Trường đại học Mỏ địa chất Đồ án tốt nghiệp Trường đại học Mỏ địa chất Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 5 BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP 5 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 5 1 1 Khái niệm về bản đồ đ[.]
Trang 1MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 5
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP 5
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 5
1.1 Khái niệm về bản đồ địa chính 5
1.2 Mục đích thành lập bản đồ địa chính 6
1.3 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính 6
1.4 Nội dung của bản đồ địa chính 8
1.4.1 Điểm khống chế tọa độ và độ cao 8
1.4.2 Địa giới hành chính các cấp 8
1.4.3 Ranh giới thửa đất 8
1.4.4 Loại đất 9
1.4.5 Công trình xây dựng trên đất 9
1.4.6 Ranh giới sử dụng đất 9
1.4.7 Hệ thống giao thông 9
1.4.8 Mạng lưới thủy văn 9
1.4.9 Địa vật quan trọng 9
1.4.10 Mốc giới quy hoạch 9
1.4.11 Dáng đất 10
1.5 Tỷ lệ bản đồ Địa Chính 10
1.7 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 13
1.7.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa 13
1.7.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không 13
CHƯƠNG 2 15
GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS 15
2.1 Giới thiệu về phần mềm MicroStation 15
2.1.1 Các chức năng cơ bản của MicroStation 15
Trang 22.2.1 Giới thiệu chung về Famis 26
2.2.2 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo 27
2.2.3 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ 37
CHƯƠNG 3 53
THỰC NGHIỆM BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 53
1: 1000 XÃ QUỲNH LIÊN, THỊ XÃ HOÀNG MAI TỈNH NGHỆ AN 53
3.1 Khái Quát tình hình khu đo và đặc điểm khu vực đo 53
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 53
3.2 Thu thập dữ liệu 54
3.3 Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 55
3.4 Thực hiện quy trình biên tập bản đồ địa chính Xã Quỳnh Liên 56
3.4.1 Thiết lập tham số bản vẽ 56
3.4.2 Tạo bản đồ nền 58
3.4.3 Biên tập bản đồ nền 59
3.4.4 Biên tập bản đồ địa chính 64
3.4 Biên tập bản đồ sau xê dịch 78
3.3.1 Di chuyển bản đồ 78
3.3.2 Biên tập bản đồ sau di chuyển 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá màthiên nhiên ban tặng cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầmquan trọng rất lớn đối với môi trường sống của con người, là địa bàn phân bốdân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng từ xaxưa con người đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên đất Cùng với quá trìnhphát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài, đã làm nảy sinh những vấn đềphức tạp giữa người với người liên quan đến đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếmhữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai Vì vậy việc thànhlập bản đồ địa chính là rất cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệuquả hơn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của khoa học côngnghệ, người ta sử dụng máy tính để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính và hệthống thông tin đất đai nhằm cập nhật, sửa chữa và bổ sung kịp thời nhữngthay đổi hợp pháp của đất đai Do vậy việc ứng dụng các phần mềm để thànhlập bản đồ địa chính sẽ giúp chúng ta quy hoạch, quản lý đất đai được tốt vàhợp lý hơn
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đáp ứng hiệu quả trong việc quản lý và
sử dụng đất đai tại các địa phương Đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của
ThS Phạm Thị Kim Thoa em đã tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài:
“Ứng dụng MicroStation và Famis biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000
Xã Quỳnh Liên Thị Xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về bản đồ địa chính
- Tìm hiểu phần mềm MicroStation và FAMIS
- Biên tập 02 tờ bản đồ địa chính xã Quỳnh Liên Thị Xã Hoàng Mai TỉnhNghệ An
- Rút ra những kinh nghiệm và hạn chế trong qua trình biên tập bản đồ
Trang 43 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS biên tập bản đồ địa chính
4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài tiến hành thành lập bản đồ địa chính, đây chính là tư liệu hữu íchphục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đất
Giúp cho các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, đề ra các biện pháp sửdụng hợp lý, tránh lãng phí tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triểnbền vững
Việc xây dựng bản đồ địa chính sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất dễdàng, đạt hiệu quả cao
5 Bố cục đồ án
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, đồ án được chia làm 3 chương vớinhững nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về bản đồ địa chính
Chương 2: Giới thiệu phần mềm MicroStaion và FAMIS
Chương 3: Quy trình biên tập bản đồ địa chính
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, thời gian có hạn nênquá trình hoàn thành đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong được sự giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa
để chất lượng đề tài được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoaTrắc địa-Bản đồ và quản lý đất đai cũng như các thầy cô trong bộ môn Địa
chính, đặc biệt là sự hướng dẫn của ThS Phạm Thị Kim Thoa đã giúp đỡ
em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Duy Thuận
Trang 5CHƯƠNG 1 BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1 Khái niệm về bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiệnchính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từngthửa đất, từng vùng đất Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khácliên quan đến đất đai Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính
cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước Bản đồ địachính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nóđảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai, phục vụ công tác quản lýđất và tài nguyên
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của hồ sơ địa chính, mang tínhpháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sửdụng đất Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗbản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toànquốc Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật và chỉnh lý theo hiệntrạng của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ Hiệnnay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới xây dựng bản đồđịa chính đa chức năng vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơbản quốc gia
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính
được thành lập ở hai dạng cơ bản là Bản đồ giấy và Bản đồ số địa chính.
+ Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin đượcthể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Bản đồ giấy cho tathông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng
+ Bản đồ số địa chính có nội dung tương tự như bản đồ giấy, song cácthông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính hoặc các thiết bị lưutrữ khác như đĩa CDROM, USB, , sử dụng một hệ thống ký hiệu đã được số
Trang 6kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm hệ điều hành Các số liệu đo đạchoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất và thu hồi đất
- Giải quyết tranh chấp đất đai, thanh tra và kiểm tra việc sử dụng đất
1.3 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biêntập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn Mỗi bộ bản
đồ có thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại Để đảm bảo tính thống nhất, tránhnhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ vàquản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất của một số yếu tố cơ bản của bản đồđịa chính và các yếu tố tham chiếu phụ trợ của chúng
a Yếu tố điểm
Điểm là một vị trí được đánh dấu ngoài thực địa bằng dấu mốc đặc biệt.Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biênthửa đất (góc thửa, góc cong), các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình Trongđịa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và tọa độ của chúng
b Yếu tố đường
Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, góc cong nối qua các điểm trênthực địa Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ hai điểm đầu vàcuối, từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng Đối vớiđường gấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặc trưng của nó Các đườngcong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng như: cungtròn có thể xác định và quản lý điểm đầu, cuối và bán kính của nó Tuy nhiêntrong đo đạc địa chính thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ cungcong tới mức các đoạn của nó có thể coi là đoạn thẳng, khi đó đường cong
Trang 7c Thửa đất
Đó là yếu tố đơn vị cơ bản nhất của đất đai Thửa đất là một mảnh đấttồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường baokhép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc một chủ sử dụng nhất định Trong mỗithửa đất có thể có một hoặc một số loại đất Đường ranh giới thửa đất ở thựcđịa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào bằng cây… hoặc đánhdấu bằng các mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất Các yếu tố đặc trưngcủa thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó.Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới,diện tích Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức là gán cho nó một số hiệu địachính, số hiệu này thường được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính.Ngoài số hiệu địa chính, các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác nhưđịa danh của thửa đất là yếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng, phân biệtthửa đất này với thửa đất khác trên phạm vi địa phương và quốc gia
d Thửa đất phụ
Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa đất nhỏ có đường ranhgiới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đíchkhác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thườngxuyên thay đổi chủ sử dụng đất Loại thửa nhỏ này gọi là thửa đất phụ hayđơn vị phụ tính thuế Ví dụ: một thửa đất trong khu vực dân cư nông thôn domột chủ sử dụng có đất ở, ao và vườn Có thể chia các loại đất trong thửachính tạo ra các thửa đất phụ
e Lô đất
Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất Thông thường lô đấtđược giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi… Đất đai đượcchia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giaothông, thủy lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng
g Khu đất, xứ đồng
Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất Khu đất và xứ đồngthường có tên gọi riêng được đặt lâu đời qua truyền miệng
h Thôn, bản, ấp, xóm
Trang 8Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và laođộng sản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh
về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp…
i Xã, phường, thị trấn
Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn bản hoặc đường phố Đó làđơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năngquản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình Thông thường bản đồ địachính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thịtrấn để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai
1.4 Nội dung của bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trênbản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai
1.4.1 Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ caonhà nước các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, câp 2 và các điểm khống chế
đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài Đây là các yếu tố dạng điểm cần thểhiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ
1.4.2 Địa giới hành chính các cấp
Cần thể hiện chính xác đường địa giới Quốc gia, địa giới hành chínhcấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các mốc giới hành chính, các điểm ngoặt củađường địa giới Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địagiới cấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao Các đường địa giới phảiphù hợp với hồ sơ địa giới hành chính đang được lưu trữ trong các cơ quannhà nước
1.4.3 Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đấtđược thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúchoặc đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểmđặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểmcong của đường biên Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy
đủ ba yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và phân loại theo mục đích sử dụng
Trang 91.4.4 Loại đất
Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng kí hiệu quy định tại điểm
13 mục III của phụ lục 01 kèm theo thông tư 25
1.4.5 Công trình xây dựng trên đất
Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô
thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trìnhxây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, công trình chính trên đất… Cáccông trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài Trên vị trícông trình còn biểu thị tính chất công trình như nhà gạch, nhà bê tông, nhànhiều tầng…
1.4.8 Mạng lưới thủy văn
Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ Đo vẽ theo mứcnước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ Độ rộng kênh mương lớnhơn 0,5 mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm trên bản đồthì vẽ 1 nét theo đường tim của nó Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽchính xác các rãnh thoát nước công cộng Sông ngòi, kênh mương cần phảighi chú tên riêng và hướng nước chảy
1.4.9 Địa vật quan trọng
Trên bản đồ địa chính cần phải thể hiện các địa vật có ý nghĩa địnhhướng
1.4.10 Mốc giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới
Trang 10quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều
1.4.11 Dáng đất
Khi đo vẽ bản đồ ở khu vực đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằngđường đồng mức hoặc ghi chú độ cao
1.5 Tỷ lệ bản đồ Địa Chính
Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính:
a Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 10000 được xác định như sau:
Chia mặt phẳng hình chiếu thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là 6 × 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 10000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 10000 là 60 × 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha)ngoài thực địa
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 10000 gồm 08 chữ số: 02 sốđầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-); 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độX; 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trênkhung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính
b Bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000:
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 10000 thành 04 ô vuông, mỗi ôvuông có kích thước thực tế là 3 × 3 km tương ứng với mỗi mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 5000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 5000 là 60 × 60 cm, tương ứng với diện tích là 900ha ngoài thựcđịa
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000 gồm 06 chữ số: 03 sốđầu là 03 số chẵn km của tọa độ X; 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ
Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính
c Bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000:
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000 thành 09 ô vuông, mỗi ôvuông có kích thước thực tế 1 × 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 2000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 2000 là 50 × 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực
Trang 11Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từtrái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000, gạch nối (-) và số thứ tự
ô vuông
d Bản đồ tỷ lệ 1: 500:
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế 0,25 × 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 500 là 50 × 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thựcđịa
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyêntắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1: 500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000, gạch nối (-) và
số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn
e Bản đồ tỷ lệ 1: 200:
Chia mảnh bản đồ địa chính 1: 2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,10 × 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1: 200 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1: 200 là 50 × 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1: 200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000, gạchnối (-) và số thứ tự ô vuông
1.6 Độ chính xác bản đồ địa chính
a Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm
trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo
tỷ lệ bản đồ cần lập
b Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm
tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địachính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số)
Trang 12c Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ
không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảngcách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lướikm) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết
d Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ
địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất khôngđược vượt quá:
1) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
2) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
3) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
4) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
5) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
6) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
7) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này đượcphép tăng 1,5 lần
e Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu
thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đotrực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mmtheo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối vớicác cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần
g Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác
của điểm khống chế đo vẽ
h Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với
điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đối sai số
Trang 13lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép Sốlượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trịtuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợpkiểm tra Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệthống.
1.7 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Việc lựa chọn phương pháp đo vẽ bản đồ từng đơn vị hành chính cấp
tỉnh, huyện, xã thường được quyết định trong phương án “Xây dựng luận
chứng kinh tế kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính” Cơ sở để lựa chọn
phương pháp đo vẽ là: Đặc điểm loại đất, vùng đất cần đo, tỷ lệ bản đồ cần
vẽ, máy móc trang thiết bị sẵn có và tư liệu bản đồ, ảnh hàng không có thể sửdụng
1.7.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thường được gọi đơn giản làphương pháp toàn đạc, đó là phương pháp cơ bản để thành lập bản đồ địachính Phương pháp này sử dụng các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia hoặccác máy toàn đạc điện tử Việc đo đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa,
số đo sẽ được xử lý bằng các phần mềm để vẽ bản đồ
Việc sử dụng các phần mềm đồ họa để xử lý số liệu đo trên thực địathành lập số rất thuận tiện, cho độ chính xác khá cao đáp ứng được yêu cầuquản lý đất hiện nay
Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểmchi tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong thờitiết không thuận lợi, độ chính xác cao
Nhược điểm: Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình vẽ bản đồthực hiện trong phòng dựa vào số liệu đo và bản vẽ sơ họa nênkhông thể quan sát trực tiếp ngoài thực địa dễ bỏ sót các chi tiết làmsai lệch các đối tượng cần thiết kế trên bản đồ, giá thành cao
1.7.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc, bàn đạc có ưu
Trang 14để thể hiện trên bản đồ, có thể đo vẽ cả những vùng địa vật phức tạp, chekhuất nhiều Tuy nhiên, các phương pháp trên tốn nhiều công sức, tiến độcông tác chậm, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu, hiệuquả kinh tế thấp.
Đã từ lâu, ảnh hàng không đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả tronglĩnh vực thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình và cả tỷ lệ lớn.Ảnh hàng không giúp chúng ta thu thập thông tin địa vật, địa hình một cáchnhanh chóng và khách quan Các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhanhchóng được ứng dụng vào ngành đo ảnh vì thế khả năng tự động hóa việcthành lập bản đồ bằng ảnh rất lớn
Ở các vùng đất canh tác nông nghiệp ít bị địa vật và thực vật phủ chekhuất, các đường biên thửa đất, bờ ruộng thường thể hiện khá rõ nét trên phimảnh hàng không Vì vậy dùng ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chínhcác vùng đất nông nghiệp là hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tế.Ứng dụng phương pháp này sẽ tăng hiệu quả kinh tế và đẩy nhanh tốc độthành lập bản đồ trong cả nước
Kết quả đo ảnh hàng không sẽ cho phép ta nhanh chóng xác định cácyếu tố không gian trên bản đồ địa chính Các yếu tố phi không gian sẽ đượcđiều tra ghi nhận ở thực địa
Trang 15CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS
2.1 Giới thiệu về phần mềm MicroStation
MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế (CAD) và làmôi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họathể hiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phụ hợp với hệthống quản lý dữ liệu lớn Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loạibản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau
Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổsung rất tiện lợi MicroStation cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kếtheo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau
MicroStation là môi trường đồ họa làm nền để chạy các Modul phầnmềm ứng dụng khác như : I/Geovec, I/RasB, MSFC, Famis Các công cụ củaMicroStation được dùng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (Raster),sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ
MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (Import, Export) dữ liệu
đồ họa từ các phần mềm khác qua file có dạng (*.dxf) MicroStation có mộtgiao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làmviệc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họanhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng
2.1.1 Các chức năng cơ bản của MicroStation
MicroStation cho phép giao diện với người dùng thông qua cửa sổ lệnhCommand Window, các cửa sổ quan sát, các menu, các hộp thoại và bảngcông cụ trên cửa sổ lệnh hiển thị file đang mở và còn có 6 trường với các nộidung :
- Status : Hiển thị trạng thái của các yếu tố được chọn
- Message : Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố
- Command : Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện
- Prompt : Hiển thị thao tác tiếp theo cẩn thực hiện
Trang 16- Error : Hiển thị các thông báo lỗi
Để dễ dàng, thuận tiện trong thao tác, MicroStation cung cấp rất nhiều cáccông cụ (Drawing tools) tương đương như các lệnh Các công cụ này thể hiệntrên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ (icon) và được nhóm theo cácchức năng có liên quan thành những thanh công cụ (Tool box)
Các thanh công cụ thường dùng nhất trong MicroStation được đặt trongmột thanh công cụ chính (Main tool box) và được rút gọn ở dạng các biểutượng Thanh công cụ chính được tự động mở lỗi khi ta bật MicroStation và ta
có thể thấy tất cả các chức năng của MicroStation trong đó Trường hợp thanhcông cụ chính chưa có trên màn hình, có thể lấy thanh công cụ đỏ ra bằngcách:
Từ Menu của MicroStation → Tools → Main → Main
Hình 2.1.1
Ta có thể dùng chuột kéo các thanh công cụ con ra thành một Toolhoàn chỉnh hoặc chọn từng icon trong Tool đó để thao tác Khi ta sử dụng mộtcông cụ nào đó thì Tool sử dụng sẽ là hiện thời và sẽ chuyển thành màu sẫm.Ngoài ra đi kèm với mỗi một thanh công cụ được chọn là hộp Tool setting,hộp này hiển thị tên của công cụ và các phần đặt thông số đi kèm
Trang 17Hình 2.1.2
2.1.1.1 Thao tác với file
a Tạo file mới
Để tạo 1 file bản vẽ mới và mở nó để sử dụng ta thực hiện theo cácbước:
- Chọn file trên menu chính, sau đó chọn new Hộp thoại Creat designfile xuất hiện
- Chọn đường dẫn của file cần mở từ hộp danh sách đường dẫndirectories
- Vào tên file cần tạo ở thư mục name (Tối đa là tám ký tự, không phânbiệt chữ hoa hay chữ thường)
- Để chọn file seed thích hợp cho file cần tạo, ấn nút seed Hộp thoạiselect seed file xuất hiện sẽ liệt kê các file seed cho ta chọn
- Kích Ok
Hình 2.1.3
Trang 18- Từ menu file, chọn open Hộp hội thoại Open design file sẽ xuấthiện.
- Từ menu lựa chọn type, chọn Design (Nếu nó chưa được chọn)
- Chọn đường dẫn đúng tới file cần mở trong thư mục file (*.dgn hoặc
*.*)
- Chọn đường dẫn đúng tới file cần mở từ hộp danh sách Directories
- Trong hộp danh sách files chọn tên file cần mở hoặc trên mục name
gõ vào tên File cần mở
- Kích Ok
c Cất giữ file:
Để tạo một file bản sao nội dung giống hệt file đang sử dụng (nhưng với tên khác) ta thực hiện theo các bước như sau:
- Từ menu file chọn Save As
- Từ menu chọn type, chọn Design nếu nó chưa được chọn
Khi làm việc với những file lớn và quan trọng, nên thường xuyênbackup file để tránh mất dữ liệu khi có những sai sót đáng tiếc xảy ra
* Save setting:
Khi gõ vào thư mục input của command window dòng lệnh: File hoặc
từ menu file chọn save setting thì môi trường làm việc hiện thời của file sẽđược lưu lại Môi trường làm việc của file bao gồm vị trí vùng đang làm việc,các chế độ về màu, kiểu đường, lớp và nhiều chế độ khác
* Compress design:
Khi gõ vào mục input của command window dòng lệnh : Comp hoặc từ
Trang 19yếu tố trong file sẽ không thể làm lại được nữa (undo) Lệnh này sẽ thực sựxóa bỏ các yếu tố bị xóa khỏi file.
d Import file dwg, dxf
Để Import file dwg hay dxf vào MicroStation, đầu tiên ta tạo (hoặc mở)một file *.dgn để làm nơi lưu giữ nội dung Import
Các bước tiếp theo thực hiện như sau:
- Từ menu file chọn Import, sau đó chon dwg hoặc dxf Hộp thoại openAutocad drawing file sẽ xuất hiện
- Trong menu chọn của filter chọn loại file cần Import (dwg, dxf)
- Chọn đường dẫn đến file cần import trong hộp thoại directories
- Chọn tên file cần Import trong hộp danh sách files
- Kích Ok Hộp thoại Import drawing file sẽ xuất hiện
- Kích vào nút Open
e Export file dgn sang file dwg hay dxf
Trước hết ta mở file cần Export
Các bước tiếp theo thực hiện như sau:
- Từ menu file chọn export, sau đó chọn dwg hoặc dxf, hộp thoại Save
As Autocad drawing file sẽ xuất hiện
- Trong menu chọn loại file cần Export (dwg hoặc dxf)
- Chọn đường dẫn đến nơi lưu file chịu nội dung Export trong hộp thoạidierctories
- Vào tên file chứa nội dung Export trong thư mục name
- Kích Ok Hộp thoại Export drawing file sẽ xuất hiện
- Kích vào nút Export
g Đơn vị đo
Trong MicroStation, kích thước của đối tượng được xác định thông qua
hệ thống tọa độ mà file đang sử dụng Đơn vị dùng để đo khoảng cách trong
hệ thống tọa độ gọi là Working Units Working Units xác định độ phân giảicủa file bản vẽ và các đối tượng lớn nhất có thể vẽ được trên file Thôngthường trong MicroStation ta nên vẽ các yếu tố với đúng kích thước thực tếcủa chúng, còn khi in ra ta có thể đặt tỷ lệ in tùy ý
Để xác định working units cho file bản vẽ ta thực hiện theo các bước sau:
Trang 20- Trên menu chính chọn Settings, tiếp theo chọn Design file settings sau
đó chọn working units Trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ working units nhưsau:
Hình 2.1.4
- Trong phần units name của cửa sổ working units, vào tên cho đơn vị
đo chính master units và đơn vị đo phụ sub units
- Trong phần resolution của cửa sổ woking units, vào số sub units trênmột master units và vào số vị trí điểm trên một sub units
- Chọn Ok để chấp nhận các đơn vị đo và đóng cửa sổ working units.Trên cửa sổ working units, working area là kích thước của vùng làmviệc cho phép trên file, chỉ các yếu tố nằm trong vùng làm việc mới được hiểnthị trên file
Trong quá trình làm việc trên file, tất cả các kích thước và tọa độ được
sử dụng đều lấy theo master units
2.1.1.2 Các đối tượng đồ họa
Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear ElementTools):
Trang 21Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm (Point Tools):
Hình 2.1.6Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng (Polygons Tools):
Hình 2.1.7Thanh công cụ vẽ các đường cong, cung tròn:
Hình 2.1.8Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipse:
Hình 2.1.9Thanh công cụ vẽ và sửa các đối tượng dạng chữ:
Hình 2.1.10Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cell:
Hình 2.1.11
Trang 22Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng:
Trang 23Công cụ tính khoảng cách:
Hình 2.1.18 Công cụ chọn đối tượng:
Hình 2.1.19 Công cụ để thao tác với một nhóm đối tượng trong một phạm vikhông gian các định (Fence):
Hình 2.1.20 Các thao tác điều khiển màn hình
Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình
được bố trí dưới góc trái của một cửa sổ (Window) Tuy nhiên người sử dụng
có thể mở thanh công cụ điều khiển màn hình bằng cách: Chọn menu Tool của MicroStation → Chọn View Control → sẽ xuất hiện thanh công cụ điều khiển màn hình (View Control).
Hình 2.1.21
Update view: Cho phép update màn hình Sau khi chọn chức năngnày, ấn phím data trên cửa sổ view muốn update thì mọi hình ảnh ở đó sẽđược update lại
Trang 24Zoom in: Chức năng này cho phép phóng to hình ảnh của các yếu
tố, sau khi chọn biểu tượng này, ấn phím data tại vị trí cần phóng to Sau mỗilần phóng to, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ to gấp đôi
Zoom out: Chức năng này cho phép thu nhỏ hình ảnh của các yếu
tố, sau khi chọn biểu tượng này, ấn phím data tại vị trí cần thu nhỏ Sau mỗilần thu nhỏ, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ nhỏ bằng một nửa so vớiban đầu
Window Area: Cho phép phóng to một vùng lên màn hình Sau khichọn biểu tượng này, ấn phím data tại vị trí xác định hai đỉnh của hình chữnhật giới hạn vùng cần phóng to, ấn tiếp phím data lần nữa trên cửa sổ viewcần hiển thị vùng được chọn Lúc này hình ảnh của vùng được giới hạn bởihình chữ nhật vừa vẽ sẽ được chỉnh vừa vặn với cửa sổ chọn hiển thị
Fit view: Cho phép hiển thị tất cả các yếu tố của file trên một cửa
sổ Sau khi chọn biểu tượng này ấn phím data trên cửa sổ muốn hiển thị
* Level, Color, Line Style, Line weight: thuộc tính hiển thị của các
yếu tố lớp, màu, kiểu đường, lực nét
Level: Mỗi yếu tố trong MicroStation được gắn với một level,
MicroStation có tất cả 63 level nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có 1 level làmlevel hoạt động Mỗi yếu tố được vẽ ra đều nằm trên level hoạt động tại thờiđiểm đó Tại mỗi thời điểm, MicroStation cho phép hiển thị hoặc tắt hiển thịmột số level, level hoạt động luôn luôn được hiển thị Các yếu tố chỉ được thểhiện trên màn hình khi level của nó ở chế độ hiển thị Để thay đổi level hoạtđộng hay thay đổi chế độ bật tắt các level có thể sử dụng bảng điều khiểnlevel view levels Từ menu dọc của view chọn levels, bảng view levels sẽđược mở ra:
Trang 25
Hình 2.1.22
Mỗi số viết trên các ô từ 1 đến 63 tương ứng với 1 level Nếu ô màusẫm thì level đó được chọn hiển thị (chế độ on) Nếu ô mà xám nhạt thì leveltương ứng bị tắt hiển thị (chế độ off) Ô nào có một hình tròn bao quanh thì
số level tương ứng là level hoạt động Để đổi chế độ hiển thị của level từ onsang off hoặc ngược lại thì chỉ cần bấm phím data trên ô Muốn chọn levelnào làm level hoạt động thì ấn kép phím data trên ô tương ứng Sau khi chọnxong chế độ hiển thị cho các level, ấn phím Apply để áp dụng cho view đóhoặc ấn All để áp dụng cho tất cả các level
Color: Trong MicroStation, mỗi yếu tố được thể hiện với một màu nhất
định Tại mỗi thời điểm, mỗi file bản vẽ sử dụng một bảng màu nhất định Mỗibảng màu gồm 256 màu đánh số từ 0 đến 255 Muốn xem bảng màu của file, từmenu dọc của settings chọn colors, bảng màu color table sẽ được mở ra
Hình 2.1.23
Trang 26Bảng màu được mở ra chính là bảng màu mà file đang sử dụng Mỗimàu trong bảng màu được thể hiện ở một ô riêng biệt Nếu ta ấn phím datavào ô nào thì số tương ứng màu đó sẽ được hiển thị.
LineStyle:
MicroStation có tất cả tám kiểu đường cơ bản đánh số từ 1 đến 7.Ngoài ra MicroStation còn cho phép người sử dụng sử dụng những kiểuđường đặc biệt (Custom linestyle) do MicroStation thiết kế sẵn hoặc người sửdụng tự thiết kế Tại mỗi thời điểm chỉ có một kiểu đường được chọn làmkiểu đường hoạt động Các yếu tố được vẽ ra luôn được thể hiện bằng kiểuđường hoạt động Muốn thay đổi kiểu đường hoạt động có thể thực hiện mộttrong những cách sau:
- Từ menu dọc của Element chọn Linestyle sau đó ấn phím data vàokiểu đường cần chọn
- Trên cửa sổ Command window đánh dong lệnh: ls= style (Style là sốhoặc tên của kiểu đường cần đặt làm kiểu đường hoạt động)
Nếu từ menu dọc của Element chọn linestyle, sau đó chọn custom thìhộp danh sách các kiểu đường đặc biệt line style sẽ xuất hiện Trong hộp danhsách names, chọn các kiểu đường cần chọn làm kiểu đường hoạt động Nếuchọn show details thì hình ảnh của kiểu đường được chọn sẽ hiện ra Scalefactor cho phép đặt tỷ lệ hiển thị của đường custom line style
Các kiểu đường custom line style được quản lý theo các thư viện linestyle Mỗi thư viện này tương đương với một file (có dạng *.rsc) Trong mỗithư viện đường bao gồm một nhóm các kiểu đường Custom line style, mỗiđường có một tên riêng biệt Muốn tạo Custom line style, ta chọn Elementtrên menu chính, chọn tiếp line style, sau đó chọn Edit Cửa sổ line styleeditor xuất hiện trên màn hình cho phép tạo custom line style
Line weight:
Các yếu tố trong MicroStation có thể được thể hiện với 16 lực nét cơbản được đánh số từ 0 đến 15 Tại mỗi thời điểm chỉ có một lực nét đượcchọn làm lực nét hoạt động Các yếu tố được vẽ ra luôn được hiển thị bằnglực nét hoạt động Muốn thay đổi lực nét hoạt động có thể thực hiện theo mộttrong những cách sau đây:
Trang 27- Từ menu dọc của Element chọn weight, sau đó ấn phím data vào lựcnét cần chọn.
- Trên cửa sổ lệnh command window đánh vào dòng lệnh: wt= Weight(weight là số của lực nét cần đặt làm lực nét hoạt động)
*Các chế độ bắt điểm: Để mở bảng các biểu tượng snap, từ menu dọc của
snap chọn button bar Muốn chọn tạm thời kiểu snap nào thì ấn phím data trênbiểu tượng snap đó Muốn chọn kiểu snap nào làm mặc định thì ấn kép phímdata trên biểu tượng snap đó
Hình 2.1.24
2.2 Phần mềm FAMIS
2.2.1 Giới thiệu chung về Famis
FAMIS là phần mềm “ Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính”
là phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địachính phục vụ thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính
Phần mềm Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng,
xử lý, và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ saukhi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ
sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thànhlập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Cadastral DocumentDatabase Management System – CADDB) là phần mềm thành lập và quản lýcác thông tin cần thiết, để thành lập bộ hồ sơ địa chính Hỗ trợ công tác tracứu, thanh tra quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thống kêtình hình sử dụng đất
Hai phần mềm FAMIS và CADDB có thể liên kết, trao đổi qua lại vớinhau tạo thành một hệ thống thống nhất
Các chức năng của phần mềm FAMIS 2011 được chia làm 2 nhómchính:
- Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
- Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
Trang 28Các chức năng trong nhóm này thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệutrị đo Cơ sở dữ liệu trị đo là cơ sở dữ liệu lưu trữ toàn bộ số liệu đo đạc trongquá trình xây dựng bản đồ địa chính Cơ sở dữ liệu trị đo là cơ sở dữ liệu nền
để xây dựng lên cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
2.2.2.1 Nạp phần xử lý trị đo
Để làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo trước hết ta cần nạp phần xử lý trị
đo Chức năng này nạp các Modul về xử lý trị đo vào bộ nhớ để sử dụng
Menu chọn “ Cơ sở dữ liệu trị đo Nạp phần xử lý trị đo”
Hình 2.2.1
2.2.2.2 Quản lý khu đo
FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo Một đơn vị hành chính cóthể được chia làm nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong mộthoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệucủa mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn
Cửa sổ giao diện:
Hình 2.2.2
2.2.2.3 Hiển thị
Nhóm chức năng quản lý cách hiển thị các số liệu đã có trong trị đo ramàn hình:
Trang 29Hình 2.2.3
a Hiển thị các lớp thông tin trị đo
Chức năng dùng để bật tắt các lớp thông tin của trị đo
Menu chọn “ Hiển thị trị đo”
Hình 2.2.4Các lớp thông tin trị đo bao gồm: Trạm đo, Điểm đo chi tiết, Đối tượng
vẽ tự động, Đối tượng tự vẽ, Số hiệu trị đo, Mã trị đo
Thao tác:
Đánh dấu vào các lớp thông tin cần hiển thị
Kích <Chấp nhận> cách hiển thị đặt như trên.
Kích <Ra khỏi> ra khỏi chức năng.
Hiển thị bảng CODE
Thao tác: Menu chọn “Hiển thị bảng code”
Cửa sổ giao diện:
Trang 30Hình 2.2.5
b Tạo mô tả trị đo
Đây là chức năng tạo các đối tượng chữ (text) để mô tả thông tin đikèm với trạm đo, điểm chi tiết
Thao tác: Menu chọn “Hiển thị → Tạo mô tả trị đo”
Cửa sổ giao diện
Hình 2.2.6
Xác định vị trí đặt text mô tả trị đo từ vị trí của trị đo qua khoảng cách
<Dx>, <Dy> ở phần < Khoảng cách từ trị đo > Đơn vị khoảng cách tính theomét
Xác định kích thước chữ mô tả trị đo qua <Kích thước>
Trang 31Xác định level sẽ chứa text mô tả trị đo qua <Level>.
Xác định màu của text mô tả qua việc chọn màu ở <Màu>
Đánh dấu các thông tin sẽ được vẽ ra:
Đối với trạm đo, có thể hiển thị:
Số hiệu trạm đánh dấu <Số hiệu>
Mã đánh dấu <Mã>
Tọa độ đánh dấu <Tọa độ>
Điểm khởi đầu đánh dấu <Điểm khởi đầu>
Đối với điểm đo chi tiết, có thể hiển thị:
- Số hiệu trạm đo của điểm đánh dấu <Số hiệu trạm>
- Số hiệu điểm đo đánh dấu <Số hiệu>
- Mã đánh dấu <Mã>
Kích <Chấp nhận> chấp nhận bắt đầu tạo text mô tả.
Kích <Ra khỏi> ra khỏi chức năng.
2.2.2.4 Nhập số liệu
Nhóm các chức năng trao đổi dữ liệu với bên ngoài
Hình 2.2.7
a Nhập số liệu (Import)
Trị đo có thể nhập từ các nguồn dữ liệu sau :
- Từ sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của máy đo điện tử (TotalStation) thông dụng ở Việt Nam hiện nay Chức năng nhận dữ liệu từ các sổ
đo điện tử sang khi đã trút ra dưới các dạng file giao tiếp chuẩn :
* File SDR của SOKKIA
* File FC4 của TOPCON
Trang 32- Từ các sổ đo vẽ ngoại nghiệp Số liệu trong sổ ngoại nghiệp được đưavào dưới dạng file có khuôn dạng chuẩn (*.asc) bằng các phần mềm làm việcvới các file text thông thường.
- Từ file cơ sở dữ liệu trị đo của phần mềm SDR Phần mềm SDR làmột phần mềm được dùng phổ biến hiện nay ở Việt Nam trong quá trình đovẽ
Thao tác : menu chọn « Nhập số liệu → Import »
Cửa sổ giao diện :
Hình 2.2.8Chọn kiểu file cần nhận <Kiểu>
- Đánh vào tên file cần nhập <File> hoặc ấn nút <Chọn file> để chọnmột file có trên đĩa
- Kích<Nhập> để nhập số liệu từ file được chọn vào file trị đo hiện thời
b Chuyển đổi sang file ASCII
Chức năng chuyển đổi từ một file trị đo gốc dưới dạng sổ đo điện tửsang dạng file sổ đo chi tiết (*ASC) Chức năng rất hiệu quả cho kiểm trahoặc sửa chữa trị đo hoặc số liệu đo đác gốc dưới dạng giả định Ví dụ : Giảđịnh tọa độ trạm
Menu chọn « Nhập số liệu → Chuyển đổi sang file ASCII » xuất hiệncửa sổ giao diện :
Trang 33Hình 2.2.9
c Xuất số liệu (Export)
Chức năng xuất trị đo trong file các dạng file khác nhau để trao đổithông tin với các hệ thống khác, Chức năng cho phép xuất ra hai dạng file texttrị đo (ASC) và file cơ sở dữ liệu trị đo của SDR (TXT)
Menu chọn « Nhập số liệu → Export »
Cửa sổ giao diện :
Hình 2.2.10
d Sửa chữa trị đo
Chức năng được dùng để sửa chữa các trị đo qua giao diện hiển thị củacác trị đo trên màn hình
Trang 34Trên màn hình xuất hiện thanh công cụ với các thao tác trị đo như sau:
Chức năng cung cấp một phương pháp khác để người dùng sửa chữa cơ
sở dữ liệu trị đo Thông tin của trị đo được hiện ra dưới bảng Một bản ghitương ứng với một trị đo cụ thể Đây là một hình thức giao diện rất thuận tiệncho sửa chữa các trị đo
Menu chọn “Nhập số liệu →Bảng số liệu trị đo”
Hình 2.2.12Cửa sổ giao diện được chia làm 3 phần:
- Bảng các trạm đo trong file trị đo
- Bảng các điểm đo chi tiết tương ứng với trạm đo đang được chọn
- Các phím công cụ
Thao tác:
+ Kích <Thêm trước> để chèn một trị đo vào trước trị đo đang được chọn
Trang 35+ Kích <Thêm sau> để chèn một trị đo vào sau trị đo đang được chọn,tùy thuộc trị đo được chọn là trạm hay điểm đo chi tiết mà xuất hiện cửa sổgiao diện để nhập dữ liệu cho trị đo mới.
+ Xóa một trị đo:
Chọn một trị đo sau đó ấn: <Sửa> hoặc nháy kép vào dòng mô tả trị đo cầnsửa
+ Kích <Đóng> để đóng lại cửa sổ giao diện và ra khỏi chức năng
2.2.2.5 Xử lý, tính toán số liệu trị đo
Chức năng cung cấp các công cụ tính toán thông dụng thường dùngtrong đo đạc xây dựng bản đồ địa chính
a Xử lý CODE
Chức năng làm nhiệm vụ xử lý các mã ngoại nghiệp để tạo ra các đốitượng bản đồ từ các trị đo (Tự động tạo bản đồ) Chức năng chạy hoàn toàn tựđộng và các mã xử lý theo bộ mã chuẩn của Famis
Menu chọn “Xử lý, tính toán → Xử lý Code”
Quá trình xử lý mã bao gồm 2 công đoạn:
- Xử lý các mã điều khiển để tạo nên các đối tượng bản đồ
- Xử lý các mã đối tượng để phân lớp thông tin các đối tượng bản đồ.Các đối tượng bản đồ được tự động sinh ra qua xử lý mã sau này sẽđược chuyển sang cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính để xây dựng hoàn chỉnh bản
đồ địa chính
b Giao hội thuận
Chức năng thực hiện phép tính toán giao hội thuận trong trắc địa Chứcnăng thực hiện các giao hội giữa các trị đo theo những kiểu sau đây:
<cạnh -cạnh><góc -góc><góc -cạnh>
Menu chọn “Xử lý, tính toán → Giao hội thuận”
Cửa sổ giao diện
Trang 36Menu chọn “Xử lý, tính toán → Giao hội nghịch”
Cửa sổ giao diện
- Điểm cuối của các cạnh mới nằm trên một cạnh thửa nào đó (cạnhbiên)
Menu chọn “Xử lý, tính toán → Vẽ hình bình hành”
Cửa sổ giao diện
Trang 37Hình 2.2.15Kích <Điểm 1> và chọn điểm trị đo thứ nhất trên màn hình Nếu chọnđược thì trên cửa sổ giao diện bên cạnh và bên dưới của phím xuất hiện tọa độ
và số hiệu của trị đo được chọn
Kích <Điểm 2> và chọn điểm đo thứ 2 trên màn hình
Kích <Điểm 3> và chọn điểm đo thứ 3 trên màn hình
Chọn đường chéo: Điểm thứ 4 được tạo ra sẽ thỏa mãn:
- Đối xứng với điểm 3 nếu đường chéo là <Cạnh _12>
- Đối xứng với điểm 2 nếu đường chéo là <Cạnh_3>
- Đối xứng với điểm 1 nếu đường chéo là <Cạnh_23> Kích <Dựnghình> để vẽ một hình bình hành
- Chọn vị trí góc đối diện của hình chữ nhật
2.2.2.6 Nối điểm theo số hiệu
Chức năng này cung cấp một công cụ đơn giản để tự động tạo cácđường nét bản đồ từ các số hiệu điểm đo chi tiết
Thứ tự nối các điểm đo chi tiết sẽ được liệt kê trong một file nối điểmdạng Text, các điểm nối từ trái qua phải và cách nhau bởi dấu (,) Nếu điểmnối liên tục theo thứ tự tăng dần thì được liệt kê sh điểm đầu và điểm cuốicách nhau bằng dấu (-)
Chức năng này chỉ nối các điểm đo chi tiết với nhau, không nối đượcvới các điểm gốc (Điểm khống chế đo vẽ)
Ta có thể tạo ra các file nối khác nhau để dễ dàng ra các lớp khác nhau.Menu chọn “Xử lý, tính toán → Nối điểm theo số hiệu”
Cửa sổ giao diện
Trang 38a Kết nối với cơ sở dữ liệu
Chức năng liên kết bản đồ hiện thời đang mở trong Microstation với cơ
sở dữ liệu của nó Nếu kết nối thành công, người dùng mới có thể tiếp tụcthực hiện các chức năng về sau
Menu chọn “Quản lý bản đồ → Kết nối với cơ sở dữ liệu”
Menu chọn “Quản lý bản đồ → Tạo mới một bản đồ”
d Chọn lớp thông tin
Cửa sổ giao diện
Trang 39Hình 2.2.17
e Vẽ đối tượng kiểu điểm
Chức năng vẽ các đối tượng kiểu điểm và được thể hiện dưới dạng một
kí hiệu chuẩn cho trước (theo quy phạm)
Cửa sổ giao diện
Trang 40Cửa sổ giao diện
a Tự động tìm, sửa lỗi (MRF CLEAN)
MRF CLEAN được viết bằng MDL (Microstation DevelopmentLanguage) và chạy trên nền Microstation MRF CLEAN được dùng đểsửa các lỗi dạng: Node, Dupplicate, Interection xảy ra ở các đầu nútpolyline, xóa những điểm giao, tự động loại bỏ các đoạn thừa Sử dụngchương trình MRFCLEAN để thực hiện công việc này như sau:
Menu chọn “Tạo topology Tự động tìm , sửa lỗi (CLEAN)
Cửa sổ MRF CLEAN xuất hiện các thông số Paramate Sau khi chấpnhận các thông số, ấn chọn « OK »
Cửa sổ giao diện