BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài Thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk[.]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện
Krông Bông - tỉnh Đắk Lắk
Giáo viên hướng dẫn:
TS Phạm Thế Huynh Họ và tên SV: Ngô Thùy Hương Lớp: Liên thông Địa chính K60
MSSV: 1531030025
Hà Nội, 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH VẼ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT 6
LỜI CẢM ƠN 7
MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Mục tiêu nghiên cứu 9
3 Nội dung nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
6 Bố cục của đồ án 10
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.11 1.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 11
1.1.1 Khái niệm bản đồ quy hoạch sử dụng đất 11
1.1.2 Nội dung của bản đồ quy hoạch sử dụng đất 12
1.1.3 Nguồn tài liệu chính 15
1.1.4 Phương pháp thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất 15
1.2 Quy hoạch sử dụng đất 17
1.2.1 Khái niệm của quy hoạch sử dụng đất 17
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất 19
1.2.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất 20
1.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất 20
1.2.5 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với các loại hình quy hoạch khác 21
1.2.6 Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 22
Trang 31.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử đụng đất trong và ngoài nước 23
1.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch của cả nước trên thế giới 23
1.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước 24
1.4 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (xã) 25
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION V8I 26
2.1 Giới thiệu phần mềm MicrostationV8i 26
2.2 Điểm nổi bật của MicroStation V8i 27
2.2.1 Khả năng tương tác 28
2.2.2.Tọa độ địa lý nội tại 28
2.2.3 Khung nhìn động tương tác 28
2.2.4 Mô hình thiết kết trực quan 28
2.2.5 Thực hiện phối cảnh lặp Luxology 29
2.2.6 Đánh giá thiết kế sâu sắc 29
2.3 Cài đặt Microstation V8i 29
2.4 Căn bản về Microstation V8i 34
2.4.1 Menu 34
2.4.2 Giao diện làm việc với File bản vẽ 39
2.4.3 Cách bật tắt các lớp trong Reference File 42
2.3.4 Sắp xếp các File tham chiếu nhiều file 42
2.4.5 Thay đổi file tham chiếu 43
2.4.7 Đóng 1 hoặc nhiều file tham chiếu 44
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KRÔNG BÔNG TỈNH ĐẮK LẮK 45
3.1 TỔNG QUAN KHU VỰC THỰC NGHIỆM 45
3.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 45
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 48
Trang 43.3 Thu thập tài liệu 50
3.4 Sơ đồ tổng quan thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất 51
3.5 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT 51
3.5.1.Bước 1: Khởi động phần mềm Microstation v8i 51
3.5.2.Bước 2: Chuẩn hóa file bản đồ theo quy định 52
3.5.3 Bước 3: Lưu file bản đồ quy hoạch 54
3.5.4 Bước 4: Tạo bản đồ quy hoạch tổng 55
3.5.5 Bước 5: Tiến hành biên tập khoanh vẽ (vùng quy hoạch) 59
3.5.6 Bước 6 Hoàn thành bản đồ quy hoạch sử dụng đất 66
3.5.7 Lưu trữ và sử dụng bản đồ quy hoạch sủ dụng đất 69
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC KÈM THEO 75
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Sơ đồ thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất 52
Hình 3.2.Mở cửa sổ màu color 53
Hình 3.3 Giao diện cửa sổ color table 54
Hình 3.4 Tìm đường dẫn đến file màu chuẩn 54
Hình 3.5 File màu chuẩn 55
Hình 3.6 Bản đồ sau khi đưa về file màu ht_qh1.tbl 55
Hình 3.7 Save as file quy hoạch 56
Hình 3.8 Bản đò sau khi đã đổi tên và chuẩn file màu 56
Hình 3.9 Chọn tất cả các đối tượng trong bản đồ 57
Hình 3.12 Bản đồ quy hoạch nền chưa chỉnh sửa 59
Hình 3.13 Giao diện mới của bản đồ quy hoạch khi tắt bỏ một số lớp 60
Hình 3.14 Khoanh đất quy hoạch BCS – RSX 61
Hình 3.15 Khoanh đất quy hoạch DCS – RSX 62
Hình 3.16 Gán nhãn BCS-RSX 63
Hình 3.17 Gán nhãn DCS-RSX 64
Hình 3.18 Tổng khoanh đất quy hoạch DCS- CQP 64
Hình 3.19 Khu vực thích hợp DCS – CQP 65
Hình 3.20 Vẽ ranh giới quy hoạch DCS - CQP 65
Hình 3.21 Vẽ nhãn thửa CQP 66
Hình 3.22 Công cụ đổ màu Create Region 66
Bảng 3.23 Kết quả đổ màu quy hoạch 67
Hình 3.24 Sửa đổi tên bản đồ quy hoạch sử dụng đất 68
Hình 3.25 Bản đồ hoàn chỉnh 70
Trang 6GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những tập thể và cánhân đã giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập trong 5 năm học tại trường.Trước hết em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Bangiám hiệu trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, các thầy giáo cô giáo trong banchủ nhiệm khoa Trắc địa Bản đồ và Quản lý đất đai đã tạo những điều kiện thuậnlợi nhất cho em được học tập nghiên cứu và rèn luyện trong suốt 5 năm học vừaqua
Để hoàn thiện được báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên TS Phạm Thế Huynh
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập nghiên cứu và hoànthiện đồ án tốt nghiệp
Và em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Xí nghiệp Tài nguyên vàMôi trường 1 – CN tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã tạođiều kiện cho em có được môi trường thực tập tốt nhất Em xin cảm ơn ban lãnhđạo Xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em thực hiện và hoàn thành
đồ án tốt nghiệp cũng như hoàn thành tốt quá trình thực tập tại công ty
Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian và vì lượng kiến thức thực tế cònhạn chế nên trong đồ án của em chắc chắn còn nhiều những thiếu sót Em rấtmong thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện kiếnthức và đồ án của mình hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Ngô Thùy Hương
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xâydựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng Đất đai có ý nghĩa kinh tế,chính trị xã hội, sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Điều khácbiệt khiến đất đai không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào, nó vừa là đốitượng lao động vừa là tư liệu lao động Đất đai là nền tảng, là nơi tàng trữ vàcung cấp nguồn nước, nguyên vật liệu, khoáng sản, là không gian của sự sống,bảo tồn sự sống, do vậy đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành sảnxuất
Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đãkhai thác và sử dụng đất đai từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết giữa đấtđai và con người Cùng với sự bùng nổ về dân số, sự phát triển mọi mặt của xãhội làm cho nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên mà đất đai lại bị giới hạn
về diện tích, có vị trí cố định
Cùng với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấynguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm Do đó, đòi hỏi phải có sự đốichiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năngtối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệsinh thái cây trồng và môi trường đang sống Vì vậy để đảm bảo được sự pháttriển của xã hội chúng ta cần phải có các biện pháp quy hoạch, định hướng, chiếnlược nhằm khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững
Luật Đất đai năm 2013 tại Khoản 4 Điều 22 quy định "Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai" và tạiKhoản 3 Điều 46 quy định "Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là mộtphần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệ
Luật đất đai đã quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở cả 4 cấp: Cảnước, tỉnh, huyện, xã theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại bổ sung hoàn
Trang 9chỉnh từ dưới lên do vậy quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọngtrong quá trình quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng đối vớiviệc sử dụng đất hiện tại và tương lai Dựa vào quy hoạch sử dụng đất để nhànước phân bố hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hình thành
cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý với cơ cấu của nền kinh tế, khai thác được tiềmnăng đất đai và sử dụng đúng mục đích, hình thành và phân bố tổ chức khônggian sử dụng đất nhằm tổng hòa giữa ba mục đích kinh tế, xã hội và môi trường.Trong những năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chính sách về đất đai và cáchành lang pháp lý về khai thác, bảo vệ đất, sử dụng đất, nhưng ở mỗi địaphương, mỗi vùng hoạt động về quản lý và sử dụng đất còn thiếu đồng bộ, thiếuhợp lý
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đáp ứng hiệu quả trong việc quản lý và sửdụng đất đai tại các địa phương Đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS.Phùng Minh Sơn em đã tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên tập bản đồđịa chính”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm quen với phần mềm Microstation V8i: các thanh công cụ, các câulệnh,… phục vụ trong công tác thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Sử dụng thành thạo phần mềm để ứng dụng vào thành lập bản đồ quy hoạch
sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
Thành lập được bản đồ quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh nhất dựa trên sốliệu có sẵn
3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp và các bước cơ bản thành lập bản đồ quy hoạch
sử dụng đất trên phầm mềm Microstation v8i Cụ thể là: Thành lập bản đồ quy
hoạch sử dụng đất tại huyện Krông Bông - tỉnh Đắk Lắk.
4 Phương pháp nghiên cứu
Biên tập bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên phần mềm Microstation V8idựa trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẵn có
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 10Giúp sinh viên làm quen với biểu mẫu bản đồ quy hoạch sử dụng đất ngoàithực tiễn.
Làm quen với các thao tác cơ bản khi thành lập bản đồ quy hoạch sử dụngđất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất so cho hợp lý nhất trên nền phầm mềmmicrostation V8i
Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ với quy trìnhcác bước thành lập bản đồ
Chương 1 Tổng quan về bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Chương 2 Giới thiệu về phần mềm Microstation V8i và ứng dụng của phầnmềm
Chương 3 Các bước thực nghiệm biên tập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.Kết luận và kiến nghị
Trang 11CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT 1.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
1.1.1 Khái niệm bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Theo mục 6 Điều 3 Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 có giải thích “ Bản
đồ quy hoạch sử dụng đấtlà bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thểhiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó
Theo mục 2,3,4 Điều 20 Luật đất đai 2003 có quy định: Điều 20 Bản đồhiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Mục 2 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập mười năm một lần gắn với
kỳ quy hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 24 của Luật này
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập trên bản đồđịa chính gọi là bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Mục 3 Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập vàquản lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong phạm
vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồquy hoạch sử dụng đất của cả nước
Mục 4 Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai ởđịa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất củađịa phương đó
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sửdụng đất của địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ quy hoạch sửdụng đất của địa phương đó
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, vùng lãnh thổ, tỉnh, huyện cócùng tỷ lệvới bản đồ hiện trạng sử dụng đất; việc lập và nội dung bản đồ quyhoạch sử dụng đất được quy định tại quy phạm và ký hiệu bản đồ quy hoạch sửdụng đất do BộTài nguyên và Môi trường ban hành
Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có nội dung như bản đồ quyhoạch sử dụng đất, thể hiện nguyên các yếu tố không điều chỉnh từ bản đồquyhoạch sử dụng đất và bổ sung các yếu tố đã được điều chỉnh sau khi được cấp cóthẩm quyền quyết định, xét duyệt
Trang 12Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã được lập trên bản đồ địa chính Đối với các xã chưa có bản đồ địa chính thì lập trên bản đồ đã sửdụng để lập sổ mục kê đất đai hoặc loại bản đồ, sơ đồ khác phù hợp ở địaphương
Để phục vụ quản lý chung về quy hoạch sử dụng đất chi tiết, các xã lập bảnđồ
tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp từ bản đồquy hoạch sửdụng đất chi tiết; bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất có cùng tỷlệ với bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của xã
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là thành quả quan trọng của quá trình lập
QHSDĐĐ Trên đó phản ảnh toàn bộ phương hướng và nội dung sử dụng đất đaitrong tương lai Là căn cứ, cơ sở và chổ dựa cơ bản để điêu hành vĩ mô về quản
lý, sử dụng đất đai
1.1.2 Nội dung của bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Xét về hình thức trình bày, các nội dung thể hiện trên bản đồ quy hoạch sửdụng đất được chia thành ba nhóm yếu tố cơ bản:
- Nhóm các yếu tố địa lý, hành chính chủ yếu gồm: địa hình, các
điểm cao khống chế, các địa vật đặc trưng, mạng lưới thuỷ văn, mạng lướiđường giao thông, địa giới hành chính, các trung tâm hành chính, kinh tế, vănhoá, xã hội, tên địa danh
- Các khoanh đất (loại đất) với đường bao (đường ranh) theo mục đích sửdụng của các loại đất được thể hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004
- Loại đất cơ bản được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thểhiện theo quy định tại Thông tư số28/2004/TT- BTNMT ngày 02 tháng 11 năm
2004
Việc biểu thị các yếu tố nội dung trên bản đồ quy hoạch của các xã đượcthực hiện theo Quyết định 40/2004/QĐ-BTNMT trong “Ký hiệu bản đồ hiệntrạng và quy hoạch tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000” do
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Trang 13- Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các đường quốc lộ, đường tỉnh
lộ, đường giao thông liên huyện, liên xã, đường mòn, diện tích củađường được tính bởi giới hạn của đường nét liền Hệ thống giaothông có độ rộng từ 0,5 mm trên bản đồ trở lên vẽ bằng hai nét theo
tỷ lệ; nhỏ hơn 0,5 mm vẽ theo ký hiệu quy định
- Hệ thống thuỷ văn: Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất biểu thị đầy
đủ hệ thống sông ngòi, mương máng Ghi tên các hồ, sông ngòichính Các sông ngòi, kênh, mương có độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0,5
mm trên bản đồ biểu thị bằng 2 nét
- Các công trình quy hoạch đều bao quanh bằng các nét mầu đỏ, được
tô mầu theo loại đất quy hoạch, mã loại đất được ghi theo mã đất mớibằng mầu đỏvà theo quy định của tập (ký hiệu bản đồhiện trạng vàquy hoạch ban hành năm 2004)
Các công trình giao thông, thuỷlợi mởrộng thì được đi bằng nét đứt và cáccông trình mởmới được đi bằng các nét liền (lực nét được thểhiện phi tỷlệtrênbản đồ)
Cần lưu ý: Khi ranh giới sử dụng các loại đất giữa hiện trạng và quy hoạch không trùng khớp nhau, trên bản đồ quy hoạch sẽ dùng đường nối đứt đoạn để biểu thị các ranh giới quy hoạch Khi quy hoạch chuyển mục đích sử dụng của một mảnh đất nào đó, vẫn giữ lại ranh giới theo hiện trạng mảnh nhằm phản ánh tình hình thay đổi của mảnh đất đó theo quy hoạch so với hiện trạng.
- Việc biểu thị các yếu tố nội dung trên bản đồ quy hoạch theo Quyết định
Trang 14- Loại đất cơ bản được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiếtđược thể hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT ngày 02 tháng
11 năm 2004
- Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ,đường giao thông liên huyện, liên xã, diện tích của đường được tính bởi giới hạncủa đường nét liền Hệ thống giao thông có độ rộng từ 0,5 mm trên bản đồ trởlên vẽ bằng hai nét theo tỷ lệ; nhỏ hơn 0,5 mm vẽ theo ký hiệu quy định
- Hệ thống thuỷ văn: Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết biểu thịđầy đủ hệ thống sông ngòi, mương máng Ghi tên các hồ, sông ngòi chính Cácsông ngòi, kênh, mương có độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0,5 mm trên bản đồ biểuthị bằng 2 nét Tất cả các dòng chảy đều có mũi tên theo hướng dòng chảy, lựcnét từ 0,15 - 0,2 mm
- Các thửa đất không quy hoạch không tô mầu, các thông tin thửa đất đượcthể hiện bằng các chữ mầu đen
- Ghi chú thuyết minh: Trên bản đồ quy hoạch chi tiết có ghi chú tên cáccông trình mở rộng, mở mới, lấy vào các loại đất và được thể hiện bằng các chữmầu đỏvà đều dùng chữ Việt phổ thông
- Các công trình làm mới đều bao quanh bằng các nét mầu đỏ và được đánh
số thứ tự mới của thửa đất quy hoạch, diện tích lấy vào những loại đất gì; bêntrong của loại đất quy hoạch vẫn thể hiện hiện trạng các thửa đất đã lấy (diện tíchthửa đất, số thứ tự thửa, mã loại đất) bằng các mầu đen theo bản đồ hiện trạng
- Các công trình mở rộng không phải dạng tuyến (giao thông, thuỷ lợi) thìphần diện tích mở rộng được bao quanh phần diện tích cần mở rộng và lấy vàoloại đất gì theo hiện trạng và được tô mầu theo ký hiệu loại đất mới bằng chữmầu đỏ bên trong vẫn thể hiện loại đất hiện trạng bằng các nét mầu đen
- Các công trình giao thông, thuỷ lợi mở rộng thì được đi bằng nét đứt vàcác công trình mở mới được đi bằng các nét liền (lực nét được thể hiện phi tỷ lệtrên bản đồ)
- Các công trình quy hoạch được tô mầu theo quy định của tập ký hiệu bản
đồ hiện trạng và quy hoạch ban hành năm 2004
Trang 151.1.3 Nguồn tài liệu chính
Tài liệu chính dùng để biên tập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai gồm có:
- Bản đồ hiện trạng ở thời điểm lập quy hoạch
- Bản đồ đánh giá thích nghi của đất đai
- Các bản đồ quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực
Các tài liệu có liên quan đến nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
1.1.4 Phương pháp thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng dất có các phương pháp chính sau :
1.1.4.1 Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính dạng số
- Thu thập bản đồ địa chính dạng số, có các tỷ lệ khác nhau
- Kiểm tra bản đồ địa chính trên máy (tỷ lệ bản đồ, năm xây dựng bản
đồ, kiểm tra các mảnh bản đồ xem có phủ kín toàn bộ xã hay không)
Trang 16hoạch và dùng các ký hiệu (tô mầu đỏ cho các phần mở rộng và làmmới) để phân biệt rõ giữa quy hoạch và hiện trạng
- Số hoá bản đồ quy hoạch dạng giấy đã lên các yếu tố quy hoạch
- Chồng xếp các bản đồ quy hoạch xây dựng và bản đồ quy hoạch củahuyện dạng số lên trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Biên tập, kiểm tra và in bản đồ
1.1.4.2 Phương pháp sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số, dạng giấy có các tỷ lệ
- Điều tra, khảo sát thực địa, cập nhật chỉnh lý biến động cho phù hợp vớihiện trạng lên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy bằng các nétmầu đen và chuyển vẽ các nội dung quy hoạch sử dụng đất theo phương
án chọn lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy khi đã cập nhật chỉnh
lý biến động đến tháng 8 năm 2007 Căn cứ vào phương án QHSDĐ đãđược chấp thuận tiến hành xác định các khu vực, các nội dung được thayđổi theo quy hoạch lên trên.Thể hiện các nội dung theo phương án quyhoạch như: vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích của từng loại đất theoquy hoạch và dùng các ký hiệu ( mầu đỏ cho các phần mở rộng và làmmới) đểphân biệt rõ giữa quy hoạch và hiện trạng
- Số hoá bản đồ dạng giấy đã bổ sung các yếu tố hiện trạng và quy hoạch đãđược xác định ngoài thực địa
- Biên tập, kiểm tra và in bản đồ
- Cập nhật, chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các ngành tại các buổi hộithảo, thẩm định
- Hoàn chỉnh, kiểm tra và in bản đồ
1.1.4.3 Phương pháp sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất có chồng xếp với các loại bản đồ khác (bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ giao đất lâm nghiệp)
Trang 17+ Bản đồ địa chính cơ sở
- Kiểm tra và chồng xếp bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồgiao đất lâm nghiệp lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (đưa tỷ lệ các loạibản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồgiao đất lâm nghiệp vềcùng tỷ lệvới bản đồ hiện trạng sử dụng đất)
- Biên tập lại bản đồ vì hai loại bản đồ được lập tại thời điểm khác nhau,
tỷ lệ khác nhau
- In bản đồ hiện trạng đã chồng xếp
- Điều tra, khảo sát thực địa, cập nhật chỉnh lý biến động cho phù hợp vớihiện trạng lên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng giấy (đã chồngxếp với bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồgiao đất lâmnghiệp) bằng các nét mầu đen và chuyển vẽ các nội dung QHSDĐ theophương án chọn lên bản đồ dạng giấy khi đã cập nhật chỉnh lý biếnđộng Căn cứ vào phương án QHSDĐ đã được chấp thuận tiến hành xácđịnh các khu vực, các nội dung được thay đổi theo quy hoạch Thể hiệncác nội dung theo phương án quy hoạchnhư: vị trí, hình dạng, kíchthước, diện tích của từng loại đất theo quy hoạch và dùng các ký hiệu (tômầu đỏ cho các phần mở rộng và làm mới) để phân biệt rõ giữa quyhoạch và hiện trạng
- Số hoá bản đồ dạng giấy đã bổ sung các yếu tố hiện trạng và quy hoạch
đã được xác định ngoài thực địa
- Biên tập, kiểm tra và in bản đồ
- Cập nhật, chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các ngành tại các buổi hộithảo, thẩm định
- Hoàn chỉnh, kiểm tra và in bản đồ
1.2 Quy hoạch sử dụng đất
1.2.1 Khái niệm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặcthù Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tinh pháp lý củamột hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phươngpháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
Trang 18xã hội Theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án tổ chứclại việc sử dụng đất đai theo pháp luật của nhà nước Bản thân nó được coi làmột hệ thống của giải pháp định vị củ thể của việc tổ chúc phát triển kinh tế, xãhội trên một vùng lãnh thổ nhất định Đáp ứng nhu cầu mặt bằng, chất lượng đất
sử dụng hiện tại và trong tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầusinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý
và có hiệu quả kinh tế cao
Có rất nhiều quan điểm về quy hoạch đất đai tồn tại từ trước đến nay
Có quan điểm cho rằng: quy hoạch đất đai chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹthuật thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ :
+ Đo đạc bản đồ đất
+ Phân chua việc sử dụng đất giữa các chủ sử đụng đất
+ Giao đất cho các ngành ,các đơn vị sử dụng đất
+ Thiết kế quy hoạch đồng ruộng
Đó là quan điểm của một số người lãnh đạo Ở các cơ sở có quan điểm chorằng :
Bản chất quy hoạch đất đai được xác định dựa vào quyền phân bố lại củanhà nước, chỉ đi sâu vào tính hợp pháp của quy hoạch đất đai
Như vậy hiệu quả quy hoạch đất đai như hai quan điểm trên là chưa đúng
và chưa đầy đủ, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất, là đối tượng của các mối quan
hệ xã hội trong sản xuất Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là cácbiện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không cótính khả thi, có khi nó lại kìm hãm sự phát triển của xã hội Bản chất nó nằm ởbên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất nhưmột đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất Nó coi trọng hiệu quảkinh tế của việc sử dụng đất
Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổng hợp của ba biện pháp :
- Biện pháp pháp chế nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theođúng pháp luật, nó giao quyền hạn và nghĩa vụ cho các chủ sử dụng đất
- Biện pháp kỹ thuật áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ
sở khoa học kỹ thuật
Trang 19- Biện pháp kinh tế, đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt
để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất Quy hoạch phân bổ sử dụng đấtsao cho hợp lý nhất có được sự hài hòa hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển củacác ngành để đạt được hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích Song
có thực hiện được điều đó phải thực hiện đồng bộ cả ba biện pháp vìchúng có quan hệ mật thiết với nhau
Như vậy quy hoạch sử dụng đất được định nghĩa đầy đủ như sau :
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả caovào thông qua việc phân phổi đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệusản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường “
Quy hoạch đất đai nhằm sử dụng tài nguyên này một cách đầy đủ, hợp
lí và có hiệu quả cao Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích đạt được tổng hợpcác nội dung trên sao cho sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lí và sử dụng khaithác đi đôi với bảo vệ tài nguyên đất, bồi dưỡng đất và bảo vệ môi trường chống
ô nhiễm đất và xói mòn đất làm cho sự phát triển được ổn định và bền vững
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng vàphức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, xã hội Do tác độngcủa nhiều yếu tố nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lí, có hiệu quả cao
Kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những nguyên tắc chung,riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùytheo từng điều kiện củ thể và từng mục đích cần đạt được Như vậy đối tượngnghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là :
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sảnxuất chủ yếu
- Đề xuất các biện pháp sử dụng đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả cao, kếthợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào điều
Trang 20kiện tự nhiên, kinh tế xã hội củ thể của từng vùng lãnh thổ Tìm ra phương án sửdụng đất tối ưu cho tương lai.
1.2.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bốhợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước Trong nhiềutrường hợp quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn có thế là vùnglãnh thổ của một huyện, có thể là một tỉnh hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớngồm nhiều tỉnh hợp lại, có thế trên phạm vi cả nước để giải quyết các vấn đềphân chia lại lãnh thổ tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm dân
cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất Bên cạnh đó quy hoạch còn phải đáp ứngnhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thực hiện việc phân phối và tái phân phối quỹ đấtnhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn
vị sử dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại.Luật đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta theo lãnhthổ hành chính bao gồm 4 cấp :
- Quy hoạch sử đụng đất đai cả nước
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và các thànhphố trực thuộc trung ương)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện,quận ,thịxã,thành phố thuộc tỉnh)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã ( bao gồm các xã, phường, thịtrấn) Quy hoạch sử dụng đất cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.Ngoài ra, Luật đất đai quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngànhbao gồm :
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an
1.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù, là 1
bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tếquốc dân.Quy hoạch sử dụng đất có các chức năng nhiệm vụ sau:
Trang 21- Quy hoạch sử dụng đất nhận trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu
sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, các lĩnh vực Xácđịnh và điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp vớimục tiêu kinh tế -xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định,bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng cao
- Quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng đất để pháttriển kinh tế xã hội lâu dài
- Quy hoạch sủ dụng đất mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quyhoạch mang tính chỉ đạo
1.2.5 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai với các loại hình quy hoạch khác
Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế xã hội : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trongnhững tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học để xây dựng các kế hoạchphát triển kinh tế xã hội Trong đó đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độphương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu còn đối tượng của quy hoạch sửdụng đất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầuphát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội điều chỉnh cơ cấu vàphương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án sử dụng đất thống nhất và hợplý
Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất vớiquy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dàihạn sử dụng đất đai.Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên dự báo chiến lược dàihạn sử dụng đất đai có như vậy thì quy hoạch mới khai thác triệt để được tàinguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng làđiều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quyhoạch sử dụng đất đai
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triểnkinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và
Trang 22các mối quan hệ sản xuất Các loại hình này đều hướng tới mục tiêu là sao cho
sử dụng đất được tiết kiệm hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời phảibảo vệ đất ,bảo vệ môi trường
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch phát triển nôngnghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếucủa quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch phát triển nông nghiệp cùng với quyhoạch công nghiệp giúp cho quy hoạch sử dụng đất đạt được mục đích, yêu cầuđặt ra Hai loại quy hoạch này có mối quan hẹ mật thiết và không thể thay thếđược
1.2.6 Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp –nông nghiệp – dịch vụ Điều đó đã có tác động lớn đến đất đai và đòi hỏi quátrình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện theo các quy địnhcủa pháp luật
Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất :
- Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là Hiếnpháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 Tạiđiều 18 đã khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo hiếnpháp và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nướcgiao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”
- Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004của chính phủ về thi hành luật đất đai
- Căn cứ thông tư 30/2004/TTT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004
về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất
- Căn cứ phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đếnnăm 2010 của huyện Thanh Liêm đã được phê duyệt
Trang 23- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của cácngành trong xã như: xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, giáo dục…
- Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ môi trường, tu bổ và bảo tồn di tích lịch
Trên thế giới có rất nhiều loại hình, phương pháp quy hoạch đất đaitùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi nước Nhìn chung có 2 trường phái chínhsau:
- Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo sự hài hòa pháttriển đa mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêubiểu cho trường phái này là Đức và Úc
- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng sau đó làm quy hoạchtổng thể Lập hồ sơ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơchế kế hoạch hóa tập trung Lao động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn
đề nghiên cứu Tiêu biểu cho trường phái này là Liên Xô và các nước XHCN
Theo FAO quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công tácđánh giá đất Từ kết quả đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất thíchhợp đối với các đơn vị đất đái trong vùng
Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế như: Ngân hành thế giới (WB), Ngânhàng phát triển Châu Á (ADP), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình pháttriển (UNDP)… đã tài trợ cho nhiều chương trình quy hoạch và đã đem lại thànhcông ở nhiều quốc gia như: Kenya, Angieri, Etiopia, Colombia, Philippin,Thailand…
Trang 24Tại Nam phi : đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia dochính phủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh (cấp trung gian ),một dự án chỉ dẫn cấp quốc gia cho thấy sự phân bố hợp lý các khu vực sử dụngđất đai.
Tại Thái Lan việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân theo ba cấp:Cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương Quy hoạch đất đai nhằm thực hiện cụthể hóa các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Hoàng gia, gắn liền với tổchức hành chính và quản lý Nhà nước, phối hợp với Chính phủ và chính quyềnđịa phương Dự án phát triển của Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệpchiếm một vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và chính trị ở Thái Lan Các dự ánđều tập trung vào các vấn đề quan trọng của đất nước như: đất đai,thị trường, laođộng, nguồn nước…
Tại Trung Quốc, Lào, Campuachia công trác quy hoạch đất đai đã bắtđầu phát triển, nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành không tiến hành làmquy hoạch ở các cấp nhỏ như Việt Nam
Để có một phương án chung làm cơ sở khoa học cho công tác quyhoạch đất đai ở phạm vi toàn thế giới Năm 1992, tổ chức Nông lương Liên hợpquốc (FAO) đã đưa ra quan điểm phát triển quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đấtmột cách có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của hiện tại vàđảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môitrường
1.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước.
Nước ta là nước đang phát triển, vì vậy lịch sử của công tác quy hoạch
sử dụng đất ở nước ta còn mới mẻ, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác quyhoạch còn thiếu và lạc hậu, kinh nghiệm thực tế ít Đứng trước tình hình pháttriển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay, đòi hỏi những nhà làm quy hoạch, nhàquản lý sử dụng đất phải từng bước khắc phục khó khăn, đồng thời phải biết kếthừa, vận dùng kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới vào thực tiễnnước ta
Trang 25Hiện nay, công tác quy hoạch sử đụng đất các cấp đã và đang đượctriển khai thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước.
Tổng cục Địa chính đã tiến hành triển khai xây dựng công tác quyhoạch sử dụng đất trên toàn quốc giai đoạn 1996-2010 nhằm thực hiện công tácquy hoạch sử dụng đất và được Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 11 thông qua vànhất trí, Quốc hội đã có Nghị định số 01/1997, Nghị định này thông qua kếhoạch sử dụng đất cả nước giai đoạn 1996-2000
Nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch
sử dụng đất phục vụ cho việc chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm
vi cả nước, Tổng cục Địa chính đã từng bước tiến hành xây dựng các dự án quyhoạch sử dụng đất theo trình tự cấp lãnh thổ hành chính Dự án này đã thu đượckết quả khá khả quan, một số vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng venSông Hồng, vùng Tây Nguyên, duyên hải miền trung do việc Quy hoạch và thiết
kế nông nghiệp thực hiện trong hai năm 1994-1996
Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Cục đođạc bản đồ tiến hành lập quy hoạch chi tiết các cấp trong cả nước nhằm đưa quỹđất đai vào quản lý và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả cao hơn
1.4 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (xã)
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn Luật đấtđai đã quy định quy hoạch sử dụng đất cấp xã có thời hạn 10 năm Trong quyhoạch sử dụng đất cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết rất cụ thể, gắnchặt với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhquy hoạch sử dụng đất Luật đất đai quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụngđất ở 4 cấp: Cả nước, tỉnh, huyện, xã Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từtrên xuống và sau đó bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên Đây là quá trình có mốiliên hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô,giữa trung ương và điạ phương trong hệ thống chính thể
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại về ranhgiới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạchphân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ Mặt
Trang 26khác quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụngđất đai của cấp cao hơn
Trang 27CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION V8I
Bentley MicroStation , phiên bản mới nhất hiện tại là MicroStation V8i, làphần mềm CAD truyền thống và nổi tiếng của tập đoàn Bentley, chuyên cungcấp các giải pháp để tạo, quản trị và xuất bản nội dung thuộc các lĩnh vực kiếntrúc, công nghiệp, xây dựng MicroStation V8i là phiên bản mới nhất được công
bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng CAD chuẩn hiện nay là DWG củaAutoCAD và DGN của MicroStation
MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phânphối bởi Bentley Systems[1] MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh chophép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ
MicroStation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như:Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp cácgiải pháp xử lý bản đồ địa hình, địa chính của công ty [eK]) chạy trên đó
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trênnền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ
MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềmkhác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)
Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng
mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm,dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ đượccoi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD,CorelDraw, Adobe Freehand…) lại được giải quyết một cách dễ dàng trongMicroStation
Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nềnmột file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ,
hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác
và thống nhất giữa các file bản đồ
2.1 Giới thiệu phần mềm MicrostationV8i
Trang 28MicroStation V8i hỗ trợ các Kỹ sư, Kiến trúc sư, Chuyên gia GIS, Nhàthầu, và Chủ đầu tư bằng việc thúc đẩy hợp tác, sắp xếp công việc trong nhiềulĩnh vực và thông suốt giữa các nhóm dự án.
Phần mềm MicroStation V8i đề cao tính rộng và sâu của công nghệ mà các
dự án cần tích hợp trong suốt chu trình cơ sở hạ tầng Những lợi ích củaMicroStation V8i bao gồm:
- Nâng cao chất lượng dữ liệu
- Tăng cường chất lượng thiết kế
- Hoàn thiện độ an toàn hoạt động
- Giảm chi phí dự án
- Rút ngắn thời gian chuyển giao
Bentley đã phát triển MicroStation V8i đáp ứng trực tiếp các nhu cầu ngàycàng cao của các chuyên gia cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới
- “Giúp chúng tôi làm việc tốt hơn, thông minh hơn, và tăng tốc độ đưa dự
án đến thị trường.”
- “Giúp chúng tôi hoàn thiện sự lưu thông dữ liệu – không chỉ trong công
ty mà còn mở rộng ra giữa các đội dự án.”
- “Giúp chúng tôi tạo dữ liệu tốt hơn nhanh hơn trong quá trình thiết kế và
kỹ thuật bởi vì đây là yếu tố tác động lớn nhất đến hiệu quả của mộtcông trình.”
- “Giúp chúng tôi tìm ra cách giám chi phí thiết lập và hoạt động của côngtrình bằng cách tái sử dụng dữ liệu thiết kế và cấu trúc trong suốt quátrình hoạt động.”
- Trên cơ sở những câu hỏi, thách thức ví dụ như những cản trở việc phânphối các dự án có chất lượng cao hơn, đã truyền ý tưởng cho sự pháttriển các phần mềm tốt hơn như phần mềm MicroStation V8i – đó là:+ Cần phải tăng tính trực quan hơn để nghiên cứu và trao đổi trong việc
sử dụng nó
+ Tọa độ nội tại của dữ liệu dự án từ các nguồn khác nhau
+ Tạo điều kiện cải thiện sự hợp tác giữa các nhóm dự án
2.2 Điểm nổi bật của MicroStation V8i
Trang 292.2.1 Khả năng tương tác
- Hỗ trợ RealDWG bảo đảm độ chính xác cao nhất
- Object Enabler hỗ trợ làm việc với dữ liệu từ các ứng dụngAutoCAD
- Tham chiếu định dạng SHP/MIF/MID/TAB trong quá trình làm việc
- Import dữ liệu 3D từ SketchUp, Rhino, OBJ, 3DS, và GoogleEarth
- Tham chiếu hơn 50 loại hình ảnh để tăng mức tái sử dụng dữ liệu vànâng cao hiệu quả
- Kết hợp với ProjectWise mở rộng tính hữu dụng các dự án của bạn
2.2.2.Tọa độ địa lý nội tại
- Tham chiếu tập tin ESRI SHP giúp tăng sự đa dạng và tái sử dụng dữliệu
- Chuyển đổi tọa độ AEC giúp đồng bộ hóa dữ liệu
- OGC Web Map Server hỗ trợ sắp xếp bản đồ import
- Tích hợp thiết bị GPS giúp thu thập và chuyển đổi dữ liệu GPS
- Tham chiếu không gian địa lý thiện sự phối hợp thông tin
- Tự động bố cục bản vẽ chi tiết khi tạo bản vẽ sản xuất
- Trình bày dữ liệu nhất quán trên màn hình và bản in
- Tự động cập nhật bản vẽ từ đó đồng bộ hóa các mô hình và bản vẽ
- Hiển thị các mẫu và mặt cắt động giúp đơn giản quá trình nghiên cứu
mô hình 3D
2.2.4 Mô hình thiết kết trực quan
- Hỗ trợ in ấn 3D giúp hợp lý hóa khi tạo các mẫu thử vật lý
- Các công cụ kiểm tra cho phép kiểm tra tính nhất quán các mô hìnhcủa bạn
- Mô hình lưới linh hoạt và các công cụ tối ưu hóa
Trang 30- Hiệu chỉnh Push-pull khối làm tăng tính tương tác của mô hình.
- Chức năng tạo mặt với hình dạng tự do cho phép tạo mặt phức tạpmột cách dễ dàng
- Thông số các công cụ cho phép tạo và chỉnh sửa dạng hình học phứctạp nhanh hơn
2.2.5 Thực hiện phối cảnh lặp Luxology
- Thực hiện bản vẽ phối cảnh gần với thời gian thực giúp cân bằng tốc
độ và chất lượng
- Rich Photorealistic Content thêm tính thực tế và theo tỷ lệ
- Phân loại bản vẽ phối cảnh để tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệuquả làm việc nhóm
- Ảnh động với chất lượng chuyên nghiệp làm tăng tính hiện thực dựán
- Hỗ trợ bộ xử lý đa nhân tiết kiệm thời gian render và giảm chi phí
2.2.6 Đánh giá thiết kế sâu sắc
- Duyệt lại các thiết kế trên màn hình từ đó đơn giản hóa quy trình vàtiết kiệm thời gian
- Lắp ráp và xem xét nhiều tập tin nhằm tăng tính phối hợp
- Quản lý đánh dấu (markups) cho phép các nhóm cộng tác theo cácquy tắc chung
- Chấp thuận hay từ chối ý kiến bình luận để hoàn thiện thiết kế của dựán
- Tập tin đánh dấu chồng lớp cho phép duy trì tính toàn vẹn dữ liệu
- Xuất bản dữ liệu thiết kế thành một i-model để trao đổi ý kiến đánhgiá
2.3 Cài đặt Microstation V8i
Bước 1: Cài đặt gói phần mềm cần thiết trước khi cài Microstation
Trang 31Cài đặt Prerequisites bằng cách chạy Setup\MicroStation_v8i\Support\
Setup.Prerequisites.08.11.05.05_en.exe
Bước2:Cài đặt Microstation
Cài đặt MicroStation V8i 08.11.05.17 bằng cách chạy file
Setup\MicroStation_v8i\Microstation\MicroStation.msi
Trang 35Bước 3: Crack
Copy overwrite (copy đè) các file trong thư mục /patch/ tới thư mục cài đặt theo đường dẫn C:\Program Files\Bentley\MicroStation\
sau đó Chạy file Microstation811.reg
Khi bắt đầu khởi động chương trình, sẽ xuất hiện bảng microstation manager: dùng quản lý mở hoặc tạo các file design (dgn)
Trang 36Tại đây ta có thể chọn user, project, và interface theo từng thiết lập cá nhân.
Ví dụ để cấu hình user examples và project building, thiết lập
examples>building như hình dưới đây.
Chọn một file dng và mở.
Giao diện
Trang 37- Menu: nơi truy cập các đề mục của MicroStation
- Task Navigation: Thanh công cụ, gồm Main Task (công cụ liên quan để thao tác và chỉnh sửa các đối tượng) và Active Task (các công cụ hay xài, ta có thể thay đổi qua Task List)
2.4 Căn bản về Microstation V8i
2.4.1 Menu
2.4.1.1 File
Trang 38New – Tạo và mở Design File mới Open – Mở Design File đã có
Close - Đóng design file hiện thời
Save - Lưu design file
Save As - Lưu design file với tên mới
Compress (Design – Options) - Nén dữ liệu trong
design file / vĩnh viễn xóa bỏ các phần tử - Xóa các đối
Export – Xuất file hiện thời tới định dạng khác
Print Preview – Xem bản vẽ trước khi in
Print – Thiết đặt trang in.
Trang 39Batch Print – Quản lý, thiết đặt file in
………
Exit – Thoát MicroStation
2.4.1.2 Edit
Undo – Hoàn tác lệnh cuối
Undo Other – Hoàn tác thao tác bỡi các tham số khác
Redo – Làm lại thao tác đã undo lần cuối
Set Mark – Thiết đặt một đánh dấu để hoàn tác
Cut – cắt phần tử vào Clipboard
Copy - Copies từ Clipboard
Paste - Gián từ Clipboard
Paste Special – Gián theo chế độ
Group – Tạo nhóm đối tượng đồ họa
Ungroup – Loại bỏ nhóm
Lock - Khóa phần tử riêng biệt, ngăn chặn các thao tác Unlock - Mở các phần tử cho thao tác
Find/Replace Text – Thay thế text
Select All – chọn tất cả các phần tử trên tất các levels
Select None – Không chọn các phần tử trên tất các levels
Select By Attributes -Thiết lập và thực hiện lựa chọn bỡi lọc phần
Cells – Mở cell library
Dimensions Style –Tiện ích đặt và biên tập kích thước
Line Styles - Tiện ích đặt và biên tập kiểu đường
Multilines style – Tiện ích để xác định kiểu multi-line
Detailing symbol Setting - Tiện ích đặt và biên tập fonts thư viện Tags – Tiện ích để sử dụng liên kết tag data tới phần tử
Text – Thiết đặt Font và đặc tính text