1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) sinh viên học tập và làm theo tưtưởng đạo đức hồ chí minh

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Viên Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh
Tác giả Hoàng Hải Yến, Nguyễn Tuấn Khôi, Lương Đăng Quang, Trần Khánh Duyên, Văn Thị Vân, Ngô Văn Định, Đặng Hoài Nam, Nguyễn Hoàng Anh, Mai Thành Hưng, Phan Thị Phương Thảo, Ngô Phương Thảo
Người hướng dẫn Tiến Sĩ: Nguyễn Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề chung cơ bản có liên quan đến cách mạng Việt Nam, đây là

Trang 1

kiTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ***

NHÓM 8 SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Lớp: TRIH104(GD1-HK1-2223).4

Thành viên nhóm: Hoàng Hải Yến – 2114530012

Nguyễn Tuấn Khôi – 2112150085 Lương Đăng Quang – 2112340074 Trần Khánh Duyên – 2111530012 Văn Thị Vân – 2114530011 Ngô Văn Định – 2114530003 Đặng Hoài Nam – 2114530005 Nguyễn Hoàng Anh – 2114530002 Mai Thành Hưng – 2112150076 Phan Thị Phương Thảo – 2113530020 Ngô Phương Thảo – 2114530010 Tiến sĩ: Nguyễn Mai Phương

Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2022

Trang 2

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8

BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã số sinh

viên

Phân công công việc Điểm của

giáo viên chấm

1 Hoàng Hải Yến 2114530012 - Nhóm trưởng

- Phụ trách mục 1

2 Nguyễn Tuấn Khôi 2112150085 - Phụ trách mục 2

và 3

3 Lương Đăng Quang 2112340074 - Phụ trách mục II

4 Trần Khánh Duyên 2111530012 - Phụ trách mục

III

5 Văn Thị Vân 2114530011 - Thuyết trình

6 Ngô Văn Định 2114530003 - Thuyết trình

7 Đặng Hoài Nam 2114530005 - Thuyết trình

8 Nguyễn Hoàng Anh 2114530002 - Làm Powerpoint

9 Mai Thành Hưng 2112150076 - Làm Powerpoint

10 Phan Thị Phương Thảo 2113530020 - Tổng hợp và

hoàn thiện bản word

11 Ngô Phương Thảo 2114530010 - Tổng hợp và

hoàn thiện bản word

Trang 3

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8

NỘI DUNG Nội dung cơ bản về quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1 Định nghĩa

1.1 Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề chung cơ bản có liên quan đến cách mạng Việt Nam, đây là kết quả của quá trình vận dụng và sáng tạo dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam

Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng các giai cấp bị thống trị, áp bức bóc lột, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh toàn dân, xây dựng Đảng luôn vững mạnh, trong sạch…

Về sự hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh:

* Cơ sở khách quan

- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:

Xã hội Việt Nam cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, trì trệ Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới

Ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân khi ham đội Pháp -Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).Ngày 25 - 8–

1883 Triều đình Nhà Nguyễn ký “Hiệp ước Harmand” Hiệp ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam với hai hình thức Thuộc địa và Bảo hộ: Bắc kỳ là thuộc địa của Pháp và chấp nhận nền bảo

hộ của Pháp ở Trung kỳ Và Hiệp ước Patenotre (ngày 6 tháng 6 năm 1884), công nhận quyền bảo hộ của Pháp với vùng lãnh thổ còn lại của Đại Nam Dân tộc Việt Nam đã mất nền độc lập tronglịch sử

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam Diện mạo xã hội Việt Nam thời kỳ này bao gồm cả quan hệ thực dân và các quan hệ phong kiến: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với Thực dân Pháp xâm lược; Nông dân Việt Nam và địa chủ phong kiến Hàng loạt các 3

Trang 4

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8 phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra theo các xu thế khác nhau, nhưng đều thất bại: phong trào đấu tranh yêu nước theo theo khuynh hướng phong kiến (Hoàng Hoa Thám), các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ); Phong trào côngnhân cũng đã diễn ra song chỉ mang tính tự phát, chỉ đấu tranh đòi những quyền lợi thuần túy trước mắt Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đang khủng hoảng trầm trọng không lối thoát Một câu hỏi lớn của lịch sử là giải phóng bằng cách nào? Chưa có lời giải đáp

- Bối cảnh quốc tế: CNTB phát triển xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới

và trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa Chủ nghĩa đế quốc ra đời làm xuất hiện những mâu thuẫn mới và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Hồ Chí Minh đã tìm thấy được và Người nhận xét: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sángkhắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất” Như vậy Hồ Chí Minh xuất hiện trong bối cảnh quốc tế có nhiều sự thay đổi và tác động rất lớn đến cách mạng Việt Nam

* Cơ sở lý luận:

Ta không thể không nhắc đến chủ nghĩa Mác Lenin, là nền tảng vững chãi cho

tư tưởng Hồ Chí Minh Sau khi đọc luận cương của Lê-nin và năm 1920, Bác Hồ đã tìm ra con đường cách mạng cho riêng mình, cho riêng dân tộc Việt Nam Không lấy nguyên mẫu của Chủ nghĩa Mác Lênin mà tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng khéo léo, sáng tạo nhằm tìm ra hướng đi riêng phù hợp với tình hình cách mạng của dân tộc Việt Nam Đây được coi là con đường cách mạng đúng đắn nhất

Bên cạnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh còn được đúc kết bởi truyền thống đấu tranh của dân tộc, các giá trị văn hóa, tinh hoa của nhân loại Sự giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây đã ảnh hưởng khá nhiều đến nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó tìm hiểu được những nét riêng biệt của từng quốc gia, vùng miền trong cách họ đấu tranh giải phóng dân tộc.Đây không phải thứ có sẵn mà nó được hình thành dựa trên kinh nghiệm trải qua quá trình nhận thức và trao đổi của con người

Trang 5

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8

Tự tưởng Hồ Chí Minh còn được hình thành dựa trên tinh thần yêu nước của dân tộc ta, đây đã trở thành nguồn động lực to lớn, thúc đẩy nhân dân ta đấu tranh giành lại độc lập tự do của dân tộc Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, luôn được đời sau kế thừa và phát triển

Ngoài những yếu tố trên thì không thể phủ nhận được tài năng lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh của dân tộc Với tư chất thông minh công với lòng yêu nước nồng nàn mà ngay từ khi còn trẻ, Người đã phát huy được những phẩm chất cao quý tốt đẹp Tư tưởng Hồ Chí Minh như là một khối tài sản quý báu được truyền lại cho thế hệ đời sau, về lòng yêu nước, về tinh thần đấu tranh quật cường của ông cha ta để quyết tâm giành lại độc lập dân tộc

Việc học tập và nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho thế hệ trẻ biết quý trọng nền độc lập dân tộc, quý trọng những trang sử hào hùng, giúp cho các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn, rèn luyện đạo đức kỉ luật tốt

1.2 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

Đạo đức là cái gốc của người Cách Mạng

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng lớn Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của câu, ngọn nguồn của suối Người Cách Mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, Người cho rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề, "sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng Vì vậy, Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn với tài, lời nói đi đôi hành động và hiệu quả trên thực tế Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,phẩm chất và năng lực thống nhất làm một Trong đó, đức

là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực

5

Trang 6

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8 Theo người, đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất Vận dụng khái niệm truyền thống về trung và hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào đó nội dung hoàn toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Nước ở đây là nước của dân, còn dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước,

Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề xướng

“hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh còn yêu cầu cao hơn: đó là “tận trung, tận hiếu”, có như vậy mới xứng đáng là Đảng của đạo đức và văn minh, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân

“Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của

Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội ” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người Việt Nam, là định hướng chính trị - đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng vươn lên

tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Hồ Chí Minh đã chứng minh phẩm chất đó bằng toàn bộ cuộc đời mình

, trong bản bổ sung cho Di chúc, Hồ Chí Minh đã viết như vậy và toàn bộ sự nghiệp của Người cũng đã chứng minh cho tư tưởng nhân văn cao cả này

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều

có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người, nhưng trước hết là dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột Không có tình yêu thương đó,

Trang 7

Discover more

from:

TRIE101

Document continues below

Tư tưởng Hồ Chí

Minh

Trường Đại học…

622 documents

Go to course

Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua bài thơ "Chiều…

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (17)

3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ…

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (4)

16

Chapter-3-Translation

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (3)

18

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - Note bài

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (3)

16

Trang 8

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8 không có thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa Tình yêu thương đó gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách ngăn đỡ con người, rộng lượng và khoan dung với người, đồng thời nghiêm khắc với mình

Vì yêu thương vô hạn đối với con người, Hồ Chí Minh coi đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do là con đường để giải phóng con người, coi con người được giải phóng và được sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng sâu xa và hạnh phúc lớn lao của chính con người

Yêu thương con người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả năng tự giải phóng của con người, vào năng lực và khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ

là những phẩm chất được Hồ Chí Minh

đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức cách mạng Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngày của mỗi con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che giấu, gắn chặt giữa nói và làm, suy nghĩ và hành động

Hồ chí Minh đã sử dụng những khái niệm truyền thống của đạo đức phương Đông, giữ lại những gì tốt đẹp, phù hợp, lọc bỏ những gì lạc hậu, lỗi thời và đưa vào những nội dung mới của thời đại mới

tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo

và có năng suất cao

là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí

là “Luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh “không tham địa vị, không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham người tâng bốc mình”

“nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn” đối với mình đối với người và đối với việc “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”

Nội dung đề tài Sinh viên học tập và làm…

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (3)

20

Đề cương ôn tập cuối kỳ

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (2)

18

Trang 9

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8

Về chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh là

Hồ Chí Minh đã dành nhiều bài nói, bài viết để phân tích, giải thích sinh động,

cụ thể và sâu sắc về các phẩm chất trên, đồng thời chỉ ra quan hệ mật thiết giữa chúng với nhau cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì vì dân, vì nước nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính người yêu cầu mọi người dân Việt Nam đều phải rèn luyện, tu dưỡng theo tác phẩm chất trên, trong đó đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét,có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”

là yêu cầu và phẩm chất đạo đức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra ngoài quốc gia, dân tộc, xây dựng tình đoàn kết “bốn phương vô sản đều là anh em”, tình đoàn kết với các dân tộc, với nhân dân các nước, với tất cả những người tiến

bộ trên thế giới vì hòa bình, hữu nghị, công lý và tiến bộ xã hội

3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.

Để xây dựng nền đạo đức mới, cùng với việc đúc kết thành lý luận đạo đức nhằm chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh đồng thời xác định những nguyên tắc và phương châm để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng và cho việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người Đây cũng là một đặc trưng rất riêng, độc đáo của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mà bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và trọn vẹn Đối với Hồ Chí Minh, nói phải luôn luôn đi đôi với làm và cao hơn, làm rồi mới nói, làm nhiều, nói ít và thậm chí làm hết lòng, làm tận tụy mà không nói, không tự phô trương mình

Hồ Chí Minh rất ghét những kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đàng, làm một nẻo và Người cho rằng, những kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối 8

Trang 10

Trường Đại Học Ngoại Thương Nhóm 8 với Đảng Đây là bài học thời sự sâu sắc đối với vấn đề đạo đức trong Đảng ta hiện nay Người chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực không chỉ lúc đó, mà trực tiếp với hiện nay: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người

có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người

ta bắt chước”

Chính luận điểm này đã thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là vấn

đề nêu gương Không gì thuyết phục hơn, có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương, Hồ Chí Minh đã làm như vậy một cách cần mẫn, tinh tế, sáng tạo và vì thế đã có tác dụng vô cùng to lớn, sâu sắc trong toàn bộ đời sống đạo đức của xã hội ta, đất nước ta Người đã khai thác triệt để các tấm gương “người tốt, việc tốt”, gương các anh hùng, liệt sĩ, gương các vị tiền bối, cha ông trong lịch sử,

từ chung đến riêng, từ lớn đến nhỏ, từ xa tới gần, của thế hệ này đối với thế hệ khác

để dày công xây đắp nền tảng vững chắc và các đỉnh cao của đạo đức mới

, xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây

là con đường để xây dựng đạo đức mới, là nguyên tắc được Hồ Chí Minh khẳng định

và vận dụng thường xuyên, linh hoạt, đầy sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện Xây dựng đạo đức mới là một cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, gay gắt, tinh vi, diễn ra trong mọi lúc, mọi nơi, trong từng tập thể và từng con người, vì thế nguyên tắc trên là một đòi hỏi khách quan, cần vận dụng triệt để, không được né tránh, đặc biệt với cuộc chiến đấu chống cái ác, cái xấu, sự thoái hóa, biến chất hiện nay trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên

Xây dựng đạo đức mới, trước hết là tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới cho mỗi người, trong từng gia đình, từng giới, tập thể, cộng đồng, làng xóm, trường học và toàn xã hội Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công việc này, đến việc tạo ra môi trường đạo đức trong sáng, lành mạnh cho con người, cho từng cộng đồng

Xây dựng đạo đức cũng bằng việc khơi dậy ý thức vươn lên tự nguyện của con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ đó tạo ra bằng được năng lực tự trau dồi đạo đức trong mỗi con người, loại bỏ cái ác, cái xấu, cái vô đạo đức

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w