1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại công ty cổ phần thương mại lạng sơn

122 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Lạng Sơn
Tác giả Hà Thị Oanh
Người hướng dẫn Th.S. Mai Thị Bích Ngọc
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 6,16 MB

Nội dung

Trang 1 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI: Trang 2 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thự

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LẠNG SƠN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hà Thị Oanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại Học viện Tài chính, dưới sự giảng dạy nhiệttình của các thầy cô giáo cùng với những kiến thức thực tế thu được trong quátrình thực tập tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn, em đã hoàn thành

luận văn với đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn” Để hoàn thành luận văn, em đã

nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơnđến cô Th.s Mai Thị Bích Ngọc – Giảng viên khoa Kế toán đã trực tiếp hướngdẫn em trong thời gian thực tập, giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Emxin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các nhân viên trong Công ty cổ phầnthương mại Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho em được thực tập, hướng dẫn, giúp

đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh Viên

Hà Thị Oanh

Trang 4

1.1.3 Ý nghĩa của KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

1.2 Kết quả bán hàng và phương thức xác định kết quả bán hàng 101.2.1 Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 10

1.2.5 Phương pháp xác định kết quả hàng bán 191.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trù doanh thu

19

Trang 5

1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán 21

1.3.4 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính 27

1.3.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾTKINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LẠNG SƠN 352.1 Tổng quan về công ty và ảnh hưởng của các nhân tố đến kế toán bán hàng

và xác định kết kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn 352.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết kinh doanh tại Công ty cổ

2.2.1.Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán được áp dụng tại

2.2.2 Kế toán chi tiêt bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 51CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾTOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT KINH DOANH TẠI CÔNG TY

Trang 6

3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng thiết bị máyxây dựng tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKTX 22

Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán GVHB theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 26

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán doanh thu và chi phí tài chính 30

Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán thu nhập và chi phí khác 32

Sơ đồ 2.3 Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty 42

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

Doanh thu bán hàng là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Giải quyết tốt khâutiêu thụ, doanh nghiệp thu hồi được vốn và phục vụ quá trình sản xuất kinhdoanh, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh Doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nóiriêng áp dụng các hình thức khác nhau để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, quản lýtốt công tác tiêu thụ hàng hóa Một trong những biện pháp quan trọng và hiệuquả phải kể đến công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Các thông tin kế toán bán hàng đưa ra giúp doanh nghiệp quản lý tốt vềcông tác tiêu thụ hàng hóa, các báo cáo về tình hình số lượng hàng hóa bán rađược cập nhật hàng ngày, tình hình doanh thu thu được trong ngày, tháng ,các báo cáo về tình hình hàng hóa tồn kho, giúp doanh nghiệp nắm bắt tìnhhình chủ động trong công tác mua và bán

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được nhà nước banhành thông qua các việc ban hành các luật kế toán, các thông tư hướng dẫn,chuẩn mực kế toán, và các văn bản pháp luật khác có liên quan Tuy nhiên dođiều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có sự khácnhau, để phù hợp với từng hình thức trong doanh nghiệp mà việc hạch toáncủa từng doanh nghiệp cũng có phần khác biệt Do đó, việc hạch toán tại cácdoanh nghiệp không thể tránh được các sai sót, nhầm lẫn và có nhiều vướngmắc cần đưa ra giải quyết, bàn bạc thêm để có thể phản ánh đúng bản chất củatừng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng doanh nghiệp

Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn, emđược nghiên cứu công tác kế toán tại công ty, trên cơ sở những kiến thức,những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đã

Trang 10

được học Em nhận thấy thấy tầm quan trọng trong kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty, bên cạnh những ưu điểm còn có nhữnghạn chế cần khắc phục và hoàn thiện Vì vậy, em xin được chọn đề tài nghiên

cứu của mình là “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn”.

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong bài khóa luận:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt hai mục tiêu chính sau:

- Một mặt, bài khóa luận sẽ hệ thống hóa những vấn đề mang tính lýluận liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, các quyđịnh của chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành; củng cố và giúp bảnthân sinh viên hiểu sâu hơn, rõ hơn những kiến thức đã học

- Mặt khác, từ việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng của kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại LạngSơn, bài khóa luận sẽ chỉ rõ những hạn chế, những điểm còn chưa hợp lýtrong kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; đồng thời đề xuấtnhững giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kế toán tài chính phần hành

kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thươngmại Lạng Sơn

- Nguồn tài liệu sử dụng: Các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát,thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần thương mại LạngSơn

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2019, năm 2020

Trang 11

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phỏng vấn và quan sát: Phương pháp này áp dụng bằngcách quan sát thực tế quá trình hoạt động của công ty nhằm có được cái nhìnchính xác và thu thập số liệu thích hợp

- Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này căn cứ vào nhữngchứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã được kế toán tập hợp vào sổsách và kiểm tra tính chính xác, phù hợp, đầy đủ của các chứng từ

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này áp dụng việc tính toán, sosánh số liệu các phương pháp nêu trên để phân tích sự khác biệt giữa lý luận

và thực tiễn từ đó rút ra kết luận thích hợp

Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:

- Chương 1: Những Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.

Trong chương này sẽ đưa ra những lý luận chung nhất về kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh, những định nghĩa, khái niệm, lý thuyết

về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo hệ thống chuẩn mực

- Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn.

Trang 12

Đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu đánh giá những ưu điểm vàhạn chế cả mặt lý thuyết cũng như thực tế kế toán nghiệp vụ bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn.

Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo triển vọng và đưa ra các đề xuất,kiến nghị và giải pháp hoàn thiện Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty cổ phần thương mại Lạng Sơn

Trang 13

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI 1.1 Bán hàng và phương thức bán hàng

1.1.1 Khái niệm bán hàng

"Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hànghóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệhoặc quyền được đòi tiền ở người khác"

Xét góc độ về kinh tế: Bán hàng là quá trình hàng hóa của doanhnghiệp được chuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).Quá trình bán hàng ờ các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệpthương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

Có sự trao đổi thòa thuận giũa người mua và người bán, người bán đồng

ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa: người bán mất quyền sờ hữu,người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã mua bán Trong quá trình tiêu thụhàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hànghóa và nhận lại cùa khách hàng một khoàn gọi là doanh thu bán hàng, sổdoanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh củamình

1.1.2 Các phương thức thức bán hàng.

Hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phươngthức bán hàng sau:

(a) Phương thức bán buôn hàng hóa: là phương thức bán hàng cho các

đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn Trong bánbuôn hàng hóa, thường có các phương thức sau đây:

Trang 14

- Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa

mà trong đó hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp.Trong phương thức này có 2 hình thức:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theohình thức này, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của doanhnghiệp trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về

+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ hợp đồngkinh tế đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàngcho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài

- Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là phương thứcbán buôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấpkhông đem về nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc bán ngaycho khách hàng

Phương thức này bao gồm hai hình thức sau :

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (Hìnhthức giao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từnhà cung cấp của mình thì giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địađiểm do hai bên thỏa thuận

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Theo hình thứcnày, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùngphương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đến giaocho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận

(b) Phương thức bán lẻ hàng hóa: Là phương thức bán hàng trực tiếp

cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thểmua với số lượng nhỏ

Phương thức này bao gồm các hình thức sau:

Trang 15

+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong

đó việc mua thu tiền ở người mua và giao hàng ở người mua tách rời nhau

+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bánhàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách

+ Hình thức bán lẻ tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọnnhững hàng hóa mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toántiền hàng, nhân viên thu tiền và lập hóa đơn bán hàng

(c) Phương thức bán hàng trả góp, chậm trả: Là phương thức bán hàng

mà doanh nghiệp thương mại dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàngtrong nhiều kỳ Doanh nghiệp thương mại được hưởng thêm khoản chênhlệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiềnngay gọi là lãi trả góp Khi doanh nghiệp thương mại giao hàng cho ngườimua, hàng hóa được xác định là tiêu thụ Tuy nhiên khoản lãi trả góp chưađược ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tàichính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán

(d) Phương thức bán hàng đại lý: Là phương thức bán hàng mà trong

đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi đểcác cơ sở này trực tiếp bán hàng Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanhtoán tiền hàng cho doanh nghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiềngọi là hoa hồng đại lý Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi nào cơ sở đại lýthanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì nghiệp vụ bán hàngmới hoàn thành

1.1.3 Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

a) Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

- Theo dõi bán hàng hóa dịch vụ theo bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng,theo hợp đồng

Trang 16

Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lựctránh gây lãng phí nguồn nhân lực Đồng thời có những điều chỉnh hợp lýgiữa các bộ phận, các đơn vị bán hàng nhằm đem lại lợi nhuận tối đa chodoanh nghiệp.

- Theo dõi và tổng hợp các hóa đơn bán hàng

Đối với một doanh nghiệp công tác bán hàng và xác định kết quả bánhàng có vai trò quan trọng trong từng bước hạn chế sự thất thoát hàng hóa,phát hiện được những hàng hóa chậm luân chuyển để có biện pháp xử lý kịpthời nhằm thúc đấy quá trình tuần hoàn vốn

- Liên kết với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kếtoán kho

Từ các số liệu kế toán sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổngquan về hoạt động của mình giúp doanh nghiệp nắm bắt tổng quát nhất đượcmức độ hoàn chỉnh về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh từ đótìm ra những biện pháp thiếu sót gây mất cân đối giữa khâu mua hàng- khâu

dự trữ và khâu bán hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời

- Theo dõi các khoản phải thu tiền, và tình trạng công nợ của khách hàng

- Liên kết với kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng

Thông qua các số liệu mà kế toán bán hàng, kế toán các khoản phải thu

và kế toán công nợ doanh nghiệp biết được khả năng luân chuyển vốn trong

kỳ kinh doanh, số tiền nhàn rỗi hiện có của doanh nghiệp để từ đó có quyếtđịnh có nên đầu tư, cho vay hoặc có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệpbạn

b) Yêu cầu,nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

- Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ toàn bộ tình hình bán hàngcủa doanh nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng hóa, dịch vụ bántrên tổng số và trên từng loại mặt hàng, từng phương thức bán hàng

Trang 17

Với một doanh nghiệp (cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệpthương mại) thường là kinh doanh đa mặt hàng vì vậy việc ghi chép, phản ánhchi tiết đến từng loại mặt hàng cả về số lượng và giá cả là điều rất quan trọng.

Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của doanh nghiệp đến mặthàng đó Nên tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh hay hạn chế kinh doanhmặt hàng đó Để từ đó doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh cụ thểđến với từng mặt hàng, từng đơn vị kinh doanh để phù hợp với thị yếu củakhách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất

- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng hóa, dịch

vụ bán ra, gồm cả doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thuế giá trịgia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng hóa khác nhau, từng hóa đơn bánhàng hay từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc,…

Điều này giúp cho doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng quan nhất về hoạtđộng kinh doanh của đơn vị Đâu là mặt hàng đem lại doanh thu chính chodoanh nghiệp, đâu là đơn vị có doanh thu cao nhất,… Để từ đó doanh nghiệp

có những biện pháp khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình

- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng hóa đã được tiêu thụ,đồng thời phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quảbán hàng

- Kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc tình hình thu hồi đồng thời quản lý tiền hàng,quản lý khách hàng nợ, theo dõi chi tiết từng khách hàng, lô hàng , số tiềnkhách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ,…

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì công nợ là điều tất yếu xảy ra Việcnày đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý công nợ thật tốt để sử dụng nguồn vốnmột cách hiệu quả nhất, tránh gây lãng phí nguồn vốn làm suy giảm lợi nhuậncủa doanh nghiệp

Trang 18

- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế

đã phát sinh trong kỳ và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàngtiêu thụ, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh

Bên cạnh việc tổng hợp doanh thu, doanh nghiệp cũng cần phải tổnghợp các chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Để đem lại lợi nhuận kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp bên cạnh việc códoanh thu tốt còn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chi phí một cách hiệuquả nhất Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm vàphản ánh kịp thời các chi phí phát sinh

- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng hóa dịch vụ phục vụ choviệc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tham mưu cho các lãnh đạo, cấp trên về các giải pháp để thúc đẩy quá trìnhbán hàng

Kế toán có chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với doanhnghiệp, là thước đo về sự thành công của doanh nghiệp, các con số phản ánhmột cách chân thực và sinh động nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp ra quyết định với hoạtđộng sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo được vị thế trong thị trường,từng bước chiếm lĩnh thị trường và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp

1.2 Kết quả bán hàng và phương thức xác định kết quả bán hàng

1.2.1 Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

➢ Doanh thu

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (Theo Chuẩnmực 14 - Doanh thu và thu nhập khác)

Trang 19

Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa chokhách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Sốtiền bán hàng được ghi chép trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc thỏathuận giữa người mua và người bán (Theo Chế độ kế toán Việt Nam)

Mục đích của chuẩn mực số 14 là quy định và hướng dẫn các nguyêntắc, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanhthu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thunhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Theo chuẩn mựcnày thì bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hànghóa mua vào Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thuđược trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc

sẽ thu được Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả

5 điều kiện sau (Theo quy định ở đoạn 10 của VAS 14):

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa cũng nhưngười sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giaodịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Quy tắc xác định doanh thu.

( Theo quy định ở đoạn 5 đến đoạn 8 của VAS 14):

- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thuhoặc sẽ thu được

Trang 20

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữadoanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằnggiá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) cáckhoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngaythì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của cáckhoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhậndoanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhậndoanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch

vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là mộtgiao dịch tạo ra doanh thu

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch

vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo radoanh thu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý củahàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trịhợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

Nguyên tắc hoạch toán doanh thu bán hàng

Đối với cơ sờ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,khi viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, các khoảnphụ thu, thuế GTGT phải nộp và tống giá thanh toán Doanh thu bán hàngđược phán ánh theo số tiền bán hảng chưa có thuê GTGT

Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phuơng pháp trực tiếp thì doanhthu được phàn ánh trên tống giá thanh toán

Trang 21

Đối với hảng hoá thuôc diện chiu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhâu thì doanh thu tính trên tổng giá mua bán.

Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi chi tiếttheo từng loại sản phẩm nhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanhcủa từng mặt hàng khác nhau Trong đó doanh thu nội bộ là doanh thu củanhững sán phẩm hàng hoá cung cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trongcùng môt hệ thống tổ chức (cùng tổng công ty ít nhất là 3 cấp: Tổng công ty-Công ty-Xí nghiệp) như : Giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa được dùng đểtrả lương cho cán bộ công nhân viên, giá trị các sản phẩm đem biếu, tặnghoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp

➢ Các khoản giảm trừ doanh thu.

Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điềuchỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ củadoanh nghiệp trong kỳ kế toán Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán và hàng bán bị trả lại

Theo Chuẩn mực 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” ta có các kháiniệm về các khoản giảm trừ doanh thu như sau:

- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêmyết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định

là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

1.2.2 Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán được hiểu đơn giản là toàn bộ chi phí để tạo ra mộtsản phẩm Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt ở các giai đoạnkhác nhau trong quá trình sản xuất như:

Trang 22

● Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.

● Đối với các công ty thương mại, giá vốn hàng bán là tổng các chi phí

để hàng có mặt tại kho gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT,phí vận chuyển,…

● Đối với các công ty sản xuất, tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ

là nguyên liệu tạo thành phẩm

Giá vốn hàng bán còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định theo hợpđồng với bên cung cấp Do một số nhà cung cấp sẽ cộng các khoản phí nhưvận chuyển, thuế, bảo hiểm,… vào giá bán hàng

Cách tính giá vốn hàng bán

Mỗi doanh nghiệp có đặc thù khác nhau nên cách tính giá vốn hàng báncũng khác nhau Để tính chính xác trị giá vốn bán hàng cần đi vào chi tiếttừng loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Thành phẩm của doanh nghiệp hình thành qua quá trình sản xuất Qua mỗigiai đoạn trong quy trình sản xuất, giá vốn hàng bán được cộng thêm các chiphí lao động sống và lao động vật hóa có thể kể đến như:

● Giá trị mua nguyên liệu thực tế gồm phí vận chuyển, phí nhân công,hao hụt, và nhiều chi phí bằng tiền khác

● Phí vận chuyển chế phẩm gồm phí nhập kho và phí sản xuất tại côngđoạn phân bổ tiếp theo của chế phẩm

● Giá của thành phẩm là tất cả chi phí khi kết thúc quá trình sản xuất Nóbao gồm chi phí từ các kho giữ thành phẩm đầu kỳ và sản xuất trong kỳ

Trang 23

Doanh nghiệp thương mại dịch vụ

Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn là tổng các chi phí để hàng

có mặt tại kho, bao gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, chi phí vậnchuyển hàng mua…

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí lớn nhất trong quátrình sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững đượccác yếu tố hình thành giá vốn để có sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả nhất

Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán

➢Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lôhàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây làphương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực

tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho được bán phù hợpvới doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phán ánhđúng theo giá trị thực tế của nó

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắtkhe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho cógiá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới cóthể áp dụng được phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp cónhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này

➢Phương pháp giá bình quân

a Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuấtkho trong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàngtồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ đểtính giá đơn vị bình quân:

Trang 24

Đơn giá xuất kho

bình quân trong kỳ

của một loại sản

phẩm

=

Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ+ số lượng hàng nhập trongkỳ

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chi cần tính toán một lần vào cuối kỳ.Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toándồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài

ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kip thời của thông tin kế toánngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

⇨ Giá vốn xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân trong kỳ

b Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trịthực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân đượctính theo công thức:

Đơn giá xuất

+ Số lượng vật tư hàng hóanhập trước lần xuất thứ iPhương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế củaphuơng pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều côngsức Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp

có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít

Giá thực tế = Số lượng x Đơn giá bình quân sau

Trang 25

xuất kho xuất kho mỗi lần nhập

➢Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trướchoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tínhtheo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự chođến khi chúng được xuất ra hết

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốnhàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm báo cung cấp số liệu kịp thờicho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốncủa hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậychi tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiệntại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này,doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã cóđược từ cách đó rất lâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều,phát sinh nhập xuất liên tục dần đến những chi phí cho việc hạch toán cũngnhư khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều

1.2.3 Chi phí quản lý kinh doanh

Khi nói đến chi phí kinh doanh thì chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong mỗidoanh nghiệp Chi phi này được xem là chi phí thời kỳ, làm giảm trực tiếp lợinhuận trong kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh

1.2.3.1 Chi phí bán hàng.

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theotừng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồdùng, khấu hao TSCĐ, bảo hành, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Trang 26

1.2.3.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí cóliên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không táchriêng được cho bất kỳ hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp baogồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chiphí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác

1.2.4 Kết quả bán hàng.

Kết quả bán hàng là số lãi (hay lỗ) từ hoạt động bán hàng được tínhbằng sổ chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ,doanh thu thuần về bất động sản đầu tư với trị giá vốn của hàng hoá, chi phíbán hàng, chi phí quán lý doanh nghiệp, chi phí kinh doanh bất động sản đầu

tư Và kết quả đầu tư tài chính là số lãi hay lỗ từ hoạt động đầu tư tài chinhngắn hạn và dài hạn mà DN tiến hành trong kỳ

- Trong quá trinh bán hàng, doanh nghiệp phải chi ra những khoản tiềnphục vụ cho việc bán hàng gọi là chi phí bán hàng Tiền hàng hàng thu đượctính theo giá bán chưa có thuế GTGT gọi là doanh thu bán hàng (gồm doanhthu bán hàng ra bên ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ) Ngoài doanh thubán hàng, trong doanh nghiệp còn có khoản thu nhập của các hoạt động tàichính, hoạt động bất thường gọi là doanh thu hoạt động tài chính và doanhthu hoạt động bất thường

- Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để đầy mạnh bán ra, thu hồi nhanhchóng tiền hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với kháchhàng Nếu khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn sẽ được doanhnghiệp giảm giá, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được chiếtkhấu, còn nếu hàng hoá của doanh nghiệp kém chất lượng thì khách hàng cóthể không chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá Cáckhoản tiền trên sẽ ghi vào chi phí hoạt động tài chính hoặc giảm trừ trong

Trang 27

doanh thu bán hàng ghi trên hoá đơn.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải tính được kết quả kinh

doanh trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động

1.2.5 Phương pháp xác định kết quả hàng bán.

Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng vàcác khoản chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng, bao gồm trịgiá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân

bổ cho số hàng đã bán Được xác định như sau:

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC, kết

quả bán hàng được xác định theo công thức sau:

Kết quả bán

Doanh thu thuần về bán hàng

-Các khoản giảm trừ doanh thu (CKthương mại, hàng bán bị trả lại,

giảm giá hàng bán)Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ hàng

hoá, dịch vụ thể hiện ở lãi hay lỗ về tiêu thụ hàng hoá Nếu kết quả dương

(+) thì có lãi và ngược lại, nếu âm (-) thì doanh nghiệp bị lỗ

1.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại.

1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.

➢ Chứng từ kế toán: Chứng từ sử dụng cho kế toán bán hàng và xác định kết kinh doanh gồm có:

Trang 28

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ

- Phiếu thu, phiếu chi

- Hợp đồng mua bán

➢ Tài khoản kế toán

Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong kỳ Theo theo thông tư 200/2014/TT-BTC có 4 tài khoảncấp hai

Tk 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

-Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ

-Khoản chiết khấu thương mại kết

chuyển cuối kỳ

-Doanh thu bán sản phẩm,hàng hoá, bất động sản đầutuwvaf cung cấp dịch vụ doanhnghiệp thực hiện trong kỳ

Trang 29

-Kết chuyển doanh thu thuần vào tài

khoản 911

Trang 30

➢ Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu theo quy định bao gồm: Chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Cuối kỳ k/c doanh thu thuần

3331

Doanh thu bán hàng hóa với DN nộp thuế GTGT trực tiếp ghi theo tổng giá

thanh toán

Các khoản CKTM;

GGHB;

HBBTL phát sinh

911

Giảm các khoản thuế phải

111,112 TK511

Trang 31

- Chiết khấu thương mại (CKTM): Là khoản mà doanh nghiệp bán giảmgiá cho khách mua hàng hoá, sản phẩm,… với khối lượng lớn.

- Giảm giá hàng bán (GGHB): Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giácho khách hàng khi khách hàng mua hàng hoá, thành phẩm nhưng lạikém phẩm chất hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như tronghợp đồng đã ký giữa 2 bên

- Hàng bán bị trả lại (HBBTL): Là số hàng mà khách hàng trả lại chodoanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hoá, thành phẩm nhưng bịkém phẩm chất, chủng loại,…

* Chứng từ sử dụng:

Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

- Hợp đồng chiết khấu, bảng tính chiết khấu

- Biên bản hàng bán trả lại, hóa đơn hàng bán trả lại do bên khách hàng lập

- Biên bản giảm giá hàng bán

- Tờ khai thuế xuất khẩu, tờ khai thuế TTĐB

- Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Các chứng từ liên quankhác

Trang 32

* Tài khoản sử dụng

TK 521: Các khoản giảm trừ doanhthu

Chi tiết như sau:

TK 5211: Chiết khấu thương mại

Trang 33

mát của hàng tồn kho sau khi trừ

phần bồi thường do cá nhân gây

ra

- Số trích lập dự phòng giảm

giá hàng tồn kho

- Kết chuyển giá vốn của sp, hh,

dv đã bán trong kỳ sang tài khoản 911

- Khoản hoàn nhập dự phònggiảm giá hàng tồn kho cuối năm tàichính

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhậpkho

- Khoản chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán nhận được sau khihàng mua đã tiêu thụ

- Các khoản thuế NK, TTĐB,BVMT

đã tính và giá trị hàng mua, đước hoànlại sau khi xuất bán

Trình tự hạch toán kế toán giá vốn hàng bán

Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKTX

Trang 35

Sơ đồ 1.4 Trình tự kế toán GVHB theo phương pháp kiểm kê định kỳ

TK156 TK 632 TK 156 Kết chuyển trị giá hàng hóa Cuối kỳ, xác định trị giáhàng hóa

a) Khái niệm chi phí bán hàng

* Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ

sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí phục vụcho khâu bảo quản, dự trữ, tiếp thị, bán hàng và bảo hành sản phẩm,gồm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nhân viên bán hàng

- Chi phí vật liệu, bao bì

Trang 36

- Chi phí bằng tiền khác

Trang 37

Tài khoản kế toán sử dụng

TK 641 - chi phí bán hàng

TK 111, TK 112

Kế toán sử dụng TK 641: Chi phí bán hàng

Chi tiết như sau:

Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên

Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì

Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành

Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác

NợTK 641 Có

Kết chuyển sang TK nợ

911 để xác định kết quả kinh doanh

Trang 38

Trích KH TSCĐ

sp, dự phòng phải trả

khác

911214

242, 335

Chi phí trả trước và chi phí phải trả tính vào CPQLKDCác khoản thuế, phí lệ phí333

Chí phí nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý

351; 352

152, 153…

Trang 39

Để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chiphí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công,các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu vănphòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp,tiền thuê đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dịch vụ muangoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằngtiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng ).

- Kế toán sử dụng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi tiết như sau

Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý

Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý

Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng

Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí

Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng

Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác

Trang 40

TK 642

TK 6421

Kết chuyển sang TK nợ

911 để xác định kết quả kinh doanh

Ngày đăng: 27/01/2024, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w