Định hướng sinh viên học tập, làm theo theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19KẾT LUẬN24 Trang 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - NHÓM 7STTHọ và tênMã sinh viênPhân công công việc1 Ph
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - HK2 - 2223
SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
Giảng viên: Nguyễn Mai Phương
Mã lớp tín chỉ: TRIH104(GD1-HK2-2223).8
Nhóm 7
Trang 2MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - NHÓM 7 2
II SINH VIÊN HỌC TẬP THEO TƯ TƯỞNG HCM 17
2 Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc học tập của sinh viên 17
3 Định hướng sinh viên học tập, làm theo theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - NHÓM 7
STT Họ và tên Mã sinh viên Phân công công việc
1 Phạm Hoàng Tiến 2113550019 Chuẩn bị slide và tham gia thuyết trình
2 Phan Việt Hưng 2113550010 Chuẩn bị nội dung phần: Quan điểm về các
nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
3 Bùi Nam Khánh 2111510043 Chuẩn bị nội dung phần: Thực trạng hiệnnay và tầm quan trọng của TTHCM đối với
sinh viên
4 Lê Tùng Lâm 2112550022 Chuẩn bị slide và tham gia thuyết trình
5 Đậu Hồng Hạnh 2113550009 Chuẩn bị nội dung phần: Quan niệm về vai
trò và sức mạnh của đạo đức
6 Đỗ Thành Vinh 2112520075 Chuẩn bị nội dung phần: Định hướng cho
sinh viên
7 Trần Ngọc Minh 2112920613 Chuẩn bị nội dung phần: Mở đầu, kết luận
và tổng hợp thông tin, trình bày tiểu luận
8 Lê Minh Hiếu 2112920024 Chuẩn bị slide và tham gia thuyết trình
9 Dương Trần Đức Anh 2113550003 Chuẩn bị nội dung phần: Quan điểm về các
chuẩn mực đạo đức cách mạng
2
Trang 4đề xây dựng đạo đức cách mạng Bởi theo Bác, đạo đức là cái gốc, là nền tảng của bất kì mộtchiến sĩ cách mạng nào Đặc biệt trong bối cảnh công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, khi Tổquốc đang rất cần đến nguồn nhân lực chất lượng cao có cả đức lẫn tài, giáo dục đạo đức trong
sự nghiệp trồng người trở thành một mắt xích quan trọng để đạt được mục tiêu lớn của đất nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được kế thừa và phát huy từ chính truyền thốngđạo đức được hình thành trong hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam Bác dựa trên nềntảng tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức củaphương Đông và nhân loại để từ đó đề xuất những tư tưởng vô cùng đúng đắn và phù hợp vớiyêu cầu của cách mạng Việt Nam Hơn thế nữa, không chỉ sâu sắc, phong phú về mặt lý luận, tưtưởng của Người còn bàn về mặt thực tiễn một cách thực tế, đa dạng với cuộc đời của Người -tấm gương sáng phản ánh một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do chínhmình đặt ra Chủ tịch luôn sống một cuộc sống giản dị, từ cách ăn mặc đến những bữa cơm hàngngày, luôn gần gũi, yêu quý, chăm lo cho đời sống nhân dân, luôn sẵn sàng hy sinh, cống hiếnhết thảy bản thân mình vì lợi ích chung của dân tộc Chính vì sở hữu những phẩm chất đáng quýnhư vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành một ánh trăng sáng cho nhiều thế hệ noi gương họctập, và tư tưởng về đạo đức của Người cũng trở thành tấm kim chỉ nam cho những người trẻ nhưchúng ta hiện giờ học tập và phát triển bản thân ngày một tốt hơn, vì một tương lai tươi sáng củadân tộc Việt
Trang 5Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, vấn đề nhân lực luôn được quan tâm vàđặt lên hàng đầu, đặc biệt là những công dân có đủ cả tài năng, trí tuệ và phẩm chất đạo đức đểcùng dẫn dắt đất nước phát triển và sánh ngang với các cường quốc thế giới Và trong sự nghiệpgiáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức chính là nền tảng vững chắc cho học sinh, sinh viên
về phương pháp rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân và là tấm gương tiếp thêm động lựccho thế hệ trẻ phát triển trở thành một công dân có ích Và để làm được điều đó, chúng ta phảihiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là gì, bao gồm nội dung gì và làm cách nào để cóthể áp dụng trong thời đại hiện nay Đây là những vấn đề vô cùng thiết thực và cần thiết đối vớimột sinh viên như chúng ta và chính là lý do lựa chọn đề tài của nhóm tôi
Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
- Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học nhận thức
- Kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử
- Vận dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, liên hệ
Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ những nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức
Mục tiêu: Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và rõ ràng về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức, thực trạng hiện nay của giới trẻ, tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhtrong đời sống và đề xuất các giải pháp cho học sinh, sinh viên để thực hiện tốt tư tưởng của Bác,trở thành một công dân tốt giúp ích cho đất nước
4
Trang 6I NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC
1 Quan niệm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
a Đạo đức là gốc, là nền tảng của con người.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc củacây, ngọn nguồn của sông, suối Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” Theo Hồ ChíMinh, đạo đức là nền tảng tinh thần của con người, giúp cho con người vững vàng trước mọi khókhăn, thử thách Có đạo đức sẽ giúp người cán bộ cách mạng không lùi bước trước khó khăngian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng Đạo đức có nội hàm sức mạnh to lớn Như
Hồ Chí Minh vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được
xa, người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cáchmạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn vànặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải làmột đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữacòn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Nếu không có đạo đức cách mạng làm nền tảng, người cán bộ
có thể mềm lòng, nản chí, xuôi tay Có đạo đức cách mạng sẽ giúp người cán bộ cách mạngkhông lùi bước trước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng Hồ ChíMinh cho rằng, đạo đức là cái “gốc” của người cách mạng Đạo đức cách mạng giúp người cán
bộ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện hoàn thiện bản thân trong quá trình tham gia cách mạng, lohoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, khôngquan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải làcông việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi con người trong xãhội Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coinhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lựcphải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia Đức là nền tảng của tài, định hướng cho tài pháttriển Ngược lại, tài là thành tố góp phần tạo nên đức, hoàn thiện đức Do đó, người cán bộ cầnphải có cả hai phẩm chất này Như Hồ Chí Minh đã phân tích: Người có đức mà không có tài thìcũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì choloài người Ngược lại, nếu người có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm
Trang 8kinh doanh giỏi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, như vậy, chỉ có hại cho dân cho nước,còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cốgắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ đượcgiao Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập,ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước Ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó.
b Đạo đức là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
V.I.Lênin đã từng nói: “Đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột vàgóp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xãhội mới của những người cộng sản” Đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cầnphải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiếnđược nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng của người cáchmạng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đứccao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình Cái tâm, cái đức ấylại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồngnghiệp, với mọi người xung quanh mình Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩaMarx-Lenin và đưa được chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuộc sống Trong thực tiễn cách mạng ViệtNam, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu về đạo đức cách mạng, như Trần Phú, Ngô Gia Tự,
Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ Các đồng chí đó đãđặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, trước hết, không lùibước trước kẻ thù, dũng cảm hy sinh oanh liệt Các đồng chí đó đã nêu gương chói lọi của đạođức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập
c Đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tưởng cao xa nào, màtrước hết, cụ thể và trực tiếp là ở những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống và hànhđộng của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó thành hiện thực Củng cố hay làm suy giảm niềm tincủa quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội không phải ở những sai lầm và thất bại tạmthời, mà chủ yếu là ở sự sa sút thoái hóa của những người được mệnh danh là “những chiến sĩtiên phong” của cách mạng Nhận thức được vai trò và sức mạnh của sự nêu gương, Hồ ChíMinh thường xuyên nhắc đến tấm gương đạo đức của V.I.Lênin: “Không phải chỉ thiên tài của
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (3)
Đề cương ôn tập cuối kỳ
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (2)
18
Trang 9Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sốnggiản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộcchâu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi” Hồ Chí Minhcho rằng, đã là cán bộ, đảng viên thì trước hết phải trở thành một công dân mẫu mực, làm nòngcốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỷ cương xã hội Sự mực thước, nêu gương của người cán
bộ, đảng viên trước nhân dân là vô cùng cần thiết Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước mặt quầnchúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉquý mến những người có tư cách đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thướccho người ta bắt chước” Cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là theo lýtưởng cộng sản chủ nghĩa Đặc trưng của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tính nhân đạo chânchính, với phương châm “tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người” Sự thỏa mãn toàndiện và triệt để nhu cầu vật chất và tinh thần của con người khiến lý tưởng cộng sản chủ nghĩamang giá trị đạo đức, văn minh Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn Đảng ta “chủ nghĩa cộngsản là mục đích cuối cùng của Đảng ta Đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản là lẽ sống của ngườiđảng viên , mỗi đảng viên nâng cao quyết tâm phấn đấu suốt đời cho lý tưởng cộng sản , cầnluôn luôn ghi nhớ: Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mìnhlà: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới” Đảng xác định mụctiêu của mình là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng một xãhội mới văn minh tiến bộ - xã hội cộng sản chủ nghĩa Chính vì vậy, Đảng đại diện cho lực lượngtiên tiến, là bộ phận tinh hoa của xã hội, là một tập thể đại diện cho văn minh, tiến bộ Đạo đứccách mạng là gốc của Đảng cách mạng Gốc có vững bền, nền mới chắc Không có đạo đức cáchmạng, Đảng không có sức mạnh, không hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trước giai cấp và dântộc Muốn biết Đảng đó như thế nào hãy nhìn vào đội ngũ đảng viên Đảng viên tốt, thì Đảngmạnh Theo Hồ Chí Minh: “Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhândân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hănghái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân Những người mà:
“Giàu sang không thể quyến rũ/Nghèo khó không thể chuyển lay/Uy lực không thể khuất phục”.Đảng là một tập thể bao gồm hầu hết những đảng viên vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên
7
Trang 10môn, tài đức vẹn toàn, kết thành một tổ chức có năng lực trí tuệ cao, có trình độ văn hóa, có lýluận tiên phong đủ sức dẫn đường cho quần chúng trong các giai đoạn phát triển của lịch sử.
d Đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xãhội Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ
bỏ chủ nghĩa cá nhân" Người còn chỉ rõ, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, người cáchmạng cần phải nhận rõ có ba loại kẻ địch nguy hiểm nhất: Một là, chủ nghĩa tư bản và bọn đếquốc phản động Hai là, thói quen và truyền thống lạc hậu Ba là, chủ nghĩa cá nhân Nó là bạnđồng hành của hai loại kẻ địch trên Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch khó chống nhất Vì nó “ẩn nấptrong mình mỗi người chúng ta Nó chờ dịp - hoặc thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầudậy” Nó là nguyên nhân chính trong các khuyết điểm mà cán bộ, đảng viên thường mắc Kinhnghiệm cho thấy, chiến thắng tiêu cực ở người khác, ở ngoài xã hội đã khó, nhưng chiến thắngtiêu cực ở chính mình còn khó hơn nhiều Hồ Chí Minh đã vạch ra chân tướng và biểu hiện cụthể của chủ nghĩa cá nhân là: so bì đãi ngộ lương thấp, lương cao, quần áo đẹp, xấu; là việc gìcũng chỉ lo lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, “miễn là mìnhbéo, mặc thiên hạ gầy”
Theo Người, do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí,
xa hoa; tham danh trục lợi, chỉ thích địa vị quyền hành; tự cao tự đại, coi thường tập thể, xemkhinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền; xa quần chúng, xa thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnhlệnh; không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ Cũng do chủ nghĩa cánhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấphành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, củanhân dân Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra mọi thói hư tật xấu, như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèncựa, lãng phí, tham ô, bè phái, địa phương chủ nghĩa… Theo Hồ Chí Minh, muốn đánh thắng kẻđịch bên ngoài, thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân Muốn đánhthắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thì trước hếtphải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi cán bộ, đảng viên Với Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cánhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp
để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự
Trang 11nghiệp cách mạng” Vì vậy, muốn thành người cộng sản chân chính phải chống chủ nghĩa cánhân Theo Người, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải xây dựng tư tưởng xã hội chủnghĩa, mà muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột sạch chủ nghĩa cá nhân, phải chống chủnghĩa cá nhân Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ cách mạngchiến thắng chủ nghĩa cá nhân Người cán bộ phải trải qua một quá trình tự giác tu dưỡng, rènluyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; phải trải qua thực tiễn đấu tranhchống lại chủ nghĩa cá nhân, đạo đức cách mạng mới được củng cố bền vững Hồ Chí Minh nhấnmạnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉhàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càngtrong Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người” Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngàythành lập Đảng (3/2/1969), Hồ Chí Minh đã viết bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủnghĩa cá nhân, đăng trên báo Nhân Dân Bài viết tập trung vào vấn đề trau dồi đạo đức cáchmạng, tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân của cán bộ, đảng viên
Người viết: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lêntrên hết, trước hết Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng,bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật” Thực tiễn cáchmạng nước ta chứng minh có những cán bộ, đảng viên có nhiều công lao, nhưng không chịu khó
tu dưỡng rèn luyện, để mất đạo đức cách mạng, thì chẳng những không hoàn thành nhiệm vụcách mạng, mà còn vấp ngã, thất bại Và nơi nào đội ngũ cán bộ mạnh, có đạo đức cách mạnggương mẫu, năng động, thì nơi đó hoàn thành tốt nhiệm vụ
2 Quan điểm về các chuẩn mực đạo đức cách mạng
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồmnhững điểm sau:
a Trung với nước, hiếu với dân
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dântộc là mối quan hệ lớn nhất Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất
9
Trang 12Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phươngĐông, song có nội dung hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn phận của dân đốivới vua, con đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung, mới đạo đức cáchmạng: Trung với nước hiếu với dân, đồng thời người đã loại bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạođức cũ Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước là của dân,còn nhân dân là chủ của đất nước Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vìdân Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Trung với nước, hiếu với dân làsuốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũnghoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng Bác vừa kêu gọi hànhđộng vừa định hướng chính trị đạo đức cho mỗi người Việt Nam.
Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đây là điều chủ chốtcủa đạo đức cách mạng Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu,thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng đểphục vụ hết lòng Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí
để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết
Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng
Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nội dung của hiếu với dân là:
Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân
Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước
Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Trang 13Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Khổng Tử đã từng nêu lên những khái niệm về cần, kiệm, liêm, chính tuy nhiên ông cho rằngcần, kiệm, liêm, chính là những đức tính do “thiên phú” Tuy nhiên, khi vận dụng những kháiniệm này của đạo đức cũ Người lại cho rằng cần, kiệm, lêm, chính không phải do thiên phú mà
do sự rèn luyện bền bỉ mà nên, cho nên Người đã khẳng định: đạo đức cách mạng không phải tựtrên trời sa xuống mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên
Theo Người, cần, kiệm, liêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi con người giốngnhư trời có bốn mùa, đất có bốn phương
Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động vớitinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Lao động là nghĩa vụthiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước,của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; Không xa sỉ, không hoang phí, không bừabãi, theo Hồ Chí Minh Cần phải đi liền với Kiệm, cần mà không kiệm cũng giống như gió vàonhà trống, thùng không đáy, và một dân tộc biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất,mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ
Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóccủa nhà nước, của nhân dân Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sungsướng Không tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vitrái với chữ liêm là:… cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm củariêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khónhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo Cụ Khổng nói: người mà không liêm, khôngbằng súc vật Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy
Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Đối với mình, với người, với việc
11
Trang 14Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình đểphát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành,khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc
Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó,nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người Hồ Chí Minh viết:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người
Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên Nếu đảng viên mắc sai lầmthì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính còn làthước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc “Nó” là cáicần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân,phụng sự Tổ quốc và nhân loại”
Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổquốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cánhân, nâng cao đạo đức cách mạng “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưunhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc) Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vìmình” Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh viết: “ Một dântộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định
Trang 15hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vàochủ nghĩa cá nhân” Hồ Chí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân Chí công
vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng phẩm chất đạo đứccần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : Giàu sang khôngquyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục
b Yêu thương con người
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩanhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt độngthực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹpnhất
Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột HồChí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Chỉ có tình yêu thương con người bao la đếnnhư vậy mới có cách mạng, mới nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác Phải có tình nhân ái với cả những ai có sailầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người Ngườicăn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phêbình chân thành
Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điềunày có ý nghĩa đối với người lãnh đạo
c Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủnghĩa Nó được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,vượt ra khỏi quốc gia dân tộc
Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôntrọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc
13