1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ thuật Thịnh An

102 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Tác giả Trần Thị Phương Linh
Người hướng dẫn Ths. Ngô Thị Mỹ Thúy
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Kết cấu của đề tài: 5 chương Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh trong các doanh nghiệp thương mại.. Khái niệm, nhiệm vụ

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ

THUẬT THỊNH AN

Ngành: Kế Toán

Chuyên ngành: Kế Toán Kiểm Toán

Giảng viên hướng dẫn: Ths Ngô Thị Mỹ Thúy Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Linh

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH– NGÂN HÀNG

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ

THUẬT THỊNH AN

Ngành: Kế Toán

Chuyên ngành: Kế Toán Kiểm Toán

Giảng viên hướng dẫn: Ths Ngô Thị Mỹ Thúy Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Linh

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN–TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG

ii

Trang 3

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệutrong báo cáo thực tập tốt nghiệp được hiện tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh

An, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcnhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2016

Sinh viên(Ký tên)Trần Thị Phương Linh

LỜI CAM ĐOAN

iii

Trang 4

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các cô chú, anh chị tạiCông ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An, đặc biệt là chị Trần Thị Mỹ Hồng đã giúp đỡ

và tạo điều kiện cho em đến thực tập và học việc tại công ty để có thêm kinhnghiệm làm việc và làm bài báo cáo thực tập này Và em cũng xin chân thành cảm

cô Ngô Thị Mỹ Thúy đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành tốt khóa thực tậpnày

Trong quá trình thực tập cũng như làm bài báo cáo khó tránh khỏi những saisót, rất mong quí anh chị và thầy cô bỏ qua Đồng thời do kinh nghiệm thực tiễncủa em còn hạn chế nên bài báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót Em kínhmong nhận được những ý kiến đóng góp từ các anh chị và thầy cô, để em có thểhọc hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, hoàn thành tốt hơn trong công việc saunày

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2016

(Ký tên)Trần Thị Phương Linh

LỜI CẢM ƠN

iv

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

v

Trang 6

Sơ đồ 2.1: Hạch toán doanh thu bán hàng

Sơ đồ 2.2: Hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính

Sơ đồ 2.3: Hạch toánCác khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 2.4: Hạch toán thu nhập khác

Sơ đồ 2.5: Hạch toán giá vốn hàng bán

Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí bán hàng

Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí quản lý DN

Sơ đồ 2.8: Hoạch toán chi phí hoạt động tài chính

Sơ đồ 2.9: Hạch toán chi phí khác

Sơ đồ 2.10: Hạch toán Thuế TNDN

Sơ đồ 2.11: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2014 – 2015

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

vi

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.2.1 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.2.2 Phương pháp thực hiện 2

1.2.3 Kết cấu của đề tài: 5 chương 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

2.1 Khái niệm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 3

2.1.1Khái niệm 3

2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 3

2.1.3 Vai trò của kế toán bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh 4

2.2 Kế toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác 4

2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4

2.2.2.Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 9

2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 10

2.2.4 Kế toán các khoản thu nhập khác 12

2.3 Kế toán các khoản chi phí 13

2.3.1.Kế toán giá vốn hàng bán 13

2.3.2.Kế toán chi phí bán hàng 16

2.3.3.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 18

2.3.4.Kế toán chi phí hoạt động tài chính 19

2.3.5.Kế toán chi phí khác 20

2.3.6.Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 21

2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 24

MỤC LỤC

vi i

Trang 8

2.4.1 Nội dung 24

2.4.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng 24

2.4.3 Tài khoản sử dụng: 24

2.4.4 Phương pháp kế toán 26

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THỊNH AN 27

3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An 27

3.1.1 Khái quát về công ty 27

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 27

3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An 28

3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An 29

3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 29

3.3.2 Hình thức tổ chức kế toán tại công ty 30

3.4 Tình hình công ty những năm gần đây 33

3.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 34

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THỊNH AN 36

4.1 Đặc điểm kinh doanh, các phương thức bán hàng và thanh toán tại công ty 36

4.1.1 Đặc điểm kinh doanh 36

4.1.2 Các phương thức bán hàng công ty áp dụng 36

4.1.3 Phương thức thanh toán công ty áp dụng 37

4.2 Kế toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và thu nhập khác 37

4.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37

4.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 41

4.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 43

MỤC LỤC

vi ii

Trang 9

4.2.4 Kế toán các khoản thu nhập khác 46

4.3 Kế toán các khoản chi phí 46

4.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán 46

4.3.2 Kế toán chi phí bán hàng 49

4.3.3.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 51

4.3.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 54

4.3.5 Kế toán các khoản chi phí khác 55

4.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 56

4.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 58

4.4.1 Xác định kết quả kinh doanh 58

4.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 60

4.5 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 61

4.5.1.Trình bày thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 61

4.5.2.Trình bày thông tin các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán có trên Báo cáo xác định kết quả kinh doanh 64

4.5.3 Trình bày thông tin các khoản mục trên Thuyết minh báo cáo tàichính 64 4.5.4.Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 66

4.6 So sánh lý thuyết và thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An 68

4.6.1.Tổ chức công tác kế toán 68

4.6.2.Phương pháp hạch toán kế toán: 69

4.6.3.So sánh khác 70

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1 Nhận xét 71

5.1.1 Nhận xét chung về tình hình hoạt động tại công ty 71

5.1.2.Nhận xét về công tác kế toán tại công ty 71

5.2 Kiến nghị 73

MỤC LỤC

ix

Trang 10

5.2.1Kiến nghị về công tác kế toán 73

KẾT LUẬN 76 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

MỤC LỤC

x

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ về

cả chiều rộng và chiều sâu mở ra nhiều ngành nghề, đa dạng hoá nhiều ngành sảnxuất Trong thời điểm cơ chế thị trường cạnh tranh gây gắt đòi hỏi các doanhnghiệp cần phải nỗ lực hết mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhằmgiới thiệu sang các nước bạn đồng thời cũng để cạnh tranh với các sản phẩm nhậpngoại

Trong điều kiện khi sản xuất gắn liền với thị trường thì chất lượng sản phẩm

về cả hai mặt nội dung và hình thức càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối vớidoanh nghiệp Thành phẩm, hàng hoá đã trở thành yêu cầu quyết định sự sống còncủa doanh nghiệp Việc duy trì ổn định và không ngừng phát triển sản xuất củadoanh nghiệp chỉ có thể thực hiện khi chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn vàđược thị trường chấp nhận

Để đưa được những sản phẩm của doanh nghiệp mình tới thị trường và tận tayngười tiêu dùng, doanh nghiệp phải thực hiện giai đoạn cuối cùng của quá trình táisản xuất đó gọi là giai đoạn bán hàng Thực hiện tốt quá trình này doanh nghiệp sẽ

có điều kiện thu hồi vốn bù đắp chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước,đầu tư phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động

Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao là cơ sở đểTiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để doanhnghiệp có thể tồn tại và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường có sựcạnh tranh

Với tầm quan trọng như trên, em đã chọn đề tài “Kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An” làm chuyên đề tốtnghiệp cho mình Đây là cơ hội để em có thể vận dụng những điều đã học vào thực

tế công việc

1.2 Mục đích nghiên cứu

 Nghiên cứu các vấn đề về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An

 Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Khóa Luận Tốt

Nghiệp

SVTH: Trần Thị Phương Linh 1

1

Trang 12

số liệu liên quan đến đề tài.

1.2.3 Kết cấu của đề tài: 5 chương

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh trong các doanh nghiệp thương mại

Chương 3: Tổng quan về công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An

Chương 4: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An

Chương 5: Nhận xét và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

2.1 Khái niệm, nhiệm vụ và vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

2.1.1 Khái niệm

2.1.1.1 Bán hàng

Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hóa, tức là chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ (là quá trình xuất giao hàng cho người mua được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán).

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thươngmại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

- Có sự trao đổi mua bán, thoả thuận giữa người mua và người bán, nguời bán đống

ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

- Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu, ngườimua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa,các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá và nhận lạicủa khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng Số doanh thu này là cơ sở

để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình

2.1.1.2 Xác định kết quả kinh doanh

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng

là lỗ Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tuỳ thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng

- Tổ chức kế toán để phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện

có và sự biến động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng,chủng loại và giá trị

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, cáckhoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp Đồngthời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng

Khóa Luận Tốt

Nghiệp

SVTH: Trần Thị Phương Linh 13

Trang 14

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.

- Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phântích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kếtquả

2.1.3 Vai trò của kế toán bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh

Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệpcòn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụhàng hoá nữa hay không Do đó có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh có mối quan hệ mật thiết Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng củadoanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó.Bán hàng đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗidoanh nghiệp và với cả sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội

Đối với doanh nghiệp, hoạt động bán hàng chính là điều kiện quyết địnhgiúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, thông qua nghiệp vụ bán hàng doanhnghiệp tạo được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ralợi nhuận Lúc này doanh nghiệp có điều kiện để thực hiện phân phối lợi ích vậtchất giữa doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với người lao động hoặc giữadoanh nghiệp với chủ doanh nghiệp hay nói cách khác là để phân phối hài hòa 3lợi ích:

- Lợi ích của nhà nước thông qua các khoản thuế và lệ phí

- Lợi ích của doanh nghiệp thông qua lợi nhuận

- Lợi ích của người lao động thông qua tiền lương và các khoản ưu đãi.Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng là điềukiện để kết hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, thực hiệnchu chuyển tiền mặt, ổn định và cũng cố giá trị đồng tiền, là điều kiện để ổn định

và nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và toàn xã hội nói chung

2.2 Kế toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, thu nhập khác

2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.1.1 Nội dung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao dịchnhư bán sản phẩm hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phíthu thêm ngoài giá bán (nếu có) Đối với sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng chịuthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ( doanh nghiệp bán hàng tính thuế GTGT

Trang 15

theo phương pháp khấu trừ), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bánchưa có thuế GTGT.

Kế toán nghiệp vụ bán hàng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chứng từtheo đúng qui định của nhà nước Mọi trường hợp vi phạm đều có thể dẫn đến hậuquả nghiêm trọng đến doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiệnsau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với

quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Phương thức bán buôn: là hình thức bán hàng cho người mua trung gian để họ tiếptục chuyển bán cho người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất Phương thức này giúpdoanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh do khối lượng hàng hóa tiêu thụlớn nhưng đồng thời có nguy cơ bị chiếm dụng vốn bởi doanh nghiệp không trựctiếp tiến hành giao dịch kinh tế với người tiêu dùng mà phải thông qua trung giannên có khả năng bên mua thiếu thiện chí, chậm thanh toán Có hai hình thức bánbuôn:

- Bán buôn qua kho: là hình thức bán hàng được xuất từ kho của doanh nghiệp Cóhai hình thức bán buôn qua kho:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: doanh nghiệp xuất hàng giaotrực tiếp cho đại diện bên mua

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợpđồng kỳ kết mà doanh nghiệp xuất hàng cho người mua

- Bán buôn vận chuyển thẳng: là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp thương mạikhi mua hàng về không nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua Có hai hìnhthức bán buôn vận chuyển thẳng:

+ Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: đại diện bên mua đến nhận hàng do doanhnghiệp bán chỉ định theo hóa đơn đã nhận

Trang 16

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: bên bán tự vận chuyển hàng

từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm của bên mua theo hợp đồng bằng phương tiệnvận tải tự có hoặc thuê ngoài

 Phương thức bán lẻ: là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và khôngthông qua trung gian Có hai hình thức bán lẻ:

- Bán hàng thu tiền tập trung: quá trình bán hàng tách ra hai giai đoạn: thu tiền vàgiao hàng

- Bán hàng thu tiền trực tiếp: việc thu tiền và giao hàng không tách rời nhau.Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách Hết giờ làm, nhânviên phải nộp tiền lại cho cửa hàng trưởng hay thủ quỹ và lập các báo cáo bánhàng sau khi kiểm kê hàng

hành trao đổi hàng hóa, sản phẩm của mình với doanh nghiệp khác, để nhận vềhàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp đó Tức là doanh nghiệp vừa phát sinhnghiệp vu mua hàng vừa phát sinh nghiệp vụ bán hàng

 Phương thức bán hàng đại lý: là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp giao chođơn vị hoặc cá nhận bán hộ phải trả hoa hồng cho họ, số hàng vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp Hoa hồng đại lý được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá bánchưa có thuế GTGT (đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ) hoặc thanh toán bao gồm cả GTGT (đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theophương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối trượng chịu thuế GTGT) và đượchạch toán vào chi phí bán hàng

 Phương thức bán hàng trả góp: là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, ngườimua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người mua chấpnhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định

 Phương thức tiêu thụ nội bộ: Là phương thức bán hàng các đơn vị thành viên trongcùng doanh nghiệp với nhau giữa đơn bị chính với các đơn vị trực thuộc hoặc sửdụng sản phẩm, hàng hóa cho mục đích biếu tặng, quảng cáo hay để trả công chongười lao động thay tiền lương

- Thanh toán bằng tiền mặt: người bán được nhận ngay số tiền mặt tương ứng vớigiá trị hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp, đồng thời quyền sở hữu hàng hóa,sản phẩm cũng được chuyển giao cho bên mua

- Thanh toán không dùng tiền mặt: người mua có thể thanh toán bằng các loại séc,trái phiếu, cổ phiếu, các loại tài sản có giá trị tương đương

Trang 17

Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng:

- Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thìdoanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế

- Đối với hàng hoá thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanhthu bán hàng là tổng giá thanh toán

- Đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu thì doanh thubán hàng là tổng quá trình thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtkhẩu)

- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởnghoa hồng, doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.2.2.1.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng mà kế toán nghiệp vụ bán hàng

+ Liên 2: Giao cho khách hàng

+ Liên 3: Luân chuyển nội bộ

- Biên bản giao nhận hàng hóa vật tư

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn cước phí vận chuyển

- Hóa đơn thuê kho, thuê bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng

Trang 18

 Kết cấu tài khoản

- Doanh thu bán hàng và dịch vụ cung cấp trong kỳ

Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” không có số dư

cuối kỳ

Tài khoản chi tiết: sẽ mở sổ tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết doanhthu theo từng loại hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà doanhnghiệp thực hiện

Các tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”

- Tài khoản 5112 “Doanh thu bán hàng thành phẩm”

- Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

- Tài khoản 5118 “Doanh thu khác”

2.2.1.4 Phương pháp kế toán:

Sơ đồ 2.1: Hạch toán doanh thu bán hàng

Trang 19

2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

2.2.2.1 Nội dung doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 “doanh thu hoạt động tài chính”

 Kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có:

Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Tài khoản 515 “doanh thu hoạt động tài chính” không có số dư trong kỳ

Trang 20

2.2.2.4 Phương pháp kế toán:

Sơ đồ 2.2: Doanh thu hoạt động tài chính

2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

2.2.3.1 Nội dung

Phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cungcấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán vàhàng bán bị trả lại

- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách

hàng mua hàng với khối lượng lớn.

- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá

kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

- Hàng bán bị trả lại là giá trị của hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do

các nguyên nhân như vi phạm cam kết hợp đồng như hàng kém chất lượng, không đúng phẩm chất, chủng loại, quy cách

Trang 21

2.2.3.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Giấy đề nghị giảm giá hàng bán

- Hóa đơn liên 2 photo kèm theo

- Biên bản giảm giá hàng bán, xử lý hàng trả về

- Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại

- Sổ cái TK

- Sổ chứng từ ghi sổ

2.2.3.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 521 “Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu”

 Kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào

khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên Có:

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo

Tài khoản 521 “Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu” không có số

dư cuối kì

Các loại tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5211 “chiết khấu thương mại ”: Tài khoản này dùng để phản ánh khoảnchiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượnglớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấpdịch vụ trong kỳ

- Tài khoản 5212 “Giảm giá hàng bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh khoảngiảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kémquy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa,cung cấp dịch vụ trong kỳ

- Tài khoản 5213 “Hàng bán bị trả lại”: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thucủa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ

Trang 22

2.2.3.4 Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 2.3: Các khoản giảm trừ doanh thu

2.2.4 Kế toán các khoản thu nhập khác

2.2.4.1 Nội dung

Các khoản thu nhập khác là khoản thu nhập mà doanh nghiệp không dự tínhtrước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là nhữngkhoản thu không mang tính chất thường xuyên Các khoản thu nhập khác phát sinh

có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

- Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên

Trang 23

2.2.4.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 711 “Thu nhập khác”

 Kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳsang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711"Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.

Quy trình hạch toán

- Trong kỳ khi phát sinh khoản thu nhập từ thanh lý tài sản cố định, hoàn thuế giá trịgia tăng, hay thu khoản tiền vi phạm hợp đồng…, kế toán ghi nhận vào thu nhậpkhác

- Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinhdoanh

2.2.4.4 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.4: Hạch toán thu nhập khác

2.3 Kế toán các khoản chi phí

Trang 24

Trị giá hàng tồn+Trị giá hàng nhập ( ngay sau lần xuất kế trước)

Số lượng hàng tồn +Số lượng hàng nhập ( ngay sau lần xuất kế trước)

Phương pháp xác định giá vốn

Do hàng hóa mua về nhập kho hoặc bán ngay, gửi bán… được mua từ những

nguồn khác nhau vào những thời điểm khác nhau nên giá trị thực tế của chúng

không hoàn toàn giống nhau Do vậy cần phải tính giá thực tế của hàng xuất kho,

tùy theo từng đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của mình mà các DN có thể

áp dụng một trong 3 phương pháp sau:

Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO):

Hàng hóa, vật liệu nào nhập trước thì xuất trước rồi mới xuất những hàng

hóa, vật liệu nhập sau Theo phương pháp này nếu giá trị nhập liệu mua vào ngày

càng tăng thì vật liệu tồn kho sẽ có giá trị lớn, khi đó giá trị hàng xuất bán sẽ có

giá trị bé và lãi gộp sẽ tăng

Phương pháp thực tế đích danh:

Vật tư hàng hóa xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá nhập kho của lần

nhập kho đó là giá xuất kho ( mua vào giá nào bán giá đó) áp dụng đối với những

doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Phương pháp bình quân gia quyền:

Trị giá của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng

loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua

hoặc sản xuất trong kỳ Phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp, giá trị trung

Đơn giá thực tế

Trang 25

Số lƣợng hàng

x hóa xuất trong kỳ

Trang 26

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trongkỳ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảmgiá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sửdụng hết)

- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do tráchnhiệm cá nhân gây ra;

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;

- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ

Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán” không có số dư cuối kỳ

Trang 27

Chi phí bán hàng gồm:

Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phíkhấu hao TSCĐ,chi phí bảo hành ,chi phí mua ngoài ,chi phí bằng tiền khác.2.3.2.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Bảng lương và các khoản trích theo lương

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

- Hóa đơn thuế GTGT

- Phiếu chi, phiếu thu…

 Kết cấu tài khoản

Bên Nợ : Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: Các khoản giảm chi phí bán hàng trong kỳ.

Trang 28

Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

Tài khoản 641 “chi phí bán hàng” không có số dư

- TK 6411 “Chi phí nhân viên”

- TK 6412 “ Chi phí vận chuyển, bao bì”

Trang 29

2.3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

2.3.3.1 Nội dung

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt độngquản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàndoanh nghiệp

2.3.3.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Hóa đơn GTGT;

- Phiếu chi, Giấy nộp tiền, giấy báo Nợ của ngân hàng;

- Bảng lương và các khoản trích theo lương; Bảng trích khấu hao TSCĐ;

- Sổ chi tiết TK 642

- Sổ cái TK 642

2.3.3.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642 sử dụng “Chi phí quản lí doanh nghiệp”

 Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòngphải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý (nếu có)

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dựphòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"

Tài khoản 642 “Chi phí quản lí doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ

 Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2

- TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý

- TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý

Trang 30

2.3.3.4 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí quản lý DN

2.3.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính

2.3.4.1 Nội dung chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí gồm các khoản chi phí hoặccác khoản lỗ liên quan tới đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đivay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn ,khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái

Tài khoản 635 “ chi phí hoạt động tài chính”

 Kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;

- Lỗ bán ngoại tệ;

- Chiết khấu thanh toán cho người mua;

- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;

- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác

Trang 31

Bên Có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu

tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dựphòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);

- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

- TK 635 “ chi phí hoạt động tài chính” không có số dư cuối kỳ

Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định ( nếu có)

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

- Tiền phạt thuế, truy nộp thuế

- Các khoản chi phí khác

Trang 32

Sơ đồ 2.9: Hạch toán chi phí khác

2.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.6.1 Nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chínhhiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành

Trang 33

Khái niệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽphải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;

- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước

2.3.6.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế TNDN hàng năm, thông báo thuế và biên lai nộp thuế

- Sổ sách: Sổ chi tiết TK 8211,TK 3334, Sổ cái TK 111, Sổ cái TK 112

 Đối với tài sản thuế TNDN hoãn lại

Bảng xác định chênh lệch được khấu trừ, Bảng xác định tài sản thuế thunhập hoãn lại

2.3.6.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 821 “Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”

 Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận sốthuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thunhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kếtoán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hiện hành Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạmphải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhậpdoanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp

- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDNphải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) sốthuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành củanăm phát hiện sai sót

- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩnmực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hànhphát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợinhuận sau thuế trong kỳ kế toán

Trang 34

 Kết cấu tài khoản

Tài khoản 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” không có số dư cuối kỳ

 Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:

- Hàng quý, khi xác định số thuế TNDN tạm nộp, ghi:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112,…

- Cuối năm, căn cứ vào số thuế đã nộp, ghi:

+ Nếu số thuế đã nộp lớn hơn tạm nộp, ghi:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp nhỏ hơn số thuế tạm nộp,

Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Trang 35

2.3.6.4 Phương pháp hạch toán: minh họa bằng sơ đồ

Sơ đồ 2.10: Hạch toán Thuế TNDN

2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp

- Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tàichính

- Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động khác và chi phí hoạt động khác vàchi phí thuế TNDN

Tài khoản 911 “ xác định kết quả kinh doanh”

 Kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã

bán;

Trang 36

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

+ Nếu phát sinh Nợ TK 911 > Có TK 911 thì doanh nghiệp lỗ:

Hạch toán:

Nợ TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Trang 37

2.4.4 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.11: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Trang 38

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THỊNH AN

3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An

3.1.1 Khái quát về công ty

- Công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An có tên viết tắt là TACO, và có tên tiếng anh làThinh An Engineering Co., Ltd, tên giao dịch là Thinh An Engineering CompanyLimited

- Công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên là ChiCục Thuế Quận Bình Thạnh

Nắm bắt được những nhu cầu trên, ngày 11 tháng 09 năm 2000 Công tyTNHH Thương Mại – Dịch vụ- Xây dựng Thịnh An đã được thành lập dưới hìnhthức Công ty TNHH nhằm mục đích cung cấp thông tin kỹ thuật và các thiết bị vềchống sét và các thiết bị về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã khẳng định phương hướng kinh doanhvới mối quan tâm về ngành nghề đặc biệt có liên quan đến tính mạng của con

Trang 39

P.KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐCngười và tài sản của người dân Để đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu

về kỹ thuật cuả ngành kinh doanh và nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến nhất, Công ty

đã không ngừng ngại nghiên cứu chuyên ngành song song đào tạo tại chỗ, mời cácchuyên gia nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn Do sự tiến bộ ngày càngmạnh về kỹ thuật nên đến ngày 12 tháng 02 năm 2004, Công ty đổi tên thànhCông ty TNHH Kỹ Thuật An

3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của công ty

Chỉ đạo trực tiếp Kiểm tra, giám sát

Hổ trợ bổ sung nhau

( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Kỹ thuật Thịnh An )

 Giám đốc: Là người điều hành, quản lý, chỉ đạo tất cả các hoạt động của công tytheo đúng chính sách của nhà nước và pháp luật cho phép Đồng thời kiểm soátnguồn tài chính của công ty

 Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp cho giám đốc, thực hiện và chịu tráchnhiệm trước giám đốc về phần việc mà giám đốc phân công

 Phòng kinh doanh: Với tư cách là bộ phận tham mưu về kinh doanh cho giám đốc,phòng phát triển kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp tình hình kinhdoanh, thị trường, sản phẩm, giá cả thiết bị…của đơn vị, cũng như bên ngoài công

ty, hổ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh cụ thể của các đơn vị, các ngành nghềkinh doanh của công ty thành một khối thống nhất, mang hiệu quả cao nhất chocông ty

GIÁM ĐỐC

Trang 40

 Phòng kế toán tài chính: Đảm trách và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán và tàichính của công ty, của đơn vị kinh doanh trực thuộc nhằm đảm bảo công ty có một

hệ thống kế toán vững mạnh, tin cậy và tuân thủ đúng các quy định của nhà nướctrong lĩnh vực kế toán cũng như đảm trách vững chắc và kịp thời nguồn vốn kinhdoanh cho toàn công ty

 Phòng kỹ thuật: Là nơi tập hợp các chuyên viên, kỹ sư đầu đàn trong lĩnh vực kinhdoanh của công ty làm công tác nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, sữa chữa thiết bị phục

vụ cho kinh doanh trong công ty Phòng kỹ thuật có vai trò hết sức quan trong vàmang tính quyết định đối với hoạt động kinh doanh và uy tín công ty đối vớikhách hàng

3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An

3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty TNHH Kỹ Thuật Thịnh An tổ chức theo hìnhthức tập trung Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bộ máy kế toán của công tyđược tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với tình hình của công ty

Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán của công ty

( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Kỹ thuật Thịnh An )

Ngày đăng: 30/10/2022, 17:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w