Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đó là các quan hệ tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, chính t đó sự ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quản lý khoản phải thu cho
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quản lý khoản phải thu cho
Trang 3C Ộ NG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độ ậ c l p - T - H ự do ạ nh phúc
B Ả N XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬ N VĂN TH C SĨ Ạ
PGS.TS Lê Thị Anh Vân Lê Đình Chung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị
HỌC VIÊN
Trang 5L Ờ I CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Vi kinh t và qu n lý ện ế ả - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình gi ng d y và giúp đ tôi trong quá ả ạ ỡtrình họ ậc t p và rèn luyện tại trường Tôi xin bày tỏ lòng bi t ơn sâu sắ ếế c đ n giáo viên hướng d n PGS.TS Lê Thịẫ Anh Vân đã t n tình hư ng dẫậ ớ n và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn M c dù bảặ n thân đã có nhiều cố ắ g ng, nhưng do thời gian và trình độ còn h n ch , nên Luạ ế ận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nh n được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, ậ
cô giáo và bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương 1: Đề tài đã h th ng hóa các vệ ố ấn đề lý lu n liên quan đ n quản lý ậ ếkhoản phải thu như: khái niệm và vai tr ủò c a kho n phả ải thu, những nội dung quản lý khoản ph i thu trong doanh nghả iệp và nêu ra những nhân tổ tác đ ng tới ộcông tác quả ý khoản l n phải thu Đó chính là cơ sở phương pháp luận cho việc phân tích các căn c và đưa ra các giứ ải pháp trong công tác qu n lý kho n ph i ả ả ảthu c a Công ty củ ổ phần cấp nư c Nam Đớ ịnh
Chương 2: Tập trung vào việc gi i thi u và phân tích thực trạng trong ớ ệcông tác quả ý khoản phải thu củn l a Công ty cổ phần cấp nư c Nam Đớ ịnh trong những năm g n đây qua hoầ ạch định kho n phảả i thu khách hàng, Tình hình th c ựhiện quản lý khoản phải thu, kiểm soát và đánh giá công tác khoản phải thu Từ
đó chúng ta thấy được những k t qu ế ả đạt được và t n t i h n ch c a công ty ồ ạ ạ ế ủChương 3: Qua phân tích thự ạc tr ng trong công tác quản l khoản phải thu ý của Công ty cổ phầ ấn c p nư c Nam Đớ ịnh trong những năm g n đây, nh n đầ ậ ịnh rõ những kết quả đạ t đư c và tồ ại h n chợ n t ạ ế ủ c a công ty Trong chương này, tôi đã
đề xu t nh ng gi i pháp đ kh c ph c h n ch ã nêu chương 2, góp ph n hoàn ấ ữ ả ể ắ ụ ạ ế đ ở ầthiện chính sách thu tiền và h ệ ống kiểm soáth t của công ty
Ngày tháng năm 2020
HỌC VIÊN
Lê Đình Chung
Trang 7M ỤC LỤC
MỤC LỤ i C
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUY T V QUẢN LÝ KHOẢN PHẢẾ Ề I THU C A Ủ DOANH NGHIỆP 4
1.1 Kh i ni m, bá ệ ản chấ à t v vai trò của khoản phải thu 4
1.1.1 Khái niệm kho n phả ải thu 4
1.1.2 Bản chất của khoản phải thu 4
1.1.3 Vai trò của khoản phải thu 5
1.2 Nội dung quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp 6
1.2.1 Hoạch định qu n lý khoản phảả i thu c a doanh nghiệp 6 ủ 1.2.2 T ổ chức thực ệhi n qu n lý kho n ph i thu c a doanh nghi p 11 ả ả ả ủ ệ 1.2.3 Kiểm soát và đánh giá công tác quản l khoản p ải thu của doanh nghiệý h p 19
1.3 Các nhân tố ả nh hư ng tớở i quản lý khoản ph i thu khả ách hà ng 20
1.3.1 Các nhân t khách quanố 20
1.3.2 Các nhân tố ch quan 21 ủ TÓM TẮT CHƯƠNG 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QU N LÝ KHOẢẢ N PH I THU C A CÔNG TY Ả Ủ C Ổ PHẦN CẤP NƯ C NAM ĐỚ ỊNH 23
2.1 Gi i thiớ ệu tổng quan về Công ty c ph n cấổ ầ p nư c Nam Đ nh: 23 ớ ị 2.1.1 S hình thành và phát triự ển: 23
2.1.2 Chức năng, nhi m vụ và phạm vi hoệ ạ ột đ ng của công ty: 24
2.1.3 Cơ cấ ổu t chức: 25 2.1.4 Tình hình hoạt động s n xu t kinh doanh của Công ty 39 ả ấ 2.2 Thực trạng quản lý khoản phải thu kh ch h ng d ng nước tại Công ty cổá à ù ph n ầ
cấp nư c Nam Đ nh 45 ớ ị 2.2.1 Hoạch định kho n phải thu khách hàng dùng nước 45 ả 2.2.2 Tình hình thực hi n qu n lý kho n ph i thu khách hàng dùng nước 47 ệ ả ả ả
Trang 82.2.3 Kiểm soát và đánh giá công tác khoản ph i thu khách ả hàng 56 2.3 Những thành tựu đ t đưạ ợc và hạn chế trong công tác quản lý khoả phải thu n tại Công ty cổ phần cấp nư c Nam Đ nh 61 ớ ị2.3.1 Những thành tựu đ t đưạ ợc 61 2.3.2 Hạn chế 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64 CHƯƠNG 3: MỘT S GI I PHÁP HOÀN THI N QU N LÝ KHO N PH I Ố Ả Ệ Ả Ả ẢTHU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯ C NAM Đ NH 65 Ớ Ị3.1 Các căn cứ để đề xuất giải pháp 65 3.1.1 Mục tiêu của Công ty 65 3.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 65 3.1.3 Đ c điặ ểm s n phẩả m c a Công ty 65 ủ3.1.4 Khách hàng hiệ ạ ủn t i c a Công ty 66 3.1.5 Căn cứ vào chính sách tín dụng hiện tạ ủi c a Công ty 66 3.1.6 Căn cứ vào chiến lược dịch vụ khách hàng c a Công tyủ 66 3.1.7 Kế ho ch quản lý khoản phảạ i thu ngành nư c trong năm t i 67 ớ ớ3.2 Giải ph p hoá àn thiện quản lý khoản phải thu khách hàng dùng nước 68 3.2.1 Sử dụng t l chi t kh u thanh toán s m như là công cỷ ệ ế ấ ớ ụ để thúc đẩy vi c ệthanh toán c a khách hàngủ 68 3.2.2 Hoàn thiện chính sách thu tiền đ ảm tồểgi n đ ng kho n phọ ả ải thu 74 3.2.3 Tăng cường h thốệ ng ki m soát kho n ph i thu 79 ể ả ảTÓM TẮT CHƯƠNG 3 83
KẾT LUẬ 84 N TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1 Các biện pháp thu hồi khoản phải thu 18
Bảng 2 1 Bảng phân loại nhân lực của công ty 39
Bảng 2 2 Kết qu hoả ạt động kinh doanh của Công ty 40
Bảng 2 3 Bảng cân đối kế toán của NAWACO 41
Bảng 2 4 Quy trình thu tiền nước của NAWACO 46
Bảng 2 5 Giá trị khoản phải thu của NAWACO 49
Bảng 2 6 Giá trị khoản phải thu khách hàng của NAWACO 51
Bảng 2 7 Kỳ thu tiền bình quân của NAWACO qua các năm 53
Bảng 2 8 Bảng doanh thu chưa thu đượ ừ việc t c cung ấ nướ c p c c a ủ NAWACO cuối năm 2019 59
Bảng 2 9 Bảng phân tích tuổ ủ khoả phả thu khách hàng dùng nưới c a n i c c a ủ NAWACO cuố năm 2019 60 i Bảng 3 1 Phân tích quyết định cấp chiết khấu cho khách hàng nhóm B của NAWACO 72
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 1 tiến trình hoạch định chính sách bán tín dụng 7Hình 1 2 - Mô hình tăng tỷ ệ chiết khấu 15 l Hình 1 3- Mô hình giảm tỷ ệ chi l ết khấu 15Hinh 2 1 d B Sơ ồ ộ máy tổ chức Công ty cổ phần cấp nước Nam Đ nh 26ịHình 2 2 Kế ất c u tài s n c a NAWACO năm 2018 và 2019 43ả ủHình 2 3 Kế ất c u ngu n v n c a NAWACO năm 2018 và ồ ố ủ 2019 44Hình 2 4 Cơ cấu kho n phảả i thu KH c a NAWACO 51ủHình 2 5 Quá trình lập hóa đơn và thu ti n ở ề NAWACO 55
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước như hiện nay cùng với sự khó khăn của n n kề inh tế toàn cầu các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh cùng môi trường cạnh tranh gay gắt Thị trường tài chính Việt Nam đang sôi động từng ngày bởi sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của toàn bộ nền kinh
tế Việt Nam tạo cho nước ta một vị thế không nhỏ trên trường quốc tế
Để thúc đẩy cỗ máy kinh tế đó hoạt động tốt các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cũng như mọi cá nhân đã đang và sẽ nỗ lực không ngừng trong khả năng có thể để làm lành mạnh doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đó là các quan hệ tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, chính t đó sự phát sinh nợ đã trở thành một yếu tố tất nhiên trong hoạt động ừ kinh doanh, trong đó bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Tình trạng nợ nần này phải được nhìn từ cả hai khía cạnh: từ phía người cho vay (bên cung cấp tín dụng hay là chủ nợ) và phía người đi vay (bên nhận tín dụng hay khách nợ), và đôi khi phải tính đến cả những yếu tố thị trường nữa (những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng của cả hai bên)
Hiện nay ở nước ta nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng rất cao trong đó rủi ro rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ Trong nhiều trường hợp, tổn thất nợ khó đòi giữa các doanh nghiệp đang tiếp tục gia tăng làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản Trước nền kinh tế đã được hội nhập, trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi đã và đang trở nên vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Nhận thấy tính cần thiết của việc quản lý khoản phải thu
và xử lý nợ khó đòi ở doanh nghiệp, dướ ựi s ớng dẫn nhiệhư t tình c a PGS.TS Lê ủ
Thị Anh Vân - Trường đ i học Kinh tế quốc dân và sự giúp đỡ ủạ c a ban lãnh đ o ạCông ty cổ ph n cầ ấp nư c Nam Đớ ịnh, tôi đã chọn đ tài: “Quản lý khoản phải thu ề
cho Công ty cổ phần cấp nước Nam Định”
Trang 142 Tổng quan nghiên cứu:
Nghiên cứu về ệ vi c quản lý khoản phải thu, trước đây đã có mộ ốt s nghiên c u ứ
k ể đến như ”Quản lý các khoản thu của Công ty cổ phần x ất nhập khẩu y tế uDomesco” – Nguyễn Ho ng Giang (2016), ”Tăng cường quản là ý n ợ phải thu của Công ty cổ phần xi măng Điện Biên” - Phạm Ngọc Đạo (2015) tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan tới quả ý khoản l n phải thu tại doanh nghiệp liên quan đ n ếkinh doanh nước s ch Đây là lo i s n ph m c n thiếạ ạ ả ẩ ầ t ph c v cho cu c s ng c a ụ ụ ộ ố ủngười dân, hơn n a hiệữ n nay Công ty c phầổ n cấp nước Nam Đ nh là đơn v ị ị độc quyền khai th c vá à kinh doanh nước s ch t i thạ ạ ành phố Nam Đ nh Do đó tài ị đề
"Quản lý khoản phải thu cho Công ty cổ phần cấp nư c Nam Đ nh ớ ị ” sẽ đem đến cái nhìn sâu hơn về công tác q ả ý khoảu n l n phải thu cho các doanh nghiệp khai th c vá à kinh doanh nướ ạc s ch nói chung và cho công ty NAWACO nói riêng
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích th c trạự ng kho n ph i thu của Công ty cổả ả ph n c p nư c ầ ấ ớNam Định, tìm ra các m t đã đ t đư c và m t còn h n ch T đó, đ xu t m t s ặ ạ ợ ặ ạ ế ừ ề ấ ộ ốgiải pháp nh m nâng cao hiằ ệu quả công tác Quản lý khoản phải thu cho Công ty cổ
phần cấp nư c Nam Đớ ịnh
4 Đối tư ng và phạm vị nghiên cứu ợ
- Đối tư ng nghiên cứu củợ a đ tài: ề
+ Thực trạng tình hình quản lý khoản phải thu tại Công ty cổ phần cấp nư c ớNam Định
+ Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới quản lý khoản phải thu tại Công ty cổ ph n cấầ p nư c Nam Đ nh ớ ị
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Công ty cổ phần cấp nư c Nam Đ nh ớ ị
+ Về ờ th i gian: Số ệli u và tình hình quản lý kho n phả ải thu của Công ty trong
3 năm 2017, 2018 v 2019à
5 Phươn pháp nghiên cứg u
Đề tài s d ng các phương pháp nghiên c u sau: ử ụ ứ
- Phương pháp tiếp cận điều tra, thu th p thông tin : ậ
Trang 15+ Thu thập số ệ li u từ ả b ng cân đ i k toán, báo cáo k t quả ố ế ế kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính, số liệu liên quan đ n công tác khoản phải thu hàế ng tháng,
- Phương pháp mô tả ổ, t ng h p, th ng kê, phân tích, mô hình, sơ đ ợ ố ồ
+ Dùng các bảng biểu, đ thịồ , sơ đ đ mô t ch tiêu c n thiếồ ể ả ỉ ầ t cho vi c phân ệtích
+ Tổng hợp , th ng kê các s liố ố ệu cụ ể, phân tích các thông , chth số ỉ ố s
- Phương pháp so sánh đánh giá–
+ Xác định mức độ thay đ i, bi n đ ng m c tuyệổ ế ộ ở ứ t đ i tương đố ối cùng xu hướng các ch ỉtiêu phân tích
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đ tài ề
Đề tài t p trung h th ng các n i dung lý thuy t v công tác qu n lý tài chính, ậ ệ ố ộ ế ề ả
lý thuyết về kho n phảả i thu, quản lý khoản phải thu và đánh giá hi u quả ệ công tác quản lý khoản ph i thu trong doanh nghiả ệp Từ đó, v n dụậ ng phân tích th c trự ạng công tác quản lý khoản phải thu tại Công ty cổ phần cấp nư c Nam Đ nh Qua đó, ớ ị
đề xu t m t s gi i pháp giúp công ty nâng cao hiấ ộ ố ả ệu quả công tác quản lý khoản phải thu trong thời gian t i ớ
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, k t luế ận, phụ ụ l c và danh mục tài liệu tham khảo, đ tài ềgồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản l khoản phải thu của doanh nghiệý p
Chương 2: Thực tr ng quảạ n lý kho n ph i thu c a công ty c phầả ả ủ ổ n cấp nước Nam Định
Chương 3: Mộ ốt s giải pháp hoàn thiện quản lý khoản phải thu cho công ty cổ
phần cấp nư c Nam Đớ ịnh
Trang 16CH ƯƠN 1: CƠ SỞ LÝ THUY T VỀ QUẢN L G Ế Ý KHOẢN
PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, b n chả ất và vai trò c ủa khoản phải thu
1.1.1 Khái niệm khoản phải thu
Khoản phải thu là giá trị hàng hoá và dịch vụ mà khác hàng còn nợ và họ cam h kết thanh toán cho công ty Đây là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà khách hàng chưa thanh toán cho công ty Các khoản phải thu thường dưới dạng tín dụng và thường trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến 1 năm
Các khoản phải thu được ghi nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai Các khoản phải thu dài hạn (chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tương đối dài) sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi như là một phần của tài sản vãng lai của công ty
Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh tr n bảng cân êđối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản
nợ chưa đến hạn thanh toán Và khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan
hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp
1.1.2 Bản chất của khoản ph i thu ả
Khoản phải thu không phải được hình thành một cách tự phát, nó là kết quả của việc công ty tiến hành một cách chủ động bằng chính sách bán chịu cho khách hàng (hay chính sách bán tín dụng) Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính Nhờ bán chịu doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm được khách hàng, mở rộng thị trường, tăng được khối lượng hàng bán ra, từ đó sẽ tăng được doanh thu án hàng và tăng lợi nhuận cho doanh bnghiệp Do vậy hình thức này có thể thu hút thêm các đơn hàng từ khách hàng đến với công ty và doanh nghiệp cần có chính sách tín dụng phù hợp
Trang 171.1.3 Vai trò của khoản phải thu
1.1.3.1 Đối với Công ty
Các doanh nghiệp muốn đứng vững và cạnh tranh tốt trên thị trường thì phải
cố gắng tận dụng triệt để mọi khả năng, nguồn lực cũng như các công cụ mà doanh nghiệp hiện có của mình Trong đó chính sách tín dụng là một trong những vũ khí sắt bén nhằm giúp cho công ty đạt được mục tiêu về doanh số Vì khi công ty nới lỏng các biến số của bán tín dụng thì ngoài việc tăng số lượng hàng bán ra còn tiết kiệm được chi phí thu hồi nợ khó đòi và rủi ro mất mát Tín dụng thương mại có thể làm cho công ty ngày càng có uy tín, tạo d nh tiếng trên thị trường và làm cho akhách hàng mua và sử dụng sản phẩm của mình thường xuyên hơn Mặt khác, khi nới lỏng chính sách tín dụng sẽ giúp cho Công ty giảm được lượng hàng tồn kho, đồng thời giảm các chi phí liên quan đến tồn kho Về căn bản tín dụng thương mại
đó là sự tin tưởng của người cấp tín dụng và người hưởng tín dụng nên nó sẽ làm cho khách hàng hưởng được một khoản tín dụng với các thủ tục tương đối đơn giản Đây là thủ tục cấp tín dụng chứ không phải thủ tục vay nợ do đó sẽ kích thích nhu cầu mua hàng và mở rộng quy mô kinh doanh Ngoài ra nó còn giúp cho khách hàng gắn bó với Công ty hơn và duy trì được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng truyền thống và tìm kiếm thêm những khách hàng mới
dBên cạnh đó khi nới lỏng chính sách tín ụng có thể làm cho khoản phải thu tăng lên, từ đó làm tăng vốn đầu tư nên dễ dẫn đến việc mất đi cơ hội kiếm lời từ các hoạt động khác Mặt khác khi mở rộng các điều kiện tín dụng sẽ làm tăng khả năng mất mát, rủi ro không đòi được nợ Đồng thời phải tốn chi phí quản lý nợ của khách hàng cũng như các chi phí khác liên quan
1.1.3.2 Đối với khách hàng
Khách hàng là người được hưởng tín dụng cũng là người mua hàng sẽ được một phần lợi nhuận trích ra của công ty đó là các khoản chiết khấu hay thời hạn trả được kéo dài thêm hoặc khi khách hàng thiếu vốn kinh doanh hay muốn đầu tư vốn vào cơ hội khác thì tín dụng thương mại là biện pháp tài trợ vốn hữu hiệu Tuy nhiên cần phải hiểu rằng khi nhận chính sách tín dụng từ người bán khách hàng cũng sẽ phải trả một phần chi phí trong việc giá hàng mua sẽ cao hơn so với khi khách hàng mua trả ngay
Trang 181.2 Nội dung quản l khoản phảý i thu c a doanh nghiệp ủ
Khoản phải thu có mối quan hệ với doanh thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp Trong môi trường kinh doa h ngày càng gay gắt hiện nay, nếu không nbán chịu hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng và gia tăng lợi nhuận; nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không t u hồi được nợ cũng gia tăng hQuản lý khoản phải thu nhằm quản lý các khoản phải thu đúng hạn, tránh được nguy cơ phát sinh nợ khó đòi làm ảnh hưởng đến công ty Quản lý khoản phải thu gắn liền với việc xây dựng và thực thi chính sách bán tín dụng nhằm đạt được mục tiêu công ty trong từng thời kỳ Vì vậy mà quản lý khoản phải thu bao gồm: thiết lập chính sách tín dụng, lập kế hoạch (Hoạch định chính sách tín dụng), tổ chức thực hiện, tổ chức quản lý, giám sát và kiểm soát toàn diện khoản bán chịu
Kết hợp khái niệm khoản phải thu và mối quan hệ của khoản phải thu với chính sách bán tín dụng, quản lý khoản phải thu bao gồm những bước sau:
1.2.1 Hoạ ch đ nh quả ý ị n l khoản phải thu ủa doanh nghiệp c
Hoạch định quản lý khoản phải thu là tiến trình các nhà quản lý xác định và lựa chọn mục tiêu của công tác quản lý khoản phải thu và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu Như vậy việc hoạch định quản lý khoản phải thu thực chất là việc hoạch định chính sách bán tín dụng
"Chính sách tín dụng là yếu tố quyết định trong quản l khoản phải thu của ý công ty Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất của từng khách hàng" Chính sách tín dụng bao gồm bốn biến số: tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn tín dụng, chiết khấu nhờ trả sớm, chính sách thu hồi nợ
Hì nh 1.1 có thể giúp chúng ta hình dung tiến trình hoạch định chính sách bán tín dụng của công ty
Trang 19Qua hì nh 1.1 cho thấy để hình thành chính sách bán tín dụng công ty cần xuất
phát từ mục tiêu tài chính cụ thể hoá việc gia tăng giá trị tài sản trong từng thời kỳ
Kế đến xây dựng mục tiêu bán tín dụng, trong từng thời kỳ bán tín dụng có thể quan tâm đến các mục tiêu sau: Tăng doanh số, giảm các chi phí tồn kho, hoặc tăng tốc
độ chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư vào khoản phải thu
Các phân tích về môi trường là những cơ sở hết sức cần thiết khi đề ra các chính sách bán tín dụng Những hiểu biết nhu cầu khách hàng như mục tiêu và chu
kỳ kinh doanh; uy tín trong thanh toán, số năm có quan hệ với công ty; khả năng tài chính; cơ cấu hàng hoá Bên cạnh đó, việc nắm rỏ khả năng tài chính và đặc điểm sản phẩm của công ty là điều mà các nhà quản lý phải quan tâm để đưa ra chính sách bán tín dụng phù hợp
1.2.1.1 Xây d ng tiêu chuự ẩn tín dụng
Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức
"Các tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm khả năng công ty thu được nợ từ phía khách hàng Chỉ có những khách hàng thoả mãn những tiêu chuẩn này công ty mới
Mục tiêu tài chính
Mục tiêu quản trịkhoản phải thu
- Khả năng tài chính Cty
Trang 20mở tín dụng cho họ Những t êu chuẩn tín dụng của khách hàng được cân nhắci trên các khía cạnh như: uy tín thanh toán, khả năng tài chính, khả năng thế chấp của khách hàng Các tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Khi công ty nới lỏng các tiêu chu n này ẩ có thể đưa đến việc mở rộng bán hàng trả chậm cho nhiều nhóm khách hàng mới và do đó gia tăng doanh số Phần sản lượng tăng thêm không làm tăng thêm chi phí cố định Vì thế có thể mang lại khả năng gia tăng lợi nhuận nhờ tiết kiệm định phí Tuy vậy, việc ới n lỏng quá mức tiêu chuẩn khách hàng có thể gia tăng nguy cơ mở tín dụng cho cả những khách hàng kém chất lượng, vì thế gia tăng mất mát, tăng chi phí đòi nợ"
Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doan thu của doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính h sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm t ọng, bởi vì bán chịu là yếr u tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu
Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu Vì vậy mà vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên quyết định khi nào nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu
1.2.1.2 Thiế ậ t l p đi u khoả ề n tín d ng ụ
"Điều khoản tín dụng là điều khoả xác định độ dài thời gian hay thờn i hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 gày kể từ ngày hóa đơn được phát nhành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn
Chính sách tín dụng không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng) và thay đổi tỷ lệ chiết khấu."
Trang 21- Xác định thời hạn tín dụng:
Thời hạn tín dụng xác định độ dài thời hạn tín dụng và thời hạn trong đó sẽ chấp nhận một tỷ lệ giảm giá Và trong quá trình sản xuất kinh doanh, các công ty
có thể thay đổi thời hạn tín dụng cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao trong quản
lý khoản phải thu Việc thay đổi tín dụng theo hai cách đó là tăng thời hạn tin dụng
hoặc giảm thời hạn tín dụng
"Thời hạn tín dụng thường được tính bằng số ngày mà khách hàng cam kết chậm trả Khi tăng thời hạn bán tín dung sẽ gia tăng doanh số, giảm một cách tương đối tài sản dự trử và tăng khoản phải thu Việc gia tăng doanh số nhờ nới lỏngthời hạn bán tín dung sẽ dẫn đến tiết kiệm tương đối các khoản chi phí cố định Tuy vậy, quá trình này thường làm gia tăng các chi phí vốn và tăng các chi phí quản lý và thu hồi nợ ở khách hàng."
pKhi thiết lập thời hạn tín dụng các doanh nghiệp đều hải xem xét các yếu tố sau:
- Xác suất về tình trạng khách hàng sẽ không trả tiền: Trong trường hợp khách hàng là những doanh nghiệp thuộc những ngành có rủi ro cao, hay là những doanh nghiệp có vị thế tài chính yếu thì cần áp dụng những điều kiện tín dụng hạn chế nhằm loại bỏ rủi ro
- Độ lớn của khoản tín dụng: Đối với những khoản tín dụng có giá trị nhỏ, thì thời gian bán chịu sẽ nhỏ hơn và đây là những giao dịch tốn kém với những khách hàng kém quan trọng
- Tính chất đặc trưng của hàng hoá: Nếu hàng h á có giá trị thấp và thuộc loại omau hỏng thì không nên áp dụng tín dụng thương mại Độ dài của thời gian cấp tín dụng có tác dụng đến giá cả, thời gian càng dài thì giá cả càng cao và ngược lại Việc mở rộng thời hạn tín dụng cho khách hàng còn dựa vào việc xác định thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín dụng tối đa
- Thời hạn tín dụng tối thiểu: được xác định dựa trên những cơ sở:
+ Thời hạn tín dụng của đối thủ cạnh tranh
+ Kỳ thu tiền bình quân hiện tại của Công ty
+ Chu kì kinh doanh của nhóm khách hàng tốt nhất
- Thời hạn tín dụng tối đa: được xác định dựa trên cơ sở:
+ Đặc điểm kinh doanh sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm
Trang 22+ Khả năng tài chính của khách hàng
+ Chức năng của khách hàng
- Xác định tỷ lệ chiết khấu thanh toán sớm ( k/d ):
"Là tỷ lệ giảm giá k% nếu khách hàng chấp nhận thanh toán trong d ngày đầu tiên (viết tắt là k/d) Việc gia tăng tỷ lệ giảm giá k% cho những khách hàng trả tiền trong vòng d ngày đầu tiên có thể kích thích khách hàng trả tiền sớm Mở ra khả năng đầu tư mới dành cho phần vốn thu hồi sớm."
Việc đưa ra mức chiết khấu giảm giá đã mang lại cho khách hàng hai cơ hội lựa chọn
+ Thứ nhất là thanh toán sớm trong vòng d ngày đầu tiên để được hưởng chiết khấu Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng phải sử dụng nguồn vốn sẵn có của mình để thanh toán cho công ty Như vậy, họ cần cân nhắc chi phí cơ hội vốn của mình với lợi ích thu được từ giảm giá
+ Thứ hai trả chậm hơn, tức là thời hạn họ có thể kéo dài hơn là N-d ngày Như vậy khách hàng mất đi cơ hội hưởng chiết khấu
Và cũng như trong quá trình xác định thời hạn tín dụng, chúng ta nên thay đổi thời hạn cho phù hợp thì việc đưa ra tỷ lệ chiết khấu của công ty cũng được điều chỉnh sao cho tỷ lệ này vừa mang lại lợi ích cho công ty vừa mang lại lợi ích cho khách hàng Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó giảm lợi nhuận Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không
Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn hay không Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi, nếu tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy công ty cần thay đổi chính sách chiết khấu Việc công ty muốn xem xét có nên quyết định giảm
tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì phải tiến hành phân tích cụ thể
1.2.1.3 Xây dựng chính sách thu nợ
Là những quy định của công ty trong việc thu hồi các hợp đồng trả chậm, các quy định này có thể chặt chẽ hoặc lỏng lẻo, các biện pháp xử lý đồi với những khoản nợ quá hạn Khi khách hàng chậm thanh toán, thủ tục thông thường là gửi
Trang 23một bản sao kê tài khoản và tiếp theo đó sử dụng thu tín dụng hay điện thoại nhắc
nợ càng ngày càng thúc bách hơn Nếu các biện pháp này không có hiệu lực thì các doanh nghiệp sẽ nhờ đến các công ty hồi nợ và thậm chí kiện khách hàng ra tòa
- Phân tích ảnh hưởng rủi to bán chịu:
Trong các tình huống đã phân tích trên đây, chúng ta đều ngầm giả định rằng không có tổn thất do nợ không thể thu hồi Thật ra chính sách bán ch u không chỉ ịliên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi khoản phải thu và đôi lúc chúng ta phải chấp nhận rủi ro không đòi nợ được Trong những trường hợp như vậy có thể coi sự mất mát này như là một chi phí được cộng thêm vào trong quá trình tính toán, thông thường mất mát được tính bằng tỷ lệ % so với doanh thu
1.2.2 Tổ ch c th c hiện quả ứ ự n lý kho n ph i thu c a doanh nghi p ả ả ủ ệ
Việc tổ chức thực hiện quản lý khoản phải thu bao gồm những công việc liên quan đến quản lý khoản phải thu sao cho hiệu quả, bao gồm những công việc sau: Phân tích các yêu cầu tín dụng, theo dõi quá trình quản lý khoản phải thu, và đưa ra chính sách thu nợ tối ưu nhất
1.2.2.1 Các bộ ận tham gia quảph n lý kho n ph i thu c a doanh nghi p ả ả ủ ệ
Một doanh nghiệp muốn đạt được hiểu quả trong các hoạt động về các khoản phải thu thì phải hiểu rằng công việc này không chỉ là trách nhiệm của bộ phận kế toán - tài chính trong công ty mà là sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
Hiện nay đang tồn tại một nhận thức sai lầm rằng qu n lý ả khoản phải thu trong doanh nghiệp là nhiệm vụ và trách nhiệm của riêng bộ phận kế toán - tài chính Điều này đúng nhưng chưa đủ, đúng là vì bộ phận kế toán tài chính được - xem là đầu mối để phối hợp giải quyết các khoản phải thu Tuy nhiên để có thể phối hợp được hiệu quả, bộ phận kế toán - ctài hính phải được sự hỗ trợ của bộ phận bán hàng, bộ phận dịch vụ khách hàng, và thậm chí cả ban giám đốc Thường bộ phận bán hàng với mục tiêu là tăng doanh thu sẽ cố gắng dành nhiều điều khoản thuận lợi, trong đó có điều kiện về tín dụng, cho khách hàng Nếu việc quản lý các khoản tín dụng này không tốt, thì sẽ dẫn đến doanh thu trên sổ sách cao tuy nhiên doanh thu quy ra tiền mặt sẽ thấp, và doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động và đạt vị thế không tốt về dòng tiền mặt Các chuyên gia kinh tế cho biết rằng, các doanh nghiệp cải thiện về hiệu quả các khoản phải thu khi họ cải thiện được
Trang 24mối quan hệ với bộ phận bán hàng Hay như là bộ phận dịch vụ khách hàng với trách nhiệm lập và gửi các thông báo thanh toán đến cho khách hàng, thường xuyên thực hiện cập nhật sai chi phí hoặc là thiếu chí phí thì cũng làm cho quá trình thanh toán kéo dài hơn Và đặc biệt là ban giám đốc với các chính sách tín dụng dành cho khách hàng không rõ ràng hoặc là quá trình “xác nhận” tín dụng cho khách hàng phức tạp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả các khoản phải thu
Hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc quản lý khoản phải thu, và các nhà quả ý n n l cầ phối hợp với các bộ phận để đưa ra các quyết định chính xác và mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.2.2 Phân tích các yêu cầu tín dụ ng ( đ i với khách hàng ) ố
Để thiết lập các thời hạn bán hàng, từ chối hoặc chấp nhận mở tín dụng đối với mỗi yêu cầu tín dụng của khách hàng tiềm năng, công ty phải xem xét khả năng mất mát hoặc chậm thanh toán thông qua một quá trình phân tích tín dụng Thủ tục phân tích tín dụng gồm 3 bước:
a) Thu nhập thông tin
Nguồn thông tin cho công việc phân tíc hiệu quả gồm:h
+ Các báo cáo tài chính
+ Tỷ suất tín dụng và kết quả thanh toán trong quá khứ được cung cấp bởi các
cơ quan tư vấn tài chính
+ Các dữ liệu từ ngân hàng về tình hình kinh doanh của khách hàng: có thể có các ngân hàng có các tổ chức dịch vụ kiểm soát tín dụng Họ có lợi thế trong việc tìm kiếm thông tin từ hệ thống ngân hàng
+ Các dữ liệu có sẵn của công ty: Nhiều công ty có thể có một số kinh nghiệm trong việc đánh giá tín dụng từ những nghiên cứu nhanh về các đặc tính vắn tắt theo nguyên tắc 5C bao gồm :
• Character: đặc điểm, bản chất thể hiện trong những xử sự của khách hàng trong quá khứ
• Capacity: năng lực: liên quan đến khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.Ngoài ra, yếu tố này còn liên quan đến sức mạnh tà chính của khách hàng, đặc biệt là giá trị ròng i
• Collateral: thế chấp (đồ ký quỹ) hay có một sự bảo đảm của một nguồn tài trợ đủ bảo đảm cho các khoản nợ
Trang 25• Capital - vốn: tài sản hoặc khả năng sinh lợi của công ty
• Conditions: các yếu tố ngoại sinh ngoài t m kiểm soát của công ty và ầkhách hàng của nó
Khi tiến hành phân tích khách hàng cần có sự phân tích các yếu tố môi trường như: các chính sách bán tín dụng của các nhãn hiệu cạnh tranh, tình hình về lãi suất
và tốc độ lạm phát của nền kinh tế Sự tìm h ểu này cho phép người thiết kế chính isách bán tín dụng có thêm các quan điểm cần thiết để có thể nới lỏng hay thu hẹp trong việc lựa chọn khách hàng
Ngoài những đánh giá trên, người quản lý khoản phải thu cũng cần có những tìm hiểu về các điều kiện khác từ phía khách hàng (conditions) như khả năng chuyển quyền sở hữu, hay sự thay đổi vị trí của người đứng đầu trong tổ chức Các khía cạnh này nhằm khẳng định khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng
b) Phân tích tín dụng
Sau khi công ty thu nhập được đầ đủ những thông tin cần thiết liên quan đến y một đơn vị xin cấp tín dụng, bước kế tiếp là tiến hành phân tích nguồn thông tin và các số liệu
Từ các báo cáo tài chính các nhà phải thu thực hiện phân tích các thông số cần thiết Đặc biệt chú ý các thông số:
• Thông số khả năng thanh toán nhanh
• Thông số quay vòng tồn kho và quay vòng khoản phải thu
• Thời hạn trả tiền bình quân
• Thông số nợ trên tổng tài sản
• Đặc biệt là khả năng trang trải của ngân quỹ
Thêm vào với báo cáo tài chính có thế là :
• Sức mạnh tài chính của người yêu cầu tín dụng
• Đặc điểm của người yêu cầu và khả năng quản lý của họ
Tất nhiên cần phân tích với một mức độ thích đáng, tránh việc làm rườm rà không cần thiết Điều quan trọng là tìm ra khả năng thanh toán, khả năng trả nợ đúng hạn từ phía gười yêu cầu tín dụng.n
c) Quyết định tín dụng :
Trang 26Sau khi các nhà phải thu đã đưa ra các dấu hiệu cần thiết và đã thực hiện sự phân tích, nhà quản lý cần phải đưa ra các quyết định tín dụng Ta có mô hình tổng quát ra quyết định tín dụng như sau:
• Trước hết là quyết định có gởi hàng và mở tín dụng hay không
Nếu lượng bán lặp lại thì phải thiết lập một thủ tục để đánh giá lại mỗi khi nhận được đơn đặt hàng Trong đó cần xác định mức tín dụng đó là giới hạn giá trị lớn nhất mà công ty có thể với một khách hàng nào đó Chủ yếu là mức rủi ro tối đa
mà công ty tự cho phép để thực hiện với một khoản tín dụng nào đó Mức tín dụng cần phải định kỳ đánh giá lại để giữ một sự phát triển tương ứng khoản nợ
• Quyết định về chính sách chiết khấu
Trong quyết định này, công ty đưa ra cho mình một chính sách chiết khấu hợp
lý và chiết khấu bao nhiêu cho khách hàng để mang lại lợi ích tối ưu cho công ty Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đưa ra quyết định có nên thay đổi tỷ lệ chiết khấu hay không Điều này rất quan trọng, vì việc tăng hay giảm
tỷ lệ chiết khấu đều có tính hai mặt ì vậy các nhà V quản lý khoản phải thu phải đưa
ra một chính sách chiết khấu hợp lý sao cho mang lại hiệu quả cao nhất (Xem hì nh1.2 và 1.3)
Trang 27Hình 1 2 - Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu
(Nguồn: tài liệu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
Hình 1 Mô hình gi3- ảm t l chi t kh u ỷ ệ ế ấ
(Nguồn: tài liệu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
1.2.2.3 Theo dõi khoản phải thu
- Nhà quản l tài chính theo dõi khoản phải thu này nhằm 2 mục đích chính là ý xác định đúng thực trạng của các khoản phải thu và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu nợ
- Một số công cụ theo dõi khoản phải thu:
Để quản lý các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời Thông thường người ta dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:
Kỳ thu tiền bình
quân = Số dư bình quân các khoản phải thu
Trang 28Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày
Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết doanh nghiệp cần mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình
Dựa vào kỳ thu tiền b nh quân, có thể nhận ra chính sách tín dụng thương mại ìcủa doanh nghi p Kỳ thu iền bình quân cao nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều thời ệ tgian để lấy được doanh thu về tài khoản mình, ngược lại kỳ thu tiền bình quân thấp cho thấy năng lực quản lý các khoản trả chậm của doanh nghiệp là tốt Tuy nhiên,
kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không tốt vì nó có thể là biểu hiện của một chính sách tín dụng quá chặt chẽ Khi đó, phải thu khách hàng có thể có chất lượng cao nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận sẽ thấp hơn mức lẽ ra phải đạt được
b) Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản
phải thu =
Doanh thu trong kỳ
Số dư bình quân các khoản phải thu Kết hợp với công thức kỳ thu tiền bình quân ta có :
Vòng quay
khoản phải thu =
Số ngày trong kỳ ( 365 ngày )
Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra
sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Ngược lại, nếu hệ
số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này
c) Mô hình số dư trên tài khoản phải thu
Phương pháp này đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thu được tại thời điểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo
Trang 29Ưu điểm của phương pháp này là nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phân
bổ hợp lý những khoản nợ còn tồn đọng theo thời gian Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là vẫn có thể có những độ lệch ngẫu nhiên xuất phát từ mô hình bình quân va chúng ta có thể chấp nhận hay không chấp nhận độ lệch chuẩn này Vì vậy mà mô hình này sẽ không thể áp dụng chung cho tất cả các ngành công nghiệp, địa lý
Cùng với cách theo dõi khác, người quản lý có thể thấy được ảnh hưởng của các chính sách tài chính nói chung và chính sách tín dụng thương mại nói riêng
d) Tuổi của các khoản phải thu
Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích
Ví dụ: Doanh số bán chịu của công ty X trong ba tháng đầu năm 2019 lần lượt
là 16.6 triệu đồ g, 34.5 triệu đồng, 25.7 trin ệu đồng Đến ngày 31 tháng 3 , giá trị hóa đơn bán chịu chưa thu được tiền bao gồm: 10% doanh số tháng 1 30% doanh
để d anh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và chính sách thu tiền hợp lý o1.2.2.4 Cách thức thu nợ
Là cách thức xử lý những khoản tín dụng thương mại quá hạn Những biện pháp đó bao gồm gửi thư, gọi điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp Tiến hành
Trang 30các thủ tục pháp lý, rõ ràng là khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn thì cơ hội thu nợ càng cao hơn Thêm vào đó, một số khách hàng khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứng rắn, do đó doanh số tương lai sẽ
bị giảm x ống Như vậy, tiến trình thu nợ không phát sinh thêm chi phí mà có thể ulàm giảm mối quan hệ và mất lòng khách hàng tốt có lý do chính đáng cho sự chậm trễ của họ Các khách hàng thường muốn kéo dài thời hạn thanh toán nhưng lại không muốn đối phó với ngân hàng nhờ thu hay pháp luật Trong khi, các Công ty lại mong thu hồi khoản nợ quá hạn sớm hơn để hạn chế mất mát
Biến số cơ bản của chính sách thu nợ là giá trị kỳ vọng của thủ tục thu nợ Đó
là cân nhắc giữa chi phí việc thực hiện thu nợ với việc giảm tỷ lệ mất mát và rút ngắn thời hạn thu tiền Trước khi khởi sự các thủ tục thu nợ cần phải xem xét khoản
nợ đó có giá trị quá hạn và thời hạn quá hạn bao nhiêu
Tóm lại, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách thu nợ đều có ảnh hưởng đến doanh số và kỳ thu tiền, tỷ lệ mất mát Chính vì vậy, nhà quản lý phải xem xét các tác động trong chính sách thu nợ cùng với các thay đổi trong các biến số tín dụng khác để xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của khoản phải thu
Thủ tục thu n thường bao gồợ m trình tự hợp lý cho các khách hàng, giải pháp hợp lý tổng quát như Bảng 1.1 sau:
Thời gian quá hạn Hành động cần thiết
Sau 15 ngày Gửi thư kèm hoá đơn nhắc nhở trả iềnt
Sau 45 ngày Gửi thư kèm thông tin hoá đơn thúc giục
Sau 75 ngày Gửi thư kèm hoá đơn khuyến cáo sẽ huỷ bỏ giá trị tín
dụng
Sau 80 ngày Gọi điện khẳng định thông báo cuối cùng về huỷ bỏ
tín dụng
Sau 105 ngày Gửi thư huỷ bỏ giá trị tín dụng
Sau 135 Liệt kê vào nợ khó đòi, nếu giá trị lớn có thể đòi bằng
con đường pháp luật
Trang 31
1.2.3 Kiểm soát và đánh giá công tác quản l khoản phải thu ủa doanh ý c
nghiệp
Trong khi các hoạt động quản lý khoản phải thu được thực hiện dưới sự điều hành của những cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên thực hiện việc kiểm soát các hoạt động đó Từ những kết quả đánh giá của hoạt động quản lý khoản phải thu, doanh nhiệp tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến quản lý khoản phải thu để mang lại hiệu quả tốt nhất Về cơ bản, có ba hoạt động liên quan đến khoản phải thu mà doanh nghiệp cần chú ý nhất là: chuyển tiền, quản lý tín dụng khách hàng, chính sách thu tiền
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần dựa trên các chỉ số để đo lường hi u quả hoạt ệđộng các khoản phải thu Các chỉ số này sẽ giúp các nhà quản lý nhìn thấy được và
đo được hiệu quả hoạt động các khoản phải thu Hiện nay các công ty thường sử dụng ba chỉ tiêu cơ bản sau để đo lường hiệu quả hoạt động của khoản phải thu:
- Vò g quay các khoản phải thu: được sử dụng để đo lường thời gian trung nbình mà doanh thu tồn tại dưới dạng các khoảng phải thu Chỉ tiêu này sẽ cho biết hiệu quả của hoạt động các khoản phải thu Một số công ty quản lý chỉ tiêu này bằng cách đưa ra số ngày cụ thể để đánh giá đó là khoản phải thu tốt hay xấu, chẳng hạn như dưới 30 ngày được xem là có khả năng kiểm soát được
- Tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu: được sử dụng để đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu Tỷ lệ này càng cao thì công ty àng bị chiếm dụng cvốn nhiều Hơn thế nữa, khi mà tỷ lệ này vượt quá mức chuẩn mà công ty đặt ra, thì đòi hỏi ban giám đốc cần phải có những hành động nhằm hạn chế những tình huống xấu có khả năng xảy ra
- Tuổi nợ: được sử dụng để phân loại các khoản phải thu theo tuổi nợ Bằng các phân tích tuổi nợ, công ty có thể xác định sớm những khoản phải thu có vấn
đề và có những hành động thích hợp nhằm bảo vệ được doanh thu của mình Ngoài ra để so sánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu giữa các công ty hoặc giữ công ty với trung bình ngành a
Mặc dù có rất nhiều chỉ tiêu được dùng để đo lường hiệu quả khoản phải thu, nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này cần phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn : nhất quán, chuẩn hóa, phải được thông báo và hiểu bởi các bộ phận liên quan trong công ty
Trang 321.3 Các nhân tố ả nh hư ng tới quản l khoản phải thu kh ch hà ở ý á ng
1.3.1 Các nhân t khách quan ố
Các nhân tố khách quan là các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và do đó tác động đến việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho phù hợp để thích nghi với sự biến đổi của môi trường xung quanh Chúng là những nhân tố mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát được Điều này đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải tự nắm bắt và thích
ứn g
- Các nhân tố về môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh
tế, thu nhập quốc dân, biến động cung cầu hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên thị trường… Môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, ngược lại chúng sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và cho công tác quản lý khoản phải thu nói riêng Nh n â
tố này ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp có mở chính sách tín dụng hay không
- Các nhân tố về môi trường tự nhiên:
Đó là các nhân tố về khí hậu, vị trí địa lý, địa hình Các nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến quyết định chính sách bán hàng của doanh nghiệp Chúng tác động đến việc doanh nghiệp lựa chọn vị trí,cách thức bán hàng phù hợp với yêu cầu của người mua và nhằm khuyến khích người tiêu dùng
- Các nhân tố về môi trường văn hóa xã hội:
Đây là những nhân tố luôn bao quanh doanh nghiệp và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Dân số thể hiện quy mô nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu, từ đó khi cung cấp dịch vụ thông tin di động doanh nghiệp có thể dự đoán được dung lượng thị trường mà doanh nghiệp có thể đạt đến
+ Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của dân cư quyết định đến lượng tiền mà người tiêu dùng sẽ dùng cho dịch vụ thông tin di động, mức độ sử dụng thường xuyên, yêu cầu về chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng…
Trang 33+ Ngoài ra các nhân tố như: trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, xu hướng phân bố dân cư… ảnh hưởng đến thói quen, tập tính tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và từ đó tác động đến nhu cầu và cơ cấu chi tiêu của khách hàng
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước :
Sự quan tâm cùng với các chủ trương chính sách về đầu tư của Đảng và nhà nước có ảnh hưởng to lớn tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bền vững trong nền kinh tế Đây vừa có thể là nhân tố thúc đẩy vừa là nhân tố kiềm h m việc đưa ra ãcác quyết định trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố ch quan ủ
Nếu như các nhân tố khách quan là những nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi được thì các nhân tố chủ quan là những nhân tố nằm ở chính bản thân của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho mình Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chủ yếu ở việc doanh nghiệp có nắm bắt và kiểm soát được các nhân tố chủ quan hay không Những nhân tố đó là:
- Trình độ nguồn nhân lực: đây là một trong những nguồn vốn qúy giá nhất của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự thành bại trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp cũng như khả năng quản l khoản ý phải thu trong doanh nghiệp Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, năng suất lao động
và từ đó tác động đến hiệu quả quản lý khoản phải thu Còn với cán bộ lãnh đạo và quản lý, việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, phương pháp quản lý, mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trên thương trường của họ
- Trình độ khoa học công nghệ: việc p dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại átrong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí, nâng cao được năng suất lao động, chất lượng dịch vụ từ đó tăng hiệu suất quản lý
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, các trung tâm, chi nhánh, hệ thống đại lý…) được bố trí hợp lý khoa học sẽ giúp doanh nghiệp quản lý có hiệu quả hơn các khoản phải thu…
Trang 34TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, đề tài đã h th ng hóa các vệ ố ấn đề lý lu n liên quan đ n quản ậ ế
lý khoản phải thu như: khái ni m ệ và vai trò của khoản phải thu, những nội dung quản lý khoản phải thu trong doanh nghiệp và nêu ra nh ng nhân tữ ổ tác động tới công tác quả ý n l khoản phải thu Đó chính là cơ s phương pháp luậở n cho việc phân tích các căn c và đưa ra các giứ ải pháp trong công tác quả ý khoản phải n l thu của Công ty cổ ph n cấầ p nư c Nam Định ớ
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY C Ổ PH N C P NƯ Ầ Ấ Ớ C NAM Đ ỊNH
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty c ph n cấ ổ ầ p nư c Nam Đ nh: ớ ị
2.1.1 Sự hình thành và phát triển:
Tên công ty: Công ty cổ phần cấp nước Nam Định
Tên tiếng anh: Nam Dinh Clean Water Joint Stock Company
Công ty cổ phần cấp nước Nam Định có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp năm 2005, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh trong tổng số vốn do Công ty quản lý
Trải qua nhiều giai đoạn cải tạo, mở rộng, phát triển vào các năm 1968, 1970,
và 1975 công suất của nhà máy là 15.000m3/ ngày đêm vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thành phố
Trang 36Năm 1983 bằng vốn của Nhà nước một dây chuyền xử lý nước sạch đã được khởi công xây dựng và đưa vào vận hành từ 1/5/1986 nâng công suất lên 25.000m3/ ngày đêm, đáp ứng nhu cầu của thành phố Nam Định trong thời ký đó
Nam Định ngày càng phát triển, được sự quan tâm của Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam từ năm 1992 2010 cho Công ty tiếp nhận viện trợ ODA và – các nguồn vốn đối ứng ( fa1, fa2, fa3 ) nâng công suất của Nhà máy lên 75.000m3/ ngày đêm được khánh thành đưa vào sử dụng từ ngày 19/8/2010; Cải tạo mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước sạch cho toàn thành phố Nam Định đáp ứng thỏa mãn cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của thành phố Nam Định
Cùng với việc sản xuất kinh doanh nước sạch,Công ty đã mở rộng thêm một
số ngành nghề kinh doanh như : Thi công xây lắp, kinh doanh vật tư phụ tùng thiết
bị ngành nước… để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời giúp Công ty có thêm thu nhập để tái sản xuất và mở rộng quy mô
Công ty đã có bước phát triển vượt bậc nhất là trong thời kỳ đổi mới Năm
2006 UBND tỉnh Nam Định đánh giá xếp hạng doanh nghiệp là "doanh nghiệp loại I" và liên tiếp nhận được huân chương lao động hạng ba, nhì, nhất do nhà nước trao tặng và được Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2008, sản phẩm nước sạch được huy chương vàng, cúp sen vàng Việt Nam, giải thưởng chất lượng Việt Nam, Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững sự nỗ lực của CBCNV toàn Công ty trong sản xuất kinh doanh, cung cấp nước sạch cho khách hàng trên địa bàn hoạt động, Công ty đã vinh
dự được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất cho tập thể CBCNV Công ty
Với sự nỗ lực hết mình của CBCNV Công ty và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương từ một Công ty có qui mô nhỏ hiện nay đã phát triển thành công ty có qui mô lớn, công suất đã gấp 125 lần so với ngày đầu thành lập, CBCNV thủa sơ khai chỉ là 5 người giờ đây đã lên tới 531 người, trong đó nhiều người có trình độ tay nghề cao, kỹ sư chuyên ngành có kinh nghiệm chứng tỏ doanh nghiệp đã từng bước phát triển đạt tới qui mô khá lớn cả về số và chất lượng
2.1.2 Chức năng, nhi ệm v và ph m vi hoụ ạ ạ t đ ộng c a công ty: ủ
- Khai thác, sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác trên địa bàn tỉnh Nam Định
Trang 37- Tư vấn thiết kế và thi công các công trình cấp nước.
- Thi công xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng và công nghiệp
- Tư vấn thiết kế các công trình nước
- Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết
- Sản xuất, kinh doanh vật tư và hóa chất ngành nước
- Sản xuất, kinh doanh vật tư và hoá ch t ngành nướấ c, v t li u xây dựng, các ậ ệ
sản phẩm cơ khí, các s n phẩm từ nhựa và vật liệu Composi ả
2.1.3.1 Sơ đồ ổ t ch c ứ
Trang 392.1.3 Chức năng nghiệp vụ ủ c a các ch c danh và từ ứ ng b ph n: ộ ậ
a Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quy n lực cao nhất ề
của Công ty, quyế ịt đ nh những vấn đ đuợc luậề t pháp và đi u lệ Công ty quy định ề
Đặc bi t, các c đông s thông qua các báo cáo tài chính hàng năm c a Công ty và ệ ổ ẽ ủngân sách tài chính cho năm tiếp theo
b Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty đ quyể ế ịt đnh
mọi vấ đề liên quan đến mụn c đích, quy n lợi của Công ty, trừ những vấề n đ thuộc ềthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông H i đồộ ng qu n tr có trách nhiả ị ệm chỉ đạ o giám sát Tổng Giám đ c đi u hành và nhữố ề ng ngư i quản lý khác Quyền và nghĩa ờ
v cụ ủa Hộ ồi đ ng quản trị do luậ t pháp và đi u lệề Công ty, các quy ch n i bộ ủế ộ c a Công ty và nghị quy t Đ i hộế ạ i đ ng cồ ổ đông quy định Hội đồng quản trị ầ b u ra Chủ ị t ch hộ ồi đ ng quản tr , thay m t Hị ặ ộ ồi đ ng quản trị thực hiện các công việc theo chức năng đảm bảo lợi ích cho việc SXKD có hiệu quả
c Ban kiểm soát
Là cơ quan trực thuộc Đại hộ ồi đ ng c đông, do Đ i hộ ồổ ạ i đ ng c đông b u ra ổ ầBan kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính h p lý, hợ ọp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động đ c l p ộ ậ
với Hộ ồi đ ng quản trị và Ban Giám đốc
d Tổng Giám đốc Công ty
Tổng Giám đ c là ngư i do Chủ ịch Công ty bổố ờ t nhi m và có nhi m vụ ềệ ệ đi u hành hoạ ột đ ng hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế ho ch và các nghịạ quy t, ếquyết đ nh cị ủa Chủ ị tch Công ty phù h p vợ ới đi u lệề Công ty; ch u trách nhiệm ịtrước Chủ ị tch Công ty và trước pháp luật về ệ vi c thực hi n các quyềệ n và nhi m v ệ ụđược giao
e Phó Tổng giám đốc Công ty
- Phó Tổng Giám đ c do Chủ ịch Công ty bổố t nhi m ệ
- Phó Tổng Giám đ c giúp việc cho Tổ g giám đốc quảố n n lý, đi u hành Công ề
ty theo phân công của Tổng giám đ c, chịố u trách nhiệm trước Tổng giám đ c, Chủ ốtịch Công ty và trước Pháp luậ ềt v các nhiệm vụ được phân công
Trang 402.1.3.3.Chứ c năng c a các phòng ban nghiệ ủ p v ụ
- Quản lý nhân sự ồ, h sơ CBCNV
- Thực hi n gi i quy t các th t c và ch ệ ả ế ủ ụ ế độ chính sách, quy n l i c a ngư i ề ợ ủ ờlao động đúng theo pháp luậ ủt c a Nhà nư c và quy đ nh của Công ty ớ ị
- Xây dựng các k ho ch và t ch c th c hi n công tác lao đ ng- ti n lương, ế ạ ổ ứ ự ệ ộ ềBảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp
- Tham gia hướng dẫn công tác an toàn lao đ ng, vệộ sinh môi trư ng, phòng ờchống l t bão, phòng chụ ống cháy nổ
- Thường trực công tác thi đua khen thư ng, kỷ ậở lu t theo đúng chế độ ủ c a Nhà nước và quy ch c a Công ty ế ủ
- Phối h p v i các phòng ban chuyên môn xây dựng kế hoạch, chương trình ợ ớđào tạo, bồi dư ng nghiệỡ p v , thi tay ngh ụ ềcho CBCNV
- Quản lý toàn b h sơ nhà c a, đ t đai, tài s n công cụ ụộ ồ ử ấ ả , d ng c thu c lĩnh ụ ộvực hành chính c a Công tủ y Lập kế ho ch mua sắm mớạ i và đ ngh thanh lý tài s n, ề ị ảcông cụ ế h t th i hờ ạn sử dụng, hư hỏng
- Quản lý và lưu tr : con d u, công văn đi, đ n, gi y t và s sách hành chính ữ ấ ế ấ ờ ổ
của Công ty Tổ chức bộ phận lưu trữ h ồ sơ tài liệu của Công ty theo quy đ nh hiện ịhành
- Thực hi n công tác hành chính, văn thư, t p v , ph c v c a Công ty ệ ạ ụ ụ ụ ủ
- Thực hi n mua s m và trang b , c p phát BHLĐ cho ngườệ ắ ị ấ i lao đ ng ộ
- Mua sắm và quản lý toàn bộ tài s n, dả ụng cụ, trang thiế ị hành chính và văn t bphòng phẩm
- Quản lý và ph c v công tác y tếụ ụ chăm sóc s c khoẻứ cho ngư i lao đ ng ờ ộ
- Giữ ữ v ng an ninh chính trị và tr t tựậ an toàn xã h i trong Công ty, đ m bảo ộ ả
an toàn cho sản xuất
- Thực hi n nh ng nhi m vụ ầệ ữ ệ c n thiết khác do lãnh đ o Công ty giao như: ạCông tác dân quân tự ệ v , cựu chiến binh