Một bài nghiên cứu khác ở Việt Nam là “Ảnh hưởng của nợ công tới tăngtrưởng kinh tế” được viết bởi tác giả Lịch & Tú 2018 cũng đồng quan điểm khi cónhững kết luận rằng việc gia tăng nợ
Bối cảnh nghiên cứu 2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2 Các nghiên cứu thể hiện nợ công có ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự phát triển kinh tế 2.2 Các nghiên cứu thể hiện nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng
Mục tiêu cụ thể 8 3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu tổng quát, nhóm tác giả cũng thiết lập các mục tiêu cụ thể cho bài nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu ảnh hưởng của nợ công và FDI đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN trong hai giai đoạn từ 2013 – 2020 (trước Covid – 19) và
Đề xuất các hàm ý chính sách trong việc tăng hiệu quả quản lý nợ công, FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN.
Từ mục tiêu nghiên cứu, ba câu hỏi nghiên cứu tương ứng cho đề tài được xác định:
Có sự khác biệt rõ rệt giữa hai giai đoạn 2013 – 2020 và 2021 – 2022 về ảnh hưởng của nợ công và FDI đối với sự phát triển kinh tế trong các quốc gia ASEAN Trong giai đoạn đầu, nợ công và FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi giai đoạn sau, các yếu tố này đã có những tác động khác biệt do biến động kinh tế toàn cầu và các chính sách điều chỉnh của từng quốc gia Việc phân tích sự thay đổi này là cần thiết để hiểu rõ hơn về động lực phát triển kinh tế của ASEAN trong bối cảnh hiện tại.
Một số hàm ý chính sách cho các nước ASEAN trong việc tăng hiệu quả quản lý nợ công và FDI nhằm tăng trưởng kinh tế bao gồm gì?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là ảnh hưởng của nợ công, FDI đến tăng trưởng kinh tế.
Về mặt không gian: nghiên cứu tại 10 quốc gia thuộc ASEAN, bao gồm: Brunei,
Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Về mặt thời gian: dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2022.
Về mặt nội dung: nội dung đi sâu vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của nợ công và
FDI đến sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN.
5 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
5.1.1 Các lý thuyết nền a) Lý thuyết về mối tương quan giữa nợ công và sự phát triển kinh tế
Lý thuyết khoảng cách kép (The Dual Gap Theory)
Lý thuyết khoảng cách kép được đề xuất bởi Chenery (1967), được sử dụng để giải thích sự liên quan về mặt lý thuyết của tài chính nước ngoài như nợ công và FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia kém phát triển (LDC) Lý thuyết xác định hai khoảng trống là khoảng cách tiết kiệm (the savings gap) và khoảng cách ngoại hối (the foreign exchange gap) Nguyên nhân nảy sinh khoảng cách tiết kiệm là khi mức tiết kiệm ở các quốc gia LDC khá thấp bởi vì thu nhập thấp, dẫn đến không đủ để sử dụng cho các khoản đầu tư cho kinh tế Để làm giảm khoảng cách này, việc thu hút nguồn tài chính nước ngoài dưới dạng nợ trong nước như FDI là cần thiết để bổ sung cho nguồn tiền tiết kiệm trong nước và sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP ở các nước LDC Mặt khác, nguyên nhân của khoảng cách ngoại hối phát sinh do thiếu ngoại tệ, bởi vì thu nhập từ xuất khẩu thấp Để thu hẹp khoảng cách này, theo Akande & Ola-David (2010) cần có dòng viện trợ bên ngoài.
Lý thuyết nợ vượt trội của Krugman (1988) chỉ ra rằng khi nợ quốc gia vượt quá khả năng trả nợ, chi phí trả nợ trong tương lai sẽ làm giảm đầu tư trong và ngoài nước Khoản nợ treo ngăn cản đầu tư hiện tại vì thu nhập từ dự án mới phải trả cho chủ nợ, dẫn đến giảm đầu tư nội địa và FDI, làm chậm tăng trưởng GDP Chính phủ sẽ tăng thuế suất đối với khu vực tư nhân, gây giảm đầu tư tư nhân, trong khi nguồn lực chủ yếu được sử dụng để thanh toán nợ thay vì đầu tư sản xuất, dẫn đến giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng Kết quả là tổng đầu tư tư nhân và công giảm, làm trì trệ đầu tư và sản xuất, cản trở phát triển kinh tế Nghiên cứu của Hennessy (2004) và Hennessy cùng cộng sự (2007) khẳng định nợ quá mức tác động tiêu cực đến đầu tư và phát triển kinh tế, trong khi giảm thiểu nợ quá mức có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể theo Alanis và cộng sự (2018).
Lý thuyết Đường cong (The Laffer Curve)
Lý thuyết Laffer chỉ ra rằng việc tích lũy nợ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Claessens, 1990) Khi nợ được quản lý ở mức hợp lý, nó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là nợ nước ngoài, điều này là cần thiết cho mọi quốc gia Tuy nhiên, theo Kurnia (2017), khi nợ vượt quá ngưỡng an toàn, nó sẽ bắt đầu gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Điều này đặc biệt rõ ràng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nợ nước ngoài có thể tạo ra gánh nặng lớn cho nền kinh tế, như được chỉ ra trong nghiên cứu của AL-Tamimi & Jaradat (2019) Do đó, tồn tại một ngưỡng nợ nước ngoài mà dưới mức đó, nợ bên ngoài có lợi cho nền kinh tế, nhưng khi vượt quá mức xác định, nó có thể làm giảm GDP.
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển (The Neoclassical Growth Theory)
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển bởi Solow (1956, 1957) giả định rằng tăng trưởng được tạo ra thông qua việc gia tăng yếu tố sản xuất ngoại sinh như vốn (do tăng tiết kiệm và hành động đầu tư), lao động (do phát triển dân số và giáo dục) và sự tiến bộ công nghệ Việc tăng trưởng vốn góp phần trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế tương ứng với tỷ lệ vốn trong sản lượng quốc gia Theo đó việc tăng trưởng vốn có thể đến từ nợ nước ngoài hoặc dưới hình thức đầu tư (Nizar và c.s., 2013)
Tuy nhiên, lý thuyết này tuyên bố việc vay nợ quá cao ảnh hưởng không tốt đến quốc gia, Cho nên FDI là hình thức tiềm năng hơn để sử dụng cho các hoạt động công trong thúc đẩy gia tăng nền kinh tế Theo Herzer & Klasen (2008), nguồn vốn FDI bổ sung cho đầu tư trong nước sẽ giúp tăng trưởng kinh tế của quốc gia Thông qua mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho thấy FDI có thể có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng vốn và gia tăng lao động và công nghệ nước ngoài vào quá trình sản xuất của một quốc gia.
Lý thuyết tăng trưởng mới (The Endogenous Theories)
Trái ngược với lý thuyết tân cổ điển, các mô hình tăng trưởng mới nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn vốn con người và tiến bộ công nghệ Theo lý thuyết này, yếu tố nội lực đóng vai trò quan trọng hơn yếu tố ngoại lực trong việc tạo ra tăng trưởng Cải thiện năng suất thông qua đầu tư vào nguồn nhân lực từ chính phủ và khu vực tư nhân được xem là chìa khóa để thúc đẩy đổi mới Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng khẳng định rằng FDI là yếu tố quyết định trong việc phát triển nguồn nhân lực và công nghệ, từ đó góp phần vào sự hội nhập kinh tế toàn cầu và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
5.1.2 Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu
Theo định nghĩa của World Bank (2019), nợ công bao gồm các khoản nợ liên quan đến nợ nội địa và nước ngoài của khu vực công, bao gồm:
Chính quyền trung ương: Các bộ và tất cả các cơ quan tài trợ thuế do chính phủ kiểm soát và chịu trách nhiệm thực thi chính sách;
Chính phủ chung: Chính quyền trung ương với các đơn vị trực thuộc quốc gia bao gồm chính quyền tiểu bang, địa phương và các đô thị;
Khu vực công phi tài chính: Chính phủ với tất cả các tập đoàn phi tài chính thuộc sở hữu của chính phủ;
Khu vực công tổng thể: Khu vực công phi tài chính với các tập đoàn tài chính thuộc sở hữu của chính phủ và ngân hàng trung ương.
Theo Luật Quản lý nợ công (Quốc hội, 2017a), nợ công được định nghĩa bao gồm
“nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”, chứ chưa kể đến khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước tự vay, tự trả Theo Luật định nghĩa là: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.”
Mặc dù khái niệm về nợ công được trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhóm quyết định sử dụng định nghĩa nợ công từ World Bank (2019) để giải thích cho bối cảnh nghiên cứu đa dạng của các quốc gia trong ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo UNCTAD (2007) định nghĩa là: “FDI là khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ lâu dài, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế vào một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác ngoài nền kinh tế đó nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp liên kết, chi nhánh nước ngoài) FDI ngụ ý rằng nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở nền kinh tế khác Đầu tư bao gồm cả giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và tất cả các giao dịch tiếp theo giữa họ và giữa các chi nhánh nước ngoài, bao gồm chi nhánh có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân FDI có thể được thực hiện bởi các cá nhân cũng như các tổ chức kinh doanh.”
Theo World Bank (n.d.a), FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) được định nghĩa là dòng vốn đầu tư ròng nhằm mục đích đạt được lợi ích quản lý lâu dài, cụ thể là sở hữu từ 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên trong một doanh nghiệp hoạt động tại nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế (GR)
Theo định nghĩa của World Bank (n.d.b), tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về khối lượng sản phẩm đầu ra hoặc thu nhập thực tế của người dân Có ba chỉ số để tính toán tăng trưởng: khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân thực tế và tổng thu nhập quốc dân thực tế Khối lượng GDP là tổng giá trị gia tăng bởi các hộ gia đình, chính phủ và các ngành hoạt động trong nền kinh tế
Chi tiêu dùng của chính phủ (EXP)
Bên cạnh đó, OECD (2018), chi tiêu công của chính phủ là một dấu hiệu về quy mô của chính phủ ở các quốc gia Sự chênh lệch lớn trong chỉ số này thể hiện sự đa dạng khi quốc gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, cũng như cung cấp bảo trợ xã hội, không chỉ là sự chênh lệch về mức chi tiêu
Theo định nghĩa của World Bank (n.d.c) định nghĩa là: “Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng chung của chính phủ (định nghĩa cũ là chi tiêu chung của chính phủ) bao gồm tất cả các chi tiêu hiện tại của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả thù lao cho nhân viên) Định nghĩa nay cũng bao gồm hầu hết các khoản chi tiêu cho quốc phòng và an ninh, nhưng không bao gồm các khoản chi tiêu quân sự của chính phủ.” Đầu tư công (INV)
Theo IMF (2020), đầu tư công thường đề cập đến tổng hình thành vốn cố định của nhà nước, cho dù thông qua chính quyền trung ương hay địa phương hay thông qua các ngành hoặc tập đoàn thuộc sở hữu công Đầu tư công bao gồm đầu tư vật chất hoặc hữu hình vào cơ sở hạ tầng, theo một nghĩa rộng hơn, nó có thể bao gồm đầu tư vào con người hoặc vào giáo dục, kỹ năng và kiến thức
Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu
Theo định nghĩa của World Bank (2019), nợ công bao gồm các khoản nợ liên quan đến nợ nội địa và nước ngoài của khu vực công, bao gồm:
Chính quyền trung ương: Các bộ và tất cả các cơ quan tài trợ thuế do chính phủ kiểm soát và chịu trách nhiệm thực thi chính sách;
Chính phủ chung: Chính quyền trung ương với các đơn vị trực thuộc quốc gia bao gồm chính quyền tiểu bang, địa phương và các đô thị;
Khu vực công phi tài chính: Chính phủ với tất cả các tập đoàn phi tài chính thuộc sở hữu của chính phủ;
Khu vực công tổng thể: Khu vực công phi tài chính với các tập đoàn tài chính thuộc sở hữu của chính phủ và ngân hàng trung ương.
Theo Luật Quản lý nợ công (Quốc hội, 2017a), nợ công được định nghĩa bao gồm
“nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”, chứ chưa kể đến khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước tự vay, tự trả Theo Luật định nghĩa là: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.”
Khái niệm nợ công được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhóm quyết định áp dụng định nghĩa từ Ngân hàng Thế giới (2019) để làm rõ bối cảnh nghiên cứu đa dạng của các quốc gia ASEAN Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của khu vực này.
Theo UNCTAD (2007) định nghĩa là: “FDI là khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ lâu dài, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế vào một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác ngoài nền kinh tế đó nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp liên kết, chi nhánh nước ngoài) FDI ngụ ý rằng nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở nền kinh tế khác Đầu tư bao gồm cả giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và tất cả các giao dịch tiếp theo giữa họ và giữa các chi nhánh nước ngoài, bao gồm chi nhánh có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân FDI có thể được thực hiện bởi các cá nhân cũng như các tổ chức kinh doanh.”
Theo World Bank (n.d.a), FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) được định nghĩa là dòng vốn đầu tư ròng nhằm đạt được quyền quản lý lâu dài, cụ thể là sở hữu từ 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên trong một doanh nghiệp hoạt động tại nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư.
Tăng trưởng kinh tế (GR)
Theo định nghĩa của World Bank (n.d.b), tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về khối lượng sản phẩm đầu ra hoặc thu nhập thực tế của người dân Có ba chỉ số để tính toán tăng trưởng: khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân thực tế và tổng thu nhập quốc dân thực tế Khối lượng GDP là tổng giá trị gia tăng bởi các hộ gia đình, chính phủ và các ngành hoạt động trong nền kinh tế
Chi tiêu dùng của chính phủ (EXP)
Theo OECD (2018), chi tiêu công của chính phủ phản ánh quy mô hoạt động của chính phủ ở các quốc gia Sự khác biệt lớn trong chỉ số này cho thấy sự đa dạng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, cũng như bảo trợ xã hội, không chỉ đơn thuần là sự khác biệt về mức chi tiêu.
Theo Ngân hàng Thế giới, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ bao gồm tất cả các khoản chi hiện tại để mua hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả lương cho nhân viên Định nghĩa này cũng bao gồm hầu hết chi tiêu cho quốc phòng và an ninh, nhưng không bao gồm chi tiêu quân sự.
Theo IMF (2020), đầu tư công thường đề cập đến tổng hình thành vốn cố định của nhà nước, cho dù thông qua chính quyền trung ương hay địa phương hay thông qua các ngành hoặc tập đoàn thuộc sở hữu công Đầu tư công bao gồm đầu tư vật chất hoặc hữu hình vào cơ sở hạ tầng, theo một nghĩa rộng hơn, nó có thể bao gồm đầu tư vào con người hoặc vào giáo dục, kỹ năng và kiến thức
Theo Jimenez (1995), đầu tư công được hiểu rộng rãi là tất cả các chi tiêu công cho các dịch vụ công như luật pháp, giáo dục, y tế công cộng, giao thông, thông tin liên lạc, và cung cấp điện, nước Định nghĩa này không chỉ giới hạn ở chi tiêu vốn mà còn bao gồm cả chi tiêu thường xuyên, nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế liên quan.
Định nghĩa về đầu tư công đã được cập nhật, bao gồm cả đầu tư hữu hình và vô hình, nhằm nâng cao tính toàn diện trong nghiên cứu.
Theo OECD (2018), lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được định nghĩa là “sự thay đổi giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ thường được mua bởi các nhóm hộ gia đình cụ thể” Chỉ số giá tiêu dùng là một chuỗi các thước đo về sự thay đổi theo tỷ lệ về giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cố định có số lượng và đặc tính không đổi, được người dân tham khảo mua, sử dụng hoặc thanh toán của từng thời kỳ
Theo định nghĩa của IMF (2019), lạm phát là tỷ lệ tăng giá trong một khoảng thời gian nhất định, thường được xem xét dưới dạng mức tăng giá chung hoặc sự gia tăng chi phí sinh hoạt tại một quốc gia Nó có thể áp dụng cho một số hàng hóa cụ thể với phạm vi hẹp hơn Tóm lại, lạm phát phản ánh mức độ gia tăng giá cả của nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian, thường là một năm.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu (OPEN)
Theo OECD (2011), tỷ lệ thương mại trên GDP là giá trị trung bình của tổng giá trị xuất và nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ so với GDP
Theo Fseifes & Warrad (2020), độ mở thương mại hay tổng giá trị xuất nhập khẩu là tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên tổng sản phẩm quốc nội Chỉ số này càng cao thì tác động của thương mại đến các hoạt động khác trong nền kinh tế của quốc gia đó càng lớn.
Tỷ lệ thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động (UNEMP)
Theo Tổng cục thống kê (2016) định nghĩa người thất nghiệp là: “Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc Ngoài ra, người thất nghiệp còn là những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không đi tìm việc do đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.”
Mô hình nghiên cứu
5.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu Để xem xét tác động của nợ công và FDI đến phát triển kinh tế tại các nước
ASEAN từ năm 2013 – 2022, nhóm tác giả đề xuất mô hình hồi quy với các biến số được lựa chọn thông qua việc lược khảo các đề tài trước đây Cụ thể, nghiên cứu của
Thủy & Trang (2020) đã đưa ra các biến tổng quy mô nợ công, tỷ lệ tổng chi tiêu trên
GDP, tỷ lệ đầu công trên GDP, mức lạm phát, tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu trên
GDP và biến tương tác giữa nợ công và chi tiêu công Ngoài các biến trên, Lịch & Tú
Nghiên cứu năm 2018 đã xem xét các yếu tố như tốc độ tăng nợ, tốc độ tăng chi tiêu công và tỷ lệ lao động thất nghiệp Theo Aigheyisi & Ogbebor (2019), biến FDI được đưa vào mô hình để phân tích ảnh hưởng của FDI đến sự gia tăng GDP quốc gia Mô hình hồi quy được đề xuất từ các yếu tố đã nêu trên.
GR= ^ β 0 +^ β 1 DEBT +^ β 2 FDI +^ β 3 DEBT GR + ^ β 4 exp+ ^ β 5 exp GR + ^ β 6 exp DEBT +^ β 7 INV + ^ β 8 INF + ^ β 9 OPEN +^ β 10 UNEMP+ ¿
Theo lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, sự gia tăng sản lượng luôn được thúc đẩy bởi một trong ba yếu tố: Sự gia tăng về số lượng và chất lượng lao động (do tăng trưởng dân số và phát triển giáo dục), tăng vốn (do tăng tiết kiệm và đầu tư) và cải tiến công nghệ Nâng mức vốn đạt được từ nợ hoặc dưới một hình thức đầu tư Tuy nhiên, tổng nợ công quá cao cũng không tốt cho một quốc gia, vì vậy đầu tư nước ngoài là một lựa chọn cho chương trình của chính phủ dự kiến sẽ nâng cao phát triển kinh tế từ các hoạt động của chính phủ Điều này được thực hiện để đạt được sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững Vì vậy, hai giả thuyết nghiên cứu được phát triển là:
Giả thuyết H1: Nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước
Giả thuyết H2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN.
5.2.2 Dữ liệu và biến nghiên cứu Để tạo điều kiện cho nghiên cứu về tác động của nợ công và sự phát triển nền kinh tế ở 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2013 – 2022, nhóm đã tiến hành điều tra mẫu nghiên cứu từ Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Lào, Campuchia, Brunei và Việt Nam Dữ liệu hàng năm được thu thập từ Chỉ số phát triển thế giới (WDI) của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) được thống kê bởi FocusEconomics
Việc lựa chọn không gian mẫu, nhóm chọn mẫu nghiên cứu từ 10 quốc gia ASEAN với các lý do sau:
Thứ nhất, mẫu nghiên cứu được thu thập từ 10 quốc gia ASEAN bao gồm các nước có sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế Theo báo cáo của McKinsey Global Institute (MGI) (2018), Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar được đánh giá là các quốc gia mới nổi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững Dữ liệu được thu thập trên phạm vi đủ rộng để khám phá sự khác biệt trong tác động của nợ công và FDI đến tăng trưởng kinh tế của toàn thể quốc gia ASEAN
Số lượng nghiên cứu về tác động của nợ công và FDI đến tăng trưởng kinh tế của 10 quốc gia ASEAN còn hạn chế Việc nghiên cứu đồng thời tất cả các nước trong cùng một tổ chức giúp khám phá sự đa dạng về mức độ nợ công và FDI, đồng thời tạo điều kiện cho việc đề xuất chính sách nhằm ứng phó với nợ công và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
Về lựa chọn thời gian nghiên cứu, nhóm thu thập dữ liệu thứ cấp từ 2013 – 2022 với các lý do sau:
Giai đoạn nghiên cứu kéo dài 10 năm cho thấy sự biến động và ổn định của thị trường toàn cầu, giúp khám phá mức độ sử dụng nợ công và thu hút nguồn vốn FDI của các quốc gia ASEAN Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế qua các thời kỳ khác nhau.
Thứ hai, nhóm chia khoảng thời gian ra 2 giai đoạn với mốc phân chia là đại dịch
Covid-19 đã trở thành một tình trạng khẩn cấp trong sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất trong hơn một thế kỷ, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và để lại những hậu quả lâu dài cho xã hội (OECD, 2022) Nghiên cứu này nhằm khám phá sự khác biệt trong xu hướng thay đổi và mối quan hệ giữa nợ công và FDI trong hai giai đoạn từ 2013.
2019 (trước Covid – 19) và 2019 – 2022 (trong và sau Covid – 19)
Bảng 5.1: Các biến trong nghiên cứu
Biến sử dụng Ý nghĩa của biến Nghiên cứu sử dụng biến
Nguồn thu thập dữ liệu
GR Tốc độ gia tăng
DEBT Tổng quy mô nợ công của chính phủ (% GDP)
DEBT_GR Tốc độ tăng nợ công hàng năm (%/năm)
FDI Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (% GDP)
EXP Tổng chi tiêu dùng của chính phủ (%
EXP_GR Tốc độ tăng chi tiêu dùng hàng năm (%
Lịch & Tú (2018) The global economy
Biến sử dụng Ý nghĩa của biến Nghiên cứu sử dụng biến
Nguồn thu thập dữ liệu
INV Tỷ lệ đầu tư công
INF Tỷ lệ lạm phát (%
OPEN Tổng giá trị xuất, nhập khẩu (%
UNEMP Tỷ lệ thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động (% GDP)
EXP_DEBT Biến tương tác giữa quy mô nợ và chi tiêu dùng chính phủ (EXP*DEBT) (%
Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giảTất cả dữ liệu được thống kê là dữ liệu năm.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Các thông tin, sách báo và đề tài nghiên cứu uy tín liên quan đến tình hình phát triển của các nước ASEAN, quản lý nợ công và tình hình đầu tư trong khu vực được thu thập và phân tích để cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng hiện tại.
Các tài liệu này bao gồm:
Tài liệu về tình hình phát triển nền kinh tế, quản lý nợ công và đầu tư tại các quốc gia ASEAN;
Các yếu tố vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, và nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để phân tích tác động của chúng Các tài liệu liên quan đến vấn đề này thường xuất hiện trên các tạp chí khoa học, cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và sự phát triển kinh tế.
Các báo cáo từ các tổ chức uy tín trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), The Global Economy…
Các sách giáo trình về chủ đề tài chính quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu
Phương pháp này được áp dụng để tổng hợp và phân tích toàn bộ tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được đề cập ở mục trên Phương pháp giúp thu thập, khái quát, cũng như tổ chức một cách có hệ thống khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, kết quả, và nguồn dữ liệu phát sinh từ các đề tài trước.
Phương pháp xử lý dữ liệu
a Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp và áp dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đo lường và trình bày các số liệu điều tra, từ đó mô tả đặc điểm của mẫu Bên cạnh đó, phân tích tương quan cũng được thực hiện để khám phá mối liên hệ giữa các biến.
Phân tích tương quan là phương pháp kiểm tra mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến số Trong phân tích này, hai giá trị được phân tích là:
Giá trị: Sig (2-tailed) < 0,05 thể hiện các biến có mối tương quan với nhau
Hệ số tương quan Pearson đo lường độ tương quan tuyến tính giữa các biến quan sát trong mô hình, với giá trị từ 1 đến -1 Khi giá trị Sig nhỏ hơn 0,05, hệ số Pearson được xác định là có ý nghĩa Nếu hệ số Pearson lớn hơn 0, điều này cho thấy có mối tương quan tích cực giữa các biến, ngược lại nếu nhỏ hơn 0 thì có mối tương quan tiêu cực (Cohen, 2013) Phân tích hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.
Sau khi hiệu chỉnh mô hình, với mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0.05 thì mô hình phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến sự tăng trưởng kinh tế (Thủy & Trang, 2020).
Y là tốc độ phát triển kinh tế;
β là hệ số các nhân tố;
X1, X2, X3, …, Xn là các nhân tố của mô hình Để đảm bảo độ tin cậy của hàm hồi quy, các kiểm định sau sẽ được sử dụng trong kết quả hồi quy từ phần mềm SPSS 20:
Hệ số R^2 hiệu chỉnh để đo hiệu suất của mô hình hồi quy một cách chính xác hơn khi mô hình có nhiều biến độc lập và hạn chế rủi ro của R^2 thông thường khi R^2 có thể tăng lên ngẫu nhiên mà không cần có mối quan hệ thật sự
Phân tích NOVA gồm giá trị F và Sig Khi giá trị Sig < 0,05 thì yếu tố phù hợp và khi Sig >0.05 thì yếu tố bị loại khỏi mô hình
Phân tích Coefficients xét 3 giá trị: hệ số tiêu chuẩn (Beta), hệ số không tiêu chuẩn (β) và hệ số VIF
β cho thấy ảnh hưởng thực tế của biến phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và các biến khác không có sự thay đổi
Beta thể hiện mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của các biến độc lập.
VIF đo lường khả năng đa cộng tuyến d Phân tích mô hình hồi quy có tác động cố định (FEM)
Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) là phương pháp nghiên cứu được sử dụng bởi Lịch & Tú (2018), đặc biệt khi có các yếu tố cố định hoặc không thay đổi theo thời gian Mục tiêu chính của mô hình này là điều chỉnh sự biến động để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) có một số hạn chế đáng chú ý, bao gồm yêu cầu một lượng lớn quan sát từ các đơn vị khác nhau và đòi hỏi các đơn vị phải có sự khác biệt về các hiệu ứng cố định Hơn nữa, mô hình này không thể mô hình hóa các hiệu ứng cố định không quan trọng, điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phân tích.
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong bối cảnh có tính chất biến động ngẫu nhiên giữa các đối tượng nghiên cứu Điều này cho phép kiểm soát và đo lường sự biến động ngẫu nhiên này trong quá trình phân tích mối tương quan giữa các biến Cho nên, mô hình này phù hợp với bối cảnh nghiên cứu đa dạng gồm nhiều quốc gia với các đặc thù riêng biệt
β i : tổng giá trị trung bình
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này bao gồm giả định về tính đồng nhất của hiệu ứng ngẫu nhiên và sự nhạy cảm với ảnh hưởng của ngoại lệ.
Đóng góp của đề tài
Đóng góp về mặt lý luận
Kết quả dự đoán có ý nghĩa to lớn trong hệ thống hóa và củng cố hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nợ công/FDI đến tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, nghiên cứu đã lựa chọn một số kết quả từ các nghiên cứu trước về mối tương quan giữa các biến trong mô hình, từ đó góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu mới về nợ công, FDI, GDP, các biến kiểm soát và biến giải thích ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và đưa ra mô tả cụ thể Tuy các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế hay FDI và tăng trưởng kinh tế đã có trên thế giới, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với đầy đủ 10 quốc gia ASEAN.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Giúp các nước trong khối ASEAN nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển nền kinh tế thông qua ảnh hưởng của nợ công và FDI trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều thay đổi ở những năm gần đây Đồng thời cũng thảo luận và đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến sử dụng chi tiêu công và thu hút đầu tư để kích thích kinh tế và duy trì sự ổn định tài chính, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Điểm mới trong bài nghiên cứu
Nghiên cứu này tổng hợp và khái quát các lý thuyết như lý thuyết khoảng cách kép, lý thuyết nợ vượt trội, lý thuyết Laffer, lý thuyết tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng mới, nhằm đóng góp vào việc hoàn thiện mô hình nghiên cứu Mô hình được đề xuất sẽ xem xét ảnh hưởng của nợ công và FDI đối với sự phát triển của các quốc gia ASEAN, dựa trên sự đa dạng về bối cảnh và đặc thù của từng quốc gia.
Nghiên cứu này là một trong những ít tài liệu phân tích tác động của nợ công và FDI đến tăng trưởng kinh tế tại 10 quốc gia ASEAN, trong khi các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào một số quốc gia trong khu vực.
Thứ ba, mục đích nghiên cứu là xem xét và đánh giá sự khác nhau trong mối quan hệ giữa nợ công, FDI đến sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có đa dạng trình độ phát triển kinh tế trong một khối, qua đó đề xuất hàm ý chính sách về quản lý nợ công,thu hút đầu tư để kích thích kinh tế, duy trì sự ổn định tài chính.
Kết cấu của đề tài
Đề tài được trình bày theo kết cấu 5 chương, trong đó:
Trong chương này, nhóm tác giả sẽ nêu lên tính cấp thiết của nghiên cứu, đồng thời trình bày mục tiêu, đối tượng, phạm vi và đặt ra câu hỏi nghiên cứu Từ đó, liệt kê các phương pháp sử dụng cho nghiên cứu và nêu những đóng góp/ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày các lý thuyết nền để thực hiện nghiên cứu và trình bày tổng quan các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Sau đó, dựa vào lý thuyết và tổng quan làm cơ sở vững chắc để xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài được đề cập ở chương
3 Đồng thời chương 3 cũng trình bày về mô hình nghiên cứu định lượng, dữ liệu thu thập và các biến được sử dụng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này, nhóm tác giả bàn luận về kết quả nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu được sử dụng để so sánh với kết quả của các bài nghiên cứu khác.
Chương 5: Kết luận và hàm ý về mặt chính sách
Chương 5 chủ yếu nêu kết luận và đóng góp của nghiên cứu cho sự phát triển các quốc gia ASEAN Bên cạnh đó, các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được nhắc đến.
Lịch trình dự kiến
Bảng 9.1: Lịch trình dự kiến
STT Giai đoạn Hoạt động Thời gian
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định lĩnh vực nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trước, lý thuyết nền và các khái niệm
3 Thiết kế nghiên cứu Xác định chiến lược nghiên cứu, kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu
4 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thứ cấp, thống kê, đánh giá và lọc dữ liệu
5 Phân tích dữ liệu Lựa chọn phần mềm phân tích dữ liệu phù hợp và tiến hành phân tích
6 Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách
Kết luận và đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu
Viết báo cáo nghiên cứu
Viết bản thảo báo cáo và chỉnh sửa thành bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh
Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả
Các nguồn lực
Về nhân lực
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Trần Sỹ
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Về tài chính
Bảng 10.1: Chi phí thực hiện đề tài
STT CHI PHÍ THÀNH TIỀN
Chi phí đã phát sinh
1 Thu thập dữ liệu trên The Global Economy 1.000.000 VNĐ
3 Thiết bị điện tử 500.000 VNĐ
4 Phần mềm phân tích dữ liệu 1.000.000 VNĐ
Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả
Aigheyisi, O., & Ogbebor, O (2019) Public debt, foreign direct investment and economic growth in Nigeria Finance & Economics Review, 1(1), 1–24.
Akande, E., & Ola-David, O (2010) The two-gap model of economic growth in
Nigeria: Vector Autoregression (VAR) Approach. https://ageconsearch.umn.edu/record/330245/
Alanis, E., Chava, S., & Kumar, P (2018) Shareholder bargaining power, debt overhang, and investment Review of Corporate Finance Studies, 7(2), 276–318.
AL-Tamimi, K A M., & Jaradat, M S (2019) Impact of External Debt on Economic Growth in Jordan for the Period (2010-2017) International Journal of Economics and
Finance, 11(4), Article 4 https://doi.org/10.5539/ijef.v11n4p114
Alzoubi, W K., Khasawneh, S N., & Alzoubi, O M (2020) The relationship between public debt and economic growth in Jordan for the period (1990-2018).
Journal of Economics and Sustainable Development, 11(12), 62–71.
Barro, R J (1989) The Ricardian approach to budget deficits Journal of Economic Perspectives, 3(2), 37–54.
Chenery, H B (1967) Foreign Assistance and Economic Development Trong J H. Adler (B.t.v), Capital Movements and Economic Development (tr 268–292) Palgrave Macmillan UK https://doi.org/10.1007/978-1-349-15238-4_9
Chiwira, O., & Kambeu, E (2016) Foreign direct investment and economic growth in Botswana: A dynamic causality test British Journal of Economics, Management &
Claessens, S (1990) The debt laffer curve: Some estimates World Development,
Cohen, J (2013) Statistical Power Analysis for the Behavioral Sciences Academic Press.
Elboiashi, H A (2011) The effect of FDI and other foreign capital inflows on growth and investment in developing economies [PhD Thesis, University of Glasgow]. https://theses.gla.ac.uk/3026/
Elmendorf, D W., & Mankiw, N G (1999) Government debt Handbook of
Fseifes, E A., & Warrad, T M (2020) The impact of domestic and external public debt on the economic growth of Jordan International Journal of Business and
Greenidge, K., Craigwell, R., Thomas, M C., & Drakes, M L (2012) Threshold effects of sovereign debt: Evidence from the Caribbean International Monetary Fund. https://books.google.com/books? hl=en&lr=&id=nlQZEAAAQBAJ&oi=fnd&pg=PA3&dq=Threshold+effects+of+sov ereign+debt:
+Evidence+from+the+Caribbean&ots=CZ5ApC8oHd&sig=4vofRxZlXvDLqtJOOqiV DSF_BX8
Hennessy, C A (2004) Tobin’s Q, Debt Overhang, and Investment The Journal of
Hennessy, C A., Levy, A., & Whited, T M (2007) Testing Q theory with financing frictions Journal of Financial Economics, 83(3), 691–717.
Herzer, D., & Klasen, S (2008) In search of FDI-led growth in developing countries: The way forward Economic Modelling, 25(5), 793–810.
Hussain, M E., & Haque, M (2016) Foreign direct investment, trade, and economic growth: An empirical analysis of Bangladesh Economies, 4(2), 7.
IMF (2019) Inflation: Prices on the Rise IMF. https://www.imf.org/en/Publications/fandd/issues/Series/Back-to-Basics/Inflation
IMF (2020) Fiscal Monitor, October 2020: Policies for the Recovery IMF. https://www.imf.org/en/Publications/FM/Issues/2020/10/27/Fiscal-Monitor-October- 2020-Policies-for-the-Recovery-49642
Jacobo, A D., & Jalile, I R (2017) The impact of government debt on economic growth: An overview for Latin America Quaderni Del Dipartimento Di Economia,
Jilenga, M T., Xu, H., & Gondje-Dacka, I.-M (2016) The impact of external debt and foreign direct investment on economic growth: Empirical evidence from Tanzania International Journal of Financial Research, 7(2), 154–162.
Jimenez, E (1995) Handbook of Development Economics, Chapter 43 Human and physical infrastructure: Public investment and pricing policies in developing countries.Trong Handbook of Development Economics (Vol 3B, tr 2773–2843) Elsevier.https://doi.org/10.1016/S1573-4471(95)30020-1
Krugman, P (1988) Financing vs Forgiving a debt overhang Journal of
Kurecic, P., Milkovic, M., & Kokotovic, F (2018) AN EMPIRICAL ANALYSIS OF THE PUBLIC DEBT RELEVANCE TO THE ECONOMIC GROWTH OF THE USA Economic and Social Development: Book of Proceedings, 171–179.
Kurnia, D (2017) Pengaruh utang luar negeri dan penanaman modal asing terhadap pertumbuhan ekonomi JAK (Jurnal Akuntansi) Kajian Ilmiah Akuntansi, 4(1). http://e-jurnal.lppmunsera.org/index.php/Akuntansi/article/view/216
Lainà, P (2011) Dynamic effects of total debt and GDP: A time-series analysis of the
United States https://aaltodoc.aalto.fi/handle/123456789/2280
Lucas Jr, R E (1988) On the mechanics of economic development Journal of
McKinsey Global Institute (MGI) (2018) Outperformers: High-growth emerging economies and the companies that propel them (tr 4). https://www.mckinsey.com/featured-insights/innovation-and-growth/outperformers- high-growth-emerging-economies-and-the-companies-that-propel-them
Nizar, C., Hamzah, A., & Syahnur, S (2013) Pengaruh investasi dan tenaga kerja terhadap pertumbuhan ekonomi serta hubungannya terhadap tingkat kemiskinan di indonesia Jurnal Ilmu Ekonomi ISSN, 2302, 172.
OECD (2002) Foreign direct investment for development: Maximising benefits, minimising costs OECD http://new.sourceoecd.org/9264199276
OECD (2011) Trade openness (tr 176–177) OECD. https://doi.org/10.1787/sti_scoreboard-2011-60-en
OECD (2022) Investing in health systems to protect society and boost the economy: Priority investments and order-of-magnitude cost estimates (abridged version).
OECD (2018a) General government spending https://www.oecd-ilibrary.org/search? value1=government+spending&option1=quicksearch&facetOptionsQ&facetNames
=pub_igoId_facet&operator51=AND&option51=pub_igoId_facet&value51=%27igo
OECD (2018b) Inflation (CPI) https://www.oecd-ilibrary.org/search?value1=inflation&option1=quicksearch&facetOptionsQ&facetNames=pub_igoId_fa cet&operator51=AND&option51=pub_igoId_facet&value51=%27igo%2Foecd
%27&publisherId=%2Fcontent%2Figo%2Foecd&searchType=quick
Onafowora, O., & Owoye, O (2019) Public debt, foreign direct investment and economic growth dynamics: Empirical evidence from the Caribbean International
Romer, P M (1994) The origins of endogenous growth Journal of Economic
Sánchez-Juárez, I., & García-Almada, R (2016) Public debt, public investment and economic growth in Mexico International Journal of Financial Studies, 4(2), 6.
Solow, R M (1956) A contribution to the theory of economic growth The Quarterly
Solow, R M (1957) Technical change and the aggregate production function The
Review of Economics and Statistics, 39(3), 312–320.
The General Theory of Employment, Interest and Money (2023) Trong Wikipedia. https://en.wikipedia.org/w/index.php? title=The_General_Theory_of_Employment,_Interest_and_Money&oldid8996762 3
UNCTAD (2007) World Investment Report 2007. https://unctad.org/system/files/official-document/wir2007_en.pdf
World Bank (2019) Debt Bulletin – January 2019. https://www.worldbank.org/en/programs/debt-statistics/quarterly-bulletin-january- 2019
World Bank (n.d.a) Metadata Glossary | Foreign direct investment, net inflows (% of
GDP). https://databank.worldbank.org/metadataglossary/jobs/series/BX.KLT.DINV.WD.GD. ZS
World Bank (n.d.b) Metadata Glossary | GDP growth (annual %). https://databank.worldbank.org/metadataglossary/world-development-indicators/ series/NY.GDP.MKTP.KD.ZG
World Bank (n.d.c) Metadata Glossary | General government final consumption expenditure (% of GDP) https://databank.worldbank.org/metadataglossary/world- development-indicators/series/NE.CON.GOVT.ZS
Yuliana, S., Aida, N., Taher, A R., & Suparta, I W (2023) THE EFFECT OFFOREIGN DEBT, FOREIGN DIRECT INVESTMENT, AND INFLATION ON