1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn Văn Minh.docx

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ án Tốt Nghiệp
Tác giả Nguyễn Văn Minh
Trường học Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Địa chính
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Đại học mỏ địa chấtz Đại học Mỏ Địa chất Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 6 1 1 Khái niệm bản đồ địa chính 6 1 2 Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính 6 1[.]

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 6

1.1 Khái niệm bản đồ địa chính 6

1.2 Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính 6

1.2.1 Mục đích 6

1.2.2 Yêu cầu 7

1.3.Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính 7

1.3.1 Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính 7

1.3.2 Thể hiện nội dung bản đồ địa chính 8

1.4 Cơ sở toán học 8

1.4.1 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính 8

1.4.2 Các thông số của file chuẩn bản đồ 9

1.4.3 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính 9

1.4.4 Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính 11

1.4.5 Mật độ điểm khống chế tọa độ 11

1.5 Độ chính xác bản đồ địa chính 12

1.6 Bản đồ địa chính số 13

1.7.Phương pháp thành lập bản đồ địa chính 14

Chương 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV Map .15

2.1 Phần mềm MicroStation 15

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation 15

2.1.2 Căn bản về MicroStation 16

2.1.2.1 Làm việc với Design File………16

2.1.2.2 Tổ chức dữ liệu trong Microstation……… … 17

Trang 2

2.1.2.4 Nén file, sao dữ liệu……… 25

2.1.3 Các lệnh biên tập bản đồ của MicroStation……… 26

2.2 Phần mềm TMV Map 29

2.2.1 Giới thiệu về TMV Map 29

2.2.2 Các chức năng của TMV Map 30

2.2.3 Các menu chính của phần mềm TMV Map……… ……31

Chương 3: BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/1000 XÃ PHƯƠNG LINH - HUYỆN BẠCH THÔNG – TỈNH BẮC KẠN

3.1 Khái quát tình hình và đặc điểm khu đo 42

3.1.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên 42

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 50

3.2 Thu thập tài liệu 44

3.3 Quy trình biên tập bản đồ địa chính 45

3.3.1 Sơ đồ tổng quát 45

3.3.2 Trình tự thực hiện quy trình biên tập bản đồ tổng xã Phương Linh 46

3.3.2.1 Khởi động Microstation……… 46

3.3.2.2 Biên tập bản đồ tổng……… …… 46

3.3.2.3 Biên tập mảnh bản đồ địa chính……… ……….52

3.4 Biên tập bản đồ xê dịch 61

3.4.1 Dịch chuyển bản đồ……… … 61

3.4.2 Tạo bản đồ địa chính sau khi xê dịch……… ……62

3.4.3 Biên tập mảnh bản đồ địa chính sau khi xê dịch……… …63

KẾT LUẬN 64

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đối với môi trường sống của con người, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng từ xa xưa con người đã biết khai thác và sử dụngtài nguyên đất Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài, đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp giữa người với người liên quan đến đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai Vì vậy việc thànhlập bản đồ địa chính là rất cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, người ta

sử dụng máy tính để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai nhằmcập nhật, sửa chữa và bổ sung kịp thời những thay đổi hợp pháp của đất đai Do vậy việcứng dụng các phần mềm để thành lập bản đồ địa chính sẽ giúp chúng ta quy hoạch, quản

lý đất đai được tốt và hợp lý hơn

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đáp ứng hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng đất đai

tại các địa phương Đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS Phạm Thị Kim Thoa

em đã tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên tập bản đồ địa chính xã Phương Linh huyện bạch Thông tỉnh Bắc Kạn”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về bản đồ địa chính

- Tìm hiểu phần mềm MicroStation và TMV Map

Trang 4

Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map biên tập bản đồ địa chính

4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài tiến hành thành lập bản đồ địa chính, đây chính là tư liệu hữu ích phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đất

Giúp cho các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, đề ra các biện pháp sử dụng hợp lý, tránh lãng phí tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Việc xây dựng bản đồ địa chính sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất dễ dàng, đạt hiệu quả cao

5 Bố cục đồ án

Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, đồ án được chia làm 3 chương với những nộidung chính sau:

Chương 1: Tổng quan về bản đồ địa chính

Chương 2: Giới thiệu phần mềm MicroStaion và TMV Map

Chương 3: Thực nghiệm biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 xã Phương Linh Huyện Bạch Thông Tỉnh Bắc Kạn

Trang 5

Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, thời gian có hạn nên quá trình hoàn thành đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được

sự giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa để chất lượng

đề tài được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Trắc địa-Bản đồ và quản lý đất đai cũng như các thầy cô trong bộ môn Địa chính, đặc

biệt là sự hướng dẫn của ThS Phạm Kim Thoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tốt

nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, Ngày… tháng … năm…

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Minh

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.1 Khái niệm bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện các thửa

đất và các yếu tố có liên quan, được đo vẽ ở tỷ lệ lớn thống nhất trên cả nước theotừng đơn vị hành chính được cơ quan có thẩm quyền xác nhận

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính chất pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai tới từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất Bản đồ địa chính được xây dựng trên công nghệ và kỹ thuật ngày càng hiện địa đảm bảo cung cấp thông tin kỹ thuật của đất đai phục vụ công các quản

lý đất đai

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ

Đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng), dạng ký hiệu và ghi chú thuyết minh

1.2 Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính

1.2.1 Mục đích

Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thống kê, kiểm kê đất đai, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị nói riêng

Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp

Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động của từng loại đất trong từng đơn vị hành chính cấp xã

Trang 7

Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, quy hoạch và thiết kế các côngtrình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.

Làm cơ sở để thanh tra về sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai

1.2.2 Yêu cầu

Thể hiện rõ ràng chính xác cả về mặt địa lý lẫn pháp lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng và loại đất và không gây hậu quả thắc mắc hoặc tranh chấp đât đai sau này

Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với từng vùng, từng loại đất

Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp

để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất

Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác, chặt chẽ

Thể hiện đầy đủ các yếu tố vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích, loại đất của từng thửa đất với độ chính xác tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại đất.Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính (dạng số và dạng giấy) phải thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ

1.3 Nội dung bản đồ địa chính

1.3.1 Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính

1 Khung bản đồ

2 Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định

3 Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp

4 Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo

vệ an toàn

5 Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất

Trang 8

6 Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.

7 Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến

8 Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao

9 Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu

cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình)

10 Ghi chú thuyết minh

Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính

1.3.2 Thể hiện nội dung bản đồ địa chính

1 Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp

2 Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo

vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính

3 Đối tượng thửa đất

4 Loại đất

5 Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

Trang 9

Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014.Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản đồ địa chính được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dungbản đồ vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn Phạm vi mở rộng khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti mét (cm) hoặc

20 cm so với khung trong tiêu chuẩn

Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách

10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu chữ thập (+)

1.4.2 Các thông sốfile chuẩn bản đồ

1 Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ

Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000

2 Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm:

a) Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m);

b) Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm);

c) Độ phân giải (Resolution): 1000;

d) Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin): X:

Trang 10

1.4.3 Chia mảnh,đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính

1 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:

Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu

là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính

2 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là

03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính

Trang 11

4 Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông

5 Bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500

là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo

nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn

6 Bản đồ tỷ lệ 1:200

Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ

lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông

Trang 12

1.4.4 Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính

Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của mảnh bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi là số thứ tự tờ bản đồ)

Số thứ tự tờ bản đồ được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trước, các tờ bản đồ tỷ lệlớn đánh số sau tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ

Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì được đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn vị hành chính cấp xã đó

1.4.5 Mật đọ điểm khống chế tọa độ

1 Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì mật độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau:

a) Bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;

b) Bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000: Trung bình từ 100 ha đến 150 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;c) Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Trung bình 30 ha có một điểm khống chế tọa

độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;

d) Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 km chiều dài được bố trí 01 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên

Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu đo nhỏhơn 30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên mật

độ không quá 2 điểm

Trang 13

2 Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phương pháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha

có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên

1.5 Độ chính xác bản đồ địa chính

1 Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập

2 Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số)

3 Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết

4 Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địachính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần

Trang 14

5 Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.

Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai

số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần

6 Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ

7 Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép Số lượng sai

số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống

1.6 Bản đồ địa chính số

Bản đồ số địa chính là sản phẩm bản đồ địa chính được số hóa, thiết kế, biên tập, lưu trữ và hiển thị trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử Nó có nội dung thông tin tương tự như bản đồ địa chính vẽ trên giấy song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số

Bản đồ số địa chính có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Hệ quy chiếu tọa độ giống bản đồ giấy.

- Mức độ đầy đủ thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản

đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu

- Bản đồ số không cần định hình bằng đồ họa, không có tỷ lệ.

- Hệ thống kí hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông

thường đã được số hóa Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy Khi in cần đặt tỷ lệ theo yêu cầu

Trang 15

- Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ truyền thống, có thể dễ dàng thực hiện

các công việc như: Cập nhật hiện chỉnh thông tin, chồng xếp hoặc tách lớp thông tin theo ý muốn, dễ dàng biên tập tạo ra bản đồ số khác và in ra bản đồ mới, có khả năng liên kết sử dụng trong mạng máy tính

- Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu

không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa

- Khi thành lập bản đồ số, các công đoạn ban đầu như thu thập và xử lý số liệu đòi

hỏi kỹ thuật và tay nghề cao

Việc sử dụng bản đồ số thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, vì thế hiện nay trong ngành Trắc địa – Địa chính chủ yếu sử dụng kỹ thuật công nghệ mới để thành lập và sử dụng bản đồ số địa chính trong công tác quản lý đất đai

1.7 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằngmáy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối hoặc phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa.Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối

Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối chỉ được

áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản đồđịa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo

vẽ trực tiếp ở thực địa

Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo

vẽ trực tiếp ở thực địachỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

- Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đặc điện tử và kinh vĩ

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp

ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử để lập

Trang 17

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV Map

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm, ngành Địa chính nước ta đã đặt được những thành tựu đáng

kể trong việc áp dụng các phần mềm chuyên dụng trong công tác xây dựng bản

đồ, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đồng thời phát triển các phần mềm riêng phù hợpvới điều kiện riêng của Việt Nam, trong đó có phần mềm MicroStation, TMV Map là những phần mềm đã và đang được áp dụng rộng rãi,trở thành hệ thống phần mềm chuẩn của ngành

2.1 Phần mềm MicroStation

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation

MicroStation là phần mềm trợ giúp thiết kế (Computer Aided Design - CAD) được phát triển bởi Bentley Systems cho tập đoàn Intergraph của Mỹ vào những năm 1980 Tại thời điểm đó phần mềm có tên là PseudoStation Qua gần

30 năm phát triển, MicroStation đã cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau với những tính năng ngày càng cải tiến Vào năm 1987, MicroStation 2.0 ra đời và đó

là phiên bản đầu tiên của MicroStation đọc và tạo file *.DGN Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là MicroStation SE được ra đời vào cuối 1997, đó là phiên bản đặc biệt của MicroStation (SE là viết tắt của Special Edition) và là phiên bản đầu tiên mà các nút công cụ được thể hiện bởi màu sắc khác nhau, ngoài ra MicroStation SE còn cung cấp một số công cụ làm việc qua Internet Phiên bản mới nhất của MicroStation là V8i (V8.11) ra đời năm 2008, phiên bản này cho phép làm việc với định dạng file *.DWG mới nhất, đồng thời bao gồm cả Modul làm việc với dữ liệu GPS

Với MicroStation, người sử dụng được cung cấp các công cụ số hoá các đối tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biên tập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày bản đồ Đồng thời, MicroStation cũng là môi trường đồ hoạ cao cấp làm nền cho các ứng dụng khác như: Irasb, Irasc, Geovec, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS chạy trên đó

Trang 18

Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng file chuẩn theo quy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính … dạng số ở nước ta.

2.1.2 Căn bản về MicoStation

2.1.2.1 Làm việc với Design File

File dữ liệu của MicroStation gọi là design file (*.DGN) Mỗi file bản vẽ đềuđược định vị trong một hệ thống toạ độ nhất định với các tham số về lưới toạ độ, đơn vị đo toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Nếu không gian làm việc là hai chiều thì ta có file 2D Nếu không gian làm việc là ba chiều thì ta có file 3D Để cho nhanh chóng khi tạo file, các tham số này thường được xác định sẵn trong một số file chuẩn gọi là seed file và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn Seed file phù hợp để sao chép các tham số này từ seed file sang file cần tạo

MicroStation chỉ cho phép người sử dụng mở và làm việc với một design filetại một thời điểm File này gọi là Active Design file

Nếu bạn mở một design file khi bạn đã có một Design file khác đang mở sẵn, MicroStation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại Tuy nhiên có thể xem (tham khảo) nội dung của các design file khác bằng các tác động đến các file dưới dạng các file tham khảo (Reference File)

a Cách tạo Design file

1 Khởi động MicroStation  Xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager

2 Từ file  chọn New  Xuất hiện hộp hội thoại Create Design file

3 Đánh tên file vào hộp text Files: ví dụ Study.dgn

4 Chọn Seed file bằng cách bấm vào nút select  xuất hiện hộp hội thoại Select seed file

5 Chọn đường dẫn đến tên thư mục và tên seed file cho bản đồ của mình Thư mục mặc định là C:WIN32APP\ustation\wsmod\default\seed\

Trang 19

6 Bấm phím OK để đóng hộp hội thoại Select seed file.

7 Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh sách các thư mục

8 Bấm phím OK để đóng hộp hội thoại Create Design file Cách thứ hai để tạo một file mới khi đang làm việc với một design file bằng cách từ file menu của cửa sổ lệnh chọn New  xuất hiện hộp hội thoại Create Design File Tiếp tục làm

từ bước 3 trở đi

b Cách mở một Design Fine dưới dạng Active design file

Cách 1: Khởi động MicroStation, chọn thư mục chứa file và tên file từ hộp

hội thoại MicroStation Manager  bấm OK

Cách 2:

1 Từ thanh Menu chọn File  chọn Open  xuất hiện hộp hội thoại Open design File

2 Từ List file of Type chọn (*.dgn) nếu chưa có sẵn Khí đó tất cả các file

có đuôi (.dgn) sẽ xuất hiện trên hộp danh sách tên file

3 Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh sách các thư mục

4 Chọn tên File

5 Bấm nút OK

2.1.2.2 Tổ chức dữ liệu trong MicroStation

a Tổ chức file, khái niệm Level

Dữ liệu trong file DGN được tách riêng thành từng lớp dữ liệu Mỗi một lớp

dữ liệu được gọi là một level Một file DGN nhiều nhất có 63 level Các level này được quản lý theo mã số từ 1 đến 63 hoặc theo tên của level do người sử dụng đặt.Các level dữ liệu có thể hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn hình Khi tất cả các level chứa dữ liệu được bật màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội

Trang 20

dung của bản vẽ Ta cũng có thể tắt tất cả các level trừ level đang hoạt động gọi làActive level Active level là level các đối tượng sẽ được vẽ trên đó.

4 Name: tên level (không quá 6 ký tự)

5 Comment: giải thích thêm về tên, có thể có hoặc không (không qúa 32 ký tự)

6 Bấm nút OK

Cách đặt tên level thành active level

Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh lv = < mã số hoặc tên level > sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím

Cách 2: Chọn mã số level từ phím level trên thanh Primary

Hinh 2.1 Thanh Primary

Từ thanh Menu của

MicroStation chọn Tools 

chọn Primary  xuất hiện thanh

Primary Bấm vào phím Active

Hình 2.2 Bảng 63 level

Trang 21

level (phím thứ hai từ trái sang phải)  xuất hiện bảng 63 level  kéo chuột đến

mã số level cần chọn

Cách bật, tắt level.

Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh on = <mã số hoặc tên

level> sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím để bật level cần hiển thị Trong

trường hợp muốn bật nhiều level một lúc thì mã số hoặc tên của level cách nhau một dấu ","

Muốn tắt các level thay "on" bằng "of".

Cách 2: Từ bàn phím bấm liền hai phím Ctrl+E  xuất hiện hộp View

levels Các level bật là các ô vuông được bôi đen, các level tắt là các ô vuông có màu xám Mỗi lần bấm con trỏ vào một ô vuông nào đó, ô vuông đó sẽ đổi chế độ

từ xám sang đen hoặc từ đen sang xám Sau khi đã chọn xong level cần tắt, bật  bấm phím Apply

b Đối tượng đồ hoạ (Element)

Mỗi một đối tượng đồ hoạ xây dựng lên Design file được gọi là một element.Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích Mỗi một

element được định nghĩa bởi các thuộc tính đồ hoạ sau:

Toạ độ: X,Y với file 2D (Toạ độ X,Y, Z với 3D)

Tên lớp (level): có tất cả 63 lớp, đánh số từ 1 - 63

Màu sắc (color): Bảng màu có 255 màu, đánh số từ 0- 254

Kiểu nét (line style): có 8 loại nét cơ bản, đánh số từ 0-7

Lực nét (weight): có 16 loại lực nét cơ bản, đánh số từ 0-15

Màu tô (Fill color): Cho các đối tượng đóng vùng tô màu: từ 0-254

Các kiểu đối tượng (element type) sử dụng cho các bản đồ số.

1 Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng điểm:

Trang 22

- Là 1 Point = Line (đoạn thẳng) có độ dài bằng 0.

- Là 1 cell (một kí hiệu nhỏ) được vẽ trong MicroStation Mỗi một cell được định nghĩa bởi một tên riêng và được lưu trữ trong một thư viện cell (Cell library)

2 Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng đường:

- Line: đoạn thẳng nối giữa hai điểm

- LineString: đường gồm một chuỗi các đoạn thẳng nối liền với nhau (số đoạn thẳng nhỏ hơn 100)

- Chain: là một đường tạo bởi 100 đoạn thẳng nối liền nhau

- Complex String: số đoạn thẳng tạo nên đường > 100

Chú ý: Các Element có kiểu là Chain và Complex String, MicroStation không cho

phép chèn thêm điểm vào đường

3 Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng vùng:

- Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo lên đường bao của vùng lớn nhất bằng 100

- Complex Shape: là một vùng có số đoạn thẳng tạo nên đường bao của vùnglớn hơn 100 hoặc là một vùng được tạo từ những line hoặc linestring rời nhau

4 Kiểu Element thể hiện các đối tượng dạng chữ viết:

- Text: đối tượng đồ hoạ dạng chữ viết

- Text Node: nhiều đối tượng text được nhóm lại thành một Element

2.1.2.3 Giao diện của MicroStation

MicroStation cho phép giao diện với người dùng thông qua cửa sổ lệnh Command Window, các cửa sổ quan sát, các menu, các hộp hội thoại và các thanhcông cụ

Cửa sổ lệnh Command Window: Trên cửa sổ lệnh hiển thị một số thông tin trong quá trình thành lập bản đồ như: trạng thái của yếu tố được chọn, các thuộc

Trang 23

tính các đối tượng, tên của lệnh đang được thực hiện, thao tác tiếp theo cần thực hiện, các thông báo lỗi, kết quả đo đạc và là nơi để nhập lệnh từ bàn phím.

Hình 2.3 Thanh Command Window

Mỗi một công việc nào đó trong MicroStation thường có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp: Từ biểu tượng của công cụ, Từ menu, Từ cửa sổ lệnh tuỳ thuộc sự lựa chọn của người sử dụng Nhưng dù sử dụng phương pháp nào thì thông tin về lệnh vừa thực hiện cũng được thể hiện trên cửa sổ lệnh Command Window Sử dụng các lệnh trong MicroStation nói chung thường gồm hai bước Bước thứ nhất nhằm xác định yếu tố cần thao tác, bước thứ hai để khẳng định (hoặc huỷ bỏ) lệnh cần thực hiện Việc quan sát cửa sổ lệnh thường xuyên trong quá trình thực hiện các lệnh sẽ giúp ta thao tác nhanh chóng và không mắc phải sai sót

Một số lệnh hay dùng với Command Windows:

“xy=<tọa độ x>,<tọa độ y>”: Tạo 1 điểm có toạ độ x,y

“MDL L <ứng dụng>”: Gọi một ứng dụng chạy trên nền MicroStation, ví dụ

Irasb

“ Back”: Backup dữ liệu, lưu dữ liệu tại thời điểm đó dưới dạng file có đuôi

*.bak, muốn phục hồi dữ liệu tại thời điểm backup chỉ cần đổi đuôi file thành dgn

“dx=<delta x>,<delta y>” :Dịch chuyển đối tượng một khoảng theo giá trị delta

theo trục tọa độ

“Com”: Nén file dữ liệu, có tác dụng làm giảm dung lượng của file

“ Fence change lock”: Khoá một vùng trên bản đồ sử dụng fence

“Fence change unlock”: Mở khoá một vùng trên bản đồ sử dụng fence.

Trang 24

Menu chính của MicroStation được đặt trên cửa sổ lệnh Từ menu chính có thể mở ra nhiều menu dọc trong đó chứa rất nhiều chức năng của MicroStation Ngoài ra còn có nhiều menu được đặt ở các cửa sổ hội thoại xuất hiện khi ta thực hiện một chức năng nào đó của MicroStation

Cửa sổ quan sát Window là nơi chứa nội dung bản vẽ để ta quan sát và thực hiện các thao tác đồ hoạ cần thiết Có thể mở cùng một lúc tối đa 8 cửa sổ Có thể

di chuyển vị trí hoặc thay đổi kích thước của các cửa sổ Windows như đối với cáccửa sổ Window thông thường Để đóng hoặc mở các cửa sổ, ta làm như sau:

+ Chọn Windows/open-close/dialog, đánh dấu vào của sổ cần mở, đóng+ Chọn Windows/open-close, chọn cửa sổ cần mở

Thanh công cụ là tập hợp của các chức năng ta thường sử dụng trong quá

trình thành lập bản đồ, bản vẽ Thanh công cụ chính (Main) thường được tự động

mở khi ta khởi động MicroStation Trong trường hợp thanh công cụ chính không xuất hiện trên màn hình thì ta có thể mở lại nó bằng cách: từ Menu chính chọn Tools/Main/Main

Nếu biểu tượng nào trên thanh Main

có một hình tam giác nhỏ ở góc phải thì tương ứng với biểu tượng đó sẽ một thanhphụ, trong mỗi thanh phụ có một số chức năng Muốn sử dụng thanh phụ nào thì ta

ấn phím trái (phím data) của chuột vào biểu tượng tương ứng đồng thời kéo hẳn

ra phía ngoài rồi thả phím data ra

- Các thanh công cụ khác của MicroStation cũng được mở từ chức năng Tools củamenu chính

- Sử dụng chuột trong MicroStaton: Bàn chuột chuẩn sử dụng trong MicroStation

là bàn chuột ba phím với các chức năng như sau:

+ Phím bên trái là phím Data dùng để xác nhận một lệnh hay một yếu tố nào đó

Hình 2.4 Thanh main

Trang 25

+ Phím bên phải là phím Reset dùng để huỷ sự xác nhận một lệnh hay một yếu tố nào đó.

+ Phím giữa là phím Tentative dùng để đặt chuột vào đúng một vị trí nào đó.Nếu bàn chuột đang sử dụng là bàn chuột hai phím thì phím Data và phím Reset giữ nguyên vị trí như trên còn phím Tentative được sử dụng bằng cách ấn đồng thời hai phím Datavà Reset Muốn đặt lại chế độ các phím của chuột thì mở

Workspace từ menu chính, sau đó chọn Button Assignments

Thanh cuốn Scroll bar

Thanh cuốn Scroll bars dùng để thay đổi tầm nhìn các đối tượng (vị trí, kích thước các đối tượng vẫn không thay đổi) Từ menu chọn Windows/Scroll bar

Hình 2.5 Thanh cuốn Scroll bar

Bảng các thuộc tính hiển thị

Từ menu dọc chọn Settings/View Atributes (CTRL+ B) xuất hiện bảng thuộc tính hiển thị trênmàn hình cho phép người sử dụng đặtcác thuộc tính hiển thị cho từng cửa

sổ Muốn chọn thuộc tính nào thì đánh dấu chọn ở ô tương ứng, sau đó ấn Apply

để xác nhận

- Fill: Cho phép hiển thị chế độ tô màu đối với những vùng kín được tô màu Nếu chế độ Fill không được chọn thì tất cả các vùng được tô màu (kể cả những vùng được fill màu từ trước) sẽ không được hiển thị màu đã fill trên màn hình cũng nhưkhi in

- Line Styles: Cho phép sử dụng kiểu đường do người sử dụng tự thiết kế Nếu chế

độ Line Styles không được chọn thì MicroStation chỉ cho phép hiển thị 8 kiểu

đường cơ bản từ 0 đến 7

Trang 26

Hình 2.9 Fence Mode

- Line Weights: Cho phép hiển thị các yếu tố với lực nét thực tế mà người sử dụng

đã chọn Nếu không chọn chế độ này, lực nét ngầm định bằng 0

- Patterns: Cho phép hiển thị chế độ trải patterns của các đối tượng

- Text: Cho phép/không cho phép hiển thị chữ trên màn hình

Các chế độ hỗ trợ truy bắt điểm (Snap)

Để hạn chế các lỗi xảy ra trong quá trình thành lập bản đồ, ta sử dụng các chế độ hỗ trợ truy bắt đểm

Chọn Settings/Snap, có các kiểu truy bắt sau:

- Nearest : Truy bắt vào điểm gần con trỏ nhất

- Keypoint: Truy bắt vào điểm cuối gần nhất của đối tượng

- Midpoint: Truy bắt vào điểm giữa của đối tượng

- Center: Truy bắt vào tâm của các các đối tượng có tâm điểm

- Intersection: Truy bắt vào điểm giao nhau của hai đối tượng Ngoài ra còn một số phương thức truy bắt khác Chế độ truy bắt ngầm định của Microstation là Keypoint và Midpoint

Sử dụng Fecne

Fence là một hình khép kín do người sử dụng tự xác

định để làm việc với các yếu tố hiện thị trên bản vẽ

Mối quan hệ giữa các yếu tố trên bản vẽ và Fence phụ

thuộc vào hai yếu tố:

- Tương quan vị trí giữa yếu tố và Fence

- Chế độ làm việc của Fence Khi có một lệnh nào đó

có sử dụng Fence được thực hiện thì tuỳ thuộc vào giữa yếu tố mối quan hệ và Fence mà lệnh đó có được

áp dụng với yếu tố đó hay không Để sử dụng

Hình 2.7 Thanh Snap

Hình 2.8 Fence

Trang 27

Hình 2.10 Fence Type

Fence, từ bảng công cụ Main, chọn biểu tượng Fence Các chế độ làm việc của

Fence (Fence Mode) bao gồm:

Inside: Tác dụng đối với các đối tượng nằm hoàn toàn trong Fence

Overlap: Tác dụng đối với những đối tượng nằm trong Fence và những đối tượng cắt Fence, tiếp xúc trong với Fence

- Clip: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn trong Fence và phần nằm trong Fence của những đối tượng cắt Fence

- Void: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn ngoài Fence

- Void-Overlap: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn ngoài Fence vànhững đối tượng cắt Fence, tiếp xúc ngoài với Fence

- Void-Clip: Tác dụng đối với những đối tượng nằm hoàn toàn ngoài Fence và phần nằm ngoài Fence của những đối tượng cắt Fence

Các kiểu Fence (Fence Type) bao gồm:

- Block: Vẽ fence hình chữ nhật

- File tham chiếu (Reference File)

làm việc thì file đó là Active File Còn Reference files là các file được mở để tham khảo sau khi đã mở Active file Các yếu tố trên Reference Files được hiển thị theo đúng toạ độ của chúng Ta không thể tạo và sửa đổi các yếu tố trên một file khi file đó đang ở chế độ reference nhưng MicroStation cho phép Snap vào các yếu tố trên Reference File, copy các yếu tố từ Reference File cùng với các yếuTại mỗi thời điểm, mỗi Active File có thể có nhiều Reference File Số lượng Reference File tối đa mà MicroStation cho phép mở cùng một lúc là 16, 23 hoặc

255 file tuỳ thuộc kích thước RAM Mỗi khi một file nào đó được mở ra thì các Reference File của nó (nếu có) cũng sẽ được mở ra

Trang 28

Trên menu chính, chọn File/Reference thì trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Reference Files Từ cửa sổ này, ta có thể mở Reference File (Attach Reference File), đặt các thuộc tính cho Reference File, đóng Reference File (Detach

sổ Reference Level tương tự với cửa sổ Views của Active file

Cách mở một Design file dưới dạng một Reference File.

1 Từ thanh Menu chọn File chọn Reference  Xuất hiện hộp hội thoại Reference Files

Trang 29

6 Phím Display được đánh dấu khi muốn hiển thị file.

7 Phím Snap được đánh dấu khi muốn sử dụng chế độ bắt điểm đối với Reference file

8 Phím Locate được đánh dấu khi muốn xem thông tin của đối tượng hoặc copy đối tượng trong Reference file

Cách đóng một Reference file

Trong hộp hội thoại Reference file chọn tên file cần đóng chọn Tools chọnDetach

2.1.2.4 Nén file,sao giữ liệu

1 Cách nén file (Compress Design file)

Khi xoá đối tượng trong Dessign file, đối tượng đó không bị xoá hẳn mà chỉ được đánh dấu là đã xoá đối tượng Chỉ sau khi nén file thì các đối tượng được xoá mới được loại bỏ hẳn khỏi bộ nhớ Quá trình nén file sẽ làm cho bộ nhớ của file bị giảm xuống Từ thanh menu của MicroStation chọn File  chọn CompressDesign

2 Cách lưu trữ dưới dạng một file dự phòng (save as, back up).

MicroStation tự động ghi lại dữ liệu sau mỗi lần thay đổi file active Vì vậy người sử dụng không cần ghi lại dữ liệu sau mỗi lần đóng file active hoặc thoát khỏi MicroStation Tuy nhiên để đề phòng các trường hợp bất trắc, người sử dụngnên ghi lại file dữ liệu đó dưới dạng một File dự phòng bằng cách thay đổi tên filehoặc phần mở rộng của file

Cách 1: Từ thanh Menu của MicroStation chọn File  chọn Save as.

1 Ghi lại file đó bằng cách thay đổi tên file nhưng giữ nguyên phần mở rộng

là DGN

2 Chọn thư mục chứa file (có thể cất trong thư mục cũ) bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp danh sách các thư mục

Trang 30

Cách 2: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh Backup sau đó bấm

Enter trên bàn phím MicroStation sẽ ghi lại file active đó thành một file có phần

mở rộng là (.bak), Tên file và thư mục chứa file giữ nguyên Muốn mở file này, đổi đuôi *.bak thành file *.dgn

2.1.3 Các lệnh biên tập bản đồ của MicroStation

 Nhóm lệnh sao chép, dịch chuyển đối tượng

1: Copy Element: Sao chép đối tượng

2: Move Element: Dịch chuyển đối tượng

Đánh dấu / không vào ô Make Copy để

chuyển đổi giữa 2 lệnh Copy và Move

Hình 2.12 Thanh Manipulate

3: Move Paralell: Sao chép/dịch chuyển đối tượng với một khoảng cách cho trước Nhập giá trị khoảng cách vào ô Distance

4: Scale Element: Thay đổi tỷ lệ đối tượng Nhập tỷ lệ thu, phóng đối tượng vào ô X scale và Y scale

5: Rotate: Quay đối tượng Chọn phương pháp quay – Method

6: Mirror : Lấy đối xứng với đối tượng

7: Construct Array: Tạo mảng

+Array Type: Kiểu mảng: Rectangular: Mảng hình chữ nhật, Polar: Mảng hình tròn

+ Rows: Số hàng của mảng

+ Columns: Số cột của mảng

+ Rows Spacing: Khoảng cách giữa các hàng

+ Column Spacing: Khoảng cách giữa các cột

Trang 31

 Nhóm lệnh sửa chữa đối tượng

1:Modify Element: Thay đổi 2 đầu mút đối tượng

2:Delete Part Of Element: Xóa một phần đối tượng

3:Extend Line: Kéo dài/thu ngắn đối tượng (hướng không đổi)

4:Extend 2 Element to Intersection: Kéo dài/thu ngắn 2 đối tượng đến giao điểm của hai đối tượng đó

5:Extend Element to Intersection: Kéo dài đối tượng đến giao với một đối tượng khác

6:Trim Element: Xóa phần đoạn thẳng thừa

các đối tượng dạng Line, Line String, Shape

9: Delete Vertext : Ngược lại công cụ Insert Vertext , công cụ này được dùng

để xóa các đối tượng dạng Line, Line String, Shape

10: Coustruct Circular Fillet: Công cụ này dùng để chuyển chỗ nối giữa hai đoạn thẳng thành dạng góc tròn

11: Coustruct Chamfer : Công cụ này cho phép nối hai đoạn thẳng chưa cắt nhau bằng một đoạn thứ 3

 Nhóm lệnh thay đổi thuộc tính các đối tượng

Change Element Attributes: Thay đổi

thuộc tính đối tượng

+ Level: Thay đổi lớp

Hình 2.13 Thanh Modify

Trang 32

+ Color: Thay đổi màu sắc đối tượng.

+ Style: Thay đổi kiểu đường nét

+ Weight: Thay đổi lực nét đối tượng

2 Change Element to Active Area : Thay đổi kiểu vùng cho các đối tượng dạng vùng ( Shape, Complex Shape, Region)

3 Change Element to Active Fill Type: Thay đổi thuộc tính của các đối tượng dạng vùng

+ Fill Type: Kiểu tô màu

+ Fill Color: Màu tô

 Lệnh xóa đối tượng

Nhóm lệnh làm việc với Fence

1: Place Fence: Tạo Fence

2: Modify Fence: Sửa chữa Fence

3: Manipulate Fence Contents: Sao chép, dịch chuyển,

quay các đối tượng sử dụng Fence

4: Delete Fence Contents: Xóa các đối tượng sử dụng Fence

5: Drop Fence Contents: Phá vỡ liên kết (Drop) giữa các đối tượng khi làm việc với Fence

Chú ý: Khi thực hiện các lệnh có sử dụng Fence, các lệnh sẽ có

tác dụng khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của Fence (fence

mode)

Hinh 2.15 Fence

Hinh 2.16 Fence mode

Trang 33

 Nhóm lệnh tạo liên kết/phá vỡ liên kiết các đối tượng

1: Drop Element: Phá vỡ liên kết các đối

tượng

2: Create Complex Change: Tạo liên kết

giữa các đối tượng

3: Create Complex Shape: Tạo vùng từ

những đối tượng riêng lẻ.,

4: Create Region: Lệnh tô màu cho đối tượng khép kín

Xuất hiện của sổ Create Region, cần thực hiện các bước sau:

- Chọn phương pháp tạo vùng (Method)

+ Intersection: Lấy vùng là giao của 2 vùng

+ Union: Cộng vùng

+ Deffrence: Trừ vùng

+ Flood: Tạo vùng Chọn phương pháp tạo vùng là Flood

- Chọn kiểu tô màu (Fill Type)

+ None: Không tô màu

+ Opaque: Tô màu không có đường viền (Chọn kiểu này)

Hình 2.17 Công cụ phá vỡ,liên kết đối tượng

Trang 34

+ Outlined: Tô màu có màu viền vùng (màu viền quanh vùng là màu trên thanh công cụ Primary Tools)

- Chọn màu tô: Fill Color

- Đánh dấu vào Keep Original để giữ các vùng xung quanh

Sau đó, bấm chuột vào 1 điểm ở trong thửa đất, con chuột sẽ tự động dò tìm đường bao của thửa đất, ấn tiếp phím Data kết thúc tô màu

2.2 Phầm mềm TMV Map

2.2.1 Giới thiệu phần mềm TMV Map

- TMV Map là một phần mềm trong bộ phần mềm TMV Map và TMV Cadas do công ty EKGIS cung cấp TMV Map là công cụ phục vụ cho công tác thành lập bản đồ Địa chính theo đặc thù của ngành Địa chính Việt Nam Phần mềm chạy trong môi

trường đồ họa Microstation, một môi trường đồ họa được sử dụng rộng rãi trong thành lập bản đồ Địa chính Việt Nam

- Phần mềm được xây dựng trên nền tảng các quy định của nhà nước như:

Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn sử thực hiện thống kê , kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2008 về quy phạm thành lập bản đồ địa chính

Và liên tục được cập nhật theo các quy định sửa đổi của nhà nước như:

- Thông tu 21/2011/TT-BTNMT về việc sửa đồi, bổ sung một số nội dung của quy

phạm thành lập bàn đồ địa chính

- Đặc biệt là sau khi BTNMT ban hành chuẩn dữ liệu địa chính theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT, chúng tôi đã nghiên cứu, nâng cấp, bổ sung thêm các tính năngmới hỗ trợ việc xây dựng dữ liệu không gian địa chính trong quy trình xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính

Trang 35

2.2.2 Các chức năng của phầm mềm:

- Xử lý số liệu trị đo:

Quản lý số liệu trị đo từ việc tạo khu đo, lấy dữ liệu từ nhiều máy toàn đạc điện tử ( Sokia (*.obs), Sdr (*.sdr), Set (*.set), Topcon (*.gsi), Geodemmeter (*.raw), Topcon (*.gt7), Nikon (*.dn7), Nikon (*.idx), Sổ đo (.ass) hoặc (*.asc), Leica WildNikon

( *.gre)…) đến biên tập, chỉnh sửa các điểm đo, tạo thể hiện cho các điểm trị đo và nối các điểm đo thành ranh thửa đất Dữ liệu này là nguồn thông tin đầu vào cho phần mềm.Tạo bản đồ kiểm tra để đảm bảo chính xác nguồn dữ liệu đầu vào trước khi tiền hành các công việc xây dựng bản đồ địa chính

- Chuẩn hóa và xử lý dữ liệu đầu vào:

Dữ liệu đầu vào có thể còn chưa chuẩn, có thể vẫn có các lỗi đoạn ngắn không tạo các giao điểm, bắt điểm chưa tới… phần mềm hỗ trợ công cụ tự động khắc phục các lỗi này.Phầm mêm cũng cung cấp các chức năng hỗ trợ việc tìm và sửa lỗi đỉnh treo

Sauk hi đã chuẩn hóa dữ liệu đầu vào phần mềm cung cấp các chức năng tạo topology cho bản đồ tổng, tạo sơ đồ phân mảnh và cắt bản đồ tổng thành các mảnh bản đồ với tỷ

lệ bản đồ chính theo quy định của nhà nước

- Tạo bản đồ địa chính:

Phần mêm cung cấp chức năng tạo topology cho các tờ bản đồ địa chính

Đánh sổ thửa tự động với nhiều tùy chọn

- Gán và cập nhật thông tin thuộc tính cho các thửa đất:

Phần mềm cung cấp nhiều chức năng biên tập bản đồ như tạo khung bản đồ địa chính với nhiều tùy chọn, vẽ nhãn địa chính tự động hoặc bán tự động

Tạo các loại hồ sơ thửa đất:

Phầm mêm cung cấp chức năng tạo ra các loại hồ sơ thửa đất theo các mẫu hiện hành của nhà nước như : hồ sơ kỹ thuật, bản mô tả thửa đất, trích lục thửa đất, biên bản hiện trạng sử dụng đất, hồ sở giải tỏa, kết quả đo đạc địa chính thửa đất, cấp GCNQSD đất

Trang 36

- Xây dựng dữ liệu không gian địa chính:

Phần mềm cung cấp nhiều chức năng hỗ trợ tạo và chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính theo chuẩn địa chính

2.2.3 Các Menu chính của Phần mềm TMV Map

Chương trình bao gồm 6 menu: Trị đo, Bản đồ, Dữ liệu, Tiện ích, Trợ giúp:

Hình (2-1): giao diện phần mềm TMV.Map

* Menu trị đo gồm chức năng sau: Khu đo, nhập dữ liệu trị đo, hiển thị, xử lý trị

đo, xuất dữ liệu trị đo, chuyển đổi các dữ liệu trị đo, bình sai, ra khỏi trị đo.

Hình (2-2): Menu phần mềm TMV.Map

Với khu đo: Để xây dựng CSDL trị đo trước hết phải tạo mới một khu đo Ta cóthể mở file dữ liệu khu đo đã được lưu lại ở những lần làm việc trước để tiếp tục thao táctại khu đo đó Nếu muốn lưu lại thông tin của khu đo hiện thời ta cũng có thể ghi khu đo,cũng có thể lưu lại thông tin của khu đo hiện tại với một tên khác Trong trường hợp dữliệu trị đo cảu một đơn vị hành chính nào đó được lưu vào nhiều tệp khu đo, khi đã được

xử lý xong chúng ra có thể gộp lại thành một tệp dữ liệu khu đo tổng thể để phục vụ chocác thao tác tiếp theo

Ngày đăng: 27/01/2024, 03:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w