1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chức năng tổ chức của công ty vinamilk

30 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức Năng Tổ Chức Của Công Ty Vinamilk
Tác giả Nhóm: 8
Người hướng dẫn Chu Thị Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 594,1 KB

Nội dung

Cơ cấu tổ chứcchính là một tập hợp bao gồm các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụthuộc nhau, được chuyên môn hóa theo từng chức trách nhiệm vụ và quyền hạn nhất địnhnhằm đảm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung

I CƠ SỎ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm và vai trò của tổ chức

1.1 Khái niệm

1.2 Vai trò của chức năng tổ chức

2 Nội dung của chức năng cấu trúc tổ chức

2.1 Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức

2.2 Các mô hình cấu trúc tổ chức

3 Phân quyền trong tổ chức

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức

II NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA VINAMILK

1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Sữa Việt Nam-Vinamilk

2 Thực trạng về chức năng cấu trúc tổ chức của Vinamilk

2.1 Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức

2.2 Mô hình cấu trúc tổ chức

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức

III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA VINAMILK 1 Thuận lợi về cơ cấu tổ chức

2 Khó khắn về cơ cấu tổ chức

3 Giải pháp

Phần III: Kết luận

Trang 3

Phần I: Mở đầu

Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến khích

lệ, cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh mẽ, nền CNH-HĐH ngày càng phát triển, tạo điều kiệncho nhiều ngành kinh doanh phát triển, trong đó có ngành chế biến thực phẩm

Nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty và doanh nghiệpnhỏ và vừa họ thường bị cuốn theo vòng xoáy của công việc phát sinh hằng ngày (sảnxuất, bán hàng, tìm kiếm khách hàng, giao hàng, thu tiền,…) hầu hết những công việcnày được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó chứ không

hề được hoạch định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệthống và đánh giá hiệu quả một cách có khoa học Các cấp quản lý họ bị các công việc

“dẫn dắt” đến mức lạc đường lúc nào không biết, không định hướng rõ ràng mà chỉ thấy

ở đâu có lối thì đi, mà càng đi lại càng lạc đường Đó là cái mà các công ty và doanhnghiệp Việt Nam cần phải thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, bởi hiện naychúng ta đang ngày càng cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp hùng mạnh trên thếgiới và việc các công ty, doanh nghiệp phải xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi,vạch ra một con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo điđến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép Và chức năng tổ chức doanh nghiệpcho phép chúng ta hoàn thiện quá trình đó Chức năng tổ chức doanh nghiệp là xươngsống của mọi quản trị chuyên ngành Ở đâu cần có một hệ thống quản lý bài bản, chuyênnghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về tổ chứcdoanh nghiệp Vì vậy mà nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ một nhà quản trị nào là phải hiểu

rõ và nhận thức đúng đắn về công việc này để không để mắc những sai lầm mà đôi khichúng ta phải trả giá bằng cả sự sống còn của doanh nghiệp

Trong những năm qua, mặc dù đã phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa và các sảnphẩm chế biến từ sữa khác của thị trường trong và ngoài nước Bằng mọi nỗ lực, công tyVinamilk đã duy trì được vai trò của mình trên thị trường và vị thế cạnh tranh với cácnhãn hiệu sữa nước ngoài tại Việt Nam Với mục đích phân tích công ty Vinamilk để đưa

ra các nền tảng, đồng thời cách thức công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh Vì vậy nhóm

chúng em xin phép dược đưa ra “Chức năng tổ chức của công ty Vinamilk”.

Trang 4

Phần II: Nội dung

I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và vai trò của tổ chức

1.1.1 Khái niệm:

Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản trị Nếu hoạch địch xác địch cái đích

mà tổ chức cần đạt đến thì tổ chức tiến hành bố trí nguồn nhân lực để đạt được cái đó

Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm công

việc, định rõ chức trách, nhiệm vụ, giữa các bộ phận và cá nhân cũng như mỗi liên hệgiữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc nhằm thiết lập một môitrường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu của tổ chức

Mục đích của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi

cá nhân, mối bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhấtvào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức

Trong tổ chức, người quản trị vận hành hoạt động của tổ chức thông qua các bộ

phận cá nhân Các bộ phận này liên kết với nhau tạo nên cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức

chính là một tập hợp bao gồm các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụthuộc nhau, được chuyên môn hóa theo từng chức trách nhiệm vụ và quyền hạn nhất địnhnhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung đã xác định

Cấu trúc tổ chức sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức thành một thể thốngnhất, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn giữa các các nhân và đơn vịnhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt được mục tiêu của tổ chức Cấu trúc

tổ chức được thiết kế theo nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ

và đặc điểm hoạt động của tổ chức, với các đặc điểm chung:

+ Tính tập trung: Phản ánh mức độ tập trung quyền lực của tổ chức cho các cá nhân hay

bộ phận Nếu quyền lực của một tổ chức tập trung chủ yếu cho một cá nhân (hoặc 1 bộphận), tính tập trung của tổ chức là cao và ngược lại

+ Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức Nếu tổ

chức có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ đan xen, cấu trúc tổ chức có tínhphức tạp cao và ngược lại

Trang 5

+ Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi của mỗi

bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quychế… Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức

1.1.2 Vai trò của chức năng tổ chức:

Tổ chức là chức năng có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị tổ chức, tạo

“nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và hoạt động quản trị nói riêng

- Là một mắt xích của quá trình quản trị tổ chức, tạo nền móng cho hoạt động tổ

chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt nguồn nhân lực.

- Thiết lập môi trường bên trong tổ chức – văn hóa tổ chức

1.2 Nội dung của chức năng tổ chức

1.2.1 Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức

Để cấu trúc tổ chức thể hiện được những đặc điểm riêng có và thực hiện tốt vai tròcủa nó, đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức khoa học Các nguyên tắc này xuấtphát từ những đòi hỏi khách quan và sự vận dụng sáng tạo của các quy luật về tổ chứcquản trị

Nguyên tắc 1: Tương thích giữa hình thức và chức năng: Trong tổ chức hoạt động kinh

doanh, mỗi bố phận hay mỗi đơn vị, cá nhân đều phải có sự tồn tại khách quan và cầnthiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổ chức sự lựa chọn mô hình, sựphân công, phân quyền hay giao trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân, đều phải xuấtphát từ việc thực hiện chức năng, thông qua việc thực hienj các mục tiêu đó xác định

Nguyên tắc 2: Thống nhất chỉ huy: Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo cho mỗi

đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sựchỉ huy mang tính thông nhất trong toàn bộ tổ chức

Nguyên tắc 3: Cân đối: Với nuyên tắc này, sự cân đối là biểu hiện ở các tỷ lệ hợp lí giữa

quyền hạn và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân vưới nhau trong

tổ chức Nói một cách khác, cơ cấu tổ chức phải dựa trên việc phân chia nhiệm vụ rõràng Giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích phải cân xứng và cụ thể

Nguyên tắc 4: Linh hoạt: Cấu trúc tổ chức phải có khả năng thích ứng, đối phó kịp thời

với sự thay đổi của môi trường bên ngoài ucngx như bên trong tổ chức Để thực hiệnnguyên tắc này, trong phạm vi bộ máy, hệ thống tổ chức vừa phải bố trí những bộ phận,

Trang 6

những cá nhân có chức năng, nhiệm vụ tương đối ổn định, đồng thời cũng có những bộphận, cá nhân ít ổn dịnh hơn nhằm kịp thời đáp ứng một cách linh hoạt trong mọi tìnhhuống.

Nguyên tắc 5: Hiệu quả: Hiệu quả phản ánh mối tương quan so sánh giữa kết quả hoạt

động mang lại với chi phí bỏ ra để thựu hiện công việc đó Hiệu quả của cấu trúc tổ chứcđược thể hiện:

+ Cấu trúc tổ chức phải thỏa mãn và thực hiện đúng yêu cầu mục tiêu của tổ chức

+ Chi phí bỏ ra để xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức là thấp nhất

+ Số lượng cá nhân, bộ phận, đơn vị và các cấp trong tổ chức phải đảm bảo tổ chức hoạtđộng đạt được kết quả cao, đảm bảo sự tương quan chi phí và kết qủa để đtạ hiệu quả caonhất

1.2.2 Các mô hình cấu trúc tổ chức

Cơ cấu tổ chức đơn giản:

Cơ cấu theo thực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó nhà quản trị ra quyếtđịnh và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận sựđiều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên

Cơ cấu tổ chức đơn giản được minh họa qua sơ đồ sau:

Đặc điểm cơ bản của loại hình này là quyền hành quản trị tập trung cao độ vào taymột người; Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên thì không nhiều; Mọi thôngtin đều được tập trung về cho người quản lí cao nhất để xử lý và mọi quyết định cũngđược phát ra từ đó

Cơ cấu trực tuyến có ưu điểm là vì số lượng nhân viên không nhiều nên chi phíquản lí ít, bên cạnh đó tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống

Giám đốc

Nhân viên Nhân viênNhân viên

Trang 7

nhất ,làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phíquản lý doang nghiệp thấp Mặt khác theo cơ cấu này những người chịu sự lãnh đạo rất

đẽ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra Tuy nhiên cơ cấutheo trực tuyến lại hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từngmặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộphận quản lý chuyên môn Nhưng trong thực tế thì khả năng của con người có hạn nênnhững quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao Do đó cơ cấu này thường được áp dụngcho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp

 Cơ cấu theo chức năng:

Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản

lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận Cơ cấu này có đặc điểm lànhững nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụtrong phạm vi quản lý của mình

Cơ cấu này có ưu điểm là: Thực hiện chuyên môn hoá các chức năng quản lý, thuhút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý,tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận Thúc đẩy sựchuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề.Các quyết định đưa ra có độ rủi ro thấp hơn so với cơ cấu trực tuyến

Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng thì chỉ có cấp quản trị cao nhất mới có tráchnhiệm về lợi nhuận; Tầm nhìn thì bị hạn chế, các nhà quản trị chức ăng nhiều khi chú ýtưới mục tiêu chức năng hơn là mục tiêu chung của tổ chức; Tính phối hợp kém giữa các

bộ phận chức năng và giữa nhà quản trị với các bộ phận chức năng trong tổ chức, làmcho cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cơ quan

Trang 8

Giám đốc

kinh doanh

sản phẩm A

Giám đốc kinh doanh sản phẩm C

Giám đốc kinh doanh sản phẩm B

Tổng giám đốc

quản lý cấp trên do đễ làm suy yếu chế độ thủ trưởng ,các nhà quản lý trở thành cácchuyên gia trong lĩnh vực hẹp

Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:

Đặc điểm của cấu trúc tổ chức theo sản phẩm là: Với cấu trúc này thì tổ chứcđược chia thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh theocác loại nhóm sản phẩm nhất định Mỗi nhánh vẫn có thể sử dụng các bộ phận chức nănghoặc các chuyên gia chuyên môn tập hợp xung quanh các giám đốc bộ phận để hỗ trợ haygiúp việc

*Ưu điểm:

- Hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm

- Trách nhiệm lợi nhuận thuộc các nhà quản trị cấp dưới

- Phối hợp tốt giữa các bộ phận

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp cho các nhà quản trị

- Linh hoạt trong việc đa dạng hóa

*Nhược điểm:

- Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp

- Công viêc có thể bị trùng lắp ở các bộ phận khác nhau

- Khó kiểm soát

- Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực

Mô hình cấu trúc tổ chức theo sản phẩm

Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lí:

Trang 9

Giám đốc khu

vực miền Bắc

Giám đốc khu vực miền Nam

Giám đốc khu vực miền Trung

Tổng giám đốc

Đặc điểm: Mô hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lí chia tổ chức thành cácnhánh, mỗi nhánh đảm nhận thực hiện hoạt động của tổ chức theo từng khu vực địa lý.Mỗi nhà quản trị đại diện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩn và dịch vụ theomột vùng địa lý cụ thể

*Ưu điểm:

- Các nhà quản trị cấp thấp thấy rõ trách nhiệm của mình

- Chú ý đến những đặc điểm của thị trường địa phương

- Tận dụng tốt các lợi thế theo vùng

- Quan hệ tốt với các đại diện địa phương

- Tiết kiệm thười gian đi lại của nhân viên

Cấu trúc định hướng theo khách hàng:

Đặc điểm: Chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận toản bộ hoạt độngkinh doanh nhằm phục vụ một đối tượng khách hàng nào đó Mỗi đơn vị định hướng theotừng đối tượng khách hàng tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm kháchhàng chuyên biệt

*Ưu điểm:

- Tạo sự hiểu biết khách hàng tốt hơn, phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau

Trang 10

Giám đốc phụ trách khách hàng

cá nhân

Giám đốc phụ trách khách hàng cơ quan nhà nước

Giám đốc phụ trách khách hàng tổ chứcTổng giám đốc

- Toàn bộ hoạt động của tổ chức hướng vào hoạt động bán hàng để tạo kết quả cuốicùng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp cho các nhà quản trị

Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo ma trận:

Trang 11

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo ma trận là: giảm bớt công việc của người lãnh đạocấp trên Bảo đảm tính mềm dẻo và linh hoạt để sủ dụng các nguồn lực khi thực hiện một

số chương trình trong phạm vi tổ chức: Xoá bỏ những khâu và cơ cấu trung gian trongviệc quản lý các chương trình về mặt nghiệp vụ Tăng cường trách nhiệm cá nhân củangười lãnh đạo đối với chương trình nói chung cũng như với từng yếu tố của chươngtrình Các nhà quản lý có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ phận Mặt khác cơcấu ma trận còn tạo điều kiện cho việc phân bổ một cách có hiệu quả các chuyên gia vàtận dụng được tính hiệu quả nhờ quy mô thông qua việc cung cấp cho tổ chức nhữngngười có tài năng nhất và sử dụng họ nhằm mang lại hiệu qủa cao

Tuy nhiên cơ cấu này còn một số hạn chế: khi tổ chức áp dụng mô hình cơ cấu theo

ma trận làm cho nhân viên dưới quyền lâm vào tình trạng bối rối khi phải nhận nhữngmệnh lệnh trái ngược nhau từ hai cấp quản lý Mặt khác khi có sự trùng lắp về quyền hạn

và trách nhiệm của các nhà quản trị sữ tạo ra các xung đột Hơn nữa đây là một loại hình

cơ cấu phức tạp và không bền vững, nó dễ bị thay đổi trước những tác động của môitrường

Cơ cấu ma trận chỉ áp dụng khi:

- Tổ chức gặp phải áp lực từ bên ngoài trong việc tập trung những nỗ lực đáp ứng nhữngyếu tố tác động từ bên ngoài và sự hoạt động bên trong tổ chức

- Tổ chức gặp phải áp lực về năng lực xử lý thông tin cao

- Tổ chức gặp phải áp lực về chia sẻ nguồn lực

Cấu trúc tổ chức hỗn hợp:

Trang 12

Đặc điểm: Kết hợp logic các laoij cấu trúc tổ chức để khai thác hiệu quả mọi nguồnlực trong tổ chức Cấu trúc hỗn hợp có thể tận dụng các ưu điểm và hạn chế những nhượcđiểm của các cấu trúc kết hợp

Mô hình cấu trúc tổ chức hỗn hợp

*Ưu điểm:

-Giải quyết được những tình huống phức tạp

-Cho phép chuyên môn hóa một số cấu trúc tổ chức

-Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị

*Nhược điểm:

-Cấu trúc tổ chức phức tạp

-Quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản trị có thể bị trung lặp, tạo ra sự xung đột-Khó kiểm soát

1.3 Phân quyền trong tổ chức

Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay các

nhân tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó

 Các yêu cầu khi phân quyền:

- Phải biết rộng rãi với cấp dưới, tạo cơ hội cho họ thể hiện mình

Trang 13

- Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể quyền ra quyếtđịnh

- Phải biết tin tưởng ở cấp dưới

- Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi tình hình nhiệm vụ và sử dụng quyền hạncủa cấp dưới

 Quá trình phân quyền bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu phân quyền

Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ

Bước 3: Tiến hành giao quyền hạn cho những người được giao nhiệm vụ và chỉ rõ

cho người đó thấy được trách nhiệm của mình

Bước 4: Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm

 Hệ thống tổ chức không chính thức

Đặc điểm:

- Có mục tiêu mang tính chất tự phát, do các thành viên trong nhóm tự đề ra

- Có kỉ luật nhóm, có thủ lĩnh nhóm

- Sự kiểm soát mang tính xã hội

- Có những yếu tố chống đối những đổi mới

Sự tồn tại khách quan của hệ thống tổ chức không chính thức:

- Do nhu cầu về hội nhập của mỗi thành viên trong tổ chức

- Do nhu cầu bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau

- Do nhu cầu về trao đổi thông tin

- Do tình cảm cá nhân

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức

Trong quá trình vận động cơ cấu tổ chức luôn chịu sự tác động rất nhiều yếu tốnhư: KH-CN, chính sách của Nhà nước Các yếu tố này được tập hợp thành 2 nhómchính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm cho tổchức phải tự điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp bằng cách giải thể, bổ sung, sát nhậphoặc thêm một số bộ phận

Mục tiêu và chiến lược của tổ chức: Cấu trúc tổ chức được xây dựng nhằm đáp ứng

mục tiêu của tổ chức Vì vậy, khi mục tiêu và chiến lược của tổ chức thay đổi, thì cấu

Trang 14

trúc tổ chức phải có sự thay đổi, điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứngđược yêu cầu của mục tiêu và chiến lược.

Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức: Là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng nhằm

đảm bảo thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ Chính chức năng, nhiệm vụ của tổ chứcxác định số lượng các đơn vị, bộ phận và quy đinh chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị

Quy mô của tổ chức: Quy mô tổ chức càng lớn, cấu trúc tổ chức càng phức tạp,

nhiều cấp bậc, nhiều bộ phận, đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp Khi quy môcủa tổ chức thay đổi tất yếu dẫn đến cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị thay đổi theo chophù hợp

Đặc điểm về kĩ thuật- công nghệ của tổ chức: Mỗi tổ chức có đặc điểm về kỹ thuật,

công nghệ khác nhau do yêu cầu công việc vì vậy đòi hỏi mỗi tổ chức có cấu trúc tổ chứcriêng có Mặt khác, trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiến bộ đòi hỏi sự thay đổi cấutrúc tổ chức để phù hợp với xu thế

Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị: Với đội ngũ quản trị viên có trình

độ, kinh nghiệm và kiến thức thì trong cấu trúc tổ chức có thể giảm bớt đầu mối, giảmbớt các mối quan hệ, các bộ phận quản trị với nhau Mặc khác với trang thiết bị hiện đại,đầy đủ sẽ đáp ứng công việc tốt hơn, cấu trúc quản lí đơn giản hơn

Môi trường bên ngoài tổ chức: Khi yếu tố môi trường bên ngoài ổn định thì cấu trúc

tổ chức có tính ổn định, ít phức tạp Ngược lại, khi môi trường có nhiều biến động thì cấutrúc tổ chức sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi sự linh hoạt cao hơn

II THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA VINAMILK

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam DairyProducts Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từsữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo thống kê của Chương trìnhPhát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt nam vào năm 2007

Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với

6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữaDielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico Sau hai năm công tyđược chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành XíNghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I Và sau nhiều năm hoạt động công ty khôngngừng phát triển mạnh mẽ, và để phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty hiện tại

Trang 15

Nên công ty đã Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 vàđổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.

Hiện nay, Vinamilk là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam Có mặt tại hơn 40quốc gia với doanh thu trên 1,5 tỉ USD/năm Dẫn đầu Top 10 Doanh nghiệp niêm yết lớnnhất Việt Nam

2.2 Thực trạng về chức năng cấu trúc tổ chức của Vinamilk

2.2.1. Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức

Để cấu trúc tổ chức thể hiện được những đặc điểm riêng có và thực hiện được tốtvai trò của nó, đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức khoa học

Sự tương thích giữa hình thức và chức năng

Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận và mỗi cá nhân đều phải có sựtồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổ chức Đối với Vinamilk, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữacũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam, với chức năng sản xuất và phân phốicác sản phẩm từ sữa, do vậy, trong cấu trúc tổ chức sẽ phải bao gồm các bộ phận sảnxuất, các bộ phận đảm nhiệm chức năng nghiên cứu thị trường,

Thống nhất chỉ huy

Mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên trực tiếp để báo cáo và thực hiện chỉ thị thốngnhất cho một công việc nhất định giúp các nhóm phối hợp hoạt động nhịp nhàng để hoànthành công việc đúng hạn theo yêu cầu khách hàng

Ngày đăng: 27/01/2024, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w