1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập vềbáo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán việt nam

175 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 491,12 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (14)
      • 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.5 Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.6 Kết cấu của luận án (19)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý KIẾN KIỂM TOÁN (23)
    • 2.1 Tổng quan nghiên cứu (23)
      • 2.1.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết (24)
      • 2.1.2 Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết (31)
      • 2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu (54)
    • 2.2 Những vấn đề cơ bản về báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết (55)
    • 2.3 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán (59)
      • 2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) (60)
      • 2.3.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) (62)
      • 2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) (62)
      • 2.3.4 Lý thuyết tín nhiệm (Lending Credibility Theory) (64)
      • 2.2.5 Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính trong mối liên hệ với ý kiến của kiểm toán viên (66)
  • CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (70)
    • 3.2 Phân tích định tính (72)
      • 3.2.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu (72)
      • 3.2.2 Đối tượng phỏng vấn sâu (72)
      • 3.2.3 Kết quả phỏng vấn sâu (72)
    • 3.3 Xây dựng giả thuyết khoa học (75)
      • 3.3.1 Nhóm các nhân tố tài chính (75)
      • 3.3.2 Nhóm các nhân tố phi tài chính (79)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu (84)
      • 3.4.1 Xây dựng phương trình hồi quy (84)
      • 3.4.2 Thang đo biến độc lập và phụ thuộc (85)
      • 3.4.3 Quy trình, phương pháp và quy mô lấy mẫu (87)
      • 3.4.4 Xử lý mẫu (90)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (20)
    • 4.2 Thực trạng về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trong luận án (100)
      • 4.2.1 Thống kê mô tả ý kiến kiểm toán (100)
      • 4.2.2 Thống kê giá trị nhỏ nhất - lớn nhất - trung bình và độ lệch chuẩn (105)
    • 4.3 Các kết quả kiểm định (108)
      • 4.3.1 Ma trận tương quan (108)
      • 4.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến (108)
      • 4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi với các biến ảnh hưởng (109)
      • 4.3.4 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập phi tài chính (110)
      • 4.3.5 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập tài chính (113)
      • 4.3.6 Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập chung (phi tài chính và tài chính (115)
      • 4.3.7 Kết quả phân tích theo ngành dịch vụ (116)
      • 4.3.8 Kết quả phân tích theo ngành phi dịch vụ (119)
      • 4.3.9 Kết quả phân tích theo ngành riêng biệt (120)
  • CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ (20)
    • 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu (125)
      • 5.1.1 Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn (125)
      • 5.1.2 Giả thuyết H2 - Vòng quay hàng tồn kho (125)
      • 5.1.3 Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định (126)
      • 5.1.4 Giả thuyết H4- Tăng trưởng công ty (127)
      • 5.1.5 Giả thuyết H5- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE) (127)
      • 5.1.6 Giả thuyết H6- Chỉ số nợ (128)
      • 5.1.7 Giả thuyết H7- Tỷ lệ thành viên không điều hành (129)
      • 5.1.8 Giả thuyết H8- Độ trễ của báo cáo kiểm toán (130)
      • 5.1.9 Giả thuyết H9- Ý kiến kiểm toán năm trước (130)
      • 5.1.10 Giả thuyết H10- Chuyển đổi kiểm toán viên (131)
    • 5.2 cảnh Bối hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu (0)
      • 5.2.1 Bối cảnh trên thế giới và tại Việt Nam (134)
      • 5.2.2 Khuyến nghị với kiểm toán viên (136)
      • 5.2.3 Khuyến nghị với các bên liên quan khác (139)
    • 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai (142)
  • KẾT LUẬN (22)
  • PHỤ LỤC (158)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một phần rất quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia Một trong các dấu hiệu để nhận biết một nền kinh tế và TTCK có phát triển tốt hay không đó là các công ty niêm yết trên TTCK hoạt động hiệu quả và tạo ra nhiều lợi nhuận Để đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như tình hình tài chính của các công ty niêm yết thì các bên sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) Đây là một kênh thông tin công khai giúp cho các bên đánh giá được tình hình tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.

Các bên khi đánh giá BCTC đặc biệt quan tâm đến ý kiến kiểm toán Ý kiến của kiểm toán viên (KTV) về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường vốn, các cổ đông và nhà đầu tư Ý kiến kiểm toán được hình thành từ quá trình kiểm toán tại đơn vị và chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau Các nhân tố có thể đến từ chính công ty hay đến từ các công ty kiểm toán, từ các bằng chứng liên quan và cũng có thể đến từ TTCK, kinh tế, từ chính sách vĩ mô và các thông tin khác Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán đem lại ý nghĩa thực tiễn không chỉ cho các KTV mà còn hữu ích cho nhiều đối tượng khác.

Tại Việt Nam, dựa trên báo cáo kiểm toán (BCKiT) năm 2019 được công bố của 50 công ty lớn niêm yết tại Việt Nam thì có 42 công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nhóm Big 4, chỉ có 8 công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nước Điều này có thể thấy mức độ tin tưởng vào các công ty kiểm toán Big 4 Tuy nhiên ý kiến kiểm toán chưa phù hợp vẫn xảy ra nhiều ở các công ty được kiểm toán bao gồm cả công ty kiểm toán Big 4 và các công ty không nằm trong nhóm Big 4 như: BBC năm 2002 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C), BBT năm 2005 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) và năm

2006, 2007 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC),hay Công ty Dược Viễn Đông (DVD) năm 2011 được kiểm toán bởi Công ty Ernst &Young (một trong các công ty kiểm toán thuộc Big 4) Và gần đây là Công ty GỗTrường Thành năm 2015 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán DFK ViệtNam Vụ việc của DVD được kiểm toán bởi Big 4 nhưng vẫn xảy ra gian lận này nào là ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Thu (2009) về ý kiến của KTV trên BCKiT ở Việt Nam có đưa ra thống kê thực trạng trên 90% ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay thuộc loại ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Trong nghiên cứu này, luận án cũng thực hiện thống kê loại ý kiến kiểm toán trong 1.880 quan sát từ 2010 đến 2019 cũng cho kết quả tỷ lệ ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm một tỷ lệ rất cao từ 88% - 97% Thực trạng này cũng dẫn đến một câu hỏi vậy điều gì làm cho xác suất một công ty nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần.

NCS đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trước đây và nhận thấy có một số lượng rất lớn các nghiên cứu đến từ các nước phát triển như: Keasey và cộng sự (1988) tại Vương quốc Anh, Laitinen, E.

K và Laitinen, T (1998) ở Phần Lan, Spathis (2003) tại Hy Lạp, Ireland (2006) tại Vương quốc Anh, Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp Zureigat (2014) tại Ả Rập, Yasar và cộng sự (2015) và Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Zarei H và cộng sự (2020) tại Iran Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trên thế giới là không đồng nhất Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của NCS, phần lớn các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổ chức, xây dựng, vận dụng chuẩn mực hoặc chất lượng kiểm toán… có rất ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC được kiểm toán Một số rất ít nghiên cứu về chủ đề này thì còn hạn chế ở loại ý kiến kiểm toán nghiên cứu, hạn chế các biến nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cũng như thời gian nghiên cứu.

Từ các lý do trên, NCS nhận thấy nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lí luận và thực tiễn.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Luận án xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát được hình thành là khám phá các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tác động của các nhân tố này đến xác suất nhận ý của KTV Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích chính là hỗ trợ cho công việc của KTV đồng thời khuyến nghị bổ sung cho các đối tượng quan tâm đến ý kiến kiểm toán nhằm mục đích nâng cao chất lượng ý kiến kiểm toán cũng như tăng cường tính minh bạch của việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của KTV độc lập về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm toán của KTV độc lập về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra:

Câu hỏi 1: Các nhân tố tài chính (hệ số thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định, chỉ số nợ, ROE, tăng trưởng doanh thu) có mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng như thế nào với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải chấp nhận toàn phần về BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Câu hỏi 2: Các nhân tố phi tài chính (ý kiến kiểm toán năm trước, chuyển đổi

KTV, quy mô công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành, độ trễ của BCKiT) có mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng như thế nào với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải chấp nhận toàn phần về BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên góc nhìn của KTV.

(ii) Về mặt không gian: Nghiên cứu này lựa chọn các Công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam Nghiên cứu lựa chọn số lượng mẫu là 188 công ty niêm yết tại HNX và HOSE Lý do lựa chọn hai sàn này bởi vì đây là hai sàn uy tín và có các quy định cũng như chế tài để kiểm soát chặt chẽ các công ty niêm yết Nghiên cứu không đề cập đến các doanh nghiệp là các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng do các đơn vị này đặc thù và đồng thời phải theo quy định riêng của chính phủ, ngân hàng nhà nước về BCTC.

(iii) Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực hiện trên số liệu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được công bố trong giai đoạn 2010-2019.

Phương pháp nghiên cứu

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu, toàn bộ luận án được thực hiện qua 6 bước cơ bản, cụ thể:

Bước 1, khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu Ở bước này, luận án đầu tiên tìm hiểu và xác định vấn đề cần nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán Do đó, luận án thực hiện tìm hiểu sơ bộ theo hai hướng: (1) Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong nước để tìm ra các chủ đề được nhiều giới học thuật quan tâm hay còn nhiều hạn chế,

(2) Quan sát thực tế và trao đổi với các KTV để phát hiện các vấn đề còn tồn tại cũng như đang được các KTV quan tâm Sau khi tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin từ hai hướng này, NCS lựa chọn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán làm đề tài Luận án của mình.

Bước 2, tổng quan nghiên cứu Sau khi xác định đề tài nghiên cứu sơ bộ, NCS thực hiện lựa chọn các bài báo có uy tín và xếp hạng cao có liên quan đến chủ đề Tiến hành phân loại, đọc và tổng hợp các thông tin liên quan đến: (1) cách phân loại ý kiến kiểm toán, (2) các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết, (3) các phương pháp nghiên cứu, (4) dữ liệu và cách lấy mẫu, (5) kết quả nghiên cứu và chiều ảnh hưởng Từ việc tổng quan này NCS tìm ra khoảng trống nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu. thuyết được trình bày, NCS tiến hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Bước 4, phỏng vấn định tính Sau khi tổng quan nghiên cứu, NCS tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm 02 mục đích: (1) xác định các biến phù hợp ở Việt Nam để đưa vào mô hình kiểm định, (2) xác định thang đo và độ tin cậy của thang đo với các biến này.

Bước 5, phân tích định lượng Sau khi phỏng vấn sâu chuyên gia, NCS thực hiện tổng hợp lại các biến phù hợp để đưa vào mô hình NCS thực hiện lấy mẫu toàn diện và đa diện dựa trên mô hình cuối cùng ở bước 4 Mã hoá dữ liệu và chạy kiểm định trên Stata 15.

Bước 6, thảo luận kết quả nghiên cứu Từ kết quả tìm ra, NCS tiến hành thảo luận, phân tích kết quả dựa trên các nền tảng lý thuyết và tổng quan nghiên cứu của các công trình trước đây cũng như các giả thuyết đã được kỳ vọng Tại bước cuối cùng này, căn cứ vào phần thảo luận kết quả, NCS tiến hành tổng hợp, phân tích với thực trạng hiện tại và đề xuất các khuyến nghị dựa trên quy luật ảnh hưởng của các biến tìm ra.

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị

Khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu

Khung lý thuyết liên quan và tổng quan tài liệu khoảng trống nghiên cứu

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu chuyên gia để hoàn thiện sự phù hợp của mô hình.

Nghiên cứu định lượng - Kiểm định mô hình sau hoàn thiện

Đóng góp của đề tài

Một là, về mặt khoa học và lý luận

Với việc thực hiện tổng quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, các cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán, luận án đã góp phần làm giàu thêm nguồn dữ liệu, nguồn tài nguyên cho lĩnh vực kiểm toán nói chung và chủ đề nghiên cứu về ý kiến kiểm toán nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán và đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, bổ sung vào hoàn thiện chuỗi nghiên cứu khi mà các nghiên cứu trên thế giới phần lớn tập trung ở các nước phát triển, thì nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế mới nổi sẽ góp phần cho chuỗi nghiên cứu đa dạng hơn.

Hai là, nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu ở các nước phát triển, việc phát triển một nghiên cứu ở Việt Nam sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện chuỗi nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán Thêm vào đó các nghiên cứu ở Việt Nam về đề tài này vẫn chưa có một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần hay ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần (hướng thứ 3 được đề cập đến ở mục tổng quan nghiên cứu 2.1 dưới đây) Các nghiên cứu tiền nhiệm ở nhánh 1 và 2 thì còn hạn chế ở nhiều biến chưa được kiểm định. Nghiên cứu này sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu chuyên gia (được trình bày chi tiết ở chương 3 - phương pháp nghiên cứu) sẽ tiến hành bổ sung thêm 7 biến chưa từng được kiểm định tại Việt Nam như độ trễ báo cáo kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành, chuyển đổi kiểm toán viên, tăng trưởng doanh thu, quy mô mẫu trên cả hai sàn giao dịch là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Và cuối cùng, nghiên cứu cũng phát triển một khoảng thời gian dài hơn để kiểm định lại mức độ ảnh hưởng của các biến đã nghiên cứu tại Việt Nam (hệ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số nợ, quy mô công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán năm trước).

Với quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia để tìm ra các biến có ảnh hưởng tại Việt Nam, thu thập thông tin của 1.880 quan sát trải dài từ năm 2010 đến 2019, sử dụng mô hình logit để kiểm định, luận án đã:

(1) Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính với ý kiến kiểm toán bao gồm: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định và chỉ số nợ Trong đó vòng quay tài sản cố định có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, các nhân tố còn lại có mức ý nghĩa 10%.

(2) Tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố phi tài chính với ý kiến kiểm toán bao gồm: Chuyển đổi KTV, quy mô công ty kiểm toán, độ trễ BCKiT và ý kiến kiểm toán năm trước Trong đó ý kiến kiểm toán năm trước có mức ý nghĩa là 1%, độ trễ BCKiT và chuyển đổi KTV có mức ý nghĩa 5% và quy mô công ty kiểm toán có mức ý nghĩa 10%.

(3) Trong các nhân tố được khám phá thì ý kiến kiểm toán năm trước là nhân tố được xác định có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến kiểm toán Các biến mới được phát hiện có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán so với các công trình đã nghiên cứu trước đây tại Việt Nam là: Chuyển đổi KTV, tăng trưởng doanh thu, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay tài sản cố định và Độ trễ BCKiT.

Hướng nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ bổ sung và làm đa dạng thêm chuỗi nghiên cứu trong chủ đề ý kiến kiểm toán cũng như có những đóng góp nhất định về mặt thực tiễn và khoa học cho các bên liên quan.

Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1- Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu từ đó đề xuất mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Cũng ở chương này, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược về phương pháp trong nghiên cứu được đề cập. hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Chương 2 trình bày hai nội dung chính: Một là các vấn đề cơ bản về ý kiến kiểm toán và BCTC, các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu, mối quan hệ giữa BCTC, các chỉ số tài chính với ý kiến kiểm toán Hai là, NCS cũng trình bày về tổng quan nghiên cứu để từ đó xác định khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án.

Chương 3- Thiết kế mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

NCS thực hiện xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên việc tổng quan ở chương 2 Chương 3 cũng trình bày phương pháp định tính phỏng vấn sâu chuyên gia và phương pháp nghiên cứu định lượng về tác động của các nhân tố tài chính, phi tài chính đến ý kiến kiểm toán NCS cũng trình bày cụ thể thang đo các biến, mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu.

Chương 4- Kết quả nghiên cứu

Chương 4 trình bày thực trạng Thị trường Chứng khoán Việt Nam, tình hình kiểm toán các công ty niêm yết, thực trạng ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết tại Việt Nam cũng như toàn bộ kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Chương 5- Thảo luận kết quả nghiên cứu

NCS tiến hành thảo luận và so sánh kết quả thu được với các nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây đồng thời cũng đưa ra các nhận định chủ quan và dự báo nguyên nhân dẫn đến kết quả nghiên cứu Trên cơ sở này, NCS đề xuất một số kiến nghị nhằm mục đích hỗ trợ cho công việc của KTV cũng như các bên liên quan sử dụng ý kiến trên BCKiT.

Chương 1 đã mở đầu cho luận án bằng việc giới thiệu hai động lực mà NCS lựa chọn đề tài này để nghiên cứu Một là, về mặt thực tế, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không chỉ hỗ trợ các KTV trong việc lập kế hoạch, trong quá trình kiểm tra, soát xét mà còn giúp cho các bên quan tâm có thể đánh giá sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán cũng như ước lượng một cách sơ bộ nhất một công ty có xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn hay xác suất nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn Hai là, về mặt lý thuyết, nghiên cứu này bổ sung thêm vào chuỗi nghiên cứu về ý kiến kiểm toán tại bối cảnh Việt Nam.

Ngoài ra, Chương 1 cũng đề cập đến mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu,khung nghiên cứu và kết cấu của luận án, cụ thể: (i) Mục tiêu: Tìm hiểu về các nhân tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty phi tài chính tại Việt Nam, (ii) Câu hỏi nghiên cứu: Luận án đưa ra ba câu hỏi nghiên cứu cụ thể, (iii) Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tài chính và phi tài chính ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, (iv) Phạm vi nghiên cứu: Luận án trình bày việc giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các công ty phi tài chính niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, (v) Những đóng góp của luận án, (vi) Kết cấu của luận án: luận án bao gồm 5 chương được trình bày lần lượt để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý KIẾN KIỂM TOÁN

Tổng quan nghiên cứu

Trên thế giới, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán được nghiên cứu từ khá sớm và ở nhiều nước khác nhau Hiện nay, các công trình chủ yếu phần lớn vẫn do nước ngoài thực hiện Tại Việt Nam, theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, mặc dù cũng đã có một vài công trình thực hiện nghiên cứu về chủ đề này tuy nhiên vẫn còn khá manh mún và hạn chế.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý kiến kiểm toán trên thế giới rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu tập trung ở 03 hướng chính:

(i) Hướng thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần như:

(1) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục: Gallizo and Saladrigues (2016), Haron và cộng sự (2009), Defon và cộng sự (2002), Mutchler (1985), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016)…

(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có các vấn đề quan trọng:

(Key Audit Matter): Catarina Ferreira và cộng sự (2019), Vanstraelen và cộng sự (2012), Caramanis và Spathis (2006)…

(ii) Hướng thứ hai là các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần như: Yasar và cộng sự (2015), Tsipouridou and Spathis

(2014), Spathis và cộng sự (2003), Craswell và cộng sự (2002)… iii) Hướng thứ ba tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến hai loại ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần như:Zarei và cộng sự (2020), Zureigat (2014), Spathis (2003) Ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần Ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận toàn phần

03 hướng nghiên cứu chính về các nhân tố hình thành loại ý kiến kiểm toán

Sơ đồ 2.1 Các hướng nghiên cứu chính về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trên thế giới

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Các nghiên cứu trước đây thể hiện một sự đa dạng và phong phú Cùng một nhân tố nhưng áp dụng các phương pháp khác nhau, kiểm định ở các bối cảnh khác nhau nên có thể cho ra kết quả khác nhau Để tập trung vào nghiên cứu của mình, phần tổng quan tiếp theo dưới đây, NCS sẽ trình bày tổng quan về các nhân tố mà có khả năng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà NCS đã xác định thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia (được NCS trình bày cụ thể ở chương 3).

2.1.1 Tổng quan về thực trạng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết

NCS thực hiện trình bày sơ bộ về thực trạng cũng như lịch sử các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề ý kiến kiểm toán ở mục này (2.1.1) Các phân tích về kết quả nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, biến và chiều ảnh hưởng sẽ được phân tích sâu hơn ở mục 2.1.2 và 2.1.3, từ đó sẽ làm rõ dần khoảng trống nghiên cứu thông qua 3 phần: 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.3.

Khởi đầu của các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là công trình nghiên cứu của Altman và McGough (1974) Nghiên cứu này đã phát hiện ra 46,4% trong số lượng mẫu công ty phá sản là đã nhận được ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục trước khi xảy ra sự kiện phá sản một năm Mục đích của nghiên cứu dự báo về sự phá sản của công dự báo phá sản, trong đó sử dụng nhiều phương pháp phân tích biệt số Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chỉ giới hạn ở các tập đoàn sản xuất Các biến được tác giả sử dụng trong mô hình bao gồm: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận/tổng tài sản, EBIT/tổng tài sản, vốn hóa thị trường/giá trị sổ sách của nợ, doanh thu/tổng tài sản Như vậy có thể thấy, khởi đầu, nghiên cứu về chủ đề này chỉ được bắt đầu bằng các biến tài chính và giới hạn quy mô ở các tập đoàn sản xuất ở Hoa Kỳ Mô hình này có khả năng dự báo chính xác lên đến 94% Tiếp theo đó là nghiên cứu của McKee (1975) về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh liên quan đến giả định hoạt động liên tục Với phương pháp biệt số, tác giả đã dự báo được một tỷ lệ chính xác đến 87,18% với các nhân tố là các tỷ số tài chính. Trong nghiên cứu này, mặc dù vẫn ở bối cảnh nước Hoa Kỳ nhưng tác giả đã mở rộng thêm biến so với nghiên cứu trước đây của Altman.

Năm 1985, Mutchler đã sử dụng phương pháp biệt số và thực hiện nghiên cứu trên 119 công ty sản xuất cho mẫu 1 và 42 công ty cho mẫu 2 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán Ở nghiên cứu này, Muthcler đã mở rộng thêm biến phi tài chính bên cạnh biến tài chính so với các công trình nghiên cứu trước Nghiên cứu sử dụng các biến tài chính: chỉ số vốn lưu động/Tổng nợ, chỉ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, chỉ số tài sản thuần/Tổng nợ, chỉ số nợ dài hạn/tổng tài sản, chỉ số tổng nợ/tổng tài sản, chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần và các biến phi tài chính: ý kiến kiểm toán năm trước, thông tin tốt xấu, sự cải thiện để xác định việc hình thành loại ý kiến kiểm toán Mô hình chứa chỉ số tài chính và biến ý kiến kiểm toán năm trước dự báo chính xác 89.9%, mô hình chứa chỉ số tài chính và thông tin tốt xấu dự báo chính xác 80.2% Năm 1986, Mutchler tiếp tục mở rộng thêm biến quy mô công ty kiểm toán và quy mô công ty được kiểm toán và tìm ra công ty có quy mô kiểm toán không phải Big 8 thường không đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần (cụ thể trong nghiên cứu là ý kiến kiểm toán có giả định hoạt động liên tục) với công ty nhỏ có hoạt động tài chính suy giảm.

Dopuch và cộng sự (1987) tại Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng phân tích probit và nghiên cứu trên 218 quan sát ngoại trừ và 346 quan sát chấp nhận toàn phần Nghiên cứu chỉ ra lợi nhuận năm hiện tại, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận ngành ảnh hưởng theo thứ tự đến ý kiến kiểm toán Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào nghiên cứu 12 nhân tố tài chính và mối quan hệ của các nhân tố này tới ý kiến kiểm toán Kết quả tìm ra biến lợi nhuận giữ lại là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý kiến kiểm toán Các biến khác cũng ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán bao gồm: vốn chủ sở nhập ròng/tổng tài sản, vốn lưu động/tổng tài sản, doanh thu thuần/tổng tài sản Tác giả mở rộng thêm biến phi tài chính so với công trình trước đây bao gồm: số năm niêm yết đồng thời thêm các biến về chỉ số thị trường như: hệ số beta, thay đổi độ của lệch chuẩn giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, sự thay đổi của lợi nhuận trừ đi lợi nhuận ngành Như vậy so với công trình của Mutchler thì nghiên cứu không chỉ mở rộng ra ở bối cảnh nước Thổ Nhĩ Kỳ mà còn phát triển thêm các biến phi tài chính mới.

Nghiên cứu được phát triển thêm một bước bằng cách bổ sung thêm các biến phi tài chính trong nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại bối cảnh mới Nghiên cứu này được thực hiện trên 540 công ty nhỏ tại Vương quốc Anh trong khoảng thời gian từ 1980-1982 đồng thời sử dụng phân tích logistic đa biến với các biến tài chính và phi tài chính cho kết quả các công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán có quy mô lớn, lợi nhuận giảm, có độ trễ trong phát hành BCKiT, cổ đông không tham gia điều hành ít, có khoản vay đảm bảo, ý kiến kiểm toán năm trước là ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần thì có nhiều khả năng sẽ nhận ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần hơn Như vậy, so với các công trình nghiên cứu trước (Mutchler) thì nghiên cứu này cũng tìm ra kết quả là biến ý kiến kiểm toán năm trước có ảnh hưởng cùng chiều với ý kiến kiểm toán năm nay.

Laitinen và Laitinen (1998) cũng phân tích logistic đa biến với cả biến tài chính và phi tài chính và thực hiện nghiên cứu trên số lượng mẫu là 111 BCKiT đã chỉ ra các công ty có mức độ tăng trưởng thấp hơn, vốn chủ sở hữu thấp hơn, số lao động ít hơn thì có khả năng nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn Độ chính xác của mô hình là 94.6% So với các công trình trước thì tại bối cảnh Phần Lan, tác giả đã kiểm định và cũng tìm ra kết quả tương tự với Keasey và cộng sự (1988) tại Anh là lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Tác giả lần đầu tiên kiểm định thêm biến tăng trưởng được đo lường bằng tăng trưởng doanh thu và tìm ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Tuy nhiên kết quả tại Phần Lan lại cho ra trái chiều với nghiên cứu Keasey và cộng sự (1988) tại Anh là độ trễ BCKiT tại Phần Lan không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán.

Spathis (2003) thực hiện phân tích hồi quy logistic và thêm phương pháp OLS cho 100 công ty tại Hy Lạp cho ra kết quả tình hình tài chính và bổ sung biến kiện tụng có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Mô hình dự báo chính xác khoảng 78% Kết quả chỉ ra có sự tương đồng với Mutchler tại không phải dạng chấp nhận toàn phần Ireland (2003) nghiên cứu trên một lượng mẫu lớn của các công niêm yết và không niêm yết (9.304 công ty với 8.289 công ty không niêm yết và 1.015 công ty niêm yết) tại Anh và cho kết quả về ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và có đoạn nhấn mạnh về khả năng tổ chức/pháp nhân hoạt động liên tục cùng với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần Với loại ý kiến này thì các công ty có tỷ lệ nợ, nhận được ý kiến loại này của năm trước thì nhiều khả năng nhận được cùng loại ý kiến trong năm nay Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tỷ lệ nợ dài hạn và tìm ra mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên kết quả về mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán với ý kiến kiểm toán lại không được xác nhận như Keasey và cộng sự (1988) tại Anh.

Caraman và Spathis (2006) vẫn áp dụng hai phương pháp là hồi quy logistic và OLS nhưng với mẫu là 185 công ty tại Hy Lạp chỉ ra (i) Phí kiểm toán cũng như loại công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán (ii) Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần có mối quan hệ với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động và tài sản hiện tại Nghiên cứu này cũng tìm ra kết quả tương đồng với Mutchler (1985) tại Hoa Kỳ và Spathis (2003) tại Hy Lạp về mối quan hệ ngược chiều giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Mối quan hệ giữa lợi nhuận và ý kiến kiểm toán cũng được tìm ra kết quả tương đồng với Keasey và cộng sự (1988) và Laitinen, E K., & Laitinen, T (1998) Biến quy mô kiểm toán được kiểm định không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán như nghiên cứu của Ireland

(2003) tại Anh trong khi đó Keasey và cộng sự (1988) tại Anh lại tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán Điều này cho thấy có một sự khác biệt về kết quả nghiên cứu ở cùng một bối cảnh và cả khác bối cảnh.

Habib (2013) sử dụng phương pháp phân tích meta trên một lượng mẫu lớn từ

73 nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1982 đến 2011 (154.452 quan sát) và kết luận (i) Độ trễ kiểm toán và liên kết Big N có mối quan hệ tích cực với ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần, (ii) Phí dịch vụ “non-audit” có mối quan hệ tiêu cực với ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần Kết quả nghiên cứu của Habib (2013) tại Hoa Kỳ tìm ra cũng tương đồng với Mutchler (1985) tại Hoa Kỳ, Keasey và cộng sự (1988) tại Anh và Ireland (2003) tại Anh, đều khẳng định ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm trước có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần năm nay Về biến quy mô kiểm toán thì khác với Ireland (2003) tại Anh và Caraman và Spathis (2006) tại Hy Lạp kết luận là không có nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988) tại Anh.

Năm 2014, Spathis và Maria Tsipouridoua nghiên cứu trên 845 quan sát từ

Những vấn đề cơ bản về báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

Báo cáo tài chính là bản ghi thông tin tài chính của một công ty trong kỳ kế toán có thể được sử dụng để mô tả hoạt động của công ty Theo Fung (2014), nếu không có các dữ liệu và thông tin cần thiết, rất khó để hiểu toàn bộ về tình trạng tài chính Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA) số 01 - Trình bày các BCTC có đề cập đến BCTC thì BCTC phản ánh theo một thứ tự khoa học về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin về tình hình kinh doanh, về tình hình tài chính, về các luồng tiền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng BCTC trong việc phục vụ ra các quyết định kinh tế Và để đạt được mục đích này, BCTC sẽ phải cung cấp các thông tin về vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, tài sản, thu nhập, chi phí, và các khoản lãi, lỗ hay khoản đóng góp bởi và phân phối cho chủ sở hữu, các luồng tiền Tất cả các thông tin này trong cùng với các thông tin trình bày trên Bản thuyết minh BCTC sẽ giúp người sử dụng có thể dự báo được các luồng tiền trong tương lai, đặc biệt là mức độ và thời điểm chắc chắn trong việc tạo ra các luồng tiền hay các khoản tương đương tiền.

Một bộ BCTC đầy đủ theo quy định bao gồm các báo cáo: (1) Báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kì báo cáo, (2) Báo cáo về kết quả kinh doanh (thu nhập, chi phí) tổng hợp trong kì báo cáo, (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ , sự thay đổi của các dòng tiền, báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu trong kì báo cáo, (4) Phần ghi chú, thuyết minh cho các BCTC (bao gồm tóm tắt về các chính kế toán đầu tiên có thể so sánh được khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố các chính sách kế toán hoặc hồi tố đánh giá lại các khoản mục trong BCTC hoặc phân loại lại các khoản mục trong BCTC) BCTC về cơ bản là các báo cáo mô tả các thông tin về tài chính và kế toán có liên quan đến hoạt động của công ty Ban quản lý của công ty sẽ sử dụng BCTC để thực hiện giao tiếp với các bên liên quan bên ngoài công ty như: cơ quan thuế, cổ đông, cơ quan quản lý, chủ nợ, nhà đầu tư… Mỗi đối tượng được đề cập ở trên quan tâm đến BCTC trên một góc độ khác nhau nhưng đều có một điểm chung là đều mong muốn có được thông tin phù hợp và cần thiết để phục vụ việc ra quyết định.

Thứ nhất, ở góc độ là nhà quản lý công ty, BCTC thực hiện ghi nhận quá trình hoạt động của công ty, sau đó thể hiện lại qua các con số Do đó, BCTC sẽ cung cấp thông tin tổng hợp cũng như đa chiều về tài sản, về nguồn hình thành tài sản, về kết quả kinh doanh và về lưu chuyển tiền sau một kỳ hoạt động Dựa vào các thông tin quan trọng này trên BCTC, các nhà quản lý sẽ thực hiện tiến hành đánh giá sức khoẻ của công ty đồng thời kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thứ hai, ở góc độ là các nhà đầu tư, chủ nợ cho vay thì BCTC giúp các đối tượng này có thể nhận biết khả năng về tài chính, về tình hình sử dụng các loại tài sản, về nguồn vốn, về khả năng sinh lời, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và về mức độ rủi ro để cân nhắc, lựa chọn và có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Thứ ba, ở góc độ là cơ quan nhà nước quản lý như: Cơ quan thuế, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng quản lý ngành thì BCTC là một tài liệu rất quan trọng để kiểm tra giám sát, tư vấn và hướng dẫn cho công ty thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế phù hợp với quy định của ngành, pháp luật liên quan.

Thứ tư, ở góc độ là nhà cung cấp, BCTC là kim chỉ nam để giúp các nhà cung cấp có thể đánh giá tình hình tài chính, đánh giá khả năng thanh toán của công ty để từ đó có các nhà cung cấp có các quyết định về tín dụng và phương thức thanh toán phù hợp.

Thứ năm, ở góc độ là khách hàng, BCTC cũng là một chỉ báo rất quan trọng để khách hàng đặc biệt quan tâm Bởi vì, BCTC có thể giúp cho khách hàng đánh giá về: Độ uy tín của công ty, về khả năng và năng lực cung cấp sản phẩm và về chính sách chăm sóc khách hàng từ đó sẽ giúp khách hàng có được quyết định lựa chọn công ty đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của mình. biệt quan tâm đến BCTC để (i) đánh giá về sự phát triển của công ty từ đó có các quyết định phù hợp, (ii) theo dõi các nghĩa vụ của công ty thực hiện với họ như: tiền lương, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên BCTC.

Theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) thì người được ủy quyền không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền.

Do sự hạn chế này nên những người ủy quyền sẽ có nhu cầu giám sát hoạt động của người được ủy quyền để bảo đảm cho lợi ích của mình Do đó, các công ty có thể sử dụng các KTV có uy tín để đảm bảo cho người sử dụng bên ngoài về độ tin cậy của thông tin được trình bày trên BCTC (Anderson, R C và cộng sự 2004).

Do đó, kiểm toán ra đời với mục tiêu nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin và ý kiến kiểm toán là một phần trên BCKiT được KTV nêu ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC Ý kiến của KTV về BCTC của các công ty niêm yết trên sàn có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường vốn, các cổ đông và nhà đầu tư Nhà đầu tư và những người sử dụng BCTC thường có xu hướng dự báo các rủi ro có liên quan đến khoản đầu tư để ra quyết định Do đó việc đọc BCKiT và ý kiến kiểm toán là một trong các kênh thông tin nhà đầu tư và người sử dụng BCTC tham khảo trước khi ra quyết định.

BCKiT của KTV là một bức thư bằng văn bản trong đó KTV nêu ý kiến của họ về việc liệu BCTC của công ty có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) và không có sai sót trọng yếu hay không Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) số 700 (bản sửa đổi) đã đề cập về cấu trúc của một BCKiT bao gồm: “số hiệu và tiêu đề báo cáo, địa chỉ người nhận, đoạn giới thiệu, trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với BCTC, trách nhiệm của KTV, ý kiến kiểm toán, trách nhiệm báo cáo khác, chữ ký của KTV, ngày của BCKiT, địa chỉ của KTV” Theo đó, mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán được xác định là; (1) Đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC trên cơ sở đánh giá các kết luận rút ra từ bằng chứng kiểm toán thu thập được và (2) Trình bày và đưa ra ý kiến kiểm toán một cách cụ thể, rõ ràng bằng văn bản (trong đó nêu rõ cơ sở của ý kiến đó).

Theo ISA 700 có thể tóm tắt các loại ý kiến kiểm toán qua sơ đồ dưới đây:

Từ chối đưa ra ý kiến Ý kiến trái ngược Ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến ngoại trừ Trung thực hợp lý với đoạn lưu ý

Sơ đồ 2.3 Các loại ý kiến kiểm toán

Nguồn: Tổng hợp chuẩn mực ISA 700

(1) Ý kiến chấp nhận toàn phần sẽ được KTV thực hiện phát hành khi KTV cho rằng BCTC không có sự sai sót trọng yếu sau khi KTV thực hiện quá trình kiểm tra Điều có nghĩa là, ý kiến này cho thấy rằng các BCTC của các tổ chức, pháp nhân đã được lập và trình bày trung thực, hợp lý với khung kế toán đang được chấp nhận sử dụng Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn phần còn có đoạn lưu ý, đoạn này được KTV sử dụng khi các tổ chức, pháp nhân có một số vấn đề cần lưu ý như thay đổi về phương pháp kế toán hay công ty được kiểm toán đang gặp một số vấn đề về giả định hoạt động liên tục (như thua lỗ nặng hoặc có thể phá sản).

ISA 700 (bản sửa đổi) yêu cầu thực hiện theo ISA 570 (sửa đổi) trong vấn đề liên quan đến giả định hoạt động liên tục KTV phải nêu ý kiến kiểm toán trái ngược nếu BCTC đã được lập theo giả định hoạt động liên tục nhưng theo xét đoán của KTV thì việc Ban giám đốc sử dụng giả định hoạt động trong việc lập và trình bày BCTC là không phù hợp KTV thực hiện đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần nếu giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày BCTC là phù hợp tuy nhiên vẫn còn tồn tại sự không chắc chắn trọng yếu Tuy nhiên phải đảm bảo rằng, Ban Giám đốc đã thuyết minh các yếu tố không chắc chắn này trong BCTC KTV phải có đoạn trình bày riêng về

“Sự không chắc chắn trọng yếu về hoạt động liên tục” trong báo cáo kiểm toán được phát hành.

(2) Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần bao gồm:

(a) Ý kiến ngoại trừ: KTV trình bày ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi: (i) KTV kết luận là các sai sót, cho dù xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đều có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV vẫn kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có này của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) sẽ có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.

(b) Ý kiến trái ngược: KTV thực hiện trình bày ý kiến kiểm toán trái ngược khi KTV dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được và kết luận là các sai sót, cho dù xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đều có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Bước 1 Khảo sát sơ bộ vấn đề nghiên cứu

Bước 2 Tổng quan tài liệu, lý thuyết nền tảng cho vấn đề nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu.

Bước 3 Phân tích định tính - phỏng vấn sâu chuyên gia - xây dựng mô hình - giả thuyết nghiên cứu

Bước 4 Lấy dữ liệu, tổng hợp, xử lý, chạy và phân tích dữ liệu

Bước 5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 6 Giải pháp và kiến nghị

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

Toàn bộ luận án được NCS thực hiện qua 06 (sáu) bước cơ bản, cụ thể:

Bước 1, ở bước này, NCS đầu tiên tìm hiểu và xác định vấn đề cần nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán Do đó, NCS thực hiện tìm hiểu sơ bộ theo hai hướng: (1) Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong nước để tìm ra các chủ đề được nhiều giới học thuật quan tâm hay còn nhiều hạn chế, (2) Quan sát thực tế và trao đổi với các KTV để phát hiện các vấn đề còn tồn đọng cũng như đang được các KTV quan tâm Sau khi tổng hợp, phân tích và đánh giá các thông tin từ hai hướng này, NCS lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán làm đề tài của mình.

Bước 2, sau khi xác định đề tài nghiên cứu sơ bộ, NCS thực hiện lựa chọn các bài báo có uy tín và xếp hạng cao có liên quan đến chủ đề Tiến hành phân loại, đọc và tổng hợp các thông tin liên quan đến: (1) cách phân loại ý kiến kiểm toán, (2) các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết, (3) các phương pháp nghiên cứu, (4) dữ liệu và cách lấy mẫu, (5) kết quả nghiên cứu và chiều ảnh hưởng Từ tổng quan này, NCS thực hiện đánh giá các hạn chế để tìm ra khoảng trống nghiên cứu nhằm phát triển thêm hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài lựa chọn Tại bước này, NCS cũng tổng hợp các ý thuyết làm nền tảng cho cơ sở lựa chọn biến đưa vào mô hình của mình Các lý thuyết được lựa chọn không chỉ giúp làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu mà còn giải thích rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Từ đây, NCS cũng xác định khoảng trống nghiên cứu tại Việt Nam và đã tìm ra các nghiên cứu trước đây còn nhiều hạn chế về số lượng nghiên cứu, số biến kiểm nghiệm, thời gian nghiên cứu cũng như quy mô mẫu trên cả hai sàn, phương pháp nghiên cứu… Do đó, NCS tập trung vào phát triển đề tài dựa trên: (1) đưa thêm một số biến để kiểm định tại Việt Nam, (2) mở rộng thời gian nghiên cứu ra 10 năm (thời gian nghiên cứu lớn nhất so với tất cả các nghiên cứu trước đây), (3) quy mô mẫu mở rộng trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán thay vì một trong hai sàn như các nghiên cứu trước, (4) bổ sung phương pháp nghiên cứu định tính.

Bước 3, sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, thang đo các nhân tố này, NCS thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành nhằm xác định lại các nhân tố có phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu tại Việt Nam hay không, đồng thời xác định thang đo, độ tin cậy của thang đo cũng như tính khả thi trong việc thu thập dữ liệu. được tổng hợp từ mô hình ở bước 4 Dữ liệu sau khi được thu thập từ nhiều kênh tuỳ thuộc vào đặc tính của từng biến sẽ được tổng hợp và mã hoá để kiểm định kết quả trên Stata 15 NCS tiến hành đánh giá các biến bị đa cộng tuyến hay chưa phù hợp và phân tích kết quả so sánh với lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước.

Bước 5, Từ kết quả tìm ra, NCS tiến hành thảo luận và phân tích kết quả dựa trên các nền tảng lý thuyết và tổng quan nghiên cứu của các công trình trước đây cũng như các giả thuyết đã được kỳ vọng.

Bước 6, Tại bước cuối cùng này, căn cứ vào phần thảo luận kết quả, NCS tiến hành tổng hợp, phân tích với thực trạng hiện tại và đề xuất các kiến nghị dựa trên quy luật ảnh hưởng của các biến tìm ra.

Phân tích định tính

3.2.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán Thông qua đó và kết hợp với tổng quan nghiên cứu, NCS thực hiện lựa chọn được các biến điển hình và phù hợp tại Việt Nam để đưa vào mô hình nghiên cứu đồng thời xác định thang đo phù hợp cho các biến được lựa chọn.

3.2.2 Đối tượng phỏng vấn sâu

Theo Hair và cộng sự (2016) thì phỏng vấn sâu cần lựa chọn dựa trên các chuyên gia trong ngành bao gồm cả thực tiễn và chuyên sâu Điều kiện phù hợp cho mỗi nhóm chuyên gia (thực tiễn và chuyên sâu) phải là phải từ 3 người trở lên Do đó, NCS thực hiện lựa chọn phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán gồm: (i) chuyên gia thực tiễn: đại diện Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán - Bộ Tài chính, đại diện ACCA - Khu vực Đông Nam Á Lục Địa, đại diện VACPA, giám đốc một số công ty kiểm toán, (ii) chuyên gia chuyên sâu: một số giảng viên của các trường đại học… (chi tiết các chuyên gia phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 01 của luận án)

Nội dung của nghiên cứu định tính chính thức bao gồm các câu hỏi mở liên quan đến tác động của các nhân tố tới ý kiến kiểm toán, tính phù hợp, độ khó trong việc thu thập và độ tin cậy của thang đo Nội dung chi tiết của nghiên cứu định tính xem chi tiết tại Phụ lục 02

3.2.3 Kết quả phỏng vấn sâu toán theo thứ tự như sau (NCS sắp xếp mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của các chuyên gia theo thứ tự giảm dần).

Stt Biến Chiều ảnh hưởng

1 Quản trị công ty Đồng nhất quan điểm quản trị công ty tốt thì doanh nghiệp có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.

2 Hệ thống Kiểm soát nội bộ Đồng nhất quan điểm hệ thống KSNB tốt thì doanh nghiệp có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.

3 Quy mô công ty được kiểm toán Ý kiến chuyên gia chia thành 03 luồng:

- Một là quy mô công ty kiểm toán cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

- Hai là quy mô công ty kiểm toán ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

- Ba là không có mối quan hệ.

4 Ý kiến kiểm toán năm trước Đồng nhất quan điểm nếu công ty được kiểm toán năm trước nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần thì nhiều khả năng năm nay nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần Tuy nhiên chuyên gia cũng nhấn mạnh tuỳ thuộc vào việc năm nay đơn vị trình bày báo cáo như thế nào.

5 Phí kiểm toán Đa phần các chuyên gia cho rằng phí kiểm toán liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và cho rằng không ảnh hưởng đến xác suất nhận ý kiến kiểm toán Tuy nhiên một số ít chuyên gia cho rằng ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán và có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

6 Độ trễ báo cáo kiểm toán

Các chuyên gia cho rằng khi BCKiT bị phát hành trễ có thể có liên quan đến việc doanh nghiệp phải nhận một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Trong quá trình phỏng vấn, NCS có đưa ra biến nhiệm kỳ kiểm toán (tức là số năm KTV kiểm toán đơn vị) là một trong các biến điển hình đại diện cho sự thay đổi của kiểm toán tuy nhiên chuyên gia gợi ý NCS đưa biến chuyển đổi KTV tự nguyện vào nghiên cứu bởi chuyên gia cho rằng biến này có ảnh hưởng mạnh hơn biến nhiệm kỳ KTV (kết quả nghiên cứu sơ bộ NCS thực hiện cũng không tìm thấy mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và biến nhiệm kỳ kiểm toán).

8 Các chỉ tiêu tài chính Ý kiến chuyên gia chia thành 02 luồng: một là các chỉ tiêu tài chính có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần, hai là không có mối quan hệ.

9 Số năm niêm yết Các chuyên gia đều cho rằng đây là nhân tố ít có sự ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Thứ 2, các chuyên gia gợi ý đưa bổ sung thêm biến Trong quá trình phỏng vấn, chuyên gia gợi ý NCS một số biến có thể ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là: thay đổi KTV với giả thuyết thay đổi KTV làm tăng xác suất doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Biến này nên đo lường là sự thay đổi công ty kiểm toán.

Thứ 3, qua quá trình phỏng vấn, các chuyên gia đánh giá thang đo NCS đưa ra là phù hợp và có độ tin cậy cao Một số biến NCS chưa tìm được cách đo lường có độ tin cậy cao thì các chuyên gia cũng xác định mặc dù có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán tuy nhiên khó hoặc rất khó để đo lường ở Việt Nam với số lượng mẫu kéo dài là 10 năm Các biến đó là: Quản trị công ty, Hệ thống KSNB và phí kiểm toán.NCS thực hiện lựa chọn một số thang đo phù hợp theo gợi ý của chuyên gia và tổng quan nghiên cứu để đưa vào mô hình đo lường biến quản trị công ty (bảng các biến dự kiến đưa vào mô hình và có thang đo phù hợp được trình bày chi tiết ở sơ đồ 3.1) Hai do độ khó trong thu thập dữ liệu và tính tin cậy của dữ liệu.

Xây dựng giả thuyết khoa học

Từ thực tế tổng quan nghiên cứu có thể thấy, tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ý kiến kiểm toán không nhiều Các công trình nghiên cứu trên thế giới thì đa phần tập trung ở các nước phát triển do đó có thể có những điều chưa phù hợp tại Việt Nam là một đất nước đang phát triển Vì vậy, kết hợp với việc phỏng vấn sâu chuyên gia về mối quan hệ, chiều ảnh hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm toán, NCS tiến hành chọn lọc các biến được đánh giá ảnh hưởng mạnh và xây dựng giả thuyết cho mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Ở phần này, NCS sẽ đưa ra giả thuyết liên quan đến 11 biến tài chính và phi tài chính đã được lựa chọn dựa vào tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu chuyên gia bao gồm: (i) Biến tài chính: Hệ số thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định, ROE, tăng trưởng doanh thu, chỉ số nợ và (ii) Biến phi tài chính: ý kiến kiểm toán năm trước, quy mô công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành, độ trễ BCKiT và chuyển đổi KTV.

3.3.1 Nhóm các nhân tố tài chính

Theo quy định của chuẩn mực thì KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần khi có sự chắc chắn về các sự kiện trọng yếu mà Ban Giám đốc sẽ không hoặc không thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng trong các BCTC Các yếu tố không chắc chắn trọng yếu thường sẽ được tái hiện trong một hoặc nhiều thành phần đại diện cho vị thế tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty Vì tính lành mạnh về mặt tài chính của một công ty được thể hiện trong các biến BCTC của nó cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến số tài chính để hình thành các kỳ vọng về ý kiến kiểm toán.

3.3.1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Căn cứ vào các thủ tục mà kiểm toán thực hiện trong quá trình kiểm toán,nếu KTV phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thấy có dấu hiệu không tốt, KTV sẽ nhiều khả năng hoài nghi về tính hoạt động liên tục (một trong các loại của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần) Bên cạnh đó khi hệ số thanh toán ngắn hạn không tốt hoặc đang trở nên xấu đi thì điều này có nghĩa là công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn và công ty không có khả nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là cao (Zarei và cộng sự, 2020).

Zarei H và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 480 quan sát từ 2012-2016 đã chỉ ra có mối quan hệ ngược chiều và trọng yếu giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với tư cách là một biến độc lập và loại ý kiến kiểm toán Điều này có nghĩa là việc giảm hệ số thanh toán ngắn hạn sẽ làm công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của công ty và công ty không có khả năng thanh toán cần thiết để trả các khoản nợ trong ngắn hạn, do đó có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là cao Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu được báo cáo bởi Spathis (2003), Caraman và Spathis (2006), Ballesta và Garcia Meca

Vì thế dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây và dựa vào việc chuẩn mực quy định việc thực hiện thủ tục phân tích là một bằng chứng kiểm toán đồng thời dựa vào kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia (đã được trình bày chi tiết ở mục 3.2 của chương này) thì hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đại diện phổ biến cho nhóm khả năng thanh toán và hệ số này được kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

3.3.1.2 Nhóm các chỉ số về hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ vào lý thuyết tín hiệu đã trình bày ở chương 2 thì mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và quy mô công ty là tổng doanh thu càng lớn thì lợi nhuận ròng càng lớn do đó cổ tức được chia cho cổ đông cũng được kỳ vọng sẽ lớn hơn Điều này có thể mang lại một tín hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng Mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần sẽ cho một tín hiệu tốt vì BCTC được coi là đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý với các chuẩn mực đã được thiết lập Do đó bốn biến: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định đều được lựa chọn dựa trên lý thuyết tín hiệu và với một giả thuyết chung là các công ty càng hoạt động hiệu quả thì càng có xác suất nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần càng cao Cụ thể: công ty tại Hy Lạp đã chứng minh rằng chỉ số tài chính có đóng góp quan trọng đến ý kiến KTV Tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho lại không có mối quan hệ với ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần Nghiên cứu này được sự ủng hộ của Zarei H và cộng sự (2020) tại Nhật Bản Trái ngược với Spathis và cộng sự (2003) và Zarei H và cộng sự (2020) tại Nhật Bản thì Willenborg và McKeown (2000) chỉ ra mối quan hệ giữa vòng quay hàng tồn kho và ý kiến kiểm toán.

Giả thuyết H2- Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

(ii)Vòng quay tài sản cố định Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria

Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014) đều cho ra một kết quả là vòng quay tài sản cố định có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Điều này có ý nghĩa là công ty có vòng quay tài sản cố định càng tốt thì càng có nhiều khả năng nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

(iii) Tăng trưởng doanh thu Erkki K Laitinen và Teija Laitinen (2010) tại

Phần Lan sử dụng mô hình logit và nghiên cứu trên 111 quan sát đã chỉ ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Tức là doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu thấp thì có xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm ra mối liên hệ giữa tăng trưởng và ý kiến kiểm toán tuy nhiên ông sử dụng thang đo là tài sản thay vì doanh thu như Erkki K Laitinen và Teija Laitinen (2010).

Giả thuyết H4- Tăng trưởng doanh thu tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

(iv) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ - ROE Phần đa kết quả nghiên cứu đều cho thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa chỉ tiêu lợi nhuận và ý kiến kiểm toán. Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra lỗ năm hiện tại là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Mặc dù vẫn có những nghiên cứu chỉ ra ROE và ý kiến kiểm toán không có mối quan hệ nhưng dưới cơ sở lý thuyết tín hiệu, NCS vẫn kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần như các nghiên cứu đã thực hiện ở tổng quan: Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Willenborg và McKeown (2000), Gaganis và cộng sự

Giả thuyết H5- ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

Vẫn căn cứ vào các thủ tục mà kiểm toán thực hiện trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phân tích hệ số nợ của doanh nghiệp thấy có dấu hiệu không tốt, KTV sẽ nhiều khả năng hoài nghi về tính hoạt động liên tục (một trong các loại của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần) hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp Theo lý thuyết tín nhiệm đã phân tích ở chương 2, thì để gia tăng tín nhiệm với ngân hàng/chủ nợ, doanh nghiệp có khả năng trình bày BCTC không trung thực và hợp lý Điều này dẫn đến xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần tăng lên.

Chỉ số nợ có mặt ở hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng ý kiến kiểm toán Các nghiên cứu cũng cho ra nhiều kết quả trái chiều, cụ thể:

(i) Không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Suroto (2017) kết luận không có mối quan hệ giữa đòn bẩy và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Tương tự Tsipouridou và Spathis (2014) không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Susanto và Pradipta (2017) cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán.

(ii) Có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Nhìn chung các nghiên cứu đều cho ra kết quả khá tương đồng đó là tỷ lệ nợ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992), Dopuch và cộng sự (1987), Habib (2013) Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy tài chính là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Các tác giả như Keasy và cộng sự (1998) hay DeFond và cộng sự

(2002) nhận thấy rằng xác suất nhận được một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là lớn hơn khi các công ty có mức độ đòn bẩy cao Gaganis và cộng sự

(2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thường có tỷ lệ tự chủ cao Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự (2017) tại Tây BanNha và chỉ ra đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng nhận được một ý kiến kiểm có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trong nghiên cứu của Thuy Thi Ha và cộng sự

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng về thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trong luận án

4.2.1 Thống kê mô tả ý kiến kiểm toán

Thống kê mô tả nhằm mục đích cung cấp thông tin về đặc điểm của mẫu Bảng dưới đây cho thấy đặc điểm về số lượng cũng như tỷ lệ các loại ý kiến kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2019 ở cả hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bảng 4.1 Mô tả loại ý kiến kiểm toán chung cả hai sàn năm 2010 - 2019

Năm chấp nhận toàn phần Ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần Tổng cộng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Hình 4.1 Biểu đồ mô tả Ý kiến kiểm toán năm 2010 - 2019

Nguồn: NCS tự tổng hợp Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm tỷ trọng nhiều hơn ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần Nhìn chung trong vòng 10 năm, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có xu hướng tăng và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm Có thể khẳng định, xu hướng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần ngày càng tăng lên mặc dù năm 2019 có giảm xuống so với đà tăng Cụ thể:

Năm 2010, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là 168, chiếm tỷ trọng là 89.36%, gấp 8.4 lần so với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Năm 2011, ý kiến kiểm toán toàn phần chiếm tỷ trọng là 88.3%, giảm 1.06% Năm

2012 tỷ trọng ý kiến kiểm toán toàn phần giữ nguyên tại mức 88.3% như năm 2011. Năm 2013, ý kiến kiểm toán toàn phần chiếm 93.09%, tăng 4.79% Thể hiện một sự tăng mạnh ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần so với các năm trước đó Từ năm

2013, tỷ trọng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần tăng, đỉnh điểm là năm 2017 ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm tỷ trọng cao nhất (96.81%) Năm 2018 và

2019, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có xu hướng giảm Năm 2018 ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần chiếm tỷ trọng là 95.74% Năm 2019, tỷ lệ ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần trong mẫu giảm xuống còn là 93.09%.

Bảng 4.2 Mô tả loại ý kiến kiểm toán theo Sàn giao dịch

2010 Ý kiến toàn phần Số lượng 91 77 168

Tỷ lệ 54.17% 45.83% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 15 5 20

2011 Ý kiến toàn phần Số lượng 88 78 166

Tỷ lệ 53.01% 46.99% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 18 4 22

2012 Ý kiến toàn phần Số lượng 90 76 166

Tỷ lệ 54.22% 45.78% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 16 6 22

2013 Ý kiến toàn phần Số lượng 97 78 175

Tỷ lệ 55.43% 44.57% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 9 4 13

2014 Ý kiến toàn phần Số lượng 97 80 177

Tỷ lệ 54.80% 45.20% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 9 2 11

2015 Ý kiến toàn phần Số lượng 100 81 181

Tỷ lệ 55.25% 44.75% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 6 1 7

2016 Ý kiến toàn phần Số lượng 99 79 178

Tỷ lệ 55.62% 44.38% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 7 3 10

2017 Ý kiến toàn phần Số lượng 104 78 182

HOSE HNX Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 4 2 6

2018 Ý kiến toàn phần Số lượng 102 78 180

Tỷ lệ 56.67% 43.33% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 4 4 8

2019 Ý kiến toàn phần Số lượng 100 75 175

Tỷ lệ 57.14% 42.86% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 8 5 13

Tổng cộng Ý kiến toàn phần Số lượng 968 780 1748

Tỷ lệ 55.38% 44.62% 100% Ý kiến không phải toàn phần Số lượng 96 36 132

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Nguồn: Tổng hợp từ Kết quả điều tra của NCS

Xu hướng của tỷ trọng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần theo sàn tăng từ

2010 - 2019 và ngược lại xu hướng tỷ trọng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm Ý kiến kiểm toán toàn phần trên các sàn giảm từ 2010 - 2012, tăng vào năm 2013 và đạt tỷ trọng cao nhất năm 2017 sau đó giảm dần Số liệu điều tra về ý kiến kiểm toán toàn phần và không phải loại chấp nhận toàn phần trên 2 sàn HOSE và HNX cho thấy sàn HOSE thường có ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.

4.2.2 Thống kê giá trị nhỏ nhất - lớn nhất - trung bình và độ lệch chuẩn

Bảng 4.3 dưới đây mô tả chi tiết thông tin về giá trị trung bình, trung vị, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn cho các biến tài chính bao gồm: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ(ROE), tăng trưởng doanh thu (RG), hệ số nợ (DR), vòng quay hàng tồn kho (ITR),vòng quay tài sản cố định (AFTR), hệ số thanh toán ngắn hạn (CR).

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 15

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) được đo bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ Kết quả mô tả các biến định lượng trong mô hình chỉ ra giá trị ROE trung bình cả giai đoạn đạt 13.03% Trong đó lớn nhất là 91% và nhỏ nhất là giảm 97% Có thể thấy có những doanh nghiệp trong cả giai đoạn nghiên cứu có mức tăng trưởng lợi nhuận trên vốn chủ gần gấp 2 lần Nhưng cũng có doanh nghiệp giảm ROE gần 100% Theo thống kê chi tiết thì có 84 quan sát có ROE âm (chiếm tỷ lệ là 4%).

Tăng trưởng doanh thu (RG) được đo bằng doanh thu năm nay trừ đi doanh thu năm trước chia cho doanh thu năm trước Về tăng trưởng doanh nghiệp trung bình hàng năm trung bình là 23.2%/năm Trong đó lớn nhất có doanh nghiệp lên tới12746% nhưng cũng có doanh nghiệp có tốc độ doanh thu so với năm trước giảm tới90% Theo thống kê chi tiết thì có 605 quan sát có tăng trưởng âm (chiếm tỷ lệ là32%). dụng tỷ lệ nợ lên tới 0.96 (gần như vay nợ hoàn toàn) nhưng cũng có doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ chỉ có 3% Số lượng quan sát có tỷ lệ nợ dưới 30% là 414 quan sát (chiếm tỷ lệ 22%), số lượng quan sát có tỷ lệ nợ từ 30%-60% là 771 (chiếm tỷ lệ 41%), số còn lại khoảng 37% thuộc về các quan sát có tỷ lệ nợ > 60%.

Vòng quay hàng tồn kho (ITR) trung bình của các doanh nghiệp là 1473 ngày, trong đó lớn nhất là 1401211 ngày và ít nhất có doanh nghiệp chưa tới 1 ngày (0.01 ngày) Trong đó tỷ lệ các quan sát có vòng quay dưới 1000 là nhiều nhất, số lượng quan sát này là 1870 (chiếm tỷ lệ 99.47%).

Về vòng quay tài sản cố định (AFRT) trung bình cho cả giai đoạn trung bình là 56 ngày, trong đó lớn nhất là doanh nghiệp có số ngày lên tới 17914 ngày và doanh nghiệp ít nhất là 0 ngày- tức là vòng quay tài sản cố định chưa tới 1 ngày.

Hệ số thanh toán ngắn hạn (CR) trung bình của các doanh nghiệp là 9.01 lần, trong đó hệ số thanh toán lớn nhất của doanh nghiệp lên đến 894.09 và doanh nghiệp ít nhất là 0 (trường hợp đặc biệt của doanh nghiệp HPG có tỷ lệ tài sản ngắn hạn rất rất nhỏ so với nợ vay ngắn hạn).

Quy mô công ty kiểm toán (AS), các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể lựa chọn công ty kiểm toán Big 4 hoặc Non big 4 Biến quy mô kiểm toán trong mô hình được xây dựng là biến giả Vì vậy kết quả tương ứng nhận được giá trị nhỏ nhất sẽ là 0 và giá trị lớn nhất là 1, giá trị trung bình là 0.319 và độ lệch chuẩn là 0.466 Theo thống kê chi tiết thì số lượng quan sát được kiểm toán bởi Big 4 là 601 quan sát chiếm tỷ lệ 31.97%, 68.03% còn lại được kiểm toán bởi công ty không phải là Big 4.

Chuyển đổi kiểm toán viên (AC), các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể chuyển đổi kiểm toán Trong luận án này, biến chuyển đổi KTV được tính là thay đổi công ty kiểm toán và là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu doanh nghiệp thay đổi công ty kiểm toán, và còn lại sẽ nhận giá trị 0 do đó 0 sẽ là giá trị nhỏ nhất và 1 là giá trị lớn nhất Giá tri trung bình là 0.191 và độ lệch chuẩn là 0.393. Theo thống kê chi tiết thì số lượng quan sát chuyển đổi công ty kiểm toán là 360 quan sát chiếm tỷ lệ 19.15%, 80.85% còn lại không thực hiện chuyển đổi công ty kiểm toán.

Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành (TCT), biến phi tài chính tỷ lệ thành viên không điều hành nhận giá trị trung bình là 0.610, độ lệch chuẩn là 0.185. số lượng thành viên HĐQT, nhưng cũng có số năm có doanh nghiệp không có thành viên không điều hành nào Các quan sát có tỷ lệ thành viên không điều hành là 0 rơi vào các năm 2010-2013 là chủ yếu, thời điểm này có thể thấy do luật mới ban hành. Luật quy định về tỷ lệ thành viên không điều hành được quy định lần đầu tại Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 Sau đó, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng vào ngày 06/06/2017 thì thành viên HĐQT không điều hành (thành viên không điều hành) là thành viên HĐQT không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên không điều hành áp dụng đối với công ty đại chúng dù niêm yết hay chưa, tức là cho mọi công ty đại chúng Có thể thấy hầu hết các công ty niêm yết đã tuân thủ tỷ lệ tối thiểu 1/3 số lượng thành viên HĐQT là thành viên không điều hành Tỷ lệ thành viên không điều hành > 30% chiếm 1788 quan sát (tương ứng tỷ lệ 95.1%). Độ trễ báo cáo kiểm toán (RL), biến này nhận giá trị trung bình là 0.045, độ lệch chuẩn là 0.208 Đây cũng là biến giả nhận giá trị là 1 nếu BCKiT phát hành trễ và nhận giá tri là 0 cho còn lại Theo thống kê chi tiết thì có 86 quan sát có độ trễ BCKiT (chiếm tỷ lệ 4.57), còn lại không bị trễ BCKiT. Ý kiến kiểm toán năm trước (POA), đây cũng là biến giả nhận giá trị là 1 nếu năm trước doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và bằng 0 cho còn lại Biến này nhận giá trị trung bình là 0.924, độ lệch chuẩn là 0.264 Theo thống kê chi tiết thì có 142 quan sát có ý kiến kiểm toán năm trước là không phải loại chấp nhận toàn phần (chiếm tỷ lệ 7.55%), còn lại là ý kiến kiểm toán năm trước thuộc loại ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện với số mẫu là 1880 quan sát (188 công ty trong 10 năm). Các công ty được lựa chọn là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP

Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội không bao gồm các công ty phi tài chính Các công ty trong mẫu là các công ty được niêm yết trước năm 2009 và vẫn còn tiếp tục giao dịch trên sàn tại thời điểm lấy mẫu là năm 2019.

Có 11 biến được lựa chọn nghiên cứu bao gồm: Quy mô công ty kiểm toán (AS), Thay đổi kiểm toán (AC), Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT (TCT), Độ trễ của BCKiT (RL), Ý kiến kiểm toán năm trước (POA), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tăng trưởng doanh thu (RG), Chỉ số nợ (DR), Vòng quay hàng tồn kho (ITR), Vòng quay tài sản cố định (AFTR) và hệ số thanh toán ngắn hạn (CR).

5.1.1 Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn

Kỳ vọng ban đầu: H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Không có mối quan hệ Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của

Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016).

Giải thích: NCS thực hiện trao đổi kết quả lại với chuyên gia là KTV đã phỏng vấn tại bước định tính thì chuyên gia cho rằng có thể lý giải kết quả này như sau: Hệ số thanh toán ngắn hạn thực chất là tính toán tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Để đưa ra các nhận định về công ty có vấn đề về thanh toán hay hoạt động liên tục, KTV sẽ cần phải đánh giá nhiều hơn về dòng tiền, về các kế hoạch tương lai hay khả năng khắc phục vấn đề của Ban Lãnh đạo….do đó, hệ số thanh toán ngắn hạn chưa phải là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần của KTV.

5.1.2 Giả thuyết H2 - Vòng quay hàng tồn kho

Kỳ vọng ban đầu: H2- Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. beta âm và p-value nhỏ hơn 0.05) Đây là một kết quả hoàn toàn bất ngờ khi mà kết quả đem lại không những có mối quan hệ (khác với Hamid Zarei và cộng sự, 2020 không tìm ra mối quan hệ) mà còn có quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Giải thích: NCS thực hiện trao đổi với các chuyên gia đã phỏng vấn sâu ở bước phân tích định tính về kết quả bất ngờ này và xin ý kiến chuyên gia để giải thích cho thực trạng trên Theo chuyên gia thì có thể giải thích bằng các lý giải sau: (i) Khi vòng quay hàng tồn kho quá cao, KTV cần xem xét các nghiệp vụ repurchase - mua đi bán lại với các bên liên quan, các nghiệp vụ này bản chất không phải là giao dịch kinh tế vì mục đích chủ yếu là đẩy cao doanh thu của công ty, lợi nhuận gần như không có nên cũng là

1 rủi ro sai sót Cụ thể chính là trường hợp của Gỗ Trường Thành và DVD có vấn đề trong hàng tồn kho và các giao dịch khống (ii) Tại các công ty có vòng quay hàng tồn kho cao, mặc dù hiệu quả hoạt động tăng lên nhưng khi tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thì cũng gia tăng rủi ro trong vấn đề hạch toán và quản trị hàng tồn kho Do đó có thể gia tăng xác suất sai sót dẫn đến kiểm toán có khả năng sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

5.1.3 Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cố định

Kỳ vọng ban đầu: H3- Vòng quay tài sản cố định tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Vòng quay tài sản cố định AFTR ảnh hưởng cùng chiều lên OA (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05) Kết quả này cho thấy, vòng quay tài sản số định lớn thì mức độ nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng cao hơn Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014), Gaganis và cộng sự (2007),

Giải thích: Vòng quay tài sản cố định là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động của một công ty Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng tài sản cố định (TSCĐ) tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt Điều này chỉ ra việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có hiệu quả cao và là tín hiệu tích cực trong hoạt động của doanh nghiệp Chính dấu hiệu tích cực này của công ty sẽ giúp công ty nhận được ý kiến kiểm toán tốt hơn (ý kiến chấp nhận toàn phần) Theo lý thuyết các bên liên quan đã đề cập chi tiết ở chương 2 thì khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Vì thế, khi quản lý lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường ít có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Khi đạt được sự hài lòng của chủ đầu tư và thu hút thêm đầu tư điều đó cũng có nghĩa quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn, có nhiều lợi nhuận hơn và dẫn đến tổng tài sản tăng và kéo theo là khả năng nhận ý kiến chấp nhận toàn phần tăng lên, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục. Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm đi.”

5.1.4 Giả thuyết H4- Tăng trưởng công ty

Kỳ vọng ban đầu: H4- Sự tăng trưởng có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Tăng trưởng doanh thu RG ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05) Kết quả này cho thấy, tăng trưởng doanh thu càng lớn thì khả năng nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần càng cao hơn Kết quả này là đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Laitinen và cộng sự (1998).

Giải thích: Biến tăng trưởng có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán còn được hỗ trợ giải thích bởi lý thuyết các bên liên quan ở chương 2 với lý luận khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Vì thế, khi quản lý điều hành một công ty mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu thì sẽ đạt được sự hài lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường có xác suất nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục. Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm đi.”

5.1.5 Giả thuyết H5- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE)

Kỳ vọng ban đầu: H5- ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Chỉ tiêu ROE ảnh hưởng cùng chiều lên AO (hệ số beta dương và p- doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng cao hơn Kết quả này được tìm ra đồng nhất với nghiên cứu của Ozcan (2016), Yasar và cộng sự (2015) và Phạm Anh Thư (2017).

Giải thích: Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp các nghiên cứu tiền nhiệm.

Theo đó, tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ công ty hoạt động càng tốt và có nhiều khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Cũng như có thể vận dụng lý thuyết các bên liên quan là công ty cần tập trung vào lợi nhuận để đáp ứng sự hài lòng của các bên Theo đó, sự thoả mãn hay làm hài lòng các bên sẽ mang sự thuận lợi cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán đối với công ty Theo lý thuyết các bên liên quan đã đề cập chi tiết ở chương 2 thì khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Vì thế, khi quản lý điều hành một công ty mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu thì sẽ đạt được sự hài lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường ít có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Khi đạt được sự hài lòng của chủ đầu tư và thu hút thêm đầu tư điều đó cũng có nghĩ quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn, có nhiều lợi nhuận hơn và dẫn đến tổng tài sản tăng và kéo theo là khả năng nhận ý kiến chấp nhận toàn phần tăng lên, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm đi.”

5.1.6 Giả thuyết H6- Chỉ số nợ

Kỳ vọng ban đầu: H6- Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Nhân tố chỉ số nợ (DR) ảnh hưởng ngược chiều tới ý kiến kiểm toán

cảnh Bối hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu

Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Mối quan hệ ngược chiều (-)

Có mối quan hệ ngược chiều (-)

Quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Mối quan hệ ngược chiều (-)

Có mối quan hệ cùng chiều (+)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thực hiện của NCS

5.2 Bối cảnh hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu

5.2.1 Bối cảnh trên thế giới và tại Việt Nam

Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid toàn cầu và một thực trạng không thể tránh khỏi đó là các công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh Điều này không chỉ dẫn đến suy giảm kết quả kinh doanh nói chung hay ROE nói riêng mà kéo theo là các chỉ số tài chính khác cũng sẽ bị ảnh hưởng như: tăng trưởng doanh thu, các chỉ số vòng quay hàng tồn kho hay vòng quay tài sản cố định cũng sẽ giảm hiệu quả. Đại dịch covid khiến cho nhiều công ty gặp khó khăn nặng nề, do đó sẽ có nhiều khả năng: (i) công ty khó duy trì khả năng hoạt động liên tục, (ii) công ty gặp áp lực trong việc đạt chỉ tiêu kinh doanh, (iii) hoạt động công ty gặp khó khăn, tài chính suy yếu… và tất cả các vấn đề này đều có thể dẫn đến việc hình thành loại ý kiến kiểm toán.

Vào ngày 21/4/2021, Hội đồng Báo cáo Tài chính (FRC) đã công bố hướng dẫn thêm về các ý kiến và báo cáo chấp nhận toàn phần trong cuộc khủng hoảng COVID-

19 Hướng dẫn mới này cung cấp sự rõ ràng hữu ích về cách thức phát hành ý kiến chấp nhận toàn phần tùy thuộc vào việc KTV có thể thu thập bằng chứng hỗ trợ cho các báo cáo và cho bất kỳ sai sót nào liên quan đến BCTC hay không.

(i) Ý kiến ngoại trừ: được định nghĩa là một trong những trường hợp thiếu bằng chứng (vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của KTV hoặc công ty) hoặc do các sai sót trọng yếu thực tế hoặc tiềm ẩn mà kiểm toán viên báo cáo rằng 'không phải' các khoản mục cụ thể mô tả, họ đã kết luận rằng các BCTC là đúng sự thật và hợp lý. chứng thích hợp về việc tồn tại các sai sót trọng yếu và phổ biến làm giảm độ tin cậy của tổng thể BCTC”.

(iii) Ý kiến từ chối: Trường hợp KTV “không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để đưa ra ý kiến nhưng kết luận rằng có thể tồn tại các sai sót trọng yếu và phổ biến.

Như vậy có thể thấy kiểm toán trên thế giới đã phản ứng rất nhanh với các sự việc có ảnh hưởng rộng để giúp KTV có căn cứ đưa ra ý kiến phù hợp hơn.

Mặc dù là một trong số ít các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhưng các công ty Việt bị ảnh hưởng bởi Covid cũng rất nặng nề Trong bối cảnh này KTV cần phải xem xét mức độ tác động của đại dịch đến hoạt động của DN được kiểm toán để xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp Bên cạnh việc bổ sung các thủ tục để đánh giá công ty hợp lý hơn thì việc chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng trong luận án sẽ giúp KTV có thể tiết kiệm được thời gian, tập trung kiểm tra vào phần rủi ro và căn cứ để đối chiếu bổ sung trước khi hình thành ý kiến kiểm toán.

Các công ty Việt Nam có thể nói đã trải qua một năm kinh doanh đầy sóng gió năm 2020 Việc đình trệ giao thương do ảnh hưởng của Covid cũng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết Khi kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng thì kéo theo hiệu quả hoạt động của công ty suy giảm và biểu hiện là là chỉ số ROE, vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn kho cũng bị ảnh hưởng theo Vậy liệu trong tình hình như vậy, các công ty niêm yết có tìm cách thay đổi số liệu kế toán để giảm áp lực với cổ đông hay không? Các hoạt động của công ty bị gián đoạn hay làm việc qua online có làm ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ và gia tăng rủi ro hay không?

Trong diễn đàn covid và câu chuyện chất lượng kiểm toán, Phó Chủ tịch phụ trách Đối ngoại truyền thông, Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA), kiêm Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam - Trần Thị Thúy Ngọc đã chỉ ra trong dịch bệnh trừ một số ngành là có sự phát triển tốt hơn còn hầu hết các công ty đều phải thắt chặt chi tiêu, kiểm soát chi phí, tìm cách mở rộng thị trường để tồn tại hoặc dịch chuyển kinh doanh do đó KTV cần phải tăng cường hiểu biết, thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán để nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán Do đó việc có được một kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là rất có ý nghĩa đối với các KTV nhằm góp phần tối ưu hoá thời gian cũng như chất lượng kiểm toán. covid tác động rất nhiều đến các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp Mặc dù số liệu nghiên cứu chưa có năm Covid xảy ra tuy nhiên khi có Covid thì các chỉ số tài chính được dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh như ROE hay tăng trưởng doanh thu… trong khi đó các chỉ tiêu này đã được kết quả nghiên cứu tìm ra là có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, do đó NCS đề cập đến bối cảnh hiện tại để có thể đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu cho năm hiện tại nói riêng bên cạnh các khuyến nghị nói chung.

5.2.2 Khuyến nghị với kiểm toán viên

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và phi tài chính với ý kiến kiểm toán, kết quả cho thấy ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn kho, chỉ số nợ, ý kiến kiểm toán năm trước, chuyển đổi KTV, quy mô công ty kiểm toán và độ trễ BCKiT có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Luận án kỳ vọng đóng góp được nhiều đề xuất nhất đối với KTV và công ty được kiểm toán Bởi vì mục tiêu của luận án là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trên góc nhìn của KTV Do đó, các hàm ý từ kết quả nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào khuyến nghị sử dụng kết quả nghiên cứu cho KTV và chính công ty được kiểm toán Các khuyến nghị liên quan đến cơ quan nhà nước hay cơ quan quản lý trực tiếp của KTV là VACPA sẽ không phải là mục tiêu chính.

Khuyến nghị 1, ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong khâu lập kế hoạch

Giai đoạn này bao gồm 04 việc lớn cần làm: xem xét có nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không? Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán, KTV có thể vận dụng trong 02 phần việc là đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán, cụ thể:

(i)Khi đánh giá rủi ro: KTV có thể sử dụng mô hình của luận án để dựa trên các biến sẵn có mà đánh giá xem xác suất nhận loại ý kiến kiểm toán của công ty được kiểm toán Từ đó, KTV sẽ xác định mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán để chuẩn bị cho khâu lập kế hoạch kiểm toán phù hợp Nếu như mô hình cho ra kết quả là ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần thì KTV cần thận trọng hơn trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Trong quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia, NCS có đặt câu hỏi về việc liệu việc sử dụng mô hình này có làm giảm tính hoài nghi cần có của KTV nếu như kết quả mô hình chỉ ra là doanh nghiệp có xác suất nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Đa số các chuyên gia đều cho rằng đây chỉ là khâu lập kế hoạch và tại tục kiểm toán Do đó việc áp dụng mô hình này vào khâu đánh giá rủi ro sẽ đem lại một sự thận trọng hơn giúp KTV có được sự hoài nghi và thận trọng phù hợp trong trường hợp mô hình cho ra kết quả doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần và cũng không làm giảm sự hoài nghi khi đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần vì mô hình chỉ là một kênh để tham khảo Công việc tiếp theo của KTV là thực hiện các thủ tục kiểm toán tại đơn vị.

Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và không có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó KTV cần căn cứ vào loại hình công ty để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.

(ii)Tại khâu lập kế hoạch kiểm toán: Căn cứ vào các rủi ro đã được xác định và dự báo, công ty kiểm toán sẽ có những bố trí nhân sự tham gia kiểm toán, thời gian kiểm toán cũng như các thủ tục, mức độ trọng yếu sẽ sử dụng trong cuộc kiểm toán. Đặc biệt trong khâu lập kế hoạch việc xác định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán số liệu đầu năm hay lựa chọn theo số liệu kiểm toán đầu năm đối với khách hàng kiểm toán lần đầu là rất quan trọng KTV có thể vận dụng mô hình như là một nguồn thông tin để đánh giá mức độ tin cậy vào ý kiến KTV năm trước đã được kiểm bởi một công ty kiểm toán khác Từ đó, KTV sẽ quyết định mức độ sử dụng kết quả đã được kiểm toán năm trước cho số liệu đầu kỳ hay KTV phải thực hiện các các thủ tục kiểm toán cho số đầu kỳ ở mức độ nào Các nhân tố để đánh giá riêng về KTV tiền nhiệm bao gồm các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán là: quy mô công ty kiểm toán tiền nhiệm, ý kiến của KTV viên tiền nhiệm và độ trễ phát hành BCKiT.

Ngày đăng: 22/12/2022, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w