1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích nguyên nhân thua lỗ củacác nhà đầu tư cá nhân trên thịtrường chứng khoán việt nam

31 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nguyên Nhân Thua Lỗ Của Các Nhà Đầu Tư Cá Nhân Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Mạnh, Nguyễn Thành Trung, Trần Khánh Linh, Hoàng Đinh Hương Giang, Nguyễn Đức Minh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Mạnh Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,93 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (4)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 5. Cấu trúc đề tài (5)
  • PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (6)
    • CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về TTCK (6)
      • 1.1 Khái niệm và đặc điểm của TTCK (6)
      • 1.2 Cấu trúc thị trường chứng khoán (8)
      • 1.3 Chủ thể tham gia TTCK (10)
      • 1.4. Chức năng của TTCK (11)
      • 1.5. Nguyên tắc hoạt động của TTCK (12)
    • CHƯƠNG 2: Phân tích nguyên nhân thua lỗ của đa số NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam (13)
      • 2.1. Thực trạng nhà đầu tư cá nhân trên TTCK VN (13)
      • 2.2 Phân tích nguyên nhân thua lỗ của các NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam (15)
    • CHƯƠNG 3: Đánh giá kết quả và thảo luận giải pháp (25)
      • 3.1 Đánh giá kết quả (25)
      • 3.2. Đề xuất giải pháp (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (27)

Nội dung

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về TTCK

1.1 Khái niệm và đặc điểm của TTCK

Khái niệm: Thị trường chứng khoán là thị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được mua bán theo các quy tắc đã được ấn định. Đặc điểm: Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp và người cần vốn, người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và giữa họ không có trung gian tài chính.

• Tính công khai: Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh bạch trong giao dịch tài chính Vi tính minh bạch nên những người tham gia đều nằm được thông tin về giả cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường Và những người tham gia có thể truy cập vào những thông tin tưởng tự giúp cho họ có thể giao dịch tự do, hiệu quả

• Thị trường liên tục: Đặc điểm của thị trường chứng khoán là một thị trường liên tục Sau khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà họ muốn

• Khả năng thanh khoản cao: đây là một trong những đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán tạo nên sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư Việc kinh doanh tự do và minh bạch diễn ra trên thị trường chứng khoán dựa trên nguồn cung – cầu Bằng cách này, thì các nhà đầu tư có thể chuyển đổi những cổ phần họ sở hữu thành tiền mặt, cũng như các loại chứng khoán khác khi họ muốn thông qua cơ chế định giá đang được hoạt động

• Khả năng sinh lời ổn định: Không hề có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán Giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung và cầu giữa người bán người mua Khả năng sinh lời ổn định thông qua việc chia cổ tức của các doanh nghiệp hoặc biến động tăng gia chứng khoán trên thị trường

Th ị tr ườ ng tài chính và các…

11 Đ Ề VIP 11 - So ạ n chu ẩ n c ấ u trúc min…

Quan-tri-tai-chinh- quoc-te tran-viet-…

TÀI LI Ệ U H Ọ C T Ậ P CỦA Trung TÂM1 Lậ…

Nh ữ ng bí m ậ t không đ ượ c công khai thú…

30 ĐỘNG TỪ BẤT QUI T Ắ C Thông…

• Rủi ro theo thị trường: Chứng khoán là loại tài sản chịu tác động thông qua biến đổi của thị trường

1.2 Cấu trúc thị trường chứng khoán

* Cấu trúc thị trường chứng khoán căn cứ vào sự luân chuyển nguồn vốn:

Thị trường sơ cấp – Primary Market là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.

Thị trường thứ cấp – Secondary Market là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.

Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên các mức độ sau:

Thứ nhất, thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành Việc này làm tăng sự ưa chuộng của chứng khoán và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn

Thứ hai, thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Thứ ba, thông qua việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển tới những công ty nào làm ăn có hiệu quả cao nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.

* Cấu trúc thị trường chứng khoán căn cứ vào hàng hóa trên thị trường

[123doc] - tieu-luan- phat-trien-thi-…

Thị trường tài chính và các… None77

Thị trường cổ phiếu – Stock Markets: Thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

Thị trường trái phiếu – Bond Markets: là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn.

Thị trường các công cụ dẫn suất – Derivative Markets: là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options) Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư.

* Cấu trúc thị trường chứng khoán căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Thị trường tập trung – Sở giao dịch (Stock Exchange)

Tại các sở giao dịch chứng khoán, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán Chính vì vậy, người ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả.

Sở giao dịch chứng khoán được quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Những thị trường chứng khoán tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn (London Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange).

Thị trường chứng khoán phi tập trung – Thị trường OTC

Thị trường OTC thực hiện các giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC: Over -The – Counter Market) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường (Market Makers) Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn khác cũng như các nhà đầu tư khi những người này chấp nhận giá cả của họ.

Phân tích nguyên nhân thua lỗ của đa số NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam

cá nhân trên TTCK Việt Nam

2.1 Thực trạng nhà đầu tư cá nhân trên TTCK VN

Thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán VSD và các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và dữ liệu tài chính hiện nay đang phân chia các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán thành 4 đối tượng chính bao gồm: (i) cá nhân trong nước, (ii) tổ chức trong nước, (iii) nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và (iv) các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài Trong đó, thành phần nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang tiếp tục có xu hướng tăng mạnh Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính tới hết tháng 31/12/2022 đã có 6,839,633 tài khoản chứng khoán đăng ký của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm ưu thế tuyệt đối với mức đóng góp 99,17% tổng số tài khoản chứng khoán hiện nay đã đăng ký với VSD. Trong khi đó, số lượng tài khoản của tổ chức trong nước là 14,727 tài khoản (chiếm 0,21%), còn nhà đầu tư nước ngoài với tổng 42,711 tài khoản (0,62%) Cấu trúc này không thay đổi nhiều so với cuối năm 2015 khi tỷ lệ số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 98,4% trong khi 2 thành phần còn lại lần lượt chiếm 0,42% và 1,18% Đóng góp và ảnh hưởng của của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường ngày càng lớn.

Biểu đồ 1: Số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Trong 10 tháng đầu năm 2021 trên thị trường cổ phiếu, các chỉ số chứng khoán vượt đỉnh liên tiếp và liên tục lập các kỷ lục thanh khoản với giá trị giao dịch lên đến trên 1 tỷ USD/phiên nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước cùng với đó là số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân mới tham gia vào thị trường cũng đạt mức cao kỷ lục

Thống kê của FiinPro cho thấy nhà đầu tư cá nhân đã thực hiện tổng giá trị mua lên tới 3,04 triệu tỷ đồng trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong 9 tháng đầu năm, tăng 2,6 lần so với cả năm 2020 và 4,4 lần so với cả năm 2017; xét về đóng góp thì nhóm này chiếm 85% giá trị mua của thị trường so với chỉ 75% vào năm 2017

Số lượng tài khoản mở mới cũng tăng mạnh khi số tài khoản tăng bình quân mỗi tháng của năm 2021 hiện ở mức 70.000 tài khoản/tháng, gấp 2 tới 3 lần so với các năm trước và phần lớn trong số đó là của nhà đầu tư cá nhân.

Biểu đồ 2: Giá trị ròng theo loại nhà đầu tư theo tháng (7/2021-2/2023)

Biểu đồ 3: Giá trị ròng theo loại nhà đầu tư theo năm (2015-2023)

Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận một sự gia tăng bình quân của nhà đầu tư cá nhân trong nước trong hai năm 2021 và 2020 Nếu như năm 2019, bình quân mỗi tháng chỉ có thêm 18.000-18.500 tài khoản/tháng thì đến năm 2020 con số này đã tăng lên gấp đôi và đặc biệt 8 tháng đầu năm 2021, bình quân mỗi tháng có hơn 71.000 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân được mở và cao gấp gần 4 lần so với năm 2021. Với một lượng các nhà đầu tư cũ và mới tham gia vào TTCK Việt Nam cùng với sự gia tăng vốn hoá thị trường và số vốn huy động, TTCK Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình Nhưng hiện tại có một sự thật đáng buồn, các NĐT cá nhân tại Việt Nam lại hơn 90% trong đó có kết quả là thua lỗ khi tham gia thị trường

Mặc dù giai đoạn năm 2021 là năm tăng điểm mạnh mẽ, nhưng chỉ vài tháng sau đó, bước vào những giai đoạn điều chỉnh của thị trường, chúng ta đã nhận thấy khả năng quản lý vốn và ra quyết định yếu kém như thế nào của các NĐT cá nhân Giá trị ròng của NĐT cá nhân liên tục âm trong các tháng của năm 2022.

2.2 Phân tích nguyên nhân thua lỗ của các NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam

Với kết quả đáng buồn như vậy thì nguyên nhân do đâu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích và đề ra những nguyên nhân chính sau đây.

2.2.1 Nguyên nhân thứ nhất: Chứng khoán là loại hình tài sản tài chính mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhưng luôn đi kèm với rủi ro lớn Theo giáo trình CFA Program Curriculum 2023-Level 1-Volume 1-Quantitative Methods, lãi suất được viết dưới dạng: r = Real risk-free interest rate + Inflation premium + Default risk premium

Nhìn vào công thức lãi suất trên, ta có thể thấy lãi suất quan hệ mật thiết với lạm phát, rủi ro vỡ nợ, thanh khoản và kỳ hạn đáo hạn, lãi suất cao sẽ làm những yếu tố trên cao Điều này chứng tỏ, các NĐT tham gia vào TTCK, kỳ vọng một tỷ suất lợi nhuận cao thì phải chấp nhận chịu một rủi ro lớn.

Những ro khi tham gia đầu tư chứng khoán chứng ta có thể kể đến như:

● Rủi ro hệ thống o Rủi ro thị trường

Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường.

Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn Phản ứng dây chuyền này làm tăng số lượng bán, giá cả CK sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. o Rủi ro lãi suất

Tiếp đến là rủi ro lãi suất Giá cả CK thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro lãi suất Giữa lãi suất thị trường và giá cả CK có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Khi lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán CK để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá CK giảm và ngược lại Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu (CP) thường Khi lãi suất tăng làm giá CP giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng Nhiều công ty kinh doanh CK hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng. o Rủi ro lạm phát (rủi ro sức mua)

Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư Lợi tức thực tế của CK đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm Giải thích theo lý thuyết hiện tại hoá, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng do tác động của lạm phát.

● Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính o Rủi ro kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh… o Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính cũng là một loại rủi ro phi hệ thống Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả CP công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút nào. o Rủi ro thanh khoản

Đánh giá kết quả và thảo luận giải pháp

Qua các kết quả tính toán đã nêu ra ở chương 2, có thể khẳng định rằng, vai trò của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam là vô cùng to lớn, và việc khuyến khích vai trò của NĐT cá nhân cũng là một định hướng quan trọng của Nhà nước trong quá trình phát triển TTCK Việt Nam trong thời đại mới Tuy vậy, NĐT cá nhân hứng chịu rủi ro lớn hơn nhiều và trên nhiều khía cạnh hơn so với NĐT có tổ chức hay NĐT chuyên nghiệp, và đại đa số NĐT cá nhân cũng không trang bị được đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm giao dịch để phòng tránh thua lỗ cũng như quản trị rủi ro trên Điều này dẫn đến nhiều NĐT cá nhân rời bỏ thị trường sau khi chịu thua lỗ, làm giảm tham gia của NĐT cá nhân trên TTCK Việt Nam.

Với những thách thức đối mặt với NĐT cá nhân đã nêu ra ở trên, nhóm xin phép đưa ra các giải pháp như sau:

3.2.1 NĐT cá nhân cần tránh “tâm lý đám đông”

Báo cáo về thị trường chứng khoán Việt Nam do TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV vừa công bố cũng chỉ ra, giai đoạn gần đây tâm lý thận trọng, ngại rủi ro gia tăng, dẫn đến nhiều nhà đầu tư lựa chọn những kênh đầu tư ít rủi ro hơn, an toàn hơn Việc thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh tạo ra vòng xoáy tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu (lo không bán được), sẵn sàng bán bằng mọi giá, từ đó kéo giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu Tâm lý đám đông khá phổ biến trên thị trường chứng khoán, bởi đa phần nhóm nhà đầu tư cá nhân đưa ra quyết định đầu tư đôi khi không dựa trên lý trí, hay phân tích tài chính kỹ lưỡng, mà chủ yếu theo đám đông, thậm chí là tin đồn Khi tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính cao, cùng với tâm lý đám đông, đã tạo ra vòng xoáy giá xuống - bán giải chấp,khiến thị trường càng chịu áp lực bán mạnh mỗi khi có sự điều chỉnh.

3.2.2 NĐT cá nhân cần đa dạng hóa phân bổ vốn, cân bằng các kênh đầu tư trên TTCK nói riêng cũng như ngoài TTCK.

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư có thể mang lại lợi nhuận rất lớn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Việc không trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm về thị trường có thể dẫn đến những thua lỗ lớn Do đó, với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường ban đầu nên tập trung vào việc tìm kiếm cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp Nhà đầu tư có thể tạo được chiến lược này thông qua những kiến thức về đầu tư, nghiên cứu những phương pháp của nhà đầu tư đi trước, đặc biệt là thông qua quá trình đầu tư thực tế trên thị trường Quá trình này có thể tốn rất nhiều thời gian, có thể mất vài năm trước khi nhà đầu tư có thể hình thành một chiến lược đầu tư phù hợp và đôi khi có thể gặp những khoản thua lỗ rất lớn.

Vì thế trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên phân bổ tài sản ở mức thấp, để tránh những trường hợp chiến lược đầu tư không phù hợp và gây khó khăn đến tình hình tài chính cá nhân Sau khi có được chiến lược đầu tư phù hợp, nhà đầu tư nên tính toán mức độ phân bổ tài sản vào thị trường ở mức hợp lý để có sự cân bằng giữa các kênh đầu tư và tạo ra một sự tăng trưởng bền vững trong tổng tài sản.

3.2.3 NĐT cá nhân cần tăng cường thu thập tin tức từ thị trường trong nước cũng như quốc tế, cũng như tăng cường tích lũy kiến thức

Có thể thấy, nhà đầu tư hiện nay đã có rất nhiều phương tiện để tiếp cận với các thông tin trước khi tham gia vào thị trường Mạng xã hội phát triển giúp nhà đầu tư nhanh chóng cập nhật các tin tức liên quan đến vĩ mô, ngành, doanh nghiệp trong nước và quốc tế Một số nền tảng như các trang web của các công ty chứng khoán, các trang báo tài chính thậm chí cả các trang web quốc tế cũng không phải là quá xa lạ.Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều tài liệu, các buổi hội thảo, tư vấn trực tiếp hay các công cụ phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hỗ trợ nhà đầu tư trong việc ra quyết định Các công ty chứng khoán đang trong cuộc đua về công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng trải nghiệm người dùng Nhờ đó giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi và giao dịch, hay công nghệ lưu trữ điện toán đám mây tăng cường khả năng lưu trữ dữ liệu.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w