Hiệnnay các công trình xây dựng cơ bản đang được tổ chức theo phương thức đấuthầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏra và không lãng phí vốn đầu tư.Nhậ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý sắc bén khôngthể thiếu được trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính của đơn vị cũng nhưtrong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Ra đời và phát triển cùng với sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa tiền
tệ cho nên hạch toán kế toán phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu của từng giaiđoạn phát triển của nền sản xuất hàng hóa Thực tế trong những năm qua chothấy cùng với quá trình đổi mới đi lên của nền kinh tế đất nước, cơ chế quản
lý kinh tế cũng có sự đổi mới sâu sắc toàn diện
Xu thế quốc tế hóa và hội nhập nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàncầu là xu thế có tính quy luật và tất yếu Trước tác động của nó nhiều doanhnghiệp đã ra đời và suy vong Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của nhà nước đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay gắtbuộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng được nhucầu ngày càng cao của thị trường Không những phải sản xuất ra những sảnphẩm có chất lượng tốt mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạ giá thành vàđem lại lợi nhuận, nâng cao đời sống cho công nhân viên
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốcdân, ngành xây dựng về cơ bản đã không ngừng lớn mạnh Xây dựng cơ bản
là ngành sản xuất vật chất quan trọng, độc lập mang tính chất công nghiệpnhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Nâng cao hiệu quả kinh
tế xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhu cầu xây lắp Công ty cổphần đầu tư xây dựng và thương mại Nam Tiến đã góp phần không nhỏ trongnền kinh tế quốc dân của cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng Công
Trang 2ty cũng khẳng định được vị trí của mình không chỉ trong nước mà còn trên cảthị trường thế giới.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thực hiện cơ chế hạch toán độclập, công ty đã tự trang trải được chi phí bỏ ra và thu được lợi nhuận Hiệnnay các công trình xây dựng cơ bản đang được tổ chức theo phương thức đấuthầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ
ra và không lãng phí vốn đầu tư
Nhận thức được vấn đề nóng bỏng trên với kiến thức về mặt lý luận đãđược trang bị ở trường học, cùng với thời gian được tìm hiểu thực tế công tác
tổ chức ở Công ty cổ phần đầu tư XD&TM Nam Tiến em đã nắm bắt đượcmột số đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tình hình công tác quản lý vàcông tác kế toán của công ty
Với thời gian thực tập còn ít cùng với những kiến thức còn nhiều hạnchế chắc chắn bài viết còn những thiếu sót Em rất mong được sự góp ý củathầy cô và những độc giả quan tâm tới lĩnh vực này.Đặc biệt là sự giúp đỡ của
thầy giáo Nguyễn Hải Hà để bài viết của em được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Chương II:Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ,tính giá thành sản phẩm ở CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XD&TM NAM TIẾN
Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XD&TM NAM TIẾN
Trang 3CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1 Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trìnhbiến đổi một cách hợp lý, có mục đích các yếu tố đầu vào, sản xuất tạo thànhcác công trình lao vụ nhất định
Các yếu tố về tư liệu sản xuất và đối tượng sản xuất (hao phí về laođộng vật hoá) dưới tác động có mục đích của sức lao động (hao phí về laođộng sống) qua quá trình biến đổi tạo nên sản phẩm Để đo lường các hao phí
về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từngthời kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục
vụ yêu cầu quản lý thì mọi hao phí cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước
đo tiền tệ, gọi là chi phí sản xuất Như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệpxây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và laođộng vật hoá, một số chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình xâydựng, lắp đặt và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp trong một thời kỳnhất định
Về bản chất: Thực chất chi phí sản xuất là những phí tổn (hao phí) vềtài nguyên, vật chất, sức lao động gắn liền với mục đích kinh doanh, khi xemxét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ các mặt sau:
Trang 4- Nó là tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại
và tiến hành hoạt động sản xuất và được đo lường, tính toán bằng tiền trongmột khoảng thời gian nhất định
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc hai yếu tố chủ yếu:
+ Khối lượng các yếu tố sản xuất tiêu hao trong kỳ
+ Giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí
Tuy nhiên việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc
độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau
Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như nhữngkhoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt đượcmột sản phẩm, lao vụ nhất định Chi phí được xác định bằng tiền của nhữnghao phí về lao động sống, lao động vật hoá Còn trên góc độ của kế toán quảntrị, chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, quyết định, cũng có thể là phí tổnước tính để thực hiện dự án những phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏqua cơ hội kinh doanh
Như vậy, về thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn của doanhnghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vàoquá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy để quản lý có hiệu quả, kịp thời đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị doanhnghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng sảnphẩm dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong sốsản phẩm, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu Giá thành sản phẩm sẽ giúp cácnhà quản trị trả lời được câu hỏi này
Trang 5Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả, sản phẩm,lao vụ hoàn thành nhất định
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất để hoàn thànhmột khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừamang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan Nó là chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuấtkinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanhnghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận Như vậy
về mặt bản chất chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là biểu hiện haimặt của quá trình sản xuất kinh doanh Cũng giống nhau về bản chất vì đều làbiểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra.Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có sự khác biệtnhau trên các phương diện sau:
- Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhấtđịnh, nhiều phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, cònkhi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhấtđịnh, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định tính cho một đạilượng kết quả hoàn thành nhất định
- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể có
sự khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Sự khácnhau đó thể hiện trong công thức sau:
T.Giá Chi phí Chi phí Chi phí
Thành = sản xuất dở + sản xuất phát - sản xuất dở Sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
Trang 61.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây lắp, nênviệc quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản là một việc khó khăn Trong đó tiếtkiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây lắp là mối quan tâm hàng đầu hếtsức quan trọng trong doanh nghiệp xây lắp Hiện nay trong lĩnh vực xâydựng chủ yếu áp dụng phương thức đấu thầu, giao thầu, nhận thầu xây dựng,
do vậy để trúng thầu thi công công trình thì doanh nghiệp phải xây dựng đượcgiá đấu thầu thầu hợp lý cho công trình đó Mặt khác lại phải đảm bảo kinhdoanh có lãi để thực hiện được các mục đích trên thì công tác quản lý kinh tếnói chung và công tác quản lý chi phí và tính tổng sản phẩm xây lắp nói riêngphải hết sức chặt chẽ phát huy tối đa của công cụ kế toán đối với sản xuất thicông, cụ thể:
- Quản lý kế hoạch xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo công tác xây dựng
cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch được giao
- Quản lý toàn bộ công trình theo từng hạng mục công trình hoặc theogiai đoạn khối lượng xây lắp sao cho chất lượng của công trình được đảm bảotheo đúng kết cấu của bản vẽ
- Quản lý theo tiến độ thi công
- Quản lý theo từng khoản mục chi phí để chi phí xây lắp bỏ ra ít nhấtnhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, tránh hao hụt vật liệu
1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm trong DNXL.
1.1.3.1 Vai trò:
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thốngcác chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mốiquan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dovậy việc quản lý kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách
Trang 7khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phísản xuất và giá thành sản phẩm nói chung, chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp nói riêng
Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học,hợp lý và đúng đắn Có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giáthành sản phẩm Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phátsinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cườngquản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả Mặtkhác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm Đó
là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thếtrong cạnh tranh
Mặt khác giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là
cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn làcăn cứ để xác định kết quả kinh doanh kế toán chi phí và tính giá thành sảnphẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục
vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp Song nó lại là khâu trung tâm của toàn
bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phầnhành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh
tế tài chính của doanh nghiệp
1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán:
Để tổ chức tốt công tác kế toán, phát huy tối đa vai trò quan trọng của
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Kế toán doanhnghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí vàtính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mốiquan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chiphí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành
Trang 8- Căn cứ đặc điểm tổ chức SXKD, đặc điểm của sản phẩm, khả năng
và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giáthành cho phù hợp
- Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đốitượng tính giá thành đã xác định để tổ chức áp dụng phương pháp tính giáthành cho phù hợp và khoa học
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phâncông rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liênquan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản,
sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảođáp ứng được yêu cầu thu nhận , xử lý - hệ thống hóa thông tin về chi phí, giáthành của doanh nghiệp
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sảnphẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giáthành sản phẩm
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm,cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp chocác nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng,phù hợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lượng thi công hoàn thành, làm rõ đầu
và cuối tháng Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang một cáchkhoa học hợp lý
Như vậy việc tổ chức kế toán chi phí xây lắp và tính đúng, tính đủ giáthành công trình một cánh khoa học, hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong công
Trang 9tác quản lý chi phí, giá thành xây lắp Thông qua số liệu do bộ phần kế toántập hợp chi phí, tính giá thành, các nhà lãnh đạo nắm được chi phí thức tế vàgiá thành từng công trình, hạng mục công trình Qua đó có thể phân tích, đánhgiá tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành sản phẩm, tình hình sử dụnglao động vật tư tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí để có biện pháp hạgiá thành,, để đưa ra những quyết định phù hợp nhất là trong điều kiện hiệnnay số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bảnngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt trên thị trường Để đứng vững trên thịtrường thì một hao phí, một quyết định dù nhỏ cúng có ý nghĩa rất lớn, do vậyviệc tính toán đúng, đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp chonhà quản lý đưa ra được quyết định đúng đắn là cần thiết đối với sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp và phù hợp với qui luật khách quan
1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và DNXLnói riêng phát sinh thường xuyên trong hoạt động của doanh nghiệp, để phục
vụ cho quản lý CPSX và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành sản phẩm,chi phí sản xuất cần phải dược tập hợp theo từng thời kỳ nhất định (tháng,quý, năm) Chi phí sản xuất trong DNXL gồm nhiều loại, với từng nội dungkinh tế và công dụng không giống nhau, yêu cầu quản lý khác nhau Vì vậy
để thuận lợi cho công tác quản lý CPSX và tổ chức kế toán tập hợp CPSX,cần phải phân loại CPSX theo các tiêu thức phân loại thích hợp
Tuỳ theo yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, yêu cầu cung cấp thông tincho các đối tượng sử dụng, mà chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêuthức khác nhau và chủ yếu theo các tiêu thức sau đây:
Trang 10
1.2.1.1 Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế.
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chi ra thành các yếu tố chiphí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí sản xuất có cùng nội dung kinh
tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở khu vực nào, ở đâu và có tác dụng
gì Chi phí sản xuất được phân loại theo cách này bao gồm 5 yếu tố :
- Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị XDCB mà doanhnghiệp đã sử dụng cho các hoạt động thi công xây lắp trong kỳ
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và cáckhoản trích theo lương của lao động tham gia hoạt động xây lắp trong kỳ
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số trích khấu hao TSCĐ sửdụng cho hoạt động thi công xây lắp trong kỳ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các dịch vụmua, thuê ngoài như tiền điện, nước, sửa chữa TSCĐ … phục vụ cho hoạtđộng thi công xây lắp trong kỳ
- Chi phí bằng tiền khác: Gồm toàn bô chi phí bằng tiền khác dùng chohoạt động thi công xây lắp trong kì ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụngquan trọng đối với việc quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết cơ cấu, tỷ trọngtừng yếu tố chi phí để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phísản xuất, là cơ sở để xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, lao động, tiềnvốn… Cung cấp số liệu lập báo cáo chi phí sản xuất theo yêu tố và tài liệuphục vụ tính toán chỉ tiêu thu nhập quốc dân…
1.2.1.2 Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng của chi phí.
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành những khoản mụcchi phí, trong đó mỗi khoản mục bao gồm các yếu tố chi phí có cùng mục
Trang 11đích, công dụng Chi phí sản xuất được phân loại theo cách này gồm 4 khoảnmục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm chi phí về nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp vào thi công xây lắp
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí về tiền công, tiền lương,phụ cấp phải trả cho công nhân thuộc quản lý của doanh nghiệp và tiền côngtrả cho nhân công thuê ngoài trực tiếp thi công xây lắp
- Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí phát sinh trong quátrình sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xâylắp và những doanh nghiệp và công trình áp dụng phương thức thi công hỗnhợp bao gồm: Chi phí nhân công (lương, tiền công, phụ cấp trả cho công nhântrực tiếp điều khiển và phục vụ xe, máy thi công) chi phí vật liệu (vật liệunhiên liệu…) chi phí công cụ, chi phí khấu hao máy thi công và các chi phíkhác
- CPSX chung: Gồm các chi phí trực tiếp khác như khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân trực tiếp thi công và phục vụ cho thicông xây lắp, công nhân trực tiếp điều khiển xe và phục vụ xe, máy thi công
và các chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ chung cho bộ phận sản xuấtthi công như tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viênquản lý đội, chi phí vật liệu, công dụng, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng phục
vụ quản lý chung của đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng có tác dụng phục
vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch giá thành, định mức chi phí
Trang 121.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.
Do tính đặc thù trong hoạt động xây lắp, trong doanh nghiệp xây lắpcần phân biệt các loại giá thành sau:
- Giá thành dự toán: Là chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây
lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành công trình hoặc đểhoàn thành từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, bao gồm dự toánchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toánchi phí máy thi công và một phần dự toán chi phí chung Giá thành dự toánđược lập trên cơ sở các định mức kinh tế - kĩ thuật của ngành và đơn giá dựtoán xây lắp do Nhà nước quy định
-
-Lãiđịnhmức
+ Giá trị dự toán công trình là giá chủ đầu tư thanh toán cho doanhnghiệp xây lắp, nó là cơ sở để lập kế hoạch công tác xây lắp và thanh toán khicông trình hoàn thành, giá trị dự toán là hạng mục chi phí cao nhất để xâydựng công trình
+ Lãi định mức là chỉ tiêu Nhà nước qui định để tích luỹ cho xã hội dongành cơ bản tạo ra
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được đặt trên cơ sở giá thành dự
toán và những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp về những biện phápthi công, định mức, đơn giá …
Giá thành kế hoạch được tính theo công thức:
Giá thành dự toán Giá trị dự toán của Mức hạ
của công trình, hạng = công trình, hạng - giá thành
mục công trình mục công trình kế hoạch
Trang 13(Từng doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể về biện pháp thi công,định mức đơn giá… của doanh nghiệp mình để xác định mức hạ giá thành)
Giá thành và giá thành kế hoạch được lập trước khi tiến hành thi côngcông trình, hạng mục công trình
- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế
để hoàn thành khối lượng xây lắp Giá thành thực tế được tính trên cơ sở sốliệu kế toán về chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Giá thành thực tế không những bao gồm chi phí thực tế phát sinh khôngnằm trong dự toán như: Chi phí về các khoản thiệt hại trong sản xuất, cáckhoản bội chi, lãng phí vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất củadoanh nghiệp
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp xây lắp màchỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp có một số khác biệt
+ Giá thành công trình xây lắp thiết bị không bao gồm giá trị của bảnthân thiết bị đưa vào lắp đặt Bởi vậy khi nhận các thiết bị do chủ đầu tư bàngiao để lắp đặt, giá trị các thiết bị được ghi vào tài khoản 152 - thiết bị xâydựng cơ bản, phản ánh giá trị thiết bị xây dựng cơ bản của bên giao thầu giaolắp đặt công trình
+ Giá thành công trình xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm: Trị giá vậtkết cấu và giá trị kèm theo như; các thiết bị vệ sinh thông gió, thiết bị truyềnhơi ấm, điều hoà nhiệt độ
1.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở DNXL
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tậphợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành
Trang 14Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên.Rất quan trọng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm Xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất là cơ sở quan trọng nhằm kiểm soát quá trình chi phí, tăng cường tráchnhiệm vật chất đối với các bộ phận, đồng thời, cung cấp số liệu cần thiết phục
vụ việc tính giá thành sản phẩm và các chi tiêu khác theo yêu cầu quản trịdoanh nghiệp
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kếtoán doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố sau: đặc điểm, công dụng củachi phí trong quá trình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình sản xuấtsản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu tính giá thành theo từng đối tượngtính giá thành, trình độ cán bộ quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ kếtoán cũng như trình độ tin học hoá công tác kế toán…
Phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí: Tổ đội sản xuất thi công, bộ phận chức năng…
- Nơi gánh chịu chi phí: Công trình, hạng mục công trình, đơn đặthàng…
Trong các DNXL với đặc điểm sản phẩm mang tính đơn chiếc, sảnphẩm là những công trình, hạng mục công trình riêng biệt, có thiết kế dự toánriêng và được quản lý một cách chặt chẽ từ thiết kế, thi công, bàn giao Mộtcông trình có thể do một hoặc nhiều đội thi công Chính vì vậy, thông thườngxác định đối tượng chi phí sản xuất trong DNXL là công trình, hạng mụccông trình
1.3.1.2 Đối tượng tính giá thành trong DNXL.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc (lao vụ, dịch vụ) đãhoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Trang 15Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý, doanh nghiệp cần phải căn
cứ vào các nhân tố:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và cơ cấu sản xuất
- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.3.1.3 Phân biệt đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành giốngnhau về bản chất chung vì đều là phạm vi giới hạn mà CPSX được tập hợp vàtính toán
Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau Đối tượng kế toán tập hợpCPSX có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là nơi gánh chịu chi phí, trong khi
đó đối tượng tính giá thành chỉ là nơi gánh chịu chi phí Đối tượng kế toán tậphợp CPSX rộng hơn đối tượng tính giá thành
Trang 16Tuy có sự khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ rất chặt chẽ vớinhau:
Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp CPSX là tiền đề, điềukiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp.Trong thực tế một đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể trùng với một đốitượng tính giá thành Trái lại, một đối tượng tính giá thành cũng có thể gồmnhiều đối tượng tập hợp CPSX Mối quan hệ này ở mỗi doanh nghiệp xây lắp
cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tính giá thành ởdoanh nghiệp đó
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong DNXL.
Tuỳ theo khả năng quy nạp (tập hợp) chi phí sản xuất vào các đối tượng
kế toán tập hợp CPSX mà kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phísản xuất thích hợp:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đốitượng kế toán tập hợp đã xác định, cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí nàyvào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất liên quan
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp theo từngđối tượng chịu chi phí được, như chi phí khấu hao máy thi công sử dụng chothi công nhiều công trình
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tập hợp các chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
- Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ và xác định hệ số phân bổ
Trang 17Tiêu chuẩn phân bổ liên quan trực tiếp tới chi phí cần phân bổ và phảitương quan tỷ lệ với chi phí cần phân bổ, càng đạt tỷ lệ thuận bao nhiêu thìviệc phân bổ càng chính xác bấy nhiêu
Công thức xác định hệ số phân bổ:
Hệ số phân
Tổng chi phí cần phân bổTổng đơn vị tiêu thức cần phân bổ cho các đối tượng
Định mức phân bổ cho từng đối tượng
Ci = Ti x H
Trong đó:
- Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng i
- Ti: Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i
Đối tượng i là các công trình hay hạng mục công trình xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp cũng giống như các doanh nghiệp khác.Tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà có thể vận dụng một trong cácphương pháp: Tập hợp trực tiếp theo từng hạng mục công trình hay từng giaiđoạn, khối lượng công tác xây lắp có giá trị dự toán riêng hoặc tập hợp giántiếp theo nhóm hạng mục công trình hay các giai đoạn xây lắp, phù hợp vớinguyên tắc hạch toán trong doanh nghiệp xây lắp Cụ thể: thông thường cáckhoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thườngđược tập hợp trực tiếp cho các đối tượng liên quan, nhưng trường hợp điềukiện sản xuất không cho phép phân bổ trực tiếp thì kế toán phải tiến hànhphân bổ gián tiếp theo công thức phân bổ, Ví dụ đối với chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp:
Tổng chi phí Trị giá NVL Trị giá Trị giá NVL Trị giá
Trang 18NVL trực
tiếp cần
phân bổ
= trực tiếp còn lại đầu kỳ ở bộ phận sản xuất
+ NVL TT xuất
dùng trong kỳ
- TT còn lại ở
bộ phận sản xuất cuối kỳ
- phế liệu thu hồi (nếu có)
Còn đối với chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung thì tương tựnhư hai khoản chi phí trên có thể tập hợp và phân bổ trực tiếp hoặc giàn tiếptuỳ theo điều kiện sản xuất của doanh nghiệp
1.3.3 Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng.
Trong doanh nghiệp xây lắp và các doanh nghiệp nói chung để hoạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán thường sử dụng mộttrong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho đó là phương pháp kê khaithường xuyên và kiểm kê định kỳ nhưng chủ yếu là phương pháp kê khaithường xuyên, trong bài viết này em trình bày quy trình kế toán theo phươngpháp kê khai thường xuyên
- Phiếu nhập kho công trình, thẻ theo dõi vật tư
- Phiếu theo dõi ca máy thi công, bảng chấm công, bảng thanh toàn tiềnlương và BHXH
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ, giấy đề nghị tạm ứng,giấy thanh toán tiền tạm ứng
1.3.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng.
Trang 19- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinhthực tế để sản xuất sản phẩm xây dựng hay lắp đặt các công trình Tài khoảnnày được mở chi tiết cho các đối tượng tập hợp chi phí
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhântrực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ xây dựng và lắp đặt gồm
cả tiền lương của công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, trong phạm vi mặtbằng xây lắp và tiền lương của công nhân chuẩn bị thu dọn hiện trường Tàikhoản 622 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, giaiđoạn công việc, riêng đối với hoạt động xây lắp không hạch toán vào tàikhoản này các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tiền lương củacông nhân trực tiếp
- Tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản 623 dùng để tập hợp và phân bổ chi phí xây dựng máy thicông phục vụ trực tiếp hoạt động xây lắp công trình Tài khoản này chỉ sửdụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với doanh nghiệp xâylắp thực hiện theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợpbằng máy
Không hạch toán vào tài khoản 623 khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ tính theo tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công, tàikhoản 623 có 6 tài khoản cấp 2:
6231 Chi phí nhân công
6232 Chi phí vật liệu
6234 Chi phí khấu hao máy thi công
6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Trang 206233 Chi phí dụng cụ sản xuất 6238 Chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản náy dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trườngxây dựng, bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng và các khoản tríchtheo lương, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội vànhững chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội
- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản này dùng để hạch toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanhphục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp áp dụng phương pháp kêkhai thường xuyên Tài khoản 154 được mở chi tiết theo địa điểm phát sinhchi phí: Đội sản xuất, công trường, công trình, hạng mục công trình
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như tài khoản
111, TK 152, TK 141
1.3.4 Trình tự kế toán.
1.3.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí vật liệu chính, vật
liệu phụ và cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyểntham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp như: Sắt thép, xi măng, gạch,
gỗ, cát, sỏi, đá, kèo sắt, cốt pha, đà giáo Nó không bao gồm vật liệu, nhiênliệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình Chi phívật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây lắp, do vậyviệc hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp có ý nghĩa quan trọng để xác địnhlượng tiêu hao vật chất trong sản xuất cũng như tính chính xác, hợp lý của giáthành công tác xây lắp
- Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh ở kế toán:
Trang 21Có TK 152c) NVL sử dụng không hết nhập lại kho kế toán định khoản
Nợ TK 152
Có TK 621(2) Mua NVL về đưa ngay vào sản xuất
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331(3) Cuối kỳ kết chuyển vật tư xuất dùng:
Nợ TK 154
Có TK 621
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
Trang 22TK 133
TK 154
Cuối ký, kết chuyển phân bổ chi phí NVL TT cho từng công trình, HM CT
TK 141
Quyết toán tạm ứng vật tư sử dụng
ở các đội nhận khoán
1.3.4.1 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho
số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tácxây lắp công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vậtliệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọnhiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong hay ngoài ngân sách:
- Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát ở sơ đồsau:
(1) tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất :
Nợ TK 622
Có TK 334(2)Cuối kỳ kết chuyển
Trang 23Nợ TK 154
Có TK 622
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
1.3.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
- Máy thi công là loại xe máy chạy bằng động lực được sử dụng trựctiếp để thi công, xây lắp các công trình như: cần cẩu, máy xúc, máy ủi
Trang 24- Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công
và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
1.3.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liênquan đến việc tổ chức phục vụ quản lý thi công của các đội xây lắp ở công
Trang 25trường xây dựng như: Tiền lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, cáckhoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp
và nhân viên quản lý đội Khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động củađội và những chi phí khác liên quan:
(1) Tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội
Nợ TK 627
Có TK 334,338(2) Trị giá NVL, CCDC dùng cho đội quản lý
Nợ TK 627
Có TK 152,153,142,242(3) Khấu hao TSCĐ dùng cho đội quản lý:
Nợ TK 627
Có TK 214(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài và trích trước chi phí phải trả:
Nợ TK 627
Có TK 111,112,331
Có TK 335(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung
Trang 26TK 621 TK 154" XL"
Chi phí vượt định mức không tính vào Z công trình
TK 111,112,138
TK 632
Trang 271.3.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
K/c chi phí NVL trực tiếp
lúc cuối kỳ
Các khoản chi phí thiệt hại trong QT xây lắp bắt người chịu trách nhiệm
Trang 28Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ
Chi phí thực tế của KLXLDD
đầu kỳ
Giá thành dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
Chi phí thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ
Chi phí dự toán của KLXLDD cuối kỳ
Chi phí dự toán của KLXLDD
cuối kỳ
Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ
Tổng giá trị dự toán của các giaoi đoạn xây lắp tính theo mức độ hoàn thành
Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành Chi phí thực tế của KLXLD D đầu kỳ Chi phí thực tế của KLXD thực hiện trong kỳ
Trong doang nghiệp xây lắp, sản xuất dở dang là các công trình, hạngmục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây dựng dở dangcuối kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng có kếcấu phức tạp nên việc xác định mức độ hoàn thành của nó rất khó Vì vậy khiđánh giá sản phẩm dở dang, kế toán phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹthuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm
dở dang một cách chính xác và thường được đánh giá theo các phương phápsau:
- Phương pháp đánh giá SP dở dang theo chi phí dự toánTheo phương pháp này, chi phí thực tế dở dang cuối kỳ được xác địnhnhư sau:
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tươngương
Theo phương pháp chi phí thực tế dở dang cuối kỳ được xác định nhưsau:
Trang 291.3.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng
số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính tổng giá thành đơn vịtheo từng khoản mục chi phí đã quy định cho các đối tượng tính giá thànhtrong kỳ tính giá thành
- Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp).
Phương pháp này áp dựng trong trường hợp đối tượng tính giá thànhphù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báocáo
Theo phương pháp này, kế toán tập hợp toàn bộ các chi phí xây lắpphát sinh trực tiếp cho một công trình hay hạng mục công trình từ lúc khởicông tới khi hoàn thành là giá thành thực tế của công trình, hạng mục côngtrình đó Đối với những hạng mục công trình lớn hơn, thời gian thi công dài,
có thể bàn giao thanh toán theo từng hạng mục bộ phận thì giá thành thực tếcủa hạng mục bộ phận được xác định như sau:
dở dang đầu kỳ
+ +
Chi phí thực tế KLXL, hạng mục phát sinh trong kỳ
-
-Chi phí thực tế KLXL, hạng mục dở dang cuối kỳ
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Doanh nghiệp xây lắp có thể tính với bên giao thầu hợp đồng nhận thầuthi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từngcông việc Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tình
Trang 30giá thành là đơn đặt hàng Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặthàng từ khi khởi công đến lục hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này áp dụng đối với các công trình lớn, kết cấu phức tạp,quá trình xây lắp có thể chia ra cho các đội sản xuất khác nhau hoặc giai đoạnsản khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất hoặc giai đoạnsản xuất Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng Công thức tính giáthành sản phẩm như sau:
Giá thành thực tế = Dđk + C1 + C2 + + Cn - Dck
Trong đó:
- Dđk ; Dck Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
- Cn Là chi phí sản xuất ở đội SX n hoặc giai đoạn thứ n
- Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Theo phương pháp này, căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành
và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để tính giá thành định mức và chi phísản xuất định mức, thường xuyên phân tích các chênh lệch để đề ra biện phápkhắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở giá thànhđịnh mức để tính giá thành thực tế của sản phẩm Công thức tính giá thànhsản phẩm:
Giá thành thực
tế của sản phẩm
Giá thành định mức sản phẩm
Chênh lệch do thoát ly định mức
Chênh lệch do thay đổi định mức
Trang 311.3.7 Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tuỳ thuộc vào các hình thức kế toán áp dụng mà kế toán sẽ tổ chức hệthống sổ kê toán khác nhau và quy định trình tự ghi sổ kế toán tương ứng vớitừng hình thức Theo quy định hiện hành doanh nghiệp có thể áp dựng mộttrong các hình thức kế toán sau:
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
* Đặc trưng:
- Tập hợp và thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củatài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tàikhoản đối ứng Nợ
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các việc nghiệp vụ kinh tế phát sinhtheo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh
tế (theo tài khoản)
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trêncùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trìng ghi chép
-Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản chỉ tiêu quản
lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính
Trang 32Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
CHỨNG TỪ
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 33Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết
hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 34- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc Bảngtổng hợp các chứng từ gốc cùng loại cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số lien tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đínhkèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Trang 35Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại
Sổ , thẻ
kế toán chi tiết
đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
* Sơ đồ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Trang 36Chứng từ kế toán
từ gốc
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
- Tách biệt việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chitiết vào hai loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chitiết
- Không cần lập Bảng cân đối tài khoản cuối kỳ, vì kế toán có thể kiểmtra tính chính xác của việc ghi Sổ cái ở dòng cộng cuối kỳ của Nhật ký - Sổcái
* Sơ đồ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Trang 37 Hình thức Kế toán trên máy vi tính:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mền kế toán
Theo quy trình của phần mền kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ chi tiết
Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện
tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi dã in ra giấy
Trang 38
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty CP đầu
tư XD&TM NAM TIẾN
Tiền thân của Công ty CP đầu tư XD&TM Nam Tiến là Công ty XDCTNam Tiến được tách ra từ công ty xây dựng Phúc Khánh tháng 3 năm 1999 vàđược UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy phép thành lập công ty số 16/GPUB ngày
15 tháng 3 năm 1999 và được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai cấp đăng kýkinh doanh số 050441 ngày 17 tháng 3 năm 1999
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Công ty XDCT Nam Tiến
đã không ngừng lớn mạnh và phát triển cả về quy mô,tổ chức và cơ cấu ngànhnghề kinh doanh.Ngoài nhiệm vụ chính là xây dựng dân dụng công ty đã vàđang phát triển các dự án xây dựng thủy điện như : thủy điện Ngòi Xan I,thủy điện Ngòi xan II…Việc sản xuất kinh doanh phát triển làm doanh thucủa công ty liên tục tăng trong nhiều năm đảm bảo thu nhập cho cán bộ côngnhân viên của công ty và đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước
Đến năm 2007 công ty XDCT Nam Tiến đã chuyển hình thức sở hữusang công ty cổ phần và đã được sở kế hoạch đầu tư và phát triển Lào Cai cấpgiấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 23 tháng 04 năm 2007
Số: 12 03 000 089
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 (tám mươi tỷ đồng)
Tổng số cổ phần: 80.000 cổ phần
Trang 39Giấy phép kinh doanh: 12 03 000 089
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty CP đầu tư XD&TM Nam Tiến là một doanh nghiệp kinhdoanh đa ngành nghề, bao gồm:
Mã ngành (KTQD)
4 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 429,4290
6 Xây dựng công trình đường ống, cấp thoát nước sinh hoạt
7 Kinh doanh xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị, sắt thép
8 Dịch vụ sửa chữa phương tiện đi lại, máy móc thiết bị thicông cơ khí
9 Cho thuê máy móc,thiết bị xây dựng
13 Đầu tư xây dựng quản lý, vận hành đương dây tải điện35kv và 110kv
14 Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy thủy điện
15 Trồng rừng
16 Kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà đất
Trang 40Công ty CP đầu tư XD&TM Nam Tiến là một trong những DN ngoàiquốc doanh của tỉnh Lào Cai có đủ các tổ chức chính trị xã hội như chi bộđảng, chi đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn Mặc dù hoạt động chưa lâunhưng trong những năm vừa qua, với chức năng chính là thi công, xây dựngcác công trình dân dụn, giao thông thủy lợi, kinh daonh sản xuất vật liệu xâydựng… Công ty đã nỗ lực không ngừng thực hiện được nhiều công trình cóchất lượng được khách hàng ghi nhận.
Một số công trình như:
+ Công trình QL4D Lào Cai - Sa Pa trị giá 30 tỷ đồng
+ Công trình tiểu khu đô thị số 1 Lào Cai - Cam Đường trị giá trên 200
tỷ đồng
+ Công trình quốc lộ 70 trị giá 18 tỷ đồng
+ Công trình kè 151 - 200 tuyến mường khương trị giá 15 tỷ đồng
Công ty CP đầu tư XD&TM Nam Tiến đã thực hiện được một số chỉtiêu sau: