1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đatn Chị Hà K58.Docx

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ án tốt nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Địa chính
Thể loại đồ án tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 6,18 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp i Trường Đại học Mỏ Địa chất SV Nguyễn Thị Hà MSSV 1321030533 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CHƯ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi LỜI CẢM ƠN vii MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề[.]

Trang 1

Đồ án tốt

SV: Nguyễn Thị

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHƯ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

LỜI CẢM ƠN vii

MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài 1

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

2.2 Nội dung nghiên cứu 2

2.3 Phương pháp nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

3.1 Ý nghĩa khoa học 4

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 5

1.1 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai 5

1.1.1 Nhà nước thống nhất về quản lý đất đai 5

1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung 5

1.2 Hồ sơ địa chính (HSĐC) 6

1.2.1 Bản đồ địa chính (BĐĐC) 7

1.2.2 Sổ địa chính 8

1.2.3 Sổ mục kê đất đai 8

1.2.4 Sổ theo dõi biến động đất đai 9

1.2.5 Sổ cấp giấy chứng nhận 9

1.3 Quy định về việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính 10

1.3.1 Hồ sơ địa chính dạng số 10

1.3.2 Trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính dạng số 10

Trang 2

Đồ án tốt

1.3.3 Điều kiện lập hồ sơ địa chính dạng số thay thế cho hồ sơ địa chính trên giấy

11

1.3.4 Yêu cầu đối với phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu đất đai 11

1.3.5 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính 11

1.4 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 11

1.4.1 Ở một số nước trên thế giới 12

1.4.2 Ở Việt Nam 14

1.5 Tổng quan một số phần mềm sử dụng trong nghiên cứu 15

1.5.1 Phần mềm VILIS 15

1.5.2 Phần mềm MicroStation SE 16

1.5.3 Phần mềm FAMIS 17

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM VILIS 18

2.1 Chức năng của phần mềm VILIS 18

2.2 Cài đặt phần mềm VILIS 18

2.2.1 Cài đặt Microsoft SQL Server 2005 18

2.2.2 Cài đặt ArcSDE 20

2.2.3 Cài đặt ArcGIS Engine Runtime 9.3 22

2.2.4 Cài đặt thiết lập Vilis Server 23

2.2.5 Cài đặt Vilis Enterprise 24

2.2.6 Cài đặt GIS2VILIS 24

2.2.7 Thiết lập thông số để đăng nhập ViLIS 25

2.2.8 Update Database 29

2.3 Các lỗi thường gặp khi cài đặt và sử dụng Vilis 30

2.3.1 Lỗi khi cài đặt ViLIS 30

2.3.2 Lỗi sử dụng ViLIS 31

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS VÀO QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ LIÊN BẠT 32

3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33

Trang 3

Đồ án tốt

nghiệp3.1.3 Đánh giá chung 36iii Trường Đại học Mỏ - Địa chất

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Liên Bạt 38

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 38

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 38

3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu 42

3.3.1 Thu thập dữ liệu 42

3.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian 42

3.4 Ứng dụng phần mềm VILIS phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính.47 3.4.1 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận 47

3.4.2 Đăng ký biến động và quản lý biến động 52

3.4.3 Tra cứu thông tin 60

3.4.4 Thống kê, kiểm kê đất đai 61

3.4.5 Hồ sơ địa chính 61

3.4.6 Nhận xét và đánh giá về việc ứng dụng VILIS trong quản lý hồ sơ địa chính 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 Kết luận 66

2 Kiến nghị 66

PHỤ LỤC 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information

System – Gọi tắt là GIS)

LIS Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System –

Gọi tắt là LIS)

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

VILIS Hệ thống thông tin đất Việt Nam

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 39Bảng 3.2 Biến động đất đai giai đoạn 2015-2017 41

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Liên Bạt 32

Hình 3.2: Cửa sổ giao diện kiểm tra lỗi đồ họa 43

Hình 3.3: Cửa sổ giao diện vẽ nhãn 44

Hình 3.4: Cửa sổ giao diện tạo khung bản đồ 45

Hình 3.5: Cửa sổ giao diện chuyển bản đồ sang VILIS 46

Hình 3.6 Cửa sổ giao diện chuyển đổi dữ liệu FAMIS sang VILIS 46

Hình 3.7 Dữ liệu không gian sau khi chuyển đổi sang VILIS 47

Hình 3.8: Cửa sổ giao diện thông tin về chủ sử dụng/sở hữu 48

Hình 3.9: Cửa sổ giao diện thông tin về thửa đất 49

Hình 3.10: Cửa sổ giao diện về cấp GCN 50

Hình 3.11: Cửa sổ giao diện về in GCN 51

Hình 3.12: Cửa sổ giao diện in GCN trang 2-3 51

Hình 3.13: Cửa sổ giao diện in GCN trang 1-4 52

Hình 3.14: Cửa sổ giao diện về thế chấp quyền sử dụng đất 53

Hình 3.15: Cửa sổ giao diện về xóa thế chấp 53

Hình 3.16: Cửa sổ giao diện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất 54

Hình 3.17: Cửa sổ giao diện về tạo khởi kho số thửa 55

Hình 3.18: Cửa sổ giao diện gộp thửa đất trên bản đồ 56

Hình 3.19: Cửa sổ giao diện gộp thửa trên hồ sơ 57

Hình 3.20: Cửa sổ giao diện tách thửa trên bản đồ 58

Hình 3.21: Cửa sổ giao diện tách thửa trên hồ sơ 58

Hình 3.22: Cửa sổ giao diện cập nhật giấy chứng nhận 59

Hình 3.23: Cửa sổ giao diện lịch sử biến động 60

Hình 3.24: Cửa sổ giao diện kết quả tìm kiếm trên bản đồ về thửa đất 60

Hình 3.25: Cửa sổ giao diện kết quả tìm kiếm hồ sơ về chủ sử dụng đất 61

Hình 3.26: Cửa sổ giao diện thống kê, kiểm kê đất đai 61

Hình 3.27: Cửa sổ giao diện tạo sổ mục kê 62

Hình 3.28: Cửa sổ giao diện tạo sổ cấp giấy chứng nhận 63

Hình 3.29: Cửa sổ giao diện tạo sổ địa chính 63

Hình 3.30: Cửa sổ giao diện tạo sổ biến động 64

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một quá trình rất quan trọng giúp sinh viên tiếp cậnmôi trường làm việc thực tế tại các đơn vị Qua đó có điều kiện so sánh, đánh giágiữa lý thuyết được học trong trường và thực tiễn với trọng tâm là kiến thức củangành học Và đó cũng là tài liệu giúp giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình họctập và kết quả thực tập của mỗi sinh viên

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tậntình của thầy, cô giáo trong bộ môn Địa Chính thuộc Khoa Trắc địa Bản đồ và Quản

lý đất đai - Đại học Mỏ - Địa Chất, các phòng, ban của nhà trường và địa phương đãtạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Tôi xin được gửilời cảm ơn sâu sắc tới:

Cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Yến – Giảng viên hướng dẫn 1, cùng TS TạTuyết Thái - người hướng dẫn 2, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, chỉ bảo tậntình trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thiện đồ án

Phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội chi nhánhhuyện Ứng Hòa và anh, chị trong các bộ phận khác thuộc văn phòng đã quan tâmgiúp đỡ, tin tưởng tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với công việc của quý cơ quantrong thời gian thực tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu, số liệu và triển khai đề tàiđược thuận lợi

Các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Địa Chính nói riêng và các thầy côtrường Đại học Mỏ - Địa Chất nói chung đã tận tình dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốtquãng thời gian học tập tại trường

Nội dung đồ án sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mongnhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô cùng các bạn

Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy cô giáo tại Đại học Mỏ - Địa Chất, cácanh chị tại Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Ứng Hòa, gia đình,bạn bè luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Sinh viên Nguyễn Thị Hà

Trang 8

Đồ án tốt

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai chính là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một trong bốn yếu tốđầu vào của nền sản xuất xã hội Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thaythế trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địabàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa xã hội và anninh quốc phòng Do đó, việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nàynhằm đem lại lợi ích cho con người và cho toàn xã hội là điều hết sức quan trọng vàcần thiết

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ côngnghệ thông tin hiện nay, một số phần mềm đã được đưa vào sử dụng trong các cơquan Quản lý đất đai như MicroStation, Famis, MapInfo, VILIS, ArcGIS Trong đó,VILIS là một phần mềm để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính, đây

là phần mềm hữu ích, cho phép cập nhật thông tin đăng ký về quyền sử dụng đất,thông tin về các loại sổ gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai,

sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng các quy định, thông tư của BộTài nguyên Môi trường Bên cạnh đó nó còn giúp tăng cường năng lực quản lý Nhànước, cung cấp cho người dân về thông tin đất đai một cách nhanh nhất, đáp ứngnhu cầu về quản lý đất đai và cải cách hành chính Nhờ đó mà việc xây dựng vàquản lý thông tin đất phục vụ công tác địa chính trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn, cácthông tin đất đai và liên quan đến đất đai được quản lý chặt chẽ hơn góp phần thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Xã Liên Bạt là một xã thuộc địa phận huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nộihiện nay đã ứng dụng phần mềm VILIS vào công tác quản lý đất đai theo dự ánVLAP và đã, đang và trong quá trình hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu

Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Bộ môn Địa chínhthuộc Khoa Trắc địa Bản đồ và Quản lý đất đai, trường Đại học Mỏ - Địa Chất,dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Kim Yến, cùng TS.Tạ Tuyết Thái, tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm VILIS quản lý hồ sơ địa chính xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”.

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thànhphố Hà Nội

- Ứng dụng phần mềm VILIS phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính

xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các dữ liệu địa chính có liên quan đến việc ứng dụng phần mềmVILIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã Liên Bạt, huyện ỨngHòa, thành phố Hà Nội bao gồm:

3.2 Nội dung nghiên cứu

(1) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội:

- Điều kiện tự nhiên:

+Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa mạo

+ Khí hậu, thủy văn

+ Tài nguyên thiên nhiên

- Kinh tế - Xã hội:

+ Tình hình phát triển kinh tế

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Trang 10

- Tình hình quản lý đất đai: Hiện trạng sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(2) Tình hình quản lý và sử dụng đất đai, biến động đất đai tại địa phương:

- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

- Hiện trạng sử dụng đất

- Biến động sử dụng đất qua các thời kỳ

(3) Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:

- Thu thập dữ liệu:

+ Thu thập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng

+ Thu thập các sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động và sổ cấp giấy chứng nhận

+ Thu thập các tài liệu khác có liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Liên Bạt

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian: Sử dụng các dữ liệu từ bản đồ đã thu

thập để xây dựng, chỉnh lý, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính: Loại đất, mục đích sử dụng đất, diện

tích, chủ sử dụng…

(4) Ứng dụng phần mềm VILIS phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính:

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Biến động sử dụng đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Tra cứu tìm kiếm thông tin

- Lập hồ sơ địa chính

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập các số liệu, tài liệu về:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

- Tình hình quản lý và sử dụng đất, biến động đất đai của địa phương

- Các loại bản đồ

- Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai

Trang 11

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm VILIS

- Sử dụng phần mềm GIS2VILIS để chuyển đổi dữ liệu từ FAMIS sang VILIS và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu

- Thực hiện lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính qua phần mềm VILIS, đưa ra các văn bản về hồ sơ địa chính và thửa đất

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

- Đây là cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học và hiểubiết của bản thân vào thực tiễn Đồng thời có cơ hội nâng cao hiểu biết về dữ liệu,

hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai

- Nâng cao kỹ năng sử dụng và tích hợp phần mềm tin học ứng dụng

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

1.1.1 Nhà nước thống nhất về quản lý đất đai

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Vì vậykhông thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chungthành tài sản riêng của mình được Chỉ có Nhà nước, chủ thể duy nhất đại diện hợppháp của toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đấtđai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý

chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng Vấn đề này được quy định tại Điều 18, Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước quản lý toàn bộ quỹ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả” và được cụ thể tại Điều 5, Luật Đất đai 2003 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, “Nhà

nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai”, “Nhà nước thực hiện quyền điềutiết các nguồn lợi thông qua các chính sách tài chính về đất đai”

1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung

Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sựđặc biệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tàisản dân sự đặc biệt Vì vậy, khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyềnnăng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sửdụng đất đai, quyền định đoạt đất đai Các quyền năng này được Nhà nước thựchiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai.Nhà nước không trực tiếp thực hiện quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơquan Nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụngđất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước

Hoạt động trên thực tế cả các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiệnquyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú đa dạng, bao gồm 15 nội dung đã

quy định ở Điều 22, Luật Đất đai 2013 như sau:

1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổchức thực hiện văn bản đó

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

Trang 13

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất vàbản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất.

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm phục vụ quản lýnhà nước đối với việc sử dụng đất

+ Sổ theo dõi biến động đất đai

Ngoài ra còn có tài liệu hình thành trong quá trình đăng ký biến động đất đai,

Trang 14

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

- Nguyên tắc của việc lập hồ sơ địa chính:

+ Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.+ Việc lập, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự,thủ tục hành chính quy định tại nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm

2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

+ Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải đảm bảo tính thống nhất nội dungthông tin thửa đất với Giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất

1.2.1 Bản đồ địa chính (BĐĐC)

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện các thửađất và các yếu tố địa lý có liên quan Được đo vẽ với tỷ lệ lớn thống nhất trên toànquốc theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền xác nhận Được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày cànghiện đại

- Đảm bảo cung cấp thông tin không gian đất đai phục vụ cho công tác quản

đất

- Thường xuyên được cập nhật

- Là tài liệu cơ bản của bộ hồ sơ địa chính, mang tính phục vụ quản lý chặtchẽ đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất

- Có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia

- Nội dung thể hiện của bản đồ địa chính:

+ Thông tin về thửa đất: vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

+ Thông tin về hệ thống thủy văn: sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hệ thống thủylợi gồm công trình dẫn nước, đê, đập, cống

+ Thông tin về đường giao thông: đường bộ, đường sắt, cầu

+ Đất chưa sử dụng có ranh giới khép kín trên bản đồ

+ Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quyhoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh vàcác ghi chú thuyết minh

+ Trường hợp thửa đất quá nhỏ hoặc cần xác định rõ ranh giới thửa đất thì

Trang 15

lập hồ sơ thửa đất kèm theo bản đồ địa chính để thể hiện chính xác hơn về ranh giớithửa đất, hình dạng, kích thước, chiều dài cạnh thửa, toạ độ đỉnh thửa, diện tíchchiếm đất của tài sản gắn liền với đất, địa giới hành chính, chỉ giới quy hoạch, ranhgiới bảo vệ hành lang an toàn công trình.

1.2.2 Sổ địa chính

Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi vềchủ sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đấtcủa người đó Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụngđất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng chủ sử dụng đất

Nội dung sổ địa chính bao gồm:

- Người sử dụng đất gồm tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân,

hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổchức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

- Các thửa đất mà người sử dụng sử dụng gồm mã thửa, diện tích, hình thức

sử dụng đất (sử dụng riêng, sử dụng chung), mục đích sử dụng, thời gian sử dụng,nguồn gốc sử dụng, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

- Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền vớiđất (nhà ở, công trình kiến trúc, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưathực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử dụngđất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có quyếtđịnh thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy hoạchhạn chế đất xây dựng)

- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm nhữngthay đổi về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.2.3 Sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê đất đai là sổ ghi thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không

có ranh giới khép kín trên bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sửdụng đất Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất,phục vụ thống kê và kiểm kê đất đai

Nội dung sổ mục kê đất đai:

Trang 16

- Thửa đất gồm số thứ tự thửa, tên người sử dụng hoặc người được giao đất

để quản lý, diện tích, mục đích sử dụng và những ghi chú về thửa đất (khi thửa đấtthay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích…)

- Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa hoặc có hành lang bảo

vệ an toàn như giao thông, hệ thống thuỷ lợi (dẫn nước phục vụ cấp nước, thoátnước, tưới nước, tiêu nước, đê, đập) Công trình khác theo tuyến, sông ngòi, kênh,rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến, khu vực đất đai chưa sử dụngkhông có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng, diện tích trên tờ bản đồ,trường hợp đối tượng không có tên phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đođạc lập bản đồ địa chính

1.2.4 Sổ theo dõi biến động đất đai

Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp thay đổitrong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước, hình dạng thửa đất, người sử dụng, mụcđích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm: Tên và địa chỉ người đăng kýbiến động, thời điểm đăng ký biến động, thứ tự thửa có biến động, nội dung biếnđộng sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng,

về chế độ sử dụng đất về quyền của người sử dụng, về giấy chứng nhận quyền sửdụng đất)

1.2.5 Sổ cấp giấy chứng nhận

Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất (sổ cấp Giấy chứng nhận) được lập để theo dõi, quản lý việccấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất

Nội dung sổ cấp giấy chứng nhận:

- Tên và địa chỉ người được cấp Giấy chứng nhận (GCN)

- Số phát hành GCN: mã và số thứ tự phát hành in ở góc dưới bên phải trang

1 của Giấy chứng nhận

- Ngày ký Giấy chứng nhận

- Ngày giao GCN: ngày tháng năm giao Giấy chứng nhận cho người đượccấp GCN hoặc đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả

Trang 17

- Họ tên và chữ ký của người nhận GCN: người nhận GCN là đại diện cơquan nhận hồ sơ và trả kết quả hoặc người đại diện tổ chức ký, ghi rõ họ tên vàchức danh của người ký.

- Ghi chú

1.3 Quy định về việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính

Căn cứ theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT – Thông tư quy định về Hồ

sơ địa chính đã quy định về việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính như sau:

1.3.1 Hồ sơ địa chính dạng số

* Khái niệm: Hồ sơ địa chính dạng số là hệ thống thông tin được lập trênmáy vi tính chứa toàn bộ thông tin về nội dung của hồ sơ địa chính (được gọi tắt là

hệ thống thông tin đất đai)

* Hệ thống thông tin đất đai phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau:

- Chỉnh lý, cập nhật được nội dung thông tin của bản đồ, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;

- Từ hệ thống thông tin đất đai trên máy tính in ra được các tài liệu:

+ Bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động

+ Trích lục hoặc trích đo, trích sao hồ sơ địa chính của thửa hoặc nhóm thửa liền kề

+ Giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 2013

- Tra cứu theo mã thửa đất, tên người sử dụng đất trong vùng dữ liệu sổ vàtìm được thửa đất trong vùng dữ liệu bản đồ địa chính Từ mã thửa đất trong vùng

dữ liệu bản đồ địa chính tìm được thửa đất và người sử dụng đất trong vùng dữ liệu

sổ mục kê đất đai, sổ địa chính

- Tìm được đầy đủ các thông tin về thửa và người sử dụng đất

- Dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

- Khuyến khích các địa phương chủ động đầu tư để chuyển hồ sơ địa chính trên giấy sang dạng số

1.3.2 Trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính dạng số

Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở chịu trách nhiệm:

Trang 18

- Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính dạng số.

- Cung cấp hồ sơ địa chính dạng số thay thế bản sao hồ sơ địa chính trên giấycho Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã

để thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương

1.3.3.Điều kiện lập hồ sơ địa chính dạng số thay thế cho hồ sơ địa chính trên giấy

- Có đủ máy tính (phần cứng, phần mềm), các thiết bị ngoại vi cần thiết đápứng yêu cầu lập, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

- Có cán bộ chuyên môn đủ năng lực để sử dụng thành thạo máy tính và phầnmềm về hệ thống thông tin đất đai

1.3.4 Yêu cầu đối với phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu đất đai

- Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữliệu địa chính

- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địachính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai và chỉ dongười được phân công thực hiện; đảm bảo việc phân cấp chặt chẽ đối với quyềntruy nhập thông tin trong cơ sở dữ liệu

- Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu

- Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biếnđộng về sử dụng đất trong lịch sử

- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đấtđai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từngthửa đất; trích sao Sổ địa chính Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từngchủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ

- Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu khác,phần mềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam

1.3.5 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính

- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn

- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện đúng trình tự, thủ tục hànhchính theo quy định

- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải đảm bảo tính thống nhất

1.4 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai

Sự tăng trưởng về dân số, các loại hình sử dụng đất làm cho công tác quản lý

Trang 19

đất đai ngày càng phức tạp về tính chất và khối lượng dữ liệu Nhưng thực tế côngtác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu (về đo đạc bản đồ, HSĐC,chuyển BĐĐC về bản đồ số, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh ).

Trước đây, công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn do điều kiện kỹ thuậttin học, máy móc, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, kinh phí và cán bộ chuyên tráchcòn thiếu cho nên công việc này triển khai theo công nghệ cổ truyền, tức là quản lýbằng sổ sách, bằng bản đồ giấy… Do đó dẫn đến nhiều nhược điểm như: BĐĐC vàHSĐC không thống nhất, cập nhật chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn, lưu trữ

hồ sơ phức tạp, tìm kiếm thông tin khó khăn, tốn nhiều thời gian

Hiện nay khối lượng thông tin và dữ liệu thông tin đất đai vô cùng lớn, cầnđảm bảo độ chính xác cao, truy cập nhanh chóng Do vậy tin học hoá công tác quản

lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai hiệnnay Cơ sở dữ liệu đất đai được nhà nước xem là một dữ liệu chính của quốc gia, dovậy việc áp dụng tin học vào quản lý thông tin đất đai là hết sức cần thiết và cấpbách, để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho các cấp quản lý từ trung ương đếnđịa phương

1.4.1 Ở một số nước trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýđất đai và đã đạt được những thành công Tại những quốc gia này công nghệ thôngtin đã giúp cho việc quản lý đất đai trở nên dễ dàng, nhanh chóng và người dân cóthể biết được những thông tin khi cần thiết

Trên thế giới, khả năng thiết lập các hệ thống thông tin của các quốc gia dựavào công nghệ riêng của mỗi quốc gia nên rất đa dạng, phong phú mang những đặctrưng riêng cho từng quốc gia Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thốngthông tin đất đai riêng và đều thành công trên những hệ thống đó như: Hệ thốngGIS của Cannada, Đức, hệ LMIS của Hàn Quốc, LDBS của Thụy Điển, hệINFOCAM của hãng Wild Thuỵ Sỹ

1.4.1.1 Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý đất đai LMIS (LandManage Information System) vào năm 1998 Mục đích của LMIS là cung cấp thôngtin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách

Trang 20

quy hoạch đất đai Cơ sở dữ liệu của LMIS bao gồm một lượng lớn dữ liệu không gian như các bản đồ địa hình, hồ sơ địa chính và vùng sử dụng đất.

Trong các trường hợp trước đây, có nhiều phòng ban tại một địa phương tựquản lý và đưa ra các thông tin sở hữu và đất đai trùng lặp hoặc tương tự như nhau,điều này dẫn đến sự không thống nhất của thông tin Với một lượng lớn đất đaiđược giao cho mỗi địa phương, việc quản lý và kiểm soát chúng nảy sinh nhiều vấn

đề bất cập, điều này đã dẫn đến quyết định phát triển một phương thức chia sẻ dữliệu và thông tin trong quản lý đất đai cho các khu vực tư nhân và công cộng

Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằmkhắc phục những vấn đề trên Dự án đầu tiên được đảm nhiệm bởi LMIS đã giảiquyết được các vấn đề Khi các mảnh bản đồ độc lập được số hoá vào trong cơ sở

dữ liệu, thỉnh thoảng các đường biên của các mảnh bản đồ gần kề không trùng khớpvới nhau Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy nguồn được mở rộng, thu nhỏ lại, bịmòn theo thời gian hoặc do những người không có chuyên môn thực hiện việc sốhoá dữ liệu Thêm vào đó, một vài đối tượng trên các bản đồ không được sắp xếpmột cách thích hợp Điều này xảy ra bởi các bản đồ địa hình, địa chính và sử dụngđất được tạo ra theo các tham chiếu không gian khác nhau

Ngoài ra, các bản đồ khu vực sử dụng đất đều dựa trên các bản đồ sai Cácbản đồ giấy đã được vẽ theo nhiều tỷ lệ khác nhau và mối quan hệ giữa các các khuvực sử dụng đất cũng không được định rõ

1.4.1.2 Thụy Điển

Tại Thụy Điển đất đai được quản lý trong cơ sở dữ liệu của Ngân hàng dữliệu đất đai LDBS (Land Data Bank System), LDBS do Cục Quản lý đất đai Quốcgia quản lý LDBS được bắt đầu triển khai năm 1970 và hoàn thành vào năm 1995.LDBS là một thành công lớn của Thụy Điển trong việc Tin học hoá hành chínhtrong lĩnh vực quản lý đất đai

Việc khai thác LDBS đã cho phép giảm một số lượng lớn nhân lực trong việcquản lý hồ sơ đăng ký bất động sản và mang lại lợi ích lớn cho các tổ chức, doanhnghiệp và công dân có nhu cầu sử dụng dữ liệu liên quan đến đất đai

LDBS lưu trữ và cung cấp các thông tin liên quan đến từng đơn vị bất độngsản như: vị trí, địa chỉ, toạ độ, các công trình xây dựng trên đất; diện tích thửa đất;

Trang 21

tên, địa chỉ, số đăng ký công dân của chủ sở hữu đất và các thông tin liên quan đến nguồn gốc đất; sơ đồ các công trình xây dựng và các quy định liên quan.

LDBS là một hệ thống trực tuyến xây dựng trên cơ sở hệ thống máy tínhtrung tâm do cục điều tra quốc gia quản lý, vận hành Có khoảng 4000 cơ quan và25.000 máy tính kết nối với LDBS Ngoài ra LDBS còn cung cấp các sản phẩm khác như các tài liệu biên tập và bản đồ chuyên đề

1.4.2 Ở Việt Nam

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để thu thập, lưu trữ, xử lý, tích hợp vàcung cấp dữ liệu đất đai ở dạng số đã được bắt đầu từ những năm 1990 khi côngnghệ đo đạc chuyển từ công nghệ Analog, với các máy đo quang cơ sang công nghệ

số (digital) với việc ứng dụng công nghệ GPS và toàn đạc điện tử, ảnh hàng không

và ảnh viễn thám dạng số

Để bảo đảm việc tích hợp dữ liệu đồ họa về thửa đất với dữ liệu thuộc tính vềchủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất các nhà nghiên cứu, quản lý và sản xuất tạiTrung ương và địa phương đã kế thừa thành tựu của các hãng phần mềm lớn trênthế giới cho ra đời hàng loạt phần mềm nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính số như: FAMIS & CaDDB, CICAD& CIDATA, CILIS, PLIS

và sau này là ELIS, VILIS, eKLIS, VNLIS

Trong những năm đầu của Thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

số đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích đáng, như Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu

hồ sơ địa chính số tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang,Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được triển khai ởcấp Trung ương Các dự án điển hình là xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai từnăm 2000 đến năm 2010 (Sản phẩm phần mềm của dự án này đã được sử dụng trênphạm vi toàn quốc với 3 lần chỉnh sửa phù hợp với hệ thống mẫu biểu thống kê.Đến thời điểm kiểm kê đất đai 2010, toàn bộ các địa phương đã sử dụng phần mềmTK05 để nhập, tổng hợp cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai nộp về Bộ), dự án xây dựng

hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng hệ thống ELIS, dự án xâydựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác

Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số nước ta cũng đã nhận

Trang 22

được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như Chương trình CPLAR

và Chương trình SEMLA của Thụy Điển, Chương trình nâng cấp đô thị do Hiệp hộicác đô thị Việt Nam và Hiệp hội đô thị Canada thực hiện Một giải pháp đồng bộcho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được đề cập trong Dự án VLAP doNgân hàng thế giới tài trợ với tổng kinh phí (cả vốn vay và vốn đối ứng) lên tới 100triệu USD Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu đất đai hiện tại mới chỉ là cơ sở dữ liệu địachính cơ bản

Nhìn chung những kết quả đạt được là đáng khích lệ và đáp ứng được nhữngđòi hỏi cấp bách của các địa phương trong công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địachính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắnliền với đất, góp phần không nhỏ trong việc bình ổn xã hội, làm tăng thu cho ngânsách thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai Tuy nhiên, cở dữliệu đất đai hiện nay mới chỉ giới hạn phục vụ trong ngành tài nguyên môi trường làchủ yếu và cũng chủ yếu do ngành tài nguyên và môi trường xây dựng

1.5 Tổng quan một số phần mềm sử dụng trong nghiên cứu

2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng

sử dụng đất, thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướng dẫnlập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành.Phần mềm này là một trong các Modules của hệ thống thông tin đất đai (LIS) đangđược phát triển Phần mềm được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Cơ sở dữ liệuVisual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access 2003

* Phần mềm gồm 02 hệ thống chính

- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính

- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai

Trang 23

Các hệ thống được xây dựng với chức năng giải quyết hết các vấn đề trongcông tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấpquản lý.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng địa phương, các chức năng và giao diệncủa hệ thống sẽ được sửa chữa và cập nhật cho phù hợp với hoạt động quản lý và sửdụng đất đai tại địa phương

Phần mềm VILIS tạo ra một môi trường làm việc mới và hiện đại cho cácmặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đấtđai phục vụ nhu cầu toàn xã hội

1.5.2 Phần mềm MicroStation SE

Theo Tổng cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên Môi Trường),MicroStation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ hoạ rấtmạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ.Microstation cần được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec,IrasB, MSFC, Mrfclean, Mrflag chạy trên nó

Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nềnảnh (Raster), sửa chửa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

Microstation còn cung cấp các công cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ liệu đồ hoạ

từ các phần mềm khác từ các file (*.dxf), (*.dwg) sang dạng (*.dgn)

Với ngôn ngữ phát triển MDL (MicroStation Development Language),MicroStation còn cung cấp cho những nhà phát triển phần mềm và người sử dụngcác công cụ mềm dẻo trong việc mở rộng các chức năng của GIS

Trong MicroStation, mô hình dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có tổ chức vàcấu trúc chặt chẽ Các thành phần cơ bản bao gồm các file bản đồ và các bảng cơ sở

dữ liệu

Bản đồ trong MicroStation SE là các file đồ hoạ, chứa các đối tượng bản đồđược số hoá cùng các tham số đồ hoạ định nghĩa theo đối tượng Các file đồ hoạDGN được lưu trữ với phần mở rộng là dgn mô tả vị trí không gian của các đốitượng

Mỗi đối tượng địa lý là một phần tử của file DGN có ít nhất một thuộc tính liên kết với bảng dữ liệu thuộc tính được người sử dụng định nghĩa cho đối tượng

Trang 24

File DGN lưu trữ dữ liệu theo cấu trúc không gian xác định Khi lưu trữ đối tượng,ngoài các thông tin chung như chỉ số lớp, kiểu đối tượng, … mỗi kiểu đối tượng còn

có cấu trúc mô tả riêng

Các loại đối tượng đồ hoạ trong file DGN được sử dụng để mô tả các đốitượng bản đồ bao gồm: Đường thẳng (Line); đường gấp khúc (Line, Line String);đường cong (Curve); các điểm ký hiệu (Cell); chữ mô tả (Text, Text Node); vùng(Shape, Complex Shape); thuộc tính phi không gian (Attribute)

1.5.3 Phần mềm FAMIS

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phần mềm thích hợp đo vẽ và lập bản

đồ địa chính FAMIS (Field Work and Cadastral Mapping Intergraph Software) làphần mềm thành lập và quản lý bản đồ số địa chính Famis có khả năng thực hiệncác công đoạn từ xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh sản phẩmBĐĐC Nó liên kết với cơ sở dữ liệu HSĐC để dùng chung một dữ liệu thống nhất

Phần mềm FAMIS là phần mềm chuẩn được sử dụng trong ngành địa chính,nhằm mục đích tiến tới chuẩn hóa hệ thống thông tin đo đạc bản đồ và tài nguyênđất Mọi hệ thống bản đồ và HSĐC đã được lập theo các hệ thống phần mềm kháccần phải được chuẩn hoá theo hệ thống phần mềm này để quản lý thống nhất từtrung ương đến các địa phương Nguyên lý sử dụng phần mềm FAMIS: các dữ liệuđầu vào tuân theo các dạng file chuẩn mà phần mềm có thể liên kết Cơ sở dữ liệutrị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ được FAMIS quản lý theo file chuẩn (Seed file) Filebản đồ được định dạng (*.dgn), nó chứa đựng dữ liệu không gian nằm trong hệ quychiếu, kinh tuyến trung ương và hệ toạ độ trắc địa quốc gia Quản lý cơ sở dữ liệu

dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu dữ liệu bản đồ là Foxpro nó được lưu dưới dạng file(*.dbf) thuộc dạng dữ liệu phi không gian

Trang 25

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM VILIS

2.1 Chức năng của phần mềm VILIS

VILIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, cung cấp đầy đủnhững công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của côngtác quản lý đất đai VILIS là một phần mềm bao gồm nhiều phần, mỗi phần bao gồmcác chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Phần quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: BĐĐC, HSĐC, bản đồ trực ảnh, bản vẽ

- Phần hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai

- Phần quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai

- Các phần của VILIS đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn

đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới

ở các cấp quản lý VILIS liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy địnhmới trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay

2.2 Cài đặt phần mềm VILIS

2.2.1 Cài đặt Microsoft SQL Server 2005

- Bước 1: Chạy file Setup trong bộ cài SQL server

Trang 26

- Bước 2: Kiểm tra thông tin cài đặt

- Bước 3: Đặt tên CSDL (chú ý không được trùng với tên CSDL đã có trong

máy) Chọn và đặt tên:

Đánh dấu check vào , tiếp tục thực hiện

Trang 27

Chọn nhập mật khẩu cơ sở dữliệu.

Bấm Next để tiếp tục cài đặt Sau khi chương trình cài đặt xong tất cả là Setup finished, Bấm Next để tiếp tục và bấm Finish để kết thúc quá trình cài đặt

2.2.2 Cài đặt ArcSDE

- Bước 1: Chạy file Setup trong bộ cài ArcSDE.

Đánh dấu vào Bấm Next để tiến hành cài đặt

Trang 28

- Bước 2: Nhập tên và mật khẩu của ArcSDE

Lưu ý: Tên của chính là tên được đặt khi cài đặt hệ quản trị CSDL SQL server Mật khẩu SDE chính là mật khẩu khi cài SQL server

- Bước 3: Đăng ký License

Bấm Browse… và chọn đến đường dẫn đển License trong bộ cài

Trang 29

Cài đặt thành công ấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt.

2.2.3 Cài đặt ArcGIS Engine Runtime 9.3

- Bước 1: Tiến hành Setup chương trình ArcGIS Engine Runtime 9

- Bước 2: Sau khi Setup xong chương trình, tiến hành đăng ký License:

Start => ArcGIS => Software Authorization

Xuất hiện giao diện Software Authorization Wizard:

+ Chọn trong Registration

Trang 30

+ Chọn Browse… đến thư mục chứa file License => Next => Finish để hoàn thành đăng ký License cho ArcGIS Engine Runtime.

2.2.4 Cài đặt thiết lập Vilis Server

- Bước 1: Tiến hành setup phần mềm Vilis Server.

- Bước 2: Lựa chọn thư mục chứa chương trình cài đặt.

- Bước 3: Sau khi chương trình được cài đặt xong ấn Close để kết thúc quá

trình cài đặt

Trang 31

2.2.5 Cài đặt Vilis Enterprise

Mở thư mục Vilis enterprise,

Sau đó nhấn Next cho đến khi cài đặt xong

2.2.6 Cài đặt GIS2VILIS

Mở thư mục GIS2VILIS,

Sau đó nhấn Next cho đến khi cài đặt xong

Trang 32

2.2.7 Thiết lập thông số để đăng nhập ViLIS

- Bước 1: Tạo thư mục chứa file cơ sở dữ liệu LIS

Copy folder Template từ C:\Program Files (x86)\ViLIS20\Enterprise sang C:\Program Files (x86)\ViLIS20\Server.

Copy các file có trong C:\Program Files (x86)\ViLIS20\Enterprise\Styles sang C:\Program Files (x86)\ArcGIS\Styles.

- Bước 2: Thiết lập quản trị cơ sở dữ liệu

Điền các thông số vào rồi kết nối

Trang 33

Chọn Khởi tạo cơ sở dữ liệu, chọn đường dẫn đến thư mục LIS tạo ở bước 1

- Bước 3: Thiết lập quản trị người dùng

Chọn thiết lập

Sau đó điền thông số vào các tab và chọn Ghi

Trang 34

Sau đó đăng nhập vào ViLIS 2.0 Enterprise với tên đăng nhập và mật khẩu là admin

Sau khi đăng nhập, tại mục xã truy cập => chọn Thêm => chọn xã mà mình

làm việc

Trang 35

Tại các mục nhóm quyền sử dụng và chức năng thiết lập.Sau đó chọn Ghi( trên thanh công cụ để cập nhật).

Trang 36

- Bước 4: Thiết lập các tùy chọn khác (Vilis Enterprise => Thiết lập => Các tùy

chọn khác)

Thiết lập như hình trên rồi chọn Ghi Xong bước này là có thể đăng nhập vào được Vilis

- Bước 5: Thiết lập cho Gis2vilis

+ Gis2vilis => Quản lý => Kết nối CSDL SDE

+ Thiết lập các thông số

+ Kết nối cơ sở dữ liệu LIS

Trang 37

+ Điền các thông số

Sau đó chọn chấp nhận ở từng cửa sổ Thiết lập thành công sẽ có thông báo

2.2.8 Update Database

Chuẩn bị 2 thư mục: 01.UpdateDatabase và 02.NangCapCSDL

- Bước 1: Khởi động SQL sever và đăng nhập vào Mở file Update.

Trang 38

- Bước 2: Mở thư mục 01.UpdateDatabase trước:

File Update 1 gồm 14 file, ta load cả 14 file lên và chạy từng file theo thứ tự Cứ mỗi file Update ta chọn execute ( chú ý execute theo thứ tự đánh số của file)

- Bước 3: Tiếp tục với file Update 2: 02.NangCapCSDL

Load tất cả các file lên: Chạy các file có số ở đầu theo thứ tự, các file còn lại thì chạy bất kì cho đến hết

2.3 Các lỗi thường gặp khi cài đặt và sử dụng Vilis

2.3.1 Lỗi khi cài đặt ViLIS

Lỗi “There were no valid features found in the selected file”.

Lỗi này không load được bộ cài (do đường dẫn quá dài - để bộ cài quá sâu hoặc do đặt

Trang 39

tên thư mục tiếng Việt có dấu).

* Cách khắc phục: rút ngắn đường dẫn (copy bộ cài ra ngoài ổ đĩa) hoặc đổi tên

folder lưu bộ cài thành tiếng Việt không dấu và cài đặt bình thường

2.3.2 Lỗi sử dụng ViLIS

2.3.2.1 Lỗi gặp phải trong quá trình kết nối CSDL

Access to the path “C:\ProgramFile\ViLIS20\Enterprise\Templete\ \Config” is denied

* Cách khắc phục:

- Cách 1: Copy cả thư mục ViLIS 20 sang ổ khác (không phải ổ cài win)

- Cách 2: Thiết lập quyền truy cập vào thư mục: “C\ProgramFile\

ViLIS20\Enterprise\Templete” là Full Control và Allow Hoặc Set Full

admin cho ổ C để quá trình sử dụng ViLIS tự tạo thư mục

2.3.2.2 Lỗi bản đồ không hiển thị màu

* Cách khắc phục:

Copy 3 file trong đường dẫn C\ProgramFiles\ViLIS20\Enterprise\Styles Bao gồm 3

file sau: 1 ĐiaChinhServerStyle

2 ESRI-CAD.ServerStyle

3 HSKT.ServerStyle

Coppy 3 file trên vào thư mục chứa đường dẫn C\ProgramFiles\ArcGIS\Styles.

Cuối cùng mở VILIS Enterprise lên và sử dụng bình thường

2.3.2.3 Lỗi không hiển thị bản đồ trong ViLIS

* Cách khắc phục:

Vào Start, tìm kiếm và chọn Run:

.Chọn OK, chọn ArcSde Service và chỉnh từ Stop thành Start.

Trang 40

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS VÀO QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA

CHÍNH XÃ LIÊN BẠT

3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Liên Bạt

Xã Liên Bạt là một trong 29 xã, thị trấn của huyện Ứng Hòa, là một trongnhững đầu mối về văn hóa, khoa học và là một đầu mối giao thông quan trọng củahuyện Ứng Hòa nói riêng và của Thành phố Hà Nội nói chung Xã có vị trí địa lýnhư sau:

- Phía Tây Bắc giáp xã Quảng Phú Cầu và xã Trường Thịnh cùng huyện

- Phía Đông Nam giáp xã Trường Thịnh và thị trấn Vân Đình cùng huyện

- Phía Đông Bắc giáp xã Phương Tú và huyện Phú Xuyên

- Phía Tây Nam giáp thị trấn Vân Đình cùng huyện

Vị trí của xã có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hướng nông nghiệp hàng hóa – Tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ thương mại

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Là một xã đồng bằng nằm ven sông Đáy nên địa hình không đồng nhất, ruộng

có nhiều cánh cao thấp Địa hình dốc từ Bắc xuống Nam, chênh cao lớn nhất tới2m Vì vậy để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá cần phải cải tạo hệ thống giaothông - thuỷ lợi

Ngày đăng: 27/01/2024, 03:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w