1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) ảnh hưởng của ứng dụng big data đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp việt nam

38 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Ứng Dụng Big Data Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Tác giả Phạm Trung Phước, Nguyễn Thị Thu Hiền, Dương Thị Thanh Chúc, Lê Bùi Thiên Đức
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hoa Hồng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,02 MB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu chung (9)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 1.2 Giả thuyết nghiên cứu (10)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu (11)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (11)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (11)
      • 2.1.1 Lý thuyết về Big Data (11)
      • 2.1.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh (12)
      • 2.1.3 Vai trò của Big Data trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (12)
    • 2.2 Tình hình nghiên cứu (13)
      • 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới (13)
      • 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (18)
      • 2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu (19)
  • 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (20)
    • 3.1 Mục tiêu nghiên cứu (20)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (21)
      • 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu (21)
      • 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (21)
      • 3.2.3 Khảo sát trực tuyến (22)
      • 3.2.4 Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (27)
      • 3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu (27)
      • 3.2.6 Công cụ phân tích dữ liệu (28)
      • 3.2.7 Mô hình nghiên cứu (30)
  • 4. Nội dung nghiên cứu (dự kiến) (30)
  • Chương 1: Lời mở đầu/ giới thiệu về đề tài (0)
  • Chương 2: Cơ sở lý luận (0)
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu (0)
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ứng dụng Big Data đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (0)
  • Chương 5: Kết luận và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng Big (0)
    • 5. Khả năng ứng dụng của đề tài (33)

Nội dung

Do vậy, để xây dựng bức tranh tổng quát về hiệu quả sử dụng Big Data trong hoạt động kinh doanh, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu về “Ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doa

Giới thiệu chung

Tính cấp thiết của đề tài

Trong 22 năm qua, dữ liệu đã tăng lên với một quy mô lớn trong các lĩnh vực khác nhau Theo một báo cáo từ Statista, chỉ riêng trong năm 2022 mức tiêu thụ thông tin đã tăng đột ngột từ 41 lên 64,2 zettabyte Các chuyên gia dự đoán rằng gần 200 zettabyte dữ liệu sẽ cần thêm dung lượng lưu trữ Phân khúc kho lưu trữ sẽ tăng trưởng 19,2% hàng năm từ năm 2020 đến năm 2025 Sự gia tăng một cách bùng nổ của dữ liệu toàn cầu đã làm thay đổi một cách trực tiếp đến quá trình ra quyết định thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mới Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), còn được gọi là cuộc cách mạng số, hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà còn thay đổi văn hóa, xã hội một cách toàn diện thông qua các chiến lược công nghệ cao, công nghiệp hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người, sử dụng trí thông minh nhân tạo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, khi đó những ưu thế, vốn là điểm mạnh của Việt Nam và một số nước khác, như lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là điểm mạnh nữa, thậm chí còn bị đe dọa nghiêm trọng Vì những thay đổi mang tính thời đại trong kinh doanh hiện nay nên mỗi đơn vị, tổ chức không thể không hành động để thích ứng với chúng, nếu doanh nghiệp biết tận dụng những thế mạnh mà công nghệ, cụ thể là dữ liệu mang lại thì chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, ngược lại việc chậm thay đổi sẽ càng khiến doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng năng động và phát triển với tốc độ chóng mặt này.

Khi nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp và phân tích dữ liệu thì không thể không nhắc đến “nguồn tài nguyên” vô cùng lớn và phong phú là Big Data, được xem là nền tảng để tạo ra những giá trị ở tầm cao mới cho doanh nghiệp Với lợi thế dân số trẻ trên 90 triệu người, số người sử dụng internet cao vào khoản 54 triệu người, chiếm 54%, Việt Nam được xem là khu vực tiềm năng về Big Data hàng đầu Châu Á Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đều cho rằng việc phân tích dữ liệu từ Big Data sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác nhất xu thế vận động của ngành từ những thông tin thu thập được như hành vi, sở thích, thói quen, xu hướng của từng người tiêu dùng nhằm tìm kiếm những thông tin bổ ích về xu thế phát triển và vận động của lĩnh vực đang kinh doanh và cả nền kinh tế, điều này sẽ giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác và đúng thời điểm

Tuy nhiên, Big Data còn là một khái niệm tương đối mới mẻ tại Việt Nam, trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới đã sử dụng Big Data từ những năm 1960, thì đến năm 2012, Big Data mới lần đầu được biết đến và ứng dụng bởi các doanh nghiệp trong nước Chính vì vậy mà các nghiên cứu về ứng dụng của Big Data trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế, đa số là các công trình tập trung nghiên cứu trong một mảng nhất định như ngân hàng, thương mại điện tử, công nghệ thông tin, Đối với chủ đề về “ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam” có khá ít công trình được công bố Do vậy, để xây dựng bức tranh tổng quát về hiệu quả sử dụng Big Data trong hoạt động kinh doanh, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu về “Ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam”.

Giả thuyết nghiên cứu

Việc áp dụng Big Data vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể giúp tăng cường khả năng dự đoán và phân tích xu hướng thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và nhanh chóng hơn. Các ứng dụng của Big Data trong việc tối ưu hoá quy trình sản xuất, quản lý kho hàng, quản lý chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị cho khách hàng.

Việc áp dụng Big Data cần đòi hỏi sự đầu tư lớn vào công nghệ, nhân sự và quản trị, tuy nhiên nếu được thực hiện đúng cách, Big Data có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.

Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tác động của Big Data đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung vào việc khảo sát và phân tích các ảnh hưởng của Big Data đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm chiến lược kinh doanh, marketing, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Nghiên cứu sẽ xác định và đánh giá những cơ hội và thách thức mà Big Data mang lại cho các doanh nghiệp tại Việt Nam Nghiên cứu sẽ cũng tập trung vào các ứng dụng cụ thể của Big Data trong hoạt động kinh doanh, bao gồm phân tích dữ liệu khách hàng, dự báo xu hướng thị trường và tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối.

Phạm vi nghiên cứu cũng sẽ bao gồm khảo sát các trường hợp thực tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam để đánh giá tác động của Big Data đến hoạt động kinh doanh của họ Nghiên cứu cũng sẽ phân tích các chiến lược và công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng để tận dụng Big Data và đạt được kết quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của họ.

Về không gian: các doanh nghiệp tại Việt Nam

Về thời gian: tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ 19/03/2023 đến 20/04/2023.

Ý nghĩa nghiên cứu

Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể áp dụng những giải pháp thích hợp để tăng cường hiệu quả kinh doanh và tạo ra giá trị cạnh tranh.

Cải thiện hiệu quả kinh doanh: Việc áp dụng Big Data sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý kho hàng, quản lý chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp: Nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng Big Data vào hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để tận dụng tối đa tiềm năng của Big Data trong hoạt động kinh doanh. Đóng góp cho sự phát triển của ngành: Nghiên cứu sẽ giúp đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vực Big Data và giúp đưa ra các đề xuất, chính sách để phát triển ngành này.

Tổng quan nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết về Big Data

Big Data là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được Big Data thường bao gồm tập hợp dữ liệu với kích thước vượt xa khả năng của các công cụ phần mềm thông thường để thu thập, hiển thị, quản lý và xử lý dữ liệu trong một thời gian có thể chấp nhận được Kích thước Big Data là một mục tiêu liên tục thay đổi

Gartner (2012) định nghĩa: “Big Data là khối lượng lớn, tốc độ cao và/hoặc loại hình thông tin rất đa dạng mà yêu cầu phương thức xử lý mới để cho phép tăng cường ra quyết định, khám phá bên trong và xử lý tối ưu Big Data tiêu biểu cho tập thông tin mà đặc điểm như khối lượng lớn (Volume), tốc độ cao(Velocity) và đa dạng (Variety) để yêu cầu phương thức phân tích và công nghệ riêng biệt để biến nó thành có giá trị.”Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia) Big Data được mô tả bởi những đặc trưng sau:

Volume (Dung lượng): Số lượng dữ liệu được tạo ra và lưu trữ Kích thước của dữ liệu xác định giá trị và tiềm năng insight- và liệu nó có thể thực sự được coi là Big Data hay không.

Variety (Tính đa dạng): Các dạng và kiểu của dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và các kiểu dữ liệu cũng có rất nhiều cấu trúc khác nhau.

Velocity (Vận tốc): Trong trường hợp này nghĩa là tốc độ các dữ liệu được tạo ra và xử lý để đáp ứng các nhu cầu và thách thức trên con đường tăng trưởng và phát triển.

2.1.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng được thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất vào kinh doanh Nói cách khác, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu để phản ánh việc sử dụng nhân lực, máy móc, trang thiết bị, để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh tế trong một giai đoạn nhất định.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính: là tài liệu phản ánh hoạt đoạn kinh doanh của công ty Nó sẽ thể hiện được đầy đủ và chi tiết về dòng tiền của doanh nghiệp, tạo ra bao nhiêu, sử dụng bao nhiêu, sử dụng có hiệu quản hay không? Để doanh nghiệp có thể đánh giá chi tiết nhất về hiệu quả kinh doanh, các nhà quản lý nên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Hiệu suất sử dụng lao động: Quá trình đánh giá hiệu suất lao động sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được năng suất lao động và so sánh với năng suất lao động cùng ngành từ đó đánh giá được việc sử dụng nguồn lao động có hiệu quả hay không.

Mức độ hài lòng của khách hàng: Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì nó phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và khiến họ hài lòng Nó quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp.

2.1.3 Vai trò của Big Data trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc phân tích dữ liệu (Big Data Analytics) sẽ đem đến cho doanh nghiệp và tổ chức sử dụng nó những kết quả quan trọng góp phần vào quá trình phát triển chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Những lợi ích mà Big Data đem lại:

Phân tích dự đoán: Big Data cung cấp nguồn dữ liệu chi tiết giúp cho các công cụ phân tích dự đoán kết quả theo cách chính xác nhất, từ đó giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn và giảm thiểu rủi ro bằng cách tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của họ.

Khai thác dữ liệu: Big Data cung cấp cho doanh nghiệp khả năng khai thác dữ liệu từ các nền tảng truyền thông khác nhau trên thị trường Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích, các doanh nghiệp trên khắp thế giới có thể dễ dàng hợp lý hóa các chiến lược Marketing kỹ thuật số của họ Nhờ đó, cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng Bên cạnh đó cho phép doanh nghiệp xác định những “điểm đau của khách hàng”, từ đó hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Tổng hợp thông tin hiệu quả: Big Data kết hợp thông tin liên quan từ nhiều nguồn để tạo ra thông tin chi tiết hữu ích Nó cho phép tất cả các công ty và tổ chức lọc ra cái gọi là “thông tin rác”, nhờ vậy cuối cùng giúp họ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Tăng trưởng doanh số/ doanh thu: công cụ phân tích của Big Data có thể xác định cách một số sản phẩm và dịch vụ nhất định đang hoạt động trên thị trường, cách khách hàng trên khắp thế giới phản ứng với sản phẩm và dịch vụ này Nắm bắt được những thông tin này, doanh nghiệp biết cách tăng trưởng doanh số bán hàng, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đáng kể Đánh giá thị trường và đối thủ: Big Data cho phép doanh nghiệp kiểm tra không chỉ thị trường mà cả cách thức đối thủ hoạt động bằng cách cung cấp thông tin về thị trường chung và chính sách của đối thủ hướng đến khách hàng Đó là các vấn đề mà ngoài Big Data ra thì không công cụ nào có thể trả lời được Điều này cho chúng ta thấy vai trò và tầm quan trọng của Big Data đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu.

Tình hình nghiên cứu

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Khai thác Big Data nói chung, đặc biệt ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, khi tìm kiếm trên Google scholar cho từ khóa “Big Data Analytics”, chỉ cần 0,03 giây đã cho ra hơn 1 triệu kết quả về các công trình nghiên cứu về phân tích Big Data Có thể thấy rằng sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ thông tin và sự gia tăng khổng lồ về dữ liệu đã khiến Big Data trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và đã có rất nhiều tác phẩm nổi bật nghiên cứu về tác động của Big Data đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm em đã chọn lọc để trình bày lại 5 nghiên cứu trên thế giới về đề tài này, đây đều là những công trình nghiên cứu điển hình trình bày rõ ràng những kiến thức, đặc trưng của Big Data đồng thời nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của Big Data đối với hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp.

(Fosso Wamba & cộng sự, 2015) đã nghiên cứu về “Những giá trị to lớn mà Big Data đem lại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” dựa trên một nghiên cứu điển hình chuyên sâu về việc sử dụng Big Data của The New - Dịch vụ khẩn cấp bang South Wales (NSW SES), Úc để cải thiện dịch vụ khẩn cấp phân phối, rút ra bài học cho việc sử dụng hiệu quả 'Big Data' Báo cáo đã cho thấy sự tăng lên đáng kể về hiệu quả phân phối dịch vụ khẩn cấp của NSW SES nhờ thiết lập mạng lưới dữ liệu với các tổ chức khí tượng, tiểu bang liên quan giải quyết các vấn đề thiết yếu, chẳng hạn như phát triển và phổ biến lũ lụt và bão chính thức cảnh báo Bên cạnh đó Big Data cũng giúp doanh nghiệp lập ra bản đồ dự đoán trường hợp khẩn cấp, từ đó cải thiện khả năng ứng phó cho các tình nguyện viên của mình trong các hoạt động khẩn cấp Qua đó nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng: Big Data đem lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp trên 5 khía cạnh: tạo ra sự minh bạch thông tin; cung cấp những thử nghiệm để doanh nghiệp khám phá nhu cầu, cải thiện hiệu suất; phân loại đối tượng để điều chỉnh chiên lược kinh doanh; tự động hóa việc ra quyết định kinh doanh và đổi mới mô hình kinh doanh

(Aleš Popovič & cộng sự, 2016) đã công bố công trình nghiên cứu về “Tác động của phân tích Big Data đối với hiệu quả kinh doanh của các công ty lớn” dựa trên nghiên cứu trường hợp so sánh về ba công ty sản xuất lớn với mức độ sử dụng BDA khác nhau (thử nghiệm, vừa phải và nặng) được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1: Tổng quan về các công ty

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu của mình bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với tổng số 13 nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Các cuộc phỏng vấn được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014 và kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ Kinh nghiệm của những người tham gia trả lời liên quan đến số năm làm việc trong ngành và thời gian làm việc cho doanh nghiệp được trình bày trong Bảng 2:

Bảng 2: Đặc điểm của người trả lời

Các cuộc phỏng vấn chiều dọc về việc các cá nhân được phỏng vấn nhằm mục đích thu thập hiểu biết sâu sắc về tổ chức trước và sau khi áp dụng BDA và có thể so sánh và cung cấp thông tin về kinh nghiệm của họ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng của BDA (về nguồn dữ liệu, truy cập, tích hợp và phân phối, khả năng phân tích và chuyên môn của mọi người) cùng với sự sẵn sàng của tổ chức và các yếu tố quản trị (chẳng hạn như chiến lược BDA, hỗ trợ quản lý hàng đầu, nguồn lực tài chính, IT và nhân lực) tạo điều kiện sử dụng tốt hơn BDA trong quyết định kinh doanh và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh ý nghĩa quản lý quan trọng liên quan đến tác động của BDA đối với việc trao quyền cho nhân viên và cách BDA có thể được tích hợp vào các tổ chức để tăng cường hơn là thay thế khả năng quản lý.

(Samppa Suoniemi & cộng sự, 2020) đã nghiên cứu về “ảnh hưởng của Big Data đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” tập trung vào 2 vai trò chính là: khả năng định hướng thị trường và hình thành chiến lược kinh doanh Những tác động đó được biểu diễn bằng mô hình như sau:

Mô hình 1: Tác động của BDR đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Khác với 2 nghiên cứu trên khi xem xét trình độ phát triển CNTT như một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu được hiệu suất cao từ việc nghiên cứu Big Data, nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng “các nguồn lực CNTT chiến lược nhìn chung không dẫn đến hiệu suất vượt trội của công ty, nhưng những thứ ảnh hưởng đến các nguồn lực chiến lược bổ sung khác trong quy trình kinh doanh có thể mang lại lợi thế cạnh tranh” Nghiên cứu chỉ ra BDR có ảnh hưởng tích cực đến MC, cải thiện và nâng cao

MC, từ đó MC có thể hiếm, có giá trị, không thể thay thế, và không thể bắt chước một cách hoàn hảo và do đó có tiềm năng cho hiệu suất vượt trội và lợi thế cạnh tranh Những phát hiện cho thấy tác động gián tiếp của BDR đối với hiệu suất doanh nghiệp được tận dụng trong các quy trình tiếp thị của công ty là đáng kể (hệ số = 0,34, p < 0,01) Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty tăng 11-12% có thể là do chiến lược khoản đầu tư vào BDR Ngược lại, nghiên cứu giá trị kinh doanh CNTT trước đây đã phát hiện ra rằng đầu tư CNTT vào tài nguyên kinh doanh thông minh, trước khi xuất hiện công nghệ Big Data, cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty chỉ 5–6%.

(Garmaki & cộng sự, 2016) nghiên cứu về “ảnh hưởng của khả năng phân tích Big Data đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” sử dụng khảo sát để thu thập dữ liệu từ CIO giữa các doanh nghiệp đã đầu tư vào quy trình BDA Kết quả được trình bày dưới mô hình sau:

Mô hình 2: Ảnh hưởng của năng lực BDA đến hiệu quả hoạt động của công ty H1: Khả năng BDA của công ty có tác động tích cực đáng kể đến hiệu suất hoạt động. H2: Năng lực BDA của công ty có tác động gián tiếp tích cực đáng kể đến hiệu quả tài chính và thị trường, đó là trung gian thông qua một tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động.

Các phát hiện chỉ ra rằng khả năng phân tích Big Data ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của công ty Các công ty có khả năng phân tích cao hơn có nhiều khả năng có hiệu suất tài chính, đổi mới và sự hài lòng của khách hàng cao hơn Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách Nó gợi ý rằng các công ty nên đầu tư vào việc phát triển khả năng phân tích Big Data để cải thiện hiệu suất của họ Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể hỗ trợ các công ty bằng cách cung cấp tài nguyên và đào tạo để nâng cao khả năng phân tích của họ Nhìn chung, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của phân tích Big Data trong việc cải thiện hiệu suất và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

(Varun Grover & cộng sự, 2018) nghiên cứu vấn đề “Tạo giá trị kinh doanh chiến lược từ phân tích Big Data: Khung nghiên cứu" đề xuất một khuôn khổ để tạo giá trị kinh doanh chiến lược từ phân tích Big Data Khung bao gồm bốn thành phần: dữ liệu, phân tích, ra quyết định và tạo giá trị Nghiên cứu đã sử dụng một đánh giá tài liệu có hệ thống để xác định nghiên cứu hiện có về phân tích Big Data và giá trị kinh doanh chiến lược Các tác giả nhận thấy rằng nghiên cứu hiện tại tập trung chủ yếu vào các thành phần dữ liệu và phân tích của khung và bỏ qua các thành phần tạo ra giá trị và ra quyết định Họ lập luận rằng nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào toàn bộ khuôn khổ để tạo ra giá trị kinh doanh chiến lược từ các phân tích Big Data Nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phân tích Big Data ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của công ty Tuy nhiên, hiệu quả không phải là ngay lập tức và cần thời gian để phát triển Các tác giả gợi ý rằng các công ty nên tập trung vào việc phát triển khả năng phân tích Big Data của họ trong thời gian dài để thấy được những cải thiện đáng kể trong hoạt động của công ty.

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, Big Data cũng đang là một trong những chủ đề “nóng bỏng” thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý để nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này Tuy nhiên việc ứng dụng Big Data trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu và có sự chênh lệch về khả năng ứng dụng giữa các ngành kinh tế nên phần lớn các công trình nghiên cứu đã được công bố thường tập trung nghiên cứu về tác động của Big Data đến hiệu quả hoạt động của 1 số ngành cụ thể, có thể kể đến như:

(Phan Thanh Đức & cộng sự, 2019) nghiên cứu "Ứng dụng Big Data trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” tìm hiểu về việc sử dụng Big Data trong quản trị quan hệ khách hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Nghiên cứu này đã đề xuất một khung làm việc để giúp các ngân hàng sử dụng Big Data để quản lý khách hàng một cách hiệu quả Các tác giả đã phát hiện ra rằng việc sử dụng Big Data có thể giúp các ngân hàng cải thiện quản lý khách hàng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, các ngân hàng cần phải đầu tư vào hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân viên để sử dụng Big Data Nghiên cứu cũng đề cập đến một số thách thức khi sử dụng Big Data, bao gồm việc đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng và khả năng phân tích và xử lý Big Data Các tác giả đề xuất rằng các ngân hàng cần phải có một chiến lược rõ ràng để sử dụng Big Data và đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng.

Trịnh Thu Trang (2019) nghiên cứu "Lợi ích của Big Data đối với Doanh nghiệp Thương mại điện tử trong nước và toàn cầu" khám phá những lợi ích của việc sử dụng Big Data trong các doanh nghiệp thương mại điện tử (Amazon, Ebay, Alibaba, Lazada) Nghiên cứu cho thấy Big Data có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng doanh số bằng cách cung cấp thông tin về hành vi và sở thích của khách hàng Nghiên cứu cũng đề xuất các doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ và nhân sự để hiệu quả thu thập, lưu trữ và phân tích Big Data để hoàn toàn tận dụng được những lợi ích tiềm năng của nó.

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Đánh giá ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: Đánh giá tình hình sử dụng Big Data trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Phân tích ảnh hưởng của Big Data đến năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đánh giá tác động của Big Data đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp để tận dụng tiềm năng của Big Data trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Những mục tiêu cụ thể này sẽ giúp nghiên cứu đánh giá và phân tích được tác động của Big Data đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp để các doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng củaBig Data trong hoạt động kinh doanh của mình.

Phương pháp nghiên cứu

Xác định các nguồn dữ liệu phù hợp: Bạn có thể tìm kiếm các trang web thống kê, trang web của các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức nghiên cứu để tìm các nguồn dữ liệu phù hợp Ví dụ: Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, các trang web của các cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trang web của các tổ chức nghiên cứu như VIFORES, VCCI, IPPG

Xác định các bộ dữ liệu cần thu thập: Sau khi xác định được nguồn dữ liệu phù hợp, bạn có thể xác định các bộ dữ liệu cần thu thập Ví dụ: số liệu về tình hình kinh tế, dân số, giá cả, tình hình thương mại, thông tin về các ngành công nghiệp

Thu thập dữ liệu: Bạn có thể sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu tự động hoặc thu thập dữ liệu thủ công để lấy dữ liệu từ các nguồn này Ví dụ: sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu như Scrapy, Beautiful Soup, hoặc lấy dữ liệu thủ công bằng cách tải xuống các tệp dữ liệu trên trang web.

Xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập được dữ liệu, bạn có thể sử dụng các công cụ và phần mềm để xử lý và phân tích dữ liệu để tìm ra các thông tin cần thiết Ví dụ: sử dụng các công cụ như Excel, Python, R để xử lý và phân tích dữ liệu.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Tìm hiểu dựa trên các tài liệu có sẵn, các trang web, sách, báo, tạp chí học thuật, tạp chí chuyên ngành, tạp chí thương mại, những nghiên cứu, giáo trình, ấn bản của chính phủ, báo cáo của hội nghị, công ty, tổ chức có liên quan đến đề tài đưa ra.

Dữ liệu sơ cấp: Nhóm tác giả tiến hành các thảo luận, khảo sát ý kiến từ các đối tượng phù hợp với đề tài và các chuyên gia trong lĩnh vực.

Khảo sát trực tuyến: Tạo một bảng khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp về việc sử dụng Big Data trong hoạt động kinh doanh của họ.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Forms, SurveyMonkey để tạo bảng khảo sát trực tuyến.

Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Big Data và kinh doanh để thu thập ý kiến của họ về sự ảnh hưởng của Big Data đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phỏng vấn có thể được tiến hành trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông trực tuyến như Skype, Zoom.

Nghiên cứu mức độ ứng dụng Big Data trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Loại nghiên cứu: định lượng

Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trực tuyến (online survey)

Kích thước mẫu: 100 Đối tượng: CEO, cán bộ quản lý bộ phận Nghiệp vụ, Công nghệ thông tin, Dữ liệu,

Hạ tầng Công nghệ,… trong các doanh nghiệp đã ứng dụng Big Data tại Hà Nội và Tp

Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu sử dụng nhằm xác định mức độ trưởng thành Big Data tại các doanh nghiệp Việt Nam trên 5 khía cạnh:

(2) Dữ liệu và Phân tích dữ liệu.

(3) Công nghệ và Cơ sở hạ tầng.

(4) Tổ chức và Kỹ năng.

(5) Quản lý và Quy trình.

Bằng cách trả lời những câu hỏi này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác định mức độ trưởng thành của dữ liệu lớn và xác định các lĩnh vực cần cải thiện đồng thời cung cấp thông tin chuyên sâu về cách Big Data đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ.

Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian tham gia khảo sát của chúng tôi Mục đích của cuộc khảo sát này là để hiểu rõ hơn về mức độ ứng dụng dữ liệu lớn trong các doanh nghiệp tại Việt Nam Câu trả lời của bạn sẽ được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Vui lòng trả lời các câu hỏi sau theo sự hiểu biết tốt nhất của bạn Phản hồi của bạn sẽ giúp chúng tôi hiểu được hiện trạng triển khai dữ liệu lớn tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Phần 1: Thông tin nhân khẩu học

Câu 1: Bạn bao nhiêu tuổi?

Câu 2: Giới tính của bạn là gì?

Không muốn nêu cụ thể

Câu 3: Chức vụ hiện tại của bạn là gì?

Câu 4: Tên của công ty bạn làm việc là gì?

Câu 5: Có bao nhiêu nhân viên trong công ty của bạn? Ít hơn 50

Phần 2: Ứng dụng Big Data trong Doanh nghiệp

2.1 Câu hỏi khảo sát về tình trạng ứng dụng Big Data tại các doanh nghiệp: Câu 1: Công ty của bạn đã sử dụng dữ liệu lớn được bao lâu rồi?

Câu 2: Những lý do chính để công ty của bạn sử dụng dữ liệu lớn là gì? (Có thể chọn nhiều phương án) Để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng Để cải thiện việc ra quyết định Để tăng hiệu quả hoạt động Để xác định các cơ hội kinh doanh mới Để cải thiện việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ

Khác (vui lòng nêu rõ):

Câu 3: Trong doanh nghiệp của bạn, Big Data được sử dụng trong những lĩnh vực nào? (vui lòng chọn tất cả những lựa chọn phù hợp)

Khách hàng và quản lý mối quan hệ khách hàng

Phát triển sản phẩm và dịch vụ

Quản lý tài chính và chiến lược kinh doanh

Quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất

Khác (vui lòng chỉ rõ)

Câu 4: Độ lớn của dữ liệu mà doanh nghiệp của bạn thu thập và xử lý hàng ngày là bao nhiêu?

Câu 5: Doanh nghiệp của bạn sử dụng công nghệ nào để lưu trữ và xử lý Big Data? Hadoop

Khác (vui lòng chỉ rõ)

Câu 6: Trong quá trình sử dụng Big Data, doanh nghiệp của bạn đã gặp phải những thách thức gì? (vui lòng chọn tất cả những lựa chọn phù hợp)

Vấn đề về bảo mật dữ liệu

Khó khăn trong việc tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau

Không có đủ kỹ năng và năng lực để xử lý dữ liệu

Chi phí cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu quá cao

Không thể tìm kiếm được thông tin và dữ liệu cần thiết

Khác (vui lòng chỉ rõ)

Câu 7: Bạn cho rằng Big Data đã giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện năng suất làm việc của nhân viên không?

2.2 Câu hỏi khảo sát về mức độ ứng dụng Big Data tại các doanh nghiệp cho các mục đích cụ thể:

Câu 1: Định hướng chiến lược

Doanh nghiệp có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng về dữ liệu lớn chưa ?Doanh nghiệp đã thiết lập các mục tiêu và mục tiêu cụ thể cho dữ liệu lớn chưa?

Các sáng kiến dữ liệu lớn có phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể không?

Câu 2: Dữ liệu và Phân tích dữ liệu

Doanh nghiệp có hiểu rõ về dữ liệu mà họ thu thập không?

Nguồn dữ liệu và chất lượng dữ liệu có được giám sát và quản lý không? Doanh nghiệp có khung quản trị dữ liệu được xác định rõ ràng không? Doanh nghiệp có sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu sâu hơn và tạo ra giá trị không?

Câu 3: Cơ sở hạ tầng công nghệ và cơ sở vật chất

Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm cần thiết để quản lý dữ liệu lớn hiệu quả không?

Cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng, an toàn và đáng tin cậy không?

Có cơ chế lưu trữ và truy xuất dữ liệu mạnh mẽ không?

Câu 4: Tổ chức và Kỹ năng

Doanh nghiệp có đội ngũ chuyên quản lý dữ liệu lớn không?

Các thành viên trong nhóm có được đào tạo và có kỹ năng về các công cụ và công nghệ dữ liệu lớn không?

Doanh nghiệp có văn hóa ra quyết định dựa trên dữ liệu không?

Câu 5: Quản lý và Quy trình

Doanh nghiệp đã có quy trình quản lý dữ liệu lớn chưa?

Có sự hiểu biết rõ ràng về vai trò và trách nhiệm liên quan đến dữ liệu lớn không?

Có cơ chế đo lường và giám sát hiệu suất và kết quả của dữ liệu lớn không? Phần 3: Phản hồi bổ sung

Bạn có phản hồi hay nhận xét gì thêm về việc sử dụng dữ liệu lớn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam không?

Theo bạn, lợi ích và hạn chế của việc sử dụng dữ liệu lớn trong doanh nghiệp Việt Nam là gì?

Cảm ơn vì sự tham gia của bạn Chúng tôi đánh giá rất cao câu trả lời của bạn.

Phân vùng câu hỏi Số lượng câu hỏi đóng Số lượng câu hỏi mở Mức độ

Tình trạng ứng dụng Big Data 7 0 sơ cấp → trung cấp Định hướng chiến lược 0 3 cao cấp

Dữ liệu và phân tích dữ liệu 0 4 cao cấp

Cơ sở hạ tầng công 0 3 cao cấp

Phân vùng câu hỏi Số lượng câu hỏi đóng Số lượng câu hỏi mở Mức độ nghệ và cơ sở vật chất

Tổ chức và kỹ năng 0 3 cao cấp

Quản lý và quy trình 0 3 cao cấp

Phản hồi bổ sung 0 2 trung cấp

Bảng 3: Số lượng câu hỏi và phân vùng câu hỏi theo phương pháp Hortonworks

Nội dung nghiên cứu (dự kiến)

Chương 1: Lời mở đầu/ giới thiệu về đề tài

1 Lý do chọn đề tài

1.3 Điểm mới của đề tài/ vấn đề mà nhóm lựa chọn

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

1 Các khái niệm, thuật ngữ và các lý thuyết liên quan

1.4 Ảnh hưởng của ứng dụng Big Data đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Big Data

3 Thực trạng ứng dụng Big Data trong kinh doanh

3.1 Mức độ ứng dụng theo vị trí địa lý

3.2 Mức độ ứng dụng theo lĩnh vực kinh doanh

3.3 Khả năng nắm bắt, ứng dụng Big Data của các doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

2 Giải thích các nhóm thông tin cần thu thập

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

4 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu

4.1 Nguồn thu thập dữ liệu

7 Mô tả bảng câu hỏi khảo sát

8 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

8.1 Xuất và làm sạch dữ liệu khảo sát

8.2 Khởi tạo và bổ sung biến từ những biến có sẵn

Chương 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ứng dụng Big Data đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

1.1 Big Data - Công cụ tiềm năng của các doanh nghiệp

1.2 Kỳ vọng của các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng ứng dụng của Big Data trong những năm tới

2 Đánh giá, nhận xét kết quả

2.1 Sự phù hợp của kết quả với giả thuyết, dự kiến

3.2 Vấn đề đã giải quyết

3.3 Vấn đề chưa giải quyết, phát sinh mới

Chương 5: Kết luận và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng Big Data đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

2 Dự báo xu hướng ứng dụng Big Data trong doanh nghiệp

2.2 Dự báo xu hướng ứng dụng Big Data trong doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030

3 Giải pháp nâng cao mối quan hệ ứng dụng Big Data và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

4 Kiến nghị đến các bên liên quan

4.1 Kiến nghị với chính phủ

4.2 Kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ

4.3 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.4 Kiến nghị với doanh nghiệp

5 Khả năng ứng dụng của đề tài

Trên đây, nhóm chúng em đã trình bày các ý tưởng và quy trình nghiên cứu dự kiến của chúng em để tiến hành tổng quan tài liệu về ảnh hưởng của Big Data đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam Với thực tế là Big Data đang đóng góp ngày càng nhiều cả về chiều rộng và chiều sâu vào mọi mặt của nền kinh tế ở Việt Nam, qua nghiên cứu này, chúng em hy vọng sẽ mang đến những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn Ngoài ra, chúng em kỳ vọng rằng nghiên cứu của chúng em sẽ cung cấp một hướng dẫn tốt cho các nghiên cứu trong tương lai về phát huy vai trò của việc phân tích dữ liệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao hiệu suất kinh doanh, chuyển đổi chiến lược trong giai đoạn đổi mới, nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 ‘Big Data’ (2014), Wikipedia, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023 https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%AF_li%E1%BB%87u_l%E1%BB

2 Đức Anh (2022), Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023 https://www.sapo.vn/blog/cac-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-kinh-doanh

3 GSOT, Big Data: Lợi ích thực sự mà đổi mới công nghệ này mang lại, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023 https://gsotgroup.vn/big-data-loi-ich-thuc-su-ma-doi-moi-cong-nghe-nay-mang- lai.html#:~:text=L%E1%BB%A3i%20%C3%ADch%20l%E1%BB%9Bn%20nh

%99ng%20tr%C3%AAn%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

4 Phan Thanh Đức, Chu Thị Hồng Hải, Đình Trọng Hiếu, Chu Văn Huy và Ngô Thùy Linh, (2019), Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 203, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023

5 Trịnh Thu Trang, (2019), Nghiên cứu về lợi ích của Dữ liệu lớn - Big Data với doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước và thế giới, Tạp Chí Công Thương, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023

6 Võ Thị Bích Hà, (2018), ‘Phân tích ảnh hưởng của Big Data đến quá trình phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp kiểm toán của Việt Nam’, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7 Samuel Fosso Wambaa, Shahriar Akterb, Andrew Edwardsc, Geoffrey Chopind & Denis Gnanzoue (2015), ‘How ‘Big Data’ can make big impact: Findings from a systematic review and a longitudinal case study’, International Journal of Production Economics, 165, 234-246, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023

8 Aleš Popovič, Ray Hackney, Rana Tassabehji & Mauro Castelli, (2016), The impact of Big Data analytics on firms’ high value business performance, truy cập lần cuối 21 tháng 4 năm 2023 https://bura.brunel.ac.uk/bitstream/2438/13403/3/FullText.pdf

9 Samppa Suoniemi, Lars Meyer-Waarden, Andreas Munzel, Alex Ricardo Zablah, Detmar Straub, (2020), Big data and firm performance: The roles of market- directed capabilities and business strategy, Information & Management, 57(7),

103365, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023

10 Garmaki, Mahda; Boughzala, Imed; and Wamba, Samuel Fosso, (2016), The effect of Big Data analytics capability on firm performance, Pacific Asia Conference On Information Systems (PACIS), 301, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2023 https://aisel.aisnet.org/pacis2016/301

11 Varun grover, Roger H.L Chiang, Ting-Peng Liang, Dongsong Zhang, 2018, Creating Strategic Business Value from Big Data Analytics: A Research Framework, Journal of Management Information Systems, 35(2), 388-423 ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Thành viên Nhận xét % đóng góp

Gương mẫu, trợ giúp các thành viên trong quá trình làm bài, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Tham gia đóng góp nhiệt tình, bài làm chỉn chu, có trách nhiệm, đầu tư, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Tham gia nhiệt tình, luôn hoàn thành sớm deadline, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Chưa đầu tư thời gian vào bài làm nhóm, hoàn thành đủ nhiệm vụ của mình

52 phương pháp nghiên cứu kho…

Go to course ĐỀ LIVE 1605 - ăgjawjguoawghljhaeg phương pháp nghiê… 100% (3) 5

PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU KINH TẾ XÃ HỘI phương pháp nghiê… 100% (3) 42 ĐỀ XUẤT PPNC CUỐI

KỲ - Siêu chi tiết và… phương pháp nghiê… 100% (2) 11

Trắc nghiệm PPNC phương pháp nghiê… 100% (2) 28

Kinh tế chính trị - hhee Japanese 5 None 1

2 - Problems Solutions English Internal None 1

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN