1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội." docx

79 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 280,69 KB

Nội dung

Chính vì vậy, việc đưa ra các cảnh báo, các giải pháp nhằm nâng caochất lượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng, đảmbảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

1 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: 4

1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại : 7

1.1.3.1 Tạo lập nguồn vốn 7

1.1.3.2 Sử dụng và khai thác các nguồn vốn: 8

1.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng: 10

1.2- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 10

1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng 10

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng ngân hàng 13

1.2.2.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 18

1.2.2.4-Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHTM trong nền kinh tế thị trường 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 28

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 28

2.1.1.Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 28

2.1.2 Hoạt động huy động vốn 29

2.1.3 Hoạt động tín dụng 32

2.1.4 Hoạt động thanh toán – ngân quỹ 33

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 34

Trang 3

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi

nhánh Tây Hà Nội 34

2.2.1.1 Doanh số cho vay 35

2.2.1.2 Doanh số thu nợ 37

2.2.1.3 Dư nợ cho vay 38

2.2.2 Thực trạng chất lượng Tín Dụng tại chi nhánh NHNo& PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 41

2.2.2.1 Dư nợ quá hạn 41

2.2.2.2 Vòng quay vốn tín dụng 46

2.2.2.3 Lợi nhuận ngân hàng 47

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 47

2.3.1 Kết quả đạt được 47

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49

2.3.2.1 Hạn chế 49

2.3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 50

- Nguyên nhân khách quan 50

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 53

3.1- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 53

3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 55

3.2.1 Mở rộng đối tượng cho vay kết hợp với lựa chọn khách hàng tốt 55

3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 56

3.2.3.Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả 57

3.2.4.Xây dựng chiến lược con người và sử dụng nguồn nhân lực 58

Trang 4

3.2.5.Chiến lược khách hàng : 60

3.2.6 Chính sách quảng cáo: 61

3.2.7 Giải pháp hỗ trợ 62

3.2.7.1 Chính sách huy động vốn: 62

3.2.7.2.Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: 65

3.3 KIẾN NGHỊ 68

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà Nước 68

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 69

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

LỜI NÓI ĐẦU Vốn là một vấn đề vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế Có vốn mới có thể đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu sản xuất, đầu tư cho việc đào tạo cán bộ chuyên gia Kinh tế-Kỹ thuật, đầu tư nghiên cứu các đề tài khoa học có giá trị thực tiễn Ngoài ra vốn là yêu cầu bắt buộc cho sự khởi đầu của bất kỳ một cuộc đầu tư nào Tuy nhiên có vốn chưa đủ mà vốn phải được mọi cá nhân, mọi tổ chức kinh tế, xã hội sử dựng hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất

Với viêc sử dụng vốn một cách có hiệu quả vào hoạt động kinh tế-xã hội Trong những năm gần đây nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước nhà thời kỳ đổi mới, thời

kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa đất nước hội nhập với khu vực và thế giới, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn vinh

Ngành Ngân hàng là một trong những ngành quan trọng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế xã hội của nước ta Là một ngành không thể thiếu

Trang 5

trong công cuộc CNH-HĐH đất nước.Vì Ngân hàng chính là nơi cung cấpvốn cho cá nhân, tổ chức kinh tế làm kinh tế giúp nền kinh tế đất nước pháttriển Vì thế ngành ngân hàng có nhiệm vụ to lớn trong việc phát triẻn kinh tếnước nhà Muốn làm được điều này ngành Ngân hàng cần phải: Tăng cườnghiệu quả hoạt động kinh doanh, làm tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình

để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngành, mọi cấp, mọi mặt hoạt động củanền kinh tế trước vận hội mới

Đặc biệt đối với các Ngân hàng thương mại thì vấn đề chất lượng hoạtđộng tín dụng đã và đang là vấn đề nổi bật cần phải giải quyết Bởi vì hoạtđộng tín dụng luôn là một nghiệp vụ quan trọng nhất, nó mang lại khoảng90% toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng thương mại Trong tìnhhình hiện nay khi mà cơ chế thị trường vẫn không ngừng gây tác động đối vớimọi mặt của đời sống, kinh tế-xã hội, thì những kẽ hở của pháp luật, là sựbiến tướng của những thủ đoạn lừa đảo tinh vi khiến cho không ít khách hànggặp phải khó khăn, làm ăn thua lỗ trong kinh doanh,dẫn đến nợ nần, phá sản

và không trả được nợ cho ngân hàng.Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợinhuận của ngân hàng

Chính vì vậy, việc đưa ra các cảnh báo, các giải pháp nhằm nâng caochất lượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng, đảmbảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầukhông thể thiếu trong mọi hoạt động của các ngân hàng.Qua thời gian thựctập tại chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội em đã thấy đượcnhững thành tựu cũng như những một số hạn chế của chi nhánh trong hoạt

động tín dụng Nên em đã chọn đề tài nghiên cứu : "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội."

Trang 6

Dựa trên lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại vàcác nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, chuyên đề tập trung phân tích

và đánh giá thực trạng công tác tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT chinhánh Tây Hà Nội Qua phân tích và so sánh kết quả hoạt động tín dụng,chuyên đề đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội

Vì thời gian và điều kiện hạn chế nên Đề tài chỉ nghiên cứu một số vấn

đề liên quan đến công tác tín dụng của Ngân hàng thương mại nói chung và

đi sâu nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT chinhánh Tây Hà Nội nói riêng trên cơ sở số liệu ngân hàng trong hai năm 2004

và 2005 Cho nên không tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được

sự góp ý của các thầy cô và các bạn

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 CHƯƠNG :

Chương 1 : Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại trong

nền kinh tế thị trường.

Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHN O & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội.

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh

NHNO & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội

Trang 7

CHƯƠNG ING I

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựcTiền tệ-Tín dụng Ngân hàng thương mại còn được định nghĩa như là mộttrung gian tài chính, đi vay để cho vay

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

+ NHTM có chức năng là trung gian tài chính:

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổchức trong nền kinh tế

(1) Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêucho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổsung vốn;

(2) Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiệntại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ cótiền để tiết kiệm

Ngân hàng thương mại (NHTM) một mặt thu hút các khoản tiền nhànrỗi trong xã hội, bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân

và các cơ quan nhà nước Mặt khác, nó dùng chính số tiền đã huy động được

để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong xã hội, khi chúng có nhu cầu

bổ sung vốn

Trong nền kinh tế thị trường NHTM là một trung gian tài chính quantrọng để điều chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn

Trang 8

Chính với chức năng này NHTM góp phần quan trọng vào việc điềuhoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát.

Nhờ thực hiện đi vay và cho vay, NHTM có được nguồn thu chủ lực,không những đủ sức duy trì bộ máy hoạt động, đóng thuế cho Nhà nước màcòn có lãi, đảm bảo sự phát triển không ngừng của bản thân Ngân hàng

Như vậy chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất vàquan trọng nhất của NHTM

Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của ngân hàngbằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính Chẳng hạn cáckhoản tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ màmọi người đều có thể mua Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trongviệc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn (Dưới dạng tiềngửi) phục vụ cho hàng triệu người Trong ví dụ này, hệ thống tài chính kémhoàn hảo tạo ra vai trò cho các ngân hàng trong việc phục vụ những người tiếtkiệm

Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoảncho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro chongười gửi tiền Thực tế các ngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro Ngânhàng cũng thoả mãn nhu cầu thanh khoản của nhiều khách hàng

Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển thịnh vượng là khả năngthẩm định thông tin Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tíchthông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tínhhiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng,nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khảnăng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro lợi nhuận hấp dẫn nhất

Chính với chức năng này NHTM góp phần quan trọng vào việc điềuhoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát

Trang 9

Nhờ thực hiện đi vay và cho vay, NHTM có được nguồn thu chủ lực,không những đủ sức duy trì bộ máy hoạt động, đóng thuế cho Nhà nước màcòn có lãi, đảm bảo sự phát triển không ngừng của bản thân Ngân hàng.

Như vậy chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất vàquan trọng nhất của NHTM

+ NHTM có chức năng là trung gian thanh toán :

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hếtcác quốc gia Thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện thanh toán giá trịhàng hoá và dịch vụ Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệmchi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhưthanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Các ngân hàng cònthực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặcthông qua các trung tâm thanh toán Công nghệ thanh toán qua ngân hàngcàng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng.Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhấttrong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còngiữa các ngân hàng trên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế đượcthiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàngtrở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực chonền kinh tế toàn cầu

Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng, nên việcgiao lưu hàng hoá, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiếtkiệm hơn

Không những vậy, do thực hiện chức năng trung gian thanh toán cóđiều kiện huy động tiền gửi của xã hội, trước hết là của các doanh nghiệp tới

Trang 10

mức tối đa, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư đẩy mạnh hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng.

+ NHTM có chức năng tạo tiền :

NHTM có khả năng ''Tạo tiền'' bằng cách chuyển khoản hay bút tệ đểthay thế cho tiền mặt Điều này đã đưa NHTM lên vị trí là một nguồn tạo tiền

Cùng với vai trò độc quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Trungương, NHTM góp phần thoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phương tiện giaodịch của toàn xã hội

Quá trình tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại dựa trên cơ sởtiền gửi của toàn xã hội Song số tiền gửi được nhân lên gấp bội khi Ngânhàng cho vay thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng.Người ta đã chứng minh được sức tạo tiền của Ngân hàng thương mại phụthuộc vào các yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ giữa tiền lưu thông ngoài

hệ thống Ngân hàng và tiền gửi của xã hội ở hệ thống ngân hàng

1.1.3 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại :

1.1.3.1 Tạo lập nguồn vốn.

+ Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội :

Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội là một trong những hoạt động quantrọng hàng đầu của Ngân hàng thương mại Nó tạo ra nguồn vốn chủ lựctrong kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào

Ngân hàng thương mại thường huy động vốn nhàn rỗi của xã hội quacác hình thức tiền gửi, phát hành trái phiếu và cho vay

Tiền gửi ở ngân hàng rất đa dạng, có thể là không kỳ hạn và có kỳ hạn,tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi cánhân

+ Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể gửi vào vàrút ra một cách linh hoạt không có cam kết trước về kỳ hạn Do vậy đặc trưng

Trang 11

của loại nguồn vốn này đối với Ngân hàng thương mại là biến động thườngxuyên Tuy nhiên đây là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động kinh doanhngân hàng.

+Tiền gửi có kỳ hạn về nguyên tắc chỉ được rút ra theo kỳ hạn đã camkết (Trừ trường hợp đặc biệt) Do đó đây là nguồn vốn tương đối ổn định, phùhợp với yêu cầu cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng thương mại

+Trái phiếu cũng là một công cụ quan trọng trong huy động vốn của xãhội Nó có thể là trái phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn với những tên gọi khácnhau, như Trái phiếu ngân hàng, Kỳ phiếu ngân hàng, Tín phiếu ngân hàngvv…

+ Vốn pháp định :

Vốn pháp định là vốn ban đầu theo luật định khi đi vào hoạt động củamột ngân hàng Nó được gia tăng trong quá trình hoạt động nhiều hay ít là doviệc trích từ lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng, hoặc bằng cách tăng mứcđóng góp của các chủ sở hữu

Bên cạnh vốn pháp định, các Ngân hàng thương mại còn lập các quỹ dựtrữ, bao gồm :

- Quỹ dự trữ thường xuyên là số vốn được trích từ lợi nhuận hàng năm

Hướng cơ bản trong sử dụng và khai thác các nguồn vốn của Ngânhàng thương mại là cho vay và đầu tư Trong đó cho vay là quan trọng nhất

Trang 12

Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay thì có thể phân loại thành các hình thức chovay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+.Cho vay ngắn hạn là loại cho vay truyền thống sử dụng và khai tháccác nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, được thực hiện dưới dạng nhưchiết khấu giấy tờ có giá, thấu chi qua tài khoản vãng lai thuê mua, trả góp

+.Cho vay trung dài hạn của Ngân hàng thương mại là loại cho vayđược thực hiện đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.Loại vay này ngày càng được các Ngân hàng thương mại quan tâm Một mặtđáp ứng với yêu cầu vay vốn trung, dài hạn của xã hội để phát triển sản xuấtkinh doanh cũng như xây dựng cơ bản mặt khác cũng phù hợp với khả nănghay tổng vốn ngày một nhiều của Ngân hàng thương mại

Hoạt động đầu tư hay còn gọi là hoạt động chứng khoán giúp cho Ngânhàng thương mại sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động.Đồng thời nó cũng mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho Ngân hàngthương mại

Ngân hàng thương mại có thể đầu tư vốn mua chứng khoán ngắn hạncủa Chính phủ Mà còn được phép đầu tư vốn để mua cổ phiếu và trái phiếucủa các doanh nghiệp qua đó những Ngân hàng thương mại lớn tham gia vàoviệc thành lập và quản lý các doanh nghiệp, tuy nhiên Ngân hàng thương mạichỉ được đầu tư chứng khoán ở một giới hạn nhất định, không để hoạt độngnày lấn át hoạt động cho vay Theo Pháp lệnh Ngân hàng-HTX tín dụng vàcông ty tài chính năm 1990, Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn tự có

và quỹ dự trữ để hùn vốn hoặc mua cổ phần không quá 10% vốn của công ty

Hoạt động ngân quỹ là hoạt động phục vụ cho việc chi trả đối vớikhách hàng Nó bao gồm nghiệp vụ quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các ngân hàngkhác và ở ngân hàng Trung ương, tiền trong quá trình thu nhập, và cũng cóthể gồm cả nghiệp vụ về chứng khoán ngắn hạn

Trang 13

1.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng:

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng vàdoan nghiệp Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định cácdịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách cóhiệu quả

Các nghiệp vụ thanh toán liên hàng dịch vụ, quản lý, quản lý tài sản,phát hành chứng khoán, mua bán, bảo quản chứng khoán, cung cấp thông tin

và tư vấn về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp những nghiệp vụnày được thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng, chúng có ý nghĩa quantrọng trong việc mở rộng hoạt động tạo lập nguồn vốn kinh doanh và sử dụng,khai thác các nguồn vốn ấy

1.2- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào mục tiêu hoạt động cũng là tạo rađược chất lượng kinh doanh.Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ vì vậy Ngân hàng luôn chú trọng tới chất lượngkinh doanh nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng Chất lượng tín dụngcủa Ngân hàng gắn liền với mục tiêu an toàn sinh lời trong hoạt động tín dụngcủa các NHTM, tuy vây tín dụng là hoạt động mang tính rủi ro cao nhất dâychuyền đến toàn bộ hệ thống Ngân hàng, kéo theo nền kinh tế lâm vào khủnghoảng Bởi vậy chất lượng tín dụng phải đảm bao được mục tiêu an toàn Rủi

ro này không những gây ra khủng hoảng phá sản một Ngân hàng mà còn tạo

ra phản ứng dây chuyền ảnh hưởng tới cả hệ thống Ngân hàng và toàn bộ nềnkinh tế

- Chất lượng tín dụng nói chung :

Trang 14

Chất lượng tín dụng là các khoản thu nhập được tạo ra từ hoạt động tíndụng trên cơ sở đảm bảo sự an toàn cho Ngân hàng Đối với khách hàng chấtlượng tín dụng đạt được khi tín dụng phù hợp với mục đích sử dụng, lãi suấttín dụng, kỳ hạn nợ hợp lí, thủ tục đơn giản, thuận tiện… Từ đó khách hàng

có thể tạo ra hiệu quả từ việc sử dụng vốn vay để trả nợ cho Ngân hàng Đốivới nền kinh tế, chất lượng tín dụng đạt được khi tín dụng đáp ứng được yêucầu về vốn phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp tạo công ăn việclàm, khai thác mọi tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế xã hội pháttriển

- Chất lượng tín dụng xét trên giác độ khách hàng :

- Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng Với chính sách hợp lý , thủ tục đơn giản, không phiền hà , đa dạng hoá

cá loại hình huy động vốn và cho vay , nâng cao chất lượng phục vụ kháchhàng để thu hút lôi kéo khách hàng , đồng thời vẫn đảm bảo đúng nguyên tắctín dụng của Ngân hàng và pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo khả năng duytrì và mở rộng sản xuất tăng cường hiệu quả kinh doanh của khách hàng

- Chất lượng tín dụng xét trên giác độ kinh tế – xã hội :

- Tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh tạo công ăn việclàm cho người lao động , xoá đói giảm , nghèo , xây dựng các vùng kinh tếmới tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia , tăng sản phẩm cho

xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác khả năng tiềm tàng thu húttối đa nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội

-Chất lượng tín dụng xét trên giác độ Ngân hàng thương mại :

Chất lượng tín dụng thể hiện phạm vi, mức độ gíơi hạn tín dụng phùhợp với năng lực hành chính và khả năng quản lý của bản thân ngân hàngđảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung đó là :

Trang 15

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng

+ Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợpđồng tín dụng

Chất lượng tín dụng thể hiện chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng , đảmbảo nguồn vốn dồi dào , bền vững với giá thành hợp lý , tuân thủ pháp luậthiện hành và thực hiện vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế đảm bảo cânđối cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn ,an toàn vốn

Với cách tiếp cận như trên về dạng tín dụng thì có thể rút ra một sốnhận xét như sau:

* Chất lượng tín dụng là một kết quả của một quy trình kết hợp hoạtđộng giữa những con người trong tổ chức, giữa các tổ chức với nhau

* Chất lượng tín dụng vừa cụ thể vừa trừu tượng Nó có quan hệ đếncác yếu tố chủ quan như: Năng lực quản lý, trình độ cán bộ, chính sách tíndụng, kiểm tra, kiểm soát nội bộ

* Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp, nó thể hiện năng lực, vị thếcủa một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển trongnền kinh tế thị trường

Các yếu tố cấu thành chất lượng tín dụng.

- Mức độ an toàn: Các NHTM trước khi ra quyết định bất kỳ khoản cho

vay nào thì câu hỏi được đặt lên hàng đầu là liệu khách hàng có thực hiệnhoàn trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết được hay không? người vay có sửdụng vốn vay đúng mục đích không? Vì trong quá trình sử dụng vốn vay củakhách hàng (người vay) thì rủi ro luôn có thể xảy ra như là: kinh doanh thua

lỗ, cơ chế chính sách thay đổi,… mà hậu quả nó là người vay không trả được

nợ ngân hàng, thậm chí trong nhiều trường hợp ngân hàng phải cần đến sựcan thiệp của pháp luật Đối với một số khách hàng khác đến quan hệ với

Trang 16

ngân hàng với mục đích không nghiêm túc, có ý định, hành vi lừa đảo, chiếmdụng vốn thì rủi ro sẽ xảy ra với hậu quả nghiêm trọng hơn.

Thực tế cho thấy, một khi cả hai nguyên tắc tín dụng hoặc một tronghai nguyên tắc bị coi nhẹ, hoặc nhấn mạnh nguyên tắc này, coi nhẹ nguyêntắc kia sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ tín dụng, vai trò tín dụng sẽ mất dần, nó sẽtác động ngược trở lại, tức là trở thành vật cản kìm hãm sự phát triển của nềnkinh tế, cho nên khi nói đến chất lượng tín dụng là nói đến loại hình tín dụngđúng nghĩa mà chất lượng của nó bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với việc tuânthủ nghiêm ngặt cả hai nguyên tắc tín dụng

- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp

(DN) kinh doanh tiền tệ Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của bất cứdoanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động tín dụng là mộtnghiệp vụ chính góp phần hoàn thành mục tiêu ấy Tuy vậy, thông qua hoạtđộng tín dụng của mình các NHTM cung cấp những khoản tín dụng cho cácdoanh nghiệp có đủ vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêmcông ăn việc làm và của cải cho xã hội, kể cả những khoản tín dụng phục vụcho nhu cầu tiêu dùng cần thiết của cá nhân cũng có sự tác động đối với sựphát triển kinh tế-xã hội

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng tín dụng ngân hàng.

1.2.2.2.1 Chỉ tiêu định tính.

* Bảo đảm nguyên tắc cho vay :

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho ngânhàng thương mại.Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổnthất, làm giảm thu nhập của ngân hàng.Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất cóthể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản.Ngân hàng làmột tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tìnhhình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy nguyên tắc cho vay là một

Trang 17

nguyên tắc quan trọng đối với mỗi Ngân hàng Để đánh giá chất lượng mộtkhoản cho vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản cho vay đó có đảm bảonguyên tắc cho vay hay không.

Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnhhưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậynguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi Ngân hàng Đểđánh giá chất lượng một khoản cho vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoảncho vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không

Hai nguyên tắc cơ bản của cho vay là :

- Thứ nhất: Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận

* Bảo đảm các điều kiện vay vốn :

Các điều kiện để một khách hàng được vay tại NH :

- Một là : Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và

chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Hai là : Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Ba là: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Bốn là : Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả

thi và có hiệu quả ,hoặc có dự án đầu tư , phương án phục vụ đời sống khả thi

- Năm là: Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của

Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam

* Quá trình thẩm định

Trang 18

Xác định mô hình dự án

Phân tích và ước lượng số liệu

Lập bảng tính thu nhập và chi phí

Lập báo cáo KQKD và LC tiền tệ

Lập báo cáo cân đối

Quá trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tớichất lượng khoản cho vay Quá trình thẩm định là cách tốt nhất để Ngân hàngnắm được thông tin về khách hàng, về năng lực pháp luật, đạo đức của kháchhàng, tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõikhoản vay Quá trình thẩm định phải tuân theo các quy định về quy trình thẩmđịnh và nội dung thẩm định cho vay của từng Ngân hàng Một khoản vay cóchất lượng là khoản cho vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước củaquá trình thẩm định

Việc phân tích và thẩm định dự án đầu tư có thể khái quát qua sơ đồ

sau:

1.2.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong quá trình hoạt đông kinhdoanh không thể tránh khỏi những rủi ro kinh doanh gây ra tình trạng khôngtrả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn Đối với các khoản nợ quá hạn Ngânhàng phải thực hiện phân loại, đánh giá để phục vụ cho công tác quản lý chấtlượng và rủi ro tín dụng

Trang 19

* Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàngcho vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm

* Doanh số thu nợ :

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàngthu hồi được sau khi đã giải ngân trong một thời kỳ nhất định thường là mộtnăm

* Dư nợ quá hạn:

Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàngchưa thu hồi được sau một thời hạn nhất định, kể từ ngày khoản cho vay đếnhạn thanh toán tại thời điểm đang xem xét

Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối, Ngân hàng thường xuyên sử dụng chỉ tiêu

an toàn kinh doanh của Ngân hàng Do vậy, việc đảm bảo thu hồi đủ vốn chođúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản

lý ngân hàng liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng

Để xem xét chi tiết hơn khả năng không thu hồi được nợ người ta sửdụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ khó đòi

Tổng nợ khó đòi

Tỷ lệ khó đòi = - x 100

Tổng nợ quá hạn

Trang 20

Tỷ lệ này cho biết các khoản nợ hầu như không có khả năng thu hồitrong các khoản nợ quá hạn là bao nhiêu, các khoản nợ còn có khả năng tu hồitrong nợ quá hạn là bao nhiêu Tỷ lệ nợ khó đòi cho phép Ngân hàng đánh giá

kĩ hơn về độ an toàn tín dụng, từ đó hình thành các quỹ dự phòng đối vớinhững khoản tín dụng này

Đây cũng là một chỉ tiêu tương đối Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệucho thấy nguy cơ mất vốn cao do các khoản cho vay có vấn đề

Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu tương đối quan trọng để đánh giá độ antoàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của NHTM Tỷ lệ nợ quá hạn cao cho biếtNgân hàng đang có nhiều khoản tín dụng có vấn đề, khó có khả năng thu hồi

nợ, dễ gây mất vốn Ngân hàng khó khăn trong việc mở rộng cho vay cáckhoản mới, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng,làm khả năng thanh toán các khoản vốn huy động giảm, khách hàng khôngtiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng Từ đó, hiệu quả tín dụng thấp, hiệu quả kinhdoanh của Ngân hàng, năng lực cạnh tranh giảm sút Ngân hàng mất đi uy tín

và thị trường của mình Do vậy các Ngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ nợquá hạn trên tổng dư nợ là thấp nhất có thể Ngân hàng thực hiện mọi biệnpháp nhăm xử lí nợ quá hạn

Trang 21

* Lợi nhuận của Ngân hàng :

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế

Trong tổng thu, lãi thu được từ cho vay là chủ yếu, cho nên lợi nhuận làthước đo hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như chất lượng cho vay

* Một số chỉ tiêu khác:

- Chỉ tiêu 1:

Tỷ lệ Dư nợ cho vay trung dài hạn

cho vay = - x 100

Trung dài hạn Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu cần vốntrung, dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là30% tổng dư nợ Tuy vậy tỷ lệ này có thể cao thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốntrung dài hạn của địa phương cũng như chính sách tín dụng của từng Ngânhàng thương mại

- Chỉ tiêu 2 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm

Đây là dấu hiệu cho thấy kết quả hoạt động tín dụng Sử dụng kết hợpvới chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn có thể biết được chất lượng cũng như hiệu quảcủa tín dụng ngân hàng Từ chỉ tiêu này có thể tính ra tốc độ tăng trưởng bìnhquân một giai đoạn cho việc đánh giá toàn diện hơn chất lượng tín dụng mộtthời kỳ

1.2.2.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Tuy nhiên ta

có thể chia làm hai nhóm nhân tố chính sau:

* Nhóm nhân tố khách quan.

- Môi trường kinh tế.

Trang 22

Để Ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động chovay, phục vụ cho việc phát triển kinh tế thì phải có một nền kinh tế phát triển

ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng là điều

vô cùng cần thiết Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện choNgân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình, làm giá cả luôn giữ ở mức

ổn định, lành mạnh, tránh được tình trạng lạm phát hay giảm phát và tránhcho Ngân hàng khỏi phải chịu những thiệt hại to lớn do sự mất giá của đồngtiền, từ đó cũng tránh được sự giảm thấp của chất lượng tín dụng

Một trong những nhân tố có tác động lớn tới chất lượng tín dụng đó làchu kỳ phát triển kinh tế Nếu thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh, sản xuấtkinh doanh sẽ được mở rộng, dẫn đến nhu cầu vốn tăng, từ đó hiệu quả tíndụng cũng được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng

Mặt khác, trong thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ,kinh doanh bị thu hẹp, thua lỗ thì sẽ dẫn đến hoạt động tín dụng gặp nhiềukhó khăn do nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp giảm

Bên cạnh đó, các chính sách, cơ chế về quản lý kinh tế nói chung vàquản lý doanh nghiệp nói riêng có liên quan đến vấn đề đầu tư vốn của kháchhàng và ngân hàng vừa thiếu, vừa không đồng bộ, thiếu tính ổn định cũng ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Ngoài ra, các chính sách và sự tác động, điều tiết của các cơ quan cóthẩm quyền ở mỗi ngành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến chất lượng hoạtđộng tín dụng

-Môi trường xã hội.

Khách hàng và Ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tínnhiệm giữa hai bên Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa Ngânhàng và khách hàng Uy tín của Ngân hàng trên thị trường ngày càng cao thì

sẽ thu hút được lượng khách hàng càng lớn Trong quá trình cạnh tranh giữa

Trang 23

các Ngân hàng, các đơn vị này phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượngtín dụng để chiếm sự uy tín trên thị trường, tạo đà cho sự cạnh tranh và pháttriển.

Khách hàng với tư cách vừa là người cung vốn, vừa là người có nhucầu về vốn Với tư cách là người đi vay vốn, họ mong muốn Ngân hàng đápứng một cách kịp thời và thuận tiện, vốn cho vay với mức lãi suất hợp lý.Làm việc với thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, nhanh chóng, một mặt Ngân hàng đãtạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng, mặt khác tạo nhiều thuận lợi chohoạt động tín dụng

Với tư cách là người cung ứng vốn, khách hàng mong muốn Ngân hàngtạo cho họ những dịch vụ thanh toán tiện lợi từ những khoản tiền gửi và nhậnđược những khoản tiền lãi hợp lý Như vậy, Ngân hàng vừa là người đại diệncho bên huy động vốn, đồng thời cũng là người đại diện cho bên cung cấp tíndụng Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa Ngân hàng và khách hàng, lànhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô và phạm vi hoạtđộng của mỗi Ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng

Ngoài ra, chất lượng tín dụng của Ngân hàng còn bị ảnh hưởng một sốnguyên nhân khách quan khác như: thiên tai, bão lụt và một số nguyên nhânkhác có sự tác động của con người như: lừa đảo, chiếm đoạt…

-Nhân tố chính trị.

Một quốc gia không có sự biến động về chính trị, không xảy ra chiếntranh là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, bởi các nhà đầu tưkhông chỉ quan tam đến lợi nhuận mà còn chú trọng đến việc bảo đảm an toànvốn đầu tư Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho sựphát triển kinh tế các nước Bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới

sự xáo động lớn về kinh tế Riêng đối với Ngân hàng, nó có ảnh hưởng trực

Trang 24

tiếp đến việc huy động, cho vay và đầu tư vốn của Ngân hàng, điều đó cónghĩa là nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng mạnh đến chất lượngtín dụng

Pháp luật sẽ tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh tiến triển thuận lợi và đạt hiệu quả cao Nó còn là cơ sở đểgiải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế

*Nhóm nhân tố chủ quan.

Gồm các nhân tố thuộc về Ngân hàng như chính sách tín dụng, công tác

tổ chức, chất lượng cán bộ, quy trình nghiệp vụ tín dụng,…

- Chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng của Ngân hàng phản ánh cương lĩnh tài trợ củamột Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhânviên trong Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng,tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nângcao khả năng sinh lời.Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm cácvấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng như: Chính sách khách hàng, chínhsách quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tíndụng và kỳ hạn trả nợ, chính sách đối với tài sản có vấn đề… Chính sách tín

Trang 25

dụng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín dụng, vậy nên một chính sách tíndụng đúng đắn hợp lí sẽ thu hút khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời củatín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro và tuân thủ chính sách pháp luật của nhànước NHTM phải xây dựng cho mình chính sách tín dụng rõ ràng thíchhợp.Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp liên quan đến việckhuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đãhoạch định của NHTM

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng rất nhiều rủi

ro Khi Ngân hàng gặp phải những rủi ro thì có thể đi đến phá sản hoặc bịthiệt hại lớn, mất uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước Vì vậy,khi hoạch định chính sách tín dụng, các nhà hoạch định chính sách luôn coitrọng việc đảm bảo như là mục tiêu mà chính sách đó phải đạt được Do vậy,

ta có thể nói rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng có tốt hay không nó còntùy thuộc vào việc xây dựng một chính sách tín dụng của Ngân hàng có đúngđắn hay không

- Công tác tổ chức Ngân hàng.

Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụngthì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự đoàn kết thốngnhất từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến các cán bộ công nhân viên Điều

đó có nghĩa là công tác tổ chức Ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở

để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh Hơn nữa, thực hiện tốt côngtác này sẽ làm cho guồng máy ngân hàng hoạt động một cách uyển chuyểnlinh hoạt Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, Ngân hàng nên luôn chútrọng công tác tổ chức để ngày càng phát triển và hoàn thiện nó

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng phải đảm bảo được có sự phối hợp chặtchẽ giữa các phòng ban,trong từng ngân hàng và trong toàn hệ thống Làmtăng thêm hiệu quả làm việc đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, tién

Trang 26

hành theo dõi,quản lý, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay Đây là cơ sở choviệc tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả vốntín dụng.

bộ tín dụng, từ khách hàng… Thông tin tín dụng càng đầy đủ, nhanh chóng,chính xác và toàn diện thì khả năng phong ngừa rủi ro tín dụng càng lớn, chấtlượng và hiệu quả tín dụng càng cao

Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có

hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này Nắm bắt kịp thời vàchính xác các nguồn thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm để tìm

ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để phòng những rủi ro có thểxảy ra trong hoạt động của mỗi Ngân hàng

Trên thương trường cùng với nhiều đối thủ cạnh tranh, người nắm bắtđược thông tin nhanh nhất, chính xác nhất thì đã nắm được đa phần thắng Rõràng, việc xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiềukênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo cán bộ có đủ năng lực chọnlọc và sử lí thông tin kịp thời là một trong những điều kiện để quyết định tới

Trang 27

sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện hoạt động tín dụng củaNgân hàng.

Chất lượng đào tạo cán bộ.

Cán bộ nhân viên Ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạtđộng tín dụng Nếu Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm,có trình độchuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở năng lực phântích và xử lý đơn xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát tiền vay, hiệuquả phương án cho vay… làm giảm sai phạm khi thực hiện nghiệp vụ tíndụng, nâng cao hiệu quả tín dụng Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làchiến lược lâu dài của toàn bộ hệ thống Ngân hàng

Một Ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo vớichất lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao thì việc quản lý thực hiệncác nhiệm vụ của Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ trởnên qui củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao Hơn nữa, nó còn giúp cho ngânhàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra nhờ đó mà chất lượng tín dụngluôn được đảm bảo

Vấn đề kiểm tra, kiểm soát, thanh tra.

Mở rộng qui mô hoạt động tín dụng tăng cường cho vay mà không tínhđến những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ giảithể của mỗi ngân hàng

Một trong những hoạt động nhằm mục đích giúp cho Ngân hàng tránhđược rủi ro trên đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát Công tác nàykhông chỉ được thực hiện với các khách hàng (như kiểm tra trước, trong vàsau khi cho vay) Mà còn được thực hiện với bản thân Ngân hàng như kiểmtra quá trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ những cán

bộ mất phẩm chất tiêu cực tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản và làmmất uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng…

Trang 28

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là Ngân hàng phải kịpthời ngăn chặn và phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, có ảnh hưởng đếnhoạt động Ngân hàng cũng như bảo vệ được tài sản và uy tín của Ngân hàngđối với bạn hàng Muốn vậy, việc đào tạo bố trí những cán bộ có năng lực,trình độ và trách nhiệm cao thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra,giám sát là vấn đề mà không một Ngân hàng nào được coi nhẹ.

1.2.2.4-Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHTM trong nền kinh tế thị trường.

* Đối với ngân hàng:

Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàngnói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung Nhờ nâng cao chất lượngtín dụng, tình hình tài chính của ngân hàng được cải thiện, tạo ra nhiều thếmạnh trong quá trình cạnh tranh Từ đó, cho phép ngân hàng có thêm và thuhút thêm những khách hàng mới và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàngtruyền thống, làm cho việc kinh doanh đạt hiệu quả và có những khoản lợinhuận hợp lý để bổ sung vốn đầu tư Chính vì vậy mà nó quyết định cho sựtồn tại lâu dài của ngân hàng

Nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng tránh được những rủi

ro, những tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làm lành mạnh hóa các quan

hệ tín dụng Từ đó tạo điều kiện mở rộng các quan hệ tín dụng, hạn chế vàdần xóa bỏ đi nạn cho vay nặng lãi, góp phần làm ổn định tình hình tài chínhkinh tế xã hội

* Đối với nền kinh tế xã hội:

Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xãhội phát triển Với sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày cànggia tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển tới mức độ nào đó saocho phù hợp, nhằm đáp ứng được những nhu cầu giao dịch ngày càng tăng

Trang 29

trong xã hội Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được đặtlên hàng đầu.

Chất lượng tín dụng ngày càng cao sẽ tạo điều kiện cho các ngân hànglàm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế, là cầu nối giữa phầntiết kiệm và đầu tư Từ đó, góp phần điều hòa nguồn vốn trong xã hội, phân

bổ các nguồn lực cho đầu tư được hợp lý, làm xã hội giảm bớt được lãng phí

ở những nơi thừa vốn, giảm được khó khăn cho những nơi thiếu vốn, giảiquyết mối quan hệ cung cầu về vốn, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóatiền tệ

Như ta đã biết, tín dụng cũng là một trong những công cụ để Đảng vàNhà nước thực hiện các chủ chương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội

Do vậy, chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sảnxuất, giúp đầu tư đúng hướng để khai thác tốt khả năng tiềm tàng về tàinguyên, lao động, đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cânđối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước

Ngoài ra nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạmphát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm

tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội

* Đối với khách hàng.

Việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng sảnxuất kinh doanh và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng.Chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa là ngân hàng đang trên đàphát triển tốt, nhờ vậy có điều kiện cung cấp tín dụng kịp thời, đáp ứng tốtnhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng Mặt khác, để đảm bảochất lượng tín dụng thì Ngân hàng phải tiến hành việc kiểm tra, kiểm soátviệc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng, qua đó cùng với khách hàng uốnnắn kịp thời những thiếu sót trong họat động tài chính và kinh doanh của họ

Trang 30

Trong điều kiện nền kinh tế mở cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các

tổ chức tín dụng trên thị trường, khi Ngân hàng thực hiện tốt việc nâng caochất lượng tín dụng thì chính là Ngân hàng tạo được lòng tin đối với kháchhàng Khách hàng có quyền lựa chọn bất cứ một ngân hàng nào làm đối tác,điều đó có nghĩa là khách hàng chỉ đến làm ăn giao dịch với Ngân hàng nàokhi mà Ngân hàng đó thực sự tạo điều kiện và giúp đỡ họ việc kinh doanh đạthiệu quả thông qua quan hệ tín dụng và các dịch vụ khác Hơn nữa, nhờ đó

mà Ngân hàng cũng làm tăng thêm số lượng khách hàng, thu hút thêm đượcnguồn vốn và mở rộng quy mô tín dụng Điều này có lợi cho cả Ngân hàng vàkhách hàng

Qua những vấn đề được phân tích ở trên, ta thấy rõ sự cần thiết kháchquan của việc củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng đối với cácNHTM, vì sự tồn tại cũng như sự phát triển lâu dài của hệ thống NHTM nóiriêng và cho nền kinh tế xã hội nói chung Để thực hiện tốt công việc này,việc đi sâu phân tích, đánh giá để thấy rõ được những nhân tố chủ yếu có ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng là điều không thể thiếu và luôn phải được cânnhắc để tìm ra hướng khắc phục

Trang 31

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.1.1.Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội.

Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường hoạt động ngân hàngcũng được đổi mới về cơ bản và toàn diện với hai pháp lệnh nhân hàng ngày23/5/1990 hệ thống ngân hàng ở nước ta chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp tách biệthai chức năng quản lí và kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội ra đời vào năm

1988 hoạt động chủ yếu tại các thành phố sau một thời gian cùng với sự pháttriển của cơ chế thị trường ngân hàng Hà Nội đã thành lập các chi nhánh ngânhàng ở các Quận để phục vụ các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trênđịa bàn Thành phố Hà Nội

Do vậy NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã được thành lập theoquyết định số 126/QĐ/HĐQĐ_TCCB (quyết định của hội đồng quản trị Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) Theo đó quyết định:

Mở NHNo&PTNT Tây Hà Nội –chi nhánh cấp 1 phụ thuộc vàoNHNo&PTNT Việt Nam có:

Tên gọi: Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội

Trụ sở giao dịch: Đặt tại nhà số 335 đuờng Trường Chinh, Quận đống

đa, thành phố Hà Nội

Chi nhánh Tây Hà Nội được chính thức thành lập ngày 21/7/2003 chotới nay đă gần 3 năm nhưng chi nhánh đã hoạt động tương đối tốt và hiện naychi nhánh có 3 chi nhánh cấp 2 (chi nhánh Hùng Vương, chi nhánh Nhân Chính,

Trang 32

chi nhánh Trường Chinh) và 05 phòng Giao dịch (PGD Hoàng Văn Thái, PGDHàng Trống, PGD Bùi Thị Xuân, PGD Hàng Lược, PGD Nguyễn Du).

Sau một thời gian hoạt động đã có kết quả góp cho NHNo & PTNT nóiriêng và góp phần ổn định nền kinh tế thủ đô Hà Nội nói chung và đã đạtđược nhiều thành công

2.1.2 Hoạt động huy động vốn

NHTM là một trung gian tài chính, một trong những vai trò quan trọngcủa nó là chuyển tiền từ những người muốn tiết kiệm sang những người cónhu cầu vay vốn Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vayvốn của các tổ chức cá nhân ngân hàng phải có đủ vốn, phải không ngừng mởrộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường, đadạng hoá các hình thức huy động, phát triển các công cụ nợ mới nhằm thu hútmọi nguồn tiền gửi từ thị trường

Vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn chiếm một vị trí hết sứcquan trọng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nó là tiền đề cho các hoạtđộng nghiệp vụ của Ngân hàng, cũng như việc mở rộng qui mô hoạt động.Việc thu hút nguồn vốn đầu tư với lãi suất đầu vào rẻ sẽ càng tạo điều kiệnthuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động sử dụng vốn tín dụng, tăng thêm lợinhuận của Ngân hàng điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạtđộng tín dụng

Hoạt động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tầng lớpdân cư luôn có các mức lãi suất thay đổi theo từng thời kì nhằm thu hút lượngtiền vào ngân hàng bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ cho việc kinh doanh củamình

Ngân hàng luôn bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên,chủ động tích cực khai thác nguồn vốn trên cơ sở tăng các nghiệp vụ kinh

Trang 33

doanh của ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng khác nhằn huy động nhiềunguồn vốn.

NHNo&PTNT chi nhánh Tây HàNội đã triển khai kịp thời, đồng bộchương trình giao dịch trực tiếp trên máy tính đảm bảo an toàn thuận tiện chokhách hàng gửi và rút tiền tại ngân hàng

Nhận thức được điều này, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội xácđịnh phương châm "Đi vay để cho vay" đã tạo ra chuyển biến căn bản trongsuy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội

đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt kết hợp với điều hành lãi suất phù hợptheo diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ cụ thể, tăng cường công táctiếp thị, coi trọng chiến lược khách hàng, vận động khách hàng mở tài khoảntại ngân hàng Bên cạnh đó ngân hàng còn trang bị phương tiện làm việc hiệnđại, cơ sở vật chất khang trang, lịch sự , hoạt động giao dịch được xử lý tứcthời trên máy tính Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên cao, thái độphục vụ tận tình, chu đáo hết lòng vì khách hàng, nên đã thực sự tạo đượcniềm tin và uy tín của chi nhánh đối với khách hàng gửi tiền tạo niềm tin chokhách hàng Chính vì vậy số lượng khách hàng đến với ngân hành ngày mộttăng Do đó công tác huy động đã đạt kết quả tương đối khả quan

Trang 34

Số dư đến 31/12/2006

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2006

Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT tính đến 31/12/2005 là4026,86 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 2112,30 tỷ đồng

-Tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 2199,13 tỷ đồng chiếm tỷ trọng54,5% trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn lãi suất đầu vào thấp cólợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù nguồn vốn này tính

ổn định không cao, nhưng xét ở một chừng mực nào đó thì nó lại có tính

ổn định

- Tiền gửi dân cư năm 2005 đạt 1827,73 tỷ đồng tăng so với năm 2004

là 458,20 tỷ đồng Điều đó cho thấy đời sống của nhân dân trong vùng ngàycàng được nâng cao, tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều, và việc ngânhàng có được kết quả như vậy chứng tỏ niềm tin tưởng của nhân dân tronghuyện đối với ngân hàng.Hơn thế nữa nó còn khẳng định được công tác huyđộng vốn của ngân hàng ngày càng được nâng cao

Trang 35

Tóm lại, qua số liệu trên có thể đánh giá được rằng công tác huy độngvốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đang từng bước hoàn thiện vàtăng trưởng qua mỗi năm Tổng nguồn vốn huy động ngày một tăng điều nàychứng tỏ ngân hàng đã có uy tín lớn trong khu vực,tạo lên niềm tin cho kháchhàng khi gửi tiền vào ngân hàng này Ngoài ra việc tổng nguồn vốn tăng cònquyết định đến quy mô, quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng,nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán,

từ đó tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh,nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo

sự ổn định của tiền tệ, giữ vững giá trị đồng tiền góp phần làm ổn định kinh

là 59,628 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 30,1% trong tổng dư nợ

Bên cạnh việc qui mô tín dụng được mở rộng ,thì chất lượng tín dụngcũng ngày càng được nâng cao Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ0,4% trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều so với những năm

Trang 36

trước.Điều đó chứng tỏ việc quản lý các khoản nợ của cán bộ ngân hàng ngàycàng có hiệu quả.Để đạt được những điều đó cán bộ NH No&PTNT Chinhánh Tây Hà Nội đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, học hỏi đểngày một nâng cao chất lượng tín dụng.

Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có những đóng góp to lớn vàocác chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như đẩy mạnh

sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà theo đường lối đổi mới doĐảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo

2.1.4 Hoạt động thanh toán – ngân quỹ

Cùng với nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng, hoạt động thanh toáncủa chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã đóng một vai trò quantrọng trong việc bảo toàn, phát triển vốn, nâng cao hiệu quả quay vòng vốnphục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Để thực hiện tốt nhiệm

vụ thanh toán, chu chuyển vốn kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế, Chinhánh đã đưa vào khai thác công nghệ thanh toán hiện đại như hệ thống thanhtoán chuyển tiền điện tử, từ chỗ một món thanh toán của khách hàng trướcđây thời gian luân chuyển vốn giữa các ngân hàng mất từ 3 đến 5 ngày, đếnnay được thực hiện tức thời trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút

Song song với hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ cũng đã cóbước phát triển đáng kể Công tác kho quỹ, điều chuyển vốn được đảm bảo antoàn nghiêm ngặt Doanh số thu chi tiền mặt bình quân hàng năm đạt 900 tỷđồng, nhưng không để xảy ra thiếu hụt, nhầm lẫn, kho quỹ luôn trong tìnhtrạng an toàn tuyệt đối, số tiền thừa trả lại cho khách hàng năm 2002 là11,221 ngàn đồng, năm 2003 là 2,948 ngàn đồng, năm 2004 là 9,084 ngànđồng, số tiền thừa trả lại cho khách cao nhất là 2 triệu đồng

Trang 37

2 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội

Nhận thức rõ chính sách tín dụng đối với việc phát triển Nông nghiệp,Nông thôn của Đảng và Nhà nước trong giai đoan đất nước đang trong thời kỳCNH-HĐH là quan trọng và có ý nghĩa kinh tế chính trị hết sức sâu sắc Đốivới NHNo&PTNT chính sách tín dụng vừa là trách nhiệm chính trị vừa là cơhội thuận lợi để mở rộng kinh doanh, khắc phục những trở ngại khó khăn docác điều kiện đặc thù của Nông nghiệp , Nông thôn Trên cơ sở một nền kinh

tế thuần nông sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp thì đây là cơ hội thuận lợi để mởrộng tín dụng, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đã bám sát các chươngtrình mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố, để đầu tư đúng hướng, nhạy cảmtrước những vấn đề mới của nền kinh tế trong thành phố góp phần xây dựngThủ đô Hà Nội ngày càng giàu mạnh

Nắm bắt được đặc thù về kinh tế của địa bàn Đối với khách hàng chủyếu là hộ sản xuất nhỏ, Ngân hàng một mặt đã tiếp tục mở rộng nâng suất đầu

tư, mặt khác không ngừng mở rộng tìm kiếm thị trường trong lĩnh vực khácnhư các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH Số liệu dưới đây cho thấytình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội trong thờigian qua

2.2.1.1 Doanh số cho vay

Biểu 2: Doanh số cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Trang 38

Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền TL% Số tiền TL % Số tiền TL %

1.DSCV theo loại vay 1343,23 100% 2087,39 100% 3158,65 100%

1.1 Tại NHNo 1280,28 95,3% 2025,03 97% 3045,52 96,4% Cho vay NH 868,16 64,6% 1474,51 70,6% 2368,97 75% Cho vay Trung dài hạn 412,12 30,6% 550,52 26,3% 676,55 21,4%1.2 Tại NHCSXH 62,95 4,7% 62,36 3% 113,13 3,5% Cho vay hộ nghèo 62,95 4,7% 62,36 3% 113,13 3,5%

(Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2004, 2005 )

Qua biểu 2 ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 2087,39 tỷđồng tăng so vối năm 2004 là 1173,18 tỷ đồng:

*/Doanh số cho vay theo loại vay

Cho vay ngắn hạn năm 2005 đạt 1474,51 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là70,6% trong tổng doanh số cho vay

Cho vay trung và dài hạn năm 2005 đạt 550,52 tỷ đồng chiếm tỷ trọng

là 26,3% trong tổng doanh số cho vay

Điều đó chứng tỏ NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã quan tâmđến cả hai lĩnh vực đầu tư ngắn hạn và đầu tư trung và dài hạn

*/Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Trang 39

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế trong nhưng năm gần đâyđang có xu hướng tăng nhanh,đặc biệt là cho vay hộ nông dân có xu hướngphát triển mạnh cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2005 doanh số cho vay đạt 62,34

tỷ đồng chiếm 2,9% trong tổng doanh số cho vay, năm 2004 doanh số cho vayđạt 80,53 tỷ đồng chiếm 5,9 % trong tổng doanh số cho vay, năm 2004 doanh

số cho vay đạt 189,55 tỷ đồng chiếm 20,7 % trong tổng doanh số cho vay.Như vậy năm 2005 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước giảmmạnh.So với năm 2004 giảm3%

Đối với doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh năm 2005 doanh số cho vayđạt 578,98 tỷ đồng chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay, năm 2004doanh số cho vay đạt 316,07 tỷ đồng, chiếm 23,5% trong tổng doanh số chovay Qua đó ta thấy năm 2005 tăng so với năm 2004 là 4,2%=>Như vậy,doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước xu hướng giảm.Trong khi đódoanh số cho vay của doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng

Năm 2005 doanh số cho vay đạt 62,36 tỷ đồng chiếm 3,0% trong tổngdoanh số cho vay Qua đó cho thấy NHNo& PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội đãtriển khai triệt để và kịp thời vốn ngân hàng giúp người nghèo vượt khó, gópphần tích cực vào việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống, giải quyết công

ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho những hộ gia đình gặp khó khăn

2.2.1.2 Doanh số thu nợ

Ngày đăng: 28/07/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w