1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã phúc hà thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

52 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Tra Đánh Giá Tình Hình Sản Xuất Lúa Tại Xã Phúc Hà - Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
Trường học Trường Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2010
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 80,24 KB

Nội dung

Đặt vấn đề:Lương thực là vấn đề số một đối với đời sống con người, lương thực lànhu cầu cần thiết của toàn xã hội, lương thực đóng vai trò then chốt, giữ vaitrò mở đường thúc đẩy sự phát

Trang 1

Trong nông nghiệp, lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng đốivới đời sống con người, lúa là cây lương thực xếp thứ hai trên thế giới sau lúa

mì Ở Châu Á lúa được coi là trụ cột của ngành nông nghiệp và là cây trồngchủ lực Ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, các nước nhiệt đới và á nhiệt đới thìlúa là cây lương thực quan trọng của hàng triệu dân ở đây Ở Việt Nam lúagạo là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày Do đó việc giải quyếtvấn đề lương thực đang là mục tiêu quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia

Trong điều kiện hiện nay, hàng ngày lúa gạo cung cấp 60% năng lượngtrong khẩu phần ăn của con người, gạo có thành phần dinh dưỡng chủ yếu làtinh bột chiếm 80%,prôtêin 7 – 10%, lipít 1 – 3%, ngoài ra còn có các loạivitamin, các loại khoáng khác, đặc biệt là vitamin B1.Trong gạo còn cóvitamin B2 và các sản phẩm phụ như rơm, rạ, trấu, cám phục vụ cho chănnuôi và các ngành công nghiệp chế biến như dệt, dược y học… Lúa là lươngthực dễ cất giữ, ít mối mọt, lúa là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhậpquốc dân và có tầm quan trọng lớn đối với các nước mà nền nông nghiệp chủyếu như Việt Nam Lúa là cây lương thực có tầm quan trọng rất lớn trong đờisống hàng ngày và sự phát triển của toàn xã hội, với Việt Nam lúa là mặthàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân

Trong những năm gần đây sản lượng lương thực không ngừng đượctăng lên nhất là các khu vực trồng lúa như Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi riêngViệt Nam trong 20 năm đổi mới kinh tế từ một nước thiếu lương thực vươnlên thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp ViệtNam được đặt ra một cách rõ ràng và cấp bách là sản xuất nông nghiệp phảiphát triển mạnh để sớm trở thành cơ sở vững chắc cho sự phát triển côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 2

Trong vài chục năm trở lại đây do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầuđất để xây dựng nhà ở cũng tăng, do tốc độ phát triển của các ngành côngnghiệp đã làm đất nông nghiệp bị thu hẹp lại Ngoài ra do điều kiện bất lợicủa thiên nhiên như bão, lũ lụt… đã làm giảm đáng kể diện tích đất nôngnghiệp vì vậy để đáp ứng nhu cầu lương thực cho xã hội cần có các biện pháp

kỹ thuật để tăng năng suất lúa

Để góp phần vào việc tăng năng suất sản lượng lúa cho cả nước nóichung và xã Phúc Hà nói riêng, tôi tiến hành tìm hiểu những trở ngại khókhăn cơ bản của sản xuất lúa tại xã để từ đó đánh giá và đề xuất các biện phápnâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác lúa tại địaphương Chính vì vậy em tiến hành chuyên đề: “ Điều tra đánh giá tình hìnhsản xuất lúa tại xã Phúc Hà - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”

1.2 Mục đích

Xác định được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinhtế- xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa, từ đó đưa ra giảipháp thích hợp nhằm đẩy mạnh việc sản xuất cây lúa để nâng cao năng suất,góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phuơng

1.3 Yêu cầu của chuyên đề

- Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu

và các thông tin về cơ cấu mùa vụ, tập đoàn giống lúa về sản xuất cây lúanước tại xã

- Điều tra một số hộ nông dân điển hình để tìm hiểu thực trạng sản suấtlúa và tình hình sâu bệnh hại lúa trong 3 năm (2008 - 2010)

- Kiến nghị với địa phương một số giải pháp thích hợp về sản xuất câylúa nước để khắc phục những khó khăn, nhằm nâng cao năng suất, sản lượnglúa ở địa phương

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Nguồn gốc và phân loại cây lúa

2.1.1 Nguồn gốc phân loại cây lúa trồng

Cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ cây lúa dại, được tiến hoá dầndần từ chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Cây lúa trồng có từ lâu đời vàgắn liền với lịch sử phát triển của loài người nhất là vùng châu Á

Nguồn gốc của cây lúa đã được tranh luận trong thời gian dài, thời gian

và địa điểm xác định cây lúa khó có thể tìm được Qua các công trình nghiêncứu của các tác giả ở nhiều nước như: Đinh Dĩnh (Trung Quốc), Sasato (NhậtBản), Đào Thế Tuấn (Việt Nam), Erughin (Liên Xô cũ) …đã thấy rõ nguồngốc của cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á có thể thuộc nhiều nước khácnhau Từ vùng nóng ẩm Đông Nam Á, cây lúa được lan tràn đi khắp nơi với

sự xuất hiện của nghề trồng lúa lâu đời trong lịch sử lâu đời của loài người,nông dân Châu Á đã tích luỹ được những kinh nghiệm trồng lúa phong phúgắn liền với lịch sử các dân tộc ở những vùng này [4]

2.1.2 Phân loại cây lúa trồng

- Phân loại theo đặc điểm sinh học và quá trình tiến hoá

Lúa thuộc lớp hành hay lớp một lá mầm Liliopsida

Phân lớp hành Lilidae

Bộ lúa Poales hay Gramiles

Họ hoà thảo Poaceae hay Gramineae

Chi oryza có nhiều loài sống một năm hay nhiều năm, có tác giả chiathành 28 loài, có tác giả chia 23, 18, 19 loài…Trên cơ sở nghiên cứu nhân tếbào người ta đã xác đinh 11 cặp nhiếm sắc thể (NST) khác nhau về kích thước

và hình dạng cũng như sự khác nhau về số lượng NST Trên cơ sở đó IRRI,ICRISAT, CIRAT 1997 đã chia lúa thành 23 loài với 4 phức hệ khác nhau vàhai loài khác xa trong chi đó Trong 23 loài chỉ có hai loài lúa trồng còn lại làlúa dại và cỏ dại [16]

Hiện nay, thế giới có hai loài cây lúa trồng, cây lúa Oryza sativa thuầnhoá ở châu Á nên được gọi là lúa trồng châu Á Cây lúa Oryza glaberrima

Trang 4

được thuần hoá ở châu Phi nên được gọi là lúa trồng châu Phi Hai cây lúanày có đặc điểm khác nhau về hình thái, cây lúa trồng châu Á có mặt lá và vỏchấu ráp, có lông tơ Lá còn có lông tơ cứng ở hai rìa bên Thìa lìa của lúatrồng châu Á dài, ngọn thìa lìa chẻ đôi và hai đầu chẻ đều nhọn Lúa trồngchâu Phi có mặt lá và vỏ chấu không có lông tơ, không ráp, lá láng trơn, thìalìa của cây lúa châu Phi rất ngắn, đỉnh tròn hoặc tháp cụt Bông lúa châu Phicũng không có gié phụ, thể hiện tính dã sinh hơn Hiện nay thì tất cả cácgiống lúa trồng đều xuất phát từ Oryza sativa.[4]

- Phân loại theo yêu cầu sinh thái của cây lúa: tất cả các dạng lúa trồngngày nay đều xuât phát từ Oryza sativa, đây là cây trồng trong điều kiệnruộng nước Trong quá trình sống và phát triển chịu sự tác động của chọn lọc

tự nhiên và chọn lọc nhân tạo…đã hình thành nên nhiều loài lúa phù hợp vớihoàn cảnh sinh thái khác nhau như: Lúa nước – lúa cạn, lúa xuân – lúa mùa,lúa sớm – lúa muộn…

+ Lúa nước và lúa cạn:

Cây lúa có nguồn gốc từ vùng đầm lầy, đây là loại hình đầu tiên Do quátrình phát triển do thay đổi về điều kiện đất đai và yêu cầu về lương thực củacon người, cây lúa đã phát triển nên những vùng đất cao hơn Sống trong điềukiện đó cây lúa có một số biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh khô hạn Bộ rễlúa nhiều hơn về số lượng, đường kính rễ to hơn, ăn sâu hơn, phần cương môlớn hơn…, bộ lá lúa cũng có những biến đổi, tầng cutin dày hơn Dần dần quanhiều thế hệ đã hình thành nên nhóm lúa cạn, giữa lúa nước và lúa cạn tuykhác nhau về yêu cầu đối với nước, khả năng chịu đựng khi thiếu nước khácnhau về một số đặc điểm sinh thái, hình thái sinh lý…Do đặc điểm của hainhóm giống này khác nhau nên yêu cầu kĩ thuật cũng khác nhau

Lúa nước gồm các loại hình lúa có tưới, lúa nổi, lúa nước sâu…Trên mặtruộng luôn luôn có một lớp nước che phủ

Lúa cạn là lúa trồng trong mùa mưa trên chân đồi bãi không giữ nước,được hình thành theo hướng thời gian sinh trưởng rút ngắn, gieo sớm và chịuđược hạn

Lúa chịu hạn là một dạng lúa chịu được hạn có thể trồng trên các bãihoặc ruộng không chủ động nước hoặc sống bằng nước trời, nếu ruộng cạn

Trang 5

lúa vẫn sinh trưởng bình thường, nếu giữ được nước có thể thâm canh chonăng suất cao hơn Những giống lúa chịu hạn có thể gieo thẳng trên ruộngkhô hoặc có thể gieo mạ nhổ cấy trên ruộng nước.

+ Lúa mùa, lúa chiêm, lúa xuân:

Lúa mùa: Được trồng trong mùa mưa, nhiệt độ cao, nắng nhiều, là loạihình lúa đầu tiên

Lúa chiêm: Do yêu cầu về lương thực người ta đã đem một số giống lúatrồng vào vụ đông trên những chân ruộng trũng, hoá chiêm có thời gian sinhtrưởng dài, năng suất thấp

Lúa xuân: do tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta đã chọn nhữnggiống lúa chịu rét, thời gian sinh trưởng ngắn để gieo trồng vào vụ xuân

- Phân loại theo phẩm chất hạt: Dựa vào tính chất cấu tạo của tinh bột làchủ yếu Mặt khác còn dựa vào đặc điểm, chất lượng, hình dạng, hàm lượngdinh dưỡng của hạt gạo Do vậy đã hình thành nên lúa nếp và lúa tẻ

+ Lúa nếp – lúa tẻ:

Lúa tẻ là loại hình đầu tiên, sau đó theo yêu cầu của xã hội cần có nhữnggiống lúa thơm, ngon, dẻo để phục vụ lễ hội, tết nên đã tạo lúa nếp Lúa nếpdẻo hơn và thơm hơn, mùi thơm là do este tạo nên

Ngoài ra còn dựa vào một số chỉ tiêu như: Thành phần sinh hoá,hình dạng và mầu sắc hạt, độ bạc bụng, tỉ lệ gạo/thóc…để phân biệtchất lượng gạo

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới:

2.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:

Hiện nay trên trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa phân bố trên tất

cả các châu lục nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là Châu Á [ 3]

Phạm vi trồng lúa trên thế giới phân bố rất rộng, từ xích đạo đến 500 vĩ Bắc

và 350 vĩ Nam, từ vùng thấp đến vùng cao, từ những vùng nóng ẩm của Ấn Độđến các vùng sa mạc có tưới ở Pakistan và độ cao 2500m so với mặt nước biển.Lúa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, từ phù sa màu mỡ đến các loại đấtcát, đất sét, đất bạc màu, đất trũng úng ngập, nghèo dinh dưỡng và PH 3-10.Điều đó chứng tỏ cây lúa có khả năng thích ứng rộng với những điều kiện khácnhau trên thế giới [ 3 ]

Trang 6

Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế nên nhiềunước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất phát triểncây lúa, đặc biệt trong những năm gần đây khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh

mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho năng suấtsản lượng lúa tăng nhanh, điều đó thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Diễn biễn tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới (2004-2009)

(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng ( triệu tấn)

(Nguồn: FAO- STAT- 2011)[5]

Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích năng suất, sản lượng lúa từ năm 2004-2009 luôn có nhiều biến động Năm 2004 tổng diện tích trồng lúa trên Thế giới là 150,55 triệu ha và đến năm 2005 diện tích đã tăng lên 154,95 triệu

ha và qua sáu năm thì diện tích đã tăng lên 158,30 triệu ha Năm 2004 năng suất lúa 40,38 tạ/ha, thì đến năm 2009 năng suất đã đạt 43,29tạ/ha

Sản lượng lúa liên tục tăng với nhịp độ khá nhanh, đặc biệt là 2004 sản lượnglúa là 607,99 triệu tấn đến năm 2009 đã tăng lên 685,24 triệu tấn Như vậy, qua 6năm từ 2004 - 2009 sản lượng đã tăng tới 77,25 triệu tấn Qua số liệu trên ta thấytình hình sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển cả về diện tích, năngsuất và sản lượng

Theo dự đoán của các chuyên gia dân số thế giới thì đến 2011 dân số thếgiới đạt khoảng 7 tỷ người và đến năm 2030 lên 8,47 tỷ người, với tốc độ tăngdân số nhanh như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp báchquan trọng hàng đầu

Trang 7

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa ở một số khu vực trên thế giới năm 2009

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: FAO STAT,2011)[5]

Qua bảng trên cho thấy:

Theo thống kê của (FAO,2011): Diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm

2009 là 158,3 triệu ha, năng suất bình quân 43,29 tạ/ha, sản lượng 685,24triệu tấn Trong đó Châu Á là vùng đông dân cư và cũng là vùng có diện tíchtrồng lúa cao nhất 140,817 triệu ha, sản lượng đạt 618,239 triệu tấn, năng suấtbình quân đạt 43,903 tạ/ha chiếm 90% lượng gạo trên thế giới, kế đến là ChâuPhi 9,38 triệu ha (5,93%), Châu Mỹ có 7,395 triệu ha (4,67%) Châu Âu códiện tích trồng lúa thấp nhất là 0,68 triệu ha (0,43%) nhưng năng suất bìnhquân lại cao hơn các châu lục khác Đầu thập niên 90 sản lượng lương thực đãtăng 78-80%, có nước tăng gấp đôi nhờ việc lai tạo được những giống mớicho năng suất cao và kỹ thuật thâm canh tiên tiến Tuy vậy việc thiếu lươngthực ở một số nước vẫn xảy ra Châu Phi là nước có thời tiết khắc nghiệt rấthay gặp thiên tai, nội chiến xảy ra thường xuyên, sản lượng lương thực bìnhquân đầu người ở Châu lục này thấp

Thế kỷ 21 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, một số nước

có nền nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên, nay đã vươn lên trở thànhnước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới Nhưng bên cạnh đó tình hình sản xuấtlúa trên thế giới chưa hẳn đã đồng đều giữa các châu lục, các quốc gia, rấtnhiều nước do nền khoa học chưa phát triển, điều kiện tự nhiên không thuậnlợi nên năng suất sản lượng lúa chưa cao

Những nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa được thể hiện qua bảng sau:

Trang 8

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu Thế giới

Tên nước Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: FAO STAT năm 2011) [5]

Bảng số liệu 2.3 trên cho thấy Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớnnhất thế giới với 41,85 triệu ha, đứng ngay sau là Trung Quốc với 29,9 triệu hatiếp đến là Indonexia 12,88 triệu ha, Bangladesh là 11,35 triệu ha, Thái Lan10,96 triệu ha và Việt Nam 7,44 triệu ha Trung Quốc là nước có diện tích đứngthứ hai thấp hơn Ấn Độ năng suất đạt 65,9 tạ/ha, nhưng thành tựu lúa của TrungQuốc mới thực sự đứng đầu thế giới Nhật Bản là nước có diện tích trồng lúanhỏ nhất trong 10 nước trên, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹthuật tiên tiến mà năng suất của Nhật đạt tới 65,2 tạ/ha trong khi đó Ấn độ là 31,9tạ/ha

Trang 9

Về sản lượng: Trung Quốc là nước đứng đầu về sản lượng 197,2 triệutấn năm Lúa gạo đã trở thành nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách củamột số quốc gia mà đứng đầu là Thái Lan, hiện nay Thái Lan đang là quốc giaxuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đạt tới 7,5 triệu tấn/năm (năm 2003) đáp ứngđược 30% nhu cầu gạo trên Thế giới Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạolớn nhất Thế giới là nhờ khoa học công nghệ họ đã tạo ra được nhiều giốnglúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm ngon (đảm bảo các tiêu chuẩn vệsinh an toàn thực phẩm), gạo có giá bán cao hơn nhiều lần các loại gạo củacác nước khác.

Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới chỉ sau TháiLan, nhưng giá thành gạo của chúng ta lại thấp so với một số nước Ngày naychúng ta đã lai tạo được nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt, bêncạnh việc phát huy các giống địa phương ngon, nổi tiếng đã và đang góp phầnthúc đẩy đưa ngoại tệ về cho đất nước

2.2.2 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới:

Cây lúa vốn là loài thực vật cổ xưa có tính đa dạng về di truyền và hìnhthái như một số cây trồng khác Cùng với sự phát triển của loài người, nghềtrồng lúa đã và đang ngày càng đạt được nhiều thành tựu lớn, các giống lúatrồng hiện nay đều là giống bản địa, qua một số quá trình thâm canh lâu dài,nên hầu như các giống đều bị thoái hoá nên năng suất thấp Vì vậy vấn đề laitạo phát triển ra giống mới để thay thế các giống cũ là hết sức quan trọng.Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) ở Philippines: Đã lai tạo và chọnlọc thành công nhiều giống lúa tốt, phổ biến trên thế giới như: IR6, IR8, IR20,IR26 và rất nhiều giống lúa khác nhau tạo ra sự nhảy vọt, năng suất lúa caophát triển tốt ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới [6]

Ấn độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, chiếm 21% tổngsản lượng lúa thế giới Năm 1946 Ấn Độ đã thành lập được Viện Nghiên cứuCuttack bang Orissa và có nhiều Trường Đại học, cao đẳng cùng 130 cơ quankhảo nghiệm nghiên cứu về lúa

Trang 10

Trung Quốc vốn là nước có diện tích đứng thứ hai trên thế giới nhưngsản lượng lại đạt cao nhất 197,26 triệu tấn, năng suất bình quân 65,9 tạ/ ha.

Có được kết quả này là do Trung Quốc đã nghiên cứu và lai tạo được nhiềugiống mới có năng suất, chất lượng cao Các giống lúa lai của Trung Quốcđược tạo ra trong thời gian gần đây đều có tính ưu việt hơn hẳn về năng suất,chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh Các giống lúa lai như: Bồi TạpSơn Thanh, Nhị ưu 838, Bắc ưu 64, Bắc Thơm, Bồi Tạp 49… đang đượctrồng khảo nghiệm cũng như sản xuất ở nhiều địa phương và tỏ ra rất thíchứng, ngoài lúa lai các giống lúa thuần như Khang dân 18, Kim cương 90 cũngrất ưu việt Những giống này được đưa vào sản xuất ở Việt Nam và mang lạinhiều kết quả cao Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc đã kết hợp với cácnhà khoa học của Việt Nam, Nhật Bản để tìm ra các giống lúa HEXI 34 vàHEXI 35 có năng suất cao từ 83,5- 88,0 tạ/ha

Philippines là nước có năng suất lúa không ngừng được tăng lên nhờ ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của IRRI Theo thống kê năm 2009, năngsuất lúa của Philippin đạt 35,88 tạ/ha và sản lượng là 16,27 triệu tấn Đây làmột nước có vị trí địa lý chiếm ưu thế vì có thể sử dụng trực tiếp các kết quảcủa IRRI đóng ngay trên đất nước

Ở Mỹ trong những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ không chỉ quan tâmnghiên cứu đến việc chọn lọc, lai tạo và đưa ra sản xuất những giống có năngsuất cao, ổn định, thâm canh phù hợp Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu khoa học

Mỹ còn nghiên cứu làm tăng tỷ lệ Prôtêin trong gạo, đây là hướng đi phù hợpvới nhu cầu của thị trường hiện nay

Ở Nhật Bản và Hàn Quốc: Hai nước này là nơi có diện tích trồng lúa ítnhưng rất chú trọng trong việc nghiên cứu các giống lúa mới có năng suấtcao, đặc biệt là các giống lúa ngắn ngày Đồng thời ở đây lúa được nghiêncứu và canh tác trong điều kiện thích hợp nên năng suất xấp xỉ 10 tấn/ha/vụ.Hiện nay, hai nước này đang đi sâu vào nghiên cứu cơ chế di truyền của nónhằm tác động để tạo ra giống lúa mới cho năng suất cao và phẩm chất tốt.Với sự ra đời của giống lúa Tôngil vào sản xuất đại trà đã tạo ra bước nhảyvọt về năng suất lúa (tăng 70% so với giống lúa cũ)

Trang 11

Tóm lại trong những thập kỷ gần đây, năng suất và sản lượng lúa đãtăng lên đáng kể Đặc biệt lúa gạo hiện đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trịtrên thế giới, nên ở một số nước đã có tốc độ thay đổi giống mới cho lúa khánhanh: Ấn Độ 13,5%, Philippines 20,6%, Thái Lan 6,7%, Hàn Quốc 6,1% Điều đó đòi hỏi người chọn tạo giống không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu năngsuất, sản lượng mà còn phải đi sâu nghiên cứu các yếu tố chất lượng, mẫu mã,kiểu dáng, khả năng chống chịu, điều kiện thâm canh, các biện pháp kỹ thuậtthích hợp với từng giống lúa và từng vùng sinh thái Đây sẽ là động lực để cácnhà khoa học cho ra nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sảnxuất Có thể nói công tác chọn tạo giống lúa là một quá trình cần phải đượctiến hành thường xuyên và liên tục Nhu cầu về lương thực đòi hỏi ngàymột cao hơn nên việc đảm bảo lương thực đáp ứng theo nhu cầu của conngười là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới Công tác chọntạo giống lúa được coi là biện pháp kỹ thuật đầu tư thấp nhưng mang lạihiệu quả kinh tế cao.

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất lúa trên thế giới thì mỗi năm cần đến khoảng 8triệu tấn lúa giống, khu vực cần nhiều nhất là châu Á Để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của sản xuất, các nhà khoa học đang ngày càng cố gắng nỗ lực để tạo ranhiều giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt mang lại lợi nhuận cho ngườinông dân và lợi ích cho người tiêu dùng

2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồnglúa nước, là nước có khí hậu gió mùa rất thích hợp với sự phát triển của câylúa, trải quan hơn bốn nghìn năm lịch sử, sự phát triển của cây lúa luôn gắnliền với sự phát triển của dân tộc Việt Nam có những kinh nghiệm quý báucủa ông cha để lại cùng với sự thông minh, năng động, sáng tạo, cần cù, tíchcực lao động của nông dân, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất lúa, cho đến nay ở nước ta diện tích, năng suất, sản lượng lúa đã đượcnâng lên Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất không đủ cung

Trang 12

cấp trong nước, hàng năm phải nhập khẩu gạo của nước ngoài, đến nay ViệtNam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.

Trang 13

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn (2005-2010)

(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

(Nguồn: FAO STAT năm 2011) [5]

Diện tích trồng lúa của nước ta từ 2005 - 2010 thay đổi không đáng kể,nhưng sản lượng lại tăng một cách nhanh chóng, từ 35,832 triệu tấn năm 2005lên đến 39,684 triệu tấn năm 2010 Tuy nhiên những năm gần đây diện tích canhtác có hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số Việt nam

là nước có tốc độ tăng trưởng về lúa nhanh nhất khu vực châu Á Thái BìnhDương trong thập kỷ 90 tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt Nam là 2,8%trong khi của thế giới là 1,1% và khu vực tăng là 1,0% Cũng theo FAO, năm

2003 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên 700.000 tấn so với năm 2002

Có được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,chính sách phù hợp tác động đến nông nghiệp, tạo đà cho sự phát triển khoahọc công nghệ, trình độ canh tác của nông dân không ngừng nâng lên

Nhìn chung, trong những năm gần đây, năng suất và sản lượng lúa nước

ta đều tăng, thành quả này đã biến Việt Nam thành nước có tốc độ tăngtrưởng nhanh về lúa nhất là khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong thập kỷ

90 Theo FAO đánh giá thì thập kỷ 90 tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của ViệtNam là 5,3%, trong khi đó thế giới là 1,5% của khu vực Châu Á Thái BìnhDương là 1,51%, năng suất lúa của Việt Nam là 2,8%

Sự tăng trưởng về năng suất sản lượng lúa là thành quả của những nỗ lựctổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải pháp đẩy mạnh pháttriển kinh tế và các biện pháp đổi mới của Đảng và Nhà nước, công tác cảithiện giống lúa đóng vai trò quan trọng sau đó sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, hệthống thuỷ lợi tưới tiêu, cải tạo hợp lý, cải tạo đất phèn ở Đồng Bằng Sông

Trang 14

Cửu Long, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Mở rộng diện tích gieotrồng giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹthuật thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa với tốc

độ cao và trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa tăng khá nhanh

Công tác giống luôn được chú trọng, những năm gần đây nhờ chính sách

mở cửa, một số giống lúa quốc tế IRRI và một số nước khác đặc biệt là nhập nộigiống lúa của Trung Quốc đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ởnước ta

Công tác nghiên cứu lai tạo giống mới có khả năng thích nghi và chốngchịu tốt với mọi điệu kiện khí hậu, trên cơ sở đó điều chỉnh thời vụ, tăng vụ,tăng diện tích phù hợp với cơ cấu cây trồng, thâm canh xen canh đã tạo ra một

số cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, trong đó cây lúa là trung tâm Ứngdụng hệ thống kỹ thuật canh tác trong việc bón phân, bảo vệ thực vật, kỹ thuậtgieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao Phát triển công nghệ sau thu hoạch,nâng cao công nghệ chế biến, tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu, đổi mớichính sách sản xuất lưu thông tạo ra động lực giải phóng lực lượng sản xuất.Sau một chặng đường dài không ngừng đổi mới, nền nông nghiệp sảnxuất lúa gạo nước ta đã đạt được thành tựu đáng kể, từ một nước phải nhậpkhẩu gạo đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới đó làniềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam

2.3.2 Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam:

Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống ở Việt Nam đã cho

ra đời rất nhiều giống lúa mới có năng suất cao, ổn định, có khả năng thíchứng rộng như: DT22, P4, P6, P12 Bên cạnh công tác chọn tạo ra nhữnggiống cao sản đó, thì công tác chọn lọc, phục tráng, duy trì các giống đã tạođược gieo trồng nhiều năm cũng được quan tâm nhiều

Để giải quyết tình trạng trên, các viện nghiên cứu, các trường đại học,các trung tâm nghiên cứu tại các tỉnh liên tục nghiên cứu lai tạo và phục tránggiống nhằm phát huy những đặc trưng, đặc tính vốn có của giống

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là một trong những cơ quannghiên cứu đầu não của ngành nông nghiệp nói chung và về cây lúa nói riêng.Viện đã lai tạo, nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa mới như:

Trang 15

C37, CN2, C180, V15, XI 12,VX83, NR11, X20, X21, các giống này đều đượcđánh giá rất cao, đặc biệt với các loại lúa lai do Trung tâm lúa lai tạo có năng suấtcao hơn lúa thường 20-30%.

Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam từ sau khi thành lập đến nay, vớiđội ngũ khoa học trẻ, năng động, sáng tạo đã nghiên cứu nhiều trên lĩnh vựcchọn, tạo giống lúa và đã có nhiều thành tựu được ứng dụng thành công trongthực tế Viện đã chọn tạo được một số giống như DT10, DT13, DT122, HD1,DT21 và tám thơm ĐB

Viện cây lương thực, thực phẩm những năm qua có nhiều thành tựutrong công tác chọn tạo giống, so với năm 1997 Viện đã lai tạo chọn lọc vàđược Nhà nước công nhận là có 44 giống cây trồng các loại, trong đó có 21giống lúa như: 88-388, xuân số 2, NN75-6, P4, P6, CH3, CH7, U20

Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long: Sau giải phóng miền Nam năm

1975, một số cán bộ của Viện đã tới huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ để thành lậptrung tâm nghiên cứu giống lúa Những giống lúa mới do Viện tạo ra khôngnhững chỉ phục vụ cho Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn phục vụ rộng rãi

cả nước và cho năng suất, chất lượng tốt, ổn định Cho đến năm 1993, Việnlúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã lai tạo được 295 tổ hợp lúa địa phương.Qua thời gian nghiên cứu, khảo nghiệm, so sánh chọn tạo, Viện đã cho ra đờinhiều giống lúa mới đưa vào sản xuất thực tế trên đồng ruộng vùng ĐồngBằng Sông Cửu Long đạt kết quả tốt Trong đó có 20 giống được Bộ côngnhận là giống quốc gia, 17 giống được khu vực hoá, 14 giống đưa vào sảnxuất thử Các giống OM 1490, IR50404, VND5-20, CM576, OMCS2000,IR64, AS996 đã cho năng suất cao từ 6 - 7 tấn/ha, chất lượng cao, có mùithơm Bên cạnh đó còn có các giống lúa điển hình như: OMCS-7, OM-269,OMCS-94,

Viện Bảo vệ thực vật đã chọn được những giống có khả năng khángchịu một số loài sâu bệnh hại như: C70,C71, CR203, IR17494, IR50

Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cho đến nay đã tạo chọn một sốgiống lúa mới, mới đây nhất là giống XY23 đã được Trung tâm Khuyến nôngtỉnh Quảng Ninh cho nông dân gieo cấy đại trà Ngoài ra nhà trường còn tạođược những giống lúa như: NN75-3, VN10, VN60

Trang 16

Trường Đại học Nông Lâm Cần Thơ đã nghiên cứu chọn tạo ra nhiều giốnglúa ngắn ngày cho năng suất cao, chống chịu khá Đặc biệt là giống kháng rầynâu như NN3A.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là nơi đào tạo ra đội ngũ cán

bộ, chủ yếu là phục vụ cho các tỉnh miền núi phía Bắc Nhà trường có đội ngũgiảng viên có trình độ cao Ngoài công tác giảng dạy còn nghiên cứu và chọntạo được một số giống lúa có khả năng chống chịu rét và cho năng suất cao,hiện nay đang đề nghị khảo nghiệm và công nhận giống Quốc gia

2.4 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc Có tổng diện tích tựnhiên là 356.282 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 281045,87 ha (Đấtsản xuất nông nghiệp là 94.614,25 ha trong đó đất trồng cây hàng năm là56.699,83 ha và diện tích đất trồng lúa là 41.737,35 ha, đất trồng cây lâu năm37.914,42 ha) Địa hình Thái Nguyên đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộngthấp chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng núi bát úp

Cơ cấu đất đai của tỉnh gồm các loại đất: Đất núi chiếm 48,4% thích hợpcho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn cây ăn quả, 1 phần câylương thực cho nhân dân vùng cao; Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiênphù hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp đặc biệt là chè; Đất ruộngchiếm 12,4% diện tích tự nhiên có nhiều phù sa thích hợp cho cây lúa, lạc,cây màu khác

Với điều kiện đất đai như vậy tương đối thuận lợi cho trồng lúa, cây lúa

đã gắn liền với người dân từ rất lâu đời Mấy năm gần đây được sự quan tâmcủa Đảng uỷ Tỉnh Thái Nguyên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

đã đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt có khảnăng chống sâu bệnh khá cao như các giống lúa lai Bio 404, syn6, Nhị Ưu

883, Bồi Tạp Thanh Sơn , Các giống lúa thuần phổ biến như Khang dân 18,HT1, Bắc Thơm số 7 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên nhữngnăm gần đây.(2008 - 2010)

Bảng 2.5 Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thái Nguyên 3 năm gần đây (2008 - 2010)

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 17

2010 sản lượng là 328.126 tấn giảm 11.204 tấn

Diện tích, năng suất giảm nguyên nhân do thời tiết khí hậu không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại đặc biệt là vụ mùa 2010 dịch rầy nâu gây hại nên ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa của Tỉnh

Trang 18

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa

- Cây lúa

3.2 Địa điểm điều tra đánh giá và thời gian điều tra đánh giá

- Địa điểm: Xã Phúc hà – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian điều tra đánh giá: Từ tháng 2/2011 – 5/2011

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra về điều điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Phúc Hà – Thành phố Thái nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

- Điều tra đánh giá về tình hình sản xuất cây lúa ở xã Phúc Hà

- Điều tra tình hình sản xuất lúa ở một số hộ gia đình tại xã Phúc Hà

Trang 19

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển cây lúa của xã Phúc Hà.

- Đề xuất một số giải pháp sản xuất lúa tại xã Phúc Hà

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất lúa

- Dùng phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn) để điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình, phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu tình hình sản xuất lúa tại

xã Phúc Hà kết hợp phát phiếu điều tra

- Tổng hợp phân tích số liệu và viết báo cáo

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phúc Hà – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý

Xã Phúc Hà là một trong xã vùng trung du của tỉnh thái nguyên Là xãmiền tây của thành phố Thái Nguyên Cách trung tâm thành phố 10 km vềphía bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 648,40 ha Có vị trí tiếp giáp như sau:+ Phía bắc giáp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

+ Phía nam giáp xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên

+ Phía đông giáp phường Quán Triều và xã Quyết Thắng – Thành phốThái Nguyên

+ Phía tây giáp huyện Đại Từ

- Địa hình

Xã Phúc Hà có địa hình mang tính chuyển tiếp từ miền núi thấp đếnđồng bằng theo hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các đồi núi

Trang 20

thấp, bát úp nằm xen giữa những cánh đồng lúa, bãi màu bằng phẳng tạo nênkiểu địa hình đa dạng Bên cạnh đó do sự mở rộng của Mỏ Than Khánh Hòacàng tạo cho địa hình của xã ngày một càng thay đổi.

4.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn

- Điều kiện khí hậu:

Phúc Hà là một xã nằm trong vòng cung Đông Triều, tiếp giáp với đồngbằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa

hạ nóng ẩm mưa nhiều, có gió mùa Đông Nam, mùa đông lạnh và khô, ít mưa, hướng gió hình thành là Đông Bắc, còn lại hai mùa xuân và mùa thu có tínhchuyển tiếp Phúc Hà là xã nằm trong vùng ấm của tỉnh Thái Nguyên

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa này mưa nhiều lượng mưa lớngây ngập úng, xói mòn ảnh hưởng đến đất đai đặc biệt mùa mưa nóng ẩmmưa nhiều là điều kiện lý tưởng để sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến năngsuất cây trồng

Mùa khô từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau mùa này có gió mùaĐông Bắc lạnh hanh ít mưa gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ trung bình 23,30c, tháng nóng nhất là 290c (tháng 6) tháng lạnhnhất là 10.50c (tháng 1) nhiệt độ chênh lệch giữ tháng nóng nhất và tháng lạnhnhất là 18.50c

Lượng mưa trung bình trong năm 1554mm, cao nhất là vào tháng 8 vàlượng mưa thấp nhất là tháng 1

Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1300 đến 1750 giờ và phânphối tương đối đều cho các tháng trong năm

Độ ẩm không khí : Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao 81%tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là tháng 4 (86%) và tháng có độ ẩm thấpnhất là tháng 12 (76%)

Tóm lại: Khí hậu thời tiết như vậy có nhiều ảnh hưởng đến sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất lúa của xã, tuy nhiên khí hậu trong vùngcũng tạo nên điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Do khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp nên trong sản xuất nông nghiệp cầnphải có biện pháp phòng tránh thích hợp nhằm hạn chế mức thấp nhất nhữngthiệt hại do tời tiết gây ra

Trang 21

- Điều kiện thủy văn

Phúc Hà là một xã trung du miền núi trong địa bàn xã không có sông lớnchảy qua tuy nhiên các hệ thống suối nhỏ chảy qua địa bàn xã chủ yếu là đểphục vụ cho công tác tưới tiêu hoa màu và các cây công nghiệp Cùng với hệthống ao hồ và kênh mương thủy lợi tạo nên mạng lưới thủy văn khá hoànchỉnh trên toàn xã Do đặc điểm địa hình các khe suối tự nhiên thường nhỏ vànông, sức chuyển tải nước kém Do vậy thường hay bị hạn hán vào mùa khô

và gây úng lụt vào mùa mưa Nguồn nước tưới cho đồng ruộng chủ yếu từ các

hồ tự tạo, hệ thống ao Điều đó cho thấy việc chủ động tưới tiêu trên địa bàn

xã gặp nhiều khó khăn

4.1.1.3 Điều kiện đất đai

Xã Phúc Hà có tổng diện tích tự nhiên là 648,40 ha chiếm 3,42% diệntích tự nhiên của thành phố (diện tích tự nhiên của thành phố là 18.970,48 ha),bao gồm các nhóm đất:

+ Nhóm đất Feralit vùng đồi núi Chiếm diện tích lớn tới 48,5% tổngdiện tích tự nhiên, đất đỏ vàng tầng đất từ trung bình đến dày khá màu mỡ.Thích hợp trồng cây công nghiệp (chè)…, cây nông nghiệp, lâm nghiệp

+ Nhóm đất phù sa sông suối, chiếm 5 % tổng diện tích tự nhiên, phân

bố ven các con suối, đất khá màu mỡ, thành phần cơ giới trung bình phù hợpvới cây lúa, ngô

+ Nhóm đất dốc tụ chiếm 46,5%, nhóm đất này phân bố rải rác ven cácdãy đồi, núi Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đều nhẹ, hàm lượngmùn trung bình Chủ yếu là trồng lúa nước, một số ít cây ăn quả

Nhìn chung tiềm năng đất đai của xã Phúc Hà rất lớn phù hợp với nhiềuloại cây trồng

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp diện tích đất xã Phúc Hà theo mục đích sử dụng

Trang 22

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 13,04 2,01

( Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai xã Phúc Hà năm 2011)[14]

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 648,40

ha Trong đó đất nông lâm nghiệp là 331,03 ha chiếm 51,05% so với tổngdiện tích toàn xã Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 291,22 ha chiếm44,91%

Đất lâm nghiệp có 33,91 ha chiếm 5,23% so với tổng diện tích tự nhiêntoàn xã Đất nuôi trồng thủy sản là 5,90 ha chiếm 0,91% Đất phi nông nghiệp

có 295,83 ha chiếm 45,62% Đất chưa sử dụng là 21,64 ha chiếm 3,34% tổngdiện tích tự nhiên Đất trồng lúa chỉ có 92,88 ha, trong đó có 70,2 ha trồngđược 2 vụ lúa, diện tích còn lại được nhân dân sử dụng triệt để trồng các loạicây màu khác

Đất phi nông nghiệp là 295,83 ha chiếm 45,62% diện tích đất tự nhiên,chủ yếu là đất ở dân cư, xây dựng các công trình công cộng, đường giaothông , công trình thủy lợi, đất sông suối …

Trang 23

Đất chưa sử dụng là những nơi đất khó cải tạo, đất cằn Trong thời giantới cần quy hoạch trồng rừng bổ sung vào quỹ đất lâm nghiệp của xã.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Đặc điểm xã hội

* Dân số, dân tộc và lao động

- Dân số: Theo số liệu thống kê dân số toàn xã đến tháng 4 năm 2011 có

tổng số hộ là 1117 hộ gồm có 3887 nhân khẩu , đươc phân bố ở 14 xómhành chính Có 6 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng,Sán Dìu, Sán Chay (Cao Lan), Hoa Được cơ cấu bởi bảng sau:

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp cơ cấu dân số

Mật độ dân số của xã là 5,99 người/ha, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiênhàng năm là 0,11%

Trang 24

Trong những năm qua song song với sự phát kinh tế - xã hội năng lựccủa người lao động không ngừng được cải thiện, việc áp dụng những tiến bộkhoa học vào lao động sản xuất luôn được người lao động quan tâm Cùngvới những chính sách định hướng chung trong phát triển kinh tế - xã hội củathành phố, những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc giải quyếtcông ăn việc làm người lao động, như chính sách khuyến nông, cho vay vốnđầu tư vào sản xuất…Tuy nhiên với lực lượng lao động dồi dào thì việc giảiquyết việc làm cho người lao động gặp khó khăn, đặc biệt với lao động nôngnghiệp hoạt động mang tính thời vụ.

4.1.2.2 Điều kiện văn hóa – xã hội

* Văn hóa

+ Giáo dục đào tạo:

Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, đi vào nghị quyết củaĐảng bộ xã, từng bước phát triển giáo dục của xã Trên địa bàn xã có trườngmầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở, với tổng số học sinh là

382 học sinh Đến tháng 4/ 2011 cơ bản trường học đã được xây dựng kiên

cố Toàn xã có 1 trường Tiểu học có 5 lớp , 1 trường Trung học cơ sở có 4lớp, 6 lớp mẫu giáo Có 127 học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở có 115 họcsinh, Mẫu giáo có 140 cháu, trẻ vào 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98% Chất lượng dạy

và học làm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục, các trường đạt nhiềudanh hiệu thi đua, trường tiên tiến giáo viên dạy giỏi, hàng năm đều có họcsinh giỏi cấp Tỉnh và cấp thành phố Có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyênmôn, có trách nhiệm và yêu nghề nâng cao chất lượng dạy và học Ngoài ra

cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đầu tư theo hướng chuẩn hóa, tạo điềukiện để nâng cao chất lượng giáo dục

+ Y tế

Cơ sở y tế của xã có 01 trạm y tế đã được xây dựng kiên cố ở trung tâm

xã Có 3 giường bệnh, trạm có 3 y sỹ, 1 nữ hộ sinh, 1 y tá, 14 cộng tác viên y

tá thôn bản Trạm y tế được quan tâm đầu tư cả về chuyên môn nghiệp vụ, vàtrang bị dụng cụ y tế đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho người dân.Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như:

Trang 25

Tiêm chủng, phòng chống bướu cổ, sốt rét…Đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề

và đạt tiêu chuẩn về y đức phục vụ nhân dân

+ Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao

Công tác thông tin tuyên truyền luôn được quan tâm, xã có 1 bưu điện,tất cả các xóm đều có loa truyền thanh để phục vụ cho công tác tuyên truyềncác chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và địa phương Hoạt động văn hóa, văn nghệ, được tăng cường Năm 2010 đã diễn ranhiều kỷ niệm lớn của đất nước chính vì vậy công tác văn nghệ cũng đượccấp ủy, chính quyền xã quan tâm kết quả đạt được: Tổ chức được 14 tối vănnghệ ở các xóm, 4 chương trình giao lưu văn nghệ với các đơn vị bạn…

Công tác xây dựng gia đình văn hóa năm 2010 đạt kết quả cao số xóm đạt 13/14 xóm văn hóa cấp thành phố 14/14 xóm đều có nhà văn hóa xóm để phục vụ sinh hoạt cộng đồng, 95% số hộ có phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, 97% số hộ có xe máy phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân

Hoạt động thể thao được quan tâm: Tham gia đầy đủ các cuộc thi do thành phố tổ chức như giải việt dã Tiền Phong, giải cầu lông công nhân viên chức, giải vô địch cầu lông khối xã phường Kết quả đạt được rất cao Toàn xã đã thành lập được 8 câu lạc bộ thể dục thể thao

xã Tuy nhiên trong những năm tới Phúc Hà cần tiếp tục phối hợp giữa các

Trang 26

ngành, các cấp, tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường hiện có nhằmđáp ứng khả năng phát triển.

+ Thủy lợi:

Xác định được tầm quan trọng của công tác thủy lợi đối với sản xuấtnông nghiệp, xã quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống kênh mương,đầu tư mới 2 trạm bơm Hiện nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã cơ bản đãđáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả trong sảnxuất.Hợp tác xã nông nghiệp đã tận dụng nguồn nước ở các ao, hồ và trạmbơm, kết hợp và tu bổ, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảonguồn nước tưới thường xuyên cho cây trồng

+ Hệ thống điện, nước sinh hoạt

Hiện tại 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia Nguồn điện tươngđối ổn định, tuy nhiên trong những năm tới địa phương cần tiếp tục đầu tư vànâng cấp các trạm hạ thế, trạm trung chuyển đảm bảo công suất điện năngphục vụ sản xuất Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủyếu được khai thác từ nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan của ngườidân

+ Quốc phòng, an ninh

Địa phương đã quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết củaTrung ương, Tỉnh, Thành phố về nhiệm vụ Quốc phòng an ninh Nhất là nghịquyết TW8 khóa IX về chiến lược “ Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”.Trong năm qua công tác quân sự địa phương đều hoàn thành tốt mọi nhiệm

vụ, thường xuyên duy trì chế độ trực sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hoàn thành100% huấn luyện cho dân quân tại địa phương đáp ứng yêu cầu trong côngtác quốc phòng

4.1.2.3 Điều kiện phát triển kinh tế

* Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của của xã

+ Nông nghiệp : Toàn xã có đất nông lâm nghiệp là 331,03 ha chiếm 51,05%

diện tích toàn xã Trong đó trồng trọt và chăn nuôi là 2 ngành chủ yếu

Trong trồng trọt cây lúa là cây trồng chủ yếu , diện tích lúa là 92,88 hachiếm 31,89 % diện tích sản xuất nông nghiệp Công tác khuyến nông của xã

đã đưa các giống tiến bộ có năng suất và ổn định vào sản xuất Năm 2010 xã

Ngày đăng: 30/01/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w