1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích những đặc trưng, chức năng và tính tất yếucủa việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa phân tích cácchức năng cần chú trọng

64 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Đặc Trưng, Chức Năng Và Tính Tất Yếu Của Việc Xây Dựng Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Phân Tích Các Chức Năng Cần Chú Trọng Trong Quá Trình Hội Nhập
Tác giả Lê Hương, Nguyễn Thị Hà Vy, Võ Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Hồ Phương Vy, Vương Bảo Ngọc, Võ Ngọc Trân Châu, Châu Thanh Thanh, Lê Song Thanh Nhã, Phạm Thị Hồng Phương, Phạm Thị Mỹ Linh, Lê Thị Thanh, Trần Ngọc Tùng Chi, Võ Thị Phóng
Người hướng dẫn Cô Giang Thị Trúc Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 7,82 MB

Nội dung

Dođó, vai trò của Nhà nước XHCN trong quá trình hội nhập ngày càng được đề cao và chútrọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải có nhận diện rõ và có những chiến lược hợp lý, tậndụng được những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

TIỂU LUẬN : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG VÀ TÍNH TẤT YẾUCỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PHÂN TÍCH CÁCCHỨC NĂNG CẦN CHÚ TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Giáo viên hướng dẫn: Cô Giang Thị Trúc Mai

7 Châu Thanh Thanh 2111113262

8 Lê Song Thanh Nhã 2114113107

Trang 2

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

hoànthành

1 Lê Hương 2114113052 Tính tất yếu, vai trò và trách

nhiệm của thế hệ trẻ trongcông cuộc hội nhập quốc tếcủa Nhà nước xã hội chủnghĩa, Kết luận

3 Võ Thị Cẩm Nhung 2114113113 Phân tích những chức năng

của việc xây dựng Nhà nước

xã hội chủ nghĩa

100%

4 Nguyễn Hồ Phương Vy 2111113312 Tính tất yếu, vai trò và trách

nhiệm của thế hệ trẻ trongcông cuộc hội nhập quốc tếcủa Nhà nước xã hội chủnghĩa, Kết luận

100%

5 Vương Bảo Ngọc 2114113101 Lời mở đầu, giới thiệu chung

Đặc trưng của việc xây dựngNhà nước xã hội chủ nghĩa

100%

6 Võ Ngọc Trân Châu 2114113014 Phân tích những chức năng

của việc xây dựng Nhà nước

xã hội chủ nghĩa

100%

Trang 3

7 Châu Thanh Thanh 2111113262 Tính tất yếu, vai trò và trách

nhiệm của thế hệ trẻ trongcông cuộc hội nhập quốc tếcủa Nhà nước xã hội chủnghĩa, Kết luận

100%

8 Lê Song Thanh Nhã 2114113107 Phân tích những chức năng

của việc xây dựng Nhà nước

xã hội chủ nghĩa

100%

9 Phạm Thị Hồng Phương 2114113126 Lời mở đầu, giới thiệu chung

Đặc trưng của việc xây dựngNhà nước xã hội chủ nghĩa

100%

10 Phạm Thị Mỹ Linh 2114113067 Phân tích những chức năng

của việc xây dựng Nhà nước

xã hội chủ nghĩa

100%

11 Lê Thị Thanh 2114113145 Lời mở đầu, giới thiệu chung

Đặc trưng của việc xây dựngNhà nước xã hội chủ nghĩa

100%

12 Trần Ngọc Tùng Chi 2111113040 Phân tích những chức năng

của việc xây dựng Nhà nước

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

CPTPP Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Hiệp định Đối tác

Xuyên Thái Bình Dương

Trang 5

MỤC LỤCMỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG, TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂYDỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Đặc trưng của việc xây dựng Nhà nước XHCN

1.2 Chức năng của việc xây dựng Nhà nước XHCN

1.2.2.1 Chức năng kinh tế

1.2.2.2 Chức năng chính trị

1.2.2.3 Chức năng văn hóa - xã hội

1.3 Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước XHCN

CHƯƠNG 2: NHỮNG CHỨC NĂNG CẦN CHÚ TRỌNG TRONG THỜI KỲ HỘINHẬP

2.1 Khái quát về tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

2.2 Những chức năng Nhà nước cần chú trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Trang 6

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ TRONG CÔNGCUỘC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC THAM KHẢO

Trang 7

Chủ nghĩa

xã hội… 100% (14)

9

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

Chủ nghĩa

xã hội… 100% (12)

11

Đề thi chủ nghĩa xã hội khoa học cuối kỳ

5

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦUNgay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam (vào tháng 02 năm 1930), ta đã xácđịnh rõ ràng và dứt khoát con đường phát triển duy nhất của cách mạng Việt Nam, đó làcon đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) Nhờ việc vận dụng sáng tạo những tư tưởng củachủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua 36 năm đổi mới, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam

về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ

và tiến bộ hơn Từ một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề và bị áp đặt cấmvận kinh tế trong suốt gần 20 năm, lương thực thiếu thốn, đời sống nhân dân khó khăn;nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục vớitốc độ tương đối cao với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm Quy mô GDPkhông ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh

tế lớn thứ tư trong ASEAN Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạngkhủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân:

tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm, xóa mù chữ, đời sống văn hoá được cải thiện,

Hơn hết, trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc không thể biệt lập và đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, củathời cuộc và cục diện của nó Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng của Việt Nam đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuấthiện những thách thức, nguy cơ thực sự đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Do

-đó, vai trò của Nhà nước XHCN trong quá trình hội nhập ngày càng được đề cao và chútrọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải có nhận diện rõ và có những chiến lược hợp lý, tậndụng được những thời cơ, khắc chế nguy cơ nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững,giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập và phát triển

Vì vậy, nhóm em chọn đề tài

để có những góc nhìn sâu rộng và đa chiều hơn về Nhà nướcXHCN cũng như công cuộc hội nhập quốc tế, từ đó đề xuất vai trò và trách nhiệm của thế

hệ trẻ trong công cuộc hội nhập quốc tế của Nhà nước XHCN Việt Nam

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Trúc Mai đã tận tình giảng dạykiến thức, là nền tảng cơ sở cho nhóm hoàn thành đề tài lần này

Chủ nghĩa

xã hội kho… 94% (18)

Giao trinh chu nghia

xa hoi khoa hoc…

Chủ nghĩa

xã hội… 100% (7)

144

Trang 9

- Vận dụng kiến thức vào việc phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan đến xây dựngnền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ cá nhân trong học tập và xây dựng đất nước,đóng góp cho xã hội.

- Khẳng định bản chất tiến bộ của Nhà nước XHCN, có thái độ phê phán đến những quanđiểm sai trái phủ nhận tính chất tiến bộ của Nhà nước XHCN

Đối tượng nghiên cứu: đặc trưng, chức năng, tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nướcXHCN và những chức năng cần chú trọng trong quá trình hội nhập

Phạm vi nghiên cứu:

- Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước XHCN

- Đặc trưng của Nhà nước XHCN

- Chức năng của Nhà nước XHCN

- Những chức năng cần chú trọng trong quá trình hội nhập

Trang 10

CHƯƠNG 1 ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG, TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1.1 Đặc trưng của việc xây dựng Nhà nước XHCN

a Về chính trị: Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi vàtính dân tộc sâu sắc

Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân Đây là giai cấp có lợi íchphù hợp với lợi ích của quần chúng nhân dân lao động, vì vậy Nhà nước XHCN đại diệncho ý chí chung của nhân dân lao động Điều này được thể hiện qua việc giai cấp côngnhân thuộc nhân dân lao động, họ có chung lợi ích với toàn thể dân tộc và nhân dân laođộng và là đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại Nhà nước XHCN là công cụ đểthực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.Tuy nhiên sự thống trị này có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóclột trước đây khi giai cấp bóc lột là thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dânlao động trong xã hội và một trong những mục đích của việc thống là bảo vệ và duy trì địa

vị của mình Đây là sự thống trị của đa số với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm thực hiệngiải phóng các tầng lớp lao động Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ởnguyên tắc tổ chức và nguyên tắc tập trung dân chủ Cụ thể, nhấn mạnh đến sự cần thiếtphải phát huy cao độ dân chủ, đồng thời cũng nhấn mạnh phải phát huy cao độ tập trung,Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân.Nhà nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiệnquyền lực, lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội và tham gia nhiều vào công việc củaNhà nước Những đặc điểm này cùng với cơ cấu tham chính, sự có mặt rộng rãi của mọigiai cấp, tầng lớp trong xã hội, từ nông dân, công nhân, trí thức, không phân biệt nguồngốc, miễn là thành thật hợp tác, vì quyền lợi của dân tộc là những biểu hiện cụ thể củatính nhân dân rộng rãi Nhà nước XHCN thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhândân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, thể hiện tính tựgiác, tự quản của nhân dân rất cao Về tính dân tộc sâu sắc được thể hiện trong việc kếthừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc Có chính sách dân tộcđúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc và thực hiện đại đoàn kết dân tộc

Trang 11

Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộcsâu sắc Tính thống nhất này được đảm bảo bởi cơ sở khách quan "quyền lợi của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một" Dân tộc, nhân dân và giai cấpcông nhân có lợi ích chung và vì vậy giải phóng dân tộc là cách duy nhất để giải phóngđược giai cấp công nhân một cách triệt để Mà giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức

về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành vàphát triển lối sống XHCN, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong côngcuộc xây dựng Nhà nước XHCN là mục tiêu cao nhất của Nhà nước XHCN Thực hiệnđược sự công bằng, bình đẳng xóa bỏ được sự đối kháng giai cấp áp bức dân tộc là kếtquả của việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa

b Về kinh tế: Nhà nước được quy định dựa trên cơ sở kinh tế của XHCN

Dựa trên cơ sở kinh tế của xã hội XHCN, kinh tế của Nhà nước XHCN cũng cónhững đặc điểm tương ứng Trong đó, kinh tế của Nhà nước XHCN chính là chế độ sởhữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu Đồng nghĩa với việc nền kinh tế không còn tồn tạiquan hệ sản xuất bóc lột như trong quá khứ Vậy, “chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sảnxuất” là gì?

Đầu tiên, về khái niệm “chế độ sở hữu XHCN” là chế độ sở hữu gồm tổng thể cácquy phạm pháp luật quy định về sở hữu XHCN về các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt,các phương tiện và sản phẩm khác Tức là, chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất làmột khía cạnh mà khái niệm “chế độ sở hữu XHCN” đã thể hiện Một cách cụ thể hơn,chế độ sở hữu XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - cơ sở của quan hệ sản xuấtXHCN Về quan hệ sản xuất, yếu tố quan trọng hàng đầu không thể không nói đến là chế

độ sở hữu Nhằm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao củatoàn thể nhân dân lao động, nền dân chủ XHCN bao gồm những tư liệu sản xuất chủ yếucủa toàn xã hội đang ngày càng hiện đại, phong phú và phát triển hơn Dựa trên cơ sởkhoa học và công nghệ hiện đại, nền dân chủ XHCN ấy đã đáp ứng sự phát triển ngàycàng cao của lực lượng sản xuất

Việc xác định chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện tính ưu việtcủa CNXH mà chúng ta đang xây dựng trong thời kỳ quá độ lên CNXH Việc xác địnhchế độ công hữu này đã khắc phục được tư duy cũ cũng như những giáo điều về CNXH ở

Trang 12

Việt Nam Điều đó đồng nghĩa với sự duy nhất của chế độ công hữu ngay trong thời kỳquá độ) Chế độ sở hữu XHCN bao gồm 2 hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sởhữu Nhà nước ) và sở hữu tập thể - nền tảng của nền kinh tế XHCN Bản chất kinh tế đó -tức chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chỉ được bộc lộ đầy đủ qua toàn bộ quá trìnhbao gồm ổn định chính trị đi đôi với phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xãhội Để bản chất kinh tế được bộ lộ một cách đầy đủ như vậy không thể không nhắc đến

sự lãnh đạo của Đảng Mác - Lênin cũng như công tác của Nhà nước XHCN về quản lý,hướng dẫn, giúp đỡ Trước hết nếu như Nhà nước ta thực sự muốn đảm bảo quyền làmchủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu hay quyền làm chủ trong quá trình sảnxuất kinh doanh, quản lý và phân phối thì phải coi lợi ích kinh tế của người lao động làđộng lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội Bỏ qua điều này

sẽ khiến quá trình phát triển về kinh tế của Nhà nước theo con đường XHCN gặp phảinhững vấn đề phát sinh không mong muốn, cũng như phá vỡ quy luật về bản chất kinh tếcủa Nhà nước XHCN nói riêng và toàn thể xã hội XHCN nói chung Vốn dĩ định hướngquá độ lên thời kỳ XHCN đã rất khó khăn và thách thức, liệu nếu như tiếp tục đưa ranhững hướng đi, hướng hành động khác thì con đường này có thực sự hiệu quả hay không?Đây chính là điều mà chúng ta nên cân nhắc

Đảng ta đã khẳng định quan điểm sau khi bàn về nền kinh tế thị trường định hướngXHCN với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước giữ vaitrò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển “Kinh tế Nhà nướccùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốcdân” Với đặc trưng trong quan hệ sản xuất của CNXH mà chúng ta đang xây dựng, quanđiểm này hoàn toàn nhất quán và là nền tảng xác lập từng bước chế độ công hữu.Một trong những yếu tố đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tếthị trường với nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính làphải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu Đối với những nước quá

độ đi lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã từng chỉ rõ hai điều rằng:

Thứ nhất, nếu đất nước ấy chưa trải qua chủ nghĩa tư bản, để phát triển lực lượngsản xuất, nâng cao năng suất lao động tất yếu phải “bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắcxuyên qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước , tiến lên chủ nghĩa xã hội” (V.I.Lênin, toàn tập,

Trang 13

Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980 với mục đích cơ bản của chính sáchkinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là "phát triển và cải tạo nền kinh tế quốcdân theo chủ nghĩa xã hội" (Điều 9 Hiến pháp năm 1959) Để thực hiện chính sách lớncủa Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này là: Cải tạo XHCN, thực hiện chủ trương xóa

bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tiến hành công hữu hoá tư liệu sản xuất dưới haihình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, xóa bỏ hoàn toàn việc người bóc lột ngườithông qua các quan hệ tư hữu, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật

để thực hiện mục tiêu trên Có thể kể đến một số văn bản như:

- Quyết định số 188/CP về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và cáchình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam

- Nghị định số 111/CP ngày 14/4/1977 về chính sách quản lí và cải tạo XHCN đối với nhà,đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam

Cùng với các văn bản pháp luật nhằm cải tạo và công hữu hoá tư liệu sản xuất,Nhà nước ta còn ban hành pháp luật nhằm bảo vệ chế độ sở hữu XHCN đã được xác lập(Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN)

Cũng nhờ những điều trên mà không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột Tronglịch sử, nếu như tất cả các Nhà nước bóc lột được xem là Nhà nước theo đúng nghĩa của

nó, nghĩa là đại đa số nhân dân lao động bị trấn áp, áp bức, bóc lột bởi bộ máy của thiểu

số những kẻ bóc lột Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dù khác về bản chất kinh tếcủa các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tếXHCN, nó không hình thành từ “hư vô” theo mong muốn của bất kỳ ai Kinh tế XHCNcũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời

Trang 14

lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm, của các chế độ kinh tế trước đó, nhất

là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột bất công, đối với đa số nhân dân Dựa vào những bảnchất của nền dân dân chủ XHCN, kinh tế của Nhà nước XHCN cũng đang phát triển ngàycàng rộng rãi hơn

Ngược lại với bộ máy Nhà nước bóc lột trong lịch sử, Nhà nước XHCN vừa làmột bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lýkinh tế - xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là Nhà nước theo đúng nghĩa, màchỉ là “nửa Nhà nước ” Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trởthành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước XHCN Chính vì vậy, dân chủ là bản chất của chế

độ XHCN (do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân)

Trong xã hội tư bản, quan hệ sản xuất được chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN giữvai trò thống trị Đây chính là cơ sở nảy sinh nhiều vấn đề về cả kinh tế và xã hội Vềkinh tế, xuất hiện thêm thêm những bất bình đẳng về kinh tế Về xã hội, áp bức về ngàycàng tăng cao hơn so với trước đây Lấy chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất làm cơ

sở, CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện hoàn toàn rõ ràng tính ưu việt so vớichế độ TBCN - việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất TBCN hoàn toàn bị bỏqua, mối quan hệ sản xuất mới dần xuất hiện và hoàn thiện hơn Khác với nền dân chủ tưsản, bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN là chủ yếu thực hiện chế độ công hữu về tưliệu sản xuất

c Về văn hoá: Nhà nước kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá của nhân loại, đồngthời mang bản sắc riêng dân tộc

Nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin Theo đó, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực củaphát triển xã hội, kinh tế; hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con người, biến conngười thành con người chân, thiện, mỹ Chính vì vậy, văn hoá là sức mạnh con người vàdân tộc, là sức mạnh xã hội và thời đại

Mỗi nền văn hóa phải có sự kết hợp giữa tinh hoa và sức mạnh thời đại, đồng thờiphải chuyển hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng củamình Vì vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là mục tiêu của xã hộiXHCN, đồng thời là động lực thúc đẩy xã hội đó phát triển Quá trình xây dựng nền văn

Trang 15

hoá ấy đòi hỏi Nhà nước vừa phải tiếp thu những giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại,vừa phải kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc, xây dựng một nền văn hóathống nhất, đa dạng Sự kết hợp hài hòa những giá trị tiên tiến với những giá trị mangđậm bản sắc dân tộc thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà Nhà nước đang xâydựng trên lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng củaphát triển

Hơn nữa, đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hội là xã hội tiến bộ, khoa học và nhânđạo, vì con người, lấy giải phóng con người là mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa xã hội Vìvậy nền văn hoá XHCN ngoài những đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì cầnphải nhấn mạnh thêm một đặc trưng, đó là nền văn hoá thấm đậm tính nhân văn Chínhbản thân khái niệm tiên tiến khía cạnh nào đó đã bao hàm nhân văn, nhưng không phải cái

gì tiên tiến cũng là nhân văn; bản sắc dân tộc cũng bao hàm tính nhân văn nhưng khôngbao quát hết và không thay thế được khái niệm nhân văn Cho nên, chủ nghĩa xã hội phảiđồng chất và cùng chiều với văn hóa; phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hộicũng chính là phấn đấu cho những giá trị văn hóa - xã hội Nhà nước XHCN là xã hội vănhóa cấp cao Những phẩm chất, những giá trị của xã hội XHCN là những phẩm chất vàgiá trị phổ quát của xã hội tương lai

Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế đang là một xu thế lớn khách quan tácđộng đến nhiều quốc gia, khu vực, liên minh tham gia trên thế giới Một mặt, xu hướngnày tạo ra nhiều cơ hội giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia; mặt khác,

có nguy cơ làm mai một các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc Trong bối cảnhquốc tế, nơi các chế độ chính trị - xã hội khác nhau cùng tồn tại, vừa có sự hợp tác vừa có

sự đấu tranh; trong giao lưu, hợp tác và phát triển văn hóa, tính ưu việt của chủ nghĩa xãhội, nhất là những đặc trưng văn hóa mà Nhà nước đang xây dựng phải được thể hiệnkhông chỉ bằng việc xác lập tính ưu việt của nó, mà còn phải thể hiện được những đặctrưng của nó

Tóm lại, trong Nhà nước XHCN, những người cộng sản sẽ làm giàu tri thức củamình bằng cách tổng hợp các tri thức, văn hoá mà loài người đã tạo ra Do vậy, quá trìnhxây dựng nền văn hoá XHCN phải biết kế thừa những giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa

Trang 16

nhân loại, đồng thời, cần chống những tư tưởng, văn hoá phi vô sản, trái với những giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.1.2 Chức năng của việc xây dựng Nhà nước XHCN

a Chức năng đối nội

Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu của Nhà nước về mặt nội bộ đấtnước hay về quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, bao gồm các chức năng:

- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế

Tổ chức và quản lý kinh tế được xem là chức năng căn bản nhất nhằm xây dựng xãhội Nhà nước dựa trên cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật tiên tiến, làm cho dân giàu,nước mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của nhân dân cũng như phát huy tiềmnăng của các thành phần kinh tế, khai thác mọi tiềm lực đất nước và hợp tác quốc tế hiệuquả Cụ thể hơn, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong vai tròkiến tạo phát triển, chủ động tác động tới các ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau của nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN để đạt mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong từnggiai đoạn phát triển đất nước

Lấy ví dụ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng cũng đãnhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phân định rõ hơnchức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn vàtài sản Nhà nước” Nhà nước là người đại diện cho ý chí, quyền lực của nhân dân laođộng, là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, nắm trong tay các công cụ,phương tiện quản lý như pháp luật, chính sách, tài chính, kế hoạch, Theo quy định củaHiến pháp, Nhà nước có trách nhiệm trong việc “khuyến khích, tạo điều kiện để doanhnhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bềnvững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước” (Điều 51, Khoản 3); việc “xâydựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế” của Nhà nước phải được dựatrên cơ sở “tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền

Trang 17

trong QLNN; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tếquốc dân”

- Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục

Để xây dựng một xã hội mới mà nhân dân ta đang phấn đấu phát huy là xã hội donhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển trên nền tảng khoa học và công nghệphát triển, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người có cuộc sống ấm

no, đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, Nhà nước cần phải có phương pháp tổchức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục hợp lý Đó là quốc sách hàng đầu để pháthuy nhân tố con người đồng thời đẩy mạnh vai trò cốt lõi của khoa học và công nghệ.+ Về văn hóa:

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người dân gópcông tạo dựng xuyên suốt bề dài lịch sử dân tộc, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đờisống xã hội con người như tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ, các di tích, danh lam thắngcảnh, ghi đậm dấu ấn dân tộc và được duy trì, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập cùng sự phát triển toàncầu hóa, việc giữ gìn bản sắc văn hóa quốc gia và tiếp nhận những tinh hoa văn hóa cácnước bạn trên thế giới là một nhiệm vụ tất yếu đề ra Nhiệm vụ đó là xây dựng nền vănhóa mới, lối sống mới, con người mới thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động củaNhà nước và xã hội, đấu tranh chống lại tư tưởng lạc hậu và phản động

Để thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức và quản lý văn hóa, Nhà nước cần tiến hành mộtcuộc cách mạng về văn hóa Để thực hiện tốt cách mạng về văn hóa, Nhà nước cần giảiquyết triệt để những vấn đề cơ bản sau:

1 Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,đồng thời học hỏi những giá trị văn hóa khoa học vĩ đại của nhân loại để xây dựng nềnvăn hóa hiện đại mang bản sắc Việt Nam

2 Dùng nhiều cách thức và phương tiện, trong đó chú trọng vai trò của pháp luật để giáodục, nâng cao trình độ văn hóa nói chung của nhân dân, trau dồi đạo đức, nâng cao trình

độ hiểu biết và cảm thụ văn hóa, nghệ thuật, ngăn chặn các hoạt động và văn hóa phẩmđộc hại

Trang 18

+ Về khoa học:

Trong toàn sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc của Nhà nước

ta, khoa học chiếm một vị thế trọng yếu đưa đất nước ngày một vươn cao, xóa đi tìnhtrạng lạc hậu, đói nghèo Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ

và đổi mới sáng tạo càng thể hiện là nhân tố đầu vào then chốt của lực lượng sản xuấthiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ cũng như chất lượng phát triển của Việt Nam.Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI, Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bí thư năm

2019 và nhiều văn kiện, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã tái khẳngđịnh khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực phát triển kinh tế -

xã hội và bảo vệ Tổ quốc Quốc khánh 02/09/2020 - kỷ niệm 75 năm Cách mạng thángTám, chuẩn bị tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ Tịchnước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh quan điểm: "Thực hiện nhất quán chủ trươngkhoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triểnlực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế" qua bài viết "Chuẩn bị và tiến hànhthật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".Quả như vậy, thực tế đã cho thấy tiềm lực khoa học của đất nước đang được đẩymạnh tăng cường Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã góp phần mang

Trang 19

lại nhiều chuyển biến tích cực trong năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, quy trìnhbảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, thích ứng mau chóng với biếnđổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và chăm sóc sứckhỏe nhân dân Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị có vai trò bổsung luận cứ cho củng cố đường lối, chính sách; duy trì, phát triển nền tảng tư tưởng củaĐảng; cải thiện, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người Việt Nam Hiệu quả hoạtđộng khoa học - công nghệ được nâng cao, tạo nhiều giá trị lợi ích cho hoạt động đổi mới

và sáng tạo khởi nghiệp

+ Về giáo dục:

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình luôn quantâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo cho thanh niên Việt Nam Người dặn: “Bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Thực hiện lời di huấn

đó, Đảng ta đã thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diệnthanh niên Việt Nam

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, bắt đầu từ Đại hội lần thứ IV đã đề cập phươnghướng chung là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đến Đại hội XIII, xác định rõ mụctiêu của giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới nhằm đảm bảo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm cao với bản thân, giađình, xã hội và Tổ quốc là yêu cầu phải thực hiện, trong đó Đảng nhấn mạnh “Chú trọnghơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáodục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thứctrách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nướcphồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.Thông qua chương trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dụcViệt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, hình thành được một hệ thống giáo dục quốcdân tương đối hoàn chỉnh, nhất quán và đa dạng với đầy đủ mọi cấp học và trình độ đàotạo từ mầm non đến sau đại học: mạng lưới các trường phổ thông được triển khai rộngkhắp trên toàn quốc; các trường, lớp trung tâm dạy nghề mở rộng thêm nhiều hình thức,nổi bật là các lớp dạy nghề ngắn hạn tăng trưởng mạnh; các trường đại học và cao đẳng

Trang 20

được khánh thành phần nhiều ở các khu dân cư lớn của cả nước, hay các vùng, các địaphương Tính đến tháng 12/2000, cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cậpgiáo dục tiểu học và tiếp tục nỗ lực củng cố, phát huy các thành tích này, đẩy mạnh giáodục thường xuyên Chất lượng phổ cập ngày càng được nâng cao với cơ sở vật chất, thiết

bị kỹ thuật được nâng cấp, cải thiện, cùng với đó là số lượng trường lớp mới được xâydựng theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng Đào tạo sau đại học được hình thành và pháttriển vững vàng đang dần dần đảm nhận đào tạo những cán bộ khoa học giỏi trong nước

Hệ thống giáo dục bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và nguồn lực,

từ đó từng bước hội nhập với xu hướng chung cùng giáo dục thế giới

- Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội; bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

An ninh quốc gia đặc biệt là một vấn đề hệ trọng, sống còn của Nhà nước ta Do đó,bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ tất yếu, yêu cầu tần suất diễn ra thường xuyên củatoàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị với lực lượng công an nhân dân làmnòng cốt Lực lượng công an nói chung hay lực lượng an ninh nói riêng ở trong bất kì tìnhhuống nào đều phải thực hiện tốt trọng trách bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ; giữgìn an ninh và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an toàn cuộc sống và lợi ích chính đáng củanhân dân, chủ động góp sức bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; duytrì ổn định chính trị, xã hội; tạo môi trường hòa bình, kỷ cương, trật tự để phát triển đấtnước

Muốn thực hiện thắng lợi nghĩa vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, lực lượng đảm nhận sẽ cần dựa vàochức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, một chức năngkhông thể thiếu có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng còn lại củaNhà nước Pháp luật là một công cụ hữu ích giúp Nhà nước dễ dàng tổ chức thực hiện tất

cả các chức năng của mình một cách hiệu quả, cho nên, bảo vệ trật tự pháp luật, tăngcường pháp chế XHCN là hoạt động thường xuyên, mang tính chất quyết định đối vớiviệc nâng tầm uy thế quản lý của Nhà nước Mục đích của chức năng này là bảo đảm chopháp luật được thực thi thống nhất và nghiêm chỉnh nhất, áp dụng quản lý trên mọi lĩnhvực của đời sống nhờ vào pháp luật

Trang 21

- Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân

Định nghĩa chế độ dân chủ là chế độ chính trị mà toàn bộ quyền lực Nhà nước đềuthuộc sở hữu của nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đạidiện bầu ra; là hình thức chứng minh cho quyền tự do, bình đẳng của nhân dân Vậy nênĐảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng và bảo vệ nền dân chủ XHCN bởi việcthực hiện chức năng này thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước kiểu mới, Nhà nước củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đồng thời củng cố quyền lực Nhà nước trong nhữngchức năng khác, liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của bản thân Nhà nước vàchế độ ta Trong mọi hoạt động, Nhà nước luôn tôn trọng và đảm bảo toàn bộ các quyềncần thiết của con người, xem quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, cho phép tự

do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, traoquyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành,

Trải qua các kỳ đại hội cho đến tận nay, Đảng Cộng sản Việt Nam càng ngày càng

có nhận thức cụ thể và sâu sắc về quyền tự do, dân chủ của nhân dân Đại hội IV củaĐảng xác định rằng muốn cách mạng XHCN thành công vang dội thì một trong nhữngđiều kiện tiên phong là không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động.Các Đại hội tiếp theo cũng tương tự thể hiện những góc nhìn đa chiều về dân chủ và thựchành dân chủ Đại hội XII khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội xã hội chủnghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Mọi đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền vàlợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến Dân chủ phải được thựchiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” Đại hội XIII tiếptục xác nhận: “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luậttạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân

Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

b Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại là những hoạt động của Nhà nước ngoại giao với các quốcgia, dân tộc hay tổ chức quốc tế như phòng thủ đất nước, thiết lập mối quan hệ hữu nghị

và hợp tác quốc tế, đấu tranh cho hòa bình và dân chủ ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới

- Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 22

Chức năng bảo vệ Tổ quốc là một trong những chức năng cơ bản mà quan trọngnhất của Nhà nước đồng thời cũng là chức năng của mọi Nhà nước Đó là những phươngdiện hoạt động của Nhà nước nhằm mục đích chống lại các thế lực thù địch từ bên ngoài,những mưu mô phản động bên trong, nhất quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhấttoàn vẹn lãnh thổ Trước đây, vô số cuộc chiến tranh xâm lược đã gây thảm họa cho nhiềuquốc gia, vùng lãnh thổ và thậm chí cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều nước lớn đang tínhtoán áp đặt ý chí của mình đối với nước khác Ở trong tình thế đó, bắt buộc các Nhà nướcphải lập tức thi hành các hoạt động bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến tranh đàn

áp hoặc là những ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài

Mặc dù thời thế hòa bình không còn chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc vẫn là một côngtác không được phép lơ là Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, Đảng và Nhà nước taphải nhanh nhạy nắm bắt chính xác và rõ ràng tình hình trong và ngoài nước để từ đó đề

ra chính sách, đường lối đúng đắn, phù hợp:

+ Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc

+ Phát triển nền kinh tế tạo sức mạnh và tiềm lực để từ đó bảo vệ Tổ quốc

+ Đặt mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa toàn diện, bao gồm cả phươngdiện tự nhiên – lịch sử và chính trị – xã hội trong chỉnh thể thống nhất

+ Củng cố Đảng, kiện toàn bộ máy Nhà nước

+ Hoàn thiện hệ thống pháp lý để ngày càng chặt chẽ, khoa học hơn nữa

+ Củng cố ý chí của công dân, tăng cường tình đoàn kết dân tộc

+ Có kế sách phòng, chống các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa

- Chức năng củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác

Kể từ khi tư duy đổi mới khởi xướng năm 1986 từ Đại hội VI được thúc đẩy mạnh

mẽ, chính sách đối ngoại tự chủ, độc lập, hữu nghị, hòa bình, hợp tác và phát triển, đadạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dântộc là chìa khóa mở rộng thời kỳ đổi mới và ngày càng được nhìn nhận sâu sắc Nhậnthức được Việt Nam cũng là một bộ phận của thế giới, từ Đại hội IX, Nhà nước đã mauchóng vạch kế hoạch triển khai hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp đó chuyển sang các lĩnh vựckhác với chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế (ở Đại hội XI) Chủ trương đó làđịnh hướng chiến lược quan trọng để gây dựng và bảo vệ đất nước, là sự nghiệp của toàn

Trang 23

dân, của cả hệ thống chính trị Từ đây ta mới thấy tầm ảnh hưởng của chức năng củng cố,tăng cường tình hữu nghị và hợp tác là vô cùng khẩn thiết, nó xuất phát từ bản chất củaNhà nước XHCN và hơn hết là phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại.Đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần không nhỏ trong giữ vữngmôi trường hòa bình, thuận lợi cho quá trình đổi mới,đảm bảo độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước Tính đến nay, số lượng mối quan hệngoại giao của nước ta đã là 189 quốc gia trên tổng số 193 quốc gia là thành viên Liênhợp quốc, trong đó có đến 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện bao gồm cả 5 nước ủyviên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 7 nước thuộc nhóm G7 (công nghiệpphát triển hàng đầu) và 17 nước thuộc nhóm G20 (nền kinh tế lớn nhất thế giới),… Xuấtphát điểm là nền kinh tế kế hoạch tập trung và khép kín, hiện nay Việt Nam đã là nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN có liên kết kinh tế sâu rộng, đã ký kết và tham giavào 17 hiệp định thương mại tự do FTA, gồm cả các FTA thế hệ mới; kim ngạch xuấtnhập khẩu tương đương đạt khoảng 200% GDP, thu hút đến 400 tỷ USD vốn FDI đăngký, Việt Nam còn là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phươngquan trọng, từng đứng ra tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và hoàn thành nhiềutrọng trách quốc tế, ví dụ như Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghịcấp cao ASEM (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Ủy viên không thườngtrực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2008-2009 và 2020-2021), Diễn đàn Kinh tế giới vềASEAN (2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên (2019), tiến cử hàng trăm cán

bộ, chiến sỹ tham gia lực lượng canh giữ hòa bình Liên hợp quốc,

- Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc

Ngay từ những năm 1930, dù mới thành lập, Hội Phụ nữ đã hưởng ứng theo phongtrào quyên góp “ủng hộ nhân dân Trung Hoa kháng Nhật” và lên án tội ác của quân phátxít chống lại Liên Xô Thông qua loạt hoạt động đối ngoại, Hội nhanh chóng nhận vềnhiều sự ủng hộ về chính trị, sự hỗ trợ kinh phí, chất xám, kỹ thuật,… cho sự phát triểncủa phụ nữ Việt Nam và sự nghiệp đổi mới đất nước Đồng thời, Hội cũng lên tiếng ủng

hộ những cuộc đấu tranh chính nghĩa vì hòa bình, độc lập dân tộc, song song với pháttriển của phụ nữ cùng với nhân dân thế giới Trong khả năng của mình, Hội đã tổ chứcnhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ bạn bè trumền thống như phụ giúp đào tạo phụ nữ Lào và

Trang 24

Campuchia, vận động các khoản viện trợ nhỏ cho các nước Lào, Campuchia, Triều Tiên,Cuba, tham gia vào ủng hộ nhân dân các nơi gặp thiên tai như động đất ở Trung Quốc,Haiti và n Độ, động đất và sóng thần ở Nhật Bản và In-đô-nê-xi-a, lũ lụt ở Thái Lan,….Học hỏi từ Hội Phụ nữ cũng như từ sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng giải phóngdân tộc Việt Nam, ta rút ra được bài học kinh nghiệm cho các phong trào cách mạng củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động những nước tư bản, phong trào giải phóng dântộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, qua hai điểm chính sau:+ Ngoại giao nhân dân đóng vai trò trọng tâm trong việc củng cố tình đoàn kết giữa nhândân các nước Chúng ta cần phát hum sức mạnh của ngoại giao nhân dân để tranh thủ sựủng hộ của các nước bạn, vận động nguồn lực cần thiết cho công cuộc xâm dựng và bảo vệ

Tổ quốc

+ Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực góp sức cho cuộc đấu tranh chung của phụ nữ

và nhân dân tiến bộ thế giới vì nền dân chủ, tiến bộ xã hội, độc lập dân tộc, vì bình đẳng,hòa bình, phát triển Bài trừ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài trừ âm mưu gâm chiến vàchạm đua vũ trang, cùng nhân dân thế giới đóng góp nhiệt tình vào cuộc đấu tranh chungmột thế giới hòa bình, gắn kết, dân chủ tiến bộ

1.2.2.1 Chức năng kinh tế

a Cơ sở lý luận về chức năng kinh tế

- Khái niệm và đặc điểm chức năng kinh tế

+ Khái niệm

Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu

là những hoạt động quan trọng có tính liên tục thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản trong lĩnh vực kinh tế.Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện

rõ nét nhất là trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam và trong quá trình chuyểnđổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường được thể hiện trên cả hai:chức năng quản lý kinh tế và chức năng kinh tế Sự khác biệt giữa hai chức năng này nằm

ở tính chất quản trị và quản lý mà mỗi chức năng vốn có Trong đó, chức năng quản lý

Trang 25

Thứ hai, nền kinh tế ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là nền kinh tếthị trường ở Việt Nam không chỉ đơn thuần nhằm mục đích phát triển phát triển kinh tế

mà phải lấy sự tăng trưởng kinh tế làm cơ sở, làm điều kiện để phát triển hài hòa, đáp ứngcác nhu cầu đa dạng của xã hội, phát triển con người toàn diện

Thứ ba, Nhà nước sử dụng pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế khác như kếhoạch, các chính sách kinh tế, bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước

để quản lý nền kinh tế tại Việt Nam Nhà nước là người trực tiếp tổ chức các hoạt độngkinh tế từ khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, điều hành sản xuất đến khâu phân phối sảnphẩm xã hội và bảo vệ trật tự kinh tế bằng biện pháp kỷ luật hành chính

- Nội dung, hình thức và nguyên tắc thực hiện chức năng kinh tế

+ Nội dung thực hiện

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua phápluật và các công cụ quản lý kinh tế khác Bằng pháp luật, Nhà nước có thể đảm bảo vàcân bằng các yếu tố của thị trường, phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục những hạnchế Mặt khác, pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước mà các thành phần kinh tếcũng sử dụng pháp luật để làm mục tiêu, phương hướng hoạt động

Thứ hai, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước vàcác tập đoàn kinh tế Nhà nước Để Nhà nước thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xãhội cần tăng cường, củng cố, xây dựng và phát triển quyền lực kinh tế của Nhà nước nóichung, của doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn kinh tế Nhà nước nói riêng, lĩnh vực kinh

tế then chốt của đất nước vừa là công cụ quản lý kinh tế, vừa là cơ sở kinh tế để Nhà nướcthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội Ngoài ra, để thực hiện thành công các

Trang 26

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải quản lý các doanh nghiệp Nhà nước vàcác tập đoàn kinh tế Nhà nước do thực tế phát triển ở các nước tư bản khi các tập đoànkinh tế tư nhân liên tục phát triển và lớn mạnh cho đến khi lấn át kinh tế Nhà nước Thứ ba, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế Trong nềnkinh tế thị trường, Nhà nước quản lý bằng các nguyên tắc, luật kinh tế và duy trì hiệu lựcquản lý bằng các biện pháp vĩ mô như luật, kế hoạch và chính sách Việc cụ thể hoá cácquyết sách chiến lược, bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra trong chính sách củaNhà nước là bản chất của kế hoạch vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Như vậy, kế hoạchhóa trong nền kinh tế thị trường đã xóa bỏ tính áp đặt trong việc giao nhiệm vụ, đảm bảoquyền tự chủ kế hoạch cho các chủ thể, kích thích các nhà kinh doanh cạnh tranh, cải tiến

kỹ thuật công nghệ để đứng vững trên thị trường

Thứ tư, đảm bảo bình đẳng xã hội và khắc phục các vấn đề của kinh tế thị trường.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được xác định là theo định hướng xã hội chủ nghĩa,khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là phải hạn chế thấp nhất tình trạngngười bóc lột người, đảm bảo sự bình đẳng xã hội Phát triển kinh tế phải coi tăng trưởngkinh tế là nền tảng để phát triển con người toàn diện, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội,duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thúc đẩy phát triển bền vững bên cạnhmục tiêu hàng đầu là tăng trưởng kinh tế

Thứ năm, xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường,Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng và kế hoạch cho nền kinh tế, trong

đó chiến lược phát triển bao gồm các mục tiêu, quy luật và chủ trương Quy hoạch pháttriển cơ sở hạ tầng là cụ thể hóa chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng: xác minh, lựa chọnphương án phát triển và phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng trên các vùng lãnh thổ, tổchức các giải pháp và thực hiện, các công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên

Trang 27

sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng cách sử dụng ba phương pháp cơ bản: tổchức áp dụng các quy luật kinh tế, ban hành các luật kinh tế và bảo vệ các quy luật kinh tế.+ Nguyên tắc thực hiện

Các nguyên tắc chung mang tính chất chính trị - pháp lý của quản lý Nhà nướcnhư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý kinh tế tập trung dân chủkết hợp quản lý ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ

Các nguyên tắc mang tính chất riêng phù hợp với hoạt động quản lý kinh tế củaNhà nước như Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế không can thiệp vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của các thành phần kinh tế

b Thực trạng thực hiện chức năng kinh tế

- Các thành tựu trong việc thực hiện chức năng kinh tế

+ Về kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển kinh tế

Thứ nhất, trong việc xây dựng chiến lược, lần đầu tiên tại Việt Nam, hai chiến lượcphát triển kinh tế xã hội đã lần lượt ra đời trong tiến trình của công cuộc đổi mới, đó là:Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991 - 2000 và Chiến lược đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa 10 năm 2001-

2010 Định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng kémphát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, đời sống của nhân dân ổn định và được nâng lên đáng kể.Thứ hai, Nhà nước đã tiến hành đổi mới kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Theo

cơ chế mới, kế hoạch Nhà nước mang tính hướng dẫn và gián tiếp, gắn với hiệu quả và lợiích kinh tế, khuyến khích các đơn vị kinh tế phát huy tính năng động, sáng tạo để làmgiàu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Nội dung quan trọng của kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội là những dự án, chương trình, trong đó chương trình, dự án ởtầm quốc gia được chuyển thành nội dung của kế hoạch cả nước Nhà nước xác định vaitrò quyết định trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là kế hoạch 5 năm, trong

đó kế hoạch hằng năm là kế hoạch điều hành để thực hiện kế hoạch 5 năm

+ Về đảm bảo môi trường pháp lý và các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước

Ngoài việc chuyển đổi cơ chế kinh tế, pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiệncác chức năng kinh tế của Nhà nước Bằng pháp luật, Nhà nước thừa nhận, hướng dẫn

Trang 28

cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế nhằm đảm bảo cho các quan hệ kinh tế tồn tại

và phát triển Pháp luật trong nền kinh tế thị trường không chỉ là công cụ của Nhà nước

mà còn là phương tiện của các chủ thể kinh tế tự bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụthông qua các quy định như chế độ sở hữu mới và cơ cấu lại nền kinh tế với nhiều thànhphần cùng phát triển, cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật, cơ cấu chủ thể trong kinh

tế thị trường và tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới,

cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các loại thị trường

+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đối với hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước sẽ thực hiện quy hoạch tổng thể và chiến lượcphát triển kết cấu hạ tầng quốc gia, đồng thời huy động các nguồn lực trong và ngoàinước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Công bố quy hoạch tổng thể đầu tư và phát triểnkinh tế phân khu, trên cơ sở đó xác định rõ các dự án đầu tư phát triển quan trọng, ưu tiên.+ Về hoạt động điều tiết thu nhập, đảm bảo cân bằng xã hội và khắc phục những hạn chếcủa kinh tế thị trường

Các mục tiêu công bằng xã hội và bình đẳng mà chúng ta hướng tới là chính sáchbình đẳng về cơ hội việc làm, bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn lực, công bằngtrong nghĩa vụ phục vụ quốc gia, bình đẳng thụ hưởng các kết quả phát triển chung thôngqua hệ thống phúc lợi công cộng và các ưu tiên của dịch vụ công cộng với xã hội Tronggiai đoạn vừa qua, Nhà nước đã ban hành và sửa đổi nhiều luật thuế mới nhằm đảm bảohài hòa lợi ích giữa 3 chủ thể gồm người lao động - doanh nghiệp - Nhà nước Ví dụ nhưluật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế xuất nhập khẩu, luậtngân sách Nhà nước , luật thuế thu nhập,…

- Các hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chức năng

+ Về hệ thống pháp luật kinh tế và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, vẫn còn xuất hiện nhiều văn bản pháp luậtchồng chéo, chưa rõ ràng, không có tính ổn định cao và còn mang nhiều tính thủ tục hànhchính chưa phù hợp với cơ chế tự do kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế thị trường.Đồng thời, các chế tài đối với các hành vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh,thương mại chưa đủ mạnh để răn đe, định hướng các chủ thể tham gia hoạt động kinhdoanh, thương mại theo quỹ đạo, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 29

đủ thời gian để tiếp thu và cập nhật kiến   thức mới trong thời kỳ hội nhập.

+ Về quản lý các doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn kinh tế Nhà nước

Các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập dựa trên các tổng công ty chưa cóquy mô vững chắc, quản lý kém, chưa thích nghi với nền kinh tế thị trường đã bộc lộnhững hạn chế, yếu kém gây thất thoát và lãng phí tài sản quốc gia được Nhà nước giaophó Hơn nữa, vẫn chưa có một cơ chế pháp lý hoàn thiện, đồng bộ để tạo tiền đề cho cáctập đoàn kinh tế hoạt động

c Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế

- Hoàn thiện chức năng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình pháttriển kinh tế - xã hội Cần khắc phục nhược điểm trong công tác xây dựng chiến lược pháttriển kinh tế xã hội đó là ôm đồm quá nhiều mục tiêu, theo đó tập trung cho những mụctiêu hiệu quả và phát triển bền vững

- Hoàn thiện chức năng xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nướcphù hợp với nền kinh tế thị trường

Đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cần tiến hành cải cách đồng

bộ trong cả hoạt động xây dựng, ban hành cũng như thực thi pháp luật trong điều kiện củanền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

- Hoàn thiện chức năng xây dựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho nền kinh tế

Nhà nước cần tiến hành ưu tiên ngân sách và các nguồn lực khác để đẩy nhanhviệc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng của từng vùng và trên phạm vi cả nước, khuyếnkhích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế

- Hoàn thiện chức năng xây dựng bộ máy Nhà nước phục vụ quản lý hiệu quả nền kinh tếthị trường

Cần tiến hành đổi mới chất lượng hoạt động của các tổ chức giúp đỡ pháp lý, cảicách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, tạo ra môi trường cho các quan

Trang 30

hệ kinh tế diễn ra một cách dễ dàng, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào ViệtNam Tăng cường về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, côngchức trong nền kinh tế thị trường

1.2.2.2 Chức năng chính trị

a Cơ sở lý luận về chức năng chính trị

- Khái niệm và đặc điểm chức năng chính trị

tự xã hội, phát triển đất nước

+ Đặc điểm

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền trong

hệ thống chính trị Trong lịch sử, tồn tại Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội nhưng hai đảngnày được tổ chức và hoạt động như những đồng minh của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừanhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảngđiều hành xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các tổ chức đoàn thể Đường lối, chínhsách và quan điểm của Đảng được Nhà nước quy định chi tiết và thể chế hóa thông quapháp luật và các chính sách, chủ trương, kế hoạch cụ thể Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đếnviệc xây dựng Nhà nước và thể chế của mình, đồng thời quản lý việc Nhà nước thực hiệncác Nghị quyết của Đảng

Thứ hai, chức năng chính trị của Nhà nước có tính thống nhất cao Hệ thống chínhtrị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có bản chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhaunhưng có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất Tính thốngnhất được xác định bởi các yếu tố gồm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục

Trang 31

tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ

Thứ ba, chức năng chính trị của Nhà nước có sự kết hợp giữa tính giai cấp và tínhdân tộc Lịch sử chính trị Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền và khởinguồn từ mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc Các giai cấp, dân tộcđoàn kết trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng phát triển

Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc tồn tại trong từng tổ chức thuộc hệ thốngchính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời làđội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạonên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị

- Nội dung, hình thức và nguyên tắc thực hiện chức năng chính trị

+ Nội dung thực hiện

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện cương lĩnh, chiến lược, đường lối chính trị mà Đảng

đề ra và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức Cương lĩnh, chiếnlược, đường lối đổi mới của Đảng được xây dựng trên cơ sở có nhận thức đúng đắn vềbản chất cách mạng, phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh Vì vậy, cương lĩnh, đường lối đó vững chắc và có khả năng chống lại mọi sựxuyên tạc và chống phá của các thế lực thù địch cả về lý luận và thực tiễn

Thứ hai, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quảphù hợp với từng thời điểm thực tiễn khác nhau để hướng tới mục tiêu Nhà nước củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đãđược chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm lúc bấy giờ trong việc xây dựng Nhà nướcpháp quyền vững mạnh vì Người luôn cho rằng họ là “cái gốc của mọi công việc”,

“muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Tiền đề để một Nhànước phát triển là phải tẩy trừ những thói cậy quyền để thu lại lợi ích về phía bản thân,hách dịch với dân, lạm quyền, đồng thời để vơ vét tiền của

Thứ ba, trong các tổ chức cũng như hoạt động của Nhà nước phải thực hiện dânchủ, tuân thủ pháp lý và tạo ra kết quả tích cực Thực thi nghiêm túc, hoàn thiện các lập

Trang 32

+ Hình thức thực hiện

Thực hiện thông qua các cương lĩnh chính trị, các định hướng chính sách xây dựngNhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đẩy mạnh tuyên truyền, vận độnggóp phần tạo sự thống nhất và hình thành sức mạnh của hệ thống, xã hội Giám sát chặtchẽ từ công tác tổ chức, cán bộ, cho đến các lãnh đạo cấp cao để nắm bắt kịp thời nhữngbất cập, chính sách cần khắc phục

+ Nguyên tắc thực hiện

Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, trực tiếp và tuyệt đối trên các cương vịnhư cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng

b Thực trạng thực hiện chức năng chính trị

- Các thành tựu trong việc thực hiện chức năng chính trị

Mặc dù thế giới luôn biến động, Nhà nước ta vẫn duy trì và phát triển lý luận vềcon đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính đúng đắn đã được chứng minh qua các sựkiện lịch sử và dành được thắng lợi hòa bình ngày nay Tuân thủ hệ thống chính trị đã cónhiều chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng hoạt động an ninh quốc phòng, trật tự xãhội, hợp tác quốc tế, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo

- Các hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chức năng chính trị

Chính quyền Việt Nam còn có vấn nạn phe cánh, cơ chế trách nhiệm tập thể khiếncho các trách nhiệm của những cá nhân lãnh đạo không minh bạch, rõ ràng, nên khi làmsai có xu hướng đổ lỗi cho tập thể, nói chung Các vấn nạn như chạy bằng cấp, chạy chức

vụ, tham nhũng, khó phát hiện và giải quyết

c Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng chính trị

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w