1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Skkn 2023) sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm bài các phân tử sinh học trong tế bào sinh học 10 ( tiết 2) nhằm phát triển các năng lực cho học sinh

56 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Phương Pháp Dạy Học Trải Nghiệm Bài Các Phân Tử Sinh Học Trong Tế Bào Sinh Học 10 (Tiết 2) Nhằm Phát Triển Các Năng Lực Cho Học Sinh
Tác giả Nguyễn Thị Sen, Đinh Đức Hùng, Nguyễn Thị Hoài Thương, Bùi Thị Lệ Quyên
Trường học Trường THPT Nho Quan B
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nho Quan
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6,37 MB

Nội dung

Vai trò của carbohydrate- Là nguồn năng lượng cung cấp chocác hoạt động sống chủ yếu làglucose- là nguồn năng lượng dự trữ của cơthể tinh bột ở thực vật, glycogen ởnấm và động vật.- tham

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Chấm sáng kiến cấp trường- trường THPT Nho Quan B

Chúng tôi gồm:

sinh Nơi công tác

Chứcvụ

Trìnhđộchuyênmôn

Tỷ lệ(%)đónggóp vàoviệc tạo

ra sángkiến

1 Nguyễn Thị Sen

1982

TrườngTHPTNho Quan B

Giáoviên

Cửnhânsinhhọc

40%

2 Đinh Đức Hùng

1982

TrườngTHPTNho Quan B

Giáoviên

Cửnhânsinhhọc

20%

3 Nguyễn Thị Hoài Thương

1983

TrườngTHPTNho Quan B

TPCM Cử

nhânsinhhọc

20%

4 Bùi Thị Lệ Quyên

1987

TrườngTHPTNho Quan B

Giáoviên

Cửnhânsinhhọc

20%

1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

1.1.Tên sáng kiến

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Sử dụng phương pháp dạy học trải

nghiệm bài : Các phân tử sinh học trong tế bào- Sinh học 10 ( tiết 2) nhằm phát triển các năng lực cho học sinh.

1.2 Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy

2 Nội dung sáng kiến

n

Trang 2

2.1 Giải pháp cũ.

Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 chương trìnhsách giáo khoa sinh học lớp 10 mới Bài các phân tử sinh học trong tế bào ( bộ sáchchân trời sáng tạo) gồm 4 tiết, trong tiết 2 học sinh đi tìm hiểu 2 phân tử:Cacbohidrate và lipid

Chúng tôi sử dụng giải pháp sau: Trong tiết học giáo viên sử dụng phương pháp dạyhọc nhóm thông thường Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm các nhóm thực hiện yêu cầucủa giáo viên ngay trên lớp học Các nhóm tìm hiểu nội dung theo sự phân công củagiáo viên -> học sinh thảo luận nhóm-> trình bày vào bảng nhóm hoặc trình bày vàophiếu học tập -> đại diện nhóm báo cáo.-> Nhóm khác nhận xét bổ sung và đặt câuhỏi cho nhóm bạn -> giáo viên nhận xét và kết luận

Dưới đây là kế hoạch bài dạy các phân tử sinh học trong tế bào (tiết 2) theo giải phápcũ

BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO

sinh học

Nêu được khái niệm phân tử sinh học (1)

Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào (2) Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong

tế bào: carbohydrote, lipid, protein, nucleic acid

Trang 3

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- Biên bản thảo luận nhóm

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

n

Trang 4

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào

Tiết 2

Hoạt động 2.2 Tìm hiểu carbohydrate

Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu đặc điểm chung của carbohydrate.

- Mục tiêu: (5), (6),(7), (8), (9), (10), (11).

- Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1a phần II

(SGK tr.24-26) để tìm hiểu về carbohydrate và trả lời câu hỏi

- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình

ảnh trong mục 1 phần II để tìm hiểu về

carbohydrate

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Dựa vào tiêu

chí nào để phân loại carbonhydrate?

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”: GV chuẩn

bị hình ảnh về các loại đường và cho HS xác định

đâu là đường đơn, đường đôi, đường đa; dựa vào

yếu tố nào để nhận biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

II Các phân tử sinh học trong tế bào

n

Trang 5

ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi

- HS thi thua xác định các loại đường trong trò

chơi “Ai nhanh hơn?’

- Các HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến khác hoặc

bổ sung ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn

kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo

Hoạt động 2.2.2: Tìm hiểu các loại đường (đường đơn, đường đôi, đường đa)

- Mục tiêu: (4), (5), (6),(7), (8), (9), (10), (11), (12)

- Nội dung: GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và

quan sát các hình ảnh trong mục 1b, 1c, 1d phần II sau đó hoàn thành phiếu học tập

số 1

- Sản phẩm học tập: PHT của HS.

- Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các

nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong

mục 1b, 1c, 1d phần II sau đó hoàn thành phiếu

học tập số 1

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đường đơn

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đường đôi

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về đường đa

II Các phân tử sinh học trong tế bào

1 Carbohydrate

b Các loại đường đơn

- Trong tế bào có hai loại đường đơnphổ biến là đường 5 carbon (gồmribose và deoxyribose) và đường 6carbon gồm: glucose, fructose vàgalactose

- Các loại đường này đều có vị ngọt,

dễ tan trong nước

- Glucose có trong các bộ phận củathực vật, trong các loại quả chín, mậtong, trong cơ thể người và động vật

- Fructose cũng có nhiều trong các

n

Trang 6

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát các

hình ảnh trong SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu

học tập

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận của

- GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm

vụ của các nhóm thông qua phiếu học tập

loại quả có vị ngọt, có nhiều trongmật ong làm cho mật ong có vị ngọtgắt

- Galactose có nhiều trong sữa độngvật

Tính chất: đều có tính khử; Nhóm

-OH giúp các đường đơn liên kết vớinhau để tạo thành đường đôi vàđường đa

c Các loại đường đôi

- Cấu tạo: do hai phân tử đường đơnliên kết với nhau bằng liên kếtglycosidic

- 3 loại đường đôi phổ biến trong tếbào: saccharose, maltose, lactose

- Tính chất: đều tan trong nước và có

d Các loại đường đa

- Cấu tạo: gồm nhiều phân tử đườngđơn liên kết với nhau bằng liên kếtglycosidic; có kích thước và khốilượng phân tử lớn

- Các loại đường đa phổ biến ở sinhvật: tỉnh bột (khoảng 20 % amylose

và 80% amylopectin), cellulose,glycogen, chitin

Phiếu học tập số 1

n

Trang 7

Đường đơn Đường đôi Đường đa Cấu tạo

- Nội dung: GV cho HS xem một video ngắn về vai trò của Carbohydate đối với cơ

thể và trả lời các câu hỏi của GV

- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

- Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1e phần

II để tìm hiểu về vai trò của carbohydrate

- GV cho HS xem một video ngắn để biết thêm

thông tin về vai trò của Carbohydate:

https://youtu.be/x_hDwnVPeWs

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Nêu vai trò của carbohydrate Cho ví dụ.

+ Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường

ăn chuối chín vào giờ giải lao?

+ Ăn quá nhiều đường có hại cho sức khỏe như

thế nào?

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức

trọng tâm về carbohydrate

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc SGK, theo dõi video và thảo luận,

trả lời các câu hỏi

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý

kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

II Các phân tử sinh học trong tế bào

1 Carbohydrate

e Vai trò của carbohydrate

- Là nguồn năng lượng cung cấp chocác hoạt động sống (chủ yếu làglucose)

- là nguồn năng lượng dự trữ của cơthể (tinh bột ở thực vật, glycogen ởnấm và động vật)

- tham gia cấu tạo nên một số thànhphần của tế bào và cơ thể sinh vậtnhư: thành tế bào thực vật(cellulose), thành tế bào nấm và bộxương ngoài của côn trùng (chitin),thành tế bào vi khuẩn(peptidoglycan)

- Một số carbohydrate còn liên kếtvới protein hoặc lipid tham gia cấutạo màng sinh chất và kênh vậnchuyển các chất trên màng

- Các đường đơn 5 carbon (ribose,deoxyribose) tham gia cấu tạo

n

Trang 8

- Nội dung: GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục 2,

phần II (SGK tr.26 – 28); trả lời các câu hỏi

- Sản phẩm học tập: câu trả lời của hs

- Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các

hình ảnh mục 2, phần II trả lời các câu hỏi

Nhóm 1:

+ Nêu cấu tạo chung của lipit?

+ Vì sao lipit không tan hoặc ít tan trong nước?

+ Lipit đơn giản được cấu tạo từ những thành phần

nào

+ Cấu tạo của axit béo no và không no có gì khác

nhau?

Nhóm 2

+ Phân biêt cấu tạo của lipit đơn giản, lipit phức tạp?

+ Kể tên một số thực phẩm giàu lipit?

+ Lipit có vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ

+ Nêu tác hại khi ăn nhiều thực phẩm giàu

cholesteron?

II Các phân tử sinh học trong tế bào

2 Lipid

a Đặc điểm chung của lipid

- Được cấu tạo từ ba nguyên tốchính là C, H, O

- Không có cấu tạo theo nguyêntắc đa phân, không tan trong nước

- Dựa vào cấu trúc phân tử, người

ta chia thành lipid đơn giản vàlipid phức tạp

b Lipid đơn giản

- Gồm ba loại: mỡ (ở động vật);dầu (ở thực vật và một số loài cá);sáp có ở mặt trên của lớp biểu bì

lá, mặt ngoài vỏ của một số tráicây, bộ xương ngoài của côntrùng, lông chim và thú

c Lipid phức tạp

- photpholipit: một phân tửglycerol liên kết với hai phân tửacid béo và một nhóm phosphate(nhóm này liên kết với một alcolphức) => có tính lưỡng cực (mộtđầu ưa nước và một đầu kị nước.)

n

Trang 9

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK

- GV điều phối, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm

vụ của HS, chuẩn kiến thức

- Steroid có cấu tạo gồm phân tửalcol mạch vòng liên kết với acidbéo

- Một số steroid có trong cơ thểsinh vật như cholesterol, estrogen,testosterone, dịch mật, carotenoid

và một số vitamin (A, D, E, K)

d Vai trò của Lipid

- Vai trò chính của lipid là nguồn

dự trữ và cung cấp năng lượng cho

cơ thể (mỡ và đầu)

- Lipid còn là thành phần cấu tạomàng sinh chất (phospholipid,cholesterol), tham gia vào nhiềuhoạt động sinh lí của cơ thể nhưquang hợp ở thực vật (carotenoid),tiêu hoá (dịch mật) và điều hoàsinh sản ở động vật (estrogen,testosterone)

*Ưu điểm:

- Học sinh nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa rồi thảo luận nhóm trình bàyvào bảng phụ của nhóm mình -> học sinh thu thập kiến thức trong thời gian ngắn,đơn giản không mất nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu nội dung bàihọc, việc báo cáo chỉ do1 học sinh đại diện cho nhóm báo cáo

- Việc tiếp thu kiến thức chỉ thực hiện trên lớp học do đó học sinh không mất thờigian cho việc tìm hiểu nôi dung bài học

* Giáo viên: Dễ dàng chuyển giao nhiệm vụ không tốn nhiều thời gian công sức vàkhông mất nhiều thời gian chuẩn bị, việc lập kế hoạch bài dạy không tốn nhiều thờigian, giáo viên không mất nhiều thời gian công sức để đầu tư vào bài dạy

*Nhược điểm, tồn tại cần khắc phục

- Sản phẩm của các nhóm dựa trên kiến thức trong sách giáo khoa, chỉ do số ít thànhviên của nhóm thực hiện, ít phát huy được khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, tính tíchcực của mỗi cá nhân học sinh, khả năng tương tác giữa học sinh với học sinh chưa

n

Trang 10

cao, một số học sinh trong nhóm còn thờ ơ, ỷ lại -> Chưa phát huy được năng lực tựhọc, năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS.

- Kiến thức bài học thiên về lí luận ít thực tế Không gây hứng thú cho học sinh,không tạo được tính chủ động của học sinh

- Học sinh không được trải nghiệm thực tế, không được tham gia vào quá trình sảnxuất sản phẩm liên quan đến phân tử cacbohidrate và lipid, học sinh chưa vận dụngnhiều các kiến thức của các môn học vào để giải thích các hiện tượng và vấn đề thựctiễn -> Học sinh chưa phát triển về năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội

- Với giải pháp trên học sinh chưa gắn lí thuyết với thực hành, dẫn tới chỉ nắm đượccác dấu hiệu bên ngoài, không nắm được các dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng

- Học sinh chưa có cơ hội học tập trải nghiệm nên năng lực sinh học và khả năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế

- Trong quá trình học tập, học sinh chỉ nghe giảng lí thuyết, thiếu quan sát sự vật,hiện tượng, khám phá và phản ánh đặc điểm cơ bản của sự sống

- Kỹ năng, năng lực thực hành vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế

Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để phát huy được phẩm chất vànăng lực cho học sinh, nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, để tạohứng thú, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động nhóm trong việc học môn sinh học thìviệc dạy học trải nghiệm mang tính thực tế cao, để học sinh chủ động khám phá kiếnthức và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế là rất cần thiết

2.2 Giải pháp mới cải tiến

* Mô tả bản chất giải pháp mới

- Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố quan trọng và cần được đào tạo trong chươngtrình giáo dục phổ thông và là kết quả mà học sinh cần phải rèn luyện được trong quátrình học tập, rèn luyện Vai trò của đào tạo phẩm chất năng lực cốt lõi cho học sinhngày càng có tầm quan trọng trong nền kinh tế thị trường Tiếp cận năng lực chủtrương giúp học sinh không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thôngqua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tìnhhuống do cuộc sống đặt ra

- Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực ngườihọc ở trường trung học phổ thông, dạy học trải nghiệm góp phần hình thành và pháttriển các phẩm chất, năng lực cho học sinh Sinh học là môn học nghiên cứu về đặctrưng cơ bản của sự sống ở cấp tế bào, thế giới vi sinh vật và tác động của vi sinhvật đối với đời sống con người… Đặc điểm của môn học đòi hỏi học sinh cần đượctrải nghiệm để khám phá kiến thức, qua đó hình thành và phát triển năng lực sinh học

n

Trang 11

và khă năng vận dụng kiến thức vào thực tế, dạy học trải nghiệm tạo cơ hội cho họcsinh gắn kết kiến thức, kinh nghiệm đã có vào các hoạt động học tập qua khám phá,phản ánh, thực hành, luyện tập, làm thực , để kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng và giátrị mới

- Để giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu,giáo dục phổ thông đã từng bước thực hiện sự thay đổi về nhiều mặt, trong đó có đổimới về cách thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tăng cường sự trảinghiệm, giúp người học gắn kết kiến thức trong nhà trường với thực tế cuộc sống

- Việc học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm được coi là chìa khóa thực hiện việchọc đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sốngngay trong lớp, đây được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển phẩmchất, năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng,giá trị và phẩm chất của bản thân Hầu hết học sinh khi được học tập dưới hình thứcnày đều tỏ ra thích thú hứng khởi Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình quacác hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học

Thông qua những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực,chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em được tham gia vào tất cả các khâucủa quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả

Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng củachính mình Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dướidạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhậnthấy khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia.Nhiều em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động

* Những năng lực chung sẽ được giáo viên giúp các em học sinh phát triển là:

- Tự chủ và tự học

- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác

- Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để

* Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển là:Ngôn ngữ, tính toán, tinhọc, thể chất, thẩm mỹ, Công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội

n

Trang 12

Các năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh

Để dạy bài các phân tử sinh học trong tế bào (tiết 2) giáo viên chia nhóm và giaonhiệm vụ cho học sinh trước 1 tuần khi diễn ra tiết học trên lớp Giáo viên giaonhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau Sau đó học sinh trưngbày sản phẩm tại phòng tranh

* Nhiệm vụ thực hiện ngoài lớp học

- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm đi khảo sát thực tế tại địa phương, các nhóm

thực hiện kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm các thực phẩm, trải nghiệm việc sản xuất ra các sản phẩm có giá trị từ nguồn nguyên liệu của địa phương Nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau:

Nhóm 1

- Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột nghệ tại hộ gia đình ở xã Văn Phương

- Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử carbohydrate

- Sưu tầm các thực phẩm có chứa carbohydrate từ địa phương

- Trải nghiệm sản xuất được tinh bột nghệ

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

Nhóm 2:

- Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại hộ gia đình ở xã Văn Phong

- Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại carbohydrate

- Trải nghiệm sản xuất được tinh bột sắn

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm

n

Trang 13

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh.

Nhóm 3

- Tìm hiểu quy trình sản xuất son dưỡng môi

- Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử lipid

- Sưu tầm các thực phẩm có chứa lipid

- Trải nghiệm việc sản xuất được son dưỡng môi

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

Nhóm 4:

- Tìm hiểu quy trình được mứt dừa tại hộ gia đình ở Thị Trấn Nho Quan

- Phân biệt các loại lipid

- Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại lipid

- Trải nghiệm việc sản xuất được mứt dừa

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

Sau khi nhận nhiệm vụ, học sinh lập nhóm zalo, facebook lên kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ và bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ

* Tiết học trên lớp: Giáo viên sử dụng kĩ thuật phòng tranh

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trang trí tại phòng tranh của nhóm Cụ thể sản phẩm phòng tranh của các nhóm như sau:

Nhóm 1

- Các thực phẩm có chứa carbohydrate

- Sản phẩm tinh bột nghệ do nhóm làm

- Bản sản phẩm trên giấy Ao về đặc điểm và vai trò của carbohydrate

* Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm

* Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

Nhóm 3

- Các thực phẩm có chứa lipid

n

Trang 14

- Son dưỡng môi do nhóm làm.

- Bản sản phẩm mô hình về đặc điểm và phân loại lipid

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

Nhóm 4:

- Các thực phẩm tương ứng với mỗi loại lipid

- Sản phẩm mứt dừa do nhóm làm

- Bản sản phẩm bằng mẫu vật thật các nguồn thực phẩm chứa lipid

- Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm của nhóm

- Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

(Kế hoạch bài dạy chi tiết của giải pháp mới ở phụ lục 4)

Khi thực hiện, chúng tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được Các em đều hàohứng phấn khởi thực hiện tốt nhiêm vụ được giao Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu củamình như phóng viên phỏng vấn, hay diễn viên diễn xuất rất tốt, khả năng thuyếttrình, làm video, làm MC… Ngay cả một số em học sinh chưa chăm học, nhưng khitham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì lại hào hứng, nhiệt tình

Khi học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức mộtcách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của các em học sinh

- Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ có được nền tảng tri thức vữngchắc, các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về đạo đức – trí tuệ – nghịlực:

- Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và kiến thức thực tiễn: Nhờ vào cácbài tập trải nghiệm, học sinh có thể vận dụng kiến thức để áp dụng vào cuộc sống đểgiải quyết các vấn đề thực tế

- Tăng sự hứng thú, tính chủ động, và thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh

- Học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức bằng nhiều giác quan khác nhau: thị giác,thính giác, xúc giác, khứu giác,… Điều này đã góp phần tăng khả năng ghi nhớ chohọc sinh

- Học sinh được trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất ở địa phương và bản thân các emđóng vai trò là những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm từ nguyên nguyên liệutại địa phương

- Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh không chỉ trang bị kiến thức vững vàng màcòn rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tổng hợp thông tin, phântích, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, kỹ năng xử lý tình huống,… Từ đó giúp tăng cườngkhả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế

n

Trang 15

Khi dạy học bằng phương pháp trải nghiệm sáng tạo, học sinh không chỉ được pháttriển các góc nhìn khác nhau về sự vật hiện tượng mà còn được rèn tư duy phản biện.Những kiến thức trong sách vở cũng từ đó mà trở nên thú vị, hấp dẫn, hơn, kích thíchtinh thần học tập hơn Tiết học với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đi từ thựchành đến đúc kết thành các kiến thức môn học sẽ giúp việc học trở nên sôi nổi, hứngthú Nhờ đó, các em học sinh sẽ có tâm lý hào hứng, thoải mái mỗi khi đến trường

* Tính mới tính sáng tạo.

Học sinh được trực tiếp tham gia trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất tại địa phương

-> sản xuất ra sản phẩm từ nguyên liệu tại địa phương > Phát triển năng lực giảiquyết vấn đề sáng tạo, năng lược tìm hiểu tự nhiên và xã hội

- Học sinh biết tự tay làm ra các sản phẩm liên quan đến phân tử cacbohidrate và lipid

rất có ý nghĩa trong cuộc sống như mứt dừa, tinh dầu dừa, tinh bột nghệ, tinh bột sắn

từ đó làm cho các em thêm yêu lao động và yêu cuộc sống hơn

- Bài học giúp học sinh gắn kết kiến thức lí thuyết với thực hành

- Học sinh sử dụng công nghệ thông tin trong việc tạo video, cắt ghép video -> Pháttriển năng lự tin học, công nghệ

- Học sinh được tham gia tất cả các khâu trong quá trình sản xuất ra 1 sản phẩm cụthể từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, lên quy trình sản xuất và tạo ra sản phẩm hoànchỉnh

- Học sinh tiếp cận kiến thức không chỉ trong sách giáo khoa mà cả từ việc trảinghiệm thực tế

- Nhiều học sinh được tham gia trình bày các em được các bạn đánh giá và tham giavào việc đánh giá các bạn trong nhóm

- Học sinh được tích hợp các môn hóa học, vật lí để giải quyết các câu hỏi ở phầnmảnh ghép

- Học sinh có nhiều cơ hội để ứng dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống

- Học sinh được rèn kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề

- Bồi dưỡng những giá trị tốt đẹp bên ngoài kiến thức sách vở

Từ đó, học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất như : Năng lực tự chủ

và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; cácphẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua quá trìnhtrải nghiệm Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống,năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lựctìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực

n

Trang 16

tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môitrường.

3 Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

3.1 Hiệu quả kinh tế

- Sáng kiến có giá trị lớn trong chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, phương pháp,hình thức tổ chức dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhàtrường với thực tiễn cuộc sống

- Sáng kiến tương đương với một cuốn sách tham khảo dành cho học sinh và giáoviên Giá tính bình quân mỗi cuốn sách khoảng là 20.000 VNĐ Như vậy với sốlượng HS lớp 10 của trường chúng tôi đăng kí môn sinh là 220 học sinh = 220 x20.000 = 4 400.000 VNĐ

- Nếu áp dụng trong toàn tỉnh Ninh Bình với số HS học môn sinh khoảng 2000 em,

thì số tiền làm lợi là: 2000 x 20.000 = 40.000.000 VNĐ (Bốn mươi triệu đồng)

3.2 Hiệu quả xã hội

- Giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên không khí học tập hăngsay, hứng thú và hiệu quả, HS thấy được kiến thức thiết thực với cuộc sống

- Giải pháp đã tạo hiệu ứng tốt cho việc dạy của GV và việc học của HS Đã tạo hứngthú, kích thích tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong dạy học đồng thời tạo điềukiện cho HS vận dụng kiến thức, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực hànhđộng, hình thành phẩm chất, phát huy tính chủ động, sáng tạo, định hướng nghềnghiệp trong tương lai và tiến đến phân luồng HS sau THPT

- Mặt khác, sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm giúp HS hình thành năng lựcgiao tiếp, năng lực hợp tác, kỹ năng nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề; tăng sự tựtin khi thể hiện năng lực bản thân học sinh

Như vậy, việc dạy học trải nghiệm đã tạo nên môi trường dạy - học có sự tương táctích cực giữa GV và HS, giữa các HS với nhau, kích thích HS không chỉ ham học màcòn mong muốn khám phá tri thức khoa học vì các em được chủ động thực hiệnnhiệm vụ, chiếm lĩnh tri thức theo cách riêng của mình mà không bị áp đặt bởi GV.Các em hoạt động tích cực, hăng say, có thái độ học tập miệt mài, không khí lớp họcsôi nổi Các em tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh các tri thức khoa học,

có nhiều cơ hội thể hiện những ưu điểm, năng lực nổi trội của mình Từ đó các emhiểu sâu, nhớ lâu và biết cách tìm tòi kiến thức mới

- Với những em muốn tăng thu nhập cho gia đình các em biết cách làm các sản phẩmtrên để bán ra thị trường và hướng dẫn cho gia đình, người thân, bạn bè cùng làm đểtạo ra các sản phẩm sạch và tốt cho sức khỏe con người

n

Trang 17

Khi sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm đem lại những hiệu quả và lợi ích sau:

- Về mục tiêu dạy học: Phát triển phẩm chất và năng lực của người học; chú trọngvận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tìnhhuống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi của

xã hội

- Về nội dung dạy học: Nội dung và hoạt động cơ bản trong các môn học được liên

kết với nhau, gắn với tình huống thực tiễn

- Về phương pháp dạy học: Giáo viên tổ chức, tư vấn, hỗ trợ giúp học sinh tự lực,tích cực và sáng tạo trong học tập; chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp,

kỹ thuật, thủ thuật dạy học tích cực giúp học sinh trải nghiệm thực tế tìm kiếm và vậndụng kiến thức

- Về hình thức tổ chức dạy học: Chú trọng các hình thức học cá nhân, học hợp tác vớicác hoạt động đa dạng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin

- Về môi trường học tập: Đa dạng ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường vận dụng trongđời sống thực tế Môi trường học tập đa dạng, linh hoạt phát huy được tính sáng tạocủa học sinh, có sự hỗ trợ hoặc tham gia của các tổ chức xã hội và gia đình

- Về đánh giá kết quả: Dựa vào tiêu chí hoặc bộ công cụ chủ yếu hướng vào năng lựcđầu ra, tính đến sự tiến bộ, tư vấn cho học sinh biện pháp thay thế bằng phương thứchọc tập hiệu quả; chú trọng vào các sản phẩm học tập và khả năng vận dụng trong cáctình huống thực tiễn

Là môn khoa học gắn liền với thực tế cuộc sống nên việc dạy học trải nghiệm mônSinh học không chỉ giúp thầy trò dạy hay học tốt mà còn góp phần bồi dưỡng nhữnggiá trị, phẩm chất tốt đẹp ở học sinh

Hoạt động trải nghiệm, tham quan khảo sát thực tế giúp học sinh khám phá bản thân

và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trướccái đẹp của thiên nhiên, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn

Qua đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ýthức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trịtốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập

4 Điều kiện và khả năng áp dụng

- Dạy học bằng phương pháp trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết,

đầu tư vào bài giảng và liên tục làm mới mình, sử dụng đa dạng các kỹ năng để tăng

n

Trang 18

tính hấp dẫn cho bài giảng Để làm được điều đó, giáo viên phải luôn cập nhật nhữngkiến thức mới, xu hướng về giáo dục, tạo ra các cơ hội để học sinh sáng tạo và đánhgiá năng lực sáng tạo của học sinh.

- Học sinh cần phải chủ động, tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh cáctri thức, hình thành kĩ năng mới và thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Học sinh cần tích cực tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình trải nghiệm sángtạo: Từ khâu xây dựng ý tưởng; xây dựng kế hoạch; công tác chuẩn bị thực hiện; tổchức thực hiện; và đánh giá kết quả thực hiện

- Sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm tạo hứng thú cho HS sẽ làm tăng ý nghĩathực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn HS hơn, kíchthích hứng thú học tập của học sinh trong dạy học sinh học ở trường trung học phổthông

- Dễ dàng áp dụng trong thực tế giảng dạy, không tốn kém

- Mặt khác tiết dạy trong sáng kiến được chúng tôi áp dụng vào thực hiện chuyên đềcấp tỉnh vào tháng 10 năm 2023 và buổi chuyên đề thành công tốt đẹp để lại nhiều ấntượng cho các đại biểu và các thầy cô về dự chuyên đề

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sựthật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Trang 19

PHỤ LỤC 1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP MỚI

1 Hình thức đánh giá

- Giáo viên đánh giá học sinh

- Học sinh đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau (đánh giá chéo) về

kết quả làm việc của từng nhóm thông qua phiếu đánh giá và đánh giá qua googleform, kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua các hoạt động của học sinh Cụ thể:

- Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng sản phẩm của từng nhóm thôngqua báo cáo sản phẩm ở phòng tranh

- Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng thành viêntrong nhóm thông qua phiếu đánh giá và đánh giá thông qua google fomt

- Việc đánh giá định tính được giáo viên tiến hành trong suốt quá trình thực hiệnnhiệm vụ thông qua quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các công việc của từngthành viên và của các nhóm

2 Cách thức đánh giá:

- Đánh giá dựa trên sản phẩm của mỗi nhóm tại phòng tranh

- Đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút vào tiết sau

- Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm, các nhóm

- Bài kiểm tra 15 phút dành cho tất cả các học sinh trong lớp

- Phiếu điều tra hoạt động tích cực của học sinh trong và ngoài giờ học môn Sinh học.

n

Trang 20

PHỤ LỤC 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1 Mục đích thực nghiệm

- Xác định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học trải nghiệm nhằm pháttriển các năng lực cho học sinh như: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực côngnghệ thông tin và các phẩm chất cho học sinh

- Tìm ra thuận lợi, khó khăn khi vận dụng phương pháp và rút ra các bài học kinhnghiệm

2 Đối tượng thực nghiệm

Bảng 1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp thực

nghiệm-đối chứng

Thực

3 Nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm

+ Lớp thực nghiệm: Lớp 10A3 giáo viên sử dụng phương dạy học trải nghiệm

+ Lớp đối chứng: Lớp 10A2 giáo viên không sử dụng phương dạy học trải nghiệm

Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC)

Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đồng đều nhau

Bước 2: Kiểm tra, đánh giá kết quả

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở lớp TN 10A3 và lớp ĐC 10A2

Bước 3: Lấy phiếu ý kiến của học sinh về dạy học trải nghiệm

Để nhận được những thông tin phản hồi về phương pháp dạy học trải nghiệm tronggiảng dạy Sinh học ở trường THPT đã được chúng tôi tiến hành lấy ý kiến và phiếu khảosát của HS về sự hứng thú, yêu thích với môn học, khảo sát các năng lực giao tiếp vàhợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giảiquyết vấn đề sáng tạo, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Bước 4: Xử lí kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học

4 Kết quả thực nghiệm

4.1 Kết quả định lượng

Sau khi khảo sát chúng tôi thu được kết quả thống kê như sau:

n

Trang 21

Bảng 1 Hứng thú của học sinh đối với môn học.

Mức độ

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng

thú Ý

kiến

Tỷ lệ

%

Ý kiến

Tỷ lệ

%

Ý kiến

Tỷ lệ

%

Ý kiến

Bảng 4 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

Tiêu chí Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Bảng 5 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Tiêu chí Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Trang 22

Bảng 7 Phân loại kết quả bài kiểm tra

Yếu kém 0-4 điểm

Trung bình 5-6 điểm

Khá 7-8 điểm

Giỏi 9-10 điểm

từ đó giúp HS yêu thích môn học, khơi dạy niềm đam mê tự học, tự chủ chiếm lĩnhkiến thức và đạt được kết quả tốt hơn trong học tập

4.2 Phân tích kết quả về mặt định tính

a) Về không khí lớp học

Tại các lớp thực nghiệm: Trong qúa trình thực hiện giải pháp mới, các nhóm

HS chủ động, say mê khi báo cáo sản phẩm, khi thảo luận thì các em rất sôi nổi vàhào hứng

b) Về năng lực giải quyết các vấn đề thực tế

Qua khảo sát đánh giá, hầu hết các HS ở lớp thực nghiệm đều đạt được các kỹnăng, năng lực mà giải pháp đề ra, nhiều em cảm thấy tự tin hơn khi trình bày trướcđám đông, biết vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế phục vụ cho đời sống Trongkhi đó, ở nhóm lớp đối chứng, các kỹ năng, năng lực đó HS không đạt được hoặc đạtđược rất ít, các em hiểu được kiến thức khoa học nhưng khi vận dụng giải thích cáchiện tượng trong thực tế thì lúng túng

n

Trang 23

PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ CẤP TỈNH

n

Trang 24

n

Trang 25

n

Trang 26

Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học

và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học

- Vận dụng kiến thức để sản xuất một số sản phẩm có bản chất là carbohydrate và lipid

Biết chủ động phát biểu ý kiến của bản thân khi học tập

Thông qua hoạt động nhóm cùng nhau hoàn thành sản

(8)

n

Trang 27

phẩm, hỗ trao đổi nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải

quyết vấn đề và

sáng tạo

Luôn chủ động, tích cực phối hợp với các bạn đưa ra ý kiến

đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập

- Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình thamgia công việc chung của nhóm

(15)

Nhân ái Biết chia sẻ công việc với các thành viên trong nhómSẵn sàng hòa nhập và giúp đỡ các bạn. (16)

Trách nhiệm Có trách nhiệm với các công việc được giao (17)

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án, bài giảng điện tử, bảng học tập, phiếu đánh giá hoạt động của học sinh

- Máy tính, máy chiếu

n

Trang 28

- Chuẩn bị nội dung của chuyên đề

2 Đối với học sinh

*Các nhóm thực hiện kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm các thực phẩm, trải

nghiệm việc sản xuất ra các sản phẩm có giá trị từ nguồn nguyên liệu của địa phương

Nhóm 1

- Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử carbohydrate

- Sưu tầm các thực phẩm có chứa carbohydrate

-Tìm hiểu quy trình và trải nghiệm sản xuất được tinh bột nghệ

Nhóm 2:

- Phân biệt các loại carbohydrate

- Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại carbohydrate

- Tìm hiểu quy trình và trải nghiệm sản xuất được tinh bột sắn

Nhóm 3

- Tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò của phân tử lipid

- Sưu tầm các thực phẩm có chứa lipid

- Tìm hiểu quy trình và trải nghiệm việc sản xuất được son dưỡng môi

Nhóm 4:

- Phân biệt các loại lipid

- Sưu tầm các thực phẩm tương ứng với mỗi loại lipid

- Tìm hiểu quy trình và trải nghiệm việc sản xuất được mứt dừa

* Video quay lại quá trình trải nghiệm và thực hành tạo ra sản phẩm

* Tranh ảnh, poster trang trí phòng tranh

* Bút, vở ghi, sách giáo khoa

III TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 2.3: Báo cáo kết quả nghiên cứu, sưu tầm và trải nghiệm việc sản xuất ra các sản phẩm có chứa carbohydrate và các sản phẩm có chứa lipit ( 35 phút)

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w