1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết mác lý luận chung về triết học triết lý và triết lý kinh doanh

15 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết Mác Lý Luận Chung Về Triết Học Triết Lý Và Triết Lý Kinh Doanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 41,62 KB

Nội dung

Bộphận quan trọng nhất của nguồn tài sản vơ hình đó là triết lý kinh doanh, văn hốdoanh nghiệp – điều tạo nên phong thái và sự khác biệt của mỗi công ty.Nhiều nghiêncứu thực tế đã chỉ ra

Trang 1

MỤC LỤC

1 Phần mở đầu……… 2

2 Lý luận chung về triết học, triết lý và triết lý kinh doanh……… 2

a Lý luận chung về triết học……… 2

b Lý luận chung về triết lý và triết lý kinh doanh……… 3

3 Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp…………. 5

a Cơ sở hình thành triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp……… 5

b Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp……… 6

4 Liên hệ thực tế - Phân tích triết lý kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam……… 8

a Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam……… 8

b Triết lý kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam……… 9

c Kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong quá trình vận dụng triết lý kinh doanh……… 12

5 Kết luận……… 14

Tài liệu tham khảo……… 15

1 Phần mở đầu

Trang 2

Triết lý kinh doanh là một khái niệm quen thuộc và thường được nhắc đến như một phần không thể thiếu trong quản trị chiến lượccủa các công ty, tập đoàn kinh tế có quá trình phát triển lâu đời Để kinh doanh thành công, không chỉ có các yếu tố thuộc

về kinh tế mà còn một bộ phận quan trọng nữa đó là các yếu tố văn hoá, tư tưởng, các giá trị cốt lõi có vai trò như kim chỉ nam định hướng hoạt động cho mỗi doanh nghiệp Trong cuốn sách” Bí mật của các doanh nghiệp chưa hề thất bại”, nhà nghiên cứu chiến lược kinh doanh Nhật Bản Uwayaki cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của “nguồn tài sản vô hình trong kinh doanh”bên cạnhnhân lực, vật lực hay nguồn lực tài chính Bộ phận quan trọng nhất của nguồn tài sản vô hình đó là triết lý kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp – điều tạo nên phong thái và sự khác biệt của mỗi công ty.Nhiều nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng: đằng sau thành công của doanh nghiệp thường gắn liền với những triết lý kinh doanh phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội, bên cạnh đó là sự nhận thức rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, bám sát triết lý kinh doanh của mỗi thành viên trong doanh nghiệp

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, triết lý kinh doanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng và được áp dụng trong định hướng kinh doanh lâu dài theo các mức độ khác nhau Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, việc xây dựng một hệ thống triết lý kinh doanh hợp lý, phù hợp, mang dấu ấn riêng chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được tối đa khả năng nội tại, tận dụng được cơ hội bên ngoài, góp phần không nhỏ làm nên sự thành công của doanh nghiệp

2 Lý luận chung về triết học, triết lý và triết lý kinh doanh

a Lý luận chung về triết học

Theo “Giáo trình triết học” do Nhà xuất bản đại học sư phạm phát hành năm 2014: “Triết học là đỉnh cao của trí tụê, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, nắm bắt được chân lý, hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng”

"Triết" theo nguyên chữ Hán có nghĩa là “trí”chỉ sự hiểu biết sâu rộng về vũ trụ

và nhân sinh Theo văn hoá Ấn Độ Triết học ở ấn độ được đọc là "Darhana" có nghĩa

là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm

để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.Thuật ngữ “triết học” theo tiếng Hy Lạp cổ là

“philosophia”gồm hai từ ghép “yêu thích” và “sự thông thái” vừa hàm ý cho rằng triết học là hình thức cao nhất của tri thức, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý

Trang 3

của con người Theo quan điểm mácxít, triết học là hình thái ý thức xã hội đặc thù, là học thuyết chung nhất về tồn tại và nhận thức, là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy

Như vậy, nói một cách khái quát “ Triết học là hệ thống tri thức, lý luận chung nhất của con người về thế giới, về tất thảy mọi tồn tại diễn ra trong thời gian và không gian, về chính con người và vai trò của con người trong thế giới đó”

Hai nội dung cốt lõi nhất của lý luận triết học gồm có: (i) Bản thể luận triết học

là phần lý luận về bản chất, nguồn gốc, tính thống nhất và cấu trúc chung của mọi tồn tại; (ii) Phép biện chứng là lý luận về các mối quan hệ chung nhất của các tổn tại và các quy luật chung nhất của mọi sự phát triển

Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn Chức năng cơ bản của triết học là đưa ra thế giới quan, một hệ thống các quan điểm của con người về thế giới đồng thời luận giải về cách thức tiếp cận cũng như giải quyết các vấn đề đặt ra.Nguồn gốc ra đời của triết học xuất phát từ hai yếu tố: (i) Nguồn gốc nhận thức là khi con người đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định và có điều kiện nghiên cứu, hệ thống hoá các quan điểm, quan niệm hình thành học thuyết, lý luận; (ii) Nguồn gốc xã hội là khi chế độ tự hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện, triết học bản thân nó xuất hiện

để phục vụ lợi ích cho một số giai cấp và lực lượng xã hội.Vì vậy, từ những luận giải trên, có thể thấy triết học bản thân nó đã thể hiện tính chân lý trong nhận thức và khả năng ứng dụng chân lý vào thực tiễn để giải quyết vấn đề

b Lý luận chung về triết lý và triết lý kinh doanh

Định nghĩa về triết lý, triết lý là những tư tưởng có tính chất triết học được các

cá nhân và cộng đồng xã hội thừa nhận là chân lý đồng thời sử dụng nó làm cơ sở định hướng cho các sinh hoạt trong cuộc sống và các hoạt động của cá nhân trong cộng đồng Triết lý bao hàm hai mặt của tư tưởng là “quan niệm” và “quan điểm” Quan niệm chính là phần thể hiện của thế giới quan còn quan điểm là cách thức đánh giá, tiếp cận để giải quyết vấn đề

Làm rõ sự khác biệt và mối quan hệ giữa triết học với triết lý: không giống như triết học, triết lý không phải là môn khoa học… nhưng triết lý có quan hệ mật thiết với triết học Cơ sở hình thành của triết lý từ sự trải nghiệm cuộc sống của các cá nhân cộng đồng người, kết hợp với hệ thống những nguyên lý, luận điểm của triết học Từ các mệnh đề, phát biểu rút ra từ lý luận triết học, người ta có thể xây dựng những triết

Trang 4

lý về cách ứng xử, phương châm sống và hành động có độ chính xác và chân lý cao, được các cá nhân và cộng đồng nào đó tin theo

Theo định nghĩa một cách khoa học, triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học mà chủ thể kinh doanh hình thành để hướng dẫn tư duy và hành động trong hoạt động kinh doanh.Nói một cách khác, yếu tố cấu thành của triết lý kinh doanh bao gồm lý tưởng, phương châm hoạt động, hệ giá trị và các mục tiêu của doanh nghiệp Triết lý kinh doanh còn phản ánh những thực tiễn kinh doanh mà chủ doanh nghiệp đúc rút qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá để chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh Vì vậy, triết lý kinh doanh phản ánh tầm nhìn của bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp trong con đường phát triển doanh nghiệp của mình Triết lý kinh doanh là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp, nằm trong tầng sâu nhất, cốt lõi nhất của văn hóa doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh thì trước hết phải

có triết lý kinh doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc Triết lý kinh doanh không phải chỉ là những ý tưởng, lý tưởng nằm trong suy nghĩ, trên giấy tờ mà phải thẩm thấu vào các lớp khác của văn hóa doanh nghiệp, được hiện thực hóa qua hoạt động của doanh nghiệp đó, chứa đựng trong sản phẩm và kết quả của chính doanh nghiệp đó tạo ra

Về nội dung và hình thức của triết lý kinh doanh:

- Nội dung: thông thường triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm ba phần chính là (i) sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp, (ii) phương thức hành động và (ii) Các nguyên tắc tạo ra phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp

+ Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp: là một bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp, phản ánh quan niệm của doanh nghiệp để trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp làm gì? Doanh nghiệp sẽ trở thành một tổ chức như thế nào?

+ Phương thức hành động; Đây là phần nội dung xác định doanh nghiệp sẽ thực hiện sứ mệnh và đạt tới các mục tiêu của mình như thế nào, bằng những nguồn lực và phương tiện gì Phần này bao hàm hai nội dung là hệ thống giá trị và biện pháp quản lý của doanh nghiệp

 Hệ thống giá trị: đây là cơ sở để xác lập nên các tiêu chuẩn trong hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện các cam kết đối với khách hang, xã hội cũng như hướng dẫn hành vi ứng xử mong đợi

Trang 5

 Biện pháp quản lý: tổ chức quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm

và có vai trò then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp Phong cách và biện pháp quản lý của mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù, khác biệt riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố ảnh hưởng như: thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc, tư tưởng triết học cốt yếu mà người lãnh đạo dựa vào để xây dựng triết lý kinh doanh

+ Các nguyên tắc tạo ra phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp: nội dung đưa ra cách thức để các cá nhân người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung duy trì, phát triển các mối quan hệ với xã hội, quy định cách cư xử chuẩn mực của nhân viên trong môi trường kinh doanh với khách hang, với cơ quản quản lý, với đối thủ cạnh tranh…

- Hình thức của triết lý kinh doanh thường được thể hiện bằng nhiều hình thức

và mức độ khác nhau, chủ yếu dưới dạng ngôn ngữ Triết lý kinh doanh có thể được xây dựng thành sổ tay văn hóa doanh nghiệp để truyền bá đến nhân viên, có thể dưới dạng văn bản nêu rõ từng mục, một khẩu hiệu, một bài hát, một bộ luật đạo lý hay thể hiện qua chiến lược chính của công ty

3 Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp.

a Cơ sở hình thành triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh được xây dựng dựa trên những lý luận mang tính triết học, thường có độ tin cậy cao và được sử dụng để định hướng hành động lâu dài Những lý luận triết học đem đến cho người sáng lập doanh nghiệp câu trả lời về nguồn gốc, bản chất, tính thống nhất cũng như cấu trúc chung nhất của tất thảy mọi tồn tại nói chung và của các sự kiện, hiện tượng, yếu tố kinh tế nói riêng Bên cạnh đó, lý luận triết học cũng chỉ ra mối liên hệ và các quy luật chung của quá trình vận động, từ đó xây dựng phương pháp luận để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhận thức và thực tiễn Dựa vào đó, người sáng lập doanh nghiệp có thể nghiên cứu và lấy đó làm cơ sở hình thành nên triết lý kinh doanh của mình, bao gồm sự nhận thức về sứ mệnh, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp (xác định mình là ai?) và đưa ra cách thức để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững (mình phải làm gì, làm như thế nào?) dựa trên các quy luật phát triển mà triết học đề cập

Trang 6

- Triết lý kinh doanh được hình thành từ sự trải nghiệm trong môi trường kinh doanh của người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp Những người lãnh đạo sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý, từ những thành công và thất bại của mình để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, rút ra những triết lý kinh doanh mang bản sắc của mình cũng như tác động tích cực nhất đến hoạt động cho doanh nghiệp Khi ở vị trí lãnh đạo,

họ tiếp tục truyền bá triết lý ấy tới mọi thành viên trong doanh nghiệp, để mỗi thành viên thấm nhuần và đồng lòng thực hiện theo tư tưởng của người lãnh đạo Lúc đó, triết lý kinh doanh của người đứng đầu trở thành triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

b Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp

- Thứ nhất, triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phong thái, phong cách làm việc của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh khi kết hợp với các yếu tố khác như các chuẩn mực về giao tiếp, nghi lễ, các hành vi ứng xử ….sẽ tạo nên văn hóa của mỗi doanh nghiệp Triết lý kinh doanh là tư tưởng ổn định, phản ánh tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình

độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức thông thường Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lý kinh doanh trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi người đứng đầu Do

đó, triết lý kinh doanh là cơ sở bảo tồn vững chắc văn hóa doanh nghiệp Trải qua các quá trình hoạt động, ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thể tạo nên sự thay đổi, khác biệt và biến dịch của văn hóa doanh nghiệp tuy nhiên triết

lý kinh doanh thì không thay đổi, vậy nên có thể coi triết lý kinh doanh chính là nền tảng cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

- Thứ hai, triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Công tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp Với việc vạch ra sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh, triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt, nhân viên có động lực phấn đấu vươn lên Triết lý kinh doanh là một nguồn lực tinh thần, là động cơ thúc đẩy sự nhiệt tình, phát huy tính sáng tạo các thành viên, giúp tổ chức phát triển liên tục Khi nghiên cứu vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp, các nhà quản trị của các công ty hàng đầu thế giới khẳng định rằng triết lý kinh doanh còn là một nguồn lực vô hình, tạo ra

Trang 7

các niềm tin để thúc đẩy tinh thần các thành viên trong tổ chức tiến hành các công việc một cách nhiệt tình và sáng tạo

Triết lý kinh doanh còn là cơ sở để cơ cấu bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp một các phù hợp và hiệu quả nhất Trên nền tảng là mục đích chung của doanh nghiệp, mỗi bộ phận sẽ tự thiết lập riêng mục tiêu và cơ cấu nhân sự của bộ phận mình, tùy từng chức năng, nhiệm vụ và số lượng cũng như yêu cầu về nhân sự của các bộ phận sẽ khác nhau Từ đó doanh nghiệp cũng sẽ có kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo hợp lý phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mình

- Thứ ba, triết lý kinh doanh là công cụ định hướng, cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp rất phức tạp và luôn biến động không ngừng Triết lý kinh doanh với bản chất mang tính định tính cao, được xây dựng dựa trên các nguyên lý triết học với quy luật vận động, phát triển chung nhất do đó giúp doanh nghiệp có được năng lực chủ động, thích ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Ngoài ra, triết lý kinh doanh tạo ra sự thống nhất về mặt tư tưởng, tạo môi trường, tiếng nói chung trong doanh nghiệp, là một chuỗi dây xuyên suốt tạo nên sự kết nối thống nhất giữa các thành viên, định hướng các thành viên đi theo một hướng cụ thể kể cả về mặt tư tưởng và hành động để đạt được những mục tiêu đã được đề ra Nếu không có một triết lý kinh doanh làm kim chỉ nam thì tương lai của doanh nghiệp sẽ có độ bất định cao, ngay cả việc lập các kế hoạch chiến lược và

dự án kinh doanh cũng rất khó khăn do thiếu một quan điểm tập trung về phát triển giữa các bộ phận của tổ chức doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên

cơ sở triết lý kinh doanh đã được thống nhất và thấm nhuần của các thành viên trong doanh nghiệp sẽ thực tế và đạt được độ khả thi cao hơn Khi mà mỗi hành động, việc làm tư tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp đều nằm trong khung, trong phạm

vi do triết lý doanh nghiệp đề ra thì sự kết hợp giữa yếu tố bên trong của doanh nghiệp với các hoàn cảnh, điều kiện môi trường xã hội, kinh doanh bên ngoài mới có thể trở nên hài hòa Đây là một phần rất quan trọng khi doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như việc phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới

Thực tế cho thấy, đối với tầng lớp quản trị, triết lý kinh doanh là cơ sở để họ đưa ra các quyết định quan trọng, có tính chiến lược mà đôi khi sự phân tích kinh tế đơn thuần chưa giải quyết được vấn đề Ví dụ, khi Công ty điện tử Sony mới ra đời,

Trang 8

Ibuka – người đồng sáng lập ra Sony đã chế tạo thành công chiếc radio thu sóng ngắn Sản phẩm bán rất chạy, nhiều người đề nghị ông mở rộng sản xuất mặt hàng này, nhưng ông kiên quyết từ chối vì triết lý của công ty Sony là “người tìm ra cái mới chưa từng có thông qua tiến bộ kỹ thuật, Sony muốn phục vụ toàn thế giới…” Quyết định của Ibuka chính là tuân thủ triết lý kinh doanh của công ty và thực tế đã cho thấy sự thành công của triết lý này khi Sony trở thành một trong những hãng điện tử lớn, uy tín

và sở hữu công nghệ tốt nhất thế giới

Thứ tư, triết lý kinh doanh là hệ thống giá trị chuẩn để hướng dẫn và đánh giá hành vi của mọi thành viên trong tổ chức.

Do tính đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận triết học, khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị còn xem nội dung này là những chuẩn mực mà các thành viên của tổ chức cần thấm nhuần, là tiêu chuẩn hướng dẫn mọi hành vi Triết lý kinh doanh chứa đựng những chuẩn mực đạo lý và nguyên tắc hành động nên văn bản này còn được xem là cơ sở để biểu dương hành vi tốt, ngăn chặn hành vi xấu của các thành viên trong tổ chức

4 Liên hệ thực tế - Phân tích triết lý kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

a Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) ra đời năm 1988 sau khi tách khỏi Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng

Bộ trưởng

- Tên tiếng Việt: Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam

- Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade

- Giấy phép thành lập: số 142/GP-NHNN do Ngân hang nhà nước cấp ngày 03/07/2009

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100111948 do Sở KHĐT TP hà nội cấp lần đầu ngày 03/07/2009

- Vốn điều lệ : 37.234 tỷ đồng

Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, quá trình hoạt động của Vietinbank trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1988 – 2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, đưa vào hoạt động

Trang 9

- Giai đoạn 2001 – 2008: Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng công thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

- Giai đoạn 2009 – nay: Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, hiện đại hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng đồng thời chuyển đổi mô hình tổ chức, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế

b Triết lý kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Sứ mệnh : Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản

phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế

Tầm nhìn : Trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo

tiêu chuẩn quốc tế

Giá trị cốt lõi

- Hướng đến khách hàng: Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của Vietinbank, Vietinbank cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ đồng nhất, một Vietinbank duy nhất đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phù hợp của khách hàng

- Hướng đến sự hoàn hảo: Vietinbank sử dụng nội lực, nguồn lực để luôn đổi mới, hướng tới sự hoàn hảo

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại: Lãnh đạo, cán bộ và người lao động Vietinbank luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch và hiện đại trong mọi giao dịch, quan hệ với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp

- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp: Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động Vietinbank luôn suy nghĩ, hành động đảm bảo sự công bằng, chính trực, minh bạch và trách nhiệm

- Sự tôn trọng: Tôn trọng, chia sẻ, quan tâm đối với khách hàng, đối tác, lãnh đạo và đồng nghiệp

- Bảo vệ và phát triển thương hiệu: lãnh đạo, cán bộ và người lao động bảo vệ

uy tín, thương hiệu Vietinbank như bảo vệ chính danh dự, nhân phẩm của mình

- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Đổi mới, sáng tạo là động lực, tăng trưởng, phát triển, kinh doanh an toàn, hiệu quả là mục tiêu Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và niềm vinh dự và tự hào của Vietinbank

Trang 10

Triết lý kinh doanh

- An toàn, hiệu quả và bền vững;

- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;

- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của Vietinbank

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

Trong sổ tay văn hóa của mình, Vietinbank cũng đưa ra bộ quy tắc nghề nghiệp

và văn hóa hành vi trong Vietinbank để hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ, người lao động và các cấp quản lý áp dụng trong công việc, trong giao tiếp hàng ngày, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng của Vietinbank

Trong đó một số quy tắc chung như sau: Làm việc vì sự phát triển chung của Vietinbank, không vì lợi ích riêng của bản than hoặc của một nhóm người; Làm việc với khách hàng trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và lợi ích của Vietinbank; Tác phong lịch sự, chuyên nghiệp, trung thực, năng động và sáng tạo; Hòa đồng, tôn trọng, hợp tác và chia sẻ với đồng nghiệp; Luôn

tự hoàn thiện kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp; Tuân thủ luật pháp, chấp hành đúng quy chế, chế độ, thể lệ, quy trình nghiệp vụ và nội quy cơ quan; Không đưa hoặc nhận quà biếu tặng mà giá trị của nó có thể ảnh hưởng đến hành động, quyết định của bản thân hoặc cán bộ, nhân viên khác, ngoài trừ loại quà biếu tặng thân thiện theo nguyên tắc truyền thống xã hội

Vietinbank cam kết: Khuyến khích cán bộ, nhân viên đóng góp ý kiến về công việc và bày tỏ những vấn đề cá nhân; Lãnh đạo luôn tin tưởng và tạo mọi điều kiện, phương tiện và môi trường làm việc để cán bộ nhân viên được cống hiến, phát triển năng lực của cá nhân; Cán bộ quản lý có thông điệp và hành động rõ ràng để cán bộ, nhân viên có thể thấy rằng mọi hành vi gian lận, thiên vị sẽ không được chấp nhận; Tôn trọng bảo mật những thông tin cá nhân trên cơ sở tuân thủ pháp luật và nội quy, quy định của Vietinbank; Đảm bảo công bằng trong việc đánh giá thành tích cá nhân dựa trên kết quả công việc và quan sát thực tế

Ngoài ra, Vietinbank còn đề ra các quy định cụ thể các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ nội bộ, trong quan hệ với khách hàng, tổ chức và cá nhân ngoài

hệ thống, trong bảo mật thông tin và tài sản

Như vậy, dựa vào triết lý kinh doanh mà Vietinbank đưa ra những đánh giá về những điểm nổi bật sau:

Ngày đăng: 30/01/2024, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w