1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Sử dụng phần mềm MicroStation và TMV.MAP để biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Xã Linh Sơn Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên ”.

84 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Phần Mềm MicroStation Và TMV.MAP Để Biên Tập Bản Đồ Địa Chính Tỷ Lệ 1:1000 Xã Linh Sơn Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Đức Vũ
Người hướng dẫn TS. Đinh Hải Nam
Trường học Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phầm tự nhiên, là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường sống của con người. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai như vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Vì vậy việc thành lập bản đồ địa chính là hết sức cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại. Cùng với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nền khoa học tiến bộ đang góp phần tác động vào quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý đất đai, đã tạo một chuyển biến lớn đó là sự ra đời của nhiều phần mềm chuyên ngành hỗ trợ để thành lập bản đồ có độ chính xác cao như phần mềm MicroStation và TMV.Map. Các phần mềm này có thể hỗ trợ với các phần mềm khác để có thể chuyển hóa, hỗ trợ, liên kết với nhau để thành lập một tờ bản đồ địa chính có độ chính xác cao, giúp cho công tác quản lý đất đai được hiệu quả cao trong công cuộc đổi mới. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Sử dụng phần mềm MicroStation và TMV.MAP để biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Xã Linh Sơn Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên ”.

Trang 1

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn

chân thành tới TS Đinh Hải Nam - giảng viên khoa Trắc Bản đồ và Quản

Lý Đất đai Trường Đại học - Mỏ Địa chất đã trực tiếp hướng dẫn em tậntình trong quá trình thực hiện đề tài này Những lời nhận xét, góp ý, vàhướng dẫn của các thầy đã giúp em có định hướng đúng đắn trong quá trìnhthực hiện đề tài, giúp em tìm ra ưu khuyết điểm của đề tài và từng bướckhắc phục để có được kết quả tốt nhất

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Trắc Bản đồ và Quản

Lý Đất đai nói riêng là tất cả các thầy cô trường Đại học học - Mỏ Địa Chất

đã nhiệt tình truyền thụ cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trongsuốt quá trình học tập tại trường

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những người bạn đãgiúp đỡ, sát cánh cùng em trong suốt những năm học đại học Cảm ơnnhững lời động viên, những sự chia sẻ, hy sinh và chăm sóc lớn lao từ phíagia đình và người thân vì đó là một động lực to lớn giúp em vượt qua khókhăn và hoàn thành tốt đề tài này

Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thiếu kinhnghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót vàkhuyết điểm Em rất mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để

đề tài được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong trường Đại học học

-Mỏ Địa Chất thật dồi dào sức khẻo, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnhcao đẹp của mình – truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày … tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Vũ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Nội dung tìm hiểu của đề tài 1

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3

1.1 Khái niệm về bản đồ địa chính 3

1.2 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính 5

1.3 Nội dung bản đồ địa chính 8

1.3.1 Khung bản đồ 8

1.3.2 Điểm khống chế toạ độ, độ cao 8

1.3.3 Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp 8

1.3.4 Mốc giới quy hoạch 9

1.3.5 Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất 9

1.3.6 Nhà ở và công trình xây dựng khác 9

1.3.7 Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất 10

1.3.8 Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao 10

1.3.9 Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao 10

1.3.10 Ghi chú thuyết minh 11

1.4 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 11

1.4.1 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính 11

1.4.2 Lưới toạ độ vuông góc 12

1.4.3 Các thông số của file chuẩn bản đồ 12

1.4.4 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ 13

1.4.5 Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính 18

1.4.6 Tên gọi mảnh trích đo địa chính 18

1.4.7 Mật độ điểm khống chế tọa độ 18

1.5 Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa chính 19

Trang 3

1.6.1 Phân loại ký hiệu 21

1.6.2 Vị trí các ký hiệu 22

1.6.3 Màu sắc của ký hiệu 22

1.7 Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích 23

1.7.1 Biên tập bản đồ địa chính 23

1.7.2 Tính diện tích 27

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV.MAP 29

2.1 Phần mềm MicroStation 29

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation 29

2.1.2 Các chức năng của phần mềm MicroStation 30

2.2 Giới thiệu phần mềm TMV.MAP 40

2.2.1 Giới thiệu phần mềm TMV.Map 40

2.2.2 Các chức năng của phần mềm TMV.Map 42

CHƯƠNG 3: Sử dụng phần mềm MICROSTATION VÀ TMV.MAP để biên tập bản đồ địa chính TỶ LỆ 1 : 1000 xã linh sơn – huyện đồng hỷ -tỉnh thái nguyên 47

3.1 Giới thiệu chung về khu vực thực nghiệm 47

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 47

3.1.2 Địa hình, địa mạo 47

3.1.3 Khí hậu 48

3.1.4 Thuỷ văn 48

3.1.5 Thổ nhưỡng 48

3.2 Kinh tế, xã hội 48

3.2.1 Kinh tế 48

3.2.2 Xã hội 49

3.3 Số liệu, tài liệu thu thập phục vụ đồ án 50

3.4 Các bước biên tập bản đồ địa chính 51

3.4.1 Nhập đơn vị hành chính 51

Trang 4

3.4.3 Chuẩn hóa lớp 52

3.4.4 Chuẩn hóa màu, ký hiệu 53

3.4.5 Tìm Sửa lỗi tự động 54

3.5 Tạo sơ đồ phân mảnh 57

3.6 Tạo mảnh bản đồ địa chính 58

3.7 Biên tập mảnh bản đồ địa chính 59

3.7.1 Sửa lỗi tạo vùng bản đồ địa chính 59

3.7.2 Gán dữ liệu từ nhãn 63

3.7.3 Đánh số thửa tự động 64

3.7.4 Vẽ nhãn thửa 65

3.7.5 Vẽ Khung bản đồ địa chính 68

3.7.6 Biên tập ghi chú trên bản đồ 70

3.7.7 Xuất kết quả đo đạc địa chính 71

3.8 Biên tập mảnh bản đồ địa chính dịch chuyển 73

3.8.1 Dịch chuyển 73

3.8.2 Tạo sơ đồ phân mảnh 73

3.8.3 Tạo mảnh bản đồ địa chính 74

3.8.4 Biên tập bản đồ địa chính 75

KẾT LUẬN 77

PhỤC LỤC 78

Tài LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phầm tự nhiên, là nguồn tài nguyên quý giá mà thiênnhiên ban tặng cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầmquan trọng rất lớn đối với môi trường sống của con người

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đãlàm nảy sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai như vấn đềchiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai Vì vậy việcthành lập bản đồ địa chính là hết sức cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụngđất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếunại

Cùng với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nền khoahọc tiến bộ đang góp phần tác động vào quá trình phát triển nền kinh tế củađất nước Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quảthiết thực cho công tác quản lý đất đai, đã tạo một chuyển biến lớn đó là sự

ra đời của nhiều phần mềm chuyên ngành hỗ trợ để thành lập bản đồ có độchính xác cao như phần mềm MicroStation và TMV.Map Các phần mềmnày có thể hỗ trợ với các phần mềm khác để có thể chuyển hóa, hỗ trợ, liênkết với nhau để thành lập một tờ bản đồ địa chính có độ chính xác cao, giúpcho công tác quản lý đất đai được hiệu quả cao trong công cuộc đổi mới

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Sử dụng phần mềm MicroStation và TMV.MAP để biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Xã Linh Sơn Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên ”.

2 Mục tiêu của đề tài

- Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV.Map biên tập bản đồ địachính xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo tỷ lệ 1/1000

3 Nội dung tìm hiểu của đề tài

- Cơ sở lý thuyết về bản đồ địa chính

Trang 6

- Biên tập bản đồ địa chính khu vực xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên thực nghiệm bằng phần mềm MicroStation vàTMV.Map.

Trang 7

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.1 Khái niệm về bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên nghành đất đai-bản đồ về các thửađất, trên đó thể hiện chính xác các vị trí, kích thước, diện tích, thông tin địachính của từng thửa đất theo chủ sử dụng và một số thông tin địa lý khácliên quan đến đất đai

Bản đồ địa chính có những tính chất riêng biệt như sau:

- Bản đồ địa chính được thành lập thống nhất theo đơn vị hành chínhcấp cơ sở xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước

- Bản đồ địa chính có tính pháp lý cao vì nó được đo vẽ và nghiệm thutheo một quy trình chặt chẽ, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyềncông nhận và xác nhận, được người sử dụng đất chấp nhận

- Bản đồ địa chính có độ chính xác cao, được thành lập trên cơ sở kỹthuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tinkhông gian của các thửa đất, phục vụ công tác quản lý đất đai

- Bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp trên toànquốc Tuy nhiên bản đồ từng tỷ lệ không phủ trùm toàn lãnh thổ, mỗi loạiđất sẽ được vẽ bản đồ địa chính với tỷ lệ khác nhau

- Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp phápcủa đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ

- Bản đồ địa chính được dùng là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụtrong công tác quản lý nhà nước về đất đai như sau:

- Đăng ký đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cánhân và tổ chức

Trang 8

- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựngcác điểm dân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi

- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết

- Giải quyết tranh chấp đất đai

Với điều kiện khoa học công và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa

chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa

chính

Bản đồ giấy địa chính: Là loại bản đồ truyền thống, các thông tin

được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Bản đồgiấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng

Bản đồ số địa chính: Có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy,

song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụngmột hệ thống ký hiệu đã số hóa Các thông tin không gian lưu trữ dướidạng tọa độ còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hóa Bản đồ số địa chínhđược hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng máy tính và phầnmềm điều hành Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ giấy cũ được đưa vào máytính để xử lý, biên tập bản đồ số, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấyKhi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địachính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính, chúng ta cầnlàm quen với một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau

Bản đồ địa chính cơ sở: Đó là tên gọi chung cho bản đồ gốc được

thành lập bằng các phương pháp như đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sửdụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa Trên bản đồ địachính cơ sở thể hiện hiện trạng vị trí, hình thể, diện tích, và loại đất của các

ô thửa có tính ổn định lâu dài và dễ xác định ở thực địa Bản đồ địa chính

cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính các cấp, vẽ kín khung trong của

Trang 9

Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung,biên tập thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường,thị trấn

Bản đồ địa chính: Đó là tên gọi của bản đồ được biên vẽ, biên tập từ

bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thịtrấn (gọi chung là cấp xã) Trên bản đồ địa chính cấp xã thể hiện vị trí, hìnhthể, diện tích, số hiệu thửa và loại đất của các thửa đất theo từng chủ sửdụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của nhà nước Các thửa đất đượcđánh số hiệu thửa theo từng mảnh bản đồ, xác định loại đất theo mục đích

sử dụng, xác định chủ sử dụng đất và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệutrong hồ sơ địa chính

Bản đồ địa chính được thành lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã làtài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính

Bản đồ trích đo: Là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hay nhỏ

hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính đã có trong khu vực, trên

đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô thửa, vùng đất có tính ổn địnhlâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai

Cũng như các loại bản đồ chuyên đề khác, bản đồ địa chính có các đặcđiểm và những tính chất quan trọng của bản đồ là:

- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với từng vùng đất, loại đất

- Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếuphù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất

- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí cácđiểm, các đường đặc trưng, diện tích các thửa đất

- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặtchẽ

1.2 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên

Trang 10

thể gồm nhiều tờ bản đồ ghép lại Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầmlẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản

lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

và các yếu tố tham chiếu phụ trợ của chúng

- Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu

mốc đặc biệt Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trênđường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình Trong địachính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và tọa độ của chúng

- Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối

qua các điểm trên thực địa Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa

độ hai điểm đầu và cuối, từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị củađoạn thẳng Đối với đường gấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặc trưngcủa nó Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tốđặc trưng, ví dụ như: một cung tròn có thể xác định và quản lý điểm đầu,điểm cuối và bán kính của nó Tuy nhiên trong đo đạc địa chính thường xácđịnh đường cong bằng cách chia nhỏ cung tới mức các đoạn của nó có thểcoi là đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như đườnggấp khúc

- Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản nhất của đất đai Thửa đất là

một mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởimột đường bao khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhấtđịnh Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất Đường ranhgiới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng ràocây, … hoặc đánh dấu bằng các mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất.Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là: các điểm góc thửa, chiều dài các cạnhthửa và diện tích của nó Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều đượcxác định vị trí, ranh giới, diện tích Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức làgắn cho nó một số hiệu địa chính, số hiệu này thường được đặt theo thứ tự

Trang 11

các yếu tố tham chiếu khác như địa danh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lôđất, địa chỉ thôn, xã, đường phố Số hiệu thửa đất và địa danh thửa đất làyếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng, phân biệt thửa này với thửakhác trên phạm vi địa phương và quốc gia.

Về nguyên tắc mọi sự thay đổi diện tích thửa đất sẽ kéo theo sự hủy

bỏ số hiệu thửa cũ của nó và việc thiết lập tương ứng các số hiệu mới chocác thửa đất được hình thành từ việc thay đổi này

- Thửa đất phụ: trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa đất nhỏ

có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụngvào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khácnhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất Loại thửa nhỏ nàyđược gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế Ví dụ: một thửa đấttrong khu vực dân cư nông thôn do một chủ sử dụng có đất ở, ao và vườn

Có thể phân chia các loại đất trong thửa chính tạo ra các thửa phụ

- Lô đất: là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất Thông

thường lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi, …đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theođiều kiện giao thông thủy lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại câytrồng

- Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất.

Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời

- Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng

người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cưthường có sự gắn kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp

- Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc

đường phố Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực đểthực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạtđộng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình

Trang 12

Thông thường bản đồ địa chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hànhchính cơ sở xã, phường để sử dụng trog quá trình quản lý đất đai.

1.3 Nội dung bản đồ địa chính

1.3.1 Khung bản đồ

1.3.2 Điểm khống chế toạ độ, độ cao

Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ caoquốc gia các cấp hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp,điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định để sửu dụng lâu dài Đây làyếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ

1.3.3 Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp

- Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản

đồ địa chính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữaNhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ởkhu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của BộNgoại giao

- Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phùhợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đếnviệc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp

- Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chínhđược đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tốithiểu trong 05 năm Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biểntriều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếpgiáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính

- Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên

hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lýhoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phảibáo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện vàcấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết Trên bản đồ địa chính

Trang 13

bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằngmàu đỏ) và phần có tranh chấp.

Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thịđường địa giới hành chính cấp cao nhất;

- Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập biên bản xác nhận thể hiệnđịa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục số 09/Thông tư 25/2014/TT ̵ BTNMT Trường hợp có sựkhác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biênbản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan

1.3.4 Mốc giới quy hoạch

Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch;chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thốngdẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: cácloại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giớitrên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chínhxác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính

1.3.5 Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất

Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đấtđược thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúchoặc đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểmđặc trưng trên đường ranh giới thửa đất Đối với mỗi thửa trên bản đồ cònphải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và phân loại đấttheo mục đích sử dụng

1.3.6 Nhà ở và công trình xây dựng khác

Chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp vớimục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời Cáccông trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải đượcnêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Trang 14

1.3.7 Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất

Cần thể hiện trên bản đồ địa chính các đối tượng chiếm đất không tạothành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông,suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến

1.3.8 Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao

Trên bản đồ địa chính cần phải thể hiện các địa vật, công trình có giátrị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao như bệnh viện,trường học, đình chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, …

1.3.9 Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao

Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng cácdường đồng mức hoặc ghi chú độ cao

Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng điểm ghi chú độcao ở vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi, núi hoặc bằng kýhiệu kết hợp với ghi chú độ cao Khi biểu thị dáng đất phải đảm bảo:

Phải ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng như đỉnh núi, trên đườngphân thủy, tụ thủy, ở yên ngựa, chỗ thay đổi độ dốc

Phải thể hiện được dáng chung của địa hình trong toàn khu vực và cácnét đặc trưng của địa hình

Dáng đất phải thể hiện phù hợp với các yếu tố khác

Bãi cát, bãi đá, khe đá, núi đá, bãi bùn, đầm lầy dùng ký hiệu hoặc ghichú để biểu thị

Về nguyên tắc các yếu tố địa hình chỉ thể hiện trên bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:10.000, trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000,1:5.000 không thể hiện yếu tố địa hình Trong trường hợp có yêu cầu thểhiện địa hình thì trên mỗi mảnh bản đồ chỉ khái quát địa hình bằng mộtkhoảng cao đều cơ bản hoặc dùng hình thức ghi chú độ cao đối với vùngbằng phẳng Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản có thể là 1m, 2m, 5m

Trang 15

hoặc 10m tùy khu vực thành lập bản đồ Nếu dùng hình thức độ cao thì1dm2 bản đồ phải có không ít hơn 5 điểm.

1.3.10 Ghi chú thuyết minh

Khi ghi chú các nội dung yếu tố bản đồ địa chính phải tuân theo quyđịnh về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục IIIcủa phục lục số 01/Thông tư 25/2014/TT ̵ BTNMT

1.4 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là loại bản đồ chuyên ngành về đất đai có yêu cầu độchính xác cao và yêu cầu thể hiện nội dung tỷ mỉ, chính xác theo các tiêuchuẩn quy định chặt chẽ do các cơ quan chủ quản ban hành

1.4.1 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000,1:5.000 và 1:10.000

Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:

- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích, mật độ thửa càng lớn thì tỷ

- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản

đồ Muốn thể hiện diện tích đến 0,1 m2 thì chọn tỷ lệ 1:200, 1:500 Đối vớicác tỷ lệ khác chỉ cần tính diện tích đến mét vuông

- Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệcàng lớn thì chi phí càng lớn

Trang 16

1.4.2 Lưới toạ độ vuông góc

Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảngcách 10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thểhiện bằng các dấu chữ thập (+)

1.4.3 Các thông số của file chuẩn bản đồ

a.Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và1:10000 được thành lập ở múi chiếu 30 trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệtọa độ Quốc gia VN-2000 và độ cao Nhà nước hiện hành Kinh tuyến gốc

được quy ước là kinh tuyến đi qua GREENWICH Điểm gốc của hệ tọa độ

mặt phẳng (điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X =

0 km, Y = 500 km

Trường hợp có sự chia tách, sát nhập thành tỉnh mới, Bộ Tài Nguyên

và Môi trường sẽ quy định kinh tuyến trục cho tỉnh mới trên cơ sở đảm bảoyêu cầu của quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và chuyển đổi dữ liệu quản lýđất đai (nếu có) là ít nhất

Các tham số chính của Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000:

+ Ellipxoid quy chiếu quốc gia là Ellipxoid WGS-84 toàn cầu với kíchthước:

Trang 17

cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố đều trêntoàn lãnh thổ.

+ Điểm gốc hệ tọa độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứuĐịa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên

và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

+ Hệ tọa độ phẳng: Hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên

cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theoEllipxoid WGS-84 toàn cầu

+ Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu –Hải Phòng

b Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm:

+ Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m)

+ Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm)

+ Độ phân giải (Resolution): 1000

+ Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/GlobalOrigin): X = 500.000 m, Y = 1.000.000 m

1.4.4 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ

a Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000

Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 được xác định như sau:

Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:10.000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:10.000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta(ha) ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 gồm 08 chữ số: 02

số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km củatoạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc tráiphía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính

Trang 18

Trục tọa độ X tính từ Xích đạo (0 Km) Trục tọa độ Y có giá trị 500

km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh

b Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 thành 04 ô vuông, mỗi ôvuông có kích thước thực tế là 3 x 3km tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:5.000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:5.000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 hangoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 gồm 06 chữ số: 03 sốđầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ

độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồđịa chính

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 có số hiệu là 10 - 728

494 và mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 có số hiệu là 725 497

Hình 1.1 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 và 1:5.000

c Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000

Trang 19

Chia mảnh bản đồ 1:2.000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ1:200 Kích thước hữu ích của bản đồ 50 x 50 cm tương ứng với diện tích

là 1,00 ha

Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm sốhiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, gạch nối và số thứ tự ô vuông

đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 hangoài thực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc

từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1.000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-)

và số thứ tự ô vuông

Trang 20

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 có số hiệu là 725500 6 d.

-Hình 1.3 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000

đ Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000 thành 04 ô vuông, mỗi ôvuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:1000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoàithực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc

từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1.000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-)

và số thứ tự ô vuông

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 có số hiệu là 725 500 – 6 –(11)

Trang 21

Hình 1.4 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

e Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200

Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2.000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông

có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:200 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địachính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thựcđịa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồđịa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000,gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 có số hiệu là 725 500 – 6 –25

Trang 22

đo vẽ, điểm trạm đo và các điểm mia chi tiết phải được tính tọa độ ở múi

30 theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh, thành phố

1.4.5 Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính

Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấptỉnh, huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tựcủa mảnh bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã(sau đây gọi là số thứ tự tờ bản đồ)

Số thứ tự tờ bản đồ được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hếttrong phạm vi từng xã, phường, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từtrái sang phải, từ trên xuống dưới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trước,các tờ bản đồ tỷ lệ lớn đánh số sau tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ

Trang 23

Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thìđược đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhấttrong đơn vị hành chính cấp xã đó.

1.4.6 Tên gọi mảnh trích đo địa chính

Tên gọi của mảnh trích đo địa chính bao gồm tên của đơn vị hànhchính cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện trích đo địa chính; hệ tọa độ thực hiệntrích đo (VN-2000, tự do); khu vực thực hiện trích đo (địa chỉ thửa đất: sốnhà, xứ đồng, thôn, xóm…) và số hiệu của mảnh trích đo địa chính

Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm số thứ tự mảnh (được đánhbằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn

vị hành chính cấp xã); năm thực hiện trích đo địa chính thửa đất; ví dụ:TĐ03-2014

1.4.7 Mật độ điểm khống chế tọa độ

Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ởthực địa thì mật độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau:

- Bản đồ tỷ lệ 1:5.000, 1:10.000: Trung bình 500 ha có một điểm khốngchế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên

Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu

đo nhỏ hơn 30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địachính trở lên mật độ không quá 2 điểm

Trang 24

Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 bằngphương pháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thìtrung bình 2.500 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tươngđương điểm địa chính trở lên.

1.5 Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa chính

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ,điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mmtính theo tỷ lệ bản đồ cần lập

- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, cácđiểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản

đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số)

- Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồkhông vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm,khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểmcủa lưới km) không vượt quá 0,2mm so với giá trị lý thuyết

- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản

đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhấtkhông được vượt quá:

+ 5cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

+ 7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

+ 15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000

+ 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000

+ 150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000

+ 300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000

+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1.000,1:2.000 thì sai số vị trí điểm được phép tăng 1,5 lần

- Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đấtbiểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa

Trang 25

được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá0,2mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4cm trên thực địađối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5m.

Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1.000,1:2.000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm được phép tăng 1,5 lần

- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chínhxác của điểm khống chế đo vẽ

- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm sovới điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đốisai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số chophép Số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số cáctrường hợp kiểm tra

Khi thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối lớn ta dùng

ký hiệu theo tỷ lệ Phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ.Đường viền của đối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đườngchấm chấm Bên trong phạm vi đường viền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ,biểu tượng và ghi chú để biểu thị đặc trưng địa vật

Các ký hiệu này thể hiện rõ vị trí, diện tích, các điểm đặc trưng và tínhchất của đối tượng cần biểu diễn Ví dụ: nhà, sông, hồ, thửa đất

Trang 26

b Ký hiệu không vẽ theo tỷ lệ

Đây là những ký hiệu quy ước dùng để thể hiện vị trí và các đặc trưng

số lượng, chất lượng cảu các đối tượng, song không thể hiện diện tích, kíchthước và hình dạng của chúng theo tỷ lệ bản đồ Loại ký hiệu này còn sửdụng cả trong trường hợp địa vật được vẽ theo tỷ lệ mà ta muốn biểu thịthêm yếu tố tượng trưng làm tăng thêm khả năng nhận biết đối tượng trênbản đồ Ví dụ: tượng đài, đền miếu nhỏ, trạm phát thông tin

c Ký hiệu nửa theo tỷ lệ

Là loại ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng có thể biểu diễn kíchthước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích thước quyước Ví dụ: ký hiệu đường sắt, đường dây điện, dây thông tin, kênh mươngnhỏ Trong đó chiều dài tuyến vẽ theo tỷ lệ và dùng lực nét, màu sắc thểhiện chủng loại, chất lượng địa vật

d Ghi chú

Ngoài các ký hiệu, người ta còn dùng cách ghi chú để biểu đạt nộidung của bản đồ địa chính Các ghi chú có thể chia ra làm hai nhóm là ghichú tên riêng và ghi chú giải thích

Ghi chú tên riêng dùng để chỉ đơn vị hành chính, tên các cụm dân cư,các đối tượng kinh tế, xã hội, tên sông hồ, tên núi, đồi, tên xứ đồng

Ghi chú giải thích rất hay dùng trong bản đồ địa chính nhằm giảm thểhiện, giải thích về phân loại đối tượng, về đặc trưng số lượng, chất lượngcủa chúng Ghi chú này dưới dạng viết tắt, giản lược ngắn gọn Ví dụ: loạiđất, loại nhà, mặt đường, hướng dòng chảy

1.6.2 Vị trí các ký hiệu

Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ thì phải thể hiện chính xác vị trí của cácđiểm đặc trưng trên đường biên của nó Ví dụ: các góc thửa đất, điểm đỉnhcác đoạn cong của đường ranh giới thửa đất Khi xác định chính xác toàn

bộ đường biên thì vị trí của ký hiệu vẽ theo tỷ lệ đã được định vị

Trang 27

Với ký hiệu vẽ không theo tỷ lê:

- Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tamgiác thì tâm ký hiệu chính là tâm địa vật

- Ký hiệu đường nét thì trục của ký hiệu trùng với trục của địa vật

- Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm ngang thì tâm ký hiệu làđiểm giữa của đáy Ví dụ: đền chùa, nhà thờ, tháp

1.6.3 Màu sắc của ký hiệu

Theo quy định của các quy phạm thì bản đồ địa chính có hai loại làbản đồ gốc đo vẽ và bản đồ địa chính Tương ứng với từng loại sẽ dùngmàu sắc khác nhau để vẽ bản đồ địa chính

Thể hiện màu đối tượng bản đồ trên bản đồ dạng số như sau:

Màu đen, mã màu = 0, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green =

255, Blue = 255 đối với ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng, ranhgiới nhà và công trình xây dựng, ranh giới đối tượng chiếm đất không tạothành thửa đất là đường giao thông bộ, đê điều và địa vật; địa giới hànhchính; khung bản đồ; điểm khống chế và ghi chú

Màu xanh, mã màu = 5, có chỉ số màu đồng thời Red = 0, Green =

255, Blue = 0 đối với ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửađất là sông, suối, kênh, rạch và đối tượng thủy hệ khác và tên đối tượngMàu nâu, mã màu = 38, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green =

117, Blue = 0 đối với đối tượng đường bình độ và ghi chú độ cao

Màu đỏ mã màu = 3, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 0,Blue = 0 đối với ranh giới chỉnh lí

1.7 Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích

1.7.1 Biên tập bản đồ địa chính

- Khung và trình bày khung bản đồ địa chính thực hiện theo mẫu quyđịnh tại điểm 1 và 2 mục III của Thông tư 25/2014/TT ̵ BTNMT Khung

Trang 28

trong tiêu chuẩn, khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính và lướitọa độ ô vuông được xác định theo giá trị lý thuyết, không có sai số.

- Bản đồ địa chính được biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã Phạm

vi thể hiện của một mảnh bản đồ địa chính được giới hạn trong khung trongtiêu chuẩn

- Các đối tượng trên bản đồ địa chính được biểu thị bằng các yếu tốhình học dạng điểm, dạng đường (đoạn thẳng, đường gấp khúc), dạngvùng, ký hiệu và ghi chú

Các đối tượng dạng đường trên bản đồ phải được thể hiện bằng cácdạng polyline, linestring, chain hoặc complexchain tùy theo phần mềmbiên tập bản đồ; thể hiện liên tục, không đứt đoạn và phải có điểm nút ởnhững chỗ giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu.Các đối tượng cần tính diện tích phải được xác lập dưới dạng vùng.Các đối tượng dạng vùng (trừ thửa đất) không khép kín trong phạm vi thểhiện của một mảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địagiới hành chính thì được khép vùng giả theo khung trong tiêu chuẩn củamảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới hànhchính

-Các thửa đất không thể hiện được trọn trong phạm vi khung trongtiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính hoặc trường hợp phải mở rộngkhung để thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vikhung trong tiêu chuẩn để hạn chế số mảnh bản đồ địa chính tăng thêm ởranh giới của khu đo hay đường địa giới hành chính thì được mở rộngkhung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 25/2014/TT ̵BTNMT để biên tập trọn thửa và thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồvượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn

Trường hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiệnđược trọn thửa đất thì giữ nguyên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ

Trang 29

địa chính, phần ngoài khung được biên tập vào mảnh bản đồ địa chính tiếpgiáp bên cạnh; số thửa, diện tích và loại đất được thể hiện trên tờ bản đồchiếm diện tích phần lớn hơn của thửa đất, còn phần nhỏ hơn của thửa đấtchỉ thể hiện loại đất.

+ Các yếu tố hình học, đối tượng bản đồ địa chính phải được xác địnhđúng phân lớp thông tin bản đồ (level), đúng phân loại, đúng thông tinthuộc tính theo quy định tại Phụ lục số 18, đúng ký hiệu theo quy định tạiPhụ lục số 01 của Thông tư 25/2014/TT ̵ BTNMT

+Nhãn thửa, đánh số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đấttrên bản đồ địa chính

- Trên bản đồ địa chính các thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tíchthửa đất, loại đất được thể hiện bằng ký hiệu dạng hỗn số quy định tại Phụlục số 01 của Thông tư 25/2014/TT ̵ BTNMT

+ Số thứ tự thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ

01 đến hết trên 01 mảnh bản đồ địa chính, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc củamảnh bản đồ địa chính, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đườngzích zắc

Đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùngđược thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đường địagiới hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và đượcđánh số thứ tự cùng với các thửa đất

+ Khi biên tập bản đồ địa chính được phép tận dụng các lớp (level)bản đồ số còn bỏ trống để thể hiện yếu tố thuộc tính khác của thửa đất (tênchủ, địa chỉ )

- Ghi chú và ký hiệu:

Các ghi chú phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biếtđối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ Trường hợp cácghi chú và các yếu tố khác trùng, đè lên nhau thì ưu tiên thể hiện đúng vị trí

Trang 30

các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau: các ký hiệu dạng điểm, nhãnthửa, các ghi chú khác.

- Biên tập để in bản đồ địa chính:

+ Việc biên tập để in bản đồ địa chính được thực hiện trên bản sao củacác mảnh bản đồ địa chính dạng số thể hiện hiện trạng khi đo vẽ bản đồ.+ Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chínhtrùng nhau hoặc trùng đối tượng khác

a) Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thểhiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất

b) Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hìnhtuyến có dạng đường một nét thì thể hiện đường địa giới hành chính so lehai bên yếu tố đó

c) Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyếnhai nét thì thể hiện đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khikhoảng sáng giữa ký hiệu đường địa giới hành chính với các nét của yếu tố

đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ; trường hợp còn lại vẽ so le hai bênnhư trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến

Trang 31

b) Trường hợp các đối tượng giao cắt nhau không cùng mức thì đốitượng ở phía trên được thể hiện liên tục không đứt đoạn qua vùng giao cắt.Ranh giới khép vùng của các đối tượng ở dưới được thể hiện theo đườngtiếp giáp của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của đối tượng đó với hìnhchiếu thẳng đứng lên mặt đất cửa đối tượng ở trên.

+ Khi thửa đất hoặc một phần thửa đất không thể thể hiện dưới dạngvùng theo tỷ lệ trên bản đồ thì thửa đất đó được trích vẽ phi tỷ lệ và thểhiện ở vị trí thích hợp ở trong hoặc ngoài khung bản đồ Đối với các đốitượng giao thông, thủy văn hình tuyến có độ rộng trên bản đồ dưới 0,2mmthì thể hiện theo đường tâm và ghi chú độ rộng của đối tượng đó

+ Biên tập các ghi chú, ký hiệu khi các ghi chú, ký hiệu chồng đè vớicác yếu tố khác

a) Các ghi chú, ký hiệu phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo

dễ nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ Thểhiện vị trí các yếu tố theo thứ tự ưu tiên: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa,các yếu tố khác;

b) Nhãn thửa đất thể hiện theo thông tin hiện trạng Các thửa đất nhỏ,hẹp không thể trình bày nhãn thửa vào bên trong thửa đất thì trình bày nhãnthửa tại vị trí thích hợp ngoài thửa đất; nếu không thể trình bày nhãn thửa ởbên ngoài thửa đất thì chỉ trình bày số thứ tự thửa đất ở bên trong hoặc bênngoài thửa đất, đồng thời lập bảng liệt kê các thửa đất nhỏ, hẹp ở dướikhung nam của mảnh bản đồ địa chính Khi phải trình bày nhãn thửa hoặc

số thứ tự thửa đất bên ngoài phạm vi thửa đất thì đánh mũi tên chỉ vào thửađất đó

+ Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổgiấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ,chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao,phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy

Trang 32

1.7.2 Tính diện tích

+ Việc tính diện tích được thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả cácthửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phươngpháp giải tích

Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượnggiao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn ) giao cắt cùng mức thìchiếm đất chung của đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đấtngoài cùng

Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùngkiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặccùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau củahình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đốitượng nằm trực tiếp trên mặt đất

+ Khi có sự chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tượngchiếm đất so với diện tích tính vùng bao trùm tất cả các đối tượng chiếmđất đó trong một mảnh bản đồ địa chính thì phải kiểm tra phát hiện nguyênnhân và xử lý các trường hợp đối tượng chiếm đất bị tính trùng hoặc bỏ sót

- Diện tích và các thông tin thuộc tính của thửa đất, đối tượng chiếmđất không tạo thành thửa đất được thể hiện và thống kê trên phạm vi từngmảnh bản đồ địa chính và phạm vi đơn vị hành chính cấp xã vào Sổ mục kêđất đai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 và Bảng tổng hợp số thửa, diệntích, số chủ sử dụng, quản lý đất theo hiện trạng đo đạc lập bản đồ địachính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 16 của Thông tư 25/2014/TT ̵BTNMT đồng thời được tổng hợp vào biểu thống kê hiện trạng sử dụngđất của đơn vị hành chính cấp xã theo quy định về thống kê, kiểm kê đấtđai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ,03/TKĐĐ)

Trang 33

- Trường hợp chi đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính một phần diện tíchcần thiết mà không đo vẽ khép kín đơn vị hành chính cấp xã và phần diệntích đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính lớn hơn 50% diện tích tự nhiên thì phảibiên tập thêm bản đồ tỷ lệ phù hợp từ các loại bản đồ khác để tính diện tíchkhép kín địa giới hành chính (tính diện tích dựa vào tài liệu bản đồ khác sửdụng để khoanh bao khu vực này).

Trang 34

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ

TMV.MAP

2.1 Phần mềm MicroStation

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation

MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế và là môitrường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạthể hiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý các dữ liệu không gian và dữliệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợpvới hệ thống quản lý dữ liệu lớn Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thànhlập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị

đo khác nhau Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo choviệc biên tập, bổ sung tiện lợi MicroStation cho phép lưu các bản đồ vàcác bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau

MicroStation còn là nền cho các phần mềm ứng dụng khác có thể chạytrên nó như: Geovec, MSFC, Famis, IrasB, IRasC Các công cụ củaMicroStation được dùng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster),sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tínhnăng mở của MicroStation người sử dụng có thể thiết kế các ký hiệu dạngđiểm, dạng đường, tô màu Ngoài ra các tệp dữ liệu của các bản đồ cùngloại được tạo dựa trên nền một tệp chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy

đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thậtngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ.Các bản vẽ trong MicroStation được ghi dưới dạng các file (*.dgn) Mỗitệp bản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các tham số

về lưới toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Nếunhư không gian làm việc là hai chiều thì có tệp 2D, nếu không gian làm

Trang 35

việc là ba chiều thì có tệp 3D Các tham số này thường được xác định sẵntrong một tệp chuẩn, khi tạo tệp mới người sử dụng chỉ việc lựa chọn.MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất, nhập dữ liệu đồ hoạ từcác phần mền khác qua các tệp có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg) MicroStation

SE có giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, thực đơn, các công cụ làmviệc với các đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồhoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng

2.1.2 Các chức năng của phần mềm MicroStation

a, Modul MicroStation

MicroStation là một phần mềm phát triển từ Cad với mục đích trợgiúp việc thành lập các bản đồ hoặc bản vẽ kỹ thuật Ưu điểm cơ bản củaMicroStation so với Cad là cho phép lưu bản đồ và bản vẽ thiết kế theonhiều hệ thống tọa độ khác nhau Ngoài ra MicroStation có giao diện đồhọa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ và nhiều chức năng khácrất tiện cho người sử dụng

b, Khởi động và thoát khỏi MicroStation

Khởi động MicroStation: Kích hoạt biểu tượng của MicroStation trên

màn hình Program Manager Của sổ MicroStation Manager xuất hiện, chọntên File cần mở (hoặc tên File mới), sau đó chọn OK

Thoát khỏi MicroStation: Chọn Menu File, sau đó chọn Exit Hoặc

cũng có thể gõ vào từ Exit trên cửa sổ lệnh của MicroStation

c, Chức năng và giao diện trong MicroStation

MicroStation cho phép giao diện với người dùng thông qua các cửa

sổ lệnh Command Window, các cửa sổ quan sát các Menu, các hộp thoại

và các bảng công cụ

Trang 36

Hình 2.1 Các lệnh cửa sổ

- Input: Dùng để gõ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím

- Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện

- Status: Hiển thị trạng thái của yếu tố được chọn

- Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố

- Select view to fit: Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện

-No elements: Hiển thị các thông báo lỗi.

MicroStation cung cấp rất nhiều các công cụ (drawing tools) tươngđương như các lệnh Các công cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng cácbiểu tượng vẽ (icon) và được nhóm theo các chức năng có liên quan thànhthanh công cụ (tool box) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng Thanhcông cụ chính được tự động mở mỗi khi bật MicroStation và cho thấy cácchức năng của MicroStation trong đó Thông thường thanh công cụ chính(Main tool box) tự động hiển thị trên màn hình mỗi khi khởi độngMicroStation Trường hợp chưa có, từ menu lệnh của MicroStation chọn

Tool→ Main→Main xuất hiện thanh lệnh Main.

Input Field

Command Field

Trang 37

Hình 2.2 Thao tác hiển thị thanh công cụ chính

Những biểu tượng có dấu tam giác màu đen nhỏ ở góc dưới bên phảithể hiện rằng đó là một nhóm các công cụ có chức năng liên quan với nhau

có thể bấm giữ chuột trái kéo ra khỏi thanh Main thành một Tool box.Khi sử dụng một công cụ nào thì biểu tượng của nó trên thanh Mainhoặc trên Tool box sẽ chuyển thành màu sẫm Ngoài ra, đi kèm với mỗicông cụ được chọn còn có một hộp Tool setting, hộp này hiển thị tên và cácthông số đi kèm để người dùng đặt nếu muốn

Hình 2.3 Thanh công cụ chính (Main)

Trang 38

Element Selection: Thanh công cụ chọn đối tượng

Fence: Thanh công cụ Fence

Points: Thanh công cụ vẽ điểm

Linear Element: Thanh công cụ vẽ đường

Patterns: Thanh công cụ trải ký hiệu cho dạng vùng

Polygons: Thanh công cụ vẽ vùng

Arc: Thanh công cụ vẽ cung

Ellipses:Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses

Tags: Thanh công cụ mở tags

Text: Thanh công cụ Text

Groups: Thanh công cụ thao tác với nhóm đối tượng

Cells: Thanh công cụ cells

Measure: Thanh công cụ tính toán đối tượng

Dimension: Thanh công cụ đo

Change Attributes: Thanh công cụ thay đổi thuộc tính đối tượng Mainpulate: Thanh công cụ dùng để sao chép, di chuyển, thay đổi

tỷ lệ hoặc quay đối tượng

Delete Element: Công cụ xoá đối tượng

Modify: Thanh công cụ sửa chữa đối tượng

d, Các thanh công cụ chức năng trong thanh công cụ chính

- Các chức năng của đồ họa:

Trang 39

2.5 Thanh công cụ chọn đối tượng

2.6 Thanh công cụ thao tác với nhóm đối tượng trong phạm vi không gian

xác định

2.7 Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm

2.8 Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến

2.9 Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng

2.10 Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng

2.11 Thanh công cụ vẽ các đường cong, cung tròn

2.12 Thanh công cụ vẽ đường tròn, Elipse

Trang 40

2.13 Thanh công cụ sử dụng gán, soạn thảo, thay đổi hoặc xem lại những

đối tượng Tags

2.14 Thanh công cụ viết và sửa các đối tượng dạng chữ

2.15 Thanh công cụ liên kết các đối tượng riêng lẻ thành 1 đối tượng

hay phá bỏ liên kết

2.16 Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cell

2.17 Thanh công cụ tính chiều dài, diện tích, thể tích của đối tượng

2.18 Thanh công cụ tính khoảng cách

2.19 Thanh công cụ dùng thay thế thuộc tính đối tượng

2.20 Công cụ sao chép, di chuyển, thay đổi tỷ lệ, xoay đối tượng

2.21 Thanh công cụ sửa chữa đối tượng

Ngày đăng: 27/01/2024, 02:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w