1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩmskincare của sinh viên hà nội

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Các Sản Phẩm Skincare Của Sinh Viên Hà Nội
Tác giả Lê Diệp Anh, Đinh Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đếnquyết định mua hàng của sinh viên còn có thể kể đến như sự phù hợp giữa giá cảvà túi tiền của bản thân, độ uy tín của các thương hiệu mà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CÁC SẢN PHẨM

SKINCARE CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

Trang 2

Thành viên: Lê Diệp Anh – 2114410004

Đinh Thị Bích Ngọc – 2114410136 Nguyễn Thị Huyền Trang – 21112101058 Nguyễn Thị Minh Hằng - 2114410057 Nguyễn Thị Thu Huyền - 2114410078

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Tầm quan trọng của nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu 2

1.4 Đối tượng 3

1.5 Phạm vi 3

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3

2.1 Các công trình nghiên cứu về hành vi mua 3

2.2 Các công trình nghiên cứu về hành vi mua mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng 4

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài 4

2.2.2 Nghiên cứu trong nước 5

3 KHUNG LÝ THUYẾT 9

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng 9

3.1.1 Yếu tố văn hóa 9

3.1.2 Các nhân tố xã hội 9

3.1.3 Các yếu tố cá nhân 9

3.1.4 Các yếu tố tâm lý 10

3.2 Khung lý thuyết về ý định mua của người tiêu dùng 10

3.2.1 Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) 10

3.2.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) 11

3.3 Các sản phẩm Skincare 12

4 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 13

4.1 Thu thập dữ liệu 13

Trang 3

4.2 Xử lí và phân tích dữ liệu 13

5 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 14

6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN 16

7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Với mức sống được nâng cao, ngày càng có nhiều người sử dụng các sản phẩm skincare để chăm sóc da như một nhu cầu thiết yếu Điều này đặc biệt đúng

và dễ nhận biết nhất đối với những đối tượng ở độ tuổi còn trẻ như học sinh, sinh viên vì lứa tuổi này bao gồm những chàng trai, cô gái vừa bước đến ngưỡng cửa của việc để ý, chăm chút ngoại hình của mình một cách sâu và kĩ hơn Là một sinh viên thu nhập chưa ổn định không có nghĩa là không có quyền được chăm sóc da, thay vào đó, việc lựa chọn những cách thức làm sao “bỏ túi” được những sản phẩm dưỡng da hợp lý, kinh tế là những ưu tiên hàng đầu trong vấn đề làm đẹp Việc một cá nhân đứng trước các lựa chọn mua một sản phẩm mỹ phẩm này hay kia hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như việc nghiên cứu thị trường vật giá Không phải sản phẩm nào đắt tiền cũng là sản phẩm tốt nhất Một sản phẩm tốt phải là một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của da hay nói một cách khác, những thương hiệu bình dân, giá rẻ có uy tín cũng là một lựa chọn tốt cho da Vậy nên, trước khi chọn mua một loại mỹ phẩm, sinh viên sẽ tìm hiểu kỹ xem điều mà làn da của họ cần là gì Từ đó, họ tìm các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đó, đến các trang mua sắm khác nhau để tham khảo giá và đọc các bài đánh giá để có những lựa chọn đúng nhất Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của sinh viên còn có thể kể đến như sự phù hợp giữa giá cả

và túi tiền của bản thân, độ uy tín của các thương hiệu mà họ nhắm đến, độ hot của một sản phẩm bất kỳ nào đó đang độ được những người xung quanh họ tung hô

Trang 4

hoặc thậm chí được review đánh giá rất cao trên các phương tiện truyền thông nhưTiktok, Facebook, Instagram,

Nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe làn da, ngày nay đa số ngườitiêu dùng ở mức thu nhập bình thường, ở đây xét đến đối tượng sinh viên có xuhướng lựa chọn những sản phẩm mỹ phẩm có độ uy tín cao nhưng cũng vừa có sựtương thích với thu nhập của mình Đặc biệt, ngày nay đã ý thức rất rõ về việc lựachọn mỹ phẩm của hãng nào, ở đâu và cách thức mua bán như thế nào Thị hiếu ấy

đã mở ra một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩmskincare, điển hình tại Hà Nội có một số chuỗi cửa hàng uy tín như Sammi Shop,Beauty Garden, Cocolux, Tuy nhiên để các doanh nghiệp này có thể tồn tại vàphát triển thì việc tìm ra các nhân tố tác động đến ý định mua của người tiêu dùng

là vô cùng cần thiết Theo Fishbein và Ajzen (1975) theo Thuyết hành động hợp lý(TRA), tác giả chỉ ra rằng: yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của conngười là ý định thực hiện hành vi đó Thái độ của một người về hành vi và chuẩnchủ quan liên quan đến hành vi Lý thuyết của Fishbein và Ajzen tuy hợp lý vàtổng quan nhưng để nhìn nhận kĩ thì chưa thật sự quá sâu sắc và đầy đủ Trongnghiên cứu, bên cạnh việc kế thừa những phát minh của Fishbein, nhóm còn mongmuốn đề xuất thêm nhiều cách thức, cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực mỹ phẩm skincare có thêm nguồn thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đếnviệc mua của người tiêu dùng loại mặt hàng không bao giờ hết hot này Từ đó,nhóm mong muốn đóng góp đề xuất và định hướng cho các nhà cung cấp về cáchthức sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng một cách hiệu quả

Qua tất cả những gì đã được nêu ở bên trên, nhóm 17 đã quyết định chọn đề

tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng sản phẩm

skincare của sinh viên Hà Nội” làm đề tài bài tiểu luận báo cáo kết thúc học

phần

Bài báo cáo nghiên cứu của nhóm không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyếtsuông, bên cạnh đó còn có giá trị to lớn về mặt thực tiễn Đầu tiên về mặt lý thuyết,

Trang 5

nghiên cứu của nhóm sẽ chỉ ra những nhân tố tác động đến việc quyết định muahàng skincare của người tiêu dùng là sinh viên trong khu vực Hà Nội Ngoài ra, vềmặt thực tiễn, việc kế thừa các học thuyết kinh tế, nghiên cứu còn mong muốn chỉ

ra những yếu tố mang tính sáng tạo, gắn liền với nhịp độ phát triển của thời đạimới, con người mới như các bạn trẻ là sinh viên Từ đó, nghiên cứu tạo thêm cơ sở

và định hướng để các doanh nghiệp đưa ra những hướng phân phối, sản xuất,marketing phù hợp

Nghiên cứu nhằm làm rõ khái niệm sản phẩm chăm sóc da skincare, tổngquan các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các yếu tố ảnh hưởng tới ý địnhtiêu dùng sản phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng sinh viên, từ đó đề xuất môhình lý thuyết về yếu tổ ảnh hưởng tới ỷ định tiêu dùng sản phẩm skincare củangười tiêu dùng các sản phẩm này tại Việt Nam

Đồng thời, nhóm nghiên cứu muốn tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh mua sản phẩm chăm sóc da của đối tượng sinh viên trẻ, bao gồm các nhân tố

kế thừa từ lý thuyết Hành vi dự định (Ajzen, 1991) và bổ sung những nhân tố cóliên quan đến sự phát triển bền vững như môi trường, sức khoẻ, sự an toàn, từ đóhướng đến sự thay đổi tích cực hơn trong nhận thức của người tiêu dùng trẻ về mỹphẩm skincare và kích thích ý định mua của họ

Trong bài báo cáo này, sinh viên Hà Nội sẽ là đối tượng chính được khảo sát

về những yếu tố có thể tác động đến quyết định mua một hoặc nhiều sản phẩmskincare hiện có trên thị trường mỹ phẩm Nhóm 17 dự kiến thu thâ •p dữ liê •u từbảng hỏi gửi đến 400 sinh viên, trong đó có 200 bạn từ Đại học Ngoại Thương và

200 bạn còn lại đến từ những trường đại học khác thuộc địa phận thành phố HàNội Phương pháp lựa chọn mẫu nghiên cứu được tiến hành là chọn mẫu địnhlượng phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu phán đoán Những ngườiđược gửi bảng hỏi là những người đã có khả năng ra quyết định chọn và mua sảnphẩm trên thị trường

Trang 6

Nghiên cứu những sinh viên mua các loại sản phẩm chăm sóc da ở trườngĐại học Ngoại thương và các trường đại học khác trên địa bàn thành phố Hà Nộitrong khoảng thời gian 2021 – 2022.

Theo Philip Kotler, “Hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cáchcác cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ,

ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ” Nghiên cứu

về hành vi người tiêu dùng vẫn luôn là điều quan trọng, nhất là đối với các nhàkinh tế, các doanh nghiệp theo Philip K (2005), hành vi của người tiêu dùng bịảnh hưởng bởi:

Các tác nhân marketing: Sản phẩm Giá cả Địa điểm Khuyến mãiCác tác nhân khác: Kinh tế Công nghệ Chính trị Văn hóa

Đặc điểm người mua: Yếu tố văn hóa; Các nhân tố xã hội; Các yếu tố cánhân; Các yếu tố tâm lý

Quá trình quyết định của người: Nhận thức vấn đề Tìm kiếm thông tin.Đánh giá Quyết định Hành vi mua sắm

Quyết định của người mua: Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu Lựachọn người bán Định thời gian mua Định số lượng mua

Theo Isa Kokoi (2011), hành vi mua hàng dựa trên các yếu tố:

- Yếu tố bản thân (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, )

- Yếu tố văn hóa (nền văn hóa, nhánh văn hóa, phân chia giai cấp)

- Yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, vị trí xã hội)

Trên thế giới cũng đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này.Trước tiên phải kể đến là nghiên cứu của Isa Kokoi (2011) Tác giả đã nghiên cứu

Trang 7

5

PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU KINH T…

Trang 8

hành vi mua hàng của phụ nữ Phần Lan đối với các sản phẩm chăm sóc da mặt.Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá Dữ liệu được thu thậpthông qua một cuộc khảo sát gửi tới 505 phụ nữ là khách hàng của công ty mỹphẩm Lumene Trong đó, 138 phụ nữ phù hợp với hai nhóm tuổi được nghiên cứutrong luận án này đã trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu Kết quả chỉ ra rằng các yếu tốảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm chăm sóc da mặt của phụ nữ Phần Lan trongnhóm 20-35 và 40-60 tuổi khá giống nhau Tuy nhiên, một số khác biệt cũng đượctìm thấy như thái độ đối với việc sử dụng các thành phần tự nhiên trong các sảnphẩm chăm sóc da mặt Ví dụ, những phụ nữ đã có con thường thích sử dụng cácnguyên liệu tự nhiên hơn những phụ nữ chưa có con

Bên cạnh đó, E Rainous & cộng sự (2018) cũng có nghiên cứu về các hành vi giảmnguy cơ ung thư da và thói quen chăm sóc da của thanh niên 18-25 tuổi ở Anh.Bằng việc phân tích dữ liệu thu thập thông qua bảng hỏi trực tuyến được tiến hànhbởi 120 sinh viên đại học Kết quả chỉ ra rằng, những người tham gia có xu hướngđồng ý rằng việc sử dụng kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ họ khỏi bị ung thư da.Song, họ cũng không hoàn toàn tuân theo các hành vi giảm thiểu rủi ro mắc bệnh.Hơn một nửa số những người tham gia thường xuyên sử dụng kem chống nắng khitiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hầu hết không bao giờ sử dụng kem chống nắngkhi không phải ra đường

Luthfi Aulia Faza và cộng sự (2019) đã nghiên cứu động cơ mua mỹ phẩm của phụ

nữ ở Jakarta, Indonesia bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phỏng vấn sâu 9người phụ nữ cùng mua 1 loại mỹ phẩm Nghiên cứu cho thấy động cơ của phụ nữkhi mua các sản phẩm chăm sóc da là để đáp ứng nhu cầu mua sắm, coi hoạt độngmua sắm là một cuộc phiêu lưu, và cuối cùng là giao lưu với bạn bè và gia đình tạithời điểm của cửa hàng Người tiêu dùng nữ cảm thấy rằng việc mua các sản phẩmchăm sóc da là một điều cần thiết mà họ phải đáp ứng, bởi vì họ cần đáp ứng nhucầu dinh dưỡng cho da mặt Động cơ mua hàng này cũng là động cơ chiếm ưu thếnhất trong số các động cơ khác Các vấn đề về da mặt như mụn trứng cá, da khô,xỉn màu và nếp nhăn có thể được giải quyết bằng cách giải quyết động cơ này Chỉ

có hai động cơ khuyến khích họ mua các sản phẩm chăm sóc da: Mua sắm mạo

Phương Pháp Học Tập và NCKH

phương

21

Trang 9

hiểm và Mua sắm xã hội Người tiêu dùng nữ cảm thấy việc mua các sản phẩmchăm sóc da là một trải nghiệm vì có rất nhiều thông tin họ cần tìm hiểu Và người

họ cũng cảm thấy rằng bằng cách mua sản phẩm chăm sóc da, họ có thể giao lưuvới bạn bè và gia đình và có thể tạo cảm giác gắn kết với nhau Việc xảy ra quyếtđịnh mua sản phẩm chăm sóc da (chăm sóc da) cho phụ nữ ở DKI Jakarta là do sựkhuyến khích từ môi trường xung quanh họ, những người tiếp tục cung cấp thôngtin liên quan đến các sản phẩm chăm sóc da mà họ muốn tìm kiếm hoặc sử dụng

Việt Nam cũng đã có nhiều bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi mua mỹ phẩm chăm sóc da Ví dụ như là kết quả nghiên cứu “Các nhân tốảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng tạithành phố Cần Thơ” của Lưu Thanh Đức Hải & Nguyễn Kim Yến (2017) cho thấy,nghiên cứu này được thực hiện dựa theo mô hình Phong cách quyết định củaSproles và Kendall (1986) và kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoàinước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm chăm sóc

da của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ Nghiên cứu sử dụng phân tích độtin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định ma trận tương quan hạng, kiểm định sựkhác biệt về mức chi tiêu và lựa chọn đặc tính mỹ phẩm chăm sóc da theo nhómđặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính, công việc hiện tại, thu nhập, trình độ học vấn

và tình trạng hôn nhân thông qua phân tích bảng chéo cùng với việc phân tích thựctrạng nhu cầu thông qua phân tích tần số Trong 200 phiếu câu hỏi phỏng vấn phát

đi thì có 182 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích Đối tượng khảo sát là nhữngngười tiêu dùng đã từng mua các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da tại thành phốCần Thơ tại 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy Kết quả nghiên cứu cho thấycác nhân tố bao gồm: Chất lượng cao, thương hiệu, bối rối vì có nhiều lựa chọn,giá cả, trung thành với thương hiệu và thói quen, tính thẩm mỹ Trong đó, nhân tốchất lượng cao có tác động mạnh nhất đến quyết định mua Ý nghĩa thiết thực củanghiên cứu này giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thực trạng nhu cầu

Trang 10

mỹ phẩm chăm sóc da và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩmchăm sóc da của người tiêu dùng

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lại mỹ phẩm chămsóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ tại TP Bến Tre” của Đỗ Thùy Trang(2020) được xây dựng dựa vào nền tảng Mô hình hành vi mua hàng của PhilipKotler, Thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi hoạch định (TPB) và kếtquả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định các nhân tố ảnhhưởng đến ý định mua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữtại TP Bến Tre Nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS 20.0 để phân tích thống kê mô

tả mẫu, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định sự phù hợp của mô hình Cỡ mẫu sửdụng trong nghiên cứu là 283 người tiêu dùng nữ có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, đãtừng sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da tại TP Bến Tre Kết quả nghiên cứu cho thấy

06 nhân tố là (1) Thương hiệu, (2) Giá cả, (3) Chất lượng cảm nhận, (4) Giá trịcảm nhận, (5) Chiêu thị, (6) Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng cùng chiều đến ý địnhmua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữ tại TP Bến Tre.Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố Chất lượng cảm nhận có tác động mạnhnhất đến ý định mua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc của người tiêu dùng nữtại TP Bến Tre Và kết quả kiểm định khác biệt trung bình cũng cho thấy có sựkhác biệt về ý định mua lại mỹ phẩm chăm sóc da Hàn Quốc giữa những người có

độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập khác nhau

Nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mỹ phẩmthương hiệu Việt” của Trần Thùy Chi (2020) đã áp dụng mô hình TPB mở rộng đểxác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng mỹphẩm thương hiệu Việt Bên cạnh các biến đã có trong mô hình là thái độ, chuẩnchủ quan và kiểm soát hành vi, nghiên cứu đã đề xuất thêm 2 biến giải thích là chấtlượng cảm nhận và giá trị cảm nhận Số mẫu nghiên cứu là 150 và được thu thậptheo phương pháp phi xác suất từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2020 Kết quả phântích hồi quy chỉ ra rằng các biến có tác động đến ý định sử dụng mỹ phẩm thương

Trang 11

hiệu Việt lần lượt theo thứ tự giảm dần là: thái độ, kiểm soát hành vi và chuẩn mựcchủ quan Tuy nhiên đối với biến giá trị cảm nhận có hệ số hồi quy không có ýnghĩa thống kê và biến chất lượng cảm nhận bị loại ra khỏi mô hình hồi quy vì có

hệ số Pearson không có ý nghĩa thống kê

*Hạn chế của nghiên cứu:

Vì giới hạn về thời gian cũng như bị ảnh hưởng bởi bối cảnh dịch bệnhCovid-19 đang diễn ra phức tạp và nguồn lực của cá nhân tác giả cũng có hạn nên

đề tài còn một số hạn chế nhất định trong việc thu thập mẫu Nghiên cứu thực hiệnphương pháp thu mẫu thuận tiện nên có thể chưa đảm bảo tính đại diện cao Tiếp

đó, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu nhân tố tác động với ý định tiêudùng mỹ phẩm thương hiệu Việt Tuy nhiên, ý định đó có thể thay đổi Vì vậy,trong thời gian tới có thể sẽ mở rộng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành

vi tiêu dùng mỹ phẩm thương hiệu Việt

Nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm chămsóc da mă •t Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân ” của Mai ThịQuỳnh Như (2020) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sảnphẩm chăm sóc da mă •t Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại học Duy Tân thôngqua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mô hình giảthuyết 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, gồm: (1) Sản phẩm, (2)Giá cả , (3) địa điểm bán hàng, (4) Quảng cáo-khuyến mãi , (5) Tâm lý , (6) thươnghiệu Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi.Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu thập thông tin,thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Thang đo được xây dựngdựa trên phương pháp đánh giá với hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tíchnhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định

sự phù hợp của mô hình lý thuyết đã xây dựng

*Hạn chế của nghiên cứu:

Trang 12

Một là, mô hình lý thuyết chỉ được kiểm định với sinh viên nữ trường Đạihọc Duy Tân đang học năm 1 đến năm 4 tại trường Có thể có một số khác biệt sovới sinh viên nữ tại các trường khác nói riêng và phái nữ nói chung Vì vậy, tiếptục kiểm định mô hình lý thuyết với các sinh viên nữ thuộc các trường khác, cũngnhư kiểm định mô hình với nữ giới theo nhiều đô • tuổi cũng như ngành nghề khácnhau để gia tăng tính tổng quát hóa của mô hình cũng là một hướng nghiên cứutiếp theo.

Hai là, nghiên cứu này chỉ xem xét mô •t số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyếtđịnh mua sản phẩm chăm sóc da mă •t Hàn Quốc của sinh viên nữ trường Đại họcDuy Tân, ngoài những yếu tố này thì còn có thêm nhiều yếu tố khác ảnh hưởngđến mà nhóm tác giả chưa đề câ •p đến

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w