Mục tiêu của quy trình bán hàng và thu tiền trên ShopeeVới mục tiêu “Chúng tôi thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mongmuốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN NHÓM 10
Đề tài QUY TRÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG – THU TIỀN CỦA SHOPEE
Giảng viên hướng dẫn: ThS Dương Thị Hồng Lợi
Môn học: Kế toán tài chính
Mã môn học: ML 100
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 09/2023
i
Trang 2MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE 2
1 Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS) 2
2 Giá trị độc đáo và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng – Value 2
Propositions (VP) 2
3 Các kênh phân phối và tiếp thị – Channels (CH) 2
4 Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR) 3
5 Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS) 3
6 Hoạt động chính – Key Activities (KA) 3
7 Nguồn lực chính – Key Resources (KR) 3
8 Đối tác chính – Key Partnerships (KP) 4
9 Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS) 4
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE 5
1 Bản chất, vai trò, mục tiêu của quy trình bán hàng và thu tiền 5
1.1 Bản chất của quy trình bán hàng và thu tiền trên hệ thống Shopee 5
1.2 Vai trò của quy trình bán hàng và thu tiền trên Shopee 5
1.3 Mục tiêu của quy trình bán hàng và thu tiền trên Shopee 5
2 Quy trình bán hàng 5
2.1 Người bán tham gia vào sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee 5
2.2 Người bán giao nhận và vận chuyển 6
3 Quy trình thu tiền 7
3.1 Thanh toán 7
3.2 Nguồn doanh thu của Shopee 7
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ 11
1 Nhận xét 11
1.1 Ưu điểm 11
1.2 Khuyết điểm 11
2 Khuyến nghị 12
KẾT LUẬN 13
ii
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
THAM GIA
1 Trần Như Quỳnh(Nhóm trưởng) 2114313010
- Phân chia công việc, điều hành buổi họp nhóm, thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án (nhắc nhở, thông báo, v.v.)
- Tìm kiếm và đảm nhận phần 2.3: Quy trình thu tiền
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Thuyết trình
100%
2 Nguyễn Trịnh Hương Quỳnh 2111313034
- Tìm kiếm và đảm nhận chương 1 Tổng quan về: sàn thương mại điện tử Shopee
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Tổng hợp nội dung báo cáo
100%
- Tìm hiểu và đảm nhận Lời mở đầu và chương 1:
Tổng quan về sàn thương mại điện tử Shopee
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Tổng hợp nội dung báo cáo
100%
4 Nguyễn Thái Tuấn 2215825064
- Tìm hiểu và đảm nhận phần 2.2: Quy trình bán
hàng
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Tổng hợp nội dung báo cáo
100%
5 Lâm Phan Nhã Uyên 2211825026
- Tìm hiểu và đảm nhận chương 3: Nhận xét và
khuyến nghị và Kết luận
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Thuyết trình
100%
- Tìm kiếm và đảm nhận phần 2.3: Quy trình thu tiền
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Thiết kế sản phẩm trình chiếu
100%
7 Nguyễn Tùng Chi 2211825034
- Tìm hiểu và đảm nhận phần 2.2: Quy trình bán
hàng
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Thiết kế sản phẩm trình chiếu
100%
- Tìm hiểu và đảm nhận phần 2.1: Bản chất, vai trò,
mục tiêu của quy trình bán hàng và thu tiền
- Tham gia nhận xét và chỉnh sửa các phần của thành viên khác
- Thuyết trình
100%
iii
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại thế giới “phẳng” hiện nay với đặc điểm nổi bật là cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 đi kèm với sự phát triển như vũ bão của Internet, đã tạo nên xu thế định hình cho một cuộc đổi mới toàn diện làm thay đổi nhận thức về mô hình kinh tế mới - kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online - đem lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh Khái niệm “Thương mại điện tử” được đề ra như một hệ quả tất yếu của sự phát triển thương mại gắn liền công nghệ, hiện nay đây vẫn là lĩnh vực còn mới mẻ, xa lạ đối với nhiều người đủ để thấy mức độ lợi ích tiềm năng cho cá nhân, tổ chức khi tham gia vào đấu trường thương mại này Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng đang dần thích ứng với sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa khi có sự hỗ trợ từ dữ liệu số hóa và công nghệ thông tin Đặc biệt với dư chấn hậu đại dịch COVID - 19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sống động hơn, và việc ứng dụng công nghệ số, triển khai xây dựng các kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp vượt qua khó khăn Hơn thế, tận dụng tối đa cơ hội mới đến từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng mua sắm trực tuyến trong khu vực này Với sự phát triển đột phá và sự hiện diện mạnh mẽ trên nền tảng di động, Shopee đã thay đổi cách mà hàng triệu người dùng tại Đông Nam Á tiếp cận và trải nghiệm mua sắm hằng ngày của họ Nhận thấy tầm ảnh hưởng của Shopee ngày càng sâu rộng, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Quy trình bán hàng - thu tiền của sàn thương mại điện tử Shopee” để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn, từ đó đưa ra nhận xét, kiến nghị dành cho Shopee
1
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE
1 Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS)
Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với đối tượng khách hàng những người trẻ, năng động và có tính tương tác cao bao gồm cá nhân, người có nhu cầu mua sắm online, người muốn tiết kiệm thời gian và các tổ chức, cửa hàng có nhu cầu mua bán online Đặc điểm chung của những nhóm đối tượng khách hàng này chính là ở mức thu nhập trung bình muốn mua hàng giá rẻ, những chủ thể tập trung vào các hoạt động chăm sóc cá nhân và đề cao sự tiện lợi và nhanh chóng Shoppe tập trung phát triển ở khu vực Đông Nam Á, sau đó là lan rộng ra Châu Á bởi đây là thị trường mà khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến cao
2 Giá trị độc đáo và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng – Value Propositions (VP)
Đầu tiên là sự thuận tiện trong việc lựa chọn và phân loại Bởi vì sự đa dạng của các sản phẩm ở đây, Shopee sử dụng phân loại dựa trên thuộc tính như danh mục sản phẩm, thương hiệu, màu sắc, kích thước, địa điểm, phương thức vận chuyển và nhiều thuộc tính khác Khi người dùng muốn lựa chọn một sản phẩm nào đó có thể tiết kiệm được thời gian và tìm kiếm sản phẩm chính xác hơn
Bên cạnh đó là các chính sách đảm bảo chất lượng của Shopee Tất cả các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử này đều được cung cấp các quy trình đảm bảo như chính sách hoàn tiền, đổi trả hàng hóa, bảo vệ thông tin người dùng Đồng thời, Shopee cũng xây dựng một hệ thống đánh giá và nhận xét cho phép người dùng chia sẻ trải nghiệm của họ với sản phẩm và người bán Điều này giúp tạo ra sự minh bạch và tạo niềm tin cho các giao dịch mua bán, giảm tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng Đáng kể hơn, Shopee còn đem lại sự tối ưu trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng Điều này đạt được thông qua việc cung cấp một giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng Trang web được thiết kế bắt mắt, dễ nhìn, dễ tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm, luôn được cải tiến các tính năng tiện ích trên ứng dụng để giúp quá trình mua hàng dễ dàng hơn Shopee còn tạo ra Shopee games, cho người dùng trải nghiệm chơi game đổi lấy voucher với vô số trò khác nhau như trồng cây, bắn súng, thử thách phi dao, đua xe,… tất cả những điều này tạo nên sự mới lạ trong mua sắm
3 Các kênh phân phối và tiếp thị – Channels (CH)
Đầu tiên là hệ thống thanh toán của Shopee vô cùng đa dạng Các kênh thênh toán bao gồm Shopee Pay, thẻ ngân hàng, chuyển khoản ngân hàng, hình thức trả góp và thanh toán khi nhận hàng (COD) -giúp hỗ trợ các tính năng như hoàn tiền nhanh và khuyến mãi thanh toán Hơn nữa Shopee còn liên tục đổi mới cơ sở hà tầng bán hàng, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng từ đó tăng trải nghiệm của người dùng Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao thì cơ sở khách hàng ngày càng lớn Thứ hai là việc các quảng cáo tiếp cận được với người dùng thông quan các nền tảng mạng xã hội Shopee cũng thường xuất hiện nhiều trên các kênh phương tiện truyền thông đại chúng như TV, phương tiện giao thông công cộng, kết hợp chiến lược tận dụng tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng để quảng bá cho thương hiệu của mình Các quảng cáo này kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng, khiến họ tìm hiểu về sản phẩm đó
Thêm vào đó là hình thức Shopee Live là tính năng hỗ trợ người bán thực hiện Livestream để bán các sản phẩm Người bán và người mua có thể tương tác qua lại với nhau từ đó hiểu rõ hơn về sản phẩm mình đang xem cũng được coi là một cách để người dùng trải nghiệm Shopee Live được coi là một cách hiệu quả để tăng độ tin cậy và tương tác giữa nhà bán hàng và khách hàng Thông qua những trải nghiệm này sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, sản phẩm của Shopee Còn có thể kể đến các sự kiện trực tuyến và ưu đãi Shopee thường xuyên tổ chức các sự kiện trực tuyến như
"Shopee Super Sale" hoặc "Shopee 9.9 Sale" với các ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, quà tặng kèm, và mã giảm giá Điều này tạo ra sự hứng thú và thúc đẩy việc tiếp tục mua sắm
2
Trang 64 Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR)
Đối với người mua: Shopee xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng chất lượng Cụ thể qua việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chất lượng, đáp ứng nhanh chóng các câu hỏi, thắc mắc và yêu cầu
từ khách hàng thông qua nhiều kênh như điện thoại, email, trò chuyện trực tuyến Từ đó có thể tạo cảm giác khách hàng được quan tâm và có giải pháp cho mọi vấn đề
Shopee còn quan tâm đến việc giữ chân những người dùng đã tham gia bằng những chương trình thành viên khác nhau Các chương trình khách hàng thân thiết ví dụ như chương trình Shopee Rewards Đây là chương trình tri ân khách hàng của Shopee Khi tham gia, khách hàng sẽ nhận được các ưu đãi tương ứng thứ hạng của mình được tính dựa trên mức chi tiêu và số đơn hàng tích lũy
Đối với người bán, Shopee cho phép người bán tạo cửa hàng trực tuyến miễn phí để bán hàng trên nền tảng của họ Shopee cũng cung cấp các công cụ quản lý cửa hàng để giúp người bán quản lý cửa hàng của họ một cách hiệu quả Họ còn có công cụ tìm kiếm từ khóa để giúp người bán tối ưu hóa sản phẩm của họ để tăng doanh số bán hàng trên Shopee Bên cạnh đó Shopee còn cho phép người bán live
để bán hàng trực tuyến
5 Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)
Dòng doanh thu của trang web thương mại điện tử Shopee đến chủ yếu từ các nguồn: phí dịch
vụ tiện ích, phí hoa hồng từ doanh số bán hàng, phí giao dịch, quảng cáo và tiếp thị trả phí, và cuối cùng hợp tác với đối tác thương mại Cụ thể người bán phải trả phí dịch vụ tiện ích định kỳ cho Shopee để được cấp quyền sử dụng nền tảng bán hàng và bên cạnh đó Shopee sẽ nhận được một phần hoa hồng từ doanh số bán hàng của bên bán Ngoài ra qua nền tảng phí giao dịch Shopee có thể thu phí từ các giao dịch thanh toán trực tuyến như Shopee Pay, ví điện tử, thẻ ngân hàng, ví Zalo Pay Bên cạnh đó nguồn thu của Shopee đến từ quảng cáo và tiếp thị trả phí, Shopee cung cấp các dịch vụ quảng cáo trả phí để tăng tương tác và tiếp cận với khách hàng mục tiêu trên nền tảng của họ Thêm nữa, Shopee thực hiện hợp tác với đối tác thương mại, như thương hiệu lớn Samsung, để tạo sự kiện khuyến mãi, chương trình giảm giá hoặc kết hợp các hoạt động kinh doanh để thu được doanh thu từ các đối tác này Điều đặc biệt, tài sản giá trị nhất của Shopee chính là mạng lưới khách hàng và tệp khách hàng, họ sử dụng tài sản đó cho nhiều mục tiêu khác để thu về lợi nhuận
6 Hoạt động chính – Key Activities (KA)
Trang thương mại điện tử bán lẻ Shopee đã tiến hành các hoạt động chính yếu sau nhằm thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh của mình đó là phát triển và duy trì nền tảng, tập trung vào việc xây dựng và cải tiến giao diện trang web và ứng dụng di động để tạo trải nghiệm mua sắm thuận tiện trên mọi thiết bị Các tính năng chat, trả giá, đánh giá và chia sẻ giúp nâng cao, hoàn thiện các dịch vụ Shopee Ứng dụng tạo niềm tin với chính sách hoàn tiền và trả hàng minh bạch Thứ hai, Shopee khởi xướng các chương trình khuyến mãi kích cầu, cụ thể tạo sự tương tác và kích thích mua sắm qua các sự kiện khuyến mãi, giải trí như Lắc siêu xu, ngày hội mua sắm hàng tháng 1.1, 2.2, 3.3,… tạo ra dấu ấn chỉ riêng của Shopee Và cuối cùng là triển khai các chiến lược marketing, Shopee sử dụng chiến lược marketing mạnh mẽ thông qua các phương tiện như các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị trên mạng xã hội,
và SEO trên công cụ tìm kiếm Slogan vô cùng ngắn gọn “Thích Shopee, Lướt Shopee” giúp thúc đẩy nhận diện thương hiệu
7 Nguồn lực chính – Key Resources (KR)
Để có được sự phát triển lớn mạnh hiện nay, sàn thương mại đã sử dụng hiệu quả lợi thế tài nguyên của mình tạo nên quy trình vận hành tối ưu Tài nguyên quan trọng đầu tiên là nhân lực, Shopee đặt sự phát triển con người lên hàng đầu và tạo môi trường làm việc tích cực để thu hút và giữ chân nhân tài Họ đầu tư vào đào tạo chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng mềm cho nhân viên mới Thứ hai, tài chính của Shopee chủ yếu đến từ sự hỗ trợ từ Công ty thương mại điện tử Sea của Singapore, là chủ sở hữu của Shopee, giúp họ đầu tư vào phát triển công nghệ, marketing, sản phẩm và mở rộng quy mô hoạt động Về mặt tài nguyên công nghệ và hệ thống, Shopee sở hữu hệ thống công nghệ và ứng dụng di động mạnh mẽ để cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất, cho phép Shopee quản lý và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trở thành dịch vụ đáng tin cậy cho đối tác Và cuối cùng là tài nguyên dữ liệu và thông tin, theo đó Shopee sở hữu cơ sở dữ liệu về sản phẩm, thông tin khách hàng và dữ liệu giao
3
Trang 7Discover more
from:
TRI104
Document continues below
Tư tưởng Hồ Chí
Minh
Trường Đại học…
83 documents
Go to course
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ…
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (1)
23
PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA TƯ TƯỞNG…
Tư tưởng Hồ
Chí Minh None
2
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ
Chí Minh None
5
Tư tưởng HCM Cô Thuý Thanh
Tư tưởng Hồ
Chí Minh None
10
Ôn thi cuối kì Tthcm
- ádasd
26
Trang 8dịch quan trọng, giúp Shopee phân tích xu hướng mua sắm, cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hoạt động kinh doanh
8 Đối tác chính – Key Partnerships (KP)
Shopee thúc đẩy sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử của họ thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác chiến lược Đối tác chính của Shopee bao gồm khách hàng và nhà bán lẻ điện tử, bên khách hàng đảm bảo doanh thu và bên nhà bán lẻ cung cấp sản phẩm và đa dạng hóa nền tảng Họ cũng hợp tác với các đơn vị vận chuyển (Shopee Express, J&T Express) đảm bảo việc giao hàng đến người mua một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng Hệ thống thanh toán đa dạng (MoMo, Zalo Pay, Shopee Pay) giúp người mua thực hiện dễ dàng và an toàn Cuối cùng Shopee liên kết với các đối tác quảng cáo và marketing (Google Ads, Youtube) để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng mới thông qua chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi
9 Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)
Chi phí mà Shopee bỏ ra rất nhiều, dựa vào mô hình Canvas, cơ cấu chi phí tập trung vào các khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ Đầu tiên, họ đặt mức đầu tư cao cho phát triển,
áp dụng và duy trì nền tảng công nghệ ứng dụng Việc này bao gồm việc update liên tục của ứng dụng di động, việc tối ưu hóa giao diện người dùng, nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến và triển khai các tính năng mới để mang lại giá trị tốt nhất cho người dùng Thứ hai là khoản đầu tư cho marketing, Shopee dành một phần lớn tài nguyên để đầu tư cho chiến dịch quảng cáo trực tuyến và hoạt động marketing Họ tận dụng các kênh quảng cáo trên mạng xã hội, sử dụng Google Ads và sự hợp tác với các KOLs, diễn viên nổi tiếng để tạo sự nhận thức về thương hiệu, thu hút cả bên bán lẻ lẫn cả bên mua hàng, và gắn kết với cộng đồng trên nền tảng Thứ ba là chi phí liên quan đến hoạt động giao dịch và vận hành, bao gồm cả việc quản lý và duy trì nền tảng mua sắm, xử lý giao dịch và hỗ trợ thanh toán Cuối cùng, để hỗ trợ khách hàng hiệu quả, chi phí để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng và giải quyết vấn đề
là một phần quan trọng trong cơ cấu chi phí Shopee Hệ thống cần duy trì đội ngũ hỗ trợ khách hàng để đảm bảo rằng người bán và người mua có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng khi cần thiết
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh None
Tư tưởng - Thầy Triệu - Cuối kỳ
Tư tưởng Hồ Chí Minh None
16
Trang 9CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE
1 Bản chất, vai trò, mục tiêu của quy trình bán hàng và thu tiền
1.1 Bản chất của quy trình bán hàng và thu tiền trên hệ thống Shopee
Shopee là một nền tảng thương mại điện tử hoạt động trực tuyến, cho phép các người bán tạo cửa hàng trực tuyến và bán sản phẩm của họ cho người mua trên toàn quốc Quy trình bán hàng và thu tiền trên Shopee tập trung vào việc kết nối người bán và người mua thông qua một giao diện trực tuyến 1.2 Vai trò của quy trình bán hàng và thu tiền trên Shopee
1.2.1 Người bán
Người bán sử dụng nền tảng Shopee để đăng tải thông tin sản phẩm, quản lý cửa hàng, tương tác với khách hàng và thực hiện giao dịch bán hàng Họ có vai trò cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng và thực hiện việc đóng gói và vận chuyển sản phẩm
1.2.2 Người mua
Người mua sử dụng Shopee để tìm kiếm sản phẩm, xem thông tin, so sánh giá cả, thực hiện đặt hàng và thanh toán Họ có vai trò tìm kiếm sản phẩm phù hợp, lựa chọn người bán uy tín và tham gia vào quy trình mua sắm trực tuyến
1.3 Mục tiêu của quy trình bán hàng và thu tiền trên Shopee
Với mục tiêu “Chúng tôi thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử” và sứ mệnh “Kết nối người mua và người bán”, Shopee được xây dựng nhằm tạo ra một sân chơi đáp ứng mọi nhu cầu cho cả người mua và người bán (quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình tới khách hàng) Đến với Shopee, khách hàng sẽ được trải nghiệm một hành trình mua sắm dễ dàng, tiện lợi và an toàn bởi tính năng thanh toán và vận chuyển vô cùng nhanh chóng Còn đối với các chủ doanh nghiệp, các nhà bán hàng cá nhân, chỉ với vài thao tác đơn giản trên shopee, bạn đã có cơ hội sở hữu một gian hàng trực tuyến dành riêng cho mình
Tóm lại, quy trình bán hàng và thu tiền trên hệ thống Shopee tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện, an toàn và minh bạch cho cả người mua và người bán, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh và cung cấp các công cụ quản lý cho người bán
2 Quy trình bán hàng
Đối với Shopee, người bán là những thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Shopee bao gồm tạo lập gian hàng, đăng tin giới thiệu sản phẩm / dịch vụ, và hoặc khuyến mãi sản phẩm / dịch vụ Người Mua là thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin về sản phẩm / dịch vụ được đăng bán trên Shopee Người Mua bắt buộc đăng ký tài khoản để tham gia giao dịch mua bán
2.1 Người bán tham gia vào sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee
Khi người bán đăng ký tài khoản Shopee và được Shopee xác nhận và kích hoạt tài khoản, người bán đăng nhập và tiến hành đăng tải thông tin bán hàng bao gồm:
- Chuẩn bị tin bài bằng chữ và hình ảnh
- Các tin bài cần đăng phải được chia thành 02 phần thông tin sản phẩm và hình ảnh sản phẩm
- Các nội dung bằng chữ bị giới hạn 3.000 ký tự cho phần mô tả sản phẩm, không có quy định về định dạng chữ do Shopee sẽ tự động điều chỉnh phông chữ cho đồng nhất
- Các nội dung bằng hình ảnh được định dạng theo dạng ảnh jpg, bmp, hoặc png Số lượng ảnh tối đa cho 01 lần đăng tin là 09 ảnh
- Sau đó, người bán đưa nội dung lên Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee sau khi được shopee kiểm duyệt thông tin sản phẩm, dịch vụ của Người Bán
5
Trang 102.2 Người bán giao nhận và vận chuyển
Khi phát sinh đơn đặt hàng, hệ thống Shopee sẽ chuyển thông tin đơn hàng cho Người Bán để xác nhận đơn hàng và chuyển đến đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển (dựa trên danh sách đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển khả dụng trên Shopee và được Người Bán lựa chọn) Khi đó, Shopee điều phối thông tin đơn hàng sang đơn vị vận chuyển để lấy hàng tại địa chỉ của Người Bán và giao tới địa chỉ của Người Mua, kết hợp thu tiền nếu chọn phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) Hành trình đơn hàng được công khai dựa vào thông tin vận đơn mà Shopee gửi tới cho cả Người Bán và Người Mua Đối với những sản phẩm có bán trên Shopee nhưng không được hỗ trợ dịch vụ vận chuyển (ví
dụ hàng có kích thước, khối lượng lớn hơn giới hạn kích thước, khối lượng được các đơn vị vận chuyển chấp nhận chẳng hạn như xe máy, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, v.v…) thì Người Bán và Người Mua cần phải thỏa thuận với nhau về đơn vị, thời gian và phí vận chuyển Người Mua sau khi nhận được hàng cần phải nhấn xác nhận đã nhận được hàng trên Sàn Shopee để được hưởng chính sách Shopee bảo đảm, quyền khiếu nại, yêu cầu trả hàng,v.v
Dựa trên các phương thức vận chuyển với các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển và thời gian vận chuyển như trong bảng sau:
Lưu ý:
* Một số đơn hàng có thể sẽ vận chuyển lâu hơn do Người Bán hẹn lại lịch lấy hàng lâu hơn dự kiến (12h kể từ khi tạo vận đơn); hoặc Người Mua hẹn giao hàng muộn vì lý do cá nhân Lưu ý: Một số đơn hàng có thể sẽ vận chuyển lâu hơn do Người Bán, Người Mua ở vùng sâu; vùng xa hoặc hải đảo
* Dịch vụ vận chuyển được cung cấp trên Shopee không cho phép Người Nhận kiểm tra hàng trước khi nhận hàng
6