1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn Khánh Hùng.docx

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thành Lập Bản Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất Từ Bản Đồ Địa Chính Xã Phương Linh - Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn
Tác giả Nguyễn Khánh Hùng
Người hướng dẫn TS. Phạm Thế Huynh
Trường học Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Chuyên ngành Địa Chính
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỘ MÔN ĐỊA CHÍNH    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ PHƯƠNG[.]

Trang 1

KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HÀ NỘI – 05/ 2017

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

  Nhằm tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những tập thể và cánhân đã giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập trong 5 năm học tạitrường Trước hết em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáotrong Ban giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các thầy giáo cô giáotrong ban chủ nhiệm khoa Trắc địa đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho

em được học tập nghiên cứu và rèn luyện trong suốt 5 năm học vừa qua

Để hoàn thiện được báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản

thân, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên TS Phạm Thế Huynh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập nghiên cứu

và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp

Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian và vì lượng kiến thức thực tếcòn hạn chế nên trong đồ án của em chắc chắn còn nhiều những thiếu sót Emrất mong thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiệnkiến thức và đồ án của mình hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Khánh Hùng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích của đề tài 6

3 Yêu cầu của đề tài 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ 8

1.1.Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8

1.1.1 Bản đồ địa chính 8

1.1.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 9

1.2.Cơ sở của đề tài 10

1.2.1 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.2 Cơ sở pháp lý 10

1.3.Các nguồn tài liệu và nội dung bản đồ nền lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 11

1.3.1 Tài liệu cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã11 1.3.2 Bản đồ nền 12

1.3.3 Nội dung thể hiện và yêu cầu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất12 1.4.Đánh giá mức độ đầy đủ và độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 16

1.4.1 Mức độ đầy đủ chi tiết của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 16

1.4.2 Về độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 17

1.5.Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 17

1.5.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp 17

1.5.2 Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở…… 17

1.5.3 Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh 18

1.5.4 Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ kết quả điều tra kiểm kê theo chu kỳ trước 19

1.6.Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã hiện nay 20

Trang 4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ PHƯƠNG LINH - HUYỆN BẠCH THÔNG –

TỈNH BẮC KẠN 22

2.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Cạn 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24

2.2.Tình hình sử dụng đất tại xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn 26

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 26

2.2.2 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất 27

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ PHƯƠNG LINH – HUYỆN BẠCH THÔNG – TỈNH BẮC CẠN 28

3.1.Giới thiệu phần mềm biên tập 28

3.1.1 Phần mềm Microstation V8i 28

3.1.2 Phần mềm gCadas 33

3.2.Quy trình thành lập và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phần mềm gCadas 39

3.2.1 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 39

3.2.2 Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên gCadas 40

3.3.Kết quả thực nghiệm 58

3.3.1 Số liệu thống kê sau khi biên tập 58

3.3.2 Kết quả so sánh diện tích biên tập thực nghiệm với kết quả thống kê gốc… 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

1 Kết luận 62

2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Vị trí Xã Phương Linh – Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Cạn 23

Hình 3.1 Giao diện phần mềm Microstation V8i 29

Hình 3.2 Giao diện phần mềm gCadas trên nền phần mềm Microstation V8i .36

Hình 3.3 Bản đồ tổng ghép từ 49 mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 42

Hình 3.4 Giao diện Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính 42

Hình 3.5 Giao diện Thiết lập đơn vị hành chính cho bản đồ 43

Hình 3.6 Giao diện Tìm lỗi dữ liệu 43

Hình 3.7 Giao diện Sửa lỗi tự động 44

Hình 3.8 Giao diện Tạo thửa đất từ ranh thửa 45

Hình 3.9 Giao diện đánh số thửa 45

Hình 3.10 Giao diện Nhập thông tin từ nhãn 46

Hình 3.11 Giao diện Bảng thông tin thuộc tính của thửa đất 46

Hình 3.12.a Giao diện Tạo ranh giới khoanh đất từ thửa đất (Tự động) 47

Hình 3.12.b Giao diện Cấu hình level, màu 47

Hình 3.12.c Bản đồ khoanh vẽ từ ranh giới thửa đất 48

Hình 3.12.d Giao diện Tạo khoanh đất từ ranh giới khoanh đất 48

Hình 3.12.e Giao diện đánh số thứ tự khoanh đất 49

Hình 3.12.f Giao diện Vẽ nhãn khoanh đất 49

Hình 3.12.g Nhãn khoanh đất 50

Hình 3.13.a Giao diện xuất bản đồ kết quả điều tra 50

Hình 3.13.b Giao diện Bản đồ kết quả điều tra 51

Hình 3.13.c Giao diện xuất Bảng liệt kê khoanh đất 51

Hình 3.13.d Giao diện xuất Biểu kiểm kê 52

Hình 3.14.a Giao diện Tiến hành gộp khoanh đất nhỏ 53

Hình 3.14.b Giao diện Cập nhật lại thông tin khoanh đất sau khi gộp khoanh đất nhỏ 53

Hình 3.14.c Giao diện Chuẩn hóa các yếu tố hình tuyến 54

Hình 3.15.a Hình ảnh lỗi sau khi gộp khoanh đất 55

Hình 3.15.b Giao diện Bảng thông tin khoanh đất sau khi gộp khoanh đất nhỏ và chuẩn hóa yếu tố hình tuyến 55

Hình 3.16.a Giao diện xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất 55

Hình 3.16.b Giao diện Tô màu khoanh đất 56

Hình 3.16.c Giao diện Vẽ nhãn loại đất 56

Hình 3.16.d Giao diện Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi tải bảng màu 57 Hình 3.16.e Giao diện Vẽ Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 57

Hình 3.16.f Giao diện Vẽ đường viền địa giới 58

Trang 6

Hình 3.16.g Bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoàn chỉnh 58

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng

Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việcphát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội,các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý nhà nước về đất đai liêntục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị củađất nước Trong đó Luật đất đai 2013 ghi rõ:

Thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười lăm nộidung quan trọng về quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 3điều 22 Luật đất đai 2013, được xây dựng 5 năm một lần gắn liền với việckiểm kê đất đai quy định tại điều 34 của Luật đất đai 2013 Bản đồ hiện trạng

sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kíchthước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất (khoanh đất) Là tài liệu pháp lýcao để Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác Quản lý nhà nước vềđất đai, là cơ sở để phục vụ cho công việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất

Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cáchnhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, cósức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộcsống Ngành quản lí đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó

Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời với sự chỉ dẫn của các thầy

cô bộ môn Địa chính Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai Trường Đạihọc Mỏ - Địa chất, vận dụng trang thiết bị kĩ thuật, kết hợp với sử dụng phầnmềm giúp thành lập bản đồ như: Microstation V8i, TMV Map, gCadas,…cùng một số tiện ích kèm theo Đã giúp em chọn và thực hiện đồ án tốt

nghiệp: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn”.

2 Mục đích của đề tài

- Tìm hiểu và nắm bắt quy trình công nghệ trong công tác thành lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số

Trang 8

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ số Từ

đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên của xã Phương Linh - huyệnBạch Thông - tỉnh Bắc Kạn nhằm biện pháp tăng cường công tác quản lý nhànước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

3 Yêu cầu của đề tài

- Sử dụng thành thạo phần mềm Microstation V8i và một số chức năngbiên tập bản đồ trên phần mềm gCadas

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Phương Linh - huyệnBạch Thông - tỉnh Bắc Kạn dựa theo đúng những quy định về thành lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ 1.1 Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.1.1 Bản đồ địa chính

a) Khái niệm bản đồ địa chính

- Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý cóliên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhànước có thẩm quyền xác nhận

b) Nội dung bản đồ địa chính

 Nội dung cơ sở địa lý

- Yếu tố cơ sở toán học: bao gồm khung bản đồ, lưới bản đồ, các điểmkhống chế, tỷ lệ bản đồ, sơ đồ phân mảnh

- Yếu tố thủy văn: biểu thị ranh giới, tên gọi, mối quan hệ tương hỗ củacác yếu tố như sông ngòi, ao, hồ, kênh mương…

- Yếu tố dáng đất: là tập hợp những chỗ lồi lõm trên bề mặt Trái đất Địahình được biểu thị lên bản đồ địa chính bằng các điểm độ cao (đối với khuvực đồng bằng), bằng các điểm độ cao kết hợp đường bình độ (khu vực miềnnúi) Phải thể hiện được dáng đất chung của địa hình toàn khu vực và các nétđặc trưng của nó bằng việc lựa chọn khoảng cao đều đường bình độ Địa hìnhphải được thể hiện phù hợp với các yếu tố khác như thủy hệ, giao thông…

- Yếu tố kinh tế – văn hóa – xã hội: thể hiện những địa vật kinh tế, vănhóa, xã hội mang tính chất định hướng trong khu vực thành lập bản đồ nhưđình, chùa, trạm biến thế, ngã ba, ngã tư… Ngoài ra tất cả các điểm địa vật có

ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng phải đượcthể hiện đầy đủ như các bệnh viên, trường học… Tuy nhiên, số lượng các địavật phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và quy phạm quy định của bản đồ tỷ lệ tươngứng

- Yếu tố giao thông: biểu thị tất cả các đường giao thông và các yếu tố cóliên quan như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không (chỉ biểuthị tên gọi)

- Ranh giới, địa giới hành chính: biểu thị chính xác, đầy đủ ranh giớiquốc gia, ranh giới tỉnh/thành phố, ranh giới quận/huyện, phường/xã Cácmốc địa giới hành chính được xác định tọa độ và được thể hiện lên trên bản

đồ Đối với các đơn vị hành chính giáp biển, các đảo nếu trong hồ sơ địa giới

Trang 10

hành chính không khép kín ranh giới hành chính thì trên bản đồ hành chínhthể hiện đến ranh giới sử dụng đất tiếp giáp với phần biển.

 Nội dung chuyên đề

- Ranh giới thửa đất: là yếu tố chính và rất quan trọng của nội dung bản

đồ địa chính, được hiển thị bằng đường viền khép kín, nét liền theo hệ thống

kí hiệu của bản đồ

- Số hiệu thửa và diện tích đất: Số hiệu thửa được ghi cho mỗi thửa làduy nhất không trùng lặp trong phạm vi một tờ bản đồ địa chính và tương ứngvới một chủ hoặc một đồng chủ sử dụng đã được xác minh về mặt pháp lý

- Loại đất: được chia làm 3 nhóm chính đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Trên bản đồ, loại đất được thể hiện bằng kíhiệu chữ theo quy phạm

- Các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có trên thửa đất: ở khu vực đô thị và cáckhu vực của tổ chức nhà nước giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện các côngtrình chính không thể hiện các công trình tạm thời, ở khu vực nông thônkhông thể hiện các công trình xây dựng

1.1.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

a) Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đấttại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính

- Thiết lập cơ sở dữ liệu thống kê đất đai của đơn vị hành chính cấp xã

để từng bước hoàn thiện và đưa công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo địnhkỳ

- Làm tài liệu phục vụ cho yêu cầu cấp bách của các công tác như quản

lý nhà nước về đất đai ở từng địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội, an ninh quốc phòng,…

Trang 11

- Là tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm đãđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Yêu cầu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thể hiện đúng vị trí, hình dạng, ranh giới, diện tích các loại đất trênbản đồ

- Thể hiện được về hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị hành chính ởthời điểm yêu cầu

- Đảm bảo đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với bản đồ hiệntrạng sử dụng đất

- Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồ cầnthành lập

- Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm

kê và quy hoạch sử dụng đất

d) Các khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.2.2 Cơ sở pháp lý

1 Luật đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Trang 12

2 Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng chính phủ về việckiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.

3 Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướngChính phủ

4 Thông tư số 28/2014/BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất

5 Thông tư 05/2009/BTNMT ngày 01/06/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sảnphẩm địa chính

6 Công văn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 củaTổng cục Quản lý đất đai hướng dẫn kiểm kê đât đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất năm 2014

1.3 Các nguồn tài liệu và nội dung bản đồ nền lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.3.1 Tài liệu cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã

Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng bản

đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã sử dụng công nghệ số Những tài liệu phục

vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là:

- Bản đồ điều tra kiểm kê;

- Bản đồ nền từ bản đồ địa chính, địa chính cơ sở;

- Bản đồ giao đất lâm nghiệp;

- Hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ và các quyết định điều chỉnh địa giớihành chính của cơ quan có thẩm quyền;

- Các hồ sơ khác phục vụ cập nhật biến động như Sổ mục kê, sổ địachính, quyết định giao đất,…

- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất (tham khảo)

- Số liệu về Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (tham khảo);

- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước (tham khảo);

- Các bản đồ chuyên đề có liên quan (tham khảo)

Trang 13

1.3.2 Bản đồ nền

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất

ở thời điểm tổng kiểm kê đất đai Bản đồ nền được lập trên các loại bản đồnhư bản đồ địa chính, bản đồ điều tra kiểm kê đất, ảnh chụp từ máy bay hoặcảnh vệ tinh có độ chính xác cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giaotrong hệ tạo độ VN 2000 và theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Số liệu bản đồ do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp

1.3.3 Nội dung thể hiện và yêu cầu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Nội dung lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnhđược thực hiện theo qui định tại điều 20 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT

1.3.3.1 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thànhlập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biếndạng chiều dài ko = 0,9999 Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư số28/2014/TT-BTNMT;

- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x10cm;

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, vớikích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000 chỉ biểu thịlưới kinh tuyến, vĩ tuyến Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồhiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’ Kích thước ô lưới kinh tuyến,

vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’

- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:+ Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

+ Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (MasterUnits) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phângiải (Resolution) là 1000

1.3.3.2 Cơ sở lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp

Trang 14

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biêntập, tổng hợp, khái quát hóa từ các loại bản đồ nền như bản đồ địa chính, bản

đồ điều tra kiểm kê đất, ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh vệ tinh có độ chínhxác cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sởtích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung từ bản đồ hiện trạng sửdụng đất của các đơn vị trực thuộc

- Sử dụng các loại bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nôngnghiệp và bản đồ nền địa chính thì sử dụng thêm các bản đồ này để tham khảohoặc bổ sung các yếu tố nội dung cần thiết ngoài ranh giới các khoanh đất màbản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa có

1.3.3.3 Hệ thống tỷ lệ bản đồ hiện trạng

Những căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng:

- Mục đích yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào: diện tích tựnhiên, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước Các yếu tố nộidung hiện trạng sử dụng đất phải được biểu thị đầy đủ lên bản đồ hiện trạng

Trang 15

1.3.3.4 Tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp

- Mức độ tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đấtcủa từng cấp phải tương ứng với tỷ lệ bản đồ dạng giấy được in ra Ranh giớikhoanh đất và các yếu tố hình tuyến được khái quát hóa, làm trơn;

- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thểhiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai Ranhgiới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh thểhiện theo các chỉ tiêu tổng hợp quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư

- Các yếu tố hình tuyến (sông, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2

cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới0,5mm trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến

đó

Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển

vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt;

Các yếu tố thuỷ hệ hình tuyến khi tổng hợp phải xem xét giữ được tínhchất đặc trưng của đối tượng để đảm bảo phản ánh đúng mật độ, kiểu phân

Trang 16

bố, đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, không được bỏ dòng chảyđặc biệt như suối nước nóng, nước khoáng;

- Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hìnhdáng đặc trưng của từng kiểu bờ Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển

có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữlại các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi;

- Các yếu tố địa hình, địa vật, ghi chú thuyết minh khác được lựa chọn,

bổ sung hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thông tin, khả năng đọc vàtính mỹ quan của bản đồ;

1.3.3.5 Các yêu cầu biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tinkhi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng;

- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạngcell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell;

- Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain,Complex Chain hoặc Polyline,… theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liêntục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa cácđường thể hiện các đối tượng cùng kiểu;

- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng pattern,shape, complex shape hoặc fill color Những đối tượng dạng vùng phải là cácvùng khép kín;

- Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét vàcác thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng Đối với cácđối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giaothông, địa giới,…) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng vàchuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng Mỗi khoanh đất phải có một mãloại đất, khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớpriêng để lưu trữ Sản phẩm phải có ghi chú lý lịch kèm theo;

- Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở địnhdạng file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu và

lý lịch bản đồ (nếu có); file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhậtthông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, sốtiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu độc lập được tạo sẵn trongthư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.cell, ht10-25.cell,

Trang 17

ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ

có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảngmàu có tên là ht.tbl

1.4 Đánh giá mức độ đầy đủ và độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.4.1 Mức độ đầy đủ chi tiết của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của BộTài nguyên và Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sựphân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụngđất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo đơn vị hành chính các cấp,vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.Vì vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất

là sự thể hiện và phản ánh đầy đủ chuẩn xác toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sửdụng và chưa sử dụng trong địa giới hành chính với các nội dung:

- Toàn bộ các khoanh đất thuộc phạm vi quản lý đường địa giới hànhchính 364;

- Ranh giới các khoanh đất được biểu thị dạng viền khép kín theo mã đất

và mầu tô quy định, thể hiện đúng vị trí, hình thể, kích thước của tỷ lệ bản đồcần thành lập;

- Địa giới hành chính đã được đối soát theo tài liệu 364, các vùng xâmcanh được khoanh vẽ trực tiếp ngoài thực địa, tổng hợp trong biểu;

- Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn xã biểu thịdạng viền khép kín, có ghi chú các đơn vị sử dụng ráp ranh;

- Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi đã được tổng quát hoá và thể hiện lên bản

đồ theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường;

- Mạng lưới giao thông được thể hiện trên bản đồ theo quy định của BộTài nguyên Môi trường Các kí hiệu về cầu cống, ghi chú thuỷ văn, các địavật hình tuyến trên bản đồ đầy đủ chính xác theo vị trí thực tế và theo tỷ lệquy ước;

- Ghi chú địa danh: Tên xã, huyện, tỉnh, thôn xóm, xứ đồng vv… đềuđược thể hiện trên bản đồ đúng theo quy định về lớp, kiểu ghi chú, tỷ lệ vàcập nhật theo hiện trạng Kí hiệu bản đồ hiện trạng được thể hiện đúng theomẫu và tỷ lệ quy định;

Trang 18

- Vị trí các đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện đầy đủ trên bản đồhiện trạng và theo quy trình của Bộ Tài nguyên Môi trường.

1.4.2 Về độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã được thành lập trên cơ sở biên tập,tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ nền như bản đồ địa chính, bản đồ điều trakiểm kê đất, ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh vệ tinh có độ chính xác cao đãđược nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao Bản đồ được thành lập bằng côngnghệ số kết hợp với hồ sơ tài liệu cùng các loại bản đồ làm cơ sở pháp lý banđầu cũng như quá trình điều tra đối soát chặt chẽ, kết hợp với việc bám sát cáctiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm hiện hành nên hình thức bản đồ được trìnhbày một cách khoa học, các loại đất được phân vùng và trải màu và lên biểutượng theo đúng quy trình quy phạm do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.Bản đồ được trình bày đúng quy định về màu sắc, ghi chú các loại đất và

kí hiệu các đối tượng quan trọng rõ ràng, đúng quy định Đầy đủ các nội dung

về cơ sở pháp lý và thể hiện được cơ cấu đất đai

Nội dung của khoanh đất được thể hiện đầy đủ các yếu tố như mục đích

sử dụng, đối tượng sử dụng, thứ tự khoanh đất và diện tích khoanh đất

Tài liệu để xây dựng bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nguồnbản đồ do Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên môi trườnghuyện cung cấp, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng do Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc quyhoạch và kế hoạch cho việc sử dụng đất và tổng hợp các số liệu trong các chu

kỳ sử dụng đất sắp tới

1.5 Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.5.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn ở nhữngvùng chưa có bản đồ hoặc bản đồ đã cũ, không đảm bảo yêu cầu cũng nhưchất lượng sử dụng Phương pháp này cho kết quả chính các, chất lượng caonhưng mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời tiết

1.5.2 Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phươngpháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thể hiện ởcác bước sau:

Trang 19

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;

- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Bước 2: Công tác chuẩn bị:

- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;

- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;

- Lập kế hoạch chi tiết;

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lênbản sao bản đồ nền;

- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng

sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ địa chính cơ sở.Bước 4: Biên tập tổng hợp:

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;

- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính,hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền;

- Tổng quát hoá các yếu tố nội dung bản đồ;

- Biên tập, trình bày bản đồ

Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra, kết quả thành lập bản đồ;

- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tácgiả);

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ

Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu;

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:

Trang 20

- Khảo sát sơ bộ, thu nhập, đánh giá, phân loại tài liệu;

- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Bước 2: Công tác chuẩn bị:

- Tiếp nhận, nhân sao bản đồ nền;

- Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh;

- Lập kế hoạch chi tiết

Bước 3: Điều vẽ ảnh nội nghiệp:

- Điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trênảnh;

- Kiểm tra kết quả điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng

sử dụng đất trên ảnh

Bước 4: Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, đối soát, bổ sung và chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lýtrên bản đồ nền;

- Điều tra, đối soát kết quả điều vẽ nội nghiệp các yếu tố nội dung hiệntrạng sử dụng đất ở ngoài thực địa và chỉnh lý bổ sung các nội dung còn thiếu;

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều vẽ ngoại nghiệp

Bước 6: Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ;

- Hoàn thiện và in bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiệnbản đồ tác giả);

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ

Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu;

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm

1.5.4 Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ kết quả điều tra kiểm kê theo chu kỳ trước

Trang 21

Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phươngpháp hiện chỉnh bản đồ kết quả điều tra kiểm kê theo chu kỳ trước được thựchiện theo các bước:

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;

- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Bước 2: Công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nhân sao bản đồ kết quả điều tra kiểm

kê chu kỳ trước (gọi là bản sao);

- Lập kế hoạch chi tiết

Bước 3: Công tác nội nghiệp

- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý theo các tài liệu thuthập được lên bản sao;

- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất theo cáctài liệu thu thập được lên bản sao;

- Kiểm tra kết quả bổ sung, chỉnh lý nội nghiệp;

- Vạch tuyến khảo sát thực địa

Bước 4: Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung cơ sở địa lý;

- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trênbản sao;

- Kiểm tra kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý bản đồ ngoài thực địa;Bước 5: Biên tập tổng hợp:

- Chuyển kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý lên bản đồ kết quả điều tra;

- Biên tập bản đồ

Bước 6: Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ;

- Hoàn thiện và in bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiệnbản đồ tác giả);

- Viết thuyết minh thành lập bản đồ;

Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu;

- Đóng gói và giao nộp sản phẩm

Trang 22

1.6 Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã hiện nay

Bản đồ hiện trạng sử dụng cấp xã được thành lập trên cơ sở phương phápnêu trên Việc kết nối giữa bản đồ với phần mềm của Bộ Tài nguyên và Môitrường còn nhiều bất cập như: các khoanh đất thể hiện trên bản đồ điều trakiểm kê được thể hiện dưới dạng cell nhãn thửa gồm: mục đích sử dụng, đốitượng sử dụng, số thứ tự khoanh đất, diện tích khoanh đất trong khi phầnmềm của Bộ Tài nguyên và Môi trường lại nhận các đối tượng này dưới dạngtext, mỗi loại đối tượng là một level riêng vì vậy mất nhiều công sức trongcông tác nội nghiệp Việc nhập số liệu từ bản đồ vào phần mềm mất rất nhiềuthời gian ảnh hưởng lớn đến việc thi công đặc biệt đối với các xã và huyệnmiền núi nơi hệ thống mạng internet còn chưa phát triển

Sản phẩm giao nộp của bản đồ điều tra kiểm kê dưới dạng file số *.dgn

và file *.pol diện tích, bộ font chữ Unicode, hiện tại trên microstation v7không hỗ trợ bộ font Unicode vì vậy phải thực hiện trên phần mềmmicrostation v8i, đơn vị thi công còn khó khăn trong vấn đề bản quyền phầnmềm

Mã kỳ trước, diện tích kỳ trước và đối tượng kỳ trước phải nhập tay vàophần mềm của Bộ mất nhiều thời gian và công sức

Việc xác định các loại đất theo chỉ tiêu thống kê, kiểm kê hiện tại cónhiều sự thay đổi so với kỳ kiểm kê trước do việc tách gộp các chỉ tiêu loạiđất, phần mềm kiểm kê chưa đưa ra được thông báo cho người dùng khi nhập

số liệu đầu vào có sai khác về loại đất có thể dẫn đến tổng hợp số liệu bị thiếusót

Trang 23

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ PHƯƠNG LINH - HUYỆN BẠCH THÔNG –

TỈNH BẮC KẠN 2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Cạn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Giới hạn toạ độ địa

lý như sau:

+ Kinh độ phía Tây 1050 51’ 33”

+ Kinh độ phía Đông 1050 54’ 59”

Về ranh giới: xã Phương Linh tiếp giáp với các xã sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn

+ Phía Tây giáp xã Vi Hương, huyện Bạch Thông

+ Phía Đông giáp xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông

+ Phía Nam giáp T.T Phủ Thông, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông

Xã Phương Linh có diện tích 20,88 km², dân số khoảng 1,520 người, mật

độ dân số đạt 73 người/km² Xã Phương Linh có quốc lộ 3 và tỉnh lộ 258 chạyqua địa bàn Các con suối chảy trên địa bàn gồm khuổi Lừa, khuổi Cụ, ViHương

Xã Phương Linh được chia thành các thôn bản: Khuổi Chả, KhuổiChàm, Đèo Giàng, Nà Món, Khuổi Cụ, Chi Quảng A, Chi Quảng B, KhuổiLừa, Nà Phải

Trang 24

Hình 2.1 Vị trí Xã Phương Linh – Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Cạn 2.1.1.2 Địa hình

Xã Phương Linh là vùng đồi núi cao độ dốc lớn Độ cao trung bình từ300m đến 600m Có đường quốc lộ 3 chạy dọc theo hướng Bắc Nam, kết hợpvới đường tỉnh lộ 258 và các đường trong xã tạo thành một hệ thống giaothông khá thuận tiện, nhưng đường vào các thôn còn khó khăn

2.1.1.3 Khí hậu

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, trong năm thờitiết chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Mùa hạ trùng với gió mùađông nam (từ tháng 4 đến tháng 10) thời tiết nóng và mưa nhiều, nhiệt độtrung bình từ 250C đến 270C lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưatrong năm Mùa đông trùng với gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 3năm sau) thời tiết khô, hanh giá rét, nhiều khi có sương muối, nhiệt độ trungbình từ 150C đến 170C mưa ít chỉ khoảng 10% tổng lượng mưa trong năm gâyảnh hưởng xấu đến độ sinh trưởng và phát triển của cây trồng và gia súc Sựchênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng - lạnh tương đối lớn nhiệt độ trungbình ở tháng nóng nhất là 270C, ở tháng lạnh nhất là 13,70C

Lượng mưa trung bình năm là 1248,2 mm, phân bố không đều giữa cáctháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8; vào tháng 11 lượng

Trang 25

mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn huyện xuất hiện mưa đá từ 1 đến

3 lần

Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83%, cao nhất vào các tháng 7, 8,

9, 10 từ 84 - 86% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau Nhìn chung độ

ẩm không khí trên địa bàn huyện không có sự chênh lệch nhiều giữa cáctháng trong năm

Gió trên địa bàn huyện có hai hướng chính là gió mùa Đông Bắc và giómùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 01 - 03 m/s; vào giai đoạn chuyển từmùa đông sang mùa hè (tháng 4 hàng năm) gió thổi cả ngày với vận tốc trungbình từ 02 - 03 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa hè sang mùa đông tốc độ gió yếunhất trong năm

Giông, bão ít ảnh hưởng đến huyện Bạch Thông vì vị trí địa lý của huyệnnằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trongnăm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ quyét và sạt lở đất Công tác đo đạc cần có kế hoạch cụ thể cho thi công ngoại nghiệp vànội nghiệp để phù hợp với thời tiết thì mới đảm bảo được tiến độ

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Trong thời gian qua quá trình đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn nềnkinh tế của xã ngày càng phát triển nhịp độ tăng trưởng ngày càng tăng, cơcấu kinh tế cũng có chuyển biến tích cực Nền kinh tế tự cung tự cấp bắt đầudần được xoá bỏ, sản xuất hàng hoá đã xuất hiện Đời sống vật chất, tinh thầncủa người dân ngày càng được cải thiện

b) Tình hình dân số lao động

- Lao động chủ yếu là nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của người dân

là làm ruộng và trồng rừng

- Thành phần dân tộc gồm: Kinh, Tày nhưng chủ yếu là dân tộc Tày

- Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng xã hội hiện nay còn thấp

Xã Phương Linh chia thành 6 thôn tập trung dân cư đông đúc dọc theotuyến Quốc Lộ 1A và khu trung tâm xã

Những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thôngqua các công trình dự án phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sảnxuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định canh định cư, đã phát huy tốt tácdụng trong công tác xoá đói giảm nghèo, góp phần giải quyết công ăn việc

Trang 26

làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân Song toàn xã hiện nay vẫncòn khó khăn, lao động thiếu việc làm vẫn còn.

c) Tình hình phát triển kinh tế trong những năm qua

- Chủ yếu sản suất nông nghiệp, canh tác cây lúa nước, trồng cây ăn quả

- Mức sống và thu nhập bình quân đầu người: Trung bình

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở đã được xây dựng điện, đường, trường, trạm điểmbưu điện văn hoá xã, hầu hết các gia đình trong xã đã có điện thắp sáng

d) Thực trạng cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của đảng, nhà nước,nên cơ sở hạ tầng đã có những thay đổi đáng kể Các dự án phát triển xâydựng hệ thống trường học, y tế đã được đầu tư xây dựng song một số hiện nay

đã xuống cấp trong thời gian tới cần được đầu tư xây dựng mới

 Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua ngành giáo dục- đào tạo đã khắc phục khó khăn

và đạt được những kết quả quan trọng, luôn duy trì phổ cập giáo dục tiểu xoá mù chữ

học- Y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân có nhiều tiến bộ Mạng lưới

y tế cơ bản đã tới thôn xóm, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh ngày mộtnâng cao

Công tác kế hoạch hoá gia đình, các chương trình tiêm chủng mở rộng.Phòng chống các bệnh sốt rét, bệnh lao Bướu cổ, hàng năm được triển khai

Trang 27

Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao có nhiều đổi mới về nộidung và hình thức hoạt động, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị - kinh tế củađịa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhândân, phong trào tuyên truyền xây dựng thôn bản văn hoá Các loại hình vănhoá dân gian truyền thống, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

 Quốc phòng an ninh

Phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, nhân dân trong xã luônđoàn kết một lòng, hoàn thành suất xắc nghĩa vụ quân sự mà Đảng và Nhànước giao, hàng năm số thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự đều đạt chỉ tiêu

2.2 Tình hình sử dụng đất tại xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Từ những số liệu thống kê đã tổng hợp vào các biểu nhằm phục vụ choviệc đánh giá hiện trạng và biến động đất đai

Diện tích tự nhiên của toàn xã là 2088.5972 ha Trong đó:

Diện tích đất nông nghiệp: 1959.65 ha

Cụ thể:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 198.1 ha

- Đất trồng lúa: 118.18 ha

- Đất trồng cây hàng năm khác: 64.27 ha

- Đất trồng cây hàng năm: 182.45 ha

- Đất trồng cây lâu năm: 15.65 ha

- Đất lâm nghiệp: 1757.2 ha

- Đất rừng sản xuất: 1345.73 ha

- Đất rừng phòng hộ: 411.47 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 4.34 ha

Diện tích đất phi nông nghiệp: 127.77 ha

Cụ thể:

- Đất ở: 11.65 ha

- Đất chuyên dùng: 24.73 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 89.42 ha

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0.16 ha

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 0.24 ha

- Đất có mục đích công cộng: 21.23 ha

Trang 28

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT: 1.96 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng: 1.18 ha

Cụ thể:

- Đất bằng chưa sử dụng: 1.18 ha

2.2.2 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 2088.60 ha tương đương 100%.Trong đó:

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 93.83 % tổng diện tích tự nhiên

Cụ thể:

- Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 9.49 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất trồng lúa chiếm 5.66 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất trồng cây hàng năm khác chiếm 3.08% tổng diện tích tự nhiên

- Đất trồng cây hàng năm chiếm 8.74 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất trồng cây lâu năm chiếm 0.75 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất lâm nghiệp chiếm 84.13% tổng diện tích tự nhiên

- Đất rừng sản xuất chiếm 64.43% tổng diện tích tự nhiên

- Đất rừng phòng hộ ha chiếm 19.7 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0.21 % tổng diện tích tự nhiên

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 6.12 % tổng diện tích tự nhiên

Cụ thể:

- Đất ở chiếm 0.56 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất chuyên dùng chiếm 1.18 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 4.28 % tổng diện tích tựnhiên

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan chiếm 0.01 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp chiếm 0.01 % tổng diện tích tựnhiên

- Đất có mục đích công cộng chiếm 1.02 % tổng diện tích tự nhiên

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT chiếm 0.09% tổngdiện tích tự nhiên

Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0.06 % tổng diện tích tự nhiên

Cụ thể:

- Đất bằng chưa sử dụng chiếm 0.06 % tổng diện tích tự nhiên

Trang 29

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ PHƯƠNG LINH – HUYỆN

BẠCH THÔNG – TỈNH BẮC CẠN 3.1 Giới thiệu phần mềm biên tập

3.1.1 Phần mềm Microstation V8i

3.1.1.1 Giới thiệu về phần mềm Microstation V8i

MicroStation V8i là một phần mềm đồ họa phát triển từ CAD với mụcđích trợ giúp việc thành lập bản đồ hoặc các bản vẽ kỹ thuật Nó có khả năngquản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiệncác yếu tố bản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thốngquản lý dữ liệu lớn Do vậy MicroStation V8i là một công cụ khá thuận lợicho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu vàcác thiết bị đo khác nhau

Ưu điểm cơ bản của MicroStation V8i so với CAD là nó có dữ liệukhông gian tổ chức theo kiểu đa lớp, cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽthiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau tạo cho việc biên tập, bổ xungrất tiện lợi MicroStation V8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ,menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ vàmạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi chongười sử dụng

Ngoài ra MicroStation V8i còn là môi trường đồ họa làm nền để chạycác Modul phần mềm ứng dụng khác như: gCadas, VietMapXM,… Các công

cụ của MicroStation V8i được sử dụng để số hoá các đối tượng nền ảnh quét(Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ Nó còn cung cấp cáccông cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác quacác File.DXF hoặc File.DWG

Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nềnmột file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản

đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trịchính xác và thống nhất giữa các file bản đồ

Trang 30

Hình 3.1 Giao diện phần mềm Microstation V8i 3.1.1.2 Giới thiệu về các chức năng hay sử dụng

a) Thiết lập đơn vị bản vẽ (Design File)

Để mở hộp thoại này vào thanh công cụ Settings - Design File –Working Units Hoặc nhấn Alt + S,D rồi chọnWorking Units

b) Quản lý lớp thông tin (Levels)

Trang 31

Hộp thoại này gồm chứa 63 Levels mỗi Levels có thể được đặt một lớpthông tin khác nhau Ngoài 63 Levels này có thể tự tạo các Levels khác tùy ý

để phù hợp với công việc của từng chuyên ngành khác nhau

Thao tác với hộp thoại này vào thanh công cụ Settings – Levels –Display hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + E hoặc nhấn Alt + S, L, D

Tạo một Levels khác hay thay đổi tên Levels vào thanh công cụ Settings– Levels – Manager hoặc nhấn Alt + S, L, M rồi tích chuột phải vào vùngchứa Levels chọn New để tạo Levels mới or Rename thay đổi tên Levels,…

Trang 32

c) Thanh công cụ thuộc tính (Attributes)

Thanh công cụ này dùng hiển thị các thông số hiện hành để thao tác trênbản vẽ như: Level, Color, Style,Weight,…

d) Thanh công cụ chính (Primary Tools)

Thanh công cụ này dùng thao tác nhanh những chức năng cần thiết.Thiết lập mô hình bản vẽ Mở hộp thoại Levels Display

e) Thanh công cụ nhập lệnh (Key in)

Mở hộp thoại này vào công cụ Utilities – Key in hoặc nhấn Alt + U, K.Chức năng dùng nhập các dòng lệnh để giúp thao tác nhanh trong bản vẽ nhưlệnh: trim, backup, macros, dx= ∆ X , ∆Y, xy= X1,Y1,…

f) Thanh công cụ tác vụ (Task)

Thanh công cụ này chứa tất cả các nhóm công cụ chức năng dùng thaotác với bản vẽ như: Main, Drawing, Manipulate, Base Geometry, Dimensions,Groups, Measure,…

Bạn có thể tao tác nhanh bất cứ chức năng nào bằng cách bấm trực tiếpbằng chuột hoặc thao tác nhanh bằng các phím tắt Số + dãy phím của từngchức năng hoặc chữ cái + dãy phím của từng chức năng

Ví dụ:

Thực hiện các chức năng trên lệnh Manipulate (Copy, Move,…) thay vìbấm trực tiếp, từ bàn phím có thể bấm phím 3 rồi bấm tiếp số kèm theo tên

Ngày đăng: 27/01/2024, 03:01

w