1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

63 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tổ Chức Không Gian Cảnh Quan Phố Đi Bộ Mở Rộng Tại Trung Tâm Thành Phố Đà Lạt
Người hướng dẫn TS.KTS. Trương Thị Thanh Trúc
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 14,75 MB
File đính kèm 2023.06.14 QH phố đi bộ Đà lạt - CHAP 1+2.rar (12 MB)

Nội dung

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Đến Đà Lạt, hầu như ai ai cũng nghĩ đến hồ Xuân Hương, chợ Đêm, quảng trường Lâm Viên, công viên hoa thành phố… và (một thú vui không thể thiếu là đi bộ cùng nhau hoặc tản bộ một mình trong tiết trời luôn se lạnh) việc làm đầu tiên mọi người đặt chân đến là đi bộ. Đi bộ ra chợ, ra phố, (đi quanh) ra hồ là những hoạt động cụm từ quen thuộc của khách khi dạo chơi ở đến với Đà Lạt. Vì rằng, có thể do thời tiết đẹp quá, không khí trong lành quá, thậm chí là mưa lãng mạn quá ... và rất nhiều các lý do khác nữa để khách du lịch chọn việc đi bộ là một trải nghiệm việc làm đầu tiên của mình khi du lịch đến thành phố ngàn hoa xinh đẹp. Còn người Đà Lạt thì sao? Sáng sớm, rủ nhau đi bộ một vòng thể dục. Buổi chiều tối, rủ nhau đi bộ một vòng thư giản. Có thể nói đi bộ là một hoạt động quen thuộc được người dân cũng như khách du lịch đến Đà Lạt. Khu vực trung tâm đặc biệt đông đúc vào các buổi tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần khi mà hoạt động đi bộ được tổ chức thành khu phố đi bộ tại khuôn viên khu Hòa Bình. Tuy nhiên, vì cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu quá cao hiện tại nên tình trạng ùn tắc, kẹt xe, quá tải về giao thông, quá tải về hoạt động đã và đang diễn ra khiến cho việc đi bộ trở thành hoạt động gây cản trở giao thông. Các dịch vụ phục vụ cho khách bộ hành như: ẩm thực đường phố, cà phê, mua sắm, vẽ tranh, đàn hát đường phố, nhảy múa đường phố,… hầu như tự phát và chưa có tổ chức. Dịch vụ về bãi đậu xe, trông giữ xe không đáp ứng nhu cầu quanh khu vực tổ chức khu phố đi bộ. Ngược lại, vào thời điểm không tổ chức phố đi bộ thì khách bộ hành đi tràn xuống đường rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến giao thông cơ giới. Dịch vụ vệ sinh công cộng chưa được xây dựng hoàn chỉnh cũng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tại khu vực. Với nhu cầu ngày càng cao của khách bộ hành có mong muốn đến phố đi bộ sinh hoạt vui chơi với số lượng ngày càng tăng không chỉ vào ngày thứ bảy, chủ nhật mà còn vào tất cả các ngày trong tuần, phố đi bộ đòi hỏi phải được quy hoạch, bố trí một cách bài bản, chuyên sâu để có thể trở thành một loại hình đô thị và du lịch cụ thể, thậm chí cần có nghiên cứu mở rộng tạo thành một quần thể đi bộ tại trung tâm. Từ đó, có kế hoạch sử dụng và phát triển hợp lý đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tại khu phố đi bộ của nhân dân đô thị mà vẫn đảm bảo được lưu thông của các phương tiện giao thông khi cần di chuyển xuyên tâm thành phố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH

- -TÊN HỌC VIÊN

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI

BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.KTS TRƯƠNG THỊ THANH TRÚC

TP HỒ CHÍ MÌNH, 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

- -TÊN HỌC VIÊN

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN PHỐ ĐI

BỘ MỞ RỘNG TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.KTS TRƯƠNG THỊ THANH TRÚC

TP HỒ CHÍ MÌNH, 2023

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: 6

1 Lý do chọn đề tài: 6

2 Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu các công trình tương tự: 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 9

4 Câu hỏi nghiên cứu: 10

Trang 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 11

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 12

7 Phương pháp nghiên cứu của luận văn: 12

8 Cấu trúc luận văn: 13

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16

1.1 Khái quát về phố đi bộ: 16

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa 16

1.1.2 Các loại hình phố đi bộ 17

1.1.3 Các mô hình phố đi bộ tham khảo trong và ngoài nước 18

1.1.4 Sự hình thành phố đi bộ 32

1.1.5 Các yếu tố cấu thành phố đi bộ 34

1.2 Lịch sử hình thành khu phố đi bộ thành phố Đà Lạt 36

1.3 Thực trạng phố đi bộ thành phố Đà Lạt: 38

1.3.1 Tỷ lệ sử dụng phố đi bộ 38

1.3.2 Nhu cầu hoạt động của người dân trên phố đi bộ 38

1.3.3 Các tồn tại của phố đi bộ 39

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CÁC NGHIÊN CỨU 41

2.1 Cơ sở pháp lý: 41

2.1.1 Các văn bản pháp luật có liên quan 41

2.1.2 Các quy hoạch có liên quan 41

2.2 Cơ sở lý luận: 41

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về phố đi bộ 41

Trang 4

2.2.2 Cơ sở lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan 41

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập không gian phố đi bộ mở rộng: 41

2.3.1 Yếu tố tự nhiên 41

2.3.2 Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương 41

2.4 Các dự án tham khảo về phố đi bộ đã có, bài học kinh nghiệm 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ MỞ RỘNG TẠI ĐÀ LẠT 41

3.1 Chiến lược phát triển khu phố đi bộ 41

3.2 Giải pháp tổ chức cảnh quan khu vực phố đi bộ mở rộng 41

3.3 Giải pháp định hướng giao thông và hạ tầng khu vực mở rộng 41

3.4 Giải pháp tổ chức trang thiết bị và tiện ích đô thị 41

3.5 Đánh giá kết quả việc mở rộng khu phố đi bộ 41

3.6 Phố đi bộ và kinh tế đêm 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 42

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 8

MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài:

Đến Đà Lạt, hầu như ai ai cũng nghĩ đến hồ Xuân Hương, chợ Đêm, quảng trườngLâm Viên, công viên hoa thành phố… và (một thú vui không thể thiếu là đi bộ cùng nhauhoặc tản bộ một mình trong tiết trời luôn se lạnh) việc làm đầu tiên mọi người đặt chânđến là đi bộ Đi bộ ra chợ, ra phố, (đi quanh) ra hồ là những hoạt động cụm từ quen thuộccủa khách khi dạo chơi ở đến với Đà Lạt Vì rằng, có thể do thời tiết đẹp quá, không khítrong lành quá, thậm chí là mưa lãng mạn quá và rất nhiều các lý do khác nữa để khách

du lịch chọn việc đi bộ là một trải nghiệm việc làm đầu tiên của mình khi du lịch đếnthành phố ngàn hoa xinh đẹp

Còn người Đà Lạt thì sao? Sáng sớm, rủ nhau đi bộ một vòng thể dục Buổi chiềutối, rủ nhau đi bộ một vòng thư giản

Có thể nói đi bộ là một hoạt động quen thuộc được người dân cũng như khách dulịch đến Đà Lạt Khu vực trung tâm đặc biệt đông đúc vào các buổi tối thứ bảy và chủnhật hàng tuần khi mà hoạt động đi bộ được tổ chức thành khu phố đi bộ tại khuôn viênkhu Hòa Bình Tuy nhiên, vì cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu quácao hiện tại nên tình trạng ùn tắc, kẹt xe, quá tải về giao thông, quá tải về hoạt động đã vàđang diễn ra khiến cho việc đi bộ trở thành hoạt động gây cản trở giao thông

Các dịch vụ phục vụ cho khách bộ hành như: ẩm thực đường phố, cà phê, mua sắm,

vẽ tranh, đàn hát đường phố, nhảy múa đường phố,… hầu như tự phát và chưa có tổchức Dịch vụ về bãi đậu xe, trông giữ xe không đáp ứng nhu cầu quanh khu vực tổ chứckhu phố đi bộ Ngược lại, vào thời điểm không tổ chức phố đi bộ thì khách bộ hành đitràn xuống đường rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến giao thông cơ giới Dịch vụ vệ sinhcông cộng chưa được xây dựng hoàn chỉnh cũng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tạikhu vực Với nhu cầu ngày càng cao của khách bộ hành có mong muốn đến phố đi bộsinh hoạt vui chơi với số lượng ngày càng tăng không chỉ vào ngày thứ bảy, chủ nhật màcòn vào tất cả các ngày trong tuần, phố đi bộ đòi hỏi phải được quy hoạch, bố trí một

Trang 9

cách bài bản, chuyên sâu để có thể trở thành một loại hình đô thị và du lịch cụ thể, thậmchí cần có nghiên cứu mở rộng tạo thành một quần thể đi bộ tại trung tâm Từ đó, có kếhoạch sử dụng và phát triển hợp lý đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tại khu phố đi bộ củanhân dân đô thị mà vẫn đảm bảo được lưu thông của các phương tiện giao thông khi cần

di chuyển xuyên tâm thành phố

2 Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu các công trình tương tự:

a Cơ sở lý thuyết:

o Các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm:

Phố đi bộ là một mô hình không gian giao tiếp công cộng đặc biệt, nó được coi làmột địa điểm đặc trưng của đô thị, là một vấn đề điển hình của văn hóa đô thị; phản ánhkhông chỉ vấn đề quy hoạch, kiến trúc cảnh quan mà còn là các vấn đề kinh tế văn hóa xãhội liên quan

Ý nghĩa của việc tổ chức phố đi bộ chính là nơi giao tiếp cộng đồng hiệu quả, dễảnh hưởng đặc trưng văn hóa, tăng cường giao tiếp bình đẳng giữa người dân đô thị vớinhau

Hoạt động tại phố đi bộ: là chỉ tất cả các hoạt động của con người tham gia trongkhu phố đi bộ (cả người dân định cư, người cung cấp dịch vụ và người khách đi bộ tạikhu vực) Hoạt động không dừng lại ở mức độ đi bộ mà còn là việc ăn uống, biểu diễnnghệ thuật, ngồi nghỉ chân, bảo vệ, gửi đậu xe, kinh doanh buôn bán giao thương….Không gian khu phố đi bộ: là tất cả các thành phần cấu thành không gian bao gồmnơi chốn, địa lý địa hình tự nhiên, kiến trúc, đường giao thông, quảng trường, điểm nhấn

đô thị, ánh sáng và âm thanh, thời tiết

Tổ chức không gian cảnh quan: khái niệm tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quanxoay quanh ba vấn đề: Tạo dựng không gian chức năng; tạo dựng và cải thiện không gianmôi trường; tạo dựng không gian thẩm mỹ nhằm tạo nên bản sắc văn hóa riêng tại địaphương Trong đó, mối quan hệ của các thành phần tạo cảnh quan có ý nghĩa quyết định

Trang 10

về chất Không gian kiến trúc cảnh quan là một định nghĩa rộng bao gồm cả công trìnhnăm trong cảnh quan và tất cả các hoạt động của con người nằm trong khu vực.

Tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan cần tạo ra một trật tự không gian có bố cục

rõ ràng Trong một không gian đô thị nói chung, định hướng việc tổ chức không gianKiến trúc cảnh quan cần:

o Về không gian chức năng, tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan trên cơ sởhiện trạng phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chức năng trong một đô thị gồm: khônggian văn hóa, sinh hoạt,… lại vừa phải phù hợp với các loại hình giao thông

o Cảnh quan đô thị: Không gian trục đường kết nối riêng và lõi trung tâm đô thịnói chung, tạo nên sắc thái riêng cho không gian cảnh quan đô thị bao gồm: yếu tố thiênnhiên, yếu tố nhân tạo và các hoạt động của con người trong đô thị;

o Định hướng phát triển bền vững: Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị phảiđược tổ chức phù hợp với địa hình, khí hậu, gắn kết con người với môi trường thiên nhiênnhằm tạo ra môi trường sống phát triển bền vững

Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

Quy hoạch chung đô

thị

Việc tổ chức không gian KTCQ cần phải lên kết với QHC

đô thị nhằm đưa ra giải pháp tốt và đúng định hướng

Sử dụng đât và không

gian

Đảm bảo những quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựngcủa Việt Nam về sử dụng đất và không gian đô thị

Giao thông Đáp ứng nhu cầu và loại hình giao thông

Phân tích tốc độ và nhu cầu di chuyển để đưa ra giải phápphù hợp trong thiết kế chi tiết

Loại hình và công trình

kiến trúc

Khuyến khích công trình hài hòa với khu vực, công trìnhxanh tiết kiệm năng lượng

Cảnh quan không gian Hài hòa giữa các yếu tố con người , thiên nhiên và cảnh

quan kiến trúc đô thị hiện hữu

Cần tạo ra điểm nhấn và quảng trường sinh hoạt cho khuvực

Trang 11

Hạ tầng kỹ thuật Khớp nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô

thịĐáp ứng nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật khi đưa vào vậnhành

Môi trường, khí hậu và

phát triển bền vững

Nắm bắt được điều kiện môi trường khí hậu tại khu vựcnghiên cứu, tại địa phương nhằm đửa ra giái pháp tốt nhấtcho việc tổ chức KGCQ

Bản sắc văn hóa đô thị Nắm bắt yêu tố bản sắc văn hóa địa phương tại mỗi khu

vực Tôn trọng và khai thác những yếu tố văn hóa sẵn cónhằm tạo ra bản sắc riêng

Quy chế quản lý Tuân thủ quy định và pháp luật hiện hành Quản lý tốt và

hiệu quả tất cả các hoạt động liên quan đến tổ chức kiếntrúc cảnh quan

Lý thuyết liên quan:

o Mô hình kinh tế đêm tại thành phố Đà Lạt

o Mô hình phố đi bộ mở rộng thành phố Đà Lạt

o Mô hình giải quyết các ùn tắc giao thông khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt

o Lý luận về hình ảnh đô thị của Kevin Lynh

o Lý luận về không gian đô thị của Roger Trancik

b Một số kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

o Phố đi bộ ven sông Venice – Italia:

o Phố đi bộ ven sông San Antonio – Texas, Hoa Kỳ

o Phố đi bộ ven sông Clarke Street – Singapore

o Phố đi bộ ven suối Cheonggyecheon – Seoul, Hàn Quốc

o Phố đi bộ ven sông ở Trung Quốc

o Phố đi bộ Kenton River Walk – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh

Trang 12

o Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Quận 1 – TP Hồ Chí Minh

o Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu để giải quyết vấn đề tổ chức không gian cảnh quan khu phố đi

bộ mở rộng xung quanh hồ Xuân Hương kết nối với phố đi bộ hiện hữu tạo nên điểm dulịch hấp dẫn bậc nhất phục vụ kinh tế đêm, đồng thời vừa khai thác hiệu quả quỹ đất cônghiện hữu vừa giải quyết tốt vấn đề ùn tắt giao thông cơ giới tại khu vực Trung tâm thànhphố Đà Lạt

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

o Nghiên cứu mật độ giao thông, thói quen giao thông qua khu trung tâm và khuvực quanh hồ Xuân Hương nhằm đưa giải pháp bố cục tổ chức giao thông tránh cho khuvực trung tâm, tổ chức bãi đậu xe và điểm dừng chân tập trung người đi bộ

o Nghiên cứu thống kê mật độ, tần xuất đi bộ của người đi bộ tại khu trung tâmgồm các nội dung

o Vị trí thường tập trung đông người

o Hoạt động phổ biến

o Các nhu cầu (thông qua khảo sát)

Mục tiêu: để nghiên cứu thống kê dữ liệu về thói quen đi bộ, nhu cầu sinh hoạt tạikhu phố đi bộ nhằm tổ chức bố trí không gian cảnh quan cho phù hợp, sát nhất với nhucầu thực tiễn

o Nghiên cứu hình thái không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu và khuvực mở rộng về các nội dung:

o Địa hình và địa lý hiện trạng

Trang 13

o Các tuyến đường đi bộ hiện hữu

o Các quảng trường

o Công trình công cộng

o Công viên và ánh sáng

o Chợ đêm

o Khu vực quanh hồ Xuân Hương

Mục tiêu: nhằm nghiên cứu sự phát triển từ lịch sử, quá khứ đến hiện tại, đánh giá

tỷ lệ và mật độ sử dụng đất dành cho dịch vụ công cộng, đánh giá hạ tầng kỹ thuật khuvực để có kế hoạch tổ chức phù hợp về hạ tầng

4 Câu hỏi nghiên cứu:

- Tại sao khách du lịch thích đi bộ tại khu trung tâm thành phố Đà Lạt và ngày càngphát triển?

- Các vấn đề về quy hoạch, tổ chức giao thông, tổ chức cảnh quan, hoạt động vănhóa xã hội hiện trạng và khi phát triển phố đi bộ là gì?

- Các dự án đã được phê duyệt đầu tư vào khu vực phố đi bộ hiện trạng tại khu vựctrung tâm

- Người đi bộ có nhu cầu gì khi đến với phố đi bộ?

- Điểm nhấn đặc biệt khu phố đi bộ là gì, điều gì gợi nhớ về phố đi bộ Đà Lạt vàlàm cho nó khác biệt với các phố đi bộ khác ở Việt Nam nói riêng, cũng như trên thế giớinói chung?

- Tổ chức mở rộng khu vực phố đi bộ như thế nào để đảm bảo sự phát triển bềnvững mà vẫn thu hút, đáp ứng số lượng ngày càng cao của khách du lịch cũng như kháchđịa phương?

- Cách tổ chức hệ thống giao thông như thế nào để đảm bảo không kẹt xe ở khu vực

đi bộ, định hướng lại giao thông cho khu vực phố đi bộ?

Trang 14

- Dự báo sức ảnh hưởng và sự thu hút của khu vực phố đi bộ mở rộng sau khi hìnhthành.

- Các loại hình tổ chức cảnh quan nào phù hợp để phát triển cho khu vực?

- Giải pháp nào cho khu vực thương mại dịch vụ đường phố phù hợp với quá trìnhphát triển?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Giới hạn phạm vi nghiên cứu: đặt ra 02 phạm vi thực hiện nghiên cứu là: phạm vigiới hạn không gian tổ chức cảnh quan và phạm vi không gian mở rộng

Các con đường giới hạn của khu vực nghiên cứu:

o Giới hạn về lãnh vực nghiên cứu: thuần về cảnh quan, kiến trúc và giao thông,xét một phần khía cạnh về văn hóa, kinh tế và xã hội

Đánh giá và khảo sát các vấn đề có liên quan:

o Phương tiện dùng để di chuyển đến khu phố đi bộ

o Phương tiện di chuyển hàng ngày qua khu trung tâm

o Tỷ lệ phương tiện di chuyển qua khu trung tâm ngày thường và ngày lễ tết

o Mật độ giao thông đi bộ

Trang 15

o Đánh giá các bãi trông giữ xe hiện trạng liên quan đến khu vực nghiên cứu

o Đánh giá mức độ tập trung người đi bộ tại các quảng trường, công viên, chợ đêm

o Tìm hiểu, thống kê, đánh giá các hoạt động thu hút khách đi bộ

o Đánh giá các dịch vụ đô thị, hạ tầng đô thị phục vụ đi bộ (nhà vệ sinh công cộng,chỗ ngồi, cấp điện, hệ thống an ninh và thông tin liên lạc…)

o Thống kê đánh giá các vị trí còn trống, chưa được khai thác hiệu quả (có bản đồ

mô tả)

o Thống kê đánh giá chức năng công trình cụ thể thuộc phạm vi nghiên cứu (côngtrình công cộng, nhà ở, dịch vụ, khách sạn…) từ đó đưa ra dự báo về số lượng người tậptrung tại khu trung tâm, số phương tiện sẽ đổ về khu trung tâm

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Ý nghĩa khoa học: đưa ra kết quả nghiên cứu sát nhất với thực tiễn về hoạt động đi

bộ và giá trị của hoạt động này mang lại khi được tổ chức thành một khu phố đi bộ tậptrung, chuyên sâu vào các hoạt động phục vụ phố đi bộ Từ đó có giải pháp phù hợp đểđịnh hướng cho Quy hoạch, xây dựng, tổ chức cảnh quan, bố trí hạ tầng một cách hợp lýbền vững và mang tính bản sắc văn hóa cao, dự trù được cho phát triển trong tương lai

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đà Lạt là một địa phương ngày càng trở nên thu hútđối với khách hàng trong và ngoài nước Vì vậy, việc tổ chức không gian phố đi bộ mởrộng không chỉ là chuyện để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt mà còn là nơi quảng bá sảnphẩm du lịch, đại diện cho không gian văn hóa du lịch tại địa phương Đề tài này gópphần chỉ ra các định hướng và dự báo xu thế về tổ chức không gian tổ chức cảnh quangiúp cho các nhà quản lý của địa phương có những đinh hướng phù hợp để nâng cao chấtlượng, quy mô, tính văn hóa của phố đi bộ thích ứng với thời đại mới

7 Phương pháp nghiên cứu của luận văn:

Phương pháp nghiên cứu luận văn:

Thu thập dữ liệu ban đầu: từ các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương

Trang 16

Thu thập dữ liệu về quy hoạch, quy định, quy chế quản lý.

Thu thập dữ liệu thống kê từ bên đơn vị thống kê của Tỉnh

Định tính: để khảo sát tâm lý người đi bộ tại khu vực nghiên cứu, khảo sát thói quen

sử dụng dịch vụ của đối tượng, khảo sát cảm nhận về chất lượng dịch vụ và nhu cầu dịch

vụ thực sự Dự tính thực hiện khảo sát trên 200 trường hợp ngẫu nhiên tại phố đi bộ vàocác ngày trong tuần và dịp cuối tuần, lễ tết

Định lượng: để đo lường số liệu về tần suất, mật độ của việc đi bộ và sử dụng dịch

vụ tùy từng thời điểm trong năm Tổ chức thành bảng câu hỏi cụ thể: trong đó chỉ rõ các

độ tuổi khảo sát, thời điểm khảo sát và đối tượng cụ thể (khách, người bán hàng, dân địaphương, dịch vụ trung chuyển, trẻ em và người lớn tuổi, giới tính và vùng miền, quốcgia…)

Sử dụng phương pháp quan sát cùng một vị trí (thực hiện cho khoảng 10 vị trí khácnhau) trong nhiều thời điểm và mùa khác nhau để đánh giá tần suất và tìm ra các yếu tốđặc biệt có liên quan

Thiết kế định hướng giả lập không gian bằng mô hình 3D sau đó đem khảo sát ýkiến của các nhóm đặc biệt (theo phương pháp phỏng vấn nhóm) đối với các nhóm tuổikhác nhau, thực hiện khảo sát đối với nhóm đối tượng là chủ cửa hàng kinh doanh trựctiếp tại khu vực, thực hiện khảo sát đối với nhóm đối tượng du lịch, địa phương, đốitượng là các chuyên gia

8 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo; Phần nội dung củaLuận văn gồm các nội dung chính như sau:

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1 Khái quát về phố đi bộ:

a Định nghĩa

b Các loại hình phố đi bộ

Trang 17

c Các mô hình phố đi bộ tham khảo trong và ngoài nước

b Nhu cầu thực sự của phố đi bộ

c Các tồn tại của phố đi bộ

Chương 2 Phương pháp, cơ sở nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu.

1 Cơ sở pháp lý:

a Các văn bản pháp luật có liên quan

b Các quy hoạch có liên quan

2 Cơ sở lý luận:

a Cơ sở lý thuyết về phố đi bộ

b Cơ sở lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập không gian phố đi bộ mở rộng:

a Yếu tố tự nhiên

b Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

4 Các dự án tham khảo về phố đi bộ đã có, bài học kinh nghiệm

Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian phố đi bộ mở rộng tại Đà Lạt

1 Chiến lược phát triển khu phố đi bộ

2 Giải pháp tổ chức cảnh quan khu vực phố đi bộ mở rộng

3 Giải pháp định hướng giao thông và hạ tầng khu vực mở rộng

Trang 18

4 Giải pháp tổ chức trang thiết bị và tiện ích đô thị

5 Đánh giá kết quả việc mở rộng khu phố đi bộ

6 Phố đi bộ và kinh tế đêm

Trang 19

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về phố đi bộ:

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa

Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã

và thị trấn [6]

Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố [5].

Đường đi bộ là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết kế chuyên

dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường [7]

Hè đi bộ là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần

đường đi bộ trên hè Hè đi bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắtngang phố trong đô thị [7]

Không gian đi bộ là không gian giao thông phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển mà

không sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đồng thời không gian đi bộ là nhữngkhông gian mở công cộng đáp ứng nhu cầu giao tiếp nghỉ ngơi, giải trí của người dân [8]

Người đi bộ là bất kỳ người nào đi bộ hay sử dụng xe lăn hoặc các phương tiện đo

lại khác được điều khiển bởi sức người trừ xe đạp [8]

Hoạt động đi bộ là hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển từ

địa điểm này sang địa điểm khác mà không sử dụng các phương tiện giao thông Hoạtđộng đi bộ không chỉ có tác động tới thể lực mà còn tác động đến tinh thần của người đi

bộ hoạt động đi bộ gắn với thời gian ngắn thời là đi học, đi làm, đi chợ, giao tiến hoạtđộng đi bộ gắn với thời gian dài thường là hoạt động giao tiếp, đi dạo, nghỉ ngơi, thư giãn,thể thao, giải trí, và các hoạt động mua sắm, dã ngoại [8]

Phạm vi hoạt động đi bộ là phạm vi mà trong đó con người cảm thấy thoải mái khi

đi bộ Theo quy phạm, bán kính tối ưu cho phạm vi hoạt động đi bộ không quá 500m [8]

Phố đi bộ là một khu giải trí và đèn đỏ ở thành phố Pattaya, Thái Lan (Walking Street is an entertainment and red-light district in the city of Pattaya, Thailand) Đường

Trang 20

phố là một điểm thu hút khách du lịch thu hút người nước ngoài và công dân Thái Lan,chủ yếu là vì cuộc sống về đêm của nó Khu vực Phố đi bộ bao gồm các nhà hàng hải sản,

tụ điểm nhạc sống, quán bia, vũ trường, quán bar thể thao, quán bar go-go, câu lạc bộ đêm

và khách sạn Ngoài ra, trên đường phố, khách du lịch thường có cơ hội xem nhiềuchương trình tình dục khác nhau, chẳng hạn như bao gồm các hành vi tình dục giữanhững người biểu diễn trong chương trình [2]

Phố đi bộ được hiểu đơn giản là con phố hoàn toàn dành cho việc đi bộ cả ở lòng

đường và vỉa hè, không có phương tiện cơ giới lưu thông Có thể là phố đi bộ chỉ vào cuốituần hay dịp lễ hội, cũng có thể toàn bộ thời gian, tùy vào tính chất của con đường, khuvực ấy cũng như mức độ tham gia của cộng đồng để có thể quy hoạch đường nào thànhphố đi bộ như thế nào Cũng có thể một khu vực có nhiều phố đi bộ nối liền về khônggian và liên kết với nhau về chức năng, nhằm tăng cường thêm không gian văn hóa - kinh

tế, tăng thêm cơ hội hưởng thụ lợi ích vật chất, tinh thần cho cộng đồng [3]

Phố đi bộ là khu vực dành cho người đi bộ (còn được gọi là phố đi bộ và khu vực

cấm xe cơ giới) là các khu vực của thành phố hoặc thị xã dành riêng cho người đi bộ vàtrong đó hầu hết hoặc ô tô có thể bị cấm vào Việc tạo ra khu phố đi bộ thường nhằm mụcđích cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn cho người đi bộ, để tăng cường khối lượng muasắm và hoạt động kinh doanh khác trong khu vực và/hoặc cải thiện sức hấp dẫn của môitrường địa phương về thẩm mỹ, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn liên quan đến xe

cơ giới với người đi bộ [4]

“Walk the streets”, theo từ điển Dictionary được hiểu là đi bộ trong thành phố,

hoặc nó còn được hiểu một cách khác là chỉ nơi những người làm gái mại dâm tìm kháchbằng cách dạo phố [1]

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đưa ra khái niệm Phố đi bộ với cách hiểu phùhợp nhất với đề nghiên cứu và được mô tả như sau:

Phố đi bộ là khu vực không gian đường phố đô thị chỉ dành cho người đi bộ hay sửdụng xe lăn hoặc các phương tiện đi lại khác được điều khiển bởi sức người trừ xe đạptrong một khoảng thời gian xác định hoặc toàn thời gian

Trang 21

1.1.2 Các loại hình phố đi bộ

a) Theo thời gian hoạt động, phố đi bộ có thể chia làm 2 loại hình:

Loại hình hoạt động bán thời gian: là phố đi bộ có diễn ra các hoạt động đi bộ trongmột khoảng thời gian xác định, ngoài khoảng thời gian đó thì các phương tiện giao thông

cơ giới có thể hoạt động bình thường

Phố đi bộ toàn thời gian: là phố đi bộ có diễn ra các hoạt động đi bộ 24/24 giờ trongngày

b) Theo chức năng hoạt động chính, phố đi bộ có thể chia làm nhiều loại hình khácnhau:

Thông thường, phố đi bộ không bao giờ chỉ có 1 chức năng, vì nơi đây là khônggian lý tưởng để tổ chức và diễn ra các hoạt động giải trí, phục vụ nhu cầu nhất định nào

đó của người dân Theo chức năng hoạt động chính, phố đi bộ có thể được chia làm nhiềuloại hình khác nhau:

Phố đi bộ kết hợp ẩm thực: là phố đi bộ hoạt động với các hoạt động chủ yếu là cungcấp các dịch vụ ăn uống, đi dạo, nghỉ ngơi của người dân

Phố đi bộ kết hợp nghệ thuật: là phố đi bộ thường diễn ra các hoạt động, sự kiệnbiểu diễn các loại hình nghệ thuật như ca nhạc, múa, hội họa và những hoạt động văn hóanghệ thuật dân gian

Phố đi bộ hỗn hợp là phố đi bộ diễn ra nhiều loại hình hoạt động với các lĩnh vựckhác nhau, trong đó chủ yếu vẫn là các hoạt động thư giãn, thể thao, thương mại dịch vụ,các hoạt động nghệ thuật hay chính trị

1.1.3 Các mô hình phố đi bộ tham khảo trong và ngoài nước

a) Các mô hình phố đi bộ nước ngoài

* Công trình nghiên cứu mô hình phố đi bộ tại Trung Quốc:

Công trình nghiên cứu tại Trung Quốc của nhóm tác giả: Qian Yan, Trường Kiếntrúc Cảnh quan, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, TP Bắc Kinh; Shixian Luo, Khoa KiếnTrúc, Đại học Giao thông Tây Nam, Thành Đô; Jiayi Jiang, Khoa Kiến trúc, Đại họcSoochow, Tô Châu Đề tài “Các yếu tố môi trường và bối cảnh phố đi bộ ưa thích của cưdân đô thị Trường hợp thành phố Thành Đô”, tháng 4/2023

Trang 22

Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc Khu đôthị có dân số 9,52 triệu người (2019) Thành Đô thông qua “Quốc tế hóa Kế hoạch Xâydựng Cộng đồng (2018–2022)” và “Các biện pháp Chính sách Xây dựng Cộng đồng đượcQuốc tế hóa” với mục tiêu để tạo ra một chất lượng cao, hài hòa và cộng đồng đáng sống,nhằm tạo ra không gian đường phố đô thị thoải mái và thuận tiện hơn cho cư dân củathành phố trung tâm Thành Đô Chính quyền thành phố Thành Đô đề xuất khái niệm

“Thành Đô đáng sống” vào năm 2022, nhằm cải thiện “khả năng đi bộ” của đô thị đườngphố và khuyến khích nhiều cư dân sử dụng chúng để giải trí ngoài trời Kết quả là, mộtchiến lược thiết kế để cải thiện đường phố thành phố đã trở thành một trong những chínhsách quan trọng nhất của thành phố

Nội dung chính công trình nghiên cứu như sau:

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về môi trường xây dựng và hành vi đi bộ đều

sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống (ví dụ: dữ liệu lớn hoặc dữ liệu truyền thông

xã hội) nhưng thiếu phương pháp tiếp cận từ dưới lên để xác minh chúng Do đó, nghiêncứu này chia đường đô thị thành ba bối cảnh chính (đường cộng đồng, đường bờ sông vàđường xanh đô thị) và thu thập dữ liệu từ một mẫu gồm 411 cư dân đô thị ở Thành Đôthông qua bảng câu hỏi trực tuyến để kiểm tra tác động của các yếu tố môi trường đườngphố đối với lựa chọn con đường đi bộ

Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy:

(1) những người có trình độ học vấn cao hơn ưa thích đường phố với thủy vực làđường dạo bộ;

(2) chất lượng môi trường về khía cạnh vật chất và thẩm mỹ đều có tác động đến sựlựa chọn của người dân, và chất lượng môi trường thẩm mỹ có ảnh hưởng tác động mạnhhơn;

(3) tác động của hầu hết các cơ sở hạ tầng trên đường phố cộng đồng mạnh hơn sovới đường phố khác;

(4) người dân quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường của bờ sông đường vàlối đi xanh đô thị

Thảo luận

Trang 23

1 Tác động của đặc điểm nhân khẩu xã hội đến sở thích của người dân đối với phố

đi bộ:

Tần suất thiết lập phố đi bộ ưa thích của người dân (đường cộng đồng, đường vensông và đường xanh đô thị) được kiểm đếm riêng biệt và phân tích hồi quy logistic đathức được sử dụng để khám phá xem các đặc điểm nhân khẩu học xã hội của người trả lờiảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn bối cảnh đường phố ưa thích của họ Thửnghiệm trên cho thấy rằng sở thích của cư dân đối với bối cảnh đường phố không phụthuộc vào các biến số nhân khẩu học xã hội, ngoại trừ trình độ học vấn của họ Cụ thể,những người trả lời có trình độ học vấn cao hơn các cấp có nhiều khả năng thích đườngphố có yếu tố nước (hoặc không gian màu xanh) hơn đường phố cộng đồng (môi trườngđược xây dựng thuần túy) Đây là một phát hiện có giá trị; để tốt nhất của chúng tôi kiếnthức, một số nghiên cứu đã đề cập đến mối liên hệ giữa sở thích môi trường đường phố vàđặc điểm nhân khẩu học Vì vậy, những phát hiện của chúng tôi trả lời câu hỏi đầu tiênđặt ra trong nghiên cứu này và có ý nghĩa đối với sự phát triển của tập thể dục ngoài trờitrong tương lai can thiệp ở các thành phố

2 Tác động của Kích thước Môi trường Vật lý đối với Cài đặt Ba Đường phố:

Theo kết quả, chúng tôi xác định rằng kích thước môi trường vật lý (cơ sở hạ tầng,điều kiện đi bộ và chất lượng môi trường) có tác động đến sự lựa chọn của người dân vànhững tác động này thể hiện sự khác biệt giữa các bối cảnh đường phố Đường phố cộngđồng, nhà hàng, đại siêu thị, phòng khám cộng đồng và cộng đồng các trung tâm dịch vụ

có tác động lớn hơn và các con phố trải nhựa có tác động mạnh hơn Đường dân cư vớicác yếu tố môi trường vật chất thuận lợi khuyến khích người dân đi bộ [67,68] Vì vậy, cókhả năng những cư dân thích đi bộ trên đường phố cộng đồng hơn quan tâm đến cơ sở hạtầng trên những con phố đó Do đó, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình đường phốchức năng, có tác động lớn hơn đến sự lựa chọn của họ Đối với lối đi ven sông, cây xanhđường đi, không gian xanh dọc đường và cây xanh nhân tạo phong cảnh có tác động lớnhơn Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng đường phố có tác động nhỏ hơn Cái này có khả năng là donhững cư dân thích đi bộ trên những con đường ven sông quan tâm nhiều hơn với cảnhquan thiên nhiên, không gian xanh và thảm thực vật, tất cả đều tác động đến mặt nước củamôi trường tự nhiên [69] Ngoài ra, những cư dân thích những con đường ven sông hơn

Trang 24

quan tâm đến chất lượng môi trường tự nhiên; Do đó, chất lượng môi trường có một tácđộng lớn hơn

Cây xanh trên đường, không gian xanh dọc theo đường phố, cảnh quan nhân tạo vàchỗ ngồi đã có một tác động mạnh mẽ đến các tuyến đường xanh đô thị Hơn nữa, kíchthước của cơ sở giao thông trong cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như trạm xe buýt, ga tàu điệnngầm và bãi đậu xe đạp, đã có một tác động lớn hơn đến việc đi bộ trên con đường xanhcủa cư dân so với hai con đường còn lại Đây là có thể bởi vì không gian xanh có thểmang lại lợi ích sức khỏe và có tác động tích cực đến cư dân [20,27]; do đó, cư dân trongtiềm thức liên kết một mức độ cao hơn của môi trường xanh với những lợi ích tích cực.Hơn nữa, các tuyến đường xanh đô thị thường nằm cách xa các khu dân cư (chẳng hạnnhư ở rìa thành phố), dẫn đến nhu cầu về phương tiện giao thông cao hơn Vì vậy, chấtlượng môi trường và phương tiện giao thông vận tải có một tác động lớn hơn đối vớinhững cư dân đã chọn con đường xanh đô thị

3 Tác động của các kích thước môi trường thẩm mỹ đối với cài đặt ba đường phốChất lượng thẩm mỹ của môi trường có tác động tích cực và vừa phải đối với cư dâncủa cả ba môi trường và điều đó chất lượng thẩm mỹ tổng thể của môi trường có tác độnglớn hơn đối với cư dân so với môi trường vật chất của họ Bảo trì đường phố có tác độngmạnh mẽ hơn đối với những cư dân đã chọn các con đường xanh đô thị xét về tác độngcủa nhận thức chủ quan của người dân mỹ quan đường phố Cải thiện hoặc duy trì chấtlượng của môi trường xây dựng có thể làm tăng hoạt động đi bộ của cư dân Do đó, cáctuyến đường xanh đô thị nên ưu tiên bảo trì đường phố, bao gồm cả đường phố duy trì cơ

sở hạ tầng đường phố và không gian xanh Ngoài ra, sự quyến rũ có một tác động mạnh

mẽ hơn đến đường phố cộng đồng và không gian xanh đô thị; do đó, thiết kế hoặc cải tạođường phố cộng đồng và đường xanh đô thị nên ưu tiên thu hút nhiều cư dân hơn dựa trêncác khái niệm thẩm mỹ hàng ngày đương đại Nhận thức cảm tính về đường phố có thể cótác động đến sự lựa chọn của người dân đối với cả ba đường, vì họ thích nghe những âmthanh dễ chịu từ thiên nhiên hơn là tiếng ồn của thành phố Do đó, các thiết kế nên xemxét các giác quan về âm thanh và mùi của cư dân Đáng chú ý, mùi có một tác động mạnhđến những cư dân chọn lối đi ven sông; do đó, thực vật giải phóng mùi dễ chịu nên được

sử dụng để thiết kế hoặc cải tạo các con đường ven sông

Trang 25

4 Tầm quan trọng và ý nghĩa của nghiên cứu

Theo nghiên cứu này, chất lượng vật chất và thẩm mỹ của môi trường đường phố cóthể ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích đi bộ của cư dân Do đó, thông qua việc thiết kếphẩm chất vật lý và thẩm mỹ của các loại môi trường đường phố khác nhau, có thể để giatăng nhu cầu sử dụng của cư dân Điều này có khả năng làm tăng thời gian đi bộ của họ

và tần suất và tăng cường sức khỏe Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát này, ba yếu tốmôi trường các yếu tố trong bối cảnh đường phố khác nhau có tác động không đáng kểđến việc lựa chọn của người dân phố đi bộ ưa thích

Dựa trên những phát hiện này, ba mẫu thiết kế cho sở thích của cư dân môi trườngđường phố được đề xuất

Thứ nhất:

Bởi vì cư dân quan tâm nhiều hơn đến môi trường vật chất của đường phố cộngđồng, cơ sở hạ tầng trên đường phố cộng đồng cần được phát triển tốt, bao gồm hệ thốngchiếu sáng, lan can, chỗ ngồi và mặt đất lát đá Tuy nhiên, nó đã được phát hiện hộp điệncao thế, cột dây gây ảnh hưởng xấu đến người dân, và các nhà thiết kế đường phố nên chegiấu những cơ sở này vì mục đích thẩm mỹ Ngoài ra, những phát hiện cho thấy rằng cưdân cũng quan tâm đến các nhà hàng, đại siêu thị, và phòng khám cộng đồng trên đườngphố cộng đồng Do đó, các cơ sở này có nhiều khả năng khuyến khích cư dân đi bộ trênđường phố cộng đồng Cư dân của các đường phố cộng đồng cũng quan tâm đến phòng

vệ sinh và thiết bị tập thể dục; do đó, nên có một sự phong phú của tiện đường đi dạo vànghỉ ngơi

Trang 26

Hình ảnh Thiết kế đường phố cộng đồng

Thứ hai

Trong thiết kế môi trường đường ven sông, các yếu tố như camera đường phố, chỗngồi, vọng lâu, đài phun nước, biển báo và cảnh quan nhân tạo nên được hợp nhất Ngoài

ra, môi trường tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích cư dân đi bộ,

vì vậy các cơ sở vật chất môi trường nên được tích hợp vào môi trường tự nhiên để tạo ramột không gian công cộng giải trí tự nhiên, vì cư dân thích trạng thái tự nhiên của môitrường Khi thiết lập các công trình đường phố, cây xanh đường, mảng xanh dọc theođường phố, và các nhà máy phát ra mùi dễ chịu nên được xem xét, và cư dân phải đượccung cấp đủ không gian để đi bộ và các hoạt động khác

Trang 27

Hình ảnh Thiết kế con đường ven sông

Thứ ba

Cơ sở hạ tầng như trung tâm dịch vụ cộng đồng, ga tàu điện ngầm, xe đạp bãi đậu

xe, chỗ ngồi và cảnh quan nhân tạo trong môi trường đô thị xanh là giá trị xem xét Ngoài

ra, sự hiện diện của cây xanh đường và không gian xanh dọc theo đường phố là một yếu

tố quan trọng khuyến khích cư dân đi bộ Vì vậy, không gian xanh trên các tuyến đườngxanh đô thị phải đáp ứng nhu cầu đi bộ của cư dân, cho phép họ trải nghiệm môi trường

tự nhiên của các tuyến đường xanh đô thị và mang lại màu xanh cho người đi bộ khônggian để nghỉ ngơi và giải trí Hơn nữa, đường phố nên được duy trì tốt để hấp dẫn cho cưdân và khuyến khích họ đi bộ

Trang 28

Hình ảnh: thiết kế tuyến phố đi bộ xanh

Kết luận:

Ba loại môi trường đường phố khác nhau này có tác động khác nhau đến hành vi đilại của cư dân Một môi trường đường phố được thiết kế hoặc cải tạo tốt có thể thúc đẩythời gian và tần suất đi bộ của cư dân trong các môi trường đường phố khác nhau Vì thế,một môi trường đường phố là điều cần thiết để thiết lập một môi trường lành mạnh cho cưdân

Ngoài ra, xu hướng thiết kế của các nhà quy hoạch đô thị khác nhau tùy thuộc vàomôi trường đường phố Các đường phố cộng đồng nên chú trọng đến cơ sở hạ tầng đườngphố và cung cấp các điều kiện đi bộ phù hợp cũng như chất lượng môi trường cho người

đi bộ Các con đường ven sông nên nhấn mạnh cảnh quan đường phố và những conđường thân thiện với người đi bộ để đảm bảo có đủ không gian cho cư dân thư giãn và vuichơi giải trí Các tuyến đường xanh đô thị nên cung cấp đủ không gian xanh cho ngườidân thành phố trải nghiệm cây xanh của thành phố

Tóm lại, nghiên cứu này đã sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên để xác định các tácđộng khác nhau kích thước môi trường khi cư dân đi bộ trên ba con đường môi trườngriêng biệt và, khi làm như vậy, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch đô thịtrong tương lai thực hiện nhiều thiết kế hoặc cải tạo đường phố Do đó, các loại đường đôthị khác nhau có thể được thiết kế hoặc cải tạo dựa trên những phát hiện này Chúng cóthể được sửa đổi để kết hợp các yếu tố môi trường vật lý khác nhau, cũng như các yếu tốmôi trường thẩm mỹ, để thu hút cư dân và khuyến khích các hoạt động đi bộ nhiều hơn đểcải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần

* Công trình nghiên cứu “Vỉa hè, đường phố và khả năng đi bộ” tại Mỹ

Công trình nghiên cứu có đề tài “Vỉa hè, đường phố và khả năng đi bộ” của nhómtác giả Thomas K Tiemann, Alan C Scott và Katherine N Atkins, Đại học Elon, Mỹ.Công trình hoàn thành và công bố tháng 01/2012

Các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng tìm cách tăng cường đi bộ trong côngchúng để cải thiện sức khỏe cộng đồng, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng và cảithiện khả năng sinh sống chung ở các thành phố Một trong những vấn đề đối mặt với các

Trang 29

nhà nghiên cứu là đánh giá hoặc phát triển các chính sách để tăng cường đi bộ, các nghiêncứu này là thiếu sự đồng thuận về các chi tiết về những gì làm cho một nơi “có thể đi bộđược” Khả năng đi bộ của một địa điểm dường như là sự tương tác phức tạp giữa các đặcđiểm cấp độ vi mô của một con phố riêng lẻ và các đặc điểm cấp độ vĩ mô của khu phốxung quanh con phố đó Các nhà nghiên cứu đã đạt được một số tiến bộ về tác động củacác các thuộc tính cấp vĩ mô như kích thước khối, mật độ và hỗn hợp sử dụng, nhưng cácthuộc tính cấp vi mô không nhận được nhiều sự chú ý.

Bài viết này nghiên cứu cách thức lựa chọn các thuộc tính cấp vi mô ảnh hưởng đếnnhận thức khả năng đi bộ Những người tham gia được giới thiệu những bức ảnh do máytính tạo ra về một đường phố điển hình có vỉa hè, nhưng có sự kết hợp khác nhau giữa lànđường dành cho xe đạp, bãi đậu xe song song, dải trồng cây và cây cối Những ngườitham gia được yêu cầu đánh giá khả năng đi lại trong không gian đối với từng khu vựctrong tổng số chín khu vực khác nhau Kết hợp các tính năng môi trường và cũng cungcấp tùy chọn bắt buộc giữa các cặp thuộc tính Sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê đãđược tìm thấy giữa các xếp hạng và sự khác biệt đã được chứng thực bởi dữ liệu lựa chọnbắt buộc theo cặp Các phát hiện cho thấy rằng những thay đổi đối với các đặc điểm cấp

vi mô (bao gồm cả những thay đổi tương đối rẻ tiền) có thể làm thay đổi khả năng đi lạiđược cảm nhận của một môi trường và cũng gợi ý rằng phương pháp được sử dụng hứahẹn sẽ nghiên cứu các tác động của các thuộc tính cấp vi mô khác đối với khả năng đi bộcủa con người

Họ đi bộ để đi lại hoặc để giải trí Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi khuyến khíchphương tiện giao thông chủ động (ví dụ: đi bộ và đi xe đạp) thay vì phương tiện thụ động(ví dụ: lái xe); đồng ý rằng xã hội sẽ được hưởng lợi nếu nhiều người đi bộ hơn Kể từ khităng số lượng chuyến đi bao gồm đáng kể lượng đi bộ sẽ mang lại lợi ích cho xã hội theomột số cách, nhiều người đã nghiên cứu khả năng đi bộ của các địa điểm Một trongnhững tác dụng quan trọng nhất của việc đi bộ nhiều hơn là giảm tỷ lệ béo phì và cải thiệnsức khỏe cộng đồng (Lee & Buchner, 2008) và do đó, nhiều nghiên cứu về tác động củaviệc cải thiện khả năng đi lại của một địa điểm nằm trong tài liệu y tế công cộng (ví dụ:Katzmarzyk & Janssen, 2004; Owen và cộng sự, 2007; Smith và cộng sự, 2008; VanDyck, Deforche, Cardon, & De Bourdeaudhuij, 2009) Ví dụ, Lee và Buchner (2008) kết

Trang 30

luận rằng 30 đến 60 phút hoạt động thể chất vừa phải (chẳng hạn như đi bộ) mỗi ngày, cóthể sẽ đủ để giảm tỷ lệ mắc bệnh mãn tính, bao gồm bệnh béo phì và bệnh tim mạch Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc cải thiện khả năng đi bộ có thể làm tăng sảnxuất vốn xã hội (Leyden, 2003) và nâng cao giá trị tài sản nhà ở (Cortright, 2009) ToddLitman (2003) Họ đã biên soạn một danh sách dài về những lợi ích có được khi có nhiềuchuyến đi được hoàn thành hơn bằng cách đi bộ Danh sách của ông bao gồm khả năngtiếp cận lớn hơn, tiết kiệm cho người tiêu dùng, tiết kiệm khu vực chi phí công, khả năngsinh sống lớn hơn, phát triển kinh tế hơn và một xã hội công bằng hơn Khả năng tăngcường đi bộ là rất lớn; mặc dù chỉ một phần nhỏ của tất cả các chuyến đi là đi bộ, Pucher

và Dijkstra (2000) nhận thấy rằng 28% trong tất cả các tuyến đường đi bộ ở Hoa Kỳ cóchiều dài chưa đầy một dặm, đủ ngắn để hầu hết mọi người có thể đi bộ Có thể làm chonhững nơi dễ đi bộ hơn, có thể mang lại lợi ích cho xã hội Khả năng đi bộ là trong mắtcủa khách du lịch, vì vậy thật khó để tìm một thước đo khách quan về khả năng đi bộ Bởi

vì khả năng đi bộ có liên quan đối với môi trường xây dựng và môi trường xây dựng rấttốn kém để sửa đổi, các nghiên cứu về khả năng đi lại chủ yếu dựa vào các chiến lượcnghiên cứu tương quan hơn là thử nghiệm; họ đo lường điều gì đó về khả năng đi bộ củacác địa điểm hiện tại và xem liệu có sự thay đổi về những gì họ đã đo lường có liên quanđến sự thay đổi trong hành vi đi bộ, thay vì thay đổi thực nghiệm các thuộc tính của địađiểm và đo lường các tác động đối với hành vi Nhiều học giả đã hoàn thành các nghiêncứu tương quan về khả năng đi bộ Những học giả này có đã sử dụng hoặc phát triểnnhiều thang đo và từ vựng để đo lường, phân loại hoặc mô tả khả năng đi bộ của một nơi.Chúng tôi tìm thấy từ vựng “3Ds” (mật độ, đa dạng và thiết kế) do Cervero đề xuất vàKockelman (1997) là một phân loại hữu ích về các khía cạnh của khả năng đi bộ

Về nghiên cứu của họ:

Thứ nhất, kích thước, mật độ, có thể được đo lường một cách khách quan từ dữ liệuđiều tra dân số và hệ thống GIS Mật độ dân số hoặc mật độ kinh doanh có thể được tìmthấy một cách dễ dàng và khách quan

Khía cạnh thứ hai, tính đa dạng, liên quan đến sự kết hợp của các mục đích sử dụng.Một số chỉ số về hỗn hợp sử dụng đất có đã được phát triển, và mặc dù công thức chính

Trang 31

xác để tính chỉ số hơi tùy ý, giá trị của một chỉ mục cho một vị trí cụ thể được xác địnhmột cách khách quan sau khi công thức đã được chọn

Chiều thứ ba, thiết kế, là về tính thẩm mỹ hoặc sự thoải mái khi đi bộ cảm thấy trênmột khối cụ thể hoặc trên một hành trình cụ thể Nó bao gồm những thứ như mô hình củamạng lưới đường phố, mức độ phổ biến của vỉa hè và mức độ phổ biến của các cửa hàngmặt tiền trên đường đi bộ Cervero và Kockelman (1997) đã đo lường thiết kế ở cấp độđường điều tra bằng tìm kiếm sự tồn tại của vỉa hè, bao nhiêu bãi đậu xe được cung cấpphía sau các cơ sở kinh doanh, v.v., tính trung bình trên toàn tuyến Ít nhất một chỉ số,Quy mô khả năng đi lại trong môi trường lân cận (Saelens & Sallis, 2002; Saelens, Sallis,Black, & Chen, 2003), kết hợp các thuộc tính từ mật độ và sự đa dạng và các biện phápcủa mô hình lưới đường phố từ chiều thứ ba Sử dụng thang đo này hoặc thang đo khác,các nhà nghiên cứu có thể định lượng khả năng đi bộ của hầu hết mọi khu dân cư ở Hoa

Kỳ và với những thay đổi nhỏ đối với các khu dân cư ở nhiều các dân tộc khác

Ngoài ra, các thang đo mục tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ khu phố hoặcthuộc tính “thiết kế vĩ mô”, nhưng khả năng đi bộ cũng phụ thuộc vào thuộc tính “thiết kế

vi mô” của khu vực cụ thể

Như đánh giá tài liệu ở trên cho thấy, tác động của các biến thể trong thiết kế vĩ môđến khả năng đi bộ đã được nghiên cứu rộng rãi, cũng như tác động của sự biến đổi kinh

tế xã hội Ở đây, chúng ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của thiết kế vi mô đến khả năng đi lại

Sự thay đổi trọng tâm nghiên cứu từ các thuộc tính thiết kế vĩ mô sang các thuộc tính thiết

kế vi mô đi kèm với đó là sự chuyển dịch từ phương pháp nghiên cứu tương quan sangphương pháp thực nghiệm TRONG nghiên cứu được báo cáo ở đây, chúng tôi đã pháttriển một phương pháp thử nghiệm chi phí thấp để nghiên cứu tác động về sự thay đổitrong các thuộc tính thiết kế vi mô về khả năng đi bộ Chúng tôi kiểm tra xem liệu một sốphương pháp điều trị đơn giản đường phố và vỉa hè hiện tại có thể cải thiện khả năng đi

bộ được cảm nhận của một khu thương mại bình thường, thấp tầng

Kết luận:

Chúng tôi đã đưa ra bằng chứng cho thấy các cách xử lý vỉa hè khác nhau và cáctính năng khác nhau được sơn trên lòng đường có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về khảnăng đi bộ được cảm nhận trên một con phố

Ngày đăng: 26/01/2024, 13:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. "Phố đi bộ" từ góc nhìn văn hóa - xã hội: https://nld.com.vn/ban-doc/mo-rong-pho-di-bo-chua-het-ban-khoan-pho-di-bo-tu-goc-nhin-van-hoa-xa-hoi-20201225211615503.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phố đi bộ
9. Mở rộng không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Báo Tiền phong số ra ngày 11/09/2018. https://tienphong.vn/mo-rong-khong-gian-di-bo-ho-hoan-kiem-post1057655.tpo Link
10. Hà Nội nở rộ phố đi bộ: Bài học từ những phố đi bộ nổi tiếng thế giới, Báo Tiền phong số ra ngày 18/6/2022. https://tienphong.vn/ha-noi-no-ro-pho-di-bo-bai-hoc-tu-nhung-pho-di-bo-noi-tieng-the-gioi-post1446827.tpo Link
11. Phố đi bộ - nét đặc trưng của đô thị, Báo Đô thị số ra ngày 09/10/2008. https://dothi.net/chinh-sach-quy-hoach/pho-di-bo-net-dac-trung-cua-do-thi-ar7548.htm Link
12. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, QCVN 01:2021/BXD Bảng 2.5: Diện tích tối thiểu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w