Cách thức các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai CTHĐ của mình

để thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ nhìn chung không

có nhiều sự khác biệt Theo đó, một vấn đề cụ thể sẽ được giao cho một hoặcmột số đơn vị triển khai thực hiện, một số đơn vị khác sẽ đóng vai trò là cơquan phối hợp để cùng triển khai thực hiện nhiệm vụ

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý về vấn đề này là nội dung về cơ chế theodõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động trong các CTHĐhầu như không được đặt ra hoặc chỉ được đặt ra ở mức độ rất chung Đây

Trang 26

2 6

chắc chắn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả triển khaithực hiện các nội dung trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương

Ngoài ra, ở CTHĐ của các địa phương cũng hầu như không đề cập đến

cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành trong việc bảo đảm thực hiện những nộidung trong CTHĐ của từng địa phương Điều này cũng ảnh hưởng tới việcđạt được một số mục tiêu đặt ra trong CTHĐ chung của Chính phủ, đặc biệt làvấn đề quy hoạch phát triển theo ngành, nghề, lãnh thổ; bảo đảm hiệu quả đầutư; phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái…

1.5 Nhận định chung về việc xây dựng và tổ chức triển khai các Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương.

1.5.1 Những kết quả đạt được.

1/ Tinh thần, nội dung của Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ

đã được các Bộ, ngành, địa phương quán triệt và cơ bản thể hiện được bằngnhững nội dung chính trong CTHĐ của Bộ, ngành, địa phương mình

2/ Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã làm tốt việc cụ thể hóa những nộidung về yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong CTHĐ của Chính phủ đối với Bộ,ngành, đọa phương mình thông qua những hoạt động, công việc cụ thể và rõràng, bám sát đặc điểm và vai trò, vị trí của Bộ, ngành, địa phương mìnhtrong tổng thể các vấn đề chung được Chính phủ đặt ra

3/ Nhiều Bộ, ngành, địa phương trong đó có các Bộ, ngành, địa phươnglớn, đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai CTHĐ của Chính phủ đãthực hiện khẩn trương công tác xây dựng và sớm ban hành CTHĐ của mình,làm cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động thuộc ngành, địa phươngquản lý

1.5.2 Những vấn đề đặt ra.

1/ Vấn đề xây dựng và ban hành các Chương trình hành động.

Tiến độ xây dựng và ban hành CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phươngcòn khá chậm Điều này chắc chắn sẽ là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quátrình triển khai thực hiện các nhiệm vụ giao cho các Bộ, ngành, địa phươngtrong CTHĐ chung của Chính phủ, và cuối cùng là ảnh hưởng tới việc hoànthành các mục tiêu đặt ra trong CTHĐ của Chính phủ

Trang 27

2/ Vấn đề chất lượng nội dung của các Chương trình hành động.

 Trước hết là nội dung các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương cònkhá sơ sài hoặc chưa bám sát những nội dung, yêu cầu đặt ra trong CTHĐcủa Chính phủ Hiện tượng “xa rời” CTHĐ của Chính phủ trong CTHĐ củacác Bộ, ngành, địa phương là khá phổ biến

 Hầu hết các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương đều không đề cập,hoặc nếu có cũng chỉ ở mức chung chung tới vấn đề về những nguồn lực cầnthiết để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ, công việc đề

ra Đây sẽ là yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng tới khả năng đưa vào triển khai vàhoàn thành những nội dung của các CTHĐ trên thực tế

 Thứ tự ưu tiên đối với các vấn đề trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địaphương chưa được thể hiện một cách rõ ràng và thực chất chủ yếu các côngviệc mới chỉ được xác định ưu tiên về mặt thời gian mà chưa thể hiện đượcnhững ưu tiên có tính chiến lược trong việc triển khai một cách đồng bộnhững nội dung của CTHĐ Đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc nâng caohiệu quả triển khai thực hiện các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương trênthực tế

 Các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng, đặc biệt là đối vớinhững vấn đề liên vùng của các địa phương, chưa được xem xét , xử lý tốttrong CTHĐ của mình Trong đó, có thể thấy phổ biến nhất là vấn đề về chiếnlược, quy hoạch phát triển của địa phương; bảo đảm hiệu quả đầu tư; pháttriển cơ sở hạ tầng; bảo vệ môi trường sinh thái, những nội dung cần thiết vềphối hợp liên vùng…chưa được các địa phương thể hiện trong CTHĐ củamình Đây là một trong những vấn đề trọng tâm cần được xử lý khi xem xét,đánh giá và điều chỉnh CTHĐ của các địa phương để đảm bảo đáp ứng đượcnhững yêu cầu đề ra theo mục tiêu chung của Chính phủ

 Sự thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp, của khu vực tư nhân, củacác hiệp hội ngành nghề…trong nội dung CTHĐ của các Bộ, ngành, địaphương là rất phổ biến Hầu hết CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương đềukhông đề cập đến nội dung này Điều này chắc chắn dẫn đến những thiếu hụtquan trọng để có thể triển khai được những nội dung công việc được đặt ra

Trang 28

2 8

trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương vì đây là những thành phần thamgia chủ yếu trong quá trình triển khai trên thực tế những nội dung công việc ởcác CTHĐ này

 Những nội dung về cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá vàđiều chỉnh các hoạt động trong các CTHĐ hầu như không được đặt ra hoặcchỉ được đặt ra ở mức độ rất chung Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chấtlượng và hiệt quả triển khai các nội dung trong CTHĐ của các Bộ, ngành, địaphương

3/ Vấn đề cách thức tổ chức triển khai các Chương trình hành động.

Vấn đề dáng lưu ý là sự thiếu vắng hoặc sự có mặt nhưng khá mờ nhạtcủa những cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh CTHĐ; nhữngnguồn lực cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện các nội dung công việctrong CTHĐ; những sự phối hợp liên ngành, liên vùng và sự tham gia của khuvực tư nhân vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung công việc trongCTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương…tất cả những yếu tố này, một cáchtrực tiếp và gián tiếp, sẽ ảnh hưởng đên chất lượng và hiệu quả triển khai trênthực tế của các CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương

II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG.

2.1 Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO

Đây là nhóm nội dung công việc được triển khai tiến hành ngay trongnhững ngày đẩu Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện thường xuyên, liên tục

là những đơn vị triển khai mạnh mẽ và tích cực nhất Ước tính có tới hànhtrăm ấn phẩm và chương trình phát thanh, truyển hình đề cập tới những vấn

Trang 29

đề này đã được xuất bản và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam kể từ sau khi ViệtNam gia nhập WTO vào đầu năm 2007 Công tác tuyên truyền và phổ biếnviệc triển khai thực hiện các cam kết của WTO đã được UBQG - HTKTQT,các Bộ, ngành, các ban của Đảng biên soạn thành tài liệu và phổ biến đến tậnchính quyền cơ sở, các hiệp hội và doanh nghiệp biết để tận dụng cơ hội vàvươn lên vượt qua thách thức khi Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhậpWTO của mình.

2/ Ở các địa phương, bên cạnh những hình thức tuyên truyền, phổ biến thông qua việc sử dụng các ấn phẩm nêu trên, thì nhu cầu về việc tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến trực tiếp là một xu hướng nổi lên khá rõ Mặc dù,

trong thực tế nguồn cán bộ có hiểu biết và kỹ năng để cung cấp nguồn giảngviên phục vụ cho công tác này đang trong tình trạng thiếu hụt Hiện tại, nguồngiảng viên này mới chỉ tập trung ở một số ít cán bộ thuộc các Bộ ngành trướcđây đã qua quá trình tham gia trực tiếp vào công tác đàm phán gia nhập WTOcủa Việt Nam

2.1.2 Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

1/ Đối với nội dung công việc: “Đưa nội dung WTO vào chương trình giảng dạy tại các trường Đảng, trường hành chính, trường đại học và cao đẳng” Do công việc này cần có thời gian để xây dựng chương trình giảng

dạy nên vẫn đang trong quá trình triển khai, chưa đưa vào áp dụng, đặc biệt là

ở các trường đại học, cao đẳng

2/ Đối với nội dung công việc: “ Tổ chức tập huấn cho các cơ quan quản lý hoạt động đẩu tư, cơ quan cấp giấy phép để thực hiện theo đúng cam kết” Nhìn chung đã được các Bộ liên quan triển khai thực hiện và không phát

sinh vấn đề gì lớn

Tóm lại, công tác tuyên truyền và phổ biến về WTO của Việt Nam trongthời gian qua được thực hiện khá nghiêm túc và tích cực tại các Bộ, ngành vàđịa phương Mặc dù, hiệu quả của công tác này vẫn còn là vấn đề đáng lưu ýnhưng rõ ràng những kết quả bước đầu đã cho tháy chuyển biến tích cực trong

Trang 30

3 0

cả 3 khu vực: các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và toànthể người dân

2.2 Công tác xây dựng pháp luật, thể chế.

Đây là nhóm nội dung công việc đã được nước ta triển khai thực hiệnmột cách thường xuyên từ những năm trước trong tiến trình đổi mới nền kinh

tế đất nước nói chung và để đáp ứng yêu cầu của qúa trình hội nhập nói riêng

2.2.1 Kết quả chung.

1/ Công tác xây dựng pháp luật, thể chế của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rất tích cực trên cả khía cạnh quy trình xây dựng, số lương các văn bản được ban hành và chất lượng của từng văn bản 2/ Tính riêng trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập WTO, công tác xây dựng pháp luật và thể chế của Chính phủ nói chung

và của các Bộ, ngành, địa phương nói riêng đã đạt được những kết quả cơ bản sau:

 Chính phủ đã xem xét thông qua 18 dự án luật, pháp lệnh để trìnhQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Trong đó có những dự ánluật quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật phí và lệ phí, Bộ Luật thi hành án,Luật Dân số, Luật Công vụ…

 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 489 văn bản quy phạmpháp luật, trong đó có 63 Nghị quyết, 197 nghị đinh, 197 quyết định và 32 chỉthị Ngoài ra còn ban hành 1.957 công văn, công điện của Thủ tướng Trongnăm 2007, các Bộm ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương trong cả nước cũng đã xem xét, ban hành 2.786 văn bản quyphạm pháp luật các loại

 Về đổi mới quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chínhphủ đã thông qua, trình và đã được Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm2002; đã ban hành Quy chế làm việc mới của Chính phủ (Nghị định179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007); Thủ tướng Chính phủ đã racác quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo,Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ( các Quyết

Trang 31

định số 03/2007/QĐ-TTg và số 05/2007/QĐ-TTg cùng ngày 10 tháng 01 năm2007) Tinh thần và nội dung dự án Luật và các văn bản quy phạm pháp luậtnày tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bảnquy phạm pháp luật.

3/ Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của Chính phủ, các ngành còn để kéo dài những hạn chế, bất cập, yếu kém, chậm được khắc phục: lúng túng tron chỉ đạo, phối hợp soạn thảo; chất lượng thể chế còn thấp;

văn bản được ban hành không đảm bảo yêu cầu đồng bộ, thống nhất, nhiềunội dung bất hợp lý, không rõ ràng, gây cản trở, vướng mắc cho công tác quản

lý, diều hành, khó triển khai thực hiện, không khả thi, nhất là trong các lĩnhvực quản lý cư trú, đất đai quy hoạch và kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản,đổi mới và phát triển doanh nghiệp… thực trạng này đòi hỏi Chính phủ, các

Bộ, ngành phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong đổi mới, hoàn thiện, nâng caochất lượng xây dựng thể chế

2.2.2 Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương

1/ Đối với nội dung công việc: “Bộ tư pháp chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành trong tháng 6 năm 2007 việc Rà soát các nội dung cam kết sẽ được thực hiện ngay và áp dụng trực tiếp để Chính phủ báo cáo

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành Nghị định hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thực hiện; Rà soát các nội dung cam kết thực hiện theo lộ trình đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành, đề xuất chương trình sửa đổi bổ sung luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, UBTVQH phê chuẩn”.

Thực hiện công việc này, Bộ Tư pháp đã chủ trì thành lập một Tổ rà soátliên ngành gồm thành viên từ các Bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam và đã tiến hành rá soát Hiện nay, Tổ rà soát liênngành đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục hoànthiện kết quả rà soát để báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Trang 32

3 2

2/ Đối với nội dung công việc: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm

2007 việc Xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm thay cho các biện pháp trợ cấp xuất khẩu”

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ KH&ĐT đã cụ thể hóa trong CTHĐ củamình bằng việc đặt ra nhiệm vụ: “ Rà soát chính sách, pháp luật về ưu đãi, hỗtrợ đầu tư để đề xuất giải pháp áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tưmới để thay thế các trợ cấp phải bỏ theo cam kết gia nhập WTO của ViệtNam”

3/ Đối với nội dung công việc: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các

Bộ, ngành thực hiện trong năm 2007: Xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về rà xét tổng thể các yếu tố đang cản trở sự hình thành đồng bộ các yếu tố của cơ chế thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước còn độc quyền hoặc chi phối thị trường; các lĩnh vực, các đối tượng đang có sự hỗ trợ mang tính phân biệt đối xử”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ KH&ĐT đã cụ thể hóa bằng một loạt cácnhiệm vụ trong dự thảo CTHĐ của mình gồm: “Rà soát chính sách, pháp luậthiện hành để đánh giá mức độ tương thích với cam kết gia nhập WTO liênquan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh”, “Xây dựng Đề án điều chỉnh hoạtđộng của doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện cam kết về việc bảo đảm đểcác doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo tiêu chí thị trường và Nhà nướckhông can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào các quyết định kinh doanh củadoanh nghiệp nhà nước”, “ Rà soát các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước còngiữ độc quyền hoặc chiếm tỷ trọng lớn, các lĩnh vực và các đối tượng đangđược hưởng sự hỗ trợ mang tính phân biệt đối xử để xây dựng lộ trình loại bỏ,góp phần giảm thiểu tính phi thị trường của nền kinh tế sau khi Việt Nam gianhập WTO

Trang 33

2.3 Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường.

 Công tác phát triển hệ thống giao dịch thị trường lao động, đổi mới vàhiện đại hóa hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước;khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tưvấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm tư nhân đi đôi với tăng cường quản lý,kiểm soát của Nhà nước… được đẩy mạnh và đạt được kết quả tích cực

Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được hơn 150 trung tâm giớithiệu việc làm và hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giới thiệuviệc làm, cung ứng lao động cho hàng triệu lượt lao động Riêng trong năm

2007, đã có gần 30 trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức sàn giao dịch việclàm định kỳ, thường xuyên thay cho hội chợ việc làm, qua đó thông tin về nhucầu lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, dạy nghề đến với ngườilao động thuận tiện hơn, người lao động được cung cấp thông tin tốt hơn,được tư vấn, phỏng vấn, giới thiệu việc làm nhiều hơn, nâng cao hiệu quả kếtnối cung - cầu lao động lên một bước

 Hệ thống thông tin thị trường lao động cũng đang từng bước đượchình thành và củng cố thông qua việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập thôngtin từ hệ thống báo cáo định kỳ, điều tra dân cư, điều tra thực trạng việc làm

và thất nghiệp và các cuộc điều tra chuyên đề khác do các cơ quan quản lýnhà nước tổ chức với quy mô, phạm vi khác nhau phục vụ thiết thực cho côngtác quản lý nhà nước về lao động trong việc điều tiết thông tin về cung - cầulao động và hoạch định chính sách quản lý

Trang 34

3 4

 Đối với công tác phát triển thị trường xuất khẩu và nhập khẩu laođộng Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu laođộng, hướng tới xuất khẩu lao động có trình độ cao; đồng thời, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thu hút và sử dụng lao động nướcngoài có trình độ chuyên môn cao…đã được triển khai thực hiện đạt kết quảđáng khích lệ, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu lao động

Để triển khai thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài, đã có 18 văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện đượcban hành, trong đó có 2 Nghị định của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủtướng Chính phủ, 5 thông tư liên tịch, 1 thông tư và 9 Quyết định của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội Những văn bản quy định hướng dẫn này đãtạo môi trường thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽtrong những năm qua Riêng năm 2007, Việt Nam đã đưa được 85000 laođộng đi làm việc ở nước ngoài, và ước tính gửi về nước trên 1.5 tỷ USD

2/ Kết quả triển khai một số công việc cụ thể được đề cập trong Chương

trình hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

Đối với nội dung công việc: “ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộichủ trì cùng Bộ nội vụ và các Bộ, ngành thực hiện trong năm 2007 – 2008:Xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc các văn bản pháp luật cao hơn đểthực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, chính sách tiền lương tốithiểu, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối theo yêucầu không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp không phân biệt thànhphần kinh tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ LĐ-TB&XH đã dưa vào CTHĐ củamình và triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ sau: “ Xây dựng Dự thảo Luật TiềnLương tối thiểu”, “Xây dựng Nghị định về mức lương tối thiểu vùng đối vớicác doanh nghiệp trong nước”, “Xây dựng Nghị định về điều chỉnh mứclương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”,

“Xây dựng Nghị định về quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp”,

“Xây dựng Đề án về phát triển thị trường lao động đến năm 2020”

Ngày đăng: 30/01/2024, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo “Tổng hợp Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ và Danh mục các hoạt động, công việc trọng tâm cần triển khai thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai Chương trình hành động của Chính phủ” của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số16/2007/NQ-CP của Chính phủ và Danh mục các hoạt động, công việc trọngtâm cần triển khai thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế trongquá trình triển khai Chương trình hành động của Chính phủ
5. Báo cáo “Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” của nhóm tư vấn cấp cao Dự án hậu WTO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hànhđộng của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới - WTO
2. Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương đã được xây dựng và ban hành để thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ Khác
3. Các báo cáo kiểm điểm một năm thực hiện chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ Khác
4. Các văn bản quy định, chương trình kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành và đưa vào thực hiện trong khoảng thời gian chủ yếu kể từ sau khi Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ được ban hành Khác
6. Cổng thông tin của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế - Bộ Công thương (www.nciec.gov.vn) Thứ sáu, 13/2/2009, Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBQG-HTKTQT Phạm Gia Khiêm Khác
7. Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thứ sáu, 22/07/2005, Những khó khăn khi gia nhập WTO, Đặng Hồng Quang Khác
8. Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường, Bộ Công thương, 25/07/2007, Đánh giá tác động: Việt Nam từ khi gia nhập WTO, GS. TSKH Nguyễn Mại, Tư vấn cấp cao Dự án hậu WTO Khác
9. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Kiến thức cơ bản về Hội nhập Kinh tế Quốc tế, Trường Cán bộ Thương mại Trung ương, Hà nội 2004 Khác
10. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Các cam kết gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam, Trường Cán bộ Thương mại Trung ương, Hà nội 2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w