Trường Đại học Mỏ Địa chất Trường Đại học Mỏ Địa chất Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án này em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Mỏ Địa chất, thầy cô khoa Trắc địa bản đồ[.]
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trường Đại học Mỏ Địa chất, thầy cô khoa Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai trong những năm học vừa qua đã truyền đạt cho emnhững kiến thức vô cùng quý giá trong quá trình học tập và nghiên cứu
-Thầy giáo – ThS Trần Xuân Miễn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành đồ án này
Các anh chị ở Công ty cổ phần xây dựng Bình Minh đã nhiệt tìnhgiúp đỡ để em hoàn thành đồ án này
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Liên thông Địa chính K60
đã cùng nhau trao đổi và giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện đề tài
Do kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong đồ án tốt nghiệp này khôngthể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sựchỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và toàn thể các bạn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Lê Sỹ Trường
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4 Yêu cầu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Khái quát về bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3
2.1.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3
2.1.2 Kỹ thuật xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 4
2.1.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất 6
2.2 Thể hiện các yếu tố nội dung trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 9
2.3 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 11
2.4 Căn cứ pháp lý xây dựng bản đồ hiện trạng 12
2.5 Khái quát về một số phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 13
2.5.1 Phần mềm MicroStation 13
2.5.2 Phần mềm TVM Map 14
2.5.3 Phần mềm Geovec 15
2.5.4 Phần mềm FrameHT 16
2.5.5 Phần mền Famis 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 18
Trang 33.3 Nội dụng nghiên cứu 18
3.3.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 18
3.3.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 19
3.3.3 Đánh giá chung kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
3.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 19
3.4.3 Phương pháp khai thác bản đồ số 19
3.4.4 Phương pháp chuyên gia 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Khái quát chung Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
4.1.2 Hiện trạng kinh tế, xã hội 23
4.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Thọ Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa 28
4.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ địa chính 28
4.2.2 Chuẩn hóa bản đồ địa chính 28
4.2.3 Xóa các đối tượng thừa 31
4.2.4 Tạo bản đồ tổng xã Thọ Sơn 33
4.2.5 Chuẩn hóa bản đồ tổng theo quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 36
4.2.6 Tổng quát hóa bản đồ 45
4.2.7 Tạo vùng cho bản đồ khoanh đất 47
4.2.8 Đổ màu 51
4.2.9 Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 53
Trang 44.2.10 Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất 59
4.3 Đánh giá chung kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 60
4.3.1 Thuận lợi 60
4.3.2 Khó khăn 61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Đề nghị 63
5.2.1 Về phía cơ sở đào tạo 63
5.2.2 Về phía địa phương 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên viết đầy đủ
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Vị trí địa lý xã Thọ Sơn 21
Hình 4.2: Hộp thoại Select MDL Application 30
Hình 4.3: Phần mềm TMV Map 30
Hình 4.4: Hộp thoại Change Element Attributes 30
Hình 4.5: Hộp thoại Replace Text 31
Hình 4.6: Hộp thoại View Level 32
Hình 4.7: Hộp thoại Drop Element 32
Hình 4.8: Hộp thoại Select By Text 33
Hình 4.9: Hộp thoại Merge 34
Hình 4.10: Hộp thoại Select File to Merge 34
Hình 4.11: Hộp thoại Select Destination File 35
Hình 4.12: Bản đồ tổng thể xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 36
Hình 4.13: Hộp thoại Creat Design File 37
Hình 4.14: Hộp thoại Select Seed File 37
Hình 4.15: Hộp thoại Reference Files 38
Hình 4.16: Hộp thoại Preview Reference 38
Hình 4.17: Hộp thoại Place Fence 39
Hình 4.18: Hộp thoại Copy Element 39
Hình 4.19: Thanh Command Window 39
Hình 4.20: Thanh Primary Tools 40
Hình 4.21: Hộp thoại Change Element Attributes 40
Hình 4.22: Lớp thủy văn sau khi đã chuẩn hóa 41
Hình 4.23: Ghi chú tên đường 42
Hình 4.24: Ghi chú tên xóm 43
Hình 4.25: Hộp thoại Change Text Attributes 43
Hình 4.26: Hộp thoại Move Parallel 44
Trang 7Hình 4.27: Đường địa giới hành chính 45
Hình 4.28: Khoanh đất trước và sau khi tổng quát hóa 47
Hình 4.29: Hộp thoại Famis 48
Hình 4.30: Hộp thoại MRF Clean 48
Hình 4.31: Hộp thoại Thiết lập thông số 1 48
Hình 4.32: Hộp thoại Thiết lập thông số 2 49
Hình 4.33: Hộp thoại Percent Complete 49
Hình 4.34: Hộp thoại MRF Flag Editor 49
Hình 4.35: Hộp thoại Tạo Topology 50
Hình 4.36: Hộp thoại đánh số thửa tự động 50
Hình 4.37: Bản đồ khoanh đất xã Thọ Sơn 51
Hình 4.38: Giao diện FrameHT 52
Hình 4.39: Bản đồ sau khi được đổ màu, vẽ khung tự động 53
Hình 4.40: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất 54
Hình 4.41: Bảng ghi chú 54
Hình 4.42: Khung xác nhận và ký duyệt 55
Hình 4.43: Hộp thoại Cell Library 56
Hình 4.44: Hộp thoại Attach Cell Library 56
Hình 4.45: Hộp thoại Place Active Cell 56
Hình 4.46: Biểu diễn ký hiệu trên bản đồ 57
Hình 4.47: Hướng chỉ Bắc - Nam 58
Hình 4.48: Sơ đồ vị trí 58
Hình 4.49: Hộp thoại Create Region 59
Hình 4.50: Đường địa giới hành chính hoàn thiện 59
Hình 4.51: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 xã Thọ Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa 60
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy định về tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp 11Bảng 4.1: Các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 46
Trang 9MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng
Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việcphát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội,các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai liêntục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị củađất nước
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xâydựng 5 năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 34 củaLuật đất đai 2013 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin vềmặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,…) củathửa đất Là tài liệu pháp lý cao để UBND các cấp thực hiện tốt công tác quản
lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cáchnhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, cósức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộcsống Ngành quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, đồng thời được sự đồng ý của banchủ nhiệm khoa Trắc địa và Quản lý đất đai, trường Đại học Mỏ - Địa chất,
đặc biệt dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - ThS Trần Xuân Miễn em tiến hành thực hiện đề tài: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Thọ Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”.
Trang 101.3 Ý nghĩa của đề tài
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố, trau dồi những kiến thức
đã học, đặc biệt là các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
- Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác thành lậpbản đồ hiện trạng để Nhà nước quản đất lý đai ngày càng có hiệu quả
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếutrong công tác thực hiện thành lập bản đồ hiện trạng, nguyên nhân và giảipháp khắc phục cho xã Thọ Sơn trong việc thực hiện bản đồ hiện trạng đạtđược hiệu quả cao nhất
1.4 Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu và bản đồ được thu thập đầy đủ, đặc biệt là bản đồ địachính ở dạng số
- Sử dụng thành thạo các phần mềm MicroStation, TMV Map, và một
số các chức năng khác của máy vi tính
- Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Thọ Sơn,huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải tuân thủ theo đúng những quy định vềthành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ TN&MT
- Các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi, khách quan và khoahọc
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái quát về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loạiđất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểmkiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tựnhiên - kinh tế và cả nước; là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tácquản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sửdụng đất đai
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ,trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác địnhtrên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín Trên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí,hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó
b) Mục đích
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theođịnh kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúngloại đất lên bản vẽ
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục công tác quản lý đất đai
- Làm tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã đượcphê duyệt
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặcbiệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp…
Trang 12c) Yêu cầu
- Thống kê được đầy đủ diện tích tự nhiên các cấp hành chính, hiệntrạng quỹ đất đang quản lý, đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưngcòn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hìnhquản lý, sử dụng đất
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính đượcthành lập; đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công táckiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất
- Đạt được độ chính xác cao về vị trí, hình dạng, kích thước và loạihình sử dụng đất của từng khoanh đất
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên(xã, tỉnh, huyện, quốc gia) Trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã(xã, phường, thị trấn) là tài liệu cơ bản để xây dựng thành lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất cấp huyện, tỉnh Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiệnđược toàn bộ các loại đất trong đường địa giới hành chính được xác định theo
hồ sơ địa chính, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhànước có thẩm quyền
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng phù hợp với các điềukiện hiện trạng thiết bị công nghệ mới, tài liệu hiện có và kinh phí của địaphương, các ngành
2.1.2 Kỹ thuật xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu
- Xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
Bước 2: Công tác chuẩn bị
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Trang 13- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Lập kế hoạch chi tiết
- Vạch tuyến khảo sát thực địa
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng
sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Bước 4: Biên tập, tổng hợp
- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địachính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ
- Biên tập, trình bày bản đồ
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ
- In bản đồ
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu
- Kiểm tra, nghiệm thu
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm
b) Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính:
Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ địa chính.
Bước 2: Kiểm tra và chuẩn hóa bản đồ địa chính.
Bước 3: Xóa các đối tượng thừa.
Bước 4: Tạo bản đồ địa chính tổng thể.
Bước 5: Chuẩn hóa bản đồ tổng thể theo quy định thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
Trang 14 Bước 6: Tổng quát hóa bản đồ địa chính tổng.
Bước 7: Tạo vùng cho bản đồ khoanh đất.
Bước 8: Đổ màu.
Bước 9: Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bước 10: Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.1.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Lưới chiếu bản đồ:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thànhlập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biếndạng chiều dài Ko = 0,9999
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lướichiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biếndạng chiều dài Ko = 0,9996
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nónđồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyếnTrung ương là 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam
Kinh tuyến trục:
Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy
định tại Phụ lục số 04 - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT
ngày 02 tháng 6 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất
Như vậy, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập tại tỉnh NinhBình có kinh tuyến trục là 105000”
Hệ quy chiếu:
- Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia
VN-2000 Hệ tọa độ này sử dụng EllipSoid WGS-84 (World Geodesic System1984) làm Elip thực dụng với các thông số:
Trang 15Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa
chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm:
Đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét (m);
Đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm);
Độ phân giải (Resolution) là 1000
b) Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản
đồ kết quả điều tra kiểm kê thực hiện như sau:
- Bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trongcủa bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm vàđường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá 0,5 mmtính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đấtkhông được vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng
c) Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và1/10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là10cm x 10cm
Trang 16- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/25.000 biểu thị lưới kilômét, vớikích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 và1/1.000.000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến Trong đó:
Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sửdụng đất tỷ lệ 1/50.000 là 5’ x 5’
Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sửdụng đất tỷ lệ 1/100.000 là 10’ x 10’
Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sửdụng đất tỷ lệ 1/250.000 là 20’ x 20'
Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sửdụng đất tỷ lệ 1/1.000.000 là 10 x 10
d) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số
Ngoài các yêu cầu tại mục (a), (b), (c), khi sử dụng phần mềm để biêntập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số còn phải thực hiện theo các yêucầu:
- Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thôngtin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng
- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệudạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.CELL
- Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain,Complex Chain hoặc Polyline…theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liêntục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa cácđường thể hiện các đối tượng cùng kiểu
Trang 17- Những đối tượng dạng vùng phải được vẽ ở dạng pattern, shape,complex shape hoặc fill color Những đối tượng dạng vùng phải là các vùngkhép kín.
- Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét vàcác thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng
- Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ
lệ (như đường giao thông, địa giới…) thì sao lưu nguyên trạng phần tham giađóng vùng và chuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng
- Mỗi khoanh đất phải có một mã loại đất, khi biên tập lược bỏ để inkhông được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưu trữ Sản phẩm phải cóghi chú lý lịch kèm theo
- Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở địnhdạng file *.DGN của phần mềm MicroStation, kèm theo file nguồn ký hiệu và
lý lịch bản đồ
- Các phân lớp, màu, tên kiểu ký hiệu trên bản đồ hiện trạng sử dụng
đất dạng số được quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư 28/2014 của Bộ
TN&MT
2.2 Thể hiện các yếu tố nội dung trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp
Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội dạnggiấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện bản đồ hiện trạng sử dụngđất của cả nước dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh Khiđường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hànhchính cấp cao nhất
Trường hợp không thống nhất đường địa giới hành chính giữa thực tếđang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụngđất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế đang quản lý
Trang 18Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồhiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đangtranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan.
b) Ranh giới các khoanh đất
Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thểhiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai
Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện,cấp tỉnh, các vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện theo các chỉ tiêu tổnghợp; được tổng hợp, khái quát hóa theo quy định biên tập bản đồ hiện trạng sửdụng các cấp
c) Địa hình
Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa hìnhđáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đườngbình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao
Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái và điểm
độ cao đặc trưng
d) Thủy hệ và các đối tượng có liên quan
Phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh,rạch, suối Đối với biển thể hiện theo đường mép nước biển triều kiệt trungbình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được đường mép nước biểntriều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường mép nước biểntriều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện
Các yếu tố thủy hệ khác có bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoàiđường bờ; trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thìthể hiện theo chân mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trườnghợp thủy hệ không có bờ bao và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thểhiện theo mép đỉnh của mái trượt của thủy hệ
Trang 19e) Giao thông và các đối tượng có liên quan
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đườnggiao thông các cấp, kể cả đường trục chính trong khu dân cư, đường nội đồng,đường mòn tại các xã miền núi, trung du
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị từ đườngliên xã trở lên; khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị đường liên huyện trở lên.Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước hệthống giao thông được biểu thị từ đường tỉnh lộ trở lên, khu vực miền núiphải biểu thị cả đường liên huyện
Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựachọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại bảng trên
Trang 202.4 Căn cứ pháp lý xây dựng bản đồ hiện trạng
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chínhphủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
- Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm2014
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê,kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT, ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc Thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 01/8/2014 củaThủ tướng Chính phủ;
- Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18 tháng 11 năm
2014 của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đấtđai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Văn bản số 546/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 20 tháng 4 năm 2015của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung vàcung cấp phần mềm kiểm kê đất đai năm 2014
- Quyết định số 9033/QĐ-BCĐ ngày 26 tháng 12 năm 2014 về việckiện toàn tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn huyện Triệu Sơn
Trang 21- Quyết định số 7677/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 về việcthành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 trên địa bàn huyện Triệu Sơn
- Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2014 của UBNDhuyện về việc kiểm tra, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địabàn huyện Triệu Sơn
2.5 Khái quát về một số phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là MicroStation SEđược ra đời vào cuối 1997, đó là phiên bản đặc biệt của MicroStation (SE làviết tắt của Special Edition) và là phiên bản đầu tiên mà các nút công cụ đượcthể hiện bởi màu sắc khác nhau, ngoài ra MicroStation SE còn cung cấp một
số công cụ làm việc qua internet
Phiên bản mới nhất của MicroStation là V8i ra đời năm 2008, phiênbản này cho phép làm việc với định dạng file *.DWG mới nhất, đồng thời baogồm cả modul làm việc với dữ liệu GPS với MicroStation, người sử dụngđược cung cấp các công cụ số hoá các đối tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biêntập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày bản đồ Đồng thời, MicroStation cũng làmôi trường đồ hoạ cao cấp làm nền cho các ứng dụng khác như: Irasb, Irasc,Geovec, MSFC, MRFClean, MRFFlag, Famis chạy trên đó
Trang 22Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng filechuẩn theo quy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch
sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính dạng số ở nước ta
2.5.2 Phần mềm TVM Map
TMV Map được xây dựng phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa
chính theo đặc thù của ngành địa chính Việt Nam, được chạy trong môitrường đồ hoạ MicroStation TMV Map là một giải pháp tổng thể bao hàmtoàn bộ quy trình thành lập bản đồ địa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạntạo các biểu thống kê đất đai, sổ mục kê đất
Mô hình cơ sở dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình vector topology, một
mô hình dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam TMVMap được xây dựng cải tiến khắc phục các nhược điểm của các phần mềmhiện tại, gia tăng tốc độ tính toán, và độ ổn định Phần mềm còn hỗ trợnhập/xuất topology tới các chương trình khác để đảm bảo sự tương thích vàdùng lại dữ liệu
Một ưu điểm nổi bật của TMV Map là tốc độ, sự tiện lợi, tổng thể củacác chức năng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công việcliên quan đến thành lập bản đồ địa chính mà không phải sử dụng bất cứchương trình nào khác Ngoài ra một yếu tố giải pháp mà TMV Map đem lại
là một giải pháp mở, chương trình hỗ trợ nhập/xuất dữ liệu bản đồ địa chính
ra các hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian
Các chức năng chính của TMV Map:
- Hỗ trợ các chức năng quản lý, xử lý số liệu trị đo đa dạng, lấy dữ liệu
từ nhiều loại máy toàn đạc điện tử
- Nhập dữ liệu trị đo từ các tệp văn bản
- Công cụ tạo và quản lý dữ liệu theo mô hình vector, topology, xử lý
dữ liệu lớn số lượng thửa có thể lên tới 50.000 thửa, tạo vùng với các thửa có
số đỉnh và số lỗ lớn mà người dùng không phải ngắt, chia lại vùng
Trang 23- Quá trình vẽ nhãn địa chính, nhãn quy chủ, nhanh và thuận tiện trongquá trình biên tập bản đồ gốc cũng như bản đồ địa chính.
- Tra cứu, thống kê thông tin thửa, tài sản, thông tin quy chủ trực tiếptrên bản đồ theo các tiêu chí khác nhau
- Công cụ xây dựng bản đồ địa chính, các loại hồ sơ thửa đất theo quyphạm của Bộ TN&MT
- Hỗ trợ đầy đủ các đối tượng địa chính theo chuẩn địa chính (điạchính, biên giới địa giới, địa danh, giao thông, thủy hệ, quy hoạch, điểmkhống chế tọa độ và độ cao)
- Không hạn chế số thuộc tính của đối tượng không gian địa chính
- Kết xuất dữ liệu không gian ra định dạng ShapeFile theo định dạngTMV.Lis, Vilis
- Kết xuất dữ liệu thuộc tính địa chính ra tệp text (*.TXT)
- Tự động cập nhật phần mềm khi có những thay đổi mới
2.5.3 Phần mềm Geovec
Geovec là một phần mềm chạy trên nền của MicroStation cung cấp cáccông cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên nền ảnh trắng đen với địnhdạng của Intergraph
Mỗi một đối tượng số hóa bằng Geovec phải được định nghĩa trước cácthông số đồ họa về màu sắc, lớp thông tin khi đó đối tượng này được gọi làmột feature, mỗi một feature có một tên gọi và mã riêng
Trong quá trình số hóa đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiềutrong việc số hóa các đối tượng dạng đường
2.5.4 Phần mềm FrameHT
FrameHT là phần mềm hỗ trợ công tác biên tập bản đồ hiện trạng sửdụng đất cấp xã chạy trên môi trường MicroStation cung cấp các chức năngsau:
Trang 24- Quản lý các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúngquy phạm hiện hành.
- Tự động tạo vùng, tô màu, mẫu ký hiệu cho từng loại hình sử dụngđất theo đúng quy phạm yêu cầu bằng sử dụng mô hình topology
- Tự động tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quyphạm
- Cung cấp các chức năng gộp vùng liền kề, bỏ vùng, khái quát hóa hỗtrợ phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
- Cung cấp các chức năng khái quát hóa các đối tượng bản đồ hỗ trợphương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện từ bản đồhiện trạng sử dụng đất cấp xã
2.5.5 Phần mền Famis
FAMIS là phần mềm “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính” làphần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địachính phục vụ thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính
Phần mềm Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng,
xử lý, và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ saukhi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ
sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thànhlập một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Cadastral DocumentDatabase Management System-CADDB) là phần mềm thành lập và quản lýcác thông tin cần thiết, để thành lập bộ hồ sơ địa chính Hỗ trợ công tác tracứu, thanh tra quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, thống kêtình hình sử dụng đất
Trang 25CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bản đồ địa chính của xã Thọ Sơn, huyện TriệuSơn, tỉnh Thanh Hóa Trên cơ sở đó thành lập bản bồ hiện trạng bằng phầnmềm MicroStation
- Phạm vi nghiên cứu: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2017 xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 20/02/2017 đến ngày 31/03/2017
3.3 Nội dụng nghiên cứu
3.3.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Khí hậu
- Địa chất, địa hình
- Thủy văn
- Tài nguyên nhân văn
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Về dân cư, dân tộc
- Về kinh tế (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…)
- Về giao thông, xây dựng nông thôn mới
- Về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
- Về công tác môi trường
- Về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội
- Về văn hóa thông tin
- Về chính sách lao động, thương binh, xã hội
- Về sự nghiệp giáo dục
Trang 263.3.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại
xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ địa chính
Bước 2: Kiểm tra và chuẩn hóa bản đồ địa chính
Bước 3: Xóa các đối tượng thừa
Bước 4: Tạo bản đồ địa chính tổng thể
Bước 5: Chuẩn hóa bản đồ tổng thể theo quy định thành lập bản đồhiện trạng sử dụng đất
Bước 6: Tổng quát hóa bản đồ địa chính tổng
Bước 7: Tạo vùng cho bản đồ khoanh đất
Bước 8: Đổ màu
Bước 9: Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bước 10: Kiểm tra và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3.3.3 Đánh giá chung kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ThọSơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ có liên quan đến xã Thọ Sơn,huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
3.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin họcnhư MicroSoft Word, MicroSoft Exel…
3.4.3 Phương pháp khai thác bản đồ số
Sử dụng các công cụ và chức năng của phần mềm MicoStation để biêntập và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Trang 273.4.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến đóng góp của những người am hiểu việc ứng dụngcông nghệ trong quản lý đất đai và các phần mềm như MicroStation, TMVMap, Famis, Geovec, FrameHT…
Trang 28CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát chung Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Thọ Sơn nằm ở phía Tây Nam huyện Triệu Sơn, cách trung tâmhuyện Triệu Sơn gần 6km, có diện tích 1153.04ha
Hình 4.1: Vị trí địa lý xã Thọ Sơn
- Phía Bắc giáp xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân
- Phía Đông giáp xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn
- Phía Nam giáp xã Thọ Bình và xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn
- Phía Tây giáp xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn
Trang 29- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,80C; nhiệt độ cao trung bìnhcao 350C-370C (tháng 6 - tháng 8), nhiệt độ cao nhất là 390C vào tháng 7 vàthường kèm theo mưa to.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất có năm xuống dưới 100C (tháng 12 đếntháng 01), thấp nhất là tháng 01 nhiệt độ xuống dưới 80C, có khi kèm theosương muối
- Gió: Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc
về mùa đông Vận tốc gió trung bình 2m/s Ngoài ra hàng năm vào mùa hècòn chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây Nam) khô nóng gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
- Bão: Hàng năm có từ 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn xã, chủ yếuảnh hưởng gây mưa lớn, gió to thiệt hại sản xuất nông nghiệp
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.700 mm - 1.800
mm, trong năm lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8, 9
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-90%
- Nắng: Số giờ trung bình 1.600 - 1.800 giờ/năm
c) Địa chất, địa hình
Nhìn chung địa chất trong xã có nền địa hình tương đối bằng phẳng và
ổn định Tuy nhiên, khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất ruộng lúa, đất bằngchưa sử dụng…có phủ lớp hữu cơ và đất mùn rất dày vì vậy khi xây dựng
Trang 30công trình từ 3 tầng trở lên cần khoan khảo sát kỹ lưỡng để có những biệnpháp xử lý nền móng sao cho phù hợp.
d) Thủy văn
Tài nguyên nước của xã khá dồi dào, xã Thọ Sơn được hưởng lợi từnguồn nước sông Chu và các sông Hoàng, sông Nhơm Ngoài ra trên địa bàn
xã còn có các hệ thống kênh mương dẫn nước và các ao hồ nằm rải rác cũng
là nguồn nước quan trọng
Nguồn nước ngầm tại khu vực xã tuy chưa được tính toán khoan thăm
dò cụ thể nhưng từ thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có
độ sâu từ 20 - 45m
d) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã Thọ Sơn có: đá vôi, than bùn
4.1.2 Hiện trạng kinh tế, xã hội
a) Về dân cư, dân tộc
Theo số liệu thống kê xã Thọ Sơn gồm có 17 xóm (từ 01 đến 17)
Dân số: 10.829 người
Mật độ dân số: 1.303 người/km²
Đại đa số người dân trong xã là dân tộc Kinh sống tập trung theo xóm
b) Về kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
Tiếp tục thực hiện nghị quyết số 03 của ban thường vụ Huyện ủy TriệuSơn ngày 28/02/2011 về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuấthàng hóa bền vững, an toàn và hiệu quả
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho nhân dân, xây dựng các
mô hình sản xuất, sản xuất cánh đồng mẫu lớn đáp ứng các tiêu chí xây dựngnông thôn mới, chỉ đạo sản xuất đúng thời vụ chuyển dịch mạnh cơ cấu giốngtheo hướng sản xuất hàng hóa
Trang 31Thực hiện gieo lúa chiêm xuân năm 2016 trong khung thời vụ tốt nhất.Đảm bảo thời vụ và kế hoạch huyện đề ra.
Về cơ cấu: Tổng diện tích gieo cấy 398,32 ha/vụ Trong đó:
- Năng xuất vụ chiêm = 69,37 tạ/ha Sản lượng đạt = 2.763,5 tấn
- Năng xuất vụ mùa = 59,32 tạ/ha Sản lượng đạt = 2.363,8 tấn
- Năng xuất cả năm = 128,69 tạ/ha/năm
Tổng sản lượng = 5.127,3 tấn/năm, giá trị về sản xuất nông nghiệp ướcđạt 80 tỷ đồng, giá trị một ha canh tác đạt 120 triệu đồng/năm
* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ xây dựng
Dịch vụ hàng hoá thị trường trên địa bàn xã rất sôi động, đa dạng vàphong phú luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân nhất là dịch vụ thươngnghiệp đã chiếm thị trường ở khắp nơi trong xã Các dịch vụ vật tư nôngnghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải, làm đất và xây dựng và sản xuất tốt tiểuthủ công nghiệp, các dịch vụ phát triển đều trên 13 xóm được phát triển mạnh
mẽ ước thu đạt trong năm 2015 là 89 tỷ chiếm 21,7% tỷ trọng cơ cấu kinh tếvượt 1,2% so với kế hoạch
Bình quân thu nhập đầu người là 24 triệu đồng/ người/ năm vượt 0,17%
so với kế hoạch
c) Về giao thông, xây dựng và nông thôn mới
Huy động các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.Làm tốt công tác tuyên truyền vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và nhândân thực hiện phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” nhânrộng các mô hình tiên tiến về phong trào nhân dân góp công, hiến đất làmđường giao thông, nạo vét kênh mương nội đồng đạt hiệu quả cao
Năm 2015 là năm xã Thọ Sơn đã đạt được nhiều thành công trong lĩnhvực xây dựng cơ sở hạ tầng như: xây dựng đường giao thông Cầu Trắng điĐồng Lợi, Giắt đi Sim, Giắt đi Thọ Dân đi Thọ Bình, đường vành đai đô thịNưa, đường lên khu di tích lịch sử Am Tiên, cầu Mướng, cầu Thọ Phú qua
Trang 32kênh Nam, cầu Vạn Khu du lịch sinh thái vườn Cò xã Tiến Nông, khu di tíchlịch sử Am Tiên.
d) Về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
UBND xã đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng năm 2020 thực hiện nghiêm kếhoạch sử dụng đất hàng năm và phân bổ quỹ đất hàng năm theo nghị quyếtHĐND các cấp
Đang tiến hành rà soát và thực hiện các bước trong công tác hoàn chỉnh
hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nhân dân saudồn điền đổi thửa
Thực hiện thu hồi đấu giá, giá trị quyền sử dụng đất đảm bảo nguồn thucho xây dựng nông thôn mới và các công trình xây dựng trên địa bàn xã theonghị quyết HĐND tỉnh Thực hiện việc kiểm kê đất đai năm 2015 theo đúng
kế hoạch và đảm bảo thời gian, chất lượng đúng theo quy định Thực hiệnviệc chia tách chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm nhà ở theo yêu cầu củanhân dân đúng pháp luật
Tổ chức giải quyết và hòa giải các đơn đề nghị về tranh chấp đất đaitheo thẩm quyền và quy định của luật
e) Về công tác môi trường
Công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm, tiếp tục thực hiện cóhiệu quả về vệ sinh môi trường và nước sạch gắn với xây dựng nông thônmới Việc thu gom xử lý rác thải đã đi vào nề nếp, cơ sở vật chất được đầu tư,đường làng ngõ xóm luôn sạch đẹp, ý thức chấp hành và bảo vệ môi trườngcủa nhân dân được nâng lên
Hoàn thiện đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo kế hoạchcủa trung tâm môi trường huyện
f) Về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội
- Công tác quốc phòng:
Trang 33Duy trì nghiêm chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu cao Giao quân17/16 thanh niên = 106,23% vượt kế hoạch huyện giao đảm bảo tốt công táchuấn luyện giai đoạn 1, hội thao và bắn đạn thật xếp loại giỏi, đảm bảo tốtcông tác phúc tra, kiểm tra quân số và vũ khí
Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội đối với quân nhân theoquyết định của Thủ tướng chính phủ, đến nay đã có 133 đối tượng đượchưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 62 của Thủ tướng chính phủ Tổchức giáo dục kiến thức quốc phòng cho cán bộ, nhân dân và lực lượng vũtrang đảm bảo yêu cầu; huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng dânquân cơ động đạt chất lượng tốt;
Tổ chức tốt ngày hội Quốc phòng toàn dân nhân dịp 71 năm ngày thànhlập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Công tác an ninh:
Ban công an xã đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong
xã phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tựxây dựng xóm làng bình yên, gia đình hoà thuận
Luôn đảm bảo lực lượng thường trực giải quyết các tình huống, chỉ đạocông tác đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông
Thực hiện tốt các kế hoạch thực hiện phong trào xây dựng thôn xóm,
an toàn; tăng cường quản lý, giáo dục thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạmpháp luật trên địa bàn xã; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày truyềnthống công an nhân dân, 40 năm ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc;nắm chắc tình hình và quản lý các đối tượng như hình sự, ma tuý, hạn chếnhững vi phạm pháp luật
g) Về văn hoá thông tin
Tập trung tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng chàomừng các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương Tham gia các hoạt độngthể thao do huyện tổ chức dịp chào mừng Quốc khánh 2/9
Trang 34Hiện nay 17/17 xóm trên địa bàn xã được UBND huyện công nhận giữvững danh hiệu xóm văn hóa, UBND xã Thọ Sơn được UBND huyện TriệuSơn công nhận danh hiệu cơ quan văn hóa, là xã đạt chuẩn văn hóa nông thônmới năm 2015.
h) Về chính sách lao động thương binh - xã hội
Đảng ủy, HĐND, UBND, các ban ngành trong xã tổ chức thăm hỏi,tặng quà cho các đối tượng chính sách và các hộ nghèo; hỏi thăm, động viêntặng quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu trong các dịp lễ, Tết
Hỗ trợ chi trả tiền điện cho hộ nghèo; thực hiện tốt chính sách an sinh
xã hội Làm chính sách hưởng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi, ngườinghèo, người tàn tật cô đơn
Các đoàn thể được ủy thác vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội chocác hộ nghèo phát triển sản xuất
i) Về sự nghiệp giáo dục
Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thọ Sơn đã quan tâm đầu tư, sửa chữa,nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học Chỉ đạo các trường thựchiện tốt các cuộc vận động của ngành giáo dục đề ra Công tác xây dựngtrường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục phát triển
Quy mô trường, lớp các cấp học tiếp tục được duy trì, ổn định, cơ bảnđáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân; tỷ lệ huy động đến trường mầmnon tiếp tục tăng, duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường; đạt chuẩn phổ cập giáodục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ
sở được giữ vững và nâng cao
Trang 354.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Thọ Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
4.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ địa chính
Để thực hiện thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địachính, ta cần thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan và đặc biệt là bản đồđịa chính của xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ địa chính xã Thọ Sơn gồm 17 mảnh bản đồ, đánh số thứ tự từDC09 đến DC26 thành lập năm 2009, tỷ lệ 1/1.000
Ta nên thiết lập một thư mục lưu trữ để thuận tiện cho việc quản lý Tại
ổ đĩa E, tạo thư mục có tên: “HT_TS_2017” Tại đây, ta tạo thêm các thư
mục để chứa các dữ liệu:
- 1 BDDC_TS: Chứa các file bản đồ địa chính của xã Triệu Sơn.
Trong thư mục này ta tạo 2 thư mục:
“BDDC_GOC”: Chứa 17 mảnh bản đồ địa chính gốc
“BDDC_SUA”: Ta sao chép 17 mảnh bản đồ địa chính gốc vào để thựchiện công việc chỉnh sửa
- 2 BDTT_TS: Chứa bản đồ tổng thể xã Triệu Sơn.
- 3 BDKD_TS: Chứa bản đồ khoanh đất xã Triệu Sơn.
- 4 BDHT_TS: Chứa bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Triệu Sơn.
Ngoài ra, ta cũng có thể tạo thêm các thư mục khác nhau tùy theo nhucầu người quản lý
4.2.2 Chuẩn hóa bản đồ địa chính
Trong bước này, ta sử dụng 17 mảnh bản đồ địa chính trong thư mục:
E:\HT_TS_2017\1 BDDC_TS\BDDC_SUA.
a) Chuẩn hóa một số lớp đối tượng bản đồ địa chính
Khi sử dụng bản đồ địa chính cho việc thành lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất, ta chỉ sử dụng đến một số lớp đối tượng như:
- Lớp 10: Đường ranh giới thửa đất
Trang 36- Lớp 39: Tên sông, hồ, ao, suối, kênh, mương
- Lớp 44: Địa giới huyện
đồ địa chính, ta chuyển về theo như thông tư 25 của Bộ TN&MT:
Ở bước này, để tiện lợi hơn ta sử dụng công cụ chọn đối tượng củaphần mềm TMV Map
Đầu tiên ta thực hiện khởi động phần mềm TMV Map, bằng cách:Trên thanh Menu của MicroStation:
Bấm Ultilities → MDL Applications → Browse xuất hiện hộp thoại Select MDL Application: