1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử của sinh viên k60 trường đại học ngoại thương

46 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Stress Đến Hành Vi Ứng Xử Của Sinh Viên K60 Trường Đại Học Ngoại Thương
Tác giả Dương Thị Tú, Đoàn Xuân Giang, Hoàng Thị Thu Hiền, Trương Cẩm Ly, Nguyễn Thu Trang
Người hướng dẫn Trần Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 5,74 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng stresslên hành vi ứng xử của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương.- Đề tài chỉ tập trung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

***

TIỂU LUẬN NHÓM

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS ĐẾN

HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN K60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Họ và tên sinh viên 2: Đoàn Xuân Giang MSV: 2117120002

Họ và tên sinh viên 3: Hoàng Thị Thu Hiền MSV: 2111110093

Họ và tên sinh viên 4: Trương Cẩm Ly MSV: 2111120005

Họ và tên sinh viên 5: Nguyễn Thu Trang

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thu Trang

MSV: 2111110286

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài……… ……… ……… ……… 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… ……… ……… 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ……… ……… 4

4 Phương pháp nghiên cứu……… ……… ……… ………… 4

5 Kết cấu đề tài…… ……… ……… ……… ……… 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STRESS VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS ĐẾN HÀNH VI ỨNG XỬ 1.1 Khái niệm về stress và các giai đoạn phản ứng của stress……… 7

1.2 Thực trạng chung của stress……… ……… ……… 9

1.3 Phân loại stress……… ……… ……… 10

1.4 Biểu hiện của stress……… ……… ……… 11

1.5 Nguyên nhân của stress……… ……… ……… 13

1.6 Khái niệm hành vi ứng xử……… ……… ……… 15

1.7 Ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử……… ……… 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS ĐẾN HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN K60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 2.1 Thông tin về đối tượng khảo sát……… ……… 18

2.2 Thực trạng về vấn đề stress của sinh viên K60 FTU……… 19

2.3 Nguyên nhân gây ra vấn đề stress của sinh viên K60 FTU………… 21

2.4 Ảnh hưởng của vấn đề stress đến hành vi ứng xử của sinh viên …… 25 K60 FTU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG

Trang 3

STRESS CỦA SINH VIÊN K60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

3.1 Với cá nhân sinh viên……… ……… ……… 29

3.2 Với gia đình……… ……… ……… ……… 32

3.3 Với Nhà trường……… ……… ……… 34

KẾT LUẬN……… ……… ……… ……… ……… 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… ……… ………… … 38

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay cùng với sự bùng nổ thông tin và sự tiến bộ vượt bậc củakhoa học công nghệ, đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng đa dạng và phongphú để thích ứng với điều kiện môi trường luôn chuyển biến Bên cạnh việc cải thiệnđiều kiện sống của con người, sự phát triển của xã hội cũng gây nên những hệ lụy tiêucực, trở thành những tác nhân gây stress cho con người nhiều hơn Nhiều nhà nghiêncứu về stress cho rằng xã hội ngày càng phát triển, càng hiện đại thì nguy cơ bị stresscủa con người ngày càng cao Thật vậy, trong những năm gần đây stress trở thành mộtvấn đề phổ biến trong đời sống xã hội Hầu hết mọi người đã quen thuộc với thuật ngữstress: stress có mặt trong mọi biến cố của cuộc sống, stress xuất hiện ở mọi nơi, mọihoàn cảnh sống của con người Stress (căng thẳng tâm lý) là một phần tất yếu, khôngthể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người Stress luôn tồn tại trong xung quanh đờisống chúng ta, từ nam giới tới nữ giới, từ trẻ em, thanh thiếu niên tới người già Vớisinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đổi lớn về điều kiện sống, học tập,thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội, thì nguy cơ bị stress lại càng caohơn Để làm quen thích ứng với hoàn cảnh, môi trường mới, đồng thời để khẳng địnhmình trước gia đình và xã hội, sinh viên phải nỗ lực, cố gắng phát huy hết những khảnăng Họ luôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi các giải pháp khác nhau trong việc tự lập vàkhẳng định bản thân mình Chính điều đó sẽ tạo áp lực làm cho sinh viên dễ bị stresstrong cuộc sống Có thể thấy, vấn đề về stress ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống vậtchất và tinh thần của sinh viên Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về ảnhhưởng của stress tới đời sống sinh viên, đặc biệt là sinh viên K60 Trường Đại họcNgoại thương, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của stress đến hành viứng xử của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương với gia đình ” cho tiểu luận

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nguyên nhân, biểu hiện và ảnh hưởng củastress lên hành vi ứng xử trong đời sống ở sinh viên nhằm tìm ra các biện pháp giúp

Trang 5

nâng cao hiểu biết cho sinh viên về hiện tượng stress từ đó sinh viên sẽ biết cách ứngphó, hạn chế được những hành vi ứng xử tiêu cực trong đời sống.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

2.2.1 Nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về ảnh hưởng của stress đến

hành vi ứng xử của con người trong đời sống nhằm xây dựng định hướng cho việcnghiên cứu thực tiễn

2.2.2 Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng stress và ảnh hưởng của stress đến

hành vi ứng xử của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương Từ đó đề xuất một

số kiến nghị giúp giảm thiểu stress và ảnh hưởng của nó

3 Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử của sinh viênK60 Trường Đại học Ngoại thương

3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Khái niệm các phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp điều tra khảo sát nhằmmục đích thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của stressđến hành vi ứng xử của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương, qua đó phân tíchcác số liệu thu thập được từ đối tượng nghiên cứu để đưa ra các phân tích đánh giá cácảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử của sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

4.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Trang 6

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập ( TS.Phan ThếCông, 2020, Phương pháp nghiên cứu khoa học, tr.10)

Nhóm nghiên cứu sẽ thu thập các dữ liệu sơ cấp bằng cách sử dụng phươngpháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng-két): là một phương pháp phỏng vấnviết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Ngườiđược hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo mộtquy ước nào đó (Nghiên cứu khoa học là gì?, Pierre Joliot, tr17, xb:2021) Nhómnghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp điều tra bảng hỏi bằng cách lập form khảo sát đểcho các sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại Thương điền các thông tin và ý kiến cánhân

4.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do nhóm nghiên cứu tham khảo từ các nguồn thông tin củangười khác thu thập(VD:các bài báo, báo cáo, sách ) Sử dụng cho các mục đích cóthể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệuchưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Như vậy, dữ liệu thứ cấp là

dữ liệu tham khảo từ các nguồn không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập(TS.Phan Thế Công, 2020, Phương pháp nghiên cứu khoa học, tr.10)

4.1.2 Phương pháp phân tích đánh giá

- Phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences: là một gói phầnmềm được sử dụng để phân tích thống kê theo lô và theo lô có tính logic Đượcsản xuất từ lâu bởi SPSS Inc và được tập đoàn IBM mua lại năm 2009 Phiênbản hiện hành (2015) được đặt tên chính thức là IBM SPSS Statistics

- Logic suy luận:

Diễn dịch (deductive reasoning): là một phương pháp suy luận nhờ dựa vào cácquy luật lý luận để rút ra kết quả tất yếu từ một (hay nhiều) mệnh đề gọi là tiền đề.(SựTiến Hóa Sáng Tạo, Henri Bergson, tr160, Xb:1907)

4.2 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Kinh tế

kinh doanh 100% (1)

9

Tự làm Kinh-tế-kinh-doanh

Trang 8

Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp phân tích định lượng trong đó có cácphương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp gồm điều tra bằng bảng hỏi từđối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử của sinh viên K60Trường Đại học Ngoại thương kết hợp với việc sử dụng phần mềm SPSS (StatisticalPackage for the Social Sciences), qua đó phân tích các số liệu thu thập được từ đốitượng nghiên cứu để đưa ra các phân tích đánh giá ảnh hưởng của stress đến hành viứng xử của sinh viên K60.

4.2.1 Thu thập dữ liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp:

Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng những thông tin thu thập từ bảng khảo sát để trìnhbày các cơ sở lý luận và giải pháp cho bài nghiên cứu Thu thập thông tin từ bảng hỏiNhóm nghiên cứu sẽ thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu thông qua các câu hỏibao gồm: Các câu hỏi đánh giá mức độ stress ảnh hưởng như thế nào đến hành vi ứng

xử của sinh viên, sinh viên trả lời theo 5 cấp độ được đưa ra Tiếp theo là các câu hỏi

về sinh viên thường gặp stress về vấn đề gì trong cuộc sống, sinh viên trả lời theo cácđáp án gợi ý đã cho hoặc đáp án khác Và cuối cùng là các câu hỏi về cách ứng phócủa sinh viên khi bị stress, sinh viên trả lời theo các đáp án gợi ý đã cho hoặc đáp ánkhác

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:

Nhóm nghiên cứu sẽ thu thập những dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, khôngphải do nhóm nghiên cứu thu thập, đó là các thông tin trên sách báo, mạng internet,các phương tiện thông tin đại chúng và dữ liệu đó đã được công bố kèm theo thông tincác nguồn tài liệu đã được trích dẫn Nhóm nghiên cứu sử dụng tài liệu đó trình bàycác cơ sở lý luận và giải pháp cho bài nghiên cứu

4.2.2 Phân tích và đánh giá

- Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences):

Nhóm nghiên cứu sẽ đưa các dữ liệu thu thập được từ bảng khảo sát vào phần

Bài tập phần IV - Bài tập chưa có lời giải

Trang 9

mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để phần mềm xử lý số liệu,phân tích thực trạng, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử củasinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương.

- Logic suy luận

Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phươngpháp suy luận diễn dịch (deductive reasoning) đưa ra các kết luận về nghiên cứu:

● Thực trạng stress của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương

● Biểu hiện stress của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương

● Nguyên nhân gây ra stress của sinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương

● Ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử của sinh viên K60 Trường Đại họcNgoại thương

● Đề xuất nhằm giải quyết tình trạng stress và ảnh hưởng của stress đến sinh viênK60 Đại học Ngoại Thương Trong đó:

- Giải pháp đối với cá nhân sinh viên

- Giải pháp đối với gia đình

- Giải pháp đối với nhà trường

5 Kết cấu đề tài

Bài tiểu luận có kết cấu 3 phần Lời mở đầu đề cập đến lý do chọn đề tài, mụcđích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiêncứu, kết cấu đề tài Tiếp theo, nội dung bài tiểu luận bao gồm 3 chương Chương 1 làtổng quan về stress và ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử, trong đó tổng hợpnhững lý thuyết, khái niệm về stress và ảnh hưởng của stress Chương 2 phân tích thựctrạng, nguyên nhân của stress, đặc biệt là ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử củasinh viên K60 Trường Đại học Ngoại thương thông qua khảo sát đã được thực hiện.Chương 3 trình bày một số đề xuất với cá nhân sinh viên, gia đình, Nhà trường nhằmgiảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng của stress đến sinh viên K60 Trường Đại họcNgoại thương Cuối cùng là phần kết luận khái quát lại đề tài nghiên cứu

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STRESS VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS ĐẾN

HÀNH VI ỨNG XỬ 1.1 Khái niệm về stress và các giai đoạn phản ứng của stress

1.1.1 Khái niệm về stress

Thuật ngữ 'stress' bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là 'bị kéo căng ra'.Lúc đầu, thuật ngữ stress được sử dụng trong Vật lý học, để chỉ sức nén mà một loạivật liệu phải chịu đựng

Stress là một khái niệm khó giải thích và nắm bắt ý nghĩa Mặc dù định nghĩa

về stress là khó khăn, nhưng thực tế tất cả chúng ta đã trải nghiệm stress ở nhiều khíacạnh khác nhau trong đời sống: ở nhà, ở trường học, công việc làm

Nhìn chung, Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh xảy ra khi cơ thể phải chịu

áp lực hoặc cố gắng thích nghi với các yếu tố từ bên trong hoặc bên ngoài Các tácnhân gây ra phản ứng này được gọi là tác nhân gây stress Stress có triệu chứng rất đadạng bao gồm các biểu hiện về mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi và thể chất

1.1.2 Các giai đoạn phản ứng của stress

Theo H Selye, phản ứng stress được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn báođộng, giai đoạn chống đỡ và giai đoạn kiệt sức

Trang 11

1.1.2.1 Giai đoạn báo động

Trong các giai đoạn khủng hoảng tâm lý thì giai đoạn báo động chính là giaiđoạn đầu tiên Đây là giai đoạn mà cơ thể có những phản ứng sốc do cơ thể chưa có sựchuẩn bị cho tình huống xảy ra

Trạng thái sốc này khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương Thườngthì giai đoạn này sẽ kéo dài từ vài phút đến 24 giờ Nếu như tình trạng sốc không dẫntới cái chết thì sau đó cơ thể sẽ tự cân bằng trở lại và có phương pháp tự vệ để bảo vệbản thân (hành vi tháo chạy, né tránh hoàn cảnh,…) Nếu tồn tại được thì các phản ứng

sẽ chuyển sang giai đoạn chống đỡ

1.1.2.2 Giai đoạn chống đỡ (giai đoạn thích nghi)

Trong giai đoạn này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống đỡ

và điều hòa các rối loạn ban đầu Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thểlàm chủ được tình huống stress, lập lại các trạng thái cân bằng nội môi (homeostasis)

và tạo ra sự cân bằng mới với môi trường bên ngoài Giai đoạn này còn được gọi làgiai đoạn chống đỡ

Trong một tình huống stress bình thường, chủ thể đáp ứng lại bằng hai giaiđoạn báo động và chống đỡ

Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm, sinh lí cơ thể đượcphục hồi Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá trình phục hồi khôngxảy ra và chuyển sang giai đoạn suy kiệt

1.1.2.3 Giai đoạn kiệt sức ( stress tâm lý trở thành bệnh lý)

Phản ứng của stress có thể trở thành bệnh lý khi tình huống Stress hoặc quá bấtngờ, dữ dội

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của stress mà giai đoạn này đến sớm hay muộn.Khi một người chống lại sự căng thẳng trong thời gian quá lâu thì người đó sẽ kiệt sức.Tại thời điểm kiệt sức này, cơ thể không còn tài nguyên và không thể xử lý được cácyếu tố gây ra căng thẳng

Những căn bệnh như lo lắng, trầm cảm, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh tựmiễn, béo phì, bệnh tiểu đường và thậm chí là căn bệnh ung thư chính là những hậuquả do stress gây ra Giai đoạn kiệt sức cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất trong

số các giai đoạn của stress

Trang 12

1.2 Thực trạng về stress

Stress có thể xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiềutháng, nhiều năm Bên cạnh những ảnh hưởng về chất lượng cuộc sống, căng thẳngkéo dài được xem là yếu tố/ nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các rối loạn tâm thần nhưtrầm cảm, rối loạn lo âu,… Thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam vào năm 2017 cho thấy,khoảng 15% dân số nước ta mắc các rối loạn có liên quan đến stress

Trong cuộc sống hiện đại thì ở mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đều có nguy

cơ bị stress, trong độ tuổi từ 18-25 là lứa tuổi chịu nhiều tác động hay những sự kiện,biến cố trong học tập, gia đình, công việc và cuộc sống, đặc biệt là sinh viên Theothống kê cho thấy có tới 48,2% số sinh viên bị stress, trong đó có khoảng 7% là stressnặng và dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm hay lo âu Sinh viên cũng làlực lượng lao động chính trong tương lai gần, điều đáng lo ngại ở đây nếu không đượcphòng ngừa và điều trị kịp thời thì stress sẽ để lại một hậu quả rất nghiêm trọng đốivới bản thân sinh viên, gia đình và toàn xã hội

Tại Mỹ, theo nghiên cứu của R Beiter và cộng sự tại Đại học Franciscan, bangOhio, cho thấy có tới 38% số sinh viên báo cáo là có stress, đặc biệt 11% số sinh viên

ở mức stress nặng và rất nặng (R Beiter, R Nash, M McCrady, 2015, tr 90-96) Mộtnghiên cứu khác tại trường Đại học Uludag, Thổ Nhĩ Kỳ của Nuran Bayram và NazanBilgel, cho thấy có tới 48,2% số sinh viên có stress, 6,9% là stress nặng (N Bayram và

N Bilgel, 2008, tr 667-672)

Stress ở sinh viên là tình trạng rất phổ biến Theo thống kê của Tổ chức Y tếThế giới (WHO), khoảng 25% học sinh, sinh viên gặp phải tình trạng này Mặc dùchưa có thống kê về thực trạng stress trên cộng đồng nhưng đã có không ít nghiên cứuđược thực hiện ở các nhóm đối tượng cụ thể bao gồm nhân viên văn phòng, học sinh

và sinh viên

Các nghiên cứu về stress ở sinh viên y khoa trên thế giới cho thấy tỷ lệ xuấthiện dấu hiệu stress ở sinh viên khá cao từ 45% đến 63%[5], [6], [7] Trong số 37,9%sinh viên bị stress, mức độ stress nhẹ, vừa tỷ lệ 22,5% và có tới 15,4% sinh viên cóbiểu hiện từ mức độ nặng trở lên

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 tại Trường Đại học Y Dược TPHCMcho thấy, 11% trên tổng số 252 sinh viên y khoa năm thứ 4 có biểu hiện stress nặng

Trang 13

Sau đó, các nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện cho thấy tỷ lệ sinh viên bị stressdao động từ 22.8 – 71.4%.

Trên thực tế, stress không hẳn lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực Tuy nhiên,căng thẳng kéo dài chính là nguồn cơn của nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần như rối loạn

lo âu, trầm cảm, các rối loạn liên quan đến stress và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lýthể chất Đối với sinh viên, căng thẳng thần kinh còn ảnh hưởng đến thành tích học tập

và gia tăng tỷ lệ bỏ học, thất nghiệp trong tương lai

1.3 Phân loại stress

Có rất nhiều loại stress được chữa trị và chẩn đoán ngày nay, nhưng có thể chiacác loại stress đó thành bốn loại chính: Stress tích cực (Eustress), Stress tiêu cực(Distress), Hyperstress, Hypostress

1.3.1 Stress tích cực (Eustress)

Đây là một trong những loại stress hữu ích Nó xuất hiện ngay sau khi bạn cónhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình Eustress chuẩn bị cơ bắp, tăngnhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà bạn cần phải sử dụngsức mạnh cơ bắp

Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo Khi một người cần

có thêm những năng lượng để sáng tạo, eustress giúp cho họ có được những sự kíchthích/hưng phấn cần thiết Một vận động viên sẽ trải nghiệm một sức mạnh đến từeustress ngay sau khi họ chơi một cuộc đấu lớn hoặc một trận đấu lớn Do eustress, họ

có thể có được ngay lập tức sức mạnh mà họ cần để thi đấu

Trong thế giới tự nhiên, các loài động vật có một cơ chế phản ứng được gọi là

“chiến hay biến” Khi phải đối đầu với kẻ săn mồi hoặc một mối nguy hiểm, các loàiđộng vật sẽ phải quyết định bỏ chạy hay chống trả Tương tự như ở động vật, khi đốimặt với nguy hiểm và thách thức cơ thể con người cũng sẽ trải nghiệm eustress.Eustress chuẩn bị cho cơ thể những năng lượng cần thiết để đánh hoặc là chạy trốnkhỏi mối nguy hiểm Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các

cơ bắp cứng lên, nó cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu Nếu sự kiện haymối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường

1.3.2 Stress tiêu cực (Distress)

Nỗi buồn khổ kéo dài là một trong những loại stress tiêu cực Nó là một trong

Trang 14

những loại stress mà tâm trí và cơ thể phải chịu đựng khi những thói quen thôngthường phải thay đổi và điều chỉnh.

Có hai loại distress là cấp diễn và trường diễn:

1.3.2.1 Stress cấp diễn (Acute Stress)

Stress cấp diễn: là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về thóiquen Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh Stress cấp tính tạo ranhững cảm giác không thoải mái và bất định

1.3.2.2 Stress trường diễn (Chronic Stress)

Stress trường diễn xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ thểchưa thích ứng được Kiểu stress này thường xuất hiện khi chúng ta đi du lịch quá dài(trên 6 tháng qua nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc hoặc chuyển nhà.1.3.3 Hyperstress (Stress do vượt quá sức chịu đựng bản thân)

Hyperstress là loại stress tiêu cực xuất hiện khi một người chịu áp lực quá lớn

so với khả năng đảm nhận hay chịu đựng của họ Một người làm kinh doanh trên thịtrường phố Wall hay một công việc quá nặng nhọc, lao động quá giờ liên tục sẽ gây racho người làm gặp phải loại stress này

Một người trải nghiệm hyperstress sẽ thường phản ứng với một sự kiện khôngcăng thẳng lắm với một cảm xúc thái quá Đây là loại stress rất cần nhận biết vì nó cóthể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cảm xúc cũng như thể chất

1.3.4 Hypostress (Stress do quá chán nản nhàm chán)

Hypostress là loại stress đối ngược với với hyperstress Hypostress xuất hiệnkhi cá nhân cảm thấy rất chán nản và nhàm chán hoặc không có thử thách gì trongcuộc sống Nếu bạn cùng một việc hàng ngày, tại cùng một nơi, luôn gặp những người

cũ, làm mãi một công việc không thay đổi, những nhiệm vụ được lặp đi lặp lại, bạn sẽgặp phải loại stress này

1.4 Các biểu hiện của stress:

1.4.1 Các biểu hiện về thể chất của stress (Nguyễn Huy, 2021)

● Năng lượng thấp, uể oải, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi

● Nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi vùng vai gáy

Trang 15

● Đau bụng, rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, viêm đườngruột, viêm ruột kích thích

● Đau nhức và căng cơ

● Đau ngực và nhịp tim nhanh không kiểm soát

● Mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ do những suy nghĩ luôn thường trực trong đầu

● Ra nhiều mồ hôi bàn tay, bàn chân lạnh, khô miệng và khó nuốt

● Nghiến răng khi đi ngủ

1.4.2 Các biểu hiện về tâm lý của stress

1.4.2.1 Các biểu hiện căng thẳng về nhận thức:

Một vài biểu hiện chung đối người bị ảnh hưởng bởi stress:

● Cảm thấy bị choáng ngợp, giống như đang mất kiểm soát và quá tải với côngviệc hoặc những vấn đề trong cuộc sống

● Tránh mặt mọi người kể cả bạn bè và người thân xung quanh

● Trì hoãn mọi thứ và trốn tránh trách nhiệm của bản thân trong công việc chungKhi đã bị ảnh hưởng nặng bởi stress, con người thường có những biểu hiện:

● Liên tục lo lắng, ý nghĩ hoang tưởng

● Không để tâm đến mọi thứ xung quanh dẫn đến quên và vô tổ chức

● Không có khả năng tập trung

● Không có khả năng phán xét, hoặc khoản xét sai vấn đề

● Luôn bi quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề

Trang 16

1.4.2.2 Các biểu hiện căng thẳng về cảm xúc

● Dễ dàng trở nên kích động, thất vọng và ủ rũ

● Gặp khó khăn trong việc thư giãn và làm dịu tâm trí, suy giảm trí nhớ

● Cảm thấy xấu hổ tột cùng về bản thân, cô đơn, vô giá trị, và chán nản

1.4.3 Các biểu hiện về hành vi của stress

● Hay cắn môi và cắn móng tay

● Hay khóc lóc do nhạy cảm về tâm lý, dễ xúc động

● Ăn uống thất thường, hay bỏ bữa, nhịn đói

● Tự làm hại, giày vò bản thân (cắt tay, bứt tóc )

● Tăng cường sử dụng rượu, thuốc lá hoặc ma túy để giải tỏa căng thẳng

● Xuất hiện nhiều hành vi liên quan đến tâm thần kinh bất thần, luống cuống vàhay giật mình

● Thay đổi khẩu vị - chán ăn hoặc ăn quá nhiều

1.5 Những nguyên nhân gây ra stress

Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố tác động yếu tố từ bên trong vàyếu tố bên ngoài

1.5.1 Yếu tố bên trong

1.5.1.1.Stress tạo ra bởi sự mất cân bằng về mặt thể lý

- Về thể lực:

+ Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn có nhiều đạm và chất béo, nhiều đường vàcác phụ gia

+ Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, giấc ngủ không chất lượng

+ Sử dụng các chất kích thích như cồn, thuốc lá hay uống nhiều cà phê

Trang 17

+ Suy nghĩ của chính bản thân mình

Có một điều đặc biệt là chúng ta cũng có thể trở thành những người tự tạo ra áp lựccho chính mình Những người có bản tính cầu toàn bẩm sinh luôn muốn mọi thứ thậthoàn hảo sẽ là top đầu của danh sách này Đến khi không hoàn thành mục tiêu mộtcách chu toàn thì họ sẽ bị mất niềm tin về cuộc sống dẫn đến sinh ra tâm lý chán nản,mệt mỏi Ngoài ra, tâm lý bất ổn cũng khiến bạn nhìn một vấn đề nào đó dưới góc nhìntiêu cực

1.5.1.2 Sự thiếu ý thức về stress

Một lý do nữa khiến nhiều người stress là họ không nhận thức được mình đang gặpstress, hoặc không nhận ra được tại sao mình bị stress, hoặc chưa tìm cách khắc phụcstress thật sự hiệu quả Chính những sự ngó lơ đó sẽ chỉ làm cho tình trạng stress trởnên trầm trọng hơn

1.5.2 Yếu tố bên ngoài

1.5.2.1 Môi trường sống

Một số tác nhân gián tiếp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán trường có thể là:

● Sống trong môi trường quá ồn ào

● Thời tiết đột nhiên quá nóng hoặc quá lạnh

● Ô nhiễm môi trường

1.5.2.2 Xã hội

- Công việc, học tập

Trang 18

Nhắc đến những nguyên nhân bị stress thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố côngviệc Với lối sống hiện đại, con người ngày càng dành nhiều thời gian cho công việchơn Và đó chính là điều khiến cho sự căng thẳng gia tăng Nguyên nhân gây stresstrong công việc bao gồm rất nhiều yếu tố Quá nhiều việc, công việc thiếu an toàn,không hài lòng, xung đột với sếp… cũng nằm trong số này

Công việc, học tập cũng là nguyên nhân gây stress ở sinh viên Trong đó, sinh viênphải đối mặt với áp lực về bài vở, việc làm thêm và cả vấn đề tài chính Đây đều lànhững yếu tố liên quan đến công việc chính của đối tượng này là học tập

Thất nghiệp cũng khiến những người bệnh rơi vào trạng thái bế tắc, từ đó hìnhthành những dòng suy nghĩ tiêu cực, những rối loạn lo âu, căng thẳng mệt mỏi

- Sự ảnh hưởng bởi người xung quanh

Các nguyên nhân của stress xuất phát từ những người xung quanh có thể là:

● Với nhiều cặp đôi, không có thời gian chia sẻ, thiếu sự giao tiếp

● Xung quanh bạn có nhiều người đang bị căng thẳng liên tục có nhiều cảm xúctiêu cực, thì hành vi của họ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn

● Mối quan hệ không lành mạnh, xuất phát từ lợi dụng

● Sử dụng chất kích thích như bia rượu, ma túy… cùng với đối tác

● Áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, người thân

Trang 19

- Sự ảnh hưởng từ mạng xã hội:

Ngoài những lợi ích của mạng xã hội, nó cũng có thể có tác động tiêu cực đến conngười đặc biệt là khi bạn không xác định được những thông tin và hình ảnh bạn đưavào não Nếu bạn liên tục nhập thông tin tiêu cực và "tiếng ồn" vào não, cơ thể bạn sẽtạo ra nhiều phản ứng với những điều đó Hơn thế, khi bạn quan sát cuộc sống củanhững người khác, đặc biệt là những người thành công, giàu có và có cuộc sống "trongmơ" khác, bạn có thể có cảm giác FOMO (fear of missing out), sợ rằng bạn sẽ khônggiống như họ, bạn muốn được như họ, tuy nhiên hoàn cảnh của bạn lại không đượcnhư họ Tất cả những khuynh hướng cảm giác này sẽ có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống,tâm trạng của bạn

1.6 Khái niệm hành vi ứng xử

1.6.1 Khái niệm hành vi

Hành vi là cách thể hiện suy nghĩ của một người ra bên ngoài thông qua hànhđộng hoặc cử chỉ‚ trạng thái trong một hoàn cảnh nhất định và trong một khoảng thờigian cụ thể

1.6.3 Khái niệm hành vi ứng xử

Hành vi ứng xử là những biểu hiện bên ngoài của con người, được thể hiện ởlối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với nhữngngười

Trang 20

1.7 Ảnh hưởng của stress đến hành vi ứng xử

1.7.1 Khó kiểm soát được hành vi

Những người đang trong tình trạng stress, đặc biệt là stress kéo dài thường khókiểm soát được hành vi của bản thân mình Vì đang mang trong mình vấn đề về tâm lý,người bị stress có tâm trạng, cảm xúc khá thất thường Chính điều này đã tác động trựctiếp đến hành vi của họ Họ nói nhiều và nhanh hơn bình thường nhưng nội dung lạilộn xộn, liên tục thay đổi Họ dễ dàng cáu giận, to tiếng, quát tháo những người xungquanh Thậm chí, họ còn có những hành vi quá khích mà không nghĩ đến hậu quả: đậpphá, châm chọc người khác, không tuân theo quy tắc xã hội, hành hạ cơ thể của chínhmình và những người xung quanh,

1.7.2 Thiếu động lực trọng cuộc sống

Người gặp stress hay cảm thấy thiếu động lực trong cuộc sống Những công việc

dù rất nhẹ nhàng nhưng họ có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thành (Trần ThịThùy Linh, 2021) Đôi khi, họ có thể ngồi đờ đẫn hàng giờ đồng hồ, nằm lì trêngiường cả ngày mà không có hứng thú làm bất cứ việc gì Họ thể hiện ra ngoài nét mặtđơn điệu, buồn bã (Trần Thị Thùy Linh, 2021) Dù người khác có cố tình bắt chuyện,hỏi han, họ cũng không phản ứng lại hoặc chỉ trả lời ngắn gọn, thều thào cho có 1.7.3 Ứng xử theo chiều hướng tiêu cực

Những người đang phải đối mặt với stress sẽ suy nghĩ rất nhiều và cư xử theochiều hướng tiêu cực Sự bi quan về cuộc sống sẽ rút cạn năng lượng tích cực, khiếnmột con người vốn lạc quan, yêu đời trở nên u sầu, ảo não Với cách nhìn nhận vàđánh giá bi quan về mọi vấn đề trong cuộc sống, họ rất nhạy cảm, dễ suy nghĩ trướchành động, lời nói của người khác Họ chú trọng, soi xét quá mức những khuyết điểmhơn là những ưu điểm Họ lo lắng, phản ứng thái quá trước mọi tình huống (Huy Đức,2019) Suy nghĩ tiêu cực còn khiến người gặp stress cảm thấy không tin vào bản thânmình, tự nhận mình là kẻ vô dụng (Xuân Mai, 2018) Họ dằn vặt, trách cứ bản thân vìnhững sai lầm dù rất nhỏ do họ gây ra Cảm giác tự ti khiến họ ngại giao tiếp, kết bạn,không dám thử thách để có những trải nghiệm mới Họ dần xa cách với xung quanh,

Trang 21

ngay cả chính những người thân trong gia đình (Nguyễn Văn Doanh, 2021).

1.7.4 Dễ mắc sai lầm

Stress ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của người đối mặt với nó, khiến người

đó không thể đưa ra những quyết định sáng suốt Do vậy, con người gia tăng khả năngmắc sai lầm khi bị stress Bên cạnh đó, với những người chưa có kinh nghiệm ứng phóvới stress hoặc không nhận được sự quan tâm của gia đình, bạn bè, họ giải tỏa stressbằng những cách vô cùng tiêu cực Họ sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,bóng cười, để làm dịu đi tình trạng stress của bản thân Tệ hơn, khi không giữ đượcmình, họ còn có thể sa ngã vào những tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc,

1.7.5 Hành vi hoang tưởng

Tình trạng stress trầm trọng kéo dài còn gây ra sự hoang tưởng Sự mệt mỏi, chánnản với hiện tại khiến họ muốn đắm chìm vào một thế giới khác bớt căng thẳng hơn dochính bản thân mình tưởng tượng ra (Huy Đức, 2019) Họ có cách cư xử kỳ lạ, bất hòađồng, thậm chí là chống đối xã hội Dần dần, họ sẽ thu mình lại, tách biệt với mọingười xung quanh Đặc biệt, nhiều người sẵn sàng từ bỏ cuộc sống hiện tại, tìm đếncái chết để giải thoát cho bản thân mình

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS ĐẾN HÀNH VI ỨNG

XỬ CỦA SINH VIÊN K60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 2.1 Thông tin về đối tượng khảo sát

Giới tính

Trang 22

Thuê trọ, thuê chung cư ở một mình

Thuê trọ, thuê chung cư cùng bạn bè

Người hướng nội

Người hướng ngoại

Nửa hướng nội, nửa hướng ngoại

Trang 23

phần lớn đối tượng tham gia khảo sát có giới tính nữ (75,7%); tỉ lệ số sinh viên đượckhao khát sinh sống ở thành thị cao hơn ở nông thôn (cao hơn 13,4%); họ chủ yếu cóđiều kiện kinh tế gia đình ở mức bình thường (71,2%); hơn một nửa số đối tượng cótham gia vào các CLB, dự án, ngoài giờ học (54,8%); phần đông là con thứ nhấttrong gia đình (51,9%); đa số trong số họ (85,6%) đều đang sống cùng gia đình (bố

mẹ, ông bà…); về đặc điểm, tính cách, lượng sinh viên thuộc kiểu người vừa hướngnội, vừa hướng ngoại chiếm tỉ lệ phần trăm cao hơn (65,8%)

2.2 Thực trạng stress ở sinh viên K60 trường Đại học Ngoại thương

2.2.1 Thực trạng stress ở sinh viên

Trong một khảo sát của nhóm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Stress đến hành

vi ứng xử của sinh viên K60 trường Đại học Ngoại Thương đã cho thấy có tới 70,2%sinh viên năm thứ nhất báo cáo rằng bản thân đã từng bị stress, 24% số sinh viên chobiết bản thân đang bị stress, 2% số sinh viên cho biết bản thân thường xuyên bị stress

và chỉ có 3,8% cho biết bản thân chưa bao giờ bị stress

Từ số liệu và biểu đồ có thể thấy stress là một vấn đề khá phổ biến ở sinh viênnăm nhất khi có rất nhiều sinh viên đã và đang bị stress, bên cạnh đó chỉ có một số ítcác sinh viên chưa gặp phải stress hoặc chưa bao giờ bị stress Đây có thể là một tìnhtrạng báo động của vấn đề stress đối với sinh viên về mức độ gặp phải stress ngay khibước chân vào đại học

2.2.2 Thời gian trải qua stress ở sinh viên

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Nhận, 2005, Tâm lý học đại cương , Nhà xuất bản Y học 2. Đặng Phương Kiệt, 2004, Chung sống với stress, Nhà xuất bản Thanh Niên Khác
4. R. Beiter, R. Nash, M. McCrady và các cộng sự, 2015, The prevalence and correlates of depression, anxiety, and stress in a sample of college students, J Affect Disord. 173, tr. 90-6 Khác
5. N. Bayram và N. Bilgel, 2008, The prevalence and socio-demographic Khác
6. Schuder, Kirsten Statistic on College Students Stress. [online] Available at:<http://stress.lovetoknow.com/Statistics_on_College_Student_Stress>[accessed 30 november 2021] Khác
7. Jonnes.O, Ozdemir.M, Saygi.B, 2018, Type II Intertrochanteric Fractures:Proximal Femoral Nailing (PFN) Versus Dynamic Hip Screw (DHS) Khác
8. AB Johari, I Noor Hassim, 2009, Stress and coping strategies among medical students in national university of Malaysia, Malaysia University of Sabah and University Kuala Lumpur Royal College of Medicine Perak, Journal of Community Health, 15 (2), tr.106-115 Khác
9. Abdus Salam, Rabeya Yousuf, Sheikh Muhammad Bakar, Mainul Haque, 2013, Stress among Medical Khác
10. Students in Malaysia, 1994, A Systematic Review of Literatures, International Medical Journal, tr.649-655Link tham khảo Khác
1. Huy Đức, 08/04/2021, <https://bloghuongnoi.com/5-tac-hai-cua-stress-anh-huong-den-moi-quan-he.html> [accessed 20 november 2021] Khác
2. Thiên Lam, 04/04/2019, <https://nhandan.vn/benh-thuong-gap/15-dan-so-viet-nam-mac-cac-roi-loan-do-stress-354519> [accessed 18 november 2021] Khác
3. Nguyễn Thị Hương, 29/08/2021, <https://youmed.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-gay-stress/> [accessed 3 november 2021] Khác
4. Huy Nguyễn, 06/06/2020, <https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-cua-stress-2250/> [accessed 12 december 2021] Khác
5. Nguyễn Thuỷ, 04/06/2021, <https://tamlytrilieunhc.com/stress-o-sinh-vien-9738.html> [accessed 21 november 2021] Khác
6. Lê Văn Các, 2013, <https://123docz.net//document/2609780-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-muc-do-stress-cua-sinh-vien-nganh-cong-nghe-thong-tin-hoc-vien-cong-nghe-buu-chinh-vien-thong.htm> [accessed 01 november 2021] Khác
9. Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Linh Chi, 2017, <https://www.researchgate.net/publication/337412701_Ung_pho_voi_Stress_Hoc_tap_o_Sinh_vien_Coping_with_academic_stress_among_students>[accessed 12 november 2021] Khác
14. Tô Lan Phương, 06/12/2009,<https://nhandan.vn/dong-chay/H%C3%A0nh-vi-%E1%BB%A9ng-x%E1%BB%AD-v%C4%83n-h%C3%B3a-trong-gi%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-559058 > [accessed 12 november 2021] Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN