1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Tìm hiểu công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình” trên địa bàn huyện Bình Lục.

89 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục
Tác giả Nguyễn Duy Quyền
Trường học Trường Đại học Mỏ Địa
Chuyên ngành Địa chính
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 243,63 KB

Nội dung

Thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, GPMB là khâu then chốt, quan trọng, bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để triển khai các dự án; có thể nói: GPMB nhanh là khâu quyết định sự thành công của dự án. Bồi thường GPMB là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác động tới mọi vấn đề an sinh trong đời sống của cộng đồng dân cư; liên quan đến trật tự an ninh, an toàn xã hội và sự phát triển ổn định, bền vững của quốc gia; ảnh hưởng trực tiếp đến Nhà nước, chủ đầu tư, đặc biệt là đối với người dân có đất bị thu hồi. Ngày nay, vấn đề GPMB trở nên đau đầu hơn bao giờ hết. Bởi hiện nay Nhà nước đã ban hành chính sách đền bù theo thỏa thuận. Trong khi đó sự biến động của thị trường bất động sản và tâm lý, nhu cầu của người dân đã làm cho vấn đề này càng trở nên phức tạp. Cho nên bài toán bồi thường GPMB là bài toán vô cùng gian nan và nhức nhối với toàn hệ thống chính trị. Đặc biệt là các doanh nghiệp theo đuổi những dự án lớn mà mặt bằng cần giải phóng lại có quá nhiều hộ dân. Do đó, có nhiều dự án mất hàng năm trời vẫn không giải phóng xong mặt bằng, do bị kéo dài nhiều năm nên làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công công trình, gây thiệt hại cho Nhà nước; khiến các dự án của nhiều doanh nghiệp trở nên bất khả thi và thậm chí phá sản. Hà Nam, là một tỉnh có cửa ngõ phía nam tiến vào thủ đô Hà Nôi do vậy vấn đề phát triển đẩy mạnh CNH HĐH càng rõ nét hơn. Theo số liệu thống kê năm 2015, tỉnh Hà Nam có 85.200 ha diện tích đất tự nhiên và 811.126 nhân khẩu, có 01 thành phố trực thuộc và 05 huyện; có 116 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 11 phường và 98 xã. Do đó nhu cầu sử dụng đất để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa của tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tăng. Huyện Bình Lục là một huyện của tỉnh Hà Nam, giáp với tỉnh Nam Định, có một vị trí sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong quá trình CNH –HĐH, nhu cầu cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng. Việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của huyện Bình Lục nói riêng và tỉnh nói chung; tuy nhiên cũng như các địa phương khác thuộc tỉnh và cả nước, bồi thường, GPMB cũng đang là vấn đề “nóng” trong công tác quản lý đất đai của huyện Bình Lục; số tiền bồi thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của dự án, ngân sách đầu tư của địa phương, trong khi các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, mà chủ yếu là bồi thường khi thu hồi đất (chiếm đến 70% tổng số vụ việc khiếu tố trên địa bàn huyện) đang tiếp tục tăng về số lượng và tính chất, mức độ phức tạp; tác động xấu đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình” trên địa bàn huyện Bình Lục.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5

1 1 Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .5

1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 5

1.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 6

1.1.3 Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 7

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam 8

1.2.1 Bồi thường, hỗ trợ 9

1.2.2 Tái định cư 11

1.3 Thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GPMB CỦA DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ NỐI ĐƯỜNG CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG VỚI ĐƯỜNG CAO TỐC CẦU GIẼ -NINH BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LỤC 15

2.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Bình Lục 15

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 15

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bình Lục 16

2.2 Khái quát công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Lục .18

2.3 Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng của dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục 21

2.3.1 Khái quát dự án 21

2.3.2 Căn cứ pháp lý của dự án 21

2.3.3 Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng cho dự án 24

2.3.4 Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án 27

2.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư .30

2.4.1 Kết quả đạt được 30

2.4.2 Những vướng mắc, hạn chế trong quá trình giải phóng mặt bằng của dự án 33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN 36

Trang 2

3.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường hỗ trợ và tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất .36

3.2 Đổi mới tuyên tuyền, tích cực phố biến giáo dục chính sách, pháp luật đất đai .37

3.3 Chính sách đền bù, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi 38

3.4 Vấn đề đào tạo và chuyển đổi ngành nghề 39

3.5 Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, phẩm chất của cán bộ trong công tác giải phóng mặt bằng .40

3.6 Công khai minh bạch các vấn đề về chính sách hỗ trợ, phương án bồi thường liên quan đến dự án phục vụ cho công tác giải phòng mặt bằng .41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

1 Kết luận 43

2.Kiến nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 1 48

PHỤ LỤC 2 73

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tớicác thầy, cô trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội nói chung và các thầy, côtrong Khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai, Bộ môn Địa chính nói riêng

đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quýbáu trong suốt thời gian qua

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Đặng Hoàng Nga là ngườitận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ

án tốt nghiệp

Trong thời gian học tập và được các thầy, cô chỉ bảo, em đã khôngnhững tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làmviệc, thái độ nghiên cứu đề tài nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cầnthiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này

Xin chân thành cảm ơn Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyệnBình Lục, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện cho em tài liệu và những ý kiến đónggóp quý báu để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Duy Quyền

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA

12 BTHT&TĐC Bồi thường hỗ trợ và tái định cư

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 1

Bảng 2.2 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 2

Bảng 2.3 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 3

Bảng 2.4 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 4

Bảng 2.5 Tổng hợp điều tra đánh giá ý kiến của các hộ dân bị thu hồi

Bảng 2.6 Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bốkhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá do Nhà nước thống nhất quản lý.Đất đai là nguồn tài nguyên tiềm năng, nguồn lực cơ bản để phát triển đấtnước, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Đất đai là một hàng hóa đặc biệt vìnhững tính chất của nó như cố định về vị trí, giới hạn về không gian, vô hạn vềthời gian sử dụng và trong quá trình sử dụng nếu sử dụng đất đai một cách hợp

lý thì giá trị của đất không những không mất đi mà còn tăng lên

Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc bồi thường đấtđai, GPMB, tái định cư là công việc mà Nhà nước phải giải quyết một cáchhợp lý để có thể vừa đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân vừa đảm bảophát triển kinh tế - chính trị- xã hội

Trong quá trình CNH –HĐH đất nước, việc chuyển đổi mục đích sửdụng đất, đặc biệt là chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang quỹ đấtphi nông nghiệp thuộc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,thương mại dịch vụ và du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

là tất yếu, diễn ra thường xuyên ở các địa phương trong cả nước

Thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, GPMB là khâu then chốt, quan trọng,bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để triển khai các dựán; có thể nói: GPMB nhanh là khâu quyết định sự thành công của dự án

Bồi thường GPMB là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác độngtới mọi vấn đề an sinh trong đời sống của cộng đồng dân cư; liên quan đếntrật tự an ninh, an toàn xã hội và sự phát triển ổn định, bền vững của quốc gia;ảnh hưởng trực tiếp đến Nhà nước, chủ đầu tư, đặc biệt là đối với người dân

có đất bị thu hồi

Ngày nay, vấn đề GPMB trở nên đau đầu hơn bao giờ hết Bởi hiện nayNhà nước đã ban hành chính sách đền bù theo thỏa thuận Trong khi đó sự

Trang 7

biến động của thị trường bất động sản và tâm lý, nhu cầu của người dân đãlàm cho vấn đề này càng trở nên phức tạp Cho nên bài toán bồi thườngGPMB là bài toán vô cùng gian nan và nhức nhối với toàn hệ thống chính trị.Đặc biệt là các doanh nghiệp theo đuổi những dự án lớn mà mặt bằng cần giảiphóng lại có quá nhiều hộ dân Do đó, có nhiều dự án mất hàng năm trời vẫnkhông giải phóng xong mặt bằng, do bị kéo dài nhiều năm nên làm ảnh hưởngđến tiến độ và thời gian thi công công trình, gây thiệt hại cho Nhà nước; khiếncác dự án của nhiều doanh nghiệp trở nên bất khả thi và thậm chí phá sản.

Hà Nam, là một tỉnh có cửa ngõ phía nam tiến vào thủ đô Hà Nôi dovậy vấn đề phát triển đẩy mạnh CNH- HĐH càng rõ nét hơn Theo số liệuthống kê năm 2015, tỉnh Hà Nam có 85.200 ha diện tích đất tự nhiên và811.126 nhân khẩu, có 01 thành phố trực thuộc và 05 huyện; có 116 đơn vịhành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 11 phường và 98 xã Do đó nhu cầu sửdụng đất để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóacủa tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tăng

Huyện Bình Lục là một huyện của tỉnh Hà Nam, giáp với tỉnh NamĐịnh, có một vị trí sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hộicủa tỉnh Trong quá trình CNH –HĐH, nhu cầu cho phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng giatăng Việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đã góp phần quan trọngtrong sự phát triển của huyện Bình Lục nói riêng và tỉnh nói chung; tuy nhiêncũng như các địa phương khác thuộc tỉnh và cả nước, bồi thường, GPMBcũng đang là vấn đề “nóng” trong công tác quản lý đất đai của huyện BìnhLục; số tiền bồi thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của dự án, ngânsách đầu tư của địa phương, trong khi các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai,

mà chủ yếu là bồi thường khi thu hồi đất (chiếm đến 70% tổng số vụ việckhiếu tố trên địa bàn huyện) đang tiếp tục tăng về số lượng và tính chất, mức

độ phức tạp; tác động xấu đến an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội ở địaphương

Trang 8

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Tìm hiểu công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường bộ nối đường caotốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình” trên địa bànhuyện Bình Lục

Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự

án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốcCầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục

- Tìm hiểu giá đất quy định trên địa bàn huyện Bình Lục, giá bồithường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Dự án tuyến đường bộ nối đường caotốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bànhuyện

- Tìm hiểu, điều tra, đánh giá việc GPMB, thu hồi đất Dự án tuyếnđường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình trên địa bàn huyện từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm trong việcthực hiện chính sách Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp cho công tác quản

lý và sử dụng đất của Nhà nước ngày càng hiệu quả

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác Bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Dự án tuyến đường bộnối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - NinhBình trên địa bàn huyện

Yêu cầu

- Tìm hiểu chính sách của Nhà nước về Bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Hiểu và nắm vững các chính sách Bồi thường, hỗ trợ và tái định cưcũng như những văn bản pháp lý có liên quan đến công tác GPMB

- Các số liệu, tài liệu điều tra phải phản ánh đúng tình hình thực hiệnchính sách Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thựchiện Dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đườngcao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện

Trang 9

- Các số liệu phải có độ chính xác và được phân tích, đánh giá một cáchkhách quan.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu: Thu thập tài liệu, cácvăn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở dự án Thu thập đặc điểm chungcủa khu vực nghiên cứu, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, vềtình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Bình Lục

- Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu tình hình thực tế của Dự ántuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốcCầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục

- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu.Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong khi thực hiện công tác giải phóngmặt bằng từ đó thống kê, tổng hợp theo từng mục đích cụ thể

*Kết cấu đồ án

Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đính kèm vàkết luận, kiến nghị nội dung của đồ án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về công tác GPMB

Chương 2: Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường bộnối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - NinhBình trên địa bàn huyện Bình Lục

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác GPMBcủa dự án

Kết luận và kiến nghị

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG

MẶT BẰNG

1 1 Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất, Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thu hồi đất

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất từngười được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sửdụng đất vi phạm pháp luật về đất đai

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người

có đất để thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển

Tái định cư

Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinhsống và làm ăn Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khiNhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển

Trang 11

đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao trên diệntích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy hoạchđược phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định cư.

- Hộ gia đình, cá nhân được thanh toán tiền để tự lựa chọn việc mua,thuê, thuê mua nhà ở thương mại trên địa bàn làm nhà ở tái định cư hoặc đượcNhà nước giao đất ở để tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch được phê duyệt

1.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Để thực hiện dự án theo đúng tiến độ thì trước hết các chủ đầu tư cầnphải GPMB; đó là công việc trọng tâm, hết sức quan trọng, nhưng phức tạp,tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của

GPMB là một quá trình tổ chức thực hiện các công việc có liên quanđến di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cưtrên phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xâydựng một công trình mới trên đó Công tác GPMB được thực hiện từ khi thànhlập Hội đồng GPMB quận, huyện của dự án cho đến khi bàn giao mặt bằng chochủ đầu tư

Ngày nay, việc GPMB ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngàycàng có giá trị và khan hiếm GPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân,tập thể và của cả cộng đồng dân cư trên một địa bàn nhất định với những đặcđiểm chủ yếu như sau:

+ Khu vực nông thôn (mật độ dân cư thấp hơn, hoạt động sản xuất chủ

Trang 12

yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp, mứcsống và trình độ dân cư thấp);

Tính đa dạng của đối tượng GPMB dẫn đến quá trình thực hiện côngtác bồi thường, hỗ trợ GPMB có những đặc điểm khó khăn, phức tạp khácnhau, đòi hỏi việc thực hiện GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũngđược tiến hành với những đặc điểm riêng biệt đối với từng địa phương

Tính phức tạp

Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuấtnông nghiệp mà đất đại lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độsản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đótâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đấtcòn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê; tìnhhình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia dichuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết

để đảm bảo đời sống dân cư sau này

Ở khu vực đô thị, việc thu hồi đất, bồi thường GPMB liên quan đến đất

ở lại càng phức tạp hơn do đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp vớiđời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyểnchỗ ở; nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, tình trạng lấn chiếm, xây dựng nhàtrái phép chưa được xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giáphương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn;

Tình trạng chung thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũngnhư chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu

Sự tồn tại 2 cơ chế giá với sự chênh lệch lớn giữa giá đất Nhà nước vớigiá đất thị trường làm cho việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường khôngđược sự đồng thuận của những người dân

1.1.3 Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Các nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu thu hồiđất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), ngân hàng Châu Á (ADB) đã rút

Trang 13

ra rằng việc bồi thường đất đai và giải phóng mặt bằng phải đảm bảo cácnguyên tắc sau:

- Tuân thủ pháp luật và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ được tiếnhành;

- Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan

- Gắn với việc tái định cư, ổn định đời sống và việc làm cho người cóđất bị thu hồi

- Phải được thực hiện công khai, dân chủ với sự tham gia của cộngđồng Phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tuyên truyền, giáodục, tư vấn thuyết phục để người dân tự giác thực hiện là quan trọng

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam

Hiến pháp năm 1992 ra đời đã công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất(QSDĐ) của các tổ chức, cá nhân và quyền sở hữu cá nhân về tài sản và sảnxuất Điều 17 Hiến pháp quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời…đều thuộc sở hữu toàn dân” Tại điều 18, Hiến pháp quy định về quản lý củaNhà nước đối với đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo việc sử dụngđúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời quy định việc giao đất cho các tổchức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và có trách nhiện, nghĩa vụ của ngườiđược Nhà nước giao QSDĐ (Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồithường khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển QSDĐ do Nhànước giao theo quy định của pháp luật) Tại điều 23, Hiến pháp quy định:

“Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa, trong trườnghợp thật cần thiết vì lý do An ninh – Quốc phòng, lợi ích quốc gia mà Nhànước trưng mua hay trưng dụng, có bồi thường tài sản của cá nhân hay tổchức theo thời giá thị trường

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, kế thừa có chọn lọc Luật Đất đai năm

1988, Luật đất đai năm 1993 ra đời với những đổi mới quan trọng, đặc biệt

Trang 14

với nội dung thu hồi đất phục vụ lợi ích cộng đồng và bồi thường khi Nhànước thu hồi đất Luật đất đai năm 1993 đã thể chế hóa các quy định của Hiếnpháp năm 1992 về đất đai thông qua việc giao đất, chế độ quản lý, sử dụngcác loại đất, quản lý việc sử dụng đất hợp lý, xác định thời hạn giao đất, chothuê đất, thẩm quyền thu hồi và giao, cho thuê đất; hạn mức sử dụng các loạiđất và quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân sử dụng đất.Luật quy định rõ hơn về quyền của người được giao đất gồm có quyền chuyểnđổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp Đồng thời, Chính phủ quyđịnh khu giá đất cho từng loại đất, từng vùng theo thời gian.

Luật đất đai 2003 có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu mới đặt ratrong tiến trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nước,hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Luật đất đai 2003 quy định thêm về chếtài áp dụng, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, quyđịnh cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong quản lý đất đai,trình tự, thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất Việc thu hồi đất để sửdụng và mục đích phát triển kinh tế là một quy định mới của Luật đất đai

2003 Bổ sung trường hợp thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thựchiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặctiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án Quyđịnh thêm về việc thu hồi đất đối với các trường hợp đất bị lấn chiếm

1.2.1 Bồi thường, hỗ trợ

Về vấn đề Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồiđược quy định tại điều 42: “Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thườngbằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồithường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại thời điểm cóquyết định thu hồi”

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đã sửađổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gở những hạn chế, bất cập củaLuật Đất đai năm 2003, đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trang 15

trong Nghị quyết số 19/NQ-TW đi vào cuộc sống.

Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyêntắc bồi thường thiệt hại về tài sản thành 02 Điều riêng biệt (Điều 74 và Điều88) Trong đó quy định rõ nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồithường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất để các bộ,ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất hoạt động

Luật quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đấtkhi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế

xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nướcthu hồi đất Luật đã bổ sung bồi thường đối với trường hợp sử dụng đất trảtiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo bình đẳng giữangười sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gianthuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất (vì những đối tượng này

có cùng nghĩa vụ tài chính với nhau) Mặt khác, bổ sung bồi thường đối vớitrường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải

là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điềukiện để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp Đây

là một tiến bộ mới vì trước đây đối với các trường hợp đất do cơ sở tôn giáođang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sảnxuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở từ thiện, không phải là đất do Nhànước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháphoặc khai hoang trước ngày 01/7/2004 thì không được bồi thường, hỗ trợ điềunày gây vướng mắc trong quá trình thực hiện

Cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lạiđược quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm đất ở, đất nông nghiệp, đấtphi nông nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối tượng sử dụng đất.Đặc biệt, việc xác định mức bồi thường cho người có đất thu hồi đối với đất

sử dụng có thời hạn không chỉ căn cứ vào loại đất, đối tượng sử dụng mà còn

Trang 16

phải căn cứ thời hạn sử dụng đất còn lại của người sử dụng đất đối với loạiđất đó.

Bổ sung thêm các trường hợp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các

dự án đặc biệt như: Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đedọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởihiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người

Bổ sung làm rõ hơn một số quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồiđất Cụ thể bổ sung nguyên tắc hỗ trợ như: "Người sử dụng đất khi Nhà nướcthu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn đượcNhà nước xem xét hỗ trợ; việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng,kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật." Quy định cụ thể hơn về

hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cánhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp màkhông có đất nông nghiệp để bồi thường Trường hợp người được hỗ trợ đàotạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầuđược đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗtrợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinhdoanh khoản 1 Điều 84)

1.2.2 Tái định cư

Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể hơn về tái định cư nhằm khắcphục tình trạng các địa phương chưa lập khu tái định cư đã thực hiện thu hồiđất ở, thậm chí có những dự án người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ởnhiều năm mà vẫn chưa bố trí vào khu tái định cư Cụ thể, UBND cấp tỉnh,cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khithu hồi đất Khu tái định cư tập trung phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ,bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục,tập quán của từng vùng, miền Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khihoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư (Điều 85)

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người

Trang 17

bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở, cụ thể người có đất thu hồi được bốtrí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc cóđiều kiện bố trí tái định cư Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồisớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ởtái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Trường hợp người có đấtthu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để muamột suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua mộtsuất tái định cư tối thiểu (Điều 86)

1.3 Thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay

Trên thực tế, quỹ đất dành cho công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi GPMB của các địa phương không giống nhau, các địa phương quỹ đấtcông ích còn lại không đáp ứng được yêu cầu bồi thường bằng đất và lập khutái định cư Mặt khác, số lượng các căn hộ cần di chuyển lớn, có những hộdiện tích đất thu hồi lớn nên việc bồi thường diện tích đất có cùng giá trị là rấtkhó Hầu hết địa điểm khu tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư khônghoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của người bị thu hồi đất như cách xa trung tâm,không thể kinh doanh, buôn bán… Thực tế cho thấy chính sách bồi thườngchưa thật công bằng giữa các loại đất với nhau, giữa hộ gia đình với nhau vàgiữa 2 địa phương liền kề Trong khi đó giá bồi thường về đất luôn là chủ đềnóng bỏng do mức bồi thường có sự chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượngthực tế tại địa phương, tạo cho người bị thu hồi đất cảm thấy bị thiệt thòi, gâycản trở, chống đối dẫn đến không hợp tác, không bàn giao mặt bằng đúng kếhoạch gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án

* Chính sách hỗ trợ

Một số địa phương chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng đào tạoviệc làm cho các hộ dân thuộc diện chính sách, mặc dù số hộ được hưởngchính sách rất cao

Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị

Trang 18

thu hồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo trình độ vàtay nghề để làm việc tại các nhà máy.

Tình trạng không có việc làm ở khu vực có dự án ngày càng cao, nhất

là đối với các dự án chiếm dụng đất nông nghiệp có quy mô lớn Vì vậy, sự didân tự do vào các thành phố lớn ngày càng nhiều gây hậu quả lâu dài về mặt

xã hội, nên phải có biện pháp giải quyết kịp thời

* Diện tích đất bồi thường, giá đất bồi thường

Bồi thường đất nông nghiệp theo phân hạng đất hiện nay đã quá lạchậu, không còn phù hợp, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc xác định giá bồithường mà còn làm thất thu thuế nông nghiệp của Nhà nước

Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng cứ pháp lý quan trọngtrong việc xác định điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất,nhưng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương cònchậm trễ đã gây không ít khó khăn cho công tác thu hồi đất thực hiện GPMB

Hiện nay, những quy định về tính hợp pháp của thửa đất đang đượcđiều chỉnh theo xu hướng giảm dần các căn cứ pháp lý Vì vậy, để giải phóngmặt bằng kịp tiến độ ở nhiều địa phương đã phải thừa nhận và thỏa thuận bồithường cho các trường hợp không có đủ căn cứ pháp lý về quyền sử dụng đất

Công tác định giá đất ở các địa phương hiện nay chủ yếu dựa vàokhung giá đất quy định của Chính phủ hàng năm, tùy vào giá mỗi loại đất,mỗi khu vực, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà ban hànhkhung giá đất ở các địa phương không giống nhau Tuy nhiên thực tại mứcgiá đều thấp hơn nhiều lần so với giá thực tế

* Bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi

Đây không phải là vấn đề rào cản lớn đối với công tác Bồi thường, hỗtrợ và tái định cư Trên cơ sở chính sách Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư củaNhà nước cách xác định phương án bồi thường tài sản gắn liền với đất của cácđịa phương được người dân chấp thuận Có nhiều dự án bồi thường cho một

số công trình, cây cối, hoa màu cao hơn giá thị trường

Trang 19

* Tái định cư và sơ sở hạ tầng khu tái định cư

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước

đã tiến hành thu hồi đất, GPMB phục vụ cho các dự án Tuy nhiên vấn đề bồithường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những đối tượng bị thu hồi đất ởnhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy: Việc xây dựng các khu táiđịnh cư của các dự án rất bị động, thiếu đồng bộ Tồn tại lớn nhất là cơ sở hạtầng khu tái định cư không được đầu tư theo quy định hoặc đầu tư nửa vời.Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã banhành quyết định thu hồi đất ở Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồithường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư Có nhiều dự án thuhồi đất ở của người dân vốn là những nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

do đó việc bố trí họ lên những tòa nhà tái định cư cao tầng thật sự không hợp

lý, gây nhiều khó khăn trong việc hoạt động sản xuất, tập quán sinh hoạt

Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cưchung cho các dự án trên cùng một địa bàn, một số khu tái định cư đã được lậpnhưng không đảm bảo điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khutái định cư còn khá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tạikhu tái định cư Đây là một vấn đề lớn có ý nghĩa quan trọng trong công tácBồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước vàcác cấp chính quyền

* Trình độ hiểu biết pháp luật về đất đai và bồi thường giải phóng mặt bằng

Công tác phổ biến pháp luật đất đai và chính sách bồi thường GPMB vàtái định cư của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thuhồi đất tại các địa phương tính theo mặt bằng chung, đạt tỷ lệ không cao.Phần lớn người dân rất quan tâm đến chính sách bồi thường GPMB Công táctuyên truyền ở các địa phương còn thiếu sót, trình độ hiểu biết pháp luật đấtđai và bồi thường GPMB của người dân còn nhiều hạn chế

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GPMB CỦA DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ NỐI ĐƯỜNG CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG VỚI ĐƯỜNG CAO TỐC CẦU GIẼ - NINH BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN BÌNH LỤC 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Bình Lục

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Phía Tây giáp huyện Thanh Liêm

Phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Nam Định

Thị trấn Bình Mỹ là trung tâm huyện lỵ, có quốc lộ 21A và tuyếnđường sắt Bắc Nam chạy qua, cách thành phố Phủ Lý 12 km và cách thànhphố Hà Nội 67 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Nam Định 21 km vềphía Đông Nam Với lợi thế về địa lý cùng hệ thống giao thông phát triển kháhoàn chỉnh gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy nên huyện Bình Lục cóthuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội với cáchuyện trong tỉnh, tỉnh bạn và các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực

b Điều kiện tự nhiên

- Địa hình địa mạo: Bình Lục có địa hình trũng nhất so với các huyệntrong tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng, cốt đất trung bình từ 1 đến 1,5 mcao dần về khu vực ven sông Châu Giang, thấp dần về phía nội đồng và cónhiều vùng lòng chảo

- Khí hậu: Bình Lục có khí hậu đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm 4 mùa:

Trang 21

Xuân, Hạ, Thu, Đông

+ Nhiệt độ trung bình năm 23-24º C

+ Lượng mưa trung bình cả năm từ 1.800 – 2.000 mm Mưa tập trungvào các tháng 7,8,9 với gần 80% tổng lượng mưa trong năm

+ Độ ẩm không khí trung bình cả năm dao động từ 83-85%

+Số giờ nắng trung bình năm 1.200 – 1.600 giờ, thuận lợi cho việcphát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm

- Thủy văn: Bình Lục có hệ thống sông ngòi tương đối dày với 2 consông lớn là sông Châu Giang và sông Sắt

- Tài nguyên đất: Đất đai trong vùng chủ yếu được hình thành do quátrình bồi lắng phù sa sông Hồng và sông Châu Giang, hàm lượng các chấtdinh dưỡng ở mức trung bình khá

- Tài nguyên nước:

+Nguồn nước mặt chủ yếu được lấy từ sông Châu Giang, các sôngnhánh và nước mưa được lưu giữ trong các bể chứa gia đình, ao hồ, kênhmương Về mùa khô nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, có khả năngcung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

+Nguồn nước ngầm của huyện tương đối phong phú, có ở độ sâu 6-8mvào mùa khô và 4-5m vào mùa mưa Hàm lượng sắt trong nước ngầm khá caonên trước khi sử dụng cần qua xử lý làm sạch

- Khoáng sản: Là huyện nghèo khoáng sản, theo các tài liệu điều trakhảo sát từ trước tới nay mới chỉ tìm thấy mỏ sét bồi ở lòng sông Châu Giangnhưng trữ lượng ít, khó khai thác

- Tài nguyên nhân văn: Bình Lục được hình thành sớm trong vùngđồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi phát hiện thấy trống đồng Ngọc Lũ –một trong những trống đồng cổ nhất của văn hóa Đông Sơn

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bình Lục

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2010-2015 là 11,8% Giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt 13,1 triệu đồng, tăng

Trang 22

284,5% so với năm 2010

Cơ cấu kinh tế: + Nông nghiệp 40%

+ Công nghiệp – Xây dựng 28%

+ Thương mại – dịch vụ 32%

a Ngành nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp giành thắng lợi khá toàn diện, cơ cấu mùa vụ , cơcấu giống cây trồng có bước chuyển đổi tích cực, nâng cao năng suất; tổngsản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 106,7 nghìn tấn/năm

Theo đề án của UBND tỉnh về phát triển mô hình sản xuất đa canh lúa –

cá – cây toàn huyện đã thực hiện dồn đổi hơn 400 ha đất trũng trồng lúa kémhiệu quả sang sản xuất đa canh, xây dựng được 200 trang trại, 1 khu nuôi trồngthủy sản tập trung quy mô 93 ha tại xã Mỹ Thọ nâng cao hiệu quả sản xuất

b Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ

Giá trị sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 248 tỷđồng, bình quân 5 năm đạt 214 tỷ đồng/năm Thương mại dịch vụ ngày càngphát triển, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sốngnhân dân

mô hình tưới tiêu bằng động lực từ 6 trạm bơm vùng Bắc Nam Hà Đồng thời

hệ thống kênh mương thủy lợi cũng được quan tâm, đầu tư xây dựng đến nay

cơ bản đã khép kín

d Giáo dục

Toàn huyện có 73 trường ở 4 bậc học, 1 trung tâm giáo dục thườngxuyên hướng nghiệp dạy nghề Chất lượng giáo dục có bước phát triển tích

Trang 23

cực, giữ vũng là đơn vị tiên tiến xuất sắc của tỉnh.

e Y tế, chăm sóc sức khỏe

Các chương trình quốc gia về y tế, dân số và các mục tiêu, chỉ tiêu đề

ra được thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả Chất lượng khám chữa bệnh tại bệnhviện đa khoa huyện, trạm y tế từng bước được nâng nên

f Văn hóa, thể thao

Ngành văn hóa thể thao trong những năm gần đây có sự chuyển biếnmạnh mẽ theo hướng tăng cường xã hội hóa, đổi mới và nâng cao chất lượngcác loại hình hoạt động, khôi phục, giữ gìn phát huy những giá trị tốt đẹp, đẩymạnh phòng chống tệ nạn xã hội làm cho đời sống nhân dân ngày một phongphú, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp

2.2 Khái quát công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Lục.

Kết quả 5 năm gần nhất về hoạt động của các dự án trên địa bàn (thời gian

từ năm 2012 đến năm 2016) số dự án được triển khai trên 30 dự án, như sau:

- Số phương án phê duyệt: 112 phương án

- Số dự án hoàn thành: trên 30 dự án;

- Số hộ dân liên quan: trên 1.050 hộ

- Đã bàn giao mặt bằng sạch cho các Chủ đầu tư để thi công: trên 55,77 ha;

- Số tiền chi trả: trên 97,61 tỷ đồng;

- Số căn hộ tái định cư đã bố trí: 15 căn;

- Số văn bản trả lời đơn thư kiến nghị theo chỉ đạo của UBND huyện:

1215 văn bản/1215 đơn

Cụ thể:

Năm 2012

- Kết quả thực hiện công tác GPMB, giải quyết đơn thư:

- UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt: 21 phương án

- Bố trí tái định cư: 0 căn

- Số tiền đã chi trả: 20,5 tỷ đồng

- Diện tích đất thu hồi: 12,4 ha

Trang 24

- Công tác GPMB thu đất ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi gia đình, đếntừng người dân trong chỉ giới thu hồi đất nên trong năm 2012, UBND huyệnnhận được 190 đơn thư Đến nay đã có văn bản trả lời 170 đơn đạt 89% còn

20 đơn đang được tiếp tục giải quyết

Năm 2013

- Kết quả thực hiện công tác GPMB, giải quyết đơn thư:

- UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt: 16 phương án

- Bố trí tái định cư: 0 căn

- Số tiền đã chi trả: 8,98 tỷ đồng

- Diện tích đất thu hồi: 5,56 ha

- Công tác GPMB thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi gia đình, cánhân trong chỉ giới thu hồi đất nên trong năm 2013, UBND huyện nhận được

89 đơn thư Đến nay, đã có văn bản trả lời 84 đơn đạt 94,3% còn 04 đơn đangtiếp tục giải quyết

Năm 2014

- Kết quả thực hiện công tác GPMB, giải quyết đơn thư

- UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt: 22 phương án

- Bố trí tái định cư: 0 căn

- Công tác tuyên truyền vận động: 15 buổi tuyên truyền vận động đếncác hộ dân

- Công tác lập hồ sơ cưỡng chế: 02 hộ (UBND huyện đã ra quyết địnhcưỡng chế 02 hộ trong đó có 02 hộ không hợp tác, 01 hộ hợp tác đã nhận tiềnphương án, xong không bàn giao mặt bằng)

- Số tiền đã chi trả: 15,6 tỷ đồng

- Diện tích đất thu hồi: 8,21 ha

- Công tác GPMB thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi gia đình,đến từng người dân trong chỉ giới thu hồi đất nên trong năm 2014, UBND

Trang 25

huyện nhận được 115 đơn thư Đến nay, đã có văn bản trả lời 109 đơn đạt94% còn 06 đơn đang tiếp tục giải quyết Còn một số nội dung vượt thẩmquyền UBND huyện đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Tất cả cácđơn gửi về UBND huyện đều là đơn dân nguyện, kiến nghị chủ yếu về chínhsách Bồi thường hỗ trợ và Tái định cư và không có đơn tố cáo đối với các cán

bộ thực hiện dự án cũng như các cơ quan chức năng có liên quan đến công tácGPMB

Năm 2015

- Kết quả thực hiện công tác GPMB, giải quyét đơn thư

- UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt: 24 phương án

- Số tiền chi trả: 29,33 tỷ đồng

- Diện tích thu hồi đất: 18,23 ha

- Số căn hộ bố trí tái định cư: 0 căn hộ

- Ban bồi thường GPMB nhận được 130 đơn do UBND huyện chuyển,đến nay đã trả lời được 115 đơn chiếm 88% Còn lại 15 đơn đang được tiếptục trả lời Tất cả các đơn gửi về Ban bồi thường GPMB đều là đơn dânnguyện không có đơn tố cáo trong việc thực hiện nhiệm vụ GPMB

Năm 2016

- Kết quả thực hiện công tác GPMB, giải quyết đơn thư UBND huyệnban hành quyết định phê duyệt: 29 phương án

- Số tiền chi trả: 23,2 tỷ đồng

- Diện tich đất thu hồi: 11,37 ha

- Số căn hộ bố trí tái định cư: 15 căn hộ

- UBND huyện nhận được 126 đơn dân nguyện, đã giao cho ban bồithường GPMB huyện trả lời xong 95 đơn đạt tỷ lệ 75%, còn lại 31 đơn đangtiếp tục trả lời Tất cả số đơn trên đều là đơn dân nguyện không có đơn tố cáotrong việc thực hiện nhiệm vụ GPMB

Trang 26

2.3 Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng của dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục

2.3.1 Khái quát dự án

2.3.1.1 Tên dự án

Dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vớiđường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

2.3.1.2 Quy mô của dự án

- Dự án có tổng diện tích khoảng 1.964.000 m² Diện tích thu hồi trênđịa bàn huyện Bình Lục là: 66.922 m²

- Tổng mức đầu tư của dự án: 5.559.872.000.000 đồng

2.3.1.3 Mục đích và thời gian của dự án

- Đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốcCầu Giẽ - Ninh Bình có điểm đầu tuyến tiếp nối với nút giao liên thông giữaQL39 với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Km20+250 thuộc dự án đườngcao tốc Hà Nội – Hải Phòng ), xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh HưngYên Điểm cuối tuyến tiếp nối với nút giao Liêm Tuyền(Km230+727 thuộc

dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), xã Liêm Tuyền, huyện ThanhLiêm, tỉnh Hà Nam Sau khi hoàn thành dự án sẽ giúp phát triển kinh tế 2 tỉnh

Hà Nam và Hưng Yên, thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,giảm lượng phương tiện giao thông đường bộ đi vào trung tâm Hà Nội, qua

đó giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông

- Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2011-2015

2.3.2 Căn cứ pháp lý của dự án

- Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003

- Luật đất đai số 45/2013/QH ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việcquy định chi tiết một số điều của Luật đất đai

Trang 27

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việcquy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tàinguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi nhà nước thu hồi đất

- Quyết định số 2826/QĐ-BGTVT ngày 01/10/2009 của Bộ trưởng BộGiao thông vận tải về việc cho phép lập dự án đầu tư tuyến đường bộ nốiđường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Quyết định số 3209/QĐ-BGTVT ngày 03/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải về việc lập khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án tuyến đường bộ nốiđường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh

Hà Nam về việc ban hành quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh

Hà Nam về việc ban hành quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sửdụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam

- Quyết định số 49/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh

Hà Nam về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhànước thu hồi đất

- Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của UBND tỉnh HàNam về việc bổ sung một số nội dung quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 38/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam

- Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 của UBND tỉnh HàNam về việc phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ đề thực hiện bồi thường, hỗtrợ giai đoạn giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trênđịa bàn tỉnh Hà Nam từ ngày 01/7/2016 đến ngày 31/12/2016

Trang 28

- Văn bản số 1348/TTg-KTN ngày 108/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc chỉ định thầu dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – HảiPhòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Văn bản số 709/TTg-KTN ngày 24/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc đầu tư dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòngvới đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Văn bản số 5798/VPCP-KTN ngày 24/08/2010 của Văn phòng Chínhphủ về việc tổ chức thực hiện Dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc HàNội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Quyết định số 302/QĐ-BGTVT ngày 20/02/2011 của Bộ trưởng BộGiao thông vận tải về việc phê duyệt dự án: Xây dựng tuyến đường bộ nốiđường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thôngvận tải về việc phê duyệt điều chỉnh dự án xây dựng tuyến đường bộ nốiđường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 17/06/2015 của UBND huyệnBình Lục về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự ánxây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đườngcao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục (giai đoạn 1)

- Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 16/07/2015 của UBND huyệnBình Lục về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự ánxây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đườngcao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục (giai đoạn 2)

- Quyết định số 4626/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND huyệnBình Lục về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự ánxây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đườngcao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục (giai đoạn 3)

- Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 17/06/2016 của UBND huyệnBình Lục về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khu đất tái định cư

Trang 29

cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đườngcao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địabàn huyện Bình Lục (giai đoạn 4).

- Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 19/05/2015 của UBND tỉnh HàNam về việc phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện công tác bồi thường GPMB

04 dự án trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2015

- Quyết định số 1245/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh HàNam về việc phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện bồi thường GPMB thựchiện dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòngvới đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục

- Thông báo số 60a/TB-UBND ngày 25/9/2014 của UBND huyện BìnhLục về việc điều chỉnh thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án: Xây dựng tuyếnđường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lục

- Công văn số 1320/UBND-GTXD ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh HàNam về việc cắm mốc GPMB dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc HàNội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

2.3.3 Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng cho dự án

2.3.3.1 Bồi thường

a Về đất

Giá bồi thường đất nông nghiệp của các hộ tư nhân được tính theo giáđất nông nghiệp tại Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 19/05/2015 củaUBND tỉnh Hà Nam, cụ thể:

- Đối với đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sảnlà: 50.000đ/m² đất bị thu hồi

- Đối với đất trồng cây lâu năm là: 60.000 đồng /m²

Giá đất ở của cá hộ tư nhân được tính theo Quyết định số UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:

- Giá đất của các hộ thuộc khu vực 2, vị trí 1 là: 583.000 đồng /m²

Trang 30

- Giá đất của các hộ thuộc khu vực 3, vị trí 2 là: 352.000 đồng /m².

b Về cây cối, hoa màu

Tính bồi thường theo đơn giá tại Quyết định số 49/2014/QĐ-UBNDngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành đơn giá bồithường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất

Áp dụng theo ý 2, điều 4, mục I, phần II Quyết định UBND ngày 30/9/2015: “Nhà, vật kiến trúc không được phép xây dựng màxâydựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thườngtheo quy định tại Điều 75 của Luật đất đai 2013, tại thời điểm xây dựng chưa

42/2015/QĐ-có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoặc xây dựng phù hợp với quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã cắmmốc nhưng được UBND xã xác nhận không có văn bản xử lý ngăn chặn củacác cấp có thẩm quyền mức hộ trợ bằng 60% mức bồi thường

+ Phần đá Granito tính theo báo giá của Công ty mỹ nghệ Thành Chungngày 02/10/2015, đơn giá là: 166.000 đồng /m²

d Bồi thường chi phí di chuyển

+ Áp dụng theo Khoản 1, Điều 12, Quyết định số 38/2014/QĐ-UBNDtỉnh Hà Nam, các hộ di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh mức bồi thường là:10.000.000 đồng

+ Áp dụng theo Khoản 2 Điều 12, Quyết định số 38/2014/QĐ-UBNDtỉnh Hà Nam, các hộ không phải di chuyển nhưng nhà ở, công trình phục vụsinh hoạt gắn liến với đất của hộ gia đình, cá nhân phải tháo dỡ toàn bộ (xây

Trang 31

dựng nhà ở trên diện tích đất còn lại sau thu hồi) thì được bồi thường bằng50%, cụ thể:

b Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Áp dụng theo Khoản 1, Điều 17, Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày12/09/2014 của UBND tỉnh Hà Nam, cụ thể bằng 2 lần giá đất nông nghiệp cùng loại:

+ Đối với đất vườn tạp: 60.000 đồng x 2 = 120.000 đồng/m²

+ Đối với đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủysản: 50.000 đồng x 2 = 100.000 đồng/m²

c Hỗ trợ thuê nhà

Áp dụng theo điểm b, khoản 1, điều 20, Quyết định 38/QĐ-UBNDngày 12/09/2014 của UBND tỉnh Hà Nam, cụ thể mức hỗ trợ:

08 tháng x 1.500.000 đồng/tháng/hộ =12.000.000đ/hộ

d Hỗ trợ suất đầu tư hạ tầng

Áp dụng theo khoản 3, điều 15, Quyết định 38/QĐ-UBND ngày12/09/2014 của UBND tỉnh Hà Nam, cụ thể mức hỗ trợ:

+ Diện tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng diện tích suất tái định cưtối thiểu (60m²) thì được hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ

+ Diện tích thu hồi lớn hơn suất tái định cư tối thiểu (60m²) thì cứ 01m² diện tích đất ở bị thu hồi tăng thêm so với suất tái định cư tối thiểu được

hỗ trợ thêm 700.000 đồng/m² Tổng diện tích được hỗ trợ không quá diện tíchtheo hạn giao đất ở mới tối đa là 200 m²

Trang 32

2.3.4 Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án

2.3.4.1 Giai đoạn 1 (Tháng 6 năm 2015)

- Thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân là: 24.961 m² đất lúa (trong đó

có 1.639 m² đất lúa nhỏ lẻ ngoài mốc GPMB)

- Tổng số hộ bị ảnh hưởng là: 88 hộ

- Tổng giá trị bồi thường là: 4.451.574.780 đồng

- Áp dụng Quyết định 515/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh

Hà Nam về việc phê duyệt giá đất nông nghiệp để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 04 dự án trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2015

Bảng 2.1 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 1

- Tổng số hộ bị ảnh hưởng là: 115 hộ; trong đó có 112 hộ bị thu hồi đất

- Tổng giá trị bồi thường là: 6.218.178.366 đồng

-Áp dụng Quyết định 515/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh

Trang 33

Hà Nam về việc phê duyệt giá đất nông nghiệp để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 04 dự án trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2015

Bảng 2.2 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 2

Tổng giá trị bồi thường GPMB 6.218.178.366

(Nguồn: Hội đồng BTHT&TĐC huyện Bình Lục) 2.3.4.3 Giai đoạn 3 (Tháng 11 năm 2015)

Thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân là: 5.379 m² (Thu hồi nhỏ lẻ ngoàimốc GPMB là 67 m²)

Tổng giá trị bồi thường là: 4.882.874.483 đồng

Áp dụng Quyết định 515/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh

Hà Nam về việc phê duyệt giá đất nông nghiệp để thực hiện công tác bồithường giải phóng mặt bằng 04 dự án trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2015

Bảng 2.3 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 3

Trang 34

STT Danh mục bồi thường Thành tiền

Tổng giá trị bồi thường GPMB 4.882.874.483

(Nguồn: Hội đồng BTHT&TĐC huyện Bình Lục) 2.3.4.4 Giai đoạn 4 (Tháng 6 năm 2016)

Tổng diện tích thu hồi: 1.768 m²

- Tổng giá trị bồi thường là: 127.999.104 đồng

- Áp dụng Quyết định 515/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh

Hà Nam về việc phê duyệt giá đất nông nghiệp để thực hiện công tác bồithường giải phóng mặt bằng 04 dự án trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2015

Trang 35

Bảng 2.4 Giá trị bồi thường GPMB giai đoạn 4

Tổng giá trị bồi thường GPMB 127.999.10

(Nguồn: Hội đồng BTHT&TĐC huyện Bình Lục)

2.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

2.4.1 Kết quả đạt được

2.4.1.1 Về mặt tiến độ

- Giai đoạn 1: Tháng 11 năm 2012 UBND huyện Bình Lục ra Quyếtđịnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án Nhưngmột số hộ dân có đơn khiếu nại do có sai sót diện tích của họ liên quan đếnviệc đền bù, hỗ trợ nên việc đền bù hỗ trợ bị trì hoãn chờ thẩm tra xác minhlại diện tích Ngày 25/9/2014 UBND huyện Bình Lục có Thông báo số60a/TB-UBND về việc điều chỉnh thu hồi đất để GPMB dự án để tiếp tụcthực hiện phương án Tháng 6 năm 2015 Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư của dự án Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư giai đoạn 1 cho 88 hộ nhân dân

- Giai đoạn 2: Tháng 7 năm 2015 tiếp tục triển khai tiến hành phương

án bồi thường, hỗ trợ cho 115 hộ bị thu hồi đất

Trang 36

- Giai đoạn 3: Tháng 11 triển khai phương án hỗ trợ, bồi thường phầnđất ở của 15 hộ.

- Giai đoạn 4: Tháng 6 năm 2016 Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư của dự án triển khai việc thu hồi đất 03 hộ gia đình để GPMB khu đấtxây dựng khu tái định cư cho 15 có đất bị thu hồi

Tính đến thời điểm hiện nay phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất

để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – HảiPhòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang chuyển sang giai đoạnxây dựng khu nhà ở tái định cư cho 15 hộ nhân dân có đất ở bị thu hồi

Tiến độ thực hiện công tác GPMB của dự án còn chậm, thời gian dựkiến triển khai từ năm 2011-2015 nhưng đến nay mới triển khai sang giaiđoạn xây dựng khu nhà ở tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi, mộtphần thay đổi chính sách pháp luật về đất đai Do giá bồi thường của Nhànước chưa được sát với giá của thị trường và do ý thức của một số hộ nhândân chưa cao

2.4.1.2 Về đối tượng xác định được bồi thường

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB đã kiểm tra, rà soát và phân tích

hồ sơ chặt chẽ và đối chiếu với các quy định để xác định hộ nào thuộc đốitượng được bồi thường hỗ trợ, hộ nào không thuộc đối tượng được bồi thường

hỗ trợ

- Dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – HảiPhòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn huyện Bình Lụcthu hồi đất của 221 hộ gia đình, cá nhân 100% các hộ gia đình cá nhân đượctiền đền bù

2.4.1.3 Về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bảng 2.5 Tổng hợp điều tra đánh giá ý kiến của đại diện các hộ dân

Trang 37

có đất bị thu hồi phản ánh giá đất bị thu hồi còn thấp.

Sau khi nghe ý kiến giải thích về đơn giá bồi thường và hỗ trợ doUBND tỉnh Hà Nam quy định của Đại diện Ban GPMB huyện Bình Lục thì100% các hộ dân bị thu hồi đất và bị ảnh hưởng bởi dự án đều đồng ý nhất trí

và ủng hộ phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB của dự án

Bảng 2.6 Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB

5 Hỗ trợ đào tạo, chuyển đồi nghề và tìm kiếm việc làm 6.418.020.000

10 Chi phí bồi thường GPMB (2%) 307.463.269

Trang 38

STT Danh mục bồi thường Thành tiền (Đồng)

Tổng giá trị bồi thường GPMB 15.680.626.733

(Nguồn: Hội đồng BTHT&TĐC huyện Bình Lục)

Đến thời điểm hiện tại tất cả các hộ nhân dân đều đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và không có thắc mắc, khiếu nại gì

Về việc xây dựng khu tái định cư cho 15 hộ nhân dân đến nay mớiđược tiếp tục triển khai Tiến độ xây dựng khu tái định cư còn chậm trễ, mộtphần do các hộ dân ban đầu không đồng tình với phương án tái định cư đượcđưa ra, phần còn lại do chính quyền địa phương từ trước đến nay chỉ quen chitrả bằng tiền 1 lần cho nhân dân tự lo chỗ ở nên công tác triển khai tái định cưcho nhân dân còn lúng túng

2.4.2 Những vướng mắc, hạn chế trong quá trình giải phóng mặt bằng của dự án

2.4.2.1 Trong quá trình thực hiện bồi thường

Dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – HảiPhòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là dự án có khối lượng lớn,diện tích GPMB hình tuyến trải dài Để thực hiện GPMB dự án phải thực hiệntrong nhiều năm, chịu chi phối bởi các chính sách khác nhau mà xu hướngngày càng có lợi cho người dân nên dẫn đến việc chênh lệch giá bồi thường,lợi ích kinh tế giữa người chấp hành GPMB trước và người chấp hành sau

Bên cạnh đó, các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa sátvới thực tế Giá bồi thường thiệt hại về đất chưa sát với giá thị trường Một sốvăn bản đã phải sửa đổi, hoàn chỉnh như Luật đất đai 2003, Nghị định181/2004/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2006/NĐ-

CP được sửa đồi thay thể bổ sung bằng Luật đất đai 2013, Nghị định số43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT dẫn đến việc bồi thường GPMB gặp không ít khó khăn

Trang 39

Về việc xác định nguồn gốc đất của một số gia đình còn gặp khó khăn,việc quản lý đất đai trước khi có Luật đất đai 2013 còn lỏng lẻo, cơ quan quản

lý Nhà nước về quản lý đất đai vẫn chưa quản lý được tình hình biến động đấtđai trên địa bàn mình Khi thực hiện GPMB, tình trạng đất đai, nhà ở chưa rõnguồn gốc, mua bán chuyển nhượng trái phép dân tới khó khăn cho công tác

kê khai và tình trạng khiếu kiện xảy ra nhiều Vì vậy, khó tránh khỏi biệnpháp cưỡng chế trong công tác GPMB

Công tác tuyên truyền chưa đem lại hiệu quả cao Một số công dânkhông nhận giấy mời hoặc không tới dự họp, gây khó khăn trong công tác kêkhai diện tích đất và tài sản trên đất

Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành các chính sách pháp luận củangười dân còn chưa cao Nhiều đối tượng đã được vận động thuyết phục thihành chính sách nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồiđất cũng như phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Mặt khác, trình độ quản lý, nhận thức của một số cán bộ trong các cơquan quản lý Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn trong công tácthực hiện Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

2.4.2.2 Về đối tượng và điều kiện được bồi thường

Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiệnpháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm túc dẫn đến việc khó khăntrong xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điềukiện được bồi thường thiệt hại

2.4.2.3 Về mức bồi thường thiệt hại

Đối với đất ở: Bình Lục nằm ở vị trí giáp với trung tâm hành chính củatỉnh Hà Nam nên giá đất thị trường trên địa bàn huyện luôn cao hơn so vớikhung giá đất của tỉnh Việc bồi thường thiệt hại theo khung giá đất của Nhànước cùng với việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo gây bức xúctrong nhân dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện

Trang 40

Đối với đất nông nghiệp: Để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộnối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bìnhphải thu hồi 1 lượng lớn đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phần lớn dân cưsinh sống ở địa phương đều trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp mà không cóngành nghề và thu nhập khác nên việc GPMB gặp rất nhiều khó khăn.

Về chính sách hỗ trợ và tái định cư: Theo điều 16 quyết định38/2014/QĐ-UBND ngày 12/09/2014 của UBND tỉnh Hà Nam đối với đấtnông nghiệp khi được nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làmđược hỗ trợ bằng 2 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi Chính sách Bồithường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểmkhác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường Cụ thể là người đượcbồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước,đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăntrong công tác bồi thường GPMB

2.4.2.4 Về tái định cư

Công tác tái định cư cho các hộ nhân dân chưa được quan tâm đúngmức Các vướng mắc về xây dựng khu tái định cư, cơ chế đầu tư cho khu táiđịnh cư chưa được giải quyết kịp thời Việc xây dựng khu tái định cư của dự

án còn bị động, thiếu đồng bộ, khu đất để xây dựng tái định cư không đồng bộnên ảnh hưởng đến phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG

Ngày đăng: 27/01/2024, 02:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w