1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình

60 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Tra, Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Một Số Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường
Chuyên ngành Quản lý môi trường
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 0,96 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (1)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (1)
    • 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài (2)
      • 1.2.1. Mục đích (2)
      • 1.2.2. Yêu cầu (2)
  • PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 2.1. Rác thải sinh hoạt (3)
      • 2.1.1. Khái niệm (3)
      • 2.1.2. Những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến rác thải sinh hoạt (5)
    • 2.2. Quản lý chất thải rắn (9)
      • 2.2.1. Khái niệm vế quản lý chất thải rắn (9)
      • 2.2.2. Trách nhiệm quản lý rác sinh hoạt (9)
    • 2.3. Quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và tại Việt Nam (10)
      • 2.3.1. Quản lý rác thải trên thế giới (10)
      • 2.3.2: Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam (13)
    • 2.4. Một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay (14)
      • 2.4.1. Phương pháp chôn lấp (15)
      • 2.4.2. Phương phấp thiêu đốt (16)
      • 2.4.3. Phương pháp sinh học (16)
  • PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (18)
      • 3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũ Thư (18)
      • 3.2.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở huyện Vũ Thư (19)
      • 3.2.3. Kết quả thu gom rác thải và ý thức của người dân (19)
      • 3.2.4. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Vũ Thư (19)
      • 3.2.5. Dự tính khối lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai (19)
      • 3.2.6. Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt (19)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (19)
      • 3.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa (19)
      • 3.3.2. Phương pháp xã hội học (19)
      • 3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (19)
      • 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu (19)
  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (20)
    • 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vũ Thư (20)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên (20)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (22)
      • 4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện (25)
    • 4.2. Thực trạng rác thải sinh hoạt huyện Vũ Thư - Thái Bình (26)
      • 4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt (26)
      • 4.2.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt và bình quân rác thải sinh hoạt trên đầu người tại huyện Vũ Thư (28)
    • 4.3. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Vũ thư (34)
      • 4.3.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý và xử lý chất thải rắn ở tỉnh Thái Bình (34)
      • 4.3.2. Tình hình quản lý RTSH huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình (37)
      • 4.3.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt (40)
      • 4.3.4. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt (42)
      • 4.4.1. Ưu điểm (45)
      • 4.4.2. Nhược điểm (45)
    • 4.5. Dự tính khối lượng rác thải sinh hoạt trong các năm tới của huyện (46)
      • 4.5.1. Cơ sở để dự báo (46)
      • 4.5.2. Kết quả dự báo (46)
    • 4.6. Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt (47)
      • 4.6.1. Các giải pháp trong những năm tới (47)
      • 4.6.2. Các giải pháp cần thực hịên ngay (47)
  • PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (49)
    • 5.1. Kết luận (49)
    • 5.2. Kiến nghị (49)
  • PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO (50)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra 5 xã là: Thị trấn Vũ Thư, xã Việt Hùng, xã Minh Lãng, xã Duy Nhất, xã Bách Thuận.

Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũ Thư

* Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Vũ Thư.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành (2007, 2008, 2009).

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (phân theo các ngành – theo biểu đồ của Bộ tài nguyên và Môi trường).

- Tình hình sản xuất nông nghiệp gây áp lực với môi trường (trồng trọt, chăn nuôi)

- Tình hình phát triển khu công nghiệp gây áp lực cho môi trường (các nhà máy trên thị trấn).

- Tình hình phát triển công nghiệp dịch vụ trên địa bàn (chợ trung tâm, buôn bán, nhà dịch vụ gây áp lực cho môi trường).

- Cơ sở hạ tầng đô thị.

- Dân số và lao động việc làm.

3.2.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở huyện Vũ Thư

3.2.3 Kết quả thu gom rác thải và ý thức của người dân

3.2.4 Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Vũ Thư

- Biện pháp xử lý đang được thực hiện tại huyện Vũ Thư.

3.2.5 Dự tính khối lượng rác thải sinh hoạt trong tương lai

3.2.6 Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt

- Biện pháp cơ chế chính sách.

- Biện pháp tuyên truyền giáo dục.

- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt.

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa:

Tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến phố ở các phường xã; các điểm tập kết rác Điểm trung chuyển rác, bãi rác… từ đó rút ra những nhận xét, kết luận Thực hiện phương pháp này không chỉ để thu thập thông tin mà còn nhằm kiểm chứng sơ bộ lại những thông tin đã thu thập và điều tra.

3.3.2 Phương pháp xã hội học :

Phương pháp phỏng vấn nông hộ qua phiếu điều tra được in sẵn.

3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Tại các phòng ban có liên quan tại địa phương, các tài liệu liên quan đến rác thải sinh hoạt, thu thập qua sách, báo, tạp chí khoa học, luận văn nghiên cứu, niên giám thống kê, mạng internet…

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vũ Thư

4.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý.

Vũ Thư là huyện nằm ở phía bắc thành phố Thái Bình, diện tích toàn huyện là 195,162 km².

Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

- Phía bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông Hưng - Thái Bình

- Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương - Thái Bình

- Phía tây của tỉnh giáp với tỉnh Hà Nam

- Phía tây và nam giáp tỉnh Nam Định

Vũ Thư có quốc lộ 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông) [18]. b Địa hình địa mao. Địa hình huyện Vũ Thư có độ dốc từ tây sang đông nhưng phân bố cao thấp không đều và chia ra nhiều vùng Nhìn chung địa hình cao, độ cao từ 0.65 – 1,0 m so với mực nước biển, độ cao trung bình là 0.85m. c Khí hậu

Vũ Thư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh khô hanh.

Theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn Thái Bình, nhiệt độ trung bình hằng năn từ 23 o C – 24 o C Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9 o C, tháng lạnh nhất lầ tháng 1, tháng 2 Mùa hè nhiệt đô trung bình là 27 o C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8 Tổng tích ôn trung bình hàng năm từ 8.550 – 8.650 oC Với nhiệt độ như vậy rất thuận lợi cho nhiêu loại cây trồng sinh trưởng phát triển.

Lượng mưa trung bình năm tử 1.700 – 1.800 mm phân bố đều trên toàn lãnh thổ huyện nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm có khi lượng mưa lớn 200 – 300 mm Ngày mưa lớn thường xảy ra bão dông.Các tháng còn lại lượng mưa nhỏ hơn, khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm Riêng tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi.Mưa thường tập trung và phân bố theo mùa nên các tháng mưa nhiều thường gây ngập úng ở những vùng thấp và các tháng mưa ít thường bị hạn ở các vùng cao, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Độ ẩm Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 – 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau không nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là vào tháng 3 (90%) và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 (81%).

Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông – Bắc thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau mang theo không khí lạnh Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo không khí nóng Ở các tháng 6,7 có xuất hiện gió Tây khô nóng Huyện Vũ Thư hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ 3- 5 cơn bão xuất hiện từ tháng 7, đến tháng 11.

Tóm lại: khí hậu thuận lợi cho việc phát triến nông nghiệp Tuy nhiên hạn chế cơ bản là lượng mưa phân bố không đếu trong năm, gây nên úng lụt vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô cũng tạo điều kiện cho các ổ dịch bệnh.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội a Thực trạng phát triển kinh tế.

Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện Vũ Thư, kinh tế xã hội huyện đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào thế ổn định, phát triển Năm 2003 – 2010 tăng trưởng kinh tế đạt 7.55%, Trong đó:

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2007 đạt 674 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 8 năm đạt 4%.

- Giá trị sản xuất CN – TTCN – CB năm 2006 đạt 352 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 8 năm đạt 19 %.

- Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ năm 2007 đạt 286 tỷ đồng, Tốc độ tăng truởng bình quân trong 8 năm đạt 9 %.

- Giá trị sản xuất bình quân theo đầu người đạt 2.5 triệu đồng/người/ năm.Giá trị bình quân trên 1 ha canh tác đạt 39 triệu đồng/ha.

Toàn huyện có 1422.89 ha đất nông nghiệp chiếm 72.64% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản năm 2010 đạt 674 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2003, bình quân giá trị sản xuất trong 8 năm đạt 625.41 tỷ đồng/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4% cơ cấu trong nội bộ ngành có sự thay đổi, trồng trọt chiếm tỷ trọng 67.8%, chăn nuôi 3.66% Như vậy trong những năm qua ngành chăn nuôi đã đạt được những thành tựu rất khả quan.

Năng suất lúa hàng năm khá ổn định, bình quân khoảng 132,80 tạ/ha/năm. Lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 670 kg/người/năm Tổng sản lượng quy ra thóc hàng năm đạt 162.246 tấn, giá trị sản xuất của 1 ha canh tác/năm đã tăng từ 31 triệu đồng năm 2003 lên 38 triệu đồng năm 2010.

* Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản bình quân trong 8 năm đạt 304,62 tỷ đồng/năm Riêng năm 2010 giá trị sản xuất ước tính khoảng 352 tỷ đồng tăng 105.5% so với năm 2003 Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 8 năm đạt 15.5% Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản năm 2010 đạt 28,5% tổng giá trị sản xuất.

Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản có sự chuyển biến tích cực Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm 2003 – 2010 là 576 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân đạt 115.2 tỷ đồng, Hệ thống đường giao thông nông thôn và các tuyến đường giao thông của huyện liên tục được củng cố và nâng cấp, gần 100% đường làng ngõ xóm được lát gạch hoặc đổ bê tông Công tác quản lý xây dựng cơ bản như lập quay hoạch, kế hoạch, xây dựng dự án, đầu tư vốn, quản lý công trình được thực hiện công khai, dân chủ, đúng luật, chưa phát hiện tiêu cực trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. b Dân số, lao động, việc làm.

Theo thông kê của ban dân số gia đình và trẻ em huyện Vũ Thư năm

2010 toàn huyện có 226.076 người Trong đó có khẩu nông nghiệp 80% và 20% khẩu phi nông nghiệp Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,35% năm 2003 xuống 1,15% năm 2010 Dân cư nông thôn chiếm 95,45% tổng dân số, dân số thành thị có chiếm 4,55% số dân Số dân sống ở đô thị vẫn còn thấp, là yếu tố vẫn hạn chế sự phát triển của huyện.

Năm 2010 tổng nguồn lao động toàn huyện có khoảng 138.000 chiếm khoảng 50,4% tổng dân số, trong đó lao động thành thị chiếm 0,1%, lao động chưa có việc làm khoảng 1,8% tổng dân số (không kể số người trong tuổi lao động đang đi học) Toàn huyện có khoảng 20% số dân lao động được qua đào tạo Từ năm 2003 – 2010 đã tạo thêm khoảng 10.000 lao động khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu lao động được khoảng 1.200 lao động. c Hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông Đường thuỷ: Toàn huyện có 15 bến đò ngang Hàng năm hệ thống giao thông đường thuỷ đều được nạo vét tu sửa.

Hệ thống bến bãi : Toàn huyện có 11 bến xe ôtô và điểm dừng đỗ xe nằm rải rác trong toàn huyện Năm 2006 huyện có xe buýt chạy qua giúp cho việc giao thông đi lại của người dân được dễ dàng thuận lợi hơn.

Hệ thống đê điều : Hàng năm hệ thống đê điều được tu bổ, nâng cấp. Toàn huyện có 145 km đê sông lớn nhỏ.

Hệ thống thuỷ nông: Toàn huyện có 980 km kênh chính và 580 km kênh mương nối sau cống và kênh tưới nước sau trạm bơm.

* Các công trình công cộng

Thực trạng rác thải sinh hoạt huyện Vũ Thư - Thái Bình

4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác… được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 2: Sơ đồ phát sinh chất thải sinh hoạt của huyện Vũ Thư

( Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra) nhà dân, khu dân

Khu vui chơi, giải trí

Giao thông và xây dựng

Bệnh viện, cơ sở y tế Chợ

- Hộ dân: phát sinh từ các hộ dân Thành phần rác thải này bao gồm rau quả, củ thừa và hư hỏng, thực phẩm, giấy nhựa, gỗ, thuỷ tinh… Ngoài ra rác từ các hộ dân có thể chứa các chất thải độc hại như các loại sơn, bóng đèn có chứa thuỷ ngân, acquy hỏng…

- Khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng khách sạn, siêu thị nhỏ, văn phòng giao dịch … các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm giấy, bìa cáctông nhựa, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, đồ điện gia dụng… Ngoài ra các khu thương mại còn chứa một phần các chất độc hại.

- Cơ quan, công sở: Phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc Thành phần rác thải ở đây gần giống với khu thương mại.

- Chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm rau củ quả thừa, hư hỏng, thực phẩm hỏng… ƠBảng 3 : Lượng rác thải phát sinh tại các nguồn thải huyện Vũ Thư

Số lượng Lượng phát thải trung bình Khối lượng

(tấn/ngày ) Đơn vị tính

Số lượng Đơn vị tính Lượng

1 Rác từ các hộ gia đình Người 226076 Kg/ người/ ngày 0,54 122,08

2 Rác từ nơi công cộng m 2 40.000 Kg/m 2 / ngày 0,02 0,80

3 Rác từ các chợ Chợ 45 4,2

4 Rác sinh hoạt bệnh viện Bệnh viện 190

6 Rác thải từ công sở Đơn vị 125 Kg/ đơn vị/ ngày 2,0 0,25

7 Rác sinh hoạt doanh nghiệp, làng nghề 490 Kg/ ngày 10 4,9

( Nguồn tổng hợp từ số liệu điều tra )

Như vậy rác thải sinh hoạt được phát thải chủ yếu từ các hộ gia đình chiếm 88 – 90 % tổng lượng rác thải sinh hoạt của huyện

4.2.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt và bình quân rác thải sinh hoạt trên đầu người tại huyện Vũ Thư

Huyện Vũ Thư nằm phía tây của tỉnh Thái Bình gồm 29 xã và 1 thị trấn. Theo tính toán của phòng tài nguyên môi trường huyện Vũ Thư thì khối lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên đầu người tại huyện là 0,54 kg/người/ngày Như vậy một ngày trên toàn huyện sẽ phát sinh khoảng 122,08 tấn rác thải Luợng rác thải 1 ngày trên toàn huyện ở mức cao hơn so với các xã khác trong toàn tỉnh:

Bảng 4: Lượng rác phát sinh của các huyện trong tỉnh Thái Bình

STT Tên huyện Dân số

Lượng rác thải 1 ngày (tấn )

Múc phát thải bình quân đầu người (kg/ ngày/ người )

( Nguồn phòng tài nguyên môi trường huyện Vũ Thư)

Bình quân rác thải sinh hoạt của huyện Vũ Thư so với các huyện khác trong tỉnh ở mức độ cao do dân số đông, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện cao.

Lượng rác thải sinh hoạt của huyện qua các năm cũng có nhiều thay đổi:

Sơ đồ 3: Khối lượng rác trung bình qua các năm của huyện Vũ Thư

( nguồn phòng tài nguyên môi trường huyện )

Cụ thế mức phát sinh rác thải bình quân theo đầu người huyện Vũ Thư năm 2010 được cụ thể trong bảng sau:

Bảng 5: Mức phát sinh bình quân theo đầu người huyện Vũ Thư năm 2010

STT Tên thị trấn, xã Dân số

Mức phát thải bình quân đầu người (kg/người/ngày)

( Nguồn phòng tài nguyên môi trường huyện Vũ Thư )

Qua bảng số liệu ta thấy, lượng RTSH phát sinh cao ở các xã Vũ Vinh, Trung An, Vũ Vân là những nơi có dân số tập trung đông, có làng nghề, khu thương mại dịch vụ Tuy nhiên lương RTSH phát sinh ở hầu hết các xã đều dao động quanh giá trị 0,55 kg/ người/ ngày Lượng RTSH phát sinh cao ở những vùng có dân số đông và mức thu nhập của người dân cao còn các xã có dân số ít thì lượng rác thải cũng ít hơn.

* Bình quân rác thải sinh hoạt trên đầu người của một số xã huyện

Vũ Thư 4 tháng đầu năm 2011

Hiện nay, việc thu gom, xử lý chất thải rắn của huyện Vũ Thư do công ty dịch vụ môi trường và UBND xã thực hiện.

Theo số liệu điều tra thực tế trong 4 tháng đầu năm 2011 tại các xã Việt Hùng, Duy Nhất, Minh Lãng, Bách Thuận, Thị trấn Vũ Thư sự chênh lệch lớn về khối lượng cũng như mức phát thải bình quân theo đầu người được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6: Lượng rác thải sinh hoạt 4 tháng đầu năm 2011 của 5 xã

STT Tên thị trấn, xã Dân số

Mức phát thải bình quân đầu người (kg/ người/ngày)

( Nguồn tổng hợp phiếu điều tra )

Từ số liệu trong bảng cho thấy số lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên đầu người của huyện trong 4 tháng đầu năm 2011 là 0,59 kg/người/ngày so với năm 2010 tăng 0,04 kg/ người/ ngày (tăng 1.07%) Sở dĩ như vậy là do ở đây có sự thay đổi về kinh tế và mức sống người dân tăng.

4.2.3 Phân loại và thành phần rác sinh hoạt

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện

Vũ Thư chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 60% bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 40% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 7: Thành phần RTSH tại huyện Vũ Thư

Thành phần rác Tỷ lệ (%)

Chất hữu cơ 60 giấy, giẻ rách 7 nhựa, cao su, bao nilón 10 kim loại, vỏ đồ hộp 2 thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc 4 đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác 17

( Nguồn phòng tài nguyên môi trường huyện )

17% Chất hữu cơ giấy, giẻ rách nhựa, cao su, bao nilon kim loại, vỏ đồ hộp thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác

Sơ đồ 4 : Thành phần RTSH tại huyện Vũ Thư

Sau quá trình phân loại rác của các hộ trong 5 xã của huyện Vũ Thư ta thấy được tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải trong huyện là 60 : 40. Tuy nhiên tùy từng điều kiện tự nhiên kinh tế của từng xã mà tỷ lệ này lại có sự khác nhau Ví dụ như:

Bảng 8: Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ của 5 xã trong RTSH

STT Đơn vị Khối lượng

( Nguồn tổng hợp phiếu điều tra )

Kết quả cho thấy ở khu vực thị trấn có lượng chất hữu cơ cao nhất do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, công nhân viên chức có mức thu nhập khá cao và ổn định Chợ ở đây cũng rất phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn thừa không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ Do vậy tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon, đất cát, bụi đường (do tuyến đường 10 chạy qua).

Các xã như Duy Nhất, Bách Thuận, do không thuận lợi về giao thông nên ở đây không có các dịch vụ ăn uống cũng như có rất ít các ngành dịch vụ khác Người dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, thực phẩm thừa hàng ngày được tận dụng cho chăn nuôi là chính, lá cây rụng người dân thường đốt ngay tại vườn Do đó thành phần chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ở hai thôn này thấp.

Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Vũ thư

4.3.1 Tình hình nghiên cứu về quản lý và xử lý chất thải rắn ở tỉnh Thái Bình a.Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn ở tỉnh Thái Bình.

Thái Bình là một tỉnh có truyền thống về sản xuất nông nghiệp Công nghiệp đang phát triển ở giai đoạn đầu, song môi trường trên địa bàn đang xuống cấp nhanh, nhiều nơi đã đến mức báo động Tình trạng khí thải rác thải tại các đô thị, các khu dân cư, khu công nghiệp đang ngày càng gia tăng cả về khối lượng và mức độ độc hại gây bức xúc trong nhân dân Chất lượng các nguồn nước bị suy giảm Điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi nông thôn chưa được đảm bảo Đất đai nhiều nơi chưa bị thoái hoá, ô nhiễm, bị xâm nhập mặn, cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học đang bị đe doạ [8].

Thành phố Thái Bình đã đầu tư nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân bón và lò đốt rác, công xuất chế biến 3000 tấn phân bón/năm, xử lý khối lượng rác thải khoảng 150 m 3 /ngày đêm, hiện tại nhà máy có thể xử lý được 95% khối lượng rác sinh hoạt ở thành phố Công suất lò đốt rác hiện nay chỉ đáp ứng được 50% lượng rác cứng, khối lượng rác khó phân huỷ hiện đang tồn tại trong nhà máy khá lớn vừa gây ô nhiễm môi trường vừa tốn diện tích bãi chứa.

Trên toàn tỉnh hiện có 18 bệnh viện, trong đó khu vực thành phố có 6 bệnh viện còn lại 12 bệnh viện nằm tại các huyện Hiện có 285 trạm y tế xã, phường trong đó có 267 trạm xá thuộc các xã ở 7 huyện, tổng số các giường bệnh tại các trạm y tế hiện có 855 giường Theo số liệu điều tra lượng chất thải rắn sinh hoạt thông thường tại 18 bệnh viện khoảng 106 tấn/tháng Hiện tại biện pháp chủ yếu là chôn lấp Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh khoảng 52 tấn/tháng gồm: kim tiêm, bông băng, mô bệnh phẩm, găng tay cao su, gạc thấm máu, các bệnh phẩm nuôi cấy, xác động vật xét nghiệm… Biện pháp chủ yếu là khử nhiễm khuẩn, đốt và chôn lấp [10].

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường ngày càng được mở rộng và phát triển Toàn tỉnh hiện có trên 280 doanh nghiệp và khoảng 30.000 hộ kinh doanh cá thể phân bổ tại các thị trấn, huyện lỵ và các vùng nông thôn hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tạo ra sự phát triển sống động của thị trường. Đến nay toàn thành tỉnh có trên 190 chợ đang hoạt động trong đó có 1 chợ loại I (Chợ Bo - Thành phố Thái Bình) còn lại là chợ loại II và loại III mà chủ yếu là chợ loại III phân bố đều ở các xã và thị trấn Nhìn chung các chợ hoạt động trong tỉnh đều có quy mô nhỏ, cơ sơ vật chất yếu kém, nhất là các chợ ở vùng nông thôn chủ yếu là các chợ tạm Việc quản lý các chợ còn bộc lộ nhiều yếu kém, vấn đề vệ sinh môi trường rác thải, nước thải còn nhiều bất cập Rác thải còn vức bỏ bừa bãi tại các khu đất trống, ao đầm, ven sông, ven đường xung quanh khu vực chợ gây ô nhiễm môi trường.

Do quá trình đô thị hoá nhanh, các tụ điểm dân cư nông thôn được hình thành một cách tự phát, không có hệ thống cấp, thoát nước Đa số các xã chưa có quy hoạch và xây dựng bãi chứa và xử lý rác thải Rác thải sinh hoạt, nhất là rác thải nilon, bao bì thuốc trừ sâu… vứt bừa bãi, các chất thải chân nuôi từ các hộ gia đình, các trang trại, gia trại chưa được xử lý đang làm ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn b Hệ thống quản lý.

UBND tỉnh Thái Bình: là cơ quan quản lý nhà nước có vai trò lớn nhất trong công tác quản lý môi trường của tỉnh Ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật môi trường chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật môi trường của tỉnh Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo và kiến nghị và bảo vệ môi trường trong quyền hạn được giao hoặc chuyển cho cơ quan thẩm quyền để xử lý.

UBND các huyện/thành phố: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn trong phạm vi quyền hạn cho phép Quy hoạch, quản lý các khu đô thị, các phường/xã và việc thu các loại phí Lập chương trình và tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường.

UBND các phường xã: Chỉ đạo việc quản lý rác trên địa bàn, phổ biến, tuyên truyền, vận động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức theo quy định quản lý rác thải của tỉnh Thái Bình.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh: là sở chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực quản lý môi trường tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hiện có chi cục bảo vệ môi trường đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các đơn vị về môi trường, cơ quan, xí nghiệp, trường học, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, thanh tra, giám sát chất lượng môi trường Nâng cao nhận thức công đồng.

Công ty thị chính Thái Bình: Thuộc quản lý của UBND tỉnh, có nhiệm vụ xây dựng định mức đơn giá và quy chuẩn kỹ thuật của công tác thu gom trên địa bàn Thành Phố Thái Bình Ký hợp đồng vận chuyển rác với thành phố, đảm bảo phối hợp đồng bộ giữa các khâu thu gom và vận chuyển.

Hiện nay việc thu gom, xử lý chất thải rắn vẫn chỉ thực hiện được ởThành phố Thái Bình, tại các huyện khác, việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là tự phát và chưa có bãi rác hợp vệ sinh Tình trạng đổ rác thành đống ven đường, bờ sông, ao, khu đất trống … là khá phổ biến Tuy nhiên trong thời gian qua bằng nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có nhiều tiến bộ hơn, một số huyện đã mạnh dạn đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh; bên cạnh đó các huyện đều có hướng dẫn các xã thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường trong dân, để thu gom rác thải tại cơ sở Tuy nhiên, việc thu gom rác thải sinh hoạt mới chỉ chú trọng đến việc đưa rác thải sinh hoạt ra khỏi khu dân cư chưa có biện pháp xử lý triệt để.

4.3.2 Tình hình quản lý RTSH huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Hoạt động quản lý RTSH của huyện Vũ Thư hiện nay do UBND huyện và công ty dịch vụ môi trường quản lý.

Sơ đồ 5: Quản lý chất thải huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình Ở các xã có đội thu gom rác thải hiện tại mới thu gom được khoảng 80 – 90% Số còn lại đổ bừa bãi ra các sông, ao, hồ, vệ đường, ven làng… gây ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan Tại một số xã chưa có đội thu gom hoặc có đội thu gom nhưng đội thu gom hoạt động không hiệu quả, phần lớn các hộ dân và cơ sơ sản xuất kinh doanh tại địa phương tự xử lý bằng nhiều cách như: đốt, chôn ủ trong vườn, cho vào chuồng lợn, rác còn lại được thải bừa bãi xuống các ao, ngòi, cống, rãnh hoặc vứt ra ven đường giao thông.

Hộ gia đình, cơ quan nơi công sở Đội vệ sinh cấp xã

Khối lượng rác đó sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí gây tắc nghẽn dòng chảy … là nơi trú ngụ của côn trùng gây bênh, làm xấu cảnh quan môi trường đường làng ngõ xóm.

Qua phiếu điều tra xác định được các cách xử lý rác thải của người dân như sau:

Bảng 9: Tỷ lệ (%) cách xử lý rác thải của một số xã

Tự tiêu hủy Tái sử dụng Thu gom nhờ đội vệ sinh

+ Tự tiêu hủy: là hiện tượng vứt rác bừa bãi ra ven ao, bờ mương còn khá phổ biến Tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 30 - 35%

+ Tái sử dụng: Các hộ gia đình thường có thói quen giữ lại những loại rác thải có thể tái chế được như hộp giấy, vỏ lon, chai lọ, đồ nhựa, kim loại để bán cho người đi thu mua đồng nát

Hình thức tái sử dụng thứ hai là người dân tận dụng thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày vào chăn nuôi Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 11 – 12 %

Dự tính khối lượng rác thải sinh hoạt trong các năm tới của huyện

- Dựa vào nghị quyết của Đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 – 2015

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.

- Dựa vào dân số hiện tại của huyện là 226076 ( năm 2011) và tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,1%.

- Lượng phát thải trung bình của huyện là 0,6 kg/người/ngày.

- Tình hình phát triển kinh tế huyện.

Theo tính toán, ta có bảng dự báo sau:

Khối lượng rác thải từ dân cư (tấn/năm)

Khối lượng rác thải từ nơi công cộng (tấn/năm)

Khối lượng rác thải từ công sở (tấn/năm)

Tổng lượng rác thải sinh hoạt (tấn/năm)

Như vậy tính tới năm 2020 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn huyện là 92115,05 tấn/năm tăng 1,86% so với năm 2011 là 49596,2 tấn/năm.

Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt

4.6.1 Các giải pháp trong những năm tới

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, gắn tăng cường kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cụ thể như sau:

1 Tăng cường công tác quản lý môi trường từ cấp huyện tới cơ sở, nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

2 Khuyến khích việc phân loại rác tại nguồn thải, động viên các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình có các biện pháp tự xử lý một phần rác thải sinh hoạt đảm bảo vừa giữ vệ sinh môi trường, vừa hạn chế lượng rác thải ra công cộng.

3 Lập phương án hỗ trợ và di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra các điểm quy hoạch tập trung.

4 Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại…; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong thị trấn

5 Xây dựng các bãi rác hợp vệ sinh, các nhà máy xử lý rác Tuỳ điều kiện từng địa phương mà chọn phương án xử lý rác khác nhau như: xử lý bằng lò đốt rác, chôn lấp, hoặc xử lý bằng biện pháp sinh học

4.6.2 Các giải pháp cần thực hịên ngay

1 Cần quán triệt, chỉ đạo định hướng cho cấp uỷ chính quyền và ban ngành đoàn thể trong việc thực hiện Nghị quyết 02/NQ-HU và đề án

01/ĐA_UBND từ đó hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

2 Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, vận động thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin và bằng những hành động thiết thực khác.

3 Tiến hành BVMT chung, cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, làng nghề, các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trên toàn huyện để từ đó có biện pháp phòng ngừa, xử lý.

4 Xử lý, khắc phục và tìm hướng giải quyết đối với các điểm ô nhiễm môi trường hiện có và phát sinh trên địa bàn huyện, trong đó ưu tiên các điểm ô nhiễm gây bức xúc trong nhân dân.

Ngày đăng: 19/09/2023, 15:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Nguồn phát sinh chất thải - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Sơ đồ 1 Nguồn phát sinh chất thải (Trang 5)
Bảng 1. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 1. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á (Trang 12)
Sơ đồ 2: Sơ đồ phát sinh chất thải sinh hoạt của huyện Vũ Thư - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Sơ đồ 2 Sơ đồ phát sinh chất thải sinh hoạt của huyện Vũ Thư (Trang 26)
Bảng 4: Lượng rác phát sinh của các huyện trong tỉnh Thái Bình - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 4 Lượng rác phát sinh của các huyện trong tỉnh Thái Bình (Trang 28)
Sơ đồ 3: Khối lượng rác trung bình qua các năm của huyện Vũ Thư - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Sơ đồ 3 Khối lượng rác trung bình qua các năm của huyện Vũ Thư (Trang 29)
Bảng 5: Mức phát sinh bình quân theo đầu người huyện Vũ Thư năm 2010 - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 5 Mức phát sinh bình quân theo đầu người huyện Vũ Thư năm 2010 (Trang 30)
Bảng 6: Lượng rác thải sinh hoạt 4 tháng đầu năm 2011 của 5  xã - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 6 Lượng rác thải sinh hoạt 4 tháng đầu năm 2011 của 5 xã (Trang 31)
Bảng 7: Thành phần RTSH tại huyện Vũ Thư - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 7 Thành phần RTSH tại huyện Vũ Thư (Trang 32)
Sơ đồ 5: Quản lý chất thải huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Sơ đồ 5 Quản lý chất thải huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình (Trang 37)
Bảng 9: Tỷ lệ  (%) cách xử lý rác thải của một số xã - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 9 Tỷ lệ (%) cách xử lý rác thải của một số xã (Trang 38)
Bảng 10: Lao động, tần xuất, hình thức thu gom  và phí thu gom rác - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 10 Lao động, tần xuất, hình thức thu gom và phí thu gom rác (Trang 40)
Bảng 11 : Tỷ lệ thu gom rác của 5 xã trong huyện - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 11 Tỷ lệ thu gom rác của 5 xã trong huyện (Trang 41)
Bảng 12: Bảng ý kiến của công nhân và người dân về công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Bảng 12 Bảng ý kiến của công nhân và người dân về công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt (Trang 42)
Hình công nhân thu gom rác thị trấn       Hình công nhân thu gom rác xã Việt Hùng Hình một số bãi rác trong huyện - Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt huyện vũ thư tỉnh thái bình
Hình c ông nhân thu gom rác thị trấn Hình công nhân thu gom rác xã Việt Hùng Hình một số bãi rác trong huyện (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w