1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm pháttrong nền kinh tế liên hệ với thực tế diễn ra ở việt nam

48 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế. Liên hệ với thực tế diễn ra ở Việt Nam
Người hướng dẫn Trần Thị Hải Yến
Trường học Trường đại học thương mại
Chuyên ngành Kinh tế - luật
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 6,94 MB

Nội dung

+ Tiết kiệm chi NS bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động một cáchtrực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế: Chi cho bộ máy quản lí hànhchính, chi phúc lợi xã hội,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT - -

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài : Phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế Liên hệ với thực tế diễn ra ở Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Hải Yến

Nhóm :4

Hà Nội tháng 10 năm 2022

Trang 3

Mục lục

Mở đầu 1

Phần 1: Cơ sở lý luận về lạm pháp 3

1.1 Khái niệm và các mức độ lạm phát 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Các chỉ số lạm phát 3

1.1.3 Các mức độ lạm phát : có 3 mức độ lạm phát 3

1.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế xã hội 4

1.2.1 Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của Nhà nước 4

1.2.2 Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh 4

1.2.3 Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên 5

1.2.4 Một số nguyên nhân khác 5

1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế-xã hội 5

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực 5

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 5

1.4 Các biện pháp kiểm soát lạm phát 6

1.4.1 Các giải pháp tình thế 6

1.4.2 Các giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược 8

Phần 2: Thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022 8

2.1 Tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2018-2022 8

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018 8

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019 9

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 10

2.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021 12

2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 13

2.1.6 Nhận xét về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2018-2022 14

2.2 Thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng, biện pháp lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022 15

2.2.1 Năm 2018 15

2.2.2 Năm 2019 20

2.2.3 Năm 2020 23

2.2.4 Năm 2021 27

2.2.5 Năm 2022 32

2.3 Đánh giá về tình trạng lạm phát trong giai đoạn2018-2022 35

2.3.1 Những thành công đạt được 35

2.3.2 Những hạn chế 36

Phần 3: Đề xuất kiến nghị để hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại 37

3.1 Các giải pháp tình thế 37

3.2 Các giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược 39

Phần kết luận 41

Tài liệu tham khảo: 42

Phụ lục: Danh mục hình 42

Trang 4

Mở đầu

Lạm phát – một hiện tượng kinh niên của nền kinh tế, trong thời gin gần đâyvấn đề lạm phát đã được quan tâm nhiều hơn ở tất cả mọi người dân, mọi doanhnghiệp, tổ chức Lạm phát có thể là động lực giúp một nền kinh tế phát triển xong nócũng là nguyên nhân phá vỡ sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia, gây lên nhữngbất ổn từ kinh tế đến đời sống và ảnh hưởng tới lĩnh vực chính trị - xã hội ở Việt Nam,ảnh hưởng của lạm phát không còn là mới lạ, từ thời bao câp nền kinh tế của chúng ta

đã bị thiệt hại nặng nề, tiền đồng liên tục mất giá, 3 lần đổi tiền liên tiếp trong thờigian ngắn Bước sang nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề lạm phát đã khó kiểmsoát nay lại càng khó khăn hơn với những tác động từ thế giới trên thị trường tiền tệ,giá nguyên liệu, gây ra những bất ổn khó lường

Những năm gần đây, bức tranh kinh tế Việt Nam khá khởi sắc Và để làm rõhơn thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây như thế nào? Nhữngnguyên nhân gây ra lạm phát? Lạm phát mang những ảnh hưởng gì đến nền kinh tếnước ta? Và giải pháp khắc phục và kiềm chế ra sao? Nhóm 1 chúng em sẽ nghiên cứu

đề tài “Phân tích các nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát trong nền kinh tế Liên

hệ với thực tế diễn ra ở Việt Nam"

Trong quá trình làm đề tài, do thời gian và kiến thức có hạn nên khó có thểtránh khỏi những sai sót, hy vọng nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để đề tàithảo luận được hoàn thiện hơn

1

Trang 5

1 Mục tiêu nghiên cứu

- Cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản của một hiện tượng tiền tệ phổ biếnxảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới khi quy luật lưu thông tiền tệ không được đảmbảo đó là lạm phát

- Từ việc phân tích khái niệm, tìm hiểu nguyên nhân, Nêu được tổng quan thực trạnglạm phát ở Việt Nam những năm gần đây (Từ 2018-2022)

- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát đó và phân tích được ảnh hưởngtới nền kinh tế Việt Nam như thế nào

- Từ đó, có cơ sở để đưa ra những kiến nghị giải pháp trong công tác quản lý và kiềmchế lạm phát ở Việt Nam

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát trong

nền kinh tế diễn ra tại Việt Nam

3 Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2022- hết tháng 10/2022

4 Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá và phân tích

6 Kết cấu đề tài:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về lạm phát

- Chương 2: Thực trạng lạm phát diễn ra ở Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp, kiến nghị

2

Trang 6

Phần 1: Cơ sở lý luận về lạm pháp

1.1 Khái niệm và các mức độ lạm phát

1.1.1 Khái niệm

Lạm phát là mối quan tâm của tất cả mọi người từ Chính phủ, các tổ chức kinh

tế cho tới dân cư Việc kiểm soát lạm phát là vấn đề quan trọng trong chính sách tiền tệquốc gia nhằm duy trì môi trường kinh tế ổn định, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tếbền vững Vậy lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn , vượt quá số

lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút khôngphù hợp với giá trị danh nghĩa mà sản phẩm đại diện

1.1.2 Các chỉ số lạm phát

Mức lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu thụ (CPI)

Chỉ số CPI sẽ được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia trong 1 khoảng thời giannhất định Chỉ số CPI biến động sẽ giúp bạn xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm

Dù cho lạm phát tăng hay giảm thì ảnh hưởng nhất sẽ đè lên nền kinh tế của quốc gia.Cách tính lạm phát: lạm phát được tính theo chỉ số tăng giá của hàng tiêu dung Cụthể: Gp=(CPI-CPI0)/CPI0

Trong đó: CPI: Giá hàng tiêu dùng năm nghiên cứu

CPI0: Giá hàng tiêu dùng năm trước năm nghiên cứu

3

Trang 7

Giáo-trình-quản-trị-Tài chính

tiền tệ 94% (33)

182

Thực trạng hoạt động thanh toán…Tài chính

tiền tệ 100% (7)

34

123doc phan tich mo hinh kinh doanh cu…Tài chính

tiền tệ 93% (14)

27

Thực trạng thị trường tài chính hiệ…Tài chính

tiền tệ 100% (5)

31

Nhập môn tài chính tiền tệ

5

Trang 8

triển cho nền kinh tế - xã hội Chính vì thế, khi xây dựng chiến lược quản lý và pháttriển nền kinh tế vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách thường định hướng chỉ số lạmphát nằm trong giới hạn một con số

- Lạm phát phi mã:

Là lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số(tối đa là 200%) Trong điều kiện lạm phát phi mã, nền sản xuất sẽ không phát triển và

hệ thống tài chính quốc gia đó sẽ bị phá hoại nghiêm trọng Các quốc gia Mỹ La tinh

đã hứng chịu mức lạm phát từ 20% đến 200% trong suốt thời kỳ từ 1980 đến 1999.Việt Nam những năm 1976 đến 1994 cũng trải qua thời kỳ lạm phát cao, hầu hết chỉ

số lạm phát các năm đều là 2 con số

- Siêu lạm phát:

Là loại lạm phát mà giá cả hàng hóa tăng với tỷ lệ trên 200% Siêu lạm phát pháhủy toàn bộ nền kinh tế và luôn đi kèm với hiện tượng suy thoái nền kinh tế nghiêmtrọng Điển hình ví dụ về hiện tượng lạm phát này là lạm phát ở Đức những năm1922-1924; lạm phát ở Nga sau Cách mạng tháng 10; lạm phát ở Mỹ thời kỳ nội chiếnhay ở Zimbabwe với tốc độ lạm phát tại thời điểm tháng 7/2008 là 2.200.000% ViệtNam cũng đã trải qua siêu lạm phát trong những năm 1986-1987- 1988 với mức độlạm phát đỉnh điểm vào năm 1987 là 776%

1.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế xã hội

1.2.1 Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của Nhà nước

Lạm phát do nguyên nhân này thường xảy ra khi có những thay đổi về chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ như chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền

tệ, chính sách giá cả, chính sách tỷ giá,… làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tếbiến động hay làm cho giá ngoại tệ tăng lên Chính phủ chỉ ra những quyết định thayđổi các chính sách trên nhằm mục đích điều tiết vĩ mô theo hướng có lợi cho nền kinh

tế, nhưng đôi khi do không lường trước được những biến động thực tế nên đã gây ratình trạng lạm phát

1.2.2 Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh

Trong thực tế, do quản lý điều hành kinh doanh yếu kém, các cơ sở kinh doanh

có thể làm tăng giá cả các yếu tố đầu vào Khi giá cả của các yếu tố đầu vào của quátrình sản xuất tăng lên, đặc biệt là giá các nguyên nhiên vật liệu cơ bản của nền sảnxuất gia tăng sẽ đội giá thành sản phẩm và làm cho giá bán sản phẩm tăng lên Khi giá

4

Tài chínhtiền tệ 100% (3)

Bộ đề thi trắc nghiệm lý thuyết…Tài chính

tiền tệ 100% (3)

74

Trang 9

bán của các các sản phẩm thiết yếu tăng lên, sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá dây chuyềntrên diện rộng Lúc này, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát Khi giá cả của hànghóa tăng lên trên diện rộng sẽ có tác động ngược trở lại đối với giá cả các yếu tố đầuvào Quá trình này cứ tiếp diễn sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát

1.2.3 Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên

Khi xảy ra những rủi ro như dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa, trêndiện rộng thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế - xã hội và để khắcphục đòi hỏi Nhà nước cần chi một lượng tiền không nhỏ vào lưu thông Bên cạnh đó,tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ và nhất thời cũng là một hiện tượng tất yếu củahậu thiên tai, dịch bệnh Lúc này, nếu Chính phủ không có những kế sách khắc phụcnhững rủi ro này một cách phù hợp thì chính những hiện tượng này đã đẩy khu vực đó

và nền kinh tế rơi vào lạm phát

1.2.4 Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nhóm nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như là: Xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị, xảy ra khủng hoảng tàichính tiền tệ,…

1.3 Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế-xã hội

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực

Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải thì nó sẽ có tác dụng kích thích nền kinh tế

-xã hội phát triển Thậm chí nhiều nước còn coi đây là như là một chính sách của Nhànước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thông thường, khi Chính phủ tăng cung tiền tệ

ở mức hợp lý thì sẽ có tác dụng kích thích sản xuất trong nước phát triển, giảm tìnhtrạng thất nghiệp Tuy nhiên, khi đó, giá cả có xu hướng tăng và giá trị của đồng nội tệ

bị mất giá nhẹ so với đồng ngoại tệ Song, điều này sẽ kích thích hoạt động xuất khẩu,hạn chế hoạt động nhập khẩu,

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Nếu lạm phát ở mức độ cao và quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm phát) thì lại

có ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế, cụ thể:

+ Đối với lĩnh vực sản xuất: Lạm phát làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hànghoá tăng nhanh, từ đó dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút, doanh thu của ngày hômnay chưa chắc đã bù đắp được chi phí kinh doanh của ngày hôm sau, quy mô sản xuấtngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các

5

Trang 10

+ Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng: Lạm phát phá vỡ các chức năng của tiền tệ,làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút một cách nhanh chóng, người dân mất lòngtin vào đồng tiền mất giá, không muốn nắm giữ đồng tiền đó nữa Khi xảy ra lạm phátcao, người dân có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm để chuyển sang những hàng hóa, tàisản an toàn giữ được giá trị như vàng, ngoại tệ,… Điều này làm hoạt động của hệthống các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm ảnh hưởng lớn đến vaitrò điều hoà lưu thông tiền tệ của ngân hàng

+ Đối với lĩnh vực tài chính Nhà nước: Lạm phát làm cho nguồn thu NSNN ngàycàng bị thu hẹp, giảm sút cả về số lượng lẫn giá trị thực tế, trong khi chi tiêu Chínhphủ ngày càng gia tăng về mặt giá trị thực tế, điều này dẫn đến tình trạng bội chi ngânsách ngày càng tăng

+ Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động: Lạm phát làm cho tiêu dùngthực tế giảm, đời sống dân cư trở nên khó khăn do tiền lương danh nghĩa không đủ bùđắp cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết, đồng thời tình trạng thất nghiệp ngày càng giatăng

1.4 Các biện pháp kiểm soát lạm phát

1.4.1 Các giải pháp tình thế

- Biện pháp về tiền tệ - tín dụng: Mục đích của biện pháp này là giảm bớt lượng

tiền mặt trong lưu thông và kiểm soát được quá trình lưu thông tiền tệ Vì thế, NHTW

và các ngân hàng thương mại cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

+ Thắt chặt cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ Trong thời kỳlạm phát cao xảy ra, NHTW không được phép phát hành thêm tiền vào lưu thông dướibất kì hình thức nào, thậm chí ngay cả đối với những khoản tiền nhằm thực hiện cácchương trình, chính sách chưa thực sự cấp thiết của Chính phủ cũng có thể bị hoãn lạinhằm hạn chế tối đa hiện tượng tăng tiền trong lưu thông

+ Quản lí và hạn chế tối đa khả năng "tạo tiền" của NHTM bằng cách tăng tỷ lệ

6

Trang 11

dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng, xây dựng hạn mức tín dụng tối đa đối với các ngânhàng thương mại… nhằm hạn chế việc các ngân hàng thương mại cho các cá nhân vàcác tổ chức vay vốn không cần thiết

+ Nâng cao lãi suất tín dụng: NHTW có thể sử dụng lãi suất cơ bản hoặc khunglãi suất để can thiệp vào biểu lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thươngmại Theo đó, mức lãi suất tín dụng chung trên thị trường được điều tiết tăng lên, mộtmặt để hạn chế các chủ thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách không cần thiết,mặt khác, để thu hút dân chúng gửi tiền tiết kiệm hưởng lãi cao nhằm hút bớt lượngtiền có xu hướng nhàn rỗi, dư thừa trong lưu thông Để biện pháp này thật sự có hiệuquả thì mức lãi suất phải đủ "hấp dẫn" và biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo lãisuất thực phải > 0

+ Các ngân hàng thương mại phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhànrỗi trong công chúng: Bên cạnh các hình thức nhận tiền gửi thông thường, cần pháttriển các hình thức hấp dẫn như là gửi tiền có thưởng, gửi tiền nhận lãi trước, tiền gửilãi suất bậc thang, hay phát hành các loại trái phiếu, tín phiếu ngân hàng có lãi suấtcao,… nhằm thu hút dân chúng gửi tiền hoặc mua trái phiếu…

- Biện pháp về điều hành ngân sách: Mục đích là làm giảm bớt tình trạng mất

cân đối trong thu chi NS tiến tới cân bằng ngân sách

+ Tiết kiệm chi NS bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động một cáchtrực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế: Chi cho bộ máy quản lí hànhchính, chi phúc lợi xã hội,…

+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả thu của NSNN bằng cách: Cải cách chínhsách thuế theo hướng mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu (chống thất thu thuế, thuđúng, thu đủ, công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống).+ Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách: Vay trong và ngoàinước, kêu gọi viện trợ,…

- Các biện pháp khác:

+ Kiểm soát giá cả và có biện pháp điều tiết giá cả thị trường đối với một số mặthàng thiết yếu của sản xuất và đời sống, như: Trợ giá, qui định mức giá trần, điều tiếtthông qua quĩ dự trữ quốc gia,

+ Khuyến khích tự do mậu dịch, nới lỏng thuế quan nhằm mục đích tăng quỹhàng hoá tiêu dùng, giảm bớt sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông + Ổn

7

Trang 12

định giá vàng và ngoại tệ nhằm tạo tâm lí ổn định giá cả các mặt hàng khác trong thịtrường, như: tung quỹ dự trữ ngoại hối ra để điều tiết thị trường, kiểm soát chặt chẽngoại hối,

1.4.2 Các giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược

Đây là biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

- Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của nềnkinh tế quốc dân Xuất phát từ nguyên lí "lưu thông hàng hoá là tiền đề của lưu thôngtiền tệ", nên nếu quĩ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về chủng loại,giá cả ổn định,… sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hoá "mũi nhọn" cho xuấtkhẩu Mục đích của giải pháp này là vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản đời sống và việclàm của nhân dân lao động, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, vừa tác động đếncác hoạt động của các ngành kinh tế khác Do đó, đây là cơ sở quan trọng để ổn địnhlưu thông tiền tệ trong nước

- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí Nhà nước: Vai trò của Nhà nước đối vớiquản lí kinh tế vĩ mô là rất to lớn Nhà nước là chủ thể duy nhất đảm bảo tính côngbằng và ổn định trong kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động để thúc đẩy hiệuquả và tăng trưởng kinh tế Để đảm bảo thực hiện vai trò này, cần phải tinh giản biênchế, kiện toàn bộ máy hành chính,… từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chiNSNN, ổn định ngân sách vững chắc và ổn định tiền tệ và góp phần ổn định lạm phát

Phần 2: Thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022

2.1 Tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2018-2022

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mứctăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch

vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%

8

Trang 13

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,17% so vớinăm 2017; tích lũy tài sản tăng 8,22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,27%;nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,81%.

Dân số trung bình năm 2018 của cả nước ước tính 94,67 triệu người, bao gồmdân số thành thị 33,83 triệu người, chiếm 35,7%; dân số nông thôn 60,84 triệu người,chiếm 64,3%; tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước ước tính là 2,0%

Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt

102 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.512 USD/lao động) Tính theo giá sosánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2018 tăng 5,93% so với năm

2017, bình quân giai đoạn 2011-2018 tăng 4,87%/năm

Thu nhập bình quân một người một tháng năm 2018 ước tính đạt 3,76 triệuđồng (tăng 660 nghìn đồng so với năm 2016), bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng10,2%/năm Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều năm 2018 ước tính 6,8%, giảm 1,1điểm phần trăm so với năm 2017

Năm 2018, cả nước có 105 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 42,1% tương ứng với

420 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 43,7% Tổng kinh phí dành cho hoạt động ansinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2018 là 4.977 tỷ đồng Bên cạnh đó, đã có gần23,6 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho cácđối tượng chính sách trên địa bàn cả nước

Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018 tiếp tục khởi sắc với tăng trưởng GDP đạtmức cao nhất trong 11 năm qua Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; chất lượng tăng trưởng được cải thiện.Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá; công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thịtrường tiếp tục tăng cao, giữ vững vai trò là động lực tăng trưởng Thực hiện vốn đầu

tư phát triển hiệu quả hơn với nhiều năng lực sản xuất mới được bổ sung cho nền kinh

tế Môi trường kinh doanh đang ngày càng cải thiện Tiêu dùng tăng cao, xuất khẩu vàthu hút khách du lịch quốc tế đạt khá

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019

GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%: Mức tăng trưởngnăm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của cácnăm 2011-2017

9

Trang 14

Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷtrọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụchiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%.

Về sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018;tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩuhàng hóa và dịch vụ tăng 8,35%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 516,96 tỷ USD Trong đókim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2019 ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% sovới năm 2018 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2019 ước tính đạt 253,51 tỷ USD,tăng 7% so với năm 2018

Dân số trung bình năm 2019 của cả nước ước tính 96,48 triệu người, tăng 1.098,8nghìn người, tương đương tăng 1,15% so với năm 2018 Trong tổng dân số, dân sốthành thị 33,46 triệu người, chiếm 34,7%; dân số nông thôn 63,02 triệu người, chiếm65,3%; dân số nam 48,02 triệu người, chiếm 49,8%; dân số nữ 48,46 triệu người,chiếm 50,2% Tính chung năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là1,98%

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tínhđạt 110,4 triệu đồng/lao động, tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so vớinăm 2018 Tốc độ tăng năng suất lao động đạt 6,2% cao nhất trong các năm 2016-

2019

Tóm lại, trong bối cảnh tình hình thế giới năm qua biến động phức tạp, kinh tế vàthương mại toàn cầu suy giảm nhưng nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thốngchính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước nên bức tranh kinh tế - xã hộiViệt Nam năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, tuy đây là mức tăngthấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây làthành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thếgiới

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụchiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%

10

Trang 15

Về sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tàisản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ tăng 3,33%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD,tăng 5,1% so với năm trước, trong đó , kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt78,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD.Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm

2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 93,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tưnước ngoài đạt 168,8 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuấtsiêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay

Dân số trung bình năm 2020 của cả nước ước tính 97,58 triệu người, tăng1.098,7 nghìn người, tương đương tăng 1,14% so với năm 2019 Trong tổng dân số,dân số thành thị 35,93 triệu người, chiếm 36,8%; dân số nông thôn 61,65 triệu người,chiếm 63,2%; dân số nam 48,59 triệu người, chiếm 49,8%; dân số nữ 48,99 triệungười, chiếm 50,2% Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tính chung cả năm 2020 cao hơnnăm 2019 Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26%

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tínhđạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD sovới năm 2019); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của ngườilao động ngày càng được nâng cao

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 4.190nghìn đồng

Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện Theo báo cáo sơ bộ, tổng cácsuất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ

xã hội trong năm 2020 là hơn 24,9 nghìn tỷ đồng

Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019,kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức DịchCovid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vựcchậm lại Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sảnxuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao.Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượngcây trồng và đời sống nhân dân Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả

11

Trang 16

các giải pháp vừa phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chốngsuy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 Nhờ đó, tình hình kinh tế –

xã hội quý IV và cả năm 2020 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả đángghi nhận

2.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2021

Kinh tế – xã hội năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có

xu hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc – xin phòngchống dịch Covid-19 nhưng sự xuất hiện các biến chủng mới khiến quá trình phục hồikinh tế có dấu hiệu chậm lại

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳnăm 2020

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷtrọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụchiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%

Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020;tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩuhàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%

Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷUSD, tăng 22,6% so với năm 2020.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 Tính chung năm 2021, chỉ số giá xuấtkhẩu hàng hóa tăng 2,86% so với năm trước; chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng5,49%; tỷ giá thương mại hàng hoá giảm 2,49%

Dân số trung bình của Viê ‰t Nam năm 2021 là 98,51 triê ‰u người tăng 0,95% so vớinăm 2020 Chất lượng dân số được cải thiê ‰n, mức sinh giảm, tỷ lê ‰ tử vong vẫn duy trì

ở mức thấp, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tínhđạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD sovới năm 2020) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độcủa người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm

2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020)

12

Trang 17

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2triệu đồng, giảm 73 nghìn đồng so với năm 2020; tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ướckhoảng 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020.

Công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục đượcquan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện ngay cả trong điều kiện dịch bệnh, các địaphương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chăm lo cho hộ nghèo Trong năm 2021,tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là 9,7 nghìn tỷ đồng

Khái quát lại, năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phứctạp, kinh tế – xã hội nước ta vẫn duy trì tăng trưởng và đạt được kết quả tích cực trêncác lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời,quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nỗ lực thực hiệncủa các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước

2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022

Kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh triểnvọng kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn khi xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-

na kéo dài; lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãisuất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bấtthường ở nhiều châu lục… Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dựbáo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng

kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản chiếm tỷ trọng 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,69%;khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷtrọng 8,73%

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so vớicùng kỳ năm 2021, đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũytài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%;nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ đóng góp 37,08%

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóađạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng

13

Trang 18

17,3%; nhập khẩu tăng 13%; cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,52 tỷUSD.

Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là2,35%, trong đó khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,02%

Công tác an sinh xã hội được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâmthực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác độngtích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn Trong năm 2021, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là 11.38 nghìn tỷ đồng

2.1.6 Nhận xét về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2018-2022

Giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022 nền kinh tế - xã hội Việt Nam gặp nhiều biếnđộng trong bối cảnh thế giới và khu vực có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đanxen Xu hướng kinh tế thế giới: liên kết và tự do hóa thương mại là xu thế chủ đạo.Phát triển khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ đến các mặt văn hóa, kinh tế, xãhội Ngoài ra thế giới còn phải đối mặt với cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôivới căng thẳng thương mại giữa một số nên kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc.Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2018 - 2020 ở các lĩnh vựcđều có xu hướng phát triển Cụ thể:

Trong năm 2018, tình hình kinh tế đặc biệt khởi săc khi đạt mức tăng trưởngcao nhất trong 11 năm Tình hình xã hội trong năm 2018 cũng có những thay đổi tíchcực khi năng suất lao động tăng đáng kể và tỉ lệ thất nghiệp chung thấp Thu nhập bìnhquân đầu người năm 2018 tăng so với những năm trước đó góp phần cải thiện an sinh

xã hội từ đó góp phần giảm tỉ lên hộ nghèo

Năm 2019, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển và khép lại với nhữngthành tựu to lớn về kinh tế xã hội Công nghiệp và dịch vụ tiếp tục chiếm tỉ trọng caonhất GDP năm 2019 tuy không cao hơn năm trước nhưng cũng là một con số ấntượng Giá trị lao động tăng, năng suất lao động ghi nhận ở mức cao nhất trong khoảng

4 năm, lạm phát ghi nhận ở mức thấp nhất Chất lượng cuộc sống dân cư được cảithiện Tình hình lao động chuyển biến tốt, số người có việc làm tăng, thu nhập củangười dân cũng tăng lên đáng kể

Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tình hình kinh tế xã hội Việt Namtrong 2 năm 2020 và 2021 cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch Covid 19 Mặc dùghi nhận mức tăng GDP thấp nhân nhưng đay lại là một thành công lớn của nước ta dovới các nước trên thế giới Tình hình xã hội bị đại dịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng

14

Trang 19

Dân số đã tăng lên so với năm 2019 nhưng tỉ lệ thất nghiệp chung tăng, thu nhập bìnhquân đầu người 1 tháng giảm làm cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn Dân

số năm 2021 tăng so với năm 2020 Chất lượng cuộc sống người dân trong năm 2021ghi nhận có tăng lên tuy nhiên thu nhập bình quân giảm so với năm trước và tỷ lệnghèo được ghi nhận là 4,4% Kinh tế năm 2021 khởi sắc hơn năm 2020, đây là dấuhiệu đáng mừng cho Việt Nam so với các khác mặc dù quá trình phục hồi nền kinh tế

bị ảnh hưởng bởi Covid 19 Khái quát hai năm 2020 - 2021, tình hình kinh tế xã hội bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, tuy nhiên nhờ có sự quan tâm, hành động kịpthời và đúng đán của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế xã hội của nước ta vẫn ghi nhậnnhững con số đáng kể so với các nước khác trên thế giới

Trong 9 tháng năm 2022, kinh tế nước ta diễn tra trong bối cảnh kinh tế thế giới

sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự kéo dài của xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na,tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo giảm so với các dự báođưa ra trước đó Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ghi nhận tăng đáng kể do với cùng kìnăm trước và là mức tăng cao nhất ghi nhận trong giai đoạn 2021-2022 Tiêu dùng,xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ đều ghi nhận tăng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩutăng so với cùng kì năm trước Tình hình phát triển xã hội cũng ghi nhận nhữngchuyển biến tích cực Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền,

tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý trước và so với cùng kỳ nămtrước, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai và hoạt động tốt góp phầnnâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn

2.2 Thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng, biện pháp lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022

2.2.1 Năm 2018

a) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2018

Năm 2018, tiếp tục với mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày1/1/2018 của Chính phủ, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng4%

Theo số liệu công bố năm 2018 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 12/2018 giảm 0,25% so với tháng trước; CPI bình quân năm 2018 tăng3,54% so với bình quân năm 2017 (dưới mục tiêu Quốc hội đề ra khoảng 4%); CPItháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017 Lạm phát cơ bản tháng 12/2018 tăng0,09% so với tháng trước và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bảnbình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017

15

Trang 20

Năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phảnánh biến động giá chủ yếu từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu

tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục

Hình 1: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2018 (%)

b)Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam năm 2018

- Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước:

Giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của

Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch vụ khám bê ‰nh, chữa bê ‰nh đối với ngườikhông có thẻ bảo hiểm y tế tại 18 tỉnh, thành phố trực thuô ‰c Trung ương và Thông tư

số 39/2018/TT- BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch

vụ y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 13,86%làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước

Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày2/10/2015 của Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phícác cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,06% so vớicùng kỳ, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,36% so với cùng kỳ

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng

từ ngày 1/1/2018 (tính trung bình, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 cao hơn mứclương tối thiểu vùng năm 2017 khoảng 180.000 - 230.000 đồng/tháng, tăng khoảng6,5%, mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2018 theo Nghị quyết

số 49/2017/QH17 của Quốc hội ngày 13/11/2017 nên giá một số loại dịch vụ như: dịch

vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặtđiện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 3% - 5% so vớicùng kỳ năm trước

16

Trang 21

- Thứ hai là do yếu tố thị trường:

Giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước góp phầnlàm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và tăng theogiá gạo xuất khẩu Giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường TrungQuốc và thị trường các nước Đông Nam Á Giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ nămtrước làm cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước Giá các mặt hàng đồuống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết và các tháng giaomùa do nhu cầu tăng Năm 2018, giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước làmcho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước

Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,54% do một số đơn vị vận tải hànhkhách kê khai tăng giá chiều đông khách, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Namtăng giá vé tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên đán và dịp hè

Giá gas sinh hoạt điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2018, giá gas tăng6,93% so với cùng kỳ năm trước Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,59% so vớicùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,11% do nhu cầu xây dựng tăng cùngvới giá thép Trung Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong vòng hơn 5 năm qua;giá xi măng tăng do giá than đầu vào tăng cao

Giá nhà ở thuê tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của giá bấtđộng sản tăng mạnh ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, Tp

Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương

Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng khá mạnh đến đầu tháng 10/2018, sau

đó giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh cho đến thời điểm cuối tháng 12/2018.Tuy nhiên, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ởmức 71,6USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm

2017, tăng 31,3% Trong nước, giá xăng A95 được điều chỉnh 8 đợt tăng, 8 đợt giảm,tổng cộng giảm 1.190 đồng/lít; giá dầu diesel được điều chỉnh tăng 11 đợt và giảm 8đợt, tổng tăng 840 đồng/lít, làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu bình quân năm 2018tăng 15,25% so với cùng kỳ, góp phần tăng CPI chung 0,63%

Nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và2/9 nên chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước - Giácác mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chấtđốt, sắt thép,… nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2018 so với cùng kỳ tăng 1,82%, chỉ sốgiá xuất khẩu tăng 0,9%; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 3,09%; chỉ sốgiá sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng 1,98%

17

Trang 22

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2018 cũng có nhữngyếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI Đó là: giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theoThông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thốngnhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạngtrên toàn quốc, theo đó chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7,58% góp phầngiảm CPI chung 0,29% Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, đơn vị chức năngtrong quản lý thị trường, điều hành, bình ổn giá cũng góp phần giúp kiềm chế lạmphát đạt mục tiêu năm 2018

c) Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam năm 2018

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được một số thànhtựu đáng ghi nhận Theo đó, tăng trưởng kinh tế tăng hơn 7%, là mức cao nhất 10 nămnhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ Nềntảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì và củng cố Lạm phát được kiểm soát dưới3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%

-+ Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, cán cân thanh toán quốc tếthặng dư cao, nợ công và cân đối ngân sách được kiểm soát đảm bảo các mục tiêuQuốc hội đề ra Bên cạnh đó, nền tảng tài chính tiếp tục được củng cố, hỗ trợ tăngtrưởng kinh tế Cung ứng vốn của thị trường tài chính chuyển biến tích cực theo hướnggiảm dần sự phụ thuộc vào khu vực ngân hàng và gia tăng vai trò của thị trường vốn.Cung ứng vốn từ khu vực ngân hàng giảm nhưng hiệu quả và chất lượng hơn Thanhkhoản hệ thống được đảm bảo, lãi suất và tỷ giá ổn định

+ Đáng chú ý, thị trường chứng khoán tăng trưởng vượt bậc về quy mô vớimức vốn hóa thị trường đạt 75% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra của năm 2020 Mặc dù xuhướng rút vốn diễn ra tại các nền kinh tế mới nổi, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn muaròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nướcngoài vào ổn định vĩ mô

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Về giá hàng hóa và sức ép lạm phát: Giá các mặt hàng chiến lược trên thế giới

dự báo tăng cao ( giá dầu thô sẽ tăng mạnh 32,6%, giá hàng hóa không tính giá nănglượng tăng 5,1% trong năm 2018) Ở trong nước, giá dịch vụ y tế, giáo dục, lương cơbản sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng theo lộ trình, giá các mặt hàng thiết yếu, nguyên,

18

Trang 23

nhiên liệu đầu vào cơ bản tăng gây khó khăn hơn cho các ngành sản xuất, cùng với áplực tăng tỷ giá VND/USD khiến cho áp lực lạm phát của ta có dấu hiệu tăng cao trởlại.

+ Xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng.Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường nội địa, nhiều quốc gia đang ngày càng

có xu hướng bảo hộ thương mại và áp đặt nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hànghóa Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Namnói riêng và hoạt động sản xuất nói chung

+ Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cảithiện, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài

d) Các biện pháp kiểm soát lạm phát năm 2018

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, kiểm soáttốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, theo đó, Chính phủ và Ban Chỉđạo điều hành giá đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương phối hợp điều hành các mặthàng do Nhà nước quản lý vào các thời điểm phù hợp Việc điều chỉnh giá này đượctách ra thành các đợt và điều chỉnh trùng hoặc sau các tháng của năm trước đã điềuchỉnh để số liệu so với cùng kỳ không tăng cao, tận dụng các tháng có CPI tăng thấp

để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng.Các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát diễnbiến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas ), chủđộng chuẩn bị các nguồn hàng vào các tháng Tết và cuối năm để hạn chế tăng giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, giữmức lạm phát cơ bản ở mức 1,48% Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhànước (NHNN) không để VND mất giá mạnh so với USD, chỉ ở mức khoảng 2% trongnăm 2018

Bộ Y tế đã ban hành quy chế mới đối với hoạt động đấu thầu thuốc Đây lànhững yếu tố góp phần hạn chế lạm phát, trong tháng 7/2018 lạm phát giảm 0,09% sovới tháng trước và lạm phát cùng kỳ cũng giảm về mức 4,46% Việc lạm phát cùng kỳđược kiềm chế giảm ngay giữa năm 2018 là rất quan trọng để kiểm soát lạm phát trungbình của cả năm

Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức cácđoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình

ổn giá tại một số địa phương

19

Trang 24

Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương điềuhành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước, sửdụng quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá cả mặt hàng này đếnCPI chung

Bộ Thông tin Truyền thông đã tăng cường công tác tuyên truyền và kiểm soátthông tin mạng để hạn chế thông tin không đúng, gây tâm lý hoang mang cho ngườitiêu dùng và đẩy lạm phát kỳ vọng tăng lên

Như vậy, đã giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điềuchỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018

2.2.2 Năm 2019

a) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2019

CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so vớitháng 12 năm 2018 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bìnhquân năm 2018

Tuy CPI tháng 12 tăng cao, song bình quân CPI 2019 tăng 2,79% so với bìnhquân năm 2018 Và điều đó có nghĩa, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục có một nămthành công khi ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn dưới cả mục tiêuQuốc hội đề ra (khoảng 4%)

Hình 2: Chỉ số CPI của Việt Nam từ tháng 1 – 12/2019 (%)

b) Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam năm 2019

- Thứ nhất do các chính sách của Nhà nước:

20

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w