1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh đầu tư thương mại và dịch vụ thùy anh

100 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Bán Hàng Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Và Dịch Vụ Thùy Anh
Tác giả Nguyễn Thị Vân
Người hướng dẫn Thạc Sĩ. Dương Thị Yến
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Do đó, đẩy mạnh việc bánhàng và quan tâm, chú trọng các vấn đề liên quan đến bán hàng luôn là vấn đềđược các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu Kết qủa bán hàng được xác định bằng doanh thu t

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -✧

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát

từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp Sinh viên

Nguyễn Thị Vân

Trang 3

1.1 Sự cần thiết kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong

1.1.2 Yêu cầu quản lí hoạt động bán hàng và kết quả bán hàng 9 1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 10 1.1.4 Nguyên tắc kế toán cơ bản, ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và xác

1.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa 14 1.2.1 Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại 14

1.3.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 34

2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh 44

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 44

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 4

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 44

2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 52 2.3 THỰC TRẠNG BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

2.3 Kế toán doanh thu và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH

3.1 Kết luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh 85

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, các doanhnghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại với mục tiêu thuđược lợi nhuận Để thực hiện mục tiêu đó, doanh nghiệp cần đưa hàng hóađến tay người tiêu dùng, chuyển từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệhoặc thanh toán thông qua hoạt động bán hàng

Doanh nghiệp thương mại có chức năng luân chuyển hàng hóa và cungcấp các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội cả về số lượng,chất lượng và kết cấu mặt hàng Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, với sựphát triển không ngừng của khoa học công nghệ, xu hướng hội nhập quốc tế,

tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh trong ngànhngày càng gay gắt.Trong điều kiện đó các doanh nghiệp thương mại cần pháthuy tính chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế củamình để đạt hiệu quả cao nhất Trong doanh nghiệp thương mại, vận động củavốn kinh doanh nhằm mục đích của doanh nghiệp sinh lời, tạo lợi nhuận tối

đa cho doanh nghiệp.Do đó tổ chức tốt công tác bán hàng là mục tiêu hàngđầu trong doanh nghiệp thương mại Gắn liền với công tác bán hàng việc xácđịnh kết quả bán hàng cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó phản ánhhiệu quả, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó nhà quản lý cóđược những chiến lược, quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả

Giống như các doanh nghiệp thương mại khác, Công ty TNHH đầu tư thươngmại và dịch vụ Thùy Anh cũng sử dụng kế toán như một công cụ đắc lựctrong điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của mình Nhận thứcđược tầm quan trọng của công tác tổ chức bán hàng và xác định kết quả bán

hàng tại doanh nghiệp thương mại nên em chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và

Trang 7

xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch

vụ Thùy Anh” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ hơn về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói chung vàcủa Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh nói riêng để tìmhiểu những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra cáckiến nghịđể góp phần hoàn thiện hơn về kế toán bán hàng và xác định kết quảbán hàng tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực trạng kế toán bán hàng

và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịchvụThùy Anh

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn kế toán bán hàng và xác định kết

quả bán hàng tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợpvới các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh giữa lý luận vớithực tế tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh

Đồng thời kết hợp với việc tổng hợp xử lý tài liệu thu thập được làm luậnchứng cho kết quả nghiên cứu: phương pháp thống kê mô tả, phân tích địnhtính và so sánh giữa thực trạng và cơ sở lý luận để suy diễn, quy nạp và trìnhbày kết quả nghiên cứu Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ ThùyAnh

5 Kết cấu luận văn

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa, em

lựa chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công

ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh”.

Mục tiêu của đề tài là tổng hợp, ghi nhận tình hình thực tế về kế toán bánhàng và xác định kết quả bán hàng Qua đó đánh giá, phân tích thực trạng kế

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 8

toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp Trên cơ sở đóđưa ra những nhận xét, góp ý, đề xuất để hoàn thiện hơn nữa việc tổ chức kếtoán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Theo đó, ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn của emgồm có 3 chương:

Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng trongdoanh nghiệp thương mại

Chương II: Thực trạng tổ kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công

ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh

Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và kết quả bánhàng tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy Anh

Vận dụng lý luận đã học tập và nghiên cứu tại Học viện Tài chính, kếthợp với thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng thu nhận được tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Thùy

Anh, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Dương Thị Yến và các anh

chị Phòng Kế toán tại Công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp củamình Do thời gian thời gian thực tập chưa nhiều và khả năng còn hạn chế nênluận văn của em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự

đánh giá, nhận xét và chỉ bảo trực tiếp của Thạc sĩ Dương Thị Yến, các

thầy, cô và các anh chị phòng kế toán để luận văn của em được hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA 1.1 Sự cần thiết kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa

1.1.1 Quá trình bán hàng và kết quả bán hàng

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người thông qua trao đổi và mua mua bán Bán hàng là hoạt động chuyển quyền sở hữu sản phẩm gắn với phần lớn lợi ích và rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, giúptiêuthụ sản phẩm và là căn cứ để đánh giá khả năng kinh doanh của doanhnghiệp Hoạt động bán hàngphát triển giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiêuthụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn lưu động, bù đắp được chi phí và có lãi đểthực hiện các mục tiêu, dự định trong tương lai Do đó, đẩy mạnh việc bánhàng và quan tâm, chú trọng các vấn đề liên quan đến bán hàng luôn là vấn đềđược các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu

Kết qủa bán hàng được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tất cả cáckhoản chi phí để tạo ra doanh thu đó

Xác định kết quả bán hàng là dựa trên những số liệu thực tế về doanhthu,chi phí nên sẽ có cái nhìn khách quan về tình hình hoạt động của công ty,

về kết quả hoạt động bán hàng trong kỳ, thúc đẩy các nhà quản trị cần có biệnpháp thích hợp để gia tăng việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tiết kiệmchi phí và gia tăng lợi nhuận, góp phần tích cực trong việc mở rộng quy môhoạt động cũng như nhanh chóng chớp thời cơ phát triển công ty và củng cố

vị thế của mình trên trường quốc tế

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 10

1.1.2 Yêu cầu quản lí hoạt động bán hàng và kết quả bán hàng.

Xuất phát từ mối quan hệ thực tiễn, cũng như vai trò quan trọng củaquá trình bán hàng, doanh nghiệp cần có những yêu cầu chung trong việcquản lý quá trình bán hàng Các yêu cầu này có thể thay đổi tùy thuộc vàohoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp song theo đó bao gồmnhững yếu tố cốt lõi như sau:

- Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tìnhhình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn

để tránh hiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn

- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng loại hàng hóa

- Quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu là mục tiêu cho sự phát triểnbền vững của doanh nghiệp

- Quản lý chặt chẽ giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, giám sát chặt chẽ cáckhoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo tính hợppháp, hợp lệ

- Đối với việc xác định kết quả kinh doanh phải tổ chức chặt chẽ, khoahọc đảm bảo việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, thựchiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời

Vấn đề của doanh nghiệp là cần phải đưa ra định hướng, xác định rõcác khoản chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng và những phát sinh gâygiảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại Đặc biệtcần thực hiện tốt các nghĩa vụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,thuế môi trường định hướng đúng đắn và thực hiện nghiêm túc những vấn

đề khái quát trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo việc luân chuyển

Trang 11

dòng tiền nhanh và hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanhthuận lợi và phát triển.

1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Nhận định được vai trò quan trọng của hoạt động bán hàng cũng nhưxác định kết quả bán hàng, các doanh nghiệp cần có đội ngũ kế toán giỏi vềchuyên môn cũng như kinh nghiệm Kế toán bán hàng không chỉ có vai tròquan trọng đối với doanh nghiệp mà còn quan trọng với những cá thể liênquan, hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Về cơ bản, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nóichung và hoạt động bán hàng nói riêng, để có thể phát huy công tác quản lýkinh doanh bán hàng, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sauđây:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu,các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanhnghiệp Đồng thời theo dõi, đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và

sự biến động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủngloại và giá trị

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả cáchoạt động

- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính

và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xácđịnh kết quả và phân phối kết quả

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 12

Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việcquản lý chặt chẽ hàng hóa và kết quả bán hàng Để thực hiện tốt các nhiệm vụ

đó, kế toán cần nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đồngthời đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Xác định thời điểm hàng hóa được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báocáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng Báo cáo thường xuyên, kịp thờitình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hànghóa bán ra về số lượng và chủng loại

- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từkhoa học hợp lý, tránh trường hợp trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp

mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán Đơn vịlựa chọn hình thức sổ sách kế toán để phát huy được ưu điểm và phù hợp vớiđặc điểm kinh doanh của mình

- Xác định và tập hợp đầy đủ các chi phí phát sinh ở các khâu

Như vậy có thể thấy rõ được bán hàng và xác định kết quả bán hàng cóvai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp Việc xác định chính xáckết quả kinh doanh là cơ sở xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là công cụ quan trọngtrong quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp trongquá trình kinh doanh

Thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được cungcấp giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kếhoạch bán hàng về loại hình, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán; kiểmtra tình hình thực hiện các dự toán giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh của đơn vị Trên cở sở

đó đưa ra những biện pháp định hướng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ

Trang 13

tiếp theo, hoàn thiện hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý, tiết kiệm chiphí và tăng doanh thu.

Thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấpgiúp các cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụvới Nhà nước, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm phát triển toàn diệnnền kinh tế quốc dân

Thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh bán hàngcung cấp là mối quan tâm của những người có lợi ích trực tiếp liên quan đếntình hình kinh doanh của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, cácchủ nợ… Đó là cơ sở để các đối tượng này nắm bắt được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp

1.1.4 Nguyên tắc kế toán cơ bản, ảnh hưởng đến kế toán bán hàng và

xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp

Trong thực tế kế toán bị chi phối bởi các nguyên tắc, các nguyên tắcnày được hình thành dựa trên những giả định và khái niệm kế toán nhằm địnhhướng để lựa chọn những chính sách, phương pháp kế toán cụ thể Ở mỗiquốc gia đều có các nguyên tắc kế toán phù hợp với điều kiện kinh tế xã hộicủa từng quốc gia đó Dưới đây là các nguyên tắc kế toán cơ bản theo chuẩnmực kế toán Việt Nam:

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh

nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanhthu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn

cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính củadoanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 14

- Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ

sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạtđộng kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệpkhông có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phảithu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khácvới giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ

sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

- Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc

của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả,phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sảnđược ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quyđịnh khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

- Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp

với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận mộtkhoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chiphí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chiphí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thucủa kỳ đó

- Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh

nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kếtoán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đãchọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phầnthuyết minh báo cáo tài chính

- Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán

cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắcchắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

1/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

Trang 15

2/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thunhập;

3/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;4/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắcchắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghinhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường

hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sailệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế củangười sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tínhchất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tínhtrọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng vàđịnh tính

1.2 Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa 1.2.1 Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại

1.2.1.1 Các phương thức bán hàng và hình thức thanh toán

Trong bán hàng các doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau để phânphối sản phẩm, hàng hóa đến người tiêu dùng Nhưng chung quy lại, doanhnghiệp có 2 cách có thể đưa hàng hóa vào trong lưu thông, đó là bán buôn vàbán lẻ Các hình thức này có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khácnhau mà doanh nghiệp cần sử dụng hợp lý để có thể tối ưu lượng hàng hóabán ra

Bán buôn:

Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng hóa cho các doanh nghiệpthương mại, các doanh nghiệp sản xuất Đặc điểm của bán buôn là hàng vẫn

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 16

còn nằm trong khâu lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiều dùng Hàng thườngđược bán theo lô hoặc bán với số lượng lớn Giá bán thường phụ thuộc vào sốlượng hàng bán và phương thức thanh toán Các kênh phân phối của hình thứcbán buôn đó là:

- Bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa, trong đó hànghóa bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp

- Bán buôn hàng hóa qua kho có thể thực hiện dưới 2 hình thức:

⮚ Hình thức giao hàng trực tiếp: Bên mua cử đại diện đến kho của

doanh nghiệp để nhận hàng Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa giaotrực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủhàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa đượcxác định tiêu thụ

⮚ Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng

kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hànghóa, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài chuyểnhàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó ben mua quyđịnh trong hợp đồng Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp Khi bên mua kiểm nhận hàng, thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán thì mới được coi là đã tiêu thụ, quyền sở hữuhàng hóa được chuyển sang cho người mua Chi phí vận chuyển dobên nào chịu được quy định trong hợp động

- Bán buôn vận chuyển thẳng:là phương thức bán buôn hàng hóa, theo

đó, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho

mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể được thực hiệnqua hai hình thức:

Trang 17

⮚ Hình Hình thức giao hàng trực tiếp (giao tay ba): theo hình thức

này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diệncủa bên mua tại kho người bán Sau khi đại diện bên mua ký nhận

đủ hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xácđịnh là tiêu thụ

⮚ Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, doanh nghiệp sau khimua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặcthuê ngoài, vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đãđược thỏa thuận Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặcgiấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toánthì hàng hóa chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ

Bán lẻ:

Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Đặc điểmcủa phương thức bán lẻ là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vàotiêu dùng Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện Bán lẻthường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá cả ổn định Bán lẻ có thể thựchiện dưới các hình thức sau:

- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức bán hàng mà trong đó

tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho ngườimua Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền củakhách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầyhàng do nhân viên bán hàng giao Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viênbán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kêhàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca (trong ngày) và

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 18

lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bánhàng cho thủ quỹ.

- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán

hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách Hết ca, hết ngàybán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ.Đồngthời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca,trong ngày và lập báo cáo bán hàng

- Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng

tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bán tính tiền để tính tiền và thanh toán tiềnhàng Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thutiền của khách hàng Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn kháchhàng và bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách Hình thức này

được áp dụng phổ biến ở các siêu thị.

- Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền

mua hàng thành nhiều lần Doanh nghiệp, ngoài số tiền thu theo giá bán thôngthường còn thu thêm ở người mua một khoản lãi do trả chậm Đối với hìnhthức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanhtoán hết tiền hàng Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho ngườimua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu

- Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ

hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự độngchuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi côngcộng Sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua

- Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Gửi đại lý bán hay ký

gửi hàng hoá là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho

cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Bên nhận làm đại lý,

ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng

Trang 19

đại lý Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp được cơ sở đại lý, ký gửithanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bánđược, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng

1.2.2.1 Nội dung của doanh thu bán hàng

Theo chuẩn mực số 14 ban hành theo quyết định 149 ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận đượctrong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản gópvốn trực tiếp của các cố đông

● Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhậnngày thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa củacác khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhậntheo tỉ lệ lãi suất hiện hành

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu bán hàng khi đáp ứng đủ 5 điều kiện sau:

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 20

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí tài sản như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng

- Xác định được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng:

- Doanh thu và chi phí phải được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp và theonăm tài chính

- Chỉ ghi nhận doanh thu khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhậndoanh thu theo chuẩn mực kế toán – Doanh thu và thu nhập khác

- Khi trao đổi hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì không đượcghi nhận doanh thu

- Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại, từng thứ, phục vụyêu cầu quản lý

- Phải hạch toán riêng biệt các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanhthu thuần

1.2.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng liên quan đến doanh thu bán hàng

- Một số chứng từ liên quan đến hoạt động doanh thu bán hàng:

+ Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng

+ Hóa đơn GTGT, tờ khai thuế GTGT

+ Hóa đơn bán hàng

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu thu, giấy báo có, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu

Trang 21

+Bảng kê bán lẻ hàng hóa, hóa đơn cước phí vận chuyển,…

- Tài khoản sử dụng:

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 22

+ TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

TK511

- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB,

XK, BVMT);

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác

định kết quả kinh doanh".

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

+ TK 632 “ Giá vốn hàng bán”:

● Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Bên Nợ:

- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường

và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường

do trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

Trang 23

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vàonguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;

+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;

- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính

(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;

- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xácđịnh là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh)

- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ

- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 24

● Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết)

- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài

khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

+ TK 642 “ Chi phí quản lý kinh doanh nghiệp”:

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số

dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Trang 25

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".

1.2.2.3 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.

● Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

- Doanh thu của khối lượng hàng hóa dịch vụ được xác nhận là đã bántrong kỳ

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 26

Sơ đồ 01: Trình tự kế toán chủ yếu liên quan đến doanh thu bán hàng

(6) kết chuyển doanh thu thuần

( 1a) Bán hàng chưa thu tiền ngay

(3b) Định kì phân

bổ vào doanh thu tài chính

Chênh lệch giữa giá trả ngay vàtrả góp

( 2) Bán hàng trả tiền ngay

(3a) bán hàng trả góp, ghi nhận doanh thu theo giá bán trả tiền ngay

(8) cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính

Trang 27

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.3.1.Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản điều chỉnh giảm doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kì, bao gồm: chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, không bao gồm các khoản thuếnhư thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường

● Các khoản giảm trừ doanh thu:

- Chiết khấu thương mại: khoản tiền doanh nghiệp giảm giá bán niêm yếtcho khách hàng khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn

- Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hànghóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách trong hợp đồng

- Hàng bán bị trả lại: phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bịkhách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồngkinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách,…

- Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng, từng hàng bán Cuối kì kếtchuyển sang tài khoản 511 – “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đểxác định doanh thu thực hiện được trong kì kế toán

1.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.3.1.Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản điều chỉnh giảm doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kì, bao gồm: chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, không bao gồm các khoản thuếnhư thuếGTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 28

● Các khoản giảm trừ doanh thu:

- Chiết khấu thương mại: khoản tiền doanh nghiệp giảm giá bán niêm yếtcho khách hàng khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn

- Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hànghóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách trong hợp đồng

- Hàng bán bị trả lại: phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bịkhách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồngkinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách,…

- Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng, từng hàng bán Cuối kì kếtchuyển sang tài khoản 511 – “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đểxác định doanh thu thực hiện được trong kì kế toán

1.2.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng

- Các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu:

+ Chiết khấu thương mại: trên hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơnGTGT cần ghi rõ tỉ lệ và số tiền chiết khấu Ngoài ra còn có thể kèm theo vănbản về chính sách chiết khấu thương mại của công ty

+ Giảm giá hàng bán: bên mua và bên bán cần lập biên bản hoặcthỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá tăng(giảm) theo hóa đơn bán hàng, lí do tăng (giảm) giá, lí do điều chỉnh thuếđồng thời bên bán cần lập hóa đơn điều chỉnh tăng (giảm) giá bán, điều chỉnhthuế GTGT cho hóa đơn số hiệu, ngày tháng… Căn cứ vào hóa đơn mới đượclập, bên bán và bên mua điều chỉnh doanh số hàng hóa, thuế đầu vào, đầu ra

và khai báo thuế theo luật định

Trang 29

+ Hàng bán bị trả lại: Bên mua sẽ phải trả lại hóa đơn GTGT hoặchóa đơn bán hàng ban đầu cho người bán, bên bán sẽ hủy hóa đơn và lập hóađơn mới nếu chỉ trả lại một phần hàng hóa,đồng thời viết phiếu nhập khonhập lại lô hàng bị trả do kém phẩm chất, không đúng phẩm chất, quy cáchhoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế.

1.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớntrong quá trình sản xuất kinh doanh Muốn quản lý chặt chẽ và xác định đúnggiá vốn thì trước hết doanh nghiệp phải nắm vững được sự hình thành của giávốn

Trong doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là trị giá của hàng hóa đã tiêu thụ, bao gồm trị giá mua vào của hàng hóa bán ra và chi phí thu mua hàng hóa phân bổ cho hàng hóa xuất bán ra trong kỳ.

Như vậy đối với doanh nghiệp sản xuất thì trị giá vốn hàng bán là trị giáthực tế thành phẩm xuất kho Còn đối với doanh nghiệp thương mại trị giávốn hàng xuất bán bao gồm giá mua và chi phí mua hàng phân bổ cho hànghóa xuất bán Hàng hóa của doanh nghiệp thường được nhập từ các nguồn vàcác đợt khác nhau Do đó khi xuất bán phải áp dụng một trong các phươngpháp xác định trị giá vốn hàng xuất bán

Về nguyên tắc, thành phẩm, hàng hóa xuất bán phải được phản ánh theotrị giá thực tế Tuy nhiên trong thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng giá thực

tế hoặc giá hạch toán

1.2.4.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất bán

Ứng với 2 trường hợp là bán buôn qua kho và bán buôn vậnchuyển thẳng thì ta có cách xác định giá vốn như sau:

* Trường hợp hàng mua về bán ngay, không qua kho:

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 30

Giá vốn hàng bán = Giá mua thực tế của lô

hàng mà doanh nghiệp mua +

CP liên quan trong quátrình mua hàng

CP liên quan: CP vận chuyển, CP nhân công (nếu có chứng từ hợp

lý hợp lệ)

* Trường hợp mua hàng về nhập kho và xuất hàng từ kho bán:

Giá vốn hàng bán = Trị giá mua thực tế hàng

CP mua phân bổ cho hànghóa xuất bán

CP mua: CP vận chuyển, CP nhân công…(Nếu có chứng từ hợp lýhợp lệ)

Phương pháp tính trị giá mua thực tế hàng hóa xuất kho, gồm 3phương pháp sau:

- Phương pháp bình quân gia quyền:

Phương pháp này thường được tính tại thời điểm cuối kì, vì vậykhi xuất hàng hóa đôi khi chưa tính được trị giá hàng xuất bán

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp nàydựa trên giả định là lô hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất bán trước,nên đơn giá thực tế của lần những lần nhập trước được lấy để tính giátrị của hàng xuất kho Giá trị hàng tồn kho cuối kì được tính dựa trên sốlượng hàng tồn kho cuối kì và đơn giá thực tế nhưng lần nhập sau cùng

Trang 31

- Phương pháp đích danh: theo phương pháp này, DN phải quản líđược từng lô hàng nhập kho, khi xuất hàng của lô nào thì lấy đơn giáthực tế nhập kho của từng lô tương ứng.

1.2.4.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng

- Chứng từ sử dụng liên quan đến giá vốn hàng bán:

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu nhập kho (đối với hàng bán bị trả lại)

+ Chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm kê hàng hóa…

+ Hóa đơn thuê kho, bến bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trìnhbán hàng

1.2.4.3 Một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến giá vốn hàng bán

Trường hợp 1: Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 32

TK 156 TK 157 TK 632 TK 156

Xuất kho hàng gửi Trị giá vốn hàng Trị giá vốn hàng

đi bán gửi đã tiêu thụ bán bị trả lại

Trị giá vốn hàng xuất bán

TK 112

Mua hàng bán ngay không qua kho

TK 133 Thuế gtgt

Sơ đồ 03: Trình tự kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến GVHB với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

● Trường hợp 2: Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 33

- Đối với doanh nghiệp thương mại

Sơ đồ 04: Trình tự kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến GVHB với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê kiểm kê định kỳ.

1.3.Kế toán xác định kết quả bán hàng

1.3.1 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp

1.3.1.1 Nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp

- Chi phí bán hàng: Các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sảnphẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm,hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…

- Chi phí quản lí doanh nghiệp: Bao gồm các khoản chi phí về lương nhânviên bộ phận quản lí doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,

…), BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chiphí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lýdoanh nghiệp, tiền thuế đất, thuế môn bài; khoản trích lập dự phòng nợ phảithu khó đòi; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hộinghị khách hàng…)

SV: Nguyễn Thị Vân

(3)Cuối kỳ xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán được

(4) kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh

Trang 34

- Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp không đượccoi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủhóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không đượcghi giảm chi phí kế toán mà điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làmtăng số thuế TNDN phải nộp.

1.3.1.2 Chứng từ và Tài khoản sử dụng

- Các chứng từ sử dụng liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lídoanh nghiệp:

+ Phiếu chi, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi,…

+ Hóa đơn dịch vụ mua ngoài (tiền điện nước, tiền bảo hành sảnphẩm, hoa hồng đại lí, tiền quảng cáo,…)

+ Hóa đơn mua hàng: nguyên vật liệu,văn phòng phẩm,…

+ Bảng tính lương cho nhân viên quản lí, biên lai nộp thuế đất,thuế môn bài,…

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quảnlí…

+ TK 6422 – Chi phí quản lí doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để phảnánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm chi phí về nhân viên bộ

Trang 35

phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanhnghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùngcho quản lý doanh nghiệp; tiền thuế đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòngphải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tàisản,…); chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng,…)

1.3.1.3 Một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 05: Trình tự một số nghiệp vụ liên quan đến chi phí bán hàng

TK 334, 338 TK 6421 TK lq

Tính tiền lương, các khoản có t/c lương Các khoản giảm

Các khoản trích theo lương CPBH

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 36

Sơ đồ 06: Trình tự một số nghiệp vụ liên quan đến qu ản l í doanh nghi ệp

TK 334, 338 TK 6422 TK lq Tính tiền lương, các khoản có t/c lương Các khoản giảm

Các khoản trích theo lương CPQLDN

1.3.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.2.1 Nội dung chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra, cũng như khi bán hàng thuđược doanh thu, thu nhập, doanh nghiệp đã sử dụng những ưu đãi của nhànước nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Hơn nữa được xem là một

Trang 37

phương pháp nhằm bổ sung hay thu trước, thu gộp của thuế thu nhập cá nhân

để tránh tình trạng thất thu và giảm bớt đầu mối thu mà nhà nước đã áp dụngthuế thu nhập doanh nghiệp.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánhkhoản thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm từ đó làm căn cứ đểxác định kết quả kinh kinh doanh sau thuế Đứng trên góc độ doanh nghiệp thìđây cũng là một loại chi phí cần tính để có thể xác định thu nhập sau thuế

● Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhậpchịu thuế và thuế suất thuế TNDN hiện hành

Thuế TNDN hiện hành = Lợi nhuận chịu thuế x Thuế suất

● Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phảinộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuếthu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuếphát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

1.3.2.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng

- Chứng từ sử dụng:

+ Tờ khai thuế TNDN tạm tính

+ Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN

+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN

+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

- Tài khoản sử dụng: TK 821

SV: Nguyễn Thị Vân

Trang 38

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệpphát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

1.3.2.3 Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Sơ đồ 07: Trình tự một số nghiệp vụ liên quan đến chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp

1.3.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng

1.3.3.1 Nội dung kế toán xác định kết quả bán hàng

Nội dungKết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạtđộng sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

TK 334 TKl111,112,

(1a) hàng quý xác định

số thuế thu nhập tạm tính phải nộp hoặc chênh lệch giữa số thuế phải nộp thực tế >

(1b) chênh lệch giữa số thuế phải nộp thực tế < số thuế tạm tính

Trang 39

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạtđộng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấpdịch vụ và hoạt động tài chính.

-Giá vốn của hàng xuất đã bán - CPBH vàCPQLDN

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 911

Tài khoản 911 là tài khoản dùng để xác định kết quả kinh doanh trong

kì, bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tàichính và kết quả hoạt động khác

Trong bài luận này, ta chỉ xét đến tài khoản 911 với vai trò xác định kếtquả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.3.3.3 Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới xác định kết quả bán

Trang 40

Cuối kì kết chuyển lãi Cuối kì kết chuyển lỗ

Ngày đăng: 27/01/2024, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w