1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết học tuân tử

30 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Triết Học Tuân Tử
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Triết Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 207,46 KB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn6 Kết cấu cơ bản của bài tiểu luận

B NỘI DUNG

Chương 1.

ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU -CHIẾN QUỐC - TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT

HỌC TUÂNTỬ

1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU - CHIẾNQUỐC

1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ

Trang 2

Chương 2.

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ

1.1 NHỮNG THÀNH TỰU RỰC RỠ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HOC TRUNGQUỐC CỔ ĐẠI THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC

1.1.1 Trường phái Nho gia1.1.2 Khổng Tử

1.1.3 Mạnh Tử

1.2.TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ

1.2.1 Đôi nét về Tuân Tử

1.2.2 Tư tưởng của Tuân Tử về thế giới quan1.2.3 Tư tưởng của Tuân Tử về nhận thức luận1.2.4 Tư tưởng của Tuân Tử về logic học

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Triết học ra đời cả ở phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian tạimột số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp.Không giống với triết học Phương Tây, triết học phương Đông lại tập trung nghiêncứu về đời sống, về cuộc sống nhân sinh của con người, gắn liền con người với tựnhiên, thống nhất với tự nhiên, triết học gắn với con người và xã hội loài người, ít gắn vớikhoa học tự nhiên Hướng mắt nhìn về dòng chảy lịch sử triết học, có thể thấy triết họcphương Đông đã đặt nền móng đầu tiên cho các lĩnh vực khoa học-xã hội, nói đến phươngĐông phải nói đến hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ là hai trung tâm tư tưởng vàvăn hóa lớn của thế giới cổ, trung đại Nếu như ở Ấn Độ, xuất hiện những tư tưởng củacác trường phái triết học nhằm giải quyết được các học thuyết tư tưởng giải thoát của conngười, bao hàm cả thể xác lẫn linh hồn, trần gian và thiên đường, hơn nữa là giải thíchđược nguồn gốc của thế giới là do các thần có quyền uy sáng tạo ra Thì triết học TrungQuốc lại chú trọng giải thích cho đạo đức, luân lý xã hội, đặt nặng vào tư tưởng “tu thân, tềgia, trị quốc, bình thiên hạ”, giải thích thế giới bằng tự nhiên đó là do hiện tượng tươngsinh tương khắc lẫn nhau giữa âm và dương, giữa ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”.

Trang 4

Nói đến Trung Quốc - một quốc gia có vùng lãnh thổ rộng lớn và đông dân nhất thếgiới, có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn minh nhân loại, nhờ đó nơiđây đã sản sinh ra những triết gia kiệt xuất, mà tư tưởng học thuyết của họ có ý nghĩa quantrọng mà từ thời cổ đại đã có ảnh hưởng rất lớn đến các nước phương Đông và lan rộng cảđến các nước phương Tây, và cho đến ngày nay những tư tưởng ấy vẫn còn để lại dấu ấntrên nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực Trải qua bao thời kỳ từ thời kỳ Tam Hoàng rồi đếnnhà Hạ (2205 TCN), nhà Thương (1766 TCN), nhà Chu (1200 TCN), rồi đến thời XuânThu Chiến Quốc (720 TCN) Có thể nói, ở mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn thì lịch sử TrungQuốc lại phát triển thêm theo một giai đoạn mới Trong các thời kỳ đó, một thời kỳ để lạinhiều dấu ấn và bước phát triển nhất cả về mặt kinh tế lẫn xã hội đó là thời kỳ Xuân ThuChiến Quốc (720 TCN), Xuân Thu, thời kỳ giao thời giữa hai chế độ xã hội - giai đoạn suyvong của chế độ chiếm hữu nô lệ và sơ kỳ phong kiến đang lên Những cuộc nội chiến kéodài diễn ra Thời Xuân thu có 438 cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là“ngũ bá đồ vương” sang thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng” Những cuộc chiến tranhnhư vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễ truyền thống nhà Chu; làm cho xã hội ở tìnhtrạng loạn lạc, phá hoại sức sản xuất hết sức nặng nề Đương thời, Khổng Tử đã than rằng:Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳnglàm đúng đạo làm con Còn Mạnh Tử thì nhận xét “Đánh nhau tranh thành thì giết ngườithây chất đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng.” Xã hội lâmvào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên.

Trang 5

Điều kiện lịch sử ấy đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu để xây dựng chế độphong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển Chínhthời đại lịch sử đầy biến động với những chuyển biến lớn lao động và toàn diện đó đã dẫntới những thay đổi sâu sắc ở nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… , sự quáđộ giao thời giữa hai chế độ, trong đó có trật tự lễ nghĩa, hình pháp, chuẩn tắc xã hội mớihình thành còn non yếu; trước những vấn đề đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đươngthời phải quan tâm, xuất hiện những trung tâm kẻ sĩ luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ vàđề ra những hình mẫu cho một xã hội tương lai, những người tài giỏi đương thời tìm cáchlí giải, và tìm ra phương pháp để cứu đời, cứu người, “tu thần, tề gia, trị quốc, bình thiênhạ” Lịch sử gọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranhminh" (trăm nhà đua tiếng) Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởnglớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh Thời kỳ này đã làm nảysinh những nhà tư tưởng lớn với các học thuyết khác nhau với một trăm lẻ tám nhà triếthọc , mười một trường phái triết học trong đó có ảnh hưởng lớn nhất là ba phái Nho gia,Mặc gia, Đạo gia Có thể nói, Nho giáo đã phát triển qua nhiều thời đại khác nhau và ởthời đại nào, nơi mà mình đứng chân, nó cũng đều để lại những dấu ấn, với tư tưởng củanhững cây đại thụ tiêu biểu không thể không kể đến là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử.Nhìn về lịch sử Trung Quốc cổ đại, ta thấy có một điểm khá thú vị Tuân Tử cũng nhưMạnh Tử, cả hai đều là nhân vật lịch sử, thừa kế tư tưởng, phát triển học thuyết của đứcthầy Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ Nhưng trong lịch sử Trung

Trang 6

quốc, Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới một nấc, so với Khổng Tử, sách củaMạnh Tử được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim, ai nấy đều nên họchỏi theo truyền thống Còn sách của Tuân Tử thì trái lại, không được người đời coi trọng,thậm chí có chỗ còn bị coi như “dị đoan” Tuy rằng các nhà Nho, chính trị gia đời sautrong việc “trị quốc an dân” nói chung ít nhiều đều có vân dụng phát huy tư tưởng kinh tế -chính trị xã hội của ông.Vậy nội dung và đặc điểm tư tưởng của ông như thế nào, tại sao tưtưởng của ông dù lãng quên thậm chí còn không được người đời coi trọng? Đó chính lànguyên nhân người viết muốn chọn đề tài này, để làm rõ thêm nội dung và đặc điểm tưtưởng triết học của Tuân Tử.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có nhiều tài liệu viết về tư tưởng triết học của Tuân Tử dưới nhiều dạng như: lịchsử, tư tưởng triết học v.v…nhưng đa số là những tài liệu nghiên cứu về tư tưởng triết họccủa ông, là các công trình nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng triết học, trong các công trìnhđó cung cấp cho người đọc một cách đầy đủ về Tuân Tử, cũng như vai trò, vị trí tronglịch sử tư tưởng Trung Quốc cũng như nền tinh hoa của nhân loại, điển hình như:

 Lịch sử triết học phương Đơng của PGS.TS Dỗn Chính chủ biên, nhà xuấtbản chính trị quốc gia năm 2012.

 Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc của PGS.TS Doãn Chính chủ biên,nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2009.

Trang 7

 Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, nhà xuất bản thanhniên năm 1998.

 Đại cương triết học Trung Quốc của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, nhà xuấtbản thanh niên năm 2004.

 Tư tưởng triết học Trung Quốc của Ôn Hải Minh, nhà xuất bản tổnghợp TP Hồ Chí Minh năm 2012.

 Lịch sử triết học của TS Nguyễn Hữu Vui, nhà xuất bản chính trị quốcgia năm 1997.

 Lịch sử triết học của TS Hà Tiên Sơn, nhà xuất bản trẻ năm 2003.Có thể nói, các công trình đó thể hiện tư tưởng triết học của Tuân Tử qua các vấnđề lớn như vấn đề nhận thức luận và triết lý đạo đức nhân sinh của ông gắn liền với quátrình phát triển lịch sử tư tưởng Trung Quốc một cách khái quát nhất.

Vì vậy, dựa vào các công trình đã nghiên cứu ở trên, em xin tiếp tục kế thừa lại vàphát huy tư tưởng đó, đồng thời qua làm rõ thêm tư tưởng của Tuân Tử trong bài tiểu luậncủa mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu:

Từ sự trình bày và phân tích tư tưởng triết học của Tuân Tử, tiểu luận đi sâu vàonghiên cứu tư tưởng của ông thông qua các tài liệu trên, từ đó đưa ra ý nghĩa và giá trị vềtư tưởng của ông trong thời kỳ bấy giờ.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 8

Tiểu luận đi trình bày và phân tích những tiền đề nảy sinh tư tưởng triết học củaTuân Tử, nội dung chính trong tư tưởng triết học của ông rồi rút ra đặc điểm Từ đó thấynhững giá trị và ý nghĩa của ông trong nền văn minh của Trung Hoa nói riêng và phươngĐông nói chung.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Với mục đích nhiệm vụ nêu trên, em lấy thế giới quan và phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận, trong đó phươngpháp chủ nghĩa duy vật biện chứng là phương pháp chung nhất cho quá trình nghiên cứukết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích,diễn dịch, qui nạp,logic - lịch sử để làmsáng tỏ nội dung của từng vấn đề.

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

Ý nghĩa khoa học: tiểu luận góp phần làm rõ nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học

Tuân Tử qua các vấn đề quan điểm nhận thức luận, đạo đức nhân sinh, từ đó giúp ngườiđọc tìm sâu sắc và hệ thống tư tưởng triết học của Tuân Tử.

Ý nghĩa thực tiễn: thông qua những giá trị về tư tưởng của Tuân Tử để rút ra bài học

lịch sử góp phần vào việc giữ gìn và phát huy đạo bản sắc truyền thống văn hóa dân tộcViệt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

6 Kết cấu cơ bản của tiểu luận.

Trang 9

Tiểu luận gồm 3 phần ( phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận) và danh mụctài liệu tham khảo

MỞ ĐẦUB NỘI DUNG

Chương 1.

NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ

1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU - CHIẾNQUỐC

Đây là thời kỳ xã hội loạn lạc, sự chuyển biến xã hội đặt ra vấn đề tề gia trịquốc, đồ sắt phổ biến, xuất hiện tư hữu ruộng đất từ đó xuất hiện sở hữu tư nhânruộng đất phát triển như chế độ tỉnh điền, phá bỏ triệt để mầm mống xã hội địa chủphong kiến thúc đẩy chế độ phong kiến mạnh hơn trên lĩnh vực kinh tế Ở đónhững ai có tiền, có đất và tư liệu sản xuất từ đó trở thành điền chủ, ai có sức laođộng thì làm thuê vì các lý do đó mà xã hội xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến.Văn học phát triển mạnh, tư tưởng, học thuật phát triển, nghệ thuật, kiến trúc pháttriển như xây dựng cầu, luyện kim, thép, và dệt lụa cũng phát triển

Xã hội Trung Quốc biến đổi hết sức toàn diện kinh tế, chính trị văn hóa tưtưởng, chính sự biến chuyển đó tạo ra các chế độ luân lý đạo đức chuẩn mực Đó làbước chuyển từ nô lệ, công pháp nhà Tần suy tàn với chế độ phong kiến sơ kỳ, làsự quá độ giao thời giữa hai chế độ trong đó trật tự lễ nghĩa, hình pháp, chuẩn tắcxã hội mới hình thành còn non yếu Vì sự giao thời tạo nên sự chuyển biến trongxã hội rất lâu dài do đó câu hỏi lớn nhất cho tất cả các nhà cầm quyền, các nhà tư

Trang 10

tưởng lớn là các vấn đề như xã hội loạn lạc, đạo đức con người băng hoại, làm saoxã hội được thịnh trị, con người vô đạo trở thành có đạo Từ đó nhiệm vụ lịch sửlàm thế nào "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" và để trả lời cho câu hỏi đó ởthời Xuân Thu - Chiến Quốc mà xã hội xuất hiện một loạt các tư tưởng, các trườngphái triết học "Trăm hoa đua nở, muôn chim cùng hót", gọi là thời kỳ "Bách giachư tử"1 Xuất hiện 108 nhà triết học với mười một trường phái triết học.

Ở thời kỳ này các nhà tư tưởng với các trường phái triết học đều có đặc điểmchung là cùng tiếp thu một nền văn hóa, dựa trên một nền văn hóa trong lịch sửnhất định, họ cùng giải quyết nhiệm vụ như nhau, có thể nói là nhiệm vụ cao cả đólà "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Tuy nhiên mỗi nhà triết học hay trườngphái triết học lại đưa ra phương pháp trị nước và giáo hóa con người khác nhau Sởdĩ như vậy là xuất phát từ những tư tưởng thế giới quan khác nhau, quan điểm triếthọc, lý luận khác nhau, đại diện cho các đẳng cấp, các tầng lớp khác nhau Ví dụnhư trường phái Nho gia thì đại diện cho quý tộc, bảo thủ, trường phái Mặc gia đạidiện cho tiểu tư hữu trong xã hội, còn trường phái Đạo gia đại diện cho qúy tộc dobiến chuyển của thời kỳ nên mất chỗ đứng trong xã hội và dẫn đến vô vi

Tuy đây là thời kỳ xuất hiện nhiều trường phái triết học, nhưng một trong sốđó một trong những trường phái đó ảnh hưởng rất đặc sắc cho nền tư tưởng TrungHoa đó là trường phái Nho gia Với Khổng Tử, Mạnh tử và Tuân Tử là các nhà tưtưởng đại diện cho trường phái này.

1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN

Tuân Tử đã kế thừa và phát huy những quan điểm và tư tưởng quan trọng củaKhổng Tử như về thế giới quan, nhân sinh quan, biện chứng pháp, nhận thức luận,luân lý xã hội để xây dựng nên học thuyết của mình

1 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 36.

Trang 11

Theo đó ông là người theo học thuyết của Khổng Tử, đề cao "nhân nghĩa", "lễnhạc" chủ trương "chính danh", trọng vương khinh bá 2 Tuy nhiên tư tưởng củaTuân Tử lại tương phản với Khổng Tử và Mạnh Tử cả về thế giới quan cũng nhưtư tưởng về triết lý đạo đức, chính trị - xã hội Và chính nhưng tư tưởng triết họccủa ông về vương chế, pháp hành, chính danh, quân đạo không trở thành tiền đềlý luận cho sự hình thành nên quan điểm triết học của ông mà còn trở thành tiền đểlý luận cho triết học Pháp gia sau này

Chương 2.

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ

1.1 NHỮNG THÀNH TỰU RỰC RỠ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HOC TRUNGQUỐC CỔ ĐẠI THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC

1.1.1 Trường phái Nho gia

"Nho gia hay Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ những chữ "nho".Theo Hán tự chữ "nho" là chữ hội ý, gồm chữ "nhân" nghĩa là người đứng trướcchữ "chu" nghĩa là cần, chờ đợi Nho gia còn gọi là nhà nho, người đã đọc thấusách thánh hiền, được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở cho hợp luân thườngđạo lý Trước thời Xuân Thu, nhà nho được gọi là "sĩ" chuyên học văn chương vàlục nghề góp phần trị vì đất nước Đến đời Khổng Tử, ông đã hệ thống hóa nhữngtư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho gia hay Nho học Ngườita cũng đã gắng học thuyết này với tên tuổi người đã sáng lập nên nó, gọi là Khổnghọc"3 Nho giáo, cơ bản là một học thuyết về đạo xử thế của người quân tử: Tuthân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ Tư tưởng Nho gia chiếm một vị trí đặc biệttrong lịch sử tư tưởng Trung Hoa Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời

2 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 341.

3 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 252.

Trang 12

sống xã hội Căn cứ vào những biến đổi trong nội dung của học thuyết mà trườngphái này được chia làm ba giai đoạn: Nho gia Tiền Tần, Hán Nho và Tống Nho.

Nho giáo đã phát triển qua nhiều thời đại khác nhau, mỗi giai đoạn đều cóngười đại biểu cho nó trong đó giai đoạn Tiền Tần có các nhà tư tưởng là KhổngTử, Manh Tử và Tuân Tử được coi là những nhà đại nho phải nói đến thời kỳ này.

1.1.2 Khổng Tử

Là người đầu tiên của trường phái Nho gia, Khổng Tử đã đưa ra quan điểmcủa mình về thế giới quan của con người và đạo đức con người Từ đó đưa ranhững phương thức khuyên răng con người góp phần vào hoàn thiện đất nước Trong quan điểm về thế giới quan, Khổng Tử đã kế thừa xuất phát từ kinh Dịch.Vạn vật trong vũ trụ sinh thành và biến hóa không ngừng, vạn vật làm vạn vật biếnhóa và ông gọi đó chính là đạo Bắt nguồn từ "âm và dương"4 tạo thành một thểthống nhất Đạo chi phối con người là trung thứ, được biểu hiện trong bốn đức lớn:Nhân, lễ, nghĩa, trí Ông đưa ra quan niệm về thiên mệnh với nội dung phải biếtmệnh, phải sợ mệnh, phải sợ mệnh, phải biết chờ mệnh lệnh, "con người ta sốngchết có mệnh, giàu sang là do mệnh trời"5 Khổng Tử quan niệm về quỷ thần, "quỷthần là linh khí trời đất tạo thành, không nên xem thường nên kính trọng và nêntránh xa"6.

Trong quan niệm về đạo đức và nhận thức, theo Khổng Tử con người nó là bẩmthụ tinh khí của cha mẹ âm dương, trời đất mà thành và cái mà tinh khí âm dươnghội tụ về thể xác nhưng sở hữu có sự khác nhau về mức độ cao thấp thì ông gọi làmệnh Theo Khổng Tử bản tính con người ta sinh ra là tốt đẹp, thành thật,ngaythẳng, ông nói: "nhân chi sơ, tính giả trực", được biểu hiện trong hệ thống các

4 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 254.

5.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 44.

6.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 45.

Trang 13

phạm trù đạo đức của Khổng Tử như: "Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, trung, hiếu,kính Trong đó nhân là phạm trù quan nhất, nhân chính là trung thứ, chính là đạolàm người7" Để được nhân thì phải làm được nghĩa, nghĩa là trách nhiệm bổn phậncủa mỗi người, không đòi hỏi tín tốn Trong trí và dũng, ơng đề cao giáo dục đểgiữ đạo hạnh con người, có giáo dục để hoàn thiện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín từ đóhoàn thiện đạo làm người, dũng là có ý chí, quả cảm, xã thân vì nghĩa để giữ đứcnhân thế mới là bậc quân tử, trượng phu.

Trong học thuyết về chính trị - xã hội, đây là nội dung quan trọng cốt lõi nhấtmang tính cấp bách của Trung Hoa thời Xuan Thu - Chiến Quốc Để cải biến xãhội Khổng Tử đã đưa ra học thuyết "nhân trị" và "chính danh định phận"8 Mỗingười đều có khái niệm, công dụng bản tính nhất định, danh hợp với thật là chínhdanh, theo đó chính danh là ngay thẳng, quân thần Chính danh là khôi phục đạolý, xây dựng xã hội chuẩn mực nhất định, "vua phải huệ, tôi phải trung, cha phảitừ, con phải hiếu"9, theo ông xã hội không yên ổn muốn trị nước phải chính danh.Trong chính danh Khổng Tử đề cao hai mối quan hệ vua - tôi, cha - con xem đây làhai mối quan hệ chính trong xã hội Trong việc trị nước cũng như tu thân, học đạosửa mình để đạt được "nhân" thì "lễ" cũng được Khổng Tử cũng rất chú trọng Lễđược mở rộng ra như trật tự xã hội, ngoài ra còn có nhạc, thi để cảm hóa người tatheo chân - thiện - mỹ Trên cơ sở đó mà ông đưa ra phạm trù của quân tử và tiểunhân.

Như vậy, tư tưởng triết học của Khổng Tử là một hệ thống hết sức phong phú sâusắc thống nhất xung quanh về các vấn đề thế giới và con người, về luân lý, đạođức, về chính trị xã hội Ông đã cố gắng giải quyết những vấn đề lịch sử xã hội như

7.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 52.

8.PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 264.

9 PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 265.

Trang 14

"tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Được xem là thành tựu rực rỡ nhất trongtriết lý nhân sinh và đạo đức con người.

1.1.3 Mạnh Tử

Là người kế tục của Khổng Tử, là người tiếp tục phát triển về tư tưởng thiênmệnh, đưa ra những quan điểm về đạo đức, quan niệm về chính trị xã hội.

Trong quan niệm về thế giới, Mạnh Tử đã phát triển tiếp tục quan điểm củaKhổng Tử, ông cho rằng tất cả trong thế gian này đều là do mệnh trời, chính quyềnvà bậc vua chúa đều do trời quyết định Theo ông "từ tính khí, tâm tính con ngườicho đến các nguyên tắc đạo đức, chân lý của đời sống xã hội cũng đều do trời phú,đó là do số phận trời định sẵn"10 Mạnh tử cho rằng vạn vật đều có đầy đủ trong ta,ta tự xét mình thành thực, đó chính là thế giới duy tâm chủ quan, chỉ cần hết lònghết dạ thì sẽ biết được bản tính của mình từ đó biết được bản tính của trời.

Về quan điểm về luân lý đạo đức con người, để trả lời cho câu hỏi bản tínhcon người là gì ? Theo Mạnh Tử bản tính con người là thiện "nhân chi sơ, tính bảnthiện"11."Tính thiện theo Mạnh Tử bắt nguồn từ bón mối gọi là tứ đoan, biểu hiệncho bốn đức: nhân, nghĩa lễ, trí"12 Ông cho rằng bản tính con người là thiện chínhlà do trời sinh ra từ tâm của con người, nếu biết giữ gìn nuôi nấng thì sẽ lớn lênkhông biết giữ gìn thì sẽ xấu đi, thể xác và tinh thần phải hòa vào nhau thì ta mớitốt đẹp.

Về học thuyết chính trị - xã hội: Đó là trong quan điểm của Mạnh Tử về thiênmệnh duy tâm và đẳng cấp xã hội, Mạnh Tử đề cao vai trò của trời và nhân chínhtrong lịch sử Ông chia xã hội ra hai loại người:"kẻ lao tâm, người lao lực"13.

10 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 176.

11 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 319.

12 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 319.

13.PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 323.

Trang 15

Người lao lực phải sản xuất để phục vụ cho người lao tâm, người lao tâm là nhữngngười quý tộc có thể trị vì, người lao lực phải phục tùng nuôi sống người lao tâm"Đó là lẽ thường tình trong thiên hạ"14 Tư tưởng về nhân chính là tư tưởng đặc sắccủa Mạnh Tử, nhân chính là làm chính trị bằng chính nghĩa, nhân đức, tư tưởngchính trị đó gọi là nhân chính Khi xã hội bị loạn lạc người ta chạy theo lợi, do vậynhân chính là khơng chạy theo lợi Ngồi ra ơng cịn đề cao bản dân, thân dân,"dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh"15, có dân mới có nước, có nước mới cóvua, thậm chí ông còn cho rằng dân còn có khi còn quan trọng hơn vua Mạnh Tửđề cao nhân nghĩa, ông phản đối những điều tàn bạo, bất nhân bất nghĩa, lên ánnhững điều xấu đặc biệt là vua chúa, những người như dậy ông cho là tặc.

Như vậy, trong tư tưởng triết học của Mạnh Tử còn nhiều yếu tố duy tâm,thần bí và mang tính chất tiên nghiệm luận Tuy nhiên trong học thuyết của MạnhTử cũng có nhiều quan điểm hết sức tiến bộ về tính thiện, phản ánh xu thế của lịchsử trong thời kỳ chuyển biến lịch sử xã hội ở giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc,đặc biệt là thời Chiến Quốc.

1.2 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TUÂN TỬ

Như đã nói, cuối thời Chiến Quốc, trên cơ sở của sự phát triển của tự nhiên,sự mở mang trên quy mô lớn các công trình thủy lợi, nền kinh tế nông nghiệp củacác nước đã đến đỉnh cao Thủ công ngiệp tiếp tục phát triển, thành thị cũng đạtđến đỉnh cao của sự phồn vinh Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm địa vị trong xãhội Nước Tần trở thành quốc gia hùng mạnh đang từng bước thôn tính các nướckhác, Tuân Tử là đại biểu của giai cấp địa chủ, vì vậy chính những thành tựu củakhoa học tự nhiên và vai trò tiến bộ của giai cấp địa chủ phong kiến lúc bấy giờ đãlà tiền đề nhận thức và xã hội quan trọng cho tư tưởng triết học của Tn Tử.

14 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 323.

15 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 324.

Trang 16

1.2.1 Đôi nét về Tuân Tử

Cuối thời Chiến Quốc, trong cuộc chống lại những tư tưởng chống lại chủnghĩa duy tâm, trên cơ sở kế thừa tiếp thu cũng như có những phê phán nhiều tưtưởng duy vật của các trường phái triết học trước kia và để phát triển triết học duyvật cổ đại lên một trình độ cao hơn, mà nhà triết học Tuân Huống hay gọi là TuânTử xuất hiện.

Tuân Tử (315 - 230 TCN), tên Huống, tự là Khanh, người nước Triệu TuânTử là một trong những Nho Gia lớn ở cuối thời Chiến Quốc Đó là thời kỳ xã hộiTrung Hoa "như nước đổ cuồn cuộn", các trường phái triết học rất thịnh hành, cáctriết gia đua nhau xuất hiện, khiến người ta gọi thời kỳ này là "Bách gia chư tử".Nho giáo, Lão gia, Mặc gia là những trường phái triết học lớn có ảnh hưởng rộngrãi ở Trung Quốc lúc bấy giờ Các học thuyết về thế giơi quann, nhân sinh quankhác nhau vừa kế tục vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên không khí sôi động đươngthời Theo đó Tuân Tử đã là người theo học thuyết của Khổng Tử, đề cao "nhânnghĩa", "lễ nhạc" chủ trương "chính danh", trọng vương khinh bá 16 Tuy nhiên tưtưởng của Tuân Tử lại tương phản với Khổng Tử và Mạnh Tử cả về thế giới quancũng như tư tưởng về triêt lý đạo đức, chính trị.

1.2.2 Tư tưởng của Tuân Tử về thế giới quan

Trong quan niệm về thế giới, mặc dù là trường phái Nho Gia nhưng trái vớihọc thuyết về "Thiên mệnh" của Khổng Tử và Mạnh Tử, nếu Mạnh Tử đưa ra quanniệm về một lực lượng siêu nhiên tối cao, chi phối vạn vật và con người, thì TuânTử lại đưa ra quan điểm thể hiện tính chất vô thần của ông Tuân Tử cho rằng, toànbộ thế giới này bao gồm ba bộ phận: "Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có

16.PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 341.

Trang 17

văn trị"17 Trong đó, theo Tuân Tử trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên và bản thântự nhiên là cơ sở hình thành biến hóa của vạn vật Ông nói: "Trời vận hành có quyluật thường ngày, không vì Nghiêu mà còn, không vì Kiệt mà mất Người theo quyluật đó mà yên trị thì tốt, hễ ứng theo luật ấy mà rối loạn thì xấu Cho nên ai hiểurõ sự phân biệt giữa trời với người mới là bậc chí nhân"18 Không làm mà thànhtựu, không cầu mà được, đó gọi là chức vụ của trời, trời có bốn mùa, đất có sảnvật, người có sự cai trị Như vậy người với trời đất tạo thành bộ ba Mỗi bộ phậntrong tự nhiên có nhiều đặc tính riêng, hoàn toàn đối lập với thiên mệnh.

Theo Tuân Tử, trời là các hiện tượng vật chất như các vì sao theo nhau vậnhành, mặt trời, mặt trăng theo nhau chiếu sáng, bốn mùa thay nhau chi phối, âmdương chi phối vạn vật, gió mưa ơn xuống cho khắp nơi, cái đạo thâm viễn, cônghiệu vô hình, nhờ đó vạn vật lớn lên đó là đạo của trời

Ông cho rằng, đạo trời diễn ra một cách tự nhiên nhất định, khôn liên quan gìđến đạo người, hay vật chất cuộc sống con người, trời không có ý thức gì cả Mọisự vận động, biến hóa của vạn vật do chi phối của đạo trời, cũng như sự thay đổicủa vũ trụ không hề phụ thuộc hay liên quan gì đến sự sáng suốt hay hôn muội củanhững kẻ cầm quyền Chúng luôn luôn tuân theo quy luật khách quan vốn có củatự nhiên Do đó sự tồn tại của trời là khách quan, ông chỉ ra không phải vì người taghét giá lạnh mà trời bỏ mùa đông, không phải người ta ngại xa xôi mà đất rút hẹpbề mặt lại Tự nhiên và quy luật biến hóa của nó là không thể thay đổi theo ý muốnchủ quan của con người được19 Từ đó, Tuân Tử đi tới khẳng định không có cái gọilà thiên mệnh, trời không thể quyết định vận mệnh của con người Việc trịloạn,lành hay dữ, khỏe mạnh hay đau yếu, giàu hay nghèo của con người là dochính con người làm ra chứ khơng phải tại trời20.

17.PGS.TS.Dỗn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 251.

18 Võ Thiện Điển: Tuân Tử, Nhà phê bình triết học Trung Quốc cổ đại, Nxb Văn hóa thơng tin, 2009, tr, 11.

19 PGS.TS.Dỗn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 252.

20 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 252.

Trang 18

Theo Tuân Tử, nếu con người hành động thuận theo trật tự của giới tự nhiênthì sẽ được hạnh phúc, trái lại sẽ được sẽ gặp tai họa Ông khuyên con người hãy tựtin, biết làm chủ chính mình và chỉ cần ra sức phát triển sản xuất nông nghiệp, tiếtkiệm tiền của trời sẽ không để cho con người nghèo khổ, giữ gìn thân thể khỏemạnh, ăn ở điều độ, thì trời sẽ không để cho ốm đau bệnh tật, không có quỷ thầnnào xâm hại được Từ đó ông khẳng định, trời có thiên chức của trời, người cóthiên chức của người Người quân tử, bậc chí nhân là người hiểu thấu đạo trời,không ỷ lại trời,không phụ thuộc vào trời, không tranh thiên chức của trời mà lolàm tốt việc của con người Thiên chức con người là phải là phải ra sức phát triểnsản xuất, sửa trị việc nước chú trọng giáo hóa đạo đức, lễ nghĩa, như vậy con ngườimới có thể sánh ngang với trời đất Từ đó ta sẽ thấy được nét văn minh của conngười, còn nếu con người không biết nhận thức tự nhiên, không làm chủ mình tinvào trời, quỷ thần, lam mất lòng dân, lễ nghĩa không lo sữa thì đó là tai họa.

Đây là tư tưởng hết sức tiến bộ của ơng hồn tồn đối lập với những quanđiểm thuận theo quan điểm thuận mệnh, chờ mệnh, sợ mệnh có tính chất duy tâmthần bí được tuyên truyền đương thời Nó như một cuộc cách mạng trong triết lýnhân sinh, hành động trong lịch sử triết học Trung Quốc Ông chỉ ra: "Các hiệntượng do giới tự nhiên sinh ra như sao sa, nhật thực, nguyệt thực, nắng mưa, hạnhán, lụt lội chỉ là hiện tượng của bản thân tự nhiên Đó là cái biến hóa của trờiđất âm dương, cho là lạ thì nên , mà lo sợ thì không nên, nó không thể quyết địnhđiều hòa phúc, tốt xấu của con người, cho nên không đáng sợ"21 Những nghi tôngiáo cũng như cúng tế và cầu khấn chỉ có thể dùng để làm cho phong phú và tươiđẹp cuộc sống của con người Ơng quả quyết rằng quỷ thần khơng thể chi phốiđược cuộc sống con người.

21 PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 344.

Trang 19

Trong quan niệm về thế giới, Tuân Tử còn đưa ra học thuyết về khí, ông xemkhí là yếu tố vật chất cấu tạo nên thế giới, đồng thời dựa vào những tri thức khoahọc sơ khai về tự thiên văn địa lý, sinh vật học, y học đạt được thời bấy giờ, ôngvạch ra sự phân biệt khác nhau giữa vật chất vô cơ, thực vật động vật và lồingười Ơng nói: "Nước lửa nhưng khơng có sinh mệnh, cỏ cây có sinh mệnh nhưngkhơng có tri giác, lồi cầm thú có tri giác nhưng không có lễ nghĩa Lồi ngườikhơng chỉ có khí có sinh mệnh, có tri giác mà con có lễ nghĩa, cho nên con ngườilà cao quý nhất trong vạn vật"22.

Theo Tuân Tử, con người không chỉ là một bộ phận của giời tự nhiên mà cònlà sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên Ông đưa ra mối quan hệ giữa thể xác vàtinh thần, ông cho rằng tình cảm, dục vọng khí quan cảm giác và hoạt động tư duycủa con người là hiện tượng tự nhiên không cầu mà có, không có một lực lượngthần bí siêu nhiên nào chi phối đời sống con người Ông cho răng: "Hình thể sinhra tinh thần Sự xấu tốt và những tình cảm vui mừng, giận dữ, bi ai, lạc quan, đềucó đủ trong con người"23, nghĩa là hình thể con người là cái có trước sau đó mớisinh ra tinh thần,ý thức tình cảm.

Những tư tưởng đặc sắc đó của Tuân Tử đã góp phần quan trọng vào sự pháttriển chủ nghĩa duy vật ở Trung Quốc cổ đại Tuy nhiên, trong quan điểm về tựnhiên ơng vẫn chưa thốt khỏi sự chi phối của phương pháp siêu hình, khi cho rằngtư khi khai thiên lập địa đến nay tình trạng trời đất vẫn không có gì thay đổi Đócũng chính là điểm hạn chế trong thế giới quan triết học của ông.

1.2.3 Tư tưởng của Tuân Tử về nhận thức luận

22 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 255.

23 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 256.

Trang 20

Tuân Tử đã xây dựng lên học thuyết về nhận thức trên nền tảng chủ nghĩa duyvật hết sức đặt sắc và tến bộ Ông khẳng định con người có đủ năng lực nhận thứcvạn vật trong thế giới Ông coi nhận thức chính là sự phản ánh các sự vật, hiệntượng khách quan bởi con người Trong đó sự kết hợp giữa năng lực nhận thức củacon người với sự vật khách quan là điều kiện tạo nên tri thức.

Trong quá trình nhận thức, Tuân Tử khẳng định nhận thức con người trướchết bắt đầu từ kinh nghiệm cảm giác và mỗi cơ quan cảm giác - "thiên quan" đềucó khả năng nhận thức được các sự vật hiện tượng bên ngoài khi chúng tác độngvào các giác quan của con người Nhưng cảm giác do thiên quan mang lại rất phứctạp, không có đầu mối và mới chỉ dừng lại ở sự hiểu biết bề ngoài có tính chấtriêng lẽ về sự vật Muốn nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về sự vật hiện tượngcon người phải dựa vào sự hoạt động của khí quan tư duy, mà ông gọi là "tâm tri","Tâm là làm rõ sự biết, có làm rõ sự biết mới nhờ tai nghe được, mới nhờ mắt màbiết hình được "24.

Theo Tuân Tử, tâm là chủ thể tinh thần của con người có thể điều khiển cácquan năng như tai, mắt, mũi, miệng gọi là ngũ quan, Tuân Tử gọi là thiên quân tứclà thống soái các giác quan Tâm, ngoài khả năng nhận biết lời nói, hành động,mừng, giận, yêu thương, mong muốn, vui buồn, mà tâm còn có khả năng đặc biệtmà Tuân Tư gọi là "trưng tri" Trưng là mời, nhóm, tập hợp lại, tri là tri giác, hiểubiết "Trưng tri" nghĩa là khả năng của tâm có thể tổng hợp, phân tích, khái quáhóa, trừu tượng hóa do các giác quan mang lại, so sánh sự giống nhau, khác nhau,đem cho chúng một ý nghĩa, giống thì đặt cho nó một tên gọi, một danh quy ước,để gọi chung cho tất cả cái giống nhau đó.Tâm phản ánh các đặc tính của sự vật,hiện tượng nhưng không lúc nào ngưng trệ, vẫn là trống không và vẫn có thể tiếpnhận được tri thức mới.

24 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 257.

Trang 21

Tuân Tử chỉ ra rằng, người ta chỉ có dựa vào tác dụng suy lý của tư duy mớicó thể phân biệt phán đoán được tính chất của sự vật do cảm quang mang lại.Nhưng hoạt động của tâm tất yếu phải lấy hoạt động của thiên quan làm cơ sở Ởđây ông đã giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa hai giaiđoạn của quá trình nhận thức - vấn đề quan hệ giữa cảm giác và tư duy.

Tuân Tử cũng tiến hành phân tích các loại cảm giác và ông đã chỉ ra, trongnhững điều kiện nhất định, khả năng, tác dụng của các cơ quan cảm giác cũng bịhạn chế, do đó có lúc chúng mang lại tri giác không đầy đủ, những ấn tượng sailầm về sự vật hiện tượng Hơn nữa cảm quan nếu tách rời sự dẫn dắt của tâm thì sẽdẫn con người ta tới con đường mù mịt Ông nói:"Người ta lúc đi trong đêm tốitrông thấy con đá tưởng con hổ nằm, thấy đám cây trong rừng tưởng có ma theosau đó là cái mờ tối che khuất cái sáng vậy Người say rượu nhảy qua cái mươngmột trăm bước mà cho là nhảy qua chưa đầy một bước, đi qua cửa thành mà cho làthành nhỏ như cửa buồng chính cái say làm loạn cái tinh thần thần vậy Đứng dướinúi trông cây cao muôn trượng ở trên núi như chiếc đũa, nếu đi tìm đũa thì cũngkhông trèo lên mà bẻ được, cái cao che cái dài vậy"25 Trên cơ sở đó, ông chỉ rarằng quan niệm về ma quỷ thực chất là từ ảo giác con người sinh ra "Đi dạo chơidưới trăng, cúi đầu thấy bóng vật, liền cho là ma quỷ trên mặt đất"26 Cho nên ôngdạy người ta khi bị cảm giác mê hoặc phải dựa vào lý trí, vào cái tâm để sửa chửathì sẽ xóa những ảo giác và tưởng tượng sai lầm.

Những tư tưởng quý báu đó của Tuân Tử đã góp phần phát triển lý luận nhậnthức trong triết học cổ đại lên một bước mới, chống lại các học thuyết sai lầm nhưbất khả tri luận, tiên nghiệm đương thời Do đó nó ảnh hưởng tích cực đến quanđiểm của các nhà triết học sau này, như Hàn Phi chẳng hạn Tuy nhiên trong lý

25 PGS.TS.Dỗn Chính: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 347.

26 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 259.

Trang 22

luận về nhận thức, Tuân Tử đã phóng đại vai trò tác dụng của tâm, coi tâm là chủthể của ý thức là cái cao hơn hết, nên nhận thức luận của ông còn mang tính chấthạn hẹp và nghiêng về phía chủ nghĩa duy tâm.

1.2.4 Tư tưởng của Tuân Tử về lôgic học

Trong cuộc đấu tranh chống lại các học thuyết có tính chất ngụy biện, chủnghĩa duy tâm, Tuân Tử cũng nghiên cứu lôgic học và đã trình bày một cách duyvật quá trình hình thành, công dụng của danh từ, khái niệm.

Tuân Tử cho rằng danh từ và khái niệm chính là sự phản ánh những đặc tínhcủa sự vật trong thế giới Sự hình thành khái niệm trước tiên là phải dựa vào cảmgiác con người, sau đó người ta lấy những tính chất chung của các sự vật, hiệntượng do các cơ quan cảm giác đem lại để phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, kháiquát hóa, quy nạp thành từng loại, rồi đặt cho nó một tên gọi, do đó đã hình thànhdanh từ hay khái niệm Ông chỉ ra tác dụng của danh và căn cứ chủ yếu để chỉdanh Theo ông, "danh là để chỉ thực, trên là để làm rõ sang hèn, dưới là để phânbiệt cái giống nhau và cái khác nhau của cái thực"27 Danh của Tuân Tử không chỉmang ý nghĩa nhận thức luận và lôgic học mà còn gắn với ý nghĩa đạo đức xã hội,không chỉ yêu cầu con người ta trong nhận thức phải xây dựng được những kháiniệm, tên gọi đúng với sự vật, hiện tượng được gọi qua danh, mà còn yêu cầu mọingười trong đời sống phải thể hiện đúng chức vụ, địa vị của mình

Trong học thuyết về lôgic, Tuân Tử đã xem khái niệm là cái chung, cái bảnchất được rút ra từ những cái cụ thể khác nhau rồi trừu tượng hóa đi mà có Ôngcũng cho rằng bản chất, tính chất chung của khái niệm là để chỉ toàn bộ sự vật haymột loại sự vật, qua đó có thể phân biệt cái giống nhau và cái khác nhau của sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan Do đó ông chia ra thành "danh chung" và

27 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 261.

Trang 23

"danh riêng"28 Theo đó, "danh chung" là kết quả của quá trình suy lý tổng hợp cón"danh riêng" là kết quả của quá trình suy luận từ phân tích" Từ đó ông khẳng định,cái chung, cái toàn bộ, ở trong cái riêng, cái cá biệt Cái chung chỉ có thể bao hàmcái cá biệt một cách đại khái Cái chung và cái riêng tuy khác nhau nhưng khơngtách biệt nhau Đó cũng là quan niệm hồn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm,chiết trung của Trang Tử, Danh Gia khi tách rời cái chung với cái riêng, đi tới tuyệtđối hóa cái chung.

1.2.5 Tư tưởng của Tuân Tử về đạo đức

Trong quan điểm về luân lý đạo đức: Khác với Nho Gia, nếu như Khổng Tửcho là "nhân chi sơ, tính giả trực", Mạnh Tử cho là "nhân chi sơ, tính bản thiện" thìTuân Tử lại khẳng định "bản tính người là tính ác"29 Sở dĩ ông cho bản tình ngườilà ác, vì tính theo ông chính là bản năng sinh lý của con người: "Sinh ra mà có sẵnnhư thế gọi là tính, tính do hài hòa khí xung hợp mà sinh ra, tính linh hợp vớingoại vật, cảm ứng lẫn nhau, không làm mà tự nhiên gọi là tính"30 Ông viết, "Bảntính con người là hám lợi, sinh ra đã hám lợi rồi, thuận theo sự hám lợi thì tranhđoạt chứ không nhường nhịn nhau Sinh ra đã ganh ghét rồi, thuận theo ganh ghétlà thì làm hại nhau chứ không phải trung tín với nhau Sinh ra đã tai ham mắt muốnrồi, thuận theo lòng dục ấy thì sinh ra dâm loạn chứ khơng có lễn nghĩa và văn lý

Ơng khẳng định, bản tính con người ta là ác, thiện là do con người ta làm ra,tức thiện không phải vốn có của con người mà là ngụy Ông coi hành động conngười tạo ra tính thiện đó cũng như: "Cây cong phải đợi khuôn uốn, hơ nóng rồikéo ra, sau mới thẳng được Đồ kim khí cùn nhụt ắt phải mài giũa rồi sau mới sắtbén được Cái tính của con người ta cũng vậy, ắt phải có thầy, phải có phép dạy

28 PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 348.

29 PGS.TS.Doãn Chính: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2012, tr, 349.

30 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 264.

Trang 24

bảo rồi sau mới có lễ nghĩa và mới trị"31 Ông vạch rõ, hành vi đạo đức của conngười là do thới quen lâu ngày mà thành Phẩm chất con người là sản phẩm củahoàn cảnh xã hội và kết quả của sự học tập tu dưỡng lâu ngày mà nên Theo ông,tính người tuy ác, nhưng ra sức tu dưỡng rèn luyện,học tập thì có thể cải hóa để trởnên thiện được Bằng sự giáp dục lễ nghĩa, bằng tích thiện thì bất cứ người nàocũng đều có thể đạt được địa vị của người quân tử Sự phân biệt giữa quân tử vàtiểu nhân cũng như sĩ, nông, công, thương, không phải do thiên tính của họ quyếtđịnh mà là kết quả của sự tích lũy thói quen lâu ngày.

Trong việc giáo dục con người, nếu như Khổng Tử đề cao "nhân", Mạnh Tửđề cao "nhân nối với nghĩa" thì Tuân Tử lại đề cao "lễ" Ôn nói "lễ là cái cùng cựccủa đạo"32 Nguyên nhân sinh ra lễ chính là bắt nguồn chính là bắt nguồn từ lợi ích,ham huốn và hạnh động thõa mãn những ham muốn đó của con người"33 Trongtriết học, Tuân Tử còn quan niệm lễ không chỉ là quy tắc ứng xử trong gia tộc màcòn là nguyên tắc căn bản nhất để trị nước Ông viết: "Đây là thứ chuẩn mực thẳngnhất, lễ là nguyên tắc căn bản nhất trong việc trị nước, không tuân theo lễ mà làm,không coi trọng lễ, đó gọi là không giữ chính đạo Tuân theo lễ mà làm, lại coitrọng lễ gọi là chính trực"34 Vì thế, có thể nói khái niệm lễ là khái niệm hạt nhântrong tư tưởng chính trị của Tn Tử Ơng nói: "Người khơng có lễ thì việc khôngsống, việc không lễ thì không thành, quốc gia không lễ thì không minh"35

Cùng với lễ, thì Tuân Tử còn đề cao lễ Nhạc cũng là phương tiện để điều hòatính khí, di dưỡng tinh thần, hướng con người ta tới đạo chân chính "Nhạc trungbình thì dân hòa thuận, mà không lưu đãng, nhạc nghiêm trang thì dân chỉnh tề màkhông loạn Dân hòa và tề thì binh mạnh thành bền Cho nên, nhạc là để làm cái

31 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 264.

32 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 266.

33 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 266.

34.PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 266.

35 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 266.

Trang 25

đạo cho sự vui vầy Bởi vậy nhạc là cái đạo cho sự thịnh đức cho việc trị ngườivậy"36.

Như vậy, trong học thuyết về luân lý đạo đức tư tưởng của Tuân Tử cũngđóng góp hết sức ý nghĩa khi đề cao lễ nhạc Trong quan niệm bản tính người mộtmặt là tính ác, nhưng một mặt lại cho là thiện khi có thể cải hóa được nhờ sự giáodục rèn luyện.

1.2.6 Tư tưởng của Tuân Tử về xã hội

Một trong những học thuyết quan trọng của Tuân Tử đó là học thuyết về xãhội Khi nghiên cứu về nguồn gốc của chế độ xã hội, ông chỉ ra rằng con ngườikhác ở động vật là ở chỗ có sự phân Theo Tuân Tử loài người sỡ dĩ có sự sinhhoạt thành cộng đồng là do mỗi thành viên trong xã hội ai cũng tuân theo địa vịtrách nhiệm nhất định của mình gọi là phận Nhưng để định ra và duy trì trật tự,bổn phận trách nhiệm của mỗi thành viên của mỗi thàh viên cộng đồng trong xãhội, làm cho đời sống xã hội không có tranh đoạt, rối loạn, tất yếu phải có quy tắcthể chễ xã hội Chính vì thế mà nhà nước và lễ nghĩa ra đời Quan điểm của TuânTử về nguồn gốc nhà nước và thể chế xã hội, chính là sự công khai tán dương tìnhhơp lý của chế độ đẳng cấp Nó đã trở thành căn cứ lý luận để giai cấp quý tộc mớixây dựng và duy trì nền thống trị của chúng đối với nhân dân lao động Trung Quốcđương thời.

Trong học thuyết xã hội của Tuân Tử, ông đề cao nhân nghĩa, trọng lễ nhạctrong đạo trị nước, coi "quân tử" như cây nêu, cây nên ngay thẳng thì bóng ngay,quân tử như cái mâm, mâm tròn thì nước tròn Ông phê phán cách trị nước bằngquyền lực tàn bạo, nhưng ông cũng rất chú trọng đến phương pháp trị nước bằnghình pháp Vì theo ông, mặc dù lễ nghĩa là nguồn gốc của trị nhưng chỉ có lễ thơi

36 PGS.TS.Dỗn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 267.

Trang 26

thì chưa đủ để trị nước, giáo hóa dân mà còn phải nghiêm hình trọng phạt, chỉ có lễpháp kết hợp mới khiến cho các quốc gia hợp ư văn lý, quý ư trị Vì thế ông chủtrương "nguyên lý trị nước, lễ nghĩa - hình phạt"37 Trong tư tưởng của Tuân Tửtrọng pháp, Tuân Tử luôn coi trọng cả hai mặt thưởng và phạt Ông cho rằng phápluật nghiêm minh có thể ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác, răng đe nhữngđiều xấu chưa xảy ra, pháp lệnh thi hành, phong tục tốt đẹp Chính theo tư tưởngđó mà các nhà triết học sau này đã kế thừa phát triển chuyển từ phương pháp lễ trịsang phương pháp pháp trị, góp phần giúp cho Tần Thủy Hoàng thống nhất đượcTrung Hoa sau những năm dài chiến tranh khốc liệt38

1.2.7 Đánh giá tư tưởng của Tuân Tử

Như vậy, đứng trên lập trường cơ bản là duy vật, qua các quan điểm về thếgiới quan, về nhận thức luận, luân lý xã hội và các học thuyết của Tuân Tử Thậtđã đóng góp nhiều tư tưởng rất quan trọng trong lịch sửu Trung Quốc cổ đại và đạtđến trình độ sâu sắc Tuy cái nhìn của ông đối với những vấn đề xã hội còn nhiềuyếu tố duy tâm, và những tư tưởng triết học của ông luôn liên hệ khăng khít với lợiích giai cấp địa chủ quý tộc mới, bảo vệ tích cực cho chế độ chuyên chế phongkiến đang lên ở cuối thời Chiến Quốc Nhưng trong điều kiện lịch sử đương thời,những thành quả đạt được trong hệ thống triết học của ông, như chủ nghĩa duy vậttriệt để trong quan niệm về tự nhiên, sự phát triển về lý luận nhận thức và lôgic họccũng như quan điểm về vai trò tích cực của con người trong hoạt động nhận thứcvà cải biến xã hội, so với những quan điểm duy tâm, thần bí chiết trung, ngụy biệncủa của các nhà triết học đại diện cho quan điểm của bọn quý tộc cũ, đã là mộtbước phát triển dài trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.

37 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 269.

38 PGS.TS.Doãn Chính: Đại cương lịch sử Trung Quốc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr, 269.

Trang 27

Có thể thấy, nếu đưa quan điểm của Tuân Tử so sánh với Mạnh Tử thì tuy cảTuân Tử và Mạnh Tử đều là người kế thừa các quan điểm điểm của Khổng Tửnhưng cuối cùng giữa họ lại có sự khác nhau tao ngộ Trên lịch sử Trung Quốc,Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới một nấc so với Khổng Tử, sáchMạnh Tử được liệt vào mười ba kinh thư mà tâng lớp trí thức cổ kim ai nấy đềuhọc hỏi theo truyền thống Còn sách của Tuân Tử thì trái lại,không được người coitrọng, thận chí có chỗ còn bị coi như dị đoan Xét ra thì có hai nguyên nhân tạo nênhiện tượng này là vì: Một là, Tuân Tử đề ra tính ác ngược lại với tính thiện củaMạnh Tử, hai là có hai đệ tử của Tuân Tử sau này là Hàn Phi Tử cùng Lý Tư đềulà nhân vật chủ chốt trong cuộc dẫn đến tàn bạo chính của nhà Trần

C KẾT LUẬN

Có thể nói, Trung Hoa đã có một chiều dài lịch sử ngàn mấy ngàn, mỗi giaiđoạn mỗi đặc điểm rất riêng cho thời kỳ đó Và trong mỗi thời kỳ đó lại đem đếncho đất nước này thêm nhiều tư tưởng quan điểm triết học phù hợp với điều kiệnlịch sử xã hội Trong đó là thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các tư tưởng triết học đãthể hiện và phản ánh cụ thể đi sâu và nhiều lĩnh vực trong đời sống và hiện thực.trong đó có các quan điểm và tư tưởng của trường phái Nho Gia, mà Khổng Tử làngười khởi xướng, sau đó được Mạnh Tử và Tuân Tử kế thừa và phát triển thànhnhiều bậc.

Trong đó là môn đố xuất sắc của học phái Nho Gia, Tuân Tử đã kế thừa vàphát huy nhiều luận điểm quan trọng trong học thuyết của Khổng Tử Ông là mộttrong những Nho gia lớn ở cuối thời Chiến Quốc, là thời kỳ mà xã hội Trung Quốcnhư nước đổ cuồn cuộn bởi các học phái triết học rất thịnh hành, các triết gia đuanhau xuất hiện khiến người ta phải gọi là thời kỳ "Bách gia chư tử" Nho gia, Lãogiáo và Mặc gia là những môn phái triết học lớn có tầm ảnh hưởng rộng rãi ở

Trang 28

Trung Hoa thời bấy giờ Các học thuyết về thế giới quan nhân sinh quan khác nhauvừa kế thừa tư tưởng của nhau, vừa đấu tranh công kích nhau tạo ra không khí sôiđộng trong học thuật đương thời Tuân Tử đã dựa vào đó, trên thế giới quan, biệnluận sắc xảo của mình để phản bác lại các học phái đặc biệt là sự phê phán của ôngđối với đạo của Lão Tử và Trang Tử với học thuyết về tính thiện của Mạnh Tửcùng sự ngụy biện của các Danh gia biện giả khi luận về "danh" và "thực"

Khi quan niệm về thế giới, thể hiện rất rõ tính chất vô thần của Tuân Tử đó làthế giới được cấu thành bởi ba bộ phận: trời, người và đất trong đó con người làsản phẩm cao nhất của giới tự nhiên Ơng khơng tin vào thiên mệnh và quỷ thần,với quan điểm này thì hoàn toàn trái ngược với Khổng Tử Thể hiện cho sự tráingược rõ nhất nữa về đạo đức đó là khi quan niệm về bản tính con người, đối vớiKhổng Tử và Mạnh Tử con người ta sinh ra là thiện nhưng với Tuân Tử thì bảntính con người là ác, khi sinh ra đã là ác, tính thiện là do con người học tập rènluyện mà nên, với quan niệm này tạo nên cho Tuân Tử một nhà tư tưởng rất riêng

Không chỉ dừng lại ở đó, với những lĩnh vực khác như nhận thức luận quanđiểm của ông đã tạo nên một học thyết nhận thức hết sức đặc sắc và tiến bộ, dựatrên nền tảng chủ nghĩa duy vật Gần với ý nghĩa đó là Tuân Tử đã có cuộc đấutranh chống lại các học thuyết có tính chất ngụy biện, chủ nghĩa duy tâm khi quanniệm về quan điểm logic của mình Điều đó chứng tỏ ông là người rất uyên bác,từng nghiên cứu kỹ các học thuyết thời bấy giờ và sự phê phán của ông còn cónhiều quan điểm rất có giá trị.

Mặc dù con một vài điểm hạn chế như ông thường đứng vào vị trí học tập đểđánh giá người khác, ông cũng chú trọng thực tiễn hơn là lý thuyết suông, cho nênluôn luôn nhấn mạnh vấn đề chính trị xã hội, gạt bỏ mọi ý tưởng thần thoại huyềnảo, theo đuổi lý tưởng giải phóng con người Bên cạnh đó, mọt vài phương diện

Trang 29

trong quan điểm của ông cũng mang yếu tố duy tâm, trên hết là trong tư tưởng củaông luôn tích cực bảo vệ cho quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến đang lêntrong thời kỳ này.

Các nhà Nho chính trị đời sau trong việc "trị quốc an dân" nói chung ít nhiềucũng vận dụng và phát huy tư tưởng kinh tế chính tri xã hội của Tuân Tử, nhưngkhi quy công thì chỉ có hai bậc thánh nhân là Khổng Tử và Mạnh Tử được nhắcđến còn Tuân Tử thì hầu như bị lãng quên Nguyên nhân chính có lẽ do học thuyếtcủa Tuân Tử đã có nhiều chỗ phủ định mạnh mẽ những yếu tố bảo thủ, duy tâmthần bí trong tư tưởng truyền thống Nho gia.

Mặc dù vậy nhưng không thể phủ nhận những đóng góp, công lao lớn nhấtcủa Tuân Tử khi ông đứng trên lập trường cơ bản là chủ ngĩa duy vật, ông đã kếthừa cũng như phê phán các trào lưu, trường phái tư tưởng trước đó để xây dựngnên học thuyết của mình Sau này các tác phẩm của ông được hậu thế sưu tầmchỉnh sửa và biên tập thành nhiều bộ sách của Tuân Tử cho đến bấy giờ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 30

4 Võ Thiện Điển, Tuân Tử nhà phê bình triết học cổ đại Trung Quốc, Nxb.

Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2010.

5 Phùng Hữu Lan, Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Khoa học Hà Nội,2007.6 Phùng Hữu Lan, Đại cương triết học sử Trung Quốc, Nxb Thanh niên,1999.7 Phùng Hữu Lan, Tinh thần triết học Trung Quốc, Nxb Đại học sư phạm TPHồ Chí Minh, 2010.8 Trương Văn Lập, Khí, triết học Phương Đông, Nxb Khoa học xã hội HàNôi, 2000.

9 Trần Tử Linh, Lại Thuần Mỹ, Tuân Tử: Tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn,

Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2010.

10.Ơn Hải Minh, Tư tưởng triết học Trung Quốc, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí

Minh, 2012.

11.PGS Bùi Thanh Quất, Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, 2002.

12.TS Hà Tiên Sơn, Lịch sử triết học, Nxb Trẻ, 2003.

13.PGS.TS Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, 1997.

Ngày đăng: 30/01/2024, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w