1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận môn kinh doanh quốc tế đề tàicơ cấu tổ chức của công ty nestle

29 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Nestle
Tác giả Vũ Thị Ánh Hồng, Bùi Thị Thắm, Vũ Thị Hồng Ánh, Nguyễn Khánh Diệu, Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Thùy Linh, Phan Thị Hoài Linh
Người hướng dẫn THS Nguyễn Hồng Trà My, THS Nguyễn Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Cơ cấu tổ chức không những phải phù hợp và nhất quán với chiến lược mà còn phải phù hợp với cả môi trường cạnh tranh.Là một trong những công ty lớn và uy tín bậc nhất thế giới, điều hành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

∞∞∞oOo∞∞∞ Hà Nội, tháng 9/2022

ĐỀ TÀI

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY NESTLE

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10 Lớp tín chỉ: KDO307 (GĐ1-HK1-2223).2 Giảng viên hướng dẫn: THS Nguyễn Hồng Trà My, THS Nguyễn Hồng Hạnh

TIỂU LUẬN

MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

STT Họ và tên MSSV Chức năng

2 Bùi Thị Thắm 2014120128 Thành viên

3 Vũ Thị Hồng Ánh 2014120021 Thành viên

4 Nguyễn Khánh Diệu 2014120029 Thành viên

5 Nguyễn Quỳnh Hương 2014110112 Thành viên

6 Nguyễn Thùy Linh 2011510031 Thành viên

7 Phan Thị Hoài Linh 2011510032 Thành viên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NESTLE 5

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nestle 5

1.2 Danh mục sản phẩm của Nestle: 7

1.3 Tác động bên ngoài và chiến lược kinh doanh của Nestle 8

1.3.1 Tác động bên ngoài 8

1.3.2 Chiến lược kinh doanh “Chiến lược xuyên quốc gia” của Nestle 9

2.1 Cấu trúc hiện tại của NESTLE 12

2.1.1 Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc 13

2.1.2 Cơ cấu tổ chức theo chiều ngang 15

2.2 Phân tích và đánh giá ảnh hưởng trong cấu trúc của Nestle 17

2.2 Đánh giá về cơ cấu 19

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt hơn nhiều thập kỷ vừa qua, kinh doanh quốc tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục đã trở thành một trong những xu hướng làm thay đổi đáng kể cục diện thế giới Để ra được các quyết định giúp kinh doanh quốc tế thành công, mỗi doanh nghiệp phải có hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế, các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế và phương thức thâm nhập thị trường quốc tế và hơn hết, doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý

Cơ cấu tổ chức là cách thức sắp xếp vai trò, trách nhiệm và những mối quan hệ của các

cá nhân trong một tổ chức, là công cụ quan trọng trong việc triển khai chiến lược của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức không những phải phù hợp và nhất quán với chiến lược

mà còn phải phù hợp với cả môi trường cạnh tranh

Là một trong những công ty lớn và uy tín bậc nhất thế giới, điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm: Các sản phẩm của Nestle có mặt tại hầu hết các quốc gia và đáp ứng nhu cầu đa dạng về dinh dưỡng của người tiêu dùng tại khắp nơi trên thế giới

Vậy cơ cấu tổ chức của Nestle được thiết kế với những mô hình như thế nào để có thể đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế Đó cũng chính là câu hỏi khinghiên cứu các case studies về kiến trúc thượng tầng của một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, và cũng là lí do nhóm chúng em chọn đề tài: "Cơ cấu tổ chức của Công

ty Nestle "

Bài tiểu luận của chúng em bao gồm 2 chương:

Chương 1: Giới thiệu về công ty Nestle

Chương 2: Cơ cấu tổ chức của công ty Nestle

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Ths Nguyễn Hồng Trà My, Ths Nguyễn Hồng Hạnh giảng viên bộ môn Kinh doanh quốc tế đã giúp

đỡ hoàn thành đề tài tiểu luận Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, bài tiểu luận có thể không tránh được những sai sót, khuyết điểm, hy vọng có thể nhận

Trang 5

được sự góp ý, thảo luận và sửa chữa của quý thầy cô và các bạn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NESTLE

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nestle

Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi ông Henri Nestle, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức Ông phát minh ra một loại thức ăn cho những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác Giá trị của sản phẩm mới này nhanh chóng được công nhận kể từ sau khi công thức mới của Nestle đã cứu sống đứa bé, sản phẩm sau đó rất phổ biến tại châu Âu

Trụ sở chính của Nestle tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ Ngày nay, Nestle là công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ và sống khoẻ

Nestle điều hành gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm Các sản phẩm củaNestle có mặt tại hầu hết các quốc gia và đáp ứng nhu cầu đa dạng về dinh dưỡng của người tiêu dùng tại khắp nơi trên thế giới

Một số mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Nestle:

1866 - 1905

Vào những năm 1860, Dược sĩ Henri Nestle đã phát minh ra một loại thức ăn cho những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ Giá trị của sản phẩm mới này nhanh chóng được công nhận kể từ sau khi công thức mới của Nestle đã cứu sống đứa

bé sinh non Từ đó, sữa bột Farine Lactée Henrie Nestle đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu

1905 - 1918

Năm 1905, Nestle hợp nhất với Công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss Từ đầu những năm 1900, công ty đã điều hành nhiều nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức và Tây Ban Nha Cuối thế chiến I, mức sản xuất của Nestle đã được tăng hơn gấp đôi

1918 - 1938

Trang 6

Sau thế chiến, các hợp đồng với chính phủ vơi dần và người tiêu dùng nhanh chóng trở

về với việc dùng sữa tươi Tuy nhiên, đội ngũ Nestle đã có những phản ứng nhanh chóng, tổ chức hoạt động có hiệu quả và giảm thiểu nợ Những năm 1920, Nestle bắt đầu mở rộng sang sản xuất các sản phẩm mới và chocolate trở thành ngành hàng quan trọng đứng thứ hai của Nestle

1938 - 1944

Nestle đã ngay lập tức nhận thấy tác động của Thế chiến thứ 2 Lợi nhuận giảm từ 20 triệu dollar vào năm 1938 xuống còn 6 triệu dollar năm 1939 Các nhà máy đã được đặt tại những nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Mỹ La tinh Ngạc nhiên thay, chính chiến tranh đã giúp Công ty giới thiệu ra những sản phẩm mới, Nescafé là thức uống chủ yếu của quân đội Mỹ Sản lượng và doanh số của Nestle tăng nhanh chóng trong thời chiến

1944 - 1975

Kết thúc Thế chiến lần II là mở đầu cho một thời kỳ năng động của Nestle Nestle liên tục phát triển nhanh chóng và thu mua lại nhiều công ty Năm 1947 tiến đến sát nhập với hãng sản xuất bột nêm và súp Maggi Đến năm 1960 là Cross & Blackwell và

1963 đến lượt Findus, Liffy’s 1971 và Stouffer’s năm 1973 Nestle bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm khi nắm cổ phần tại L’Oréal năm 1974

Trang 7

Kinh tế Vĩ

Mô 100% (13)

4

Tìm hiểu về Siêu lạm phát ở Zimbabwe

Kinh tế Vĩ

Mô 100% (13)

22

Giáo trình - Giáo trình kinh tế vĩ mô

Kinh tế Vĩ

120

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ m…

8

Trang 8

diễn ra vào năm 2002: tháng 7, Nestle sát nhập ngành kinh doanh kem của họ tại Hoa

Kỳ vào hãng Dreyer’s, và tháng 8, thông báo vụ thu mua lại công ty Chef America với giá 2.6 tỉ dollar

Với một mạng lưới gồm 17 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trên toàn cầu đặt tại 4 châu lục, Nestle tự hào là một công ty có khả năng nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới Nestle có mức đầu tư lớnnhất về nguồn nhân lực và tài chính trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, với chi phí hàng năm là 1 tỷ franc Thụy Sĩ cho việc nghiên cứu phát minh ra các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiện có Thành công của Nestle gắn liền với việc mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm ra đời từ quá trình nghiên cứu và phát triển của công ty

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ có quyết định trao Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 cho Công ty Nestle Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc nâng cao

chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập vớinền kinh tế khu vực và thế giới

Cùng năm đó, Nestle Việt Nam cũng được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) vinh danh "Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam 2021" Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestle Việt Nam nằm trong nhóm ba doanh nghiệp

Kinh tế Vĩ

Mô 100% (9)

Kinh-te-vi-mo de luyen tap rat hay m…

Kinh tế Vĩ

Mô 100% (9)

12

Trang 9

bền vững nhất và là năm đầu tiên được vinh danh là doanh nghiệp bền vững nhất tại Việt Nam.

1.2 Danh mục sản phẩm của Nestle

Nước tinh khiết: Lavie, Acqua Panna, Nestle Pure Life, Perrier,

Cà phê: Nescafé, Nespresso, Taster's Choice,

Thức uống khác: Milo, Nestea, Nestquik

Kem: Dreyer's, Häagen-Dazs (Bắc Mỹ), Mövenpick, Nestle,

Sản phẩm tăng lực: Neston, Nesvita, PowerBar, Supligen

Thực phẩm cho trẻ em: Cérélac, Nestum, Nestogen, Neslac

Ngũ cốc: Nestle Fitness, Nesquik, Cheerios, Lion Cereals,

Chocolate, bánh kẹo: KitKat, Smarties, Aero, Mikybar, Baci, Crunch Pieces, Sản phẩm đông lạnh: Maggi, Stouffer’s, Lean Cuisine, Buitoni, Hot PocketsSản phẩm ướp lạnh: Buitoni, Herta, Toll House

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Modulen, Nutren, Peptamen, Peptamen UTIGia vị: Buitoni, Maggi, Thomy, Winiary

Dịch vụ thực phẩm: Chef-Mate, Davigel, Minor's, Santa Rica

Thực phẩm cho vật nuôi: Alpo, Beneful, Fancy Feast, Felix, Friskies, ONE, Dog Chow, Cat Chow,

1.3 Tác động bên ngoài và chiến lược kinh doanh của Nestle

1.3.1 Tác động bên ngoài

Những năm 2000, quá trình kép toàn cầu hoá - tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ và lan tỏa khắp thế giới Sự phát triển của nền kinh tế thế giới thống nhất theo cơ chế thị trường đã làm cho quan hệ kinh tế, văn hoá giữa các nước phát triển nhanh chóng Tự do hoá thương mại tiếp tục được đẩy mạnh và thương mại quốc tế tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới Các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò động lực đối với sự phát triển của kinh tếthế giới

Toàn cầu hóa làm giảm dần các khác biệt về mặt văn hóa Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân ở các quốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa về văn hóa tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa

Trang 10

người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau, đây vốn là những giá trịcốt lõi để duy trì chiến lược đa quốc gia Để có thể phát triển bền vững và khai thác tốtcác cơ hội cũng như khắc phục khó khăn của toàn cầu hóa, Nestle đã áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh quốc tế theo từng loại sản phẩm, từng thị trường Là một công

ty đa quốc gia lớn với nhiều thương hiệu quốc tế, Nestle không quá cứng nhắc trong việc áp dụng các chiến lược của mình

Do xu thế Toàn cầu hóa, hầu hết các thị trường đang phát triển lựa chọn con đường du nhập kỹ thuật, công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ trong nước Từ sự hội nhập, tiếp thu đó xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh, tranh giành thị trường với những công ty xuyên quốc gia như Nestle tạo nên một áp lực cạnh tranh về giá gay gắt hơn tại các thị trường này.Trong bối cảnh môi trường hiện tại, Nestle phải chịu sức ép cạnh tranh quá lớn cùng với đó là áp lực giảm chi phí và áp lực địa phương hóa Để có thể phát triển thương hiệu và tồn tại được thì buộc Nestle phải thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu thị trường Chiến lược xuyên quốc gia sẽ giúp công ty xác định rõ ràng về mục tiêu vượt qua sức giảm chi phí qua việc khai thác kinh tế địa phương, thay đổi về cơ cấu sản phẩm, lên chiến lược marketing phù hợp với mỗi khu vực Tuy nhiên cũng là thách thức lớn khi Nestle phải đảm bảo sự khác biệt hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của từng khu vực dẫn đến chi phí cũng sẽ tăng lên 1.3.2 Chiến lược kinh doanh “Chiến lược xuyên quốc gia” của Nestle

Hoạt động đáp ứng áp lực địa phương hóa

Hiện tại Nestle có hơn 8.500 nhãn hiệu, 461 nhà máy tại hơn 83 quốc gia, và một số nhà máy được thành lập chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu địa phương Do đó chuẩn hóa sản phẩm nhưng phải thích ứng được với từng yêu cầu của địa phương là vấn đề khôngđơn giản đối với Nestle

Ví dụ sản phẩm sữa bột NAN Pro thì ở thị trường Châu Âu hàm lượng đạm phù hợp cho trẻ em là 18% nhưng ở Việt Nam thì hàm lượng đạm tối thiểu là 35% mới phù hợpvới thể trạng dinh dưỡng, …

Trang 11

Ngoài việc sản phẩm thích nghi theo từng địa phương thì kênh phân phối cũng là một trong yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, vì từng địa phương thì: cơ sở vật chất, phương tiện, thời tiết, thói quen tiêu dùng và mua sắm,… đều khác nhau.

Ví dụ, tại Nigeria, hệ thống đường xá xuống cấp, những chiếc xe tải cũ kĩ, và tình trạng bạo lực nguy hiểm buộc công ty phải thay đổi suy nghĩ về các phương pháp phânphối truyền thống Thay vì xây dựng một kho hàng trung tâm, rất phổ biến ở hầu hết các nước, công ty đã xây dựng một mạng lưới những nhà kho nhỏ ở khắp nước Vì lý

do an toàn, những xe tải chở hàng Nestle chỉ được phép chạy vào ban ngày và thường xuyên có bảo vệ được trang bị vũ khí hộ tống Việc tiếp thị tại Nigeria cũng gặp không

ít thách thức Với rất ít cơ hội cho những quảng cáo trên tivi hay bảng hiệu theo phong cách phương Tây thường thấy, công ty đã thuê những ca sĩ trong nước đến những thị trấn và làng quê để trình diễn các tiết mục kết hợp giữa giải trí và trưng bày sản phẩm Trung Quốc là một ví dụ thú vị khác về việc thích nghi địa phương và tập trung phát triển dài hạn Sau 13 năm thương thuyết, Nestle được chính thức mời vào Trung Quốc vào năm 1987 bởi chính quyền tỉnh Hắc Long Giang Nestle đã mở một nhà máy sản xuất sữa đặc và sữa bột cho trẻ em tại đó vào năm 1990, nhưng công ty nhanh chóng nhận ra cơ sở hạ tầng đường sá và xe lửa địa phương không phù hợp và làm hạn chế việc thu gom sữa cũng như vận chuyển thành phẩm Thay vì thay đổi cơ sở hạ tầng địaphương, Nestle bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng là thành lập mạng lưới phân phối riêng, với tên gọi “những đại lộ sữa”, giữa 27 làng quê trong khu vực và các điểmthu gom sữa tại nhà máy Những nông dân thường chở sữa bằng xe đạp hay xe thồ đến trung tâm để được cân đo và kiểm tra Khác với chính quyền, Nestle trả tiền tại chỗ cho người nông dân, và điều này đã đẩy mạnh việc sản xuất sữa của nông dân Nhiều người đã tậu thêm con bò thứ hai, làm tăng số lượng bò trong khu vực từ 3.000 lên 9.000 trong vòng 18 tháng Những nhà quản lý khu vực sau đó đã tổ chức một hệ thống vận chuyển sử dụng những xe tải gọn nhẹ để vận chuyển sữa đến nhà máy của Nestle

Ngoài việc tập trung nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu địa phương cao thì Nestle cũng chú ý đến hoạt động mua lại những công ty địa phương phù hợp ở các thị trường khác.Công ty theo đuổi chiến lược này khi thâm nhập vào Ba Lan năm 1994 bằng việc mua lại Goplana, nhà sản xuất socola lớn thứ hai tại nước này Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và việc mở cửa thị trường của Ba Lan, mức thu nhập bắt đầu tăng lên qua đó

Trang 12

nhu cầu tiêu thụ sôcôla cũng phát triển Đã từng là một sản phẩm ít thông dụng, thị trường đã đạt mức tăng trưởng 8%/năm trong suốt thập niên 1990 Nestle đã nắm bắt

cơ hội này để làm một cuộc bứt phá Công ty bổ nhiệm người địa phương vào các vị tríquản lý cao cấp và cẩn thận điều chỉnh dòng sản phẩm Goplana để phù hợp hơn với nhu cầu địa phương

Ngoài các vấn đề nêu tên thì vấn đề mà các công ty luôn gặp phải là rào cản cề các chính sách, các quy định pháp luật ở nước sở tại Luật mà các nước sở tại đưa ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích xã hội Khi đầu tư vào một quốc gia nào, doanh nghiệp đều phải chịu sự chi phối bởi luật pháp của chính quốc gia đó Các quy định khác nhau của từng chính phủ thường rất phong phú: tự do hóa thương mại, chính sách hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu, kể cả những quy định củachính về bảo vệ môi trường sinh thái, về vệ sinh công nghiệp, về y tế nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng Chính vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp quốc tế không có cách nào khác hơn là phải thay đổi để thích ứng với những quy định đó Và một trong những triết lý kinh doanh của Nestle là hướng tới bảo vệ môi trường, coi đó như là một trách nhiệm xã hội và hướng tới cộng đồng

Phát biểu của ông Paul Bulcke – CEO của Nestle S.A, Vevey, Thụy Sĩ trong bài phỏngvấn của ISO Focus: “Nestle hướng tới dài hạn Điều này phản ánh vai trò của chúng tôi: gìn giữ mối quan hệ với cộng đồng bởi chúng tôi muốn là một phần của nó Đó là

lý do vì sao chúng tôi liên kết khái niệm về trách nhiệm xã hội công ty với các hoạt động cơ bản của mình Thành công của chúng tôi không chỉ tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư mà còn phải mang lại giá trị cho xã hội Điều này được quán triệt trong cả chuỗigiá trị, đảm bảo sự tương tác với nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng, và tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường Chúng tôi nỗ lực để mang lại càng nhiều giá trị cho xã hội càng tốt Có nhiều biểu hiện như: sức khỏe, kinh tế bền vững, tạo việc làm cũng như tạo cơ hội đào tạo và phát triển chuyên môn nhằm có được cuộcsống ý nghĩa hơn Hợp tác với nhà cung cấp theo cách bền vững giúp chúng tôi không mất quá nhiều thời gian để đưa ra các chuẩn mực cho nhà cung cấp Nestle ưu tiên tập trung vào ba lĩnh vực tạo ra giá trị cho xã hội.”

Hoạt động đáp ứng áp lực chi phí

Nestle là một công ty đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là kinh doanh, sản xuất tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, chăm sóc sức khỏe dinh

Trang 13

dưỡng, Là những sản phẩm sử dụng thường xuyên của người tiêu dùng Vì vậy đây thực sự là thị trường béo bở cho các công ty đầu tư phát triển, khi mà các sản phẩm không có sự khác biệt nhiều trong thành phần thì giá cả là yếu tố quyết định để cạnh tranh cũng như việc loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường đầy hấp dẫn Giá thành sản phẩmbao gồm nhiều yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí nhà xưởng, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,….để có thể mang lại lợi ích kinh tế thì các nhà quản trị phải tính toán các chi phí này một cách cẩn thận Các công ty đa quốc gia nói chung

và Nestle nói riêng đều quan tâm tới việc đặt nhà máy sản xuất ở nơi có chi phí sản xuất là thấp nhất Bởi đây là yếu tố quyết định về giá và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau này Năm 1995 khi Nestle quay lại thị trường Việt Nam và thành lập Công ty TNHH Nestle Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) trực thuộc công ty Nestle S.A, công ty có lợi thế so với các đối thủ khác khi có tiềm lực tài chính, công nghệ… vì vậy vấn đề cần quan tâm của Nestle là nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lương giá rẻ, nguồn nhân công dồi dào Và nhà máy được đặt tại Đồng Nai (nơi gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu để giảm thiểu chi phí vận chuyển …) chuyên sản xuất café hòa tan Nescafe, trà hòa tan Nestea, đóng gói thức uống Milo, bột ngũ cốc dinh dưỡng Nestle, … Với đội ngũ lao động giỏi bao gồm chuyên gia tại chính quốc và cáccông nhân tại các nhà máy liên doanh ở Việt Nam để sản xuất ra khối lượng lớn sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí Vì vậy, việc các công ty đa quốc gia chọn lựa quốc gia

để đặt nhà máy sản xuất sẽ giúp thu được lợi nhuận hiệu quả nhờ việc tiết kiệm chi phí

II CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NESTLE

2.1 Cấu trúc hiện tại của NESTLE

Các công ty đa quốc gia (MNCs) không thể thực hiện các chiến lược của mình nếu thiếu một cấu trúc hiệu quả Chiến lược đặt trước kế hoạch hành động, nhưng cấu trúc này rất khó trong việc đảm bảo rằng mục tiêu mong muốn được đáp ứng một cách hiệuquả.Vì vậy Nestle cần có sự lựa chọn để quyết định một mô hình tổ chức và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đó Một nguyên tắc mà Nestle tuân thủ khi tổ chức

cơ cấu công ty là phải đảm bảo cho công ty được tổ chức theo một hình thức có thể làm tăng khả năng thực hiện các chức năng đã định của công ty Giúp Nestle thực hiện đầy đủ kế hoạch chiến lược

Trang 14

2.1.1 Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc

Trong Sơ đồ tổ chức, chúng ta có thể thấy việc quản lý của Nestle cũng được chia thành 3 loại là quản lý cấp cao nhất, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp thấp

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w