Ở đâu có sản xuất, traođổi, lưu thông hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát triển của quy luật này.Quy luật này tác động cả trong trường hợp giá cả bằng giá cả, giá cả lênxuống xung qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=======000=======
TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ MLN 2
ĐỀ TÀI:
Phong trào “Rào đất cướp ruộng” và sự hình thành sản
xuất tư bản chủ nghĩa
Sinh viên thực hiện :
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao Tại
đó người mua và người bán tác động qua lại với nhau thông qua rất nhiềuquy luật trong đó có quy luật giá trị Đây chính là quy luật kinh tế cơ bảncủa sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sởcủa tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất, traođổi, lưu thông hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát triển của quy luật này.Quy luật này tác động cả trong trường hợp giá cả bằng giá cả, giá cả lênxuống xung quanh giá trị Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu rõ lý luận vềquy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị và vận dụng nó trong nềnkinh tế thị trường để từ đó hiểu rõ được bản chất của quy luật giá trị và mốiqua hệ của nó trong nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, quy luật giá trịcũng chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, sự phânhóa giàu nghèo, sự cạnh tranh không lành mạnh,…
Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất, mối quan hệ của quy luật giá trị và
sự tác động của nó trong nền kinh tế thị trường, em quyết định chọn đề tàitiểu luận: “ Quy luật giá trị và sự biểu hiện của nó trong nền kinh tế thịtrường.” Để từ đó có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về quy luật giá trị,ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế để rút ra bài học, biện pháp khắc phụcnhững ảnh hưởng tiêu cực của nó đồng thời phát huy những ảnh hưởng tíchcực của nó
Trang 4NỘI DUNGPHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1 Quy luật giá trị
1.1Nội dung của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá, hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp,những người sản xuất hàng hoá tư nhân, riêng lẻ sản xuất ra Những chủthể sản xuất hàng hóa cạnh tranh với nhau Mỗi người sản xuất hàng hóađều nghĩ đến cách chen lấn người khác, đều muốn giữ vững và mở rộngthêm địa vị của mình trên thị trường Mỗi người đều tự mình sản xuấtkhông phụ thuộc vào người khác, nhưng trên thị trường những người sảnxuất hàng hoá là bình đẳng với nhau Sản xuất hàng hoá càng phát triển thìquyền lực của thị trường đối với người sản xuất hàng hoá càng mạnh Nónhư thế có nghĩa là trong nền kinh tế hàng hoá có những quy luật kinh tếràng buộc và chi phối hoạt động của những người sản xuất hàng hoá
là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưuthông hàng hoá Quy luật giá trị quy định việc sản xuất và trao đổi hànghóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết Quy định ấy là kháchquan, đảm bảo sự công bằng hợp lý, bình đẳng giữa những người sản xuất
và trao đổi hàng hoá Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và traođổi hàng hoá phải tuân theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường Thông qua
sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luậtgiá trị Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trịhàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sảnxuất và trao đổi hàng hoá
1.2Hình thức của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn: sản phẩm làm ra, trao đổi với mụcđích là để thoả mãn nhu cầu cá nhân Vì vậy, lưu thông và buôn bán không
Trang 5phải là mục đích chính của người sản xuất Trong nền sản xuất hàng hoáTBCN: Hàng hoá được làm ra không đơn thuần để trao đổi mà còn để buônbán và lưu thông Giá trị hàng hoá biểu hiện ra bằng tiền được gọi là giá cảhàng hoá Trong nền kinh tế XHCN, tiền tệ cũng dùng làm tiêu chuẩn giá
cả Tuỳ vào từng giai đoạn mà quy luật giá trị có các hình thức chuyển hoákhác nhau Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị chuyểnhoá thành quy luật giá cả sản xuất Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quyluật giá trị chuyển hoá thành quy luật giá cả độc quyền cao
2 Tác động của quy luật giá trị
Như đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất
và lưu thông hàng hoá Trong nền kinh tế hàng hoá quy luật giá trị cónhững tác dụng sau đây:
2.1Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu thường xảy ra tìnhhình: người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào ngành khác; tư liệu sản xuất
và sức lao động xã hội được chuyển từ ngành này sang ngành khác, quy môsản xuất của ngành này thu hẹp lại thì ngành kia lại mở rộng ra với tốc độnhanh chóng Chính quy luật giá trị đã gây ra những hiện tượng đó, đã điềutiết việc sản xuất trong xã hội Muốn hiểu rõ vấn đề này, cần xem xétnhững trường hợp thường xảy ra trên thị trường hàng hoá:
nói lên cung và cầu trên thị trường nhất trí với nhau,sản xuất vừa khớp với nhu cầu của xã hội Do dựa trên chế độ tư hữu, sản
Trang 6xuất hàng hoá tiến hành một cách tự phát, vô chính phủ, nên trường hợpnày hết sức hiếm và ngẫu nhiên.
nói lên cung ít hơn cầu, sản xuất không thoả mãnđược nhu cầu của xã hội nên hàng hoá bán chạy và lãi cao Do đó, nhữngngười sản xuất loại hàng hoá đó sẽ mở rộng sản xuất; nhiều người trước kiasản xuất loại hàng hoá khác cũng chuyển sang sản xuất loại này Tình hình
đó làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành nàynhiều hơn các ngành khác
chỉ rõ cung cao hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều sovới nhu cầu xã hội, hàng hoá bán không chạy và bị lỗ vốn Tình hình đóbuộc một số người sản xuất ở ngành này phải rút bớt vốn chuyển sangngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này.Như vậy là theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoayquanh giá trị mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngànhnày sang ngành khác, do đó quy mô sản xuất của ngành đó mở rộng Việcđiều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phùhợp với yêu cầu của xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa cácngành sản xuất Đó là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giátrị Nhưng sản xuất trong điều kiện chế độ tư hữu, cạnh tranh, vô chính phủnên những tỷ lệ cân đối hình thành một cách tự phát đó chỉ là hiện tượngtạm thời và thường xuyên bị phá vỡ, gây ra những lãng phí to lớn về củacải xã hội
Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà còn điều tiết cả lưu thônghàng hoá Giá cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệcung cầu Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tácdụng khơi thêm luồng hàng, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá
Trang 8cao Vì thế, lưu thông hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông qua
sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị
2.2Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năngsuất lao động
Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giá trị
cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo giá trị xã
hội Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã
hội thì có lợi; trái lại, người có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ ở thếbất lợi, có thể bị phá sản Để tránh bị phá sản và giành ưu thế trong cạnh
tranh, mỗi người sản xuất hàng hóa đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hànghoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng cách cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động Lúc đầu, chỉ có kỹ thuật
của một số cá nhân được cải tiến, về sau do cạnh tranh nên kỹ thuật của
toàn xã hội được cải tiến Như thế là quy luật giá trị đã thúc đẩy lực lượngsản xuất và sản xuất phát triển
2.3Phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ, làm nảy sinh
quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa
Trên thị trường, các hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau đều phải trao đổitheo giá trị xã hội Do đó, trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá
không tránh khỏi tình trạng một số người sản xuất phát tài, làm giàu, còn sốngười khác bị phá sản Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác độngcủa quy luật giá trị dẫn đến kết quả là một số ít người mở rộng dần kinh
doanh, thuê nhân công và trở thành nhà tư bản, còn một số lớn người khác
bị phá sản dần, trở thành những người lao động làm thuê Thế là sự hoạt
động của quy luật giá trị dẫn tới hệ phân hoá những người sản xuất hàng
hoá, làm cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát sinh Lênin nói "… nền tiểu
sản xuất thì từng ngày, từng giờ, luôn luôn đẻ ra chủ nghĩa tư bản và giai
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tếchính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tếchính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tếchính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tếchính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tếchính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tếchính trị 98% (60)
11
Trang 9cấp tư sản, một cách tự phát và trên quy mô rộng lớn" Trong nền sản xuấthàng hoá tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị cũng tác động hoàn toàn tự phát
"sau lưng" người sản xuất, hoàn toàn ngoài ý muốn của nhà tư bản Chỉtrong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, do chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtchiếm địa vị thống trị, con người mới có thể nhận thức và vận dụng quyluật giá trị một cách có ý thức để phục vụ lợi ích của mình Nghiên cứu quyluật giá trị không chỉ để hiểu biết sự vận động của sản xuất hàng hoá, trên
cơ sở đó nghiên cứu một số vấn đề khác trong xã hội tư bản chủ nghĩa, màcòn có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Cácđảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa coi trọng việc vận dụng quyluật giá trị trong việc quy định chính sách giá cả, kế hoạch hóa nền kinh tếquốc dân, thực hiện hạch toán kinh tế v.v
PHẦN 2: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA QUYLUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1 Kinh tế thị trường:
1.1.Khái niệm:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, là mộthình thức tổ chức sản xuất xã hội hiệu quả nhất phù hợp với trình độ pháttriển của xã hội hiện nay
1.2.Các đặc điểm chính của kinh tế thị trường:
- Các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao Mỗi chủ thể kinh tế là một thànhphần của nền kinh tế có quan hệ độc lập với nhau, mỗi chủ thể tự quyếtđịnh lấy hoạt động của mình
- Tính phong phú của hàng hóa Do các chủ thể kinh tế đều tự quyết địnhlấy hoạt động của mình nên bất cứ hàng hoá nào có nhu cầu thì sẽ có người
Trang 10sản xuất Mà nhu cầu của con người thì vô cùng phong phú, điều này tạonên sự phong phú của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường Hàng hoá nào có nhu cầulớn thì sẽ có nhiều người sản xuất Khi có quá nhiều người cùng sản xuấtmột mặt hàng thì sự cạnh tranh là tất yếu
- Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở, trong đó có sự giao lưurộng rãi không chỉ trong thị trường một nước mà giữa các thị trường vớinhau
- Giá cả hình thành ngay trên thị trường Không một chủ thể kinh tế nàoquyết định được giá cả Giá của một mặt hàng được quyết định bởi cung vàcầu của thị trường
- Nền kinh tế thị trường có thể tự hoạt động được là nhờ vào sự điều tiếtcủa cơ chế thị trường Đó là các quy luật kinh tế khách quan như quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh…tác động, phối hợphoạt động của toàn bộ thị trường thành một hệ thống thống nhất
2 Sự biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường:2.1Trong lĩnh vực sản xuất:
Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết của quy luật giá trị
mà chịu sự chi phối của quy luật kinh tế cơ bản của xã hội chủ nghĩa vàquy luật phát triển có kế hoạch và cân đối của nền kinh tế quốc dân.Tuy nhiên quy luật giá trị không phải không có ảnh hưởng đến nền sảnxuất Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động đã haophí trong quá trình sản xuất, đều được sản xuất và tiêu dùng dưới hình thứchàng hóa và đều chịu sự tác động của quy luật giá trị Một nguyên tắc cănbản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực hiện sự trao đổihàng hóa thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hóa Nguyên
Trang 11tắc này đòi hỏi phải tuân theo quy luật giá trị: sản xuất và trao đổi hàng hóaphải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết Cụ thể:
Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng suấtlao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cầnthiết
Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cốgắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động
xã hội Do vậy nhà nước đã ra các chính sách để khuyến khích nângcao trình độ chuyên môn Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiếnmáy móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động cho công nhân Nếukhông quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải: loại bỏnhững cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân, ngành, doanhnghiệp phát huy tính hiệu quả Tất yếu điều đó dẫn đến sự phát triểncủa lực lượng sản xuất trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyênmôn cao ngày càng tăng, công cụ, trang thiết bị lao động ngày càngcải tiến Theo yêu cầu của quy luật giá trị thì trong sản xuất giá trị cábiệt của từng xí nghiệp phải phù hợp hoặc thấp hơn giá trị xã hội, do
đó quy luật giá trị thực hiện chế đọ hoạch toán kinh tế trong sản xuấtkinh doanh
2.2Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là nguồn tài sản chính của đất nước trong quá trình pháttriển kinh tế hiện nay Chi phí lương thấp cũng trở thành một trong nhữngthế mạnh của Việt Nam hiện nay Chính sự gia tăng nhanh chong trong quátrình kinh doanh đi liền với sự cải cách gây ra sự tăng vọt về cầu lao độngtrong nền kinh tế hiện nay Hiện tượng này dẫn đến sự di chuyển kép: dichuyển về nghề nghiệp từ nông nghiệp đến công nghiệp, dịch vụ; di chuyển
về địa lý từ nông thôn ra đô thị Và trong tình trạng dư thừa nguồn nhân lựcvẫn còn phổ biến thì tình trạng luân chuyển quá mức những lao động có
Trang 12trình độ mới chính là vấn đề của doanh nghiệp Cùng với đó là sự thiếu hụtlao động có tay nghề, chuyên môn cao Bởi thế mà nhà nước cần có cácchính sách khuyến khích, động viên như điều tiết các xí nghiệp về các vùngnông thôn, mở các lớp đào tạo chuyên môn cho các công nhân,
2.3Vốn và cơ sở hạ tầng:
Trong những năm gần đây việc phát triển cơ sở hạ tầng của nước ta ngàycàng cải cách và có tiến bộ vượt bậc Theo thống kê năm 2017, Việt Namnằm trong nhóm các nước dẫn đầu về đầu tư cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng5.7%GDP trong những năm gần đây
2.4Trong lĩnh vực lưu thông:
Theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoay quanh giátrị mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sangngành khác, do đó quy mô sản xuất của ngành đó mở rộng Việc điều tiết tưliệu sản xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phù hợp với yêucầu của xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sảnxuất Đó là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị Nhưngsản xuất trong điều kiện chế độ tư hữu, cạnh tranh, vô chính phủ nên những
tỷ lệ cân đối hình thành một cách tự phát đó chỉ là hiện tượng 8 tạm thời vàthường xuyên bị phá vỡ, gây ra những lãng phí to lớn về của cải xã hội.Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà còn điều tiết cả lưu thônghàng hoá Giá cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệcung cầu Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tácdụng khơi thêm luồng hàng, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giácao Vì thế, lưu thông hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông qua
sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị