Thành phố Đà Lạt thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và cảnh quan. Những năm cuối của thế kỷ 19, Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương nên được thừa hưởng những công trình kiến trúc có giá trị và được ví như một Paris thu nhỏ của Việt Nam. Trải qua các giai đoạn của lịch sử, Đà Lạt đã dần phát triển và là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng. Nhờ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai màu mỡ, ngành nông nghiệp tại Đà Lạt được phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho khu vực. Ngoài ra, nhờ được thiên nhiên ưu đãi, cùng với nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng, ngành du lịch tại Đà Lạt cũng là ngành kinh tế chủ lực của Thành phố. Hiện nay, mối liên hệ giữa hai ngành nông nghiệp và du lịch tại Đà Lạt vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa được chuyên nghiệp và không đủ hấp dẫn cho khách du lịch. Những năm gần đây, mô hình du lịch kết hợp nông trại (Farmstay) được nhiều nhà đầu tư hướng đến và mong muốn phát triển bởi cuộc sống hiện đại tại các thành phố lớn có nhiều vấn đề như: ô nhiễm không khí, thực phẩm không tươi sạch, áp lực cuộc sống, … Từ những áp lực này mà du khách mong muốn tìm được nơi vừa nghỉ dưỡng vừa có thể trải nghiệm được các khía cạnh đa dạng của cuộc sống thôn quê. Chính vì vậy, Farmstay là loại hình được nhiều gia đình, nhà trường, các tổ chức và đặc biệt là giới trẻ lựa chọn. Tầm nhìn phát triển Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2050 thể hiện rõ mục tiêu trở thành vùng đô thị có ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á: trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch văn hóa lịch sử tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế. Từ tầm nhìn này, việc khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có của Thành phố, trong đó có đánh giá khả năng phát triển kiến trúc Farmstay tại địa phương và định hướng đề tài luận văn “Kiến trúc Farmstay tại thành phố Đà Lạt” là cần thiết cho việc phát triển Thành phố Đà Lạt.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 4
1 L Ý DỌ CHỌN ĐỀ TÀI 4
2 T ỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
2.1 Công trình nghiên cứu khoa học: 5
2.2 Luận văn thạc sĩ 7
3 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8
4 N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
5 P HẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9
6 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC FARMSTAY VÀ KIẾN TRÚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 11
1.1 M ỘT SỐ KHÁI NIỆM , THUẬT NGỮ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1.1 Khái niệm Farmstay 11
1.1.2 Khái niệm thiết kế bền vững 12
1.1.3 Khái niệm về thiết kế Biophilia 13
1.2 T ỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Đ À L ẠT 14
1.2.1 Kiến trúc thời Pháp thuộc 15
1.2.2 Kiến trúc thời kì 1975- Nay 21
1.3 G IỚI THIỆU VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG TRẠI TẠI TP Đ À L ẠT 22
1.3.1 Nông nghiệp và nông trại tại Thành phố Đà Lạt 22
1.3.2 Những khó khăn cho ngành nông nghiệp tại Thành phố Đà Lạt 23
1.3.3 Tiềm năng phát triển Farmstay tại TP Đà Lạt 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 25
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC FARMSTAY 35
Trang 22.1 C Ơ SỞ HIỆN TRẠNG TẠI TP Đ À L ẠT 35
2.1.1 Yếu tố văn hóa – lịch sử 35
2.1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội 35
2.1.3 Yếu tố điều kiện tự nhiên 36
2.1.4 Yếu tố kiến trúc 38
2.2 C Ơ SỞ PHÁP LÝ 39
2.2.1 Phát triển Đà Lạt trong quy hoạch chung tỉnh Lâm Đồng 39
2.2.2 Vấn đề phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương trong Luật Kiến trúc 39
2.2.3 Tiêu chuẩn thiết kế 40
2.3 C Ơ SỞ LÝ THUYẾT 41
2.3.1 Khách sạn và khách sạn nghỉ dưỡng 41
2.3.2 Nông trại truyền thống và Farmstay 42
2.3.3 Kiến trúc Farmstay 43
2.3.3.1 Đặc điểm 43
2.3.3.2 Các chức năng cơ bản trong Farmstay 44
2.3.3.3 Quy hoạch tổng thể khuôn viên 45
2.3.3.4 Tổ chức mặt bằng và hình khối 46
2.3.1 Ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp đến sức khỏe của con người 46
2.3.2 Ứng dụng nguyên tắc thiết kế Biophilic 46
2.2 Cơ sở thực tiễn 48
2.4.1 Cơ sở thực tiễn ở nước ngoài 48
2.4.2 Cơ sở thực tiễn trong nước 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 50
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT KIẾN TRÚC FARMSTAY TẠI TP ĐÀ LẠT 59
3.1 Q UAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DU LỊCH NÔNG NGHIỆP 59
3.1.1 Triết lý thiết kế kiến trúc thuận tự nhiên 59
3.2 Giải pháp định hướng về quy hoạch 61
Trang 33.2.1.1 Lựa chọn vị trí, địa điểm xây dụng công trình và mối liên hệ vùng 70
3.2.1.2 Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng 70
3.2.1.3 Bố cục mặt bằng phân khu chức năng trong Farmstay 70
3.2.14 Kiến trúc Farmstay 70
3.2.2.1 Bố cục mặt bằng kiến trúc 70
3.2.2.2 Hình khối, mặt đứng công trình 70
3.2.2.3 Kết cấu công trình 70
3.2.2.4 Không gian nội thất 70
3.2.2.5 Vật liệu thiết kế cho công trình 70
3.2.2.6 Chiếu sáng công trình 70
3.2.15 Lựa chọn mô hình nông trại cho Farmstay 70
3.2.3.1 Lựa chọn mô hình canh tác nông nghiệp 70
3.2.3.2 Lựa chọn mô hình tham quan, trải nghiệm nông nghiệp cho du khách 70
Mẫu số 7: Tư vấn thiết kế farmstay đẹp và ấn tượng 71
3.2.16 Tiêu chí lựa chọn cây trồng trong nông trại 72
3.2.17 Thiết kế cảnh quan trong Farmstay 72
3.2.18 Quản lý và điều hành hoạt động của Farmstay 72
3.2.19 Ý nghĩa của Mô hình kiến trúc Farmstay 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 72
PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHI 72
1 K ẾT LUẬN 72
2 K IẾN NGHỊ 72
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý dọ chọn đề tài
Thành phố Đà Lạt thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, được thiên nhiên ưuđãi về khí hậu và cảnh quan Những năm cuối của thế kỷ 19, Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡngdành cho người Pháp ở Đông Dương nên được thừa hưởng những công trình kiến trúc cógiá trị và được ví như một Paris thu nhỏ của Việt Nam
Trải qua các giai đoạn của lịch sử, Đà Lạt đã dần phát triển và là trung tâm chính trị,kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng Nhờ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tàinguyên đất đai màu mỡ, ngành nông nghiệp tại Đà Lạt được phát triển mạnh mẽ, mang lạinhiều hiệu quả kinh tế cho khu vực Ngoài ra, nhờ được thiên nhiên ưu đãi, cùng vớinhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng, ngành du lịch tại Đà Lạt cũng là ngành kinh
tế chủ lực của Thành phố
Hiện nay, mối liên hệ giữa hai ngành nông nghiệp và du lịch tại Đà Lạt vẫn cònnhiều hạn chế, thiếu sự liên kết chặt chẽ Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫncòn nhỏ lẻ, chưa được chuyên nghiệp và không đủ hấp dẫn cho khách du lịch
Những năm gần đây, mô hình du lịch kết hợp nông trại (Farmstay) được nhiều nhàđầu tư hướng đến và mong muốn phát triển bởi cuộc sống hiện đại tại các thành phố lớn
có nhiều vấn đề như: ô nhiễm không khí, thực phẩm không tươi sạch, áp lực cuộc sống,
… Từ những áp lực này mà du khách mong muốn tìm được nơi vừa nghỉ dưỡng vừa cóthể trải nghiệm được các khía cạnh đa dạng của cuộc sống thôn quê Chính vì vậy,Farmstay là loại hình được nhiều gia đình, nhà trường, các tổ chức và đặc biệt là giới trẻlựa chọn
Tầm nhìn phát triển Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2050 thể hiện rõmục tiêu trở thành vùng đô thị có ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á: trung tâm dulịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch văn hóa lịch sử tầm quốc gia vàquốc tế; trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế Từ tầm nhìn này,
Trang 5việc khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có của Thành phố, trong đó có đánh giá khả
năng phát triển kiến trúc Farmstay tại địa phương và định hướng đề tài luận văn “Kiến
trúc Farmstay tại thành phố Đà Lạt” là cần thiết cho việc phát triển Thành phố Đà Lạt.
2 Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận văn điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài qua các hạngmục chính
2.1 Công trình nghiên cứu khoa học:
Bài viết “Đà Lạt đừng trước nguy cơ nhãn tiền” GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính
-Tạp chí kiến trúc ngày 21/8/2020 Bài viết bày tỏ quan điểm chuyên môn liên quan đến đồ
án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình – Đà Lạt và khẳng định Đà Lạt là đô thị di
sản và phải gìn giữ đô thị di sản bằng cách “lập lại một quy hoạch mới đáp ứng thật sát
và thật khả dĩ đòi hỏi bảo tồn và phát triển tiếp nối bền vững đô thị - di sản, phát triển chuyển tiếp mềm về hình thái học đô thị từ cũ sang mới; đưa những công trình mới và các khu xây dựng mới ra những vị trí không lấn át hạt nhân cũ, giảm thiểu sự tương phản thách thức giữa thành phố mới và đô thị - di sản”.
Cuốn Sách “Đà Lạt Et la carte créa la ville ” - Pascal Bourdeaux - Viện Viễn
đông Bắc Cổ (École Francaise d’ Extrême- Orient- EFEO) & Olivier Tessier - năm 2013.Nghiên cứu này được thực hiện vào dịp chào mừng năm giao lưu Pháp - Việt 2014 đểnhắc đến lịch sử đô thị 120 năm của Thành phố Đà Lạt Cuốn sách có nhiều tư liệu quý vềcác hình ảnh và bản đồ quy hoạch Thành phố Đà Lạt từ lúc thành lập Đây là cuốn sáchtổng hợp và tiếp cận các nguồn tài liệu nguyên bản chính xác nhất về lịch sử và các bản
đồ quý giá của Đà Lạt từ 120 năm trước
Cuốn sách “Imperial Heights: Dalat and the Making and Undoing of French
Indochina” - Tiến sĩ người Canada Eric Jennings- Nhà xuất bản Payot, Paris xuất bản ở
Pháp tháng 10/2013 Cuốn sách nói về sự hình thành Đà Lạt thời Pháp thuộc ở nhiều góc độ: chính trị, kinh tế, quân sự, quy hoạch, giáo dục, tôn giáo và du lịch.
Đề tài “Kiến trúc cảnh quan Đà Lạt” – Nguyễn Vĩnh Luyện, Trần Công Hòa,
Nguyễn Pháp… - năm 1993 Đề tài đã nghiên cứu và khẳng định những giá trị về mặtcảnh quan mà thành phố có được từ giai đoạn Pháp thuộc
Trang 6 Tác phẩm “Đà Lạt trăm năm” - Trương Phúc Ân và Nguyễn Diệp - năm 1993.
Tác phẩm trình bày một cách khái quát và khách quan những dữ kiện về lai lịch cùng những bước chuyển mình của Đà Lạt trong quá tình 100 năm hình thành và phát triển
1893 -1993
Tập sách “Đà Lạt năm xưa” - Nguyễn Hữu Tranh – năm 2001 Nghiên cứu này
tóm tắt, lược dịch những tư liệu chính được in trêncác tạp chí trong và ngoài nước nửađầu thế kỷ XX viết về Đà Lạt
Cuốn sách “Với Đà Lạt Ai Cũng Là Lữ Khách” – Nguyễn Vĩnh Nguyên – năm
2019 Cuốn sách là những hoài niệm và cảm nhận của tác giả về Đà Lạt sau nhiều nămsống và làm việc tại đây
Cuốn sách “Đà Lạt, Những Cuộc Gặp Gỡ Con người và đô thị Đà Lạt 1899 1975” – Nguyễn Vĩnh Nguyên – năm 2021 Cuốn sách nói về hai người có công thành lậpnên thành phố Đà Lạt Yersin, Paul Doumer và những nông dân Pháp - Việt đầu tiên làmnên nhà vườn, nông trại truyền thống tại Đà Lạt Ngoài ra còn kể về các cuộc gặp gỡ củanhững chính khách, quý tộc thượng lưu, những bác sĩ quốc tế, những nhà môi trường học,dân tộc học đến đây để góp phần tạo nên lịch sử của thành phố Đà Lạt và văn hóa của một
Cuốn sách “Thành Phố Những Lục Địa Bay” – Nguyễn Vĩnh Nguyên – năm
Trang 7 Luận văn thạc sĩ “Thích ứng công trình kiến trúc xây dựng mới vào không gian
Trục di sản Đông – Tây Thành phố Đà Lạt”- Nguyễn Thị Lệ Quỳnh (2022) - Đại học
Kiến trúc TPHCM Nội dung luận văn, tác giả tìm kiếm giải pháp ứng xử công trình kiếntrúc xây dựng mới vào không gian đô thị di sản và xác định nguyên tắc thích ứng côngtrình kiến trúc xây dựng mới trong không gian Trục Di Sản Đông Tây, Thành phố Đà Lạt
Từ đó đề xuất giải pháp thích ứng công trình kiến trúc xây dựng mới vào không gian Trục
Di Sản Đông Tây cho từng khu vực tại Đà Lạt
Tất cả những công trình nghiên cứu khoa họa và luận văn thạc sĩ nêu trên là những
đề tài có liên quan là nguồn tư liệu quý giá, giúp học viên có nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng để học viên có thể hoàn thành bài luận văn này nhưng không trùng lặp với
luận văn học viên đang nghiên cứu, đảm bảo luận văn của học viên có tính mới và đảmbảo ý nghĩa khoa học xác thực
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu trọng tâm của luận văn tập trung phân tích những vấn đề cụ thểsau:
Trang 8a Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề xuất mô hình kiến trúc Farmstay - phù hợp với điều kiện tự nhiên,cảnh quan thiên nhiên, văn hóa địa phương và phát triển ngành du lịch tại Thành phố ĐàLạt
b Mục tiêu cụ thể
Luận văn có 2 mục tiêu cụ thể:
Xác định quan điểm và nguyên tắc thiết kế kiến trúc Farrmstay phù hợp với bốicảnh Thành phố Đà Lạt;
Đề xuất kiến trúc Farmstay tại Thành phố Đà Lạt
4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:
- Tổng quan về đối tượng nghiên cứu: khái niệm, tiềm năng phát triển kiến trúcFarmstay tại Thành phố Đà Lạt
- Hệ thống hóa các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về kiến trúcFarmstay liên quan đến đề tài
- Khảo sát tại Thành phố Đà Lạt
- Xác định các nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc Farmstay tại Thành phố
Đà Lạt
- Đưa ra các giải pháp thiết kế kiến trúc Farmstay tại Thành phố Đà Lạt
5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Thành phố Đà Lạt.
Phạm vi về thời gian: Quá trình phát triển thành phố Đà Lạt từ thời Pháp thuộc
đến nay và định hướng phát triển của khu vực trong tương lai gần đến năm 2050
- Đối tượng nghiên cứu: Loại hình kiến trúc Farmstay tại thành phố Đà Lạt.
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm làm rõ những yêu cầu đặt ra từ mục tiêu, nội dung và giới hạn của đề tài, luậnvăn tập trung vào các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
Trang 9 Phương pháp phân tích – tổng hợp – hệ thống hóa là phương pháp nghiên cứu
chính để tìm hiểu lý luận và thực tiễn kiến trúc công trình xây dựng Farmstay trên thếgiới, nhằm áp dụng vào điều kiện cụ thể tại Thành phố Đà Lạt Bao gồm phân tích hệthống các thông tin địa lý, lịch sử, văn hóa để nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, phân loại
và đưa ra Kiến trúc Farmstay phù hợp theo mục tiêu nghiên cứu được nêu ra Nhằm xácđịnh các giải pháp Kiến trúc Farmstay phù hợp tại Thành phố Đà Lạt Phương pháp nàyđược sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2
Phương pháp khảo sát thực địa giúp phát hiện, so sánh và phân tích những khía
cạnh cụ thể tại từng khu vực Trong nghiên cứu có sự kết hợp phương pháp SWOT đểđánh giá hiện trạng kiến trúc Farmstay tại Đà Lạt, giúp xác định tiềm năng phát triển vàđưa ra các giải pháp thiết kế công trình kiến trúc này Phương pháp này được sử dụng chủyếu trong chương 1, 2 và 3
Phương pháp Lịch sử & Logic nghiên cứu về cấu trúc không gian và hình thái đô
thị, kiến trúc đặc trưng của Thành phố Đà Lạt qua các thời kì Từ đó xác định được cácgiá trị kiến trúc đặc trưng, nhận định các xu hướng phát triển mới của kiến trúc Farmstay.Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2
Phương pháp chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, tham khảo phỏng vấn một
số chuyên gia ngành kiến trúc, nông nghiệp, du lịch Dựa trên các đánh giá, đúc kết kinhnghiệm, ý kiến đóng góp và có cái nhìn toàn diện hơn trong lĩnh vực liên quan đến đề tài,
từ đó đề xuất được giải pháp thiết kế công trình kiến trúc Farmstay phù hợp Phương phápnày được sử dụng chủ yếu trong chương 1, 2 và 3
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như: Phương pháp thống kê, phương pháp sơ đồ… để tiến hành nghiên cứu đề tài để
đem lại nhiều tác động có tính trực quan và cụ thể cho người đọc
Trang 10PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC FARMSTAY VÀ KIẾN TRÚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ khoa học liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm Farmstay
Hiện nay, có rất nhiều loại hình tham quan trải nghiệm du lịch để thu hút du kháchđến nghỉ dưỡng và khám phá văn hoá địa phương tại các điểm du lịch Trong đó farmstayđược biết đến như một loại hình mới - kết hợp giữa trang trại và dịch vụ lưu trú, nghỉdưỡng
Farmstay theo định nghĩa của nước ngoài: “Farmstay là mô hình kết hợp giữa trangtrại và nghỉ dưỡng, trong đó du khách đến thăm một trang trại đang hoạt động để làm việc
và cũng có thể nghỉ qua đêm” Theo đó, mỗi farmstay sẽ có những hình thức khác nhau:
Có thể là một căn phòng trên trang trại được chuyển đổi thành phòng nghỉ qua đêm; Hoặcmột chuồng trại được sửa chữa thành phòng ngủ; Hay một nơi xây dựng dành riêng cho
du khách trải nghiệm cuộc sống bên trong nông trại Mỗi nông trang sẽ cung cấp nhữngtrải nghiệm khác nha cho du khách để được trải nghiệm những công việc ở nông trại vàhiểu biết thêm về nông nghiệp tại địa phương
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có một định nghĩa chính xác nào cho Farmstay Trong
văn bản 1503/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình vào 13/9/2016 tại mục 3.5: Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng có nhắc đến “Farmstay (khu nông trại có phòng
cho khách du lịch thuê)” Như vậy, farmstay được hiểu là một trang trại có chỗ ở lại cho
khách du lịch trải nghiệm Farmstay có đầy đủ các hoạt động tạo ra nông sản, chủ trangtrại có thể cải tạo hay xây mới các công trình phục vụ để có chỗ nghỉ ngơi và trải nghiệmcho du khách Tại Farmstay, du khách có thể nghỉ lại qua đêm hoặc trải nghiệm như mộtbuổi picnic
1.1.2 Khái niệm thiết kế bền vững
Ngày nay, thiết kế bền vững được xem là mục tiêu được áp dụng trong hầu hết cáccông trình xây dụng, nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mang lại tương lai tốtđẹp hơn Thiết kế bền vững sẽ giải quyết các vấn đề không chỉ cho người sử dụng mà còn
Trang 11cho cả môi trường xung quanh không gian đó Sharlyn Underwood, chủ tịch Hiệp hội cácnhà thiết kế nội thất Hoa Kỳ (ASID) Virginia - nhà thiết kế nội thất của SmithLewisArchitecture, định nghĩa thiết kế bền vững như một phần của kiến trúc: “Thiết kế bềnvững là việc thực hành thiết kế các tòa nhà sao cho chúng tồn tại hài hòa với các hệ thống
tự nhiên”
Khi thiết kế sản phẩm bền vững cần lưu ý:
Thứ nhất: Các khía cạnh của thiết kế bền vững không chỉ được đưa vào giai
đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế như một phần bổ sung mà cần được đan xenvào từng bước xuyên suốt quá trình thiết kế, từ khi lên ý tưởng sáng tạo cho đếnkhi hoàn thành dự án
Thứ hai: Các nhà thiết kế nội thất phải sử dụng triệt để và chọn những vật
liệu tốt cho người sử dụng để tiếp xúc hằng ngày Các thiết kế mang tính bền vững
ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời Bêncạnh đó, các nguyên vật liệu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các thiết kế bềnvững, các vật liệu tổng hợp và tái chế làm giảm đi sự phụ thuộc vào các vật liệu truyềnthống
Các nguyên tắc trong thiết kế bền vững
Tạo lập một không gian sống đảm bảo đầy đủ tiện nghi, môi trường sống tronglành, dễ chịu và lành mạnh
Đảm bảo khả năng cộng sinh với môi trường tự nhiên, thích ứng với biến đổi khíhậu
Áp dụng các công nghệ xanh trong xây dựng, điều tiết và sự dụng hiệu quả cácthiết bị, năng lượng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Áp dụng các biện pháp xử lý chấtthải ra môi trường
Chú trọng hòa nhập với môi trường, cảnh quan của các khu vực xung quanh.Thiết kế phải có khả năng hòa hợp, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống (nếu có) đểkhông làm tổn hại tới di sản, cảnh quan xung quanh
Có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả sử dụng cao, đảm bảo về hiệu quả kinh
tế, kỹ thuật trong dài hạn
Trang 121.1.3 Khái niệm về thiết kế Biophilia
Biophilia là thiết kế kết hợp thiên nhiên vào môi trường sống, giúp truyền cảm hứng,tái tạo năng lượng và kết nối giữa con người với môi trường xung quanh Biophilia là kháiniệm gần giống của Kiến trúc xanh ngoài Biophilia đưa các công trình xây dựng gần hơntới môi trường và tăng khả năng phát triển bền vững còn mang tự nhiên vào không giannội – ngoại thất, khiến cho các công trình trở nên hòa hợp với thiên nhiên hơn các thiết kếthông thường
Những lợi ích thiết kế Biophilia:
- Có không gian xanh trong công trình: Khi thiết kế một công trình nội thất và ngoạithất có thể hòa hợp được với nhau bằng những vật liệu thô mang tính tự nhiên như gỗ,mặt đá, đá phiến, đặc biệt là những bề mặt đá tự nhiên Cùng với cây xanh, không gian sẽtrở nên tự nhiên và giàu sức sống, mang lại cảm giác gần gũi cho con người
- Cải thiện chất lượng không khí: Hiện nay, mức độ ô nhiễm ở các thành phố đanggia tăng, chất lượng không khí trong nhà cũng bị ảnh hưởng và ngày càng đi xuống.Trồng cây trong nhà giúp lọc không khí bằng cách hấp thu bụi và CO2, đồng thời tạo raoxi thông qua quá trình quang hợp
- Đem lại lợi ích cho tinh thần: Giải pháp trồng thêm cây xanh có ảnh hưởng tíchcực đến sức khỏe tinh thần Trồng cây được chứng minhlàm giảm mức độ căng thẳng, tạo
ra một bầu không khí tốt và có tác dụng hồi phục tích cực cho tinh thần của con người.Không gian xanh cũng là nơi hoàn hảo để nghỉ ngơi và thư giãn
- Tăng tính sáng tạo cho không gian: Các nghiên cứu cho thấy màu xanh lá cây cóliên hệ mạnh mẽ với sự sáng tạo Đưa một cây xanh vào không gian giúp cải thiện năngsuất và hiệu quả làm việc, khơi dậy những ý tưởng sáng tạo và tạo động lực – tăng cường
sự gắn bó giữa con người và con người
1.2 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố thuộc Tây Nguyên, một địa danh rất quen thuộc với người ViệtNam và du khách quốc tế Đà Lạt được hình thành từ năm 1893 khi bác sỹ AlexandreYersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên để khám phá khi Paul Doumer - Toàn quyền
Trang 13Đông Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng Từ đó, thànhphố Đà Lạt dần dần hình thành và đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Sự phát triển quy hoạch đô thị Đà Lạt nửa đầu thế kỷ XX được thừa hưởng sự pháttriển của quy hoạch đương đại của thế giới Ban đầu là đồ án xây dựng của Toànquyền Paul Doumer, áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng của PaulChampoudry, đến những bản quy hoạch của các kiến trúc sư Hébrard năm 1923, Pineaunăm 1933, Mondet năm 1940 và Lagisquet năm 1943, Đà Lạt dần hình thành là một thànhphố nghỉ dưỡng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Tuy có nhiều quan điểm khác biệt,nhưng các đồ án quy hoạch thành phố luôn mang tính kế thừa lẫn nhau và được điềuchỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ Với sự nhất quán trong việc thực thi
ý tưởng xây dựng một thành phố cảnh quan, các kiến trúc sư người Pháp đã tạo nênnhững đặc điểm nổi trội của kiến trúc đô thị Đà Lạt – như quy hoạch đô thị theo bố cục tự
do, hạn chế can thiệp vào địa hình, các con phố uốn lượn theo đồi núi và thung lũng,những phân khu chức năng bố trí linh hoạt
Đặc điểm của các công trình kiến trúc của thành phố Đà Lạt thời Pháp thuộc đa số làbảo tồn môi trường thiên nhiên xung quanh, tất cả các công trình kiến trúc ở Đà Lạt đềuchọn bố cục theo hình khối nằm ngang, nương theo địa hình của nơi xây dựng Qua thờigian xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi nhưng cũng vẫn giữ
ít nhiều nét kiến trúc Pháp
Kiến trúc Đà Lạt có thể theo những phong cách sau:
- Phong cách tân cổ điển
- Phong cách hiện đại chịu ảnh hưởng trào lưu hiện đại châu Âu 1920-1930
- Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
- Phong cách kiến trúc khai thác đặc điểm địa phương, dân tộc bản địa
- Ngoài ra còn có khuynh hướng sao chép pha trộn các chi tiết của các trào lưu khácnhau không có trật tự nhất định
1.2.1 Kiến trúc thời Pháp thuộc
Sau khi Paul Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và trạm hànhchính ở Lâm Viên Năm 1906, sau khi tham khảo ý kiến các đoàn khảo sát và theo đề
Trang 14nghị của bác sĩ Tardif, Hội đồng quốc phòng Đông Dương quyết định chọn cao nguyênLâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng vì hội đủ điều kiện cần thiết Tuy vậy, cho đến hết nhiệm
kỳ của Toàn quyền Klobukowski (1908 - 1910), mọi hoạt động chẳng tiến triển được baonhiêu Thị trưởng Champoudry cùng hội đồng thị xã của ông trong giai đoạn này “không
có một khoản ngân sách đáng kể, không có một sự trợ giúp nào cả” Trong giai đoạn nàycũng có vài công trình được xây dựng như: trạm khí tượng từ Đan Kia; lữ quán cho kháchvãng lai, tiền thân của Khách sạn Hôtel du Lac đặt ở vị trí (Khách sạn Hàng Không ngàynay); đường sắt Tháp Chàm - Xóm Gòn hoàn thành sau 6 năm xây dựng (1909)
Từ năm 1916-1926, trải qua nhiều biến động của lịch sử, dân số tại Đà Lạt ngàycàng tăng Về mặt hành chính, Đà Lạt trong giai đoạn này trở thành một đơn vị tự trị vềpháp lý, công sứ - thị trưởng Đà Lạt có những quyền hạn cho phép tiếp nhận đầu tư từngoài vào Lúc này, việc mua đất ở Đà Lạt trở nên sôi động trong giới quan chức và kinhdoanh người Pháp Những công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng: khách sạn Palace(1916 - 1922), ngăn đập xây hồ trên dòng Cam Ly (1919), nhà máy điện (1918), bưu điện,
Năm 1919, Labbé - kỹ sư công chánh, xây dựng hồ nước trên dòng suối Cam Ly Nhiềukhu phố được thành lập phía Nam, Đông - Nam và Tây của Hồ Lớn Người Việt sốngtrong làng Đa Lạc ở phía bắc suối Cam Ly và hướng Tây - Bắc Ngày 16/8/1921, Toànquyền René Robin thành lập khu bảo tồn Trạm Bò rộng 8.000ha Năm 1922 bệnh viện
Năm 1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard nhận nhiệm vụ thiết lập đồ án quy hoạch Đà Lạt.Năm 1923, công trình được hoàn thành với tầm nhìn và dự kiến lớn: xây dựng Đà Lạtthành thủ phủ của Liên bang Đông Dương Theo đồ án quy hoạch, trên dòng suối Cam Ly
sẽ có một chuỗi hồ từ đầu thác Cam Ly lên đến hồ Than Thở, hồ lớn nhất là ở khu vựcHọc viện Lục quân ngày nay Khu công sở sẽ bố trí dọc theo trục này Nhiều đề nghị củatác giả đã không thực tế, vì ngân sách Đông Dương lúc bấy giờ không đủ khả năng đem
đồ án đó ra thực hiện (Hình1.2).
Năm 1933, một chương trình chỉnh trang mới đã được kiến trúc sư Pineau thiết lậptheo một quan điểm thực tế hơn Ông cố gắng bảo tồn các thắng cảnh và dự trù nhiều
Trang 15khoảng đất trống Phía bắc được mở ra cho dân cư đến sinh sống Theo đồ án này, thị xãbao quanh hồ từ phía Tây đến phía Đơng bắc Hệ thống điện, nước, bệnh viện, chợ, cũng đã được xây cất Việc mua bán, sang nhượng cũng như thầu khốn trong xây dựng
dễ dàng, nên khá nhiều cơng trình lớn được mọc lên trong giai đoạn này như:
Năm 1927, xây dựng thêm một nhà máy điện mới
Năm 1930, doanh trại Courbet được thành lập
Năm 1932, đường bộ Đà Lạt trực tiếp nối với Sài Gịn đi ngang qua đèo Blaokhai thơng
Năm 1935, khánh thành trường Lycée Yersin
Năm 1936, thành lập Viện Pasteur
Năm 1937, khai thơng đường số 21 nối Đồng Nai Thượng với Đắc Lắc, dinhTồn quyền được khởi cơng xây dựng
Năm 1938, xây dựng xong ga Đà Lạt
Năm 1939, Trường Thiếu sinh quân được thành lập trên khu vực Trường Đại học
Đà Lạt ngày nay Cĩ nhiều biệt thự ở đường Hoa Lay-ơn (Rue des Glạeuls), Hoa Hồng(Rue des Roses), cư xá Saint Benoit, Tốc độ xây dựng tương đối nhanh: Năm 1936 là
327 căn, năm 1937 là 378 căn, năm 1938 là 398 căn, năm 1939 là 427 căn
Cũng trong giai đoạn này, nhiều dinh thự lớn nổi tiếng của Đà Lạt xây dựng đĩ làDinh I, II, III, là nới dành cho các nguyên thủ quốc gia Đặc điểm của các dinh thự này làluơn được xây trên đỉnh đồi cao, nơi cĩ điểm nhìn đẹp nhất và được bao bọc bởi khu vườnlớn là nơi dạo chơi, ngoạn cảnh
Dinh I là một quần thể cơng trình lớn xây dựng trên một diện tích đất hơn 60 ha, baogồm hầm, trệt, 1 lầu, mái ngĩi đỏ, hình thức mang kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19 Mặtbằng cơng trình đối xứng với lối vào ở giữa và hệ thống cầu thang, hành lang hai bên.Quanh đĩ là một số biệt thự lớn khác (nhà cận vệ quân, ngự lâm quân, các nhà phục vụ )
và bao quanh sân vườn, bể cảnh, đường đi dạo Dinh II và Dinh III chịu ảnh hưởng củatrào lưu cách tân kiến trúc ở châu Âu (1920 1930) của Le Corbusier và Gropius Lúc này,kiến trúc đã bắt đầu phi đối xứng và cĩ hình khối, bố cục tự do Cơng trình cĩ mái bằng,hình khối, bố cục tuy cân đối nhưng khơng đối xứng Mặt bằng được bố cục hiện đại, tồn
Trang 16bộ tầng trệt dành cho các phòng làm việc và tiếp khách gắn tiểu cảnh công viên, vườn.Lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép rất lớn, hoặc qua các sân vườn có cột trụ baoquanh để tạo thành những không gian chuyển tiếp Toàn bộ lầu được dành riêng cho sinhhoạt gia đình Hai công trình này đều có sảnh lớn vươn ra làm mái che để đón khách khi
xe đỗ Hình thức kiến trúc ở hai công trình này cũng bắt đầu khác, chủ yếu đi vào bố cụchình khối chứ ít đi vào chi tiết Mặt bằng linh động, lồi lõm tạo thành những mảng hìnhkhối lớn
Năm 1940, Toàn quyền Decoux muốn biến Đà Lạt thành trung tâm hành chính Kiếntrúc sư Mondet học hỏi trở lại quan điểm của Hébrard: mở rộng Đà Lạt theo hướng Nam -Bắc và quy tụ tập trung các khu vực chức năng lại thành từng cụm Ngoài các khu vựcdành cho các biệt thự và cho nhà của thường dân, đồ án dự trù xung quanh hồ Đà Lạtnhững trung tâm công cộng gồm có:
Trung tâm hành chánh tập hợp các nha sở thuộc phủ toàn quyền Đông Dương
và toà thị chính tập hợp tất cả các ty sở trực thuộc thị xã
Trung tâm thương mại
Trung tâm giải trí và thể thao (sân cù, hồ, thao trường, trường đua ngựa, câu lạc
bộ, nhà thuỷ tạ, vườn trẻ, casino,…)
Thành phố trở nên chật hẹp với sự phát triển quá độ và vô trật tự, một vài khu vựcdân cư được dựng lên một cách gấp rút, tạm bợ, mặc dù Đà Lạt đã là một thành phố xinhđẹp, hài hòa với những viễn cảnh rộng rãi và những khu vực được xây dựng hoàn hảo.Trước tình hình này, Toàn quyền Decoux quyết định phải thiết lập ngay một
“Chương trình chỉnh trang và phát triển Đà Lạt” có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh sự pháttriển của thành phố theo một trật tự hợp lý và hài hòa
Theo tinh thần nghị định ngày 3-9-1941, công tác này được giao cho Sở Quy hoạch
Đô thị và Kiến trúc Trung ương nghiên cứu thực hiện
Trong lúc đó, những biện pháp bảo vệ được áp dụng để chờ đợi ngày công bố đồ ánchỉnh trang: bãi bỏ những nhượng địa trong vùng nội thành, giám sát khai thác hầm đá, bổsung các quy định về phân lô ở vùng vành đai và trong tỉnh Lang Bian, bãi bỏ vùng ngoạiô
Trang 17Trong tờ trình ngày 8-12-1942, kiến trúc sư J Lagisquet - Giám đốc Nha Quy hoạch
đô thị và Kiến trúc Đông Dương đã đánh giá: “Không ai có thể phủ nhận Đà Lạt chiếmmột vị trí đặc biệt thuận lợi ở Viễn Đông, khí hậu, danh lam thắng cảnh, tiềm năng pháttriển làm cho Đà Lạt thành một nơi được ưu đãi, không nơi nào có thể so sánh được ĐàLạt có thể và phải trở thành một nơi nghỉ mát lớn ở Viễn Đông” Từ đó Đà Lạt được chia
ra thành 21 khu vực, đặc trưng của từng khu vực được cụ thể: 7 khu vực cho nhà ở với 5hạng biệt thự, nhà liên căn, nhà chung cư, 2 khu vực cho khu thương mại, khu riêng chocông sở, khách sạn, trường học, thể thao, trồng trọt chăn nuôi, làng nông thôn, bệnh viện
và 4 khu vực không được xây cất, bất kiến tạo dành cho du lịch và tạo các khoảng không.Năm 1945, Đà Lạt đã trở thành “Thủ đô mùa hè” hết sức nhộn nhịp Tốc độ phát triển đô
thị cao: hơn 500 biệt thự được xây cất trong vòng 5 năm (Hình1.2).
Ở thời kì này, nhiều biệt thự tại Đà Lạt được xây dựng với kiểu đa dạng tuy nhiênvẫn mang nhiều nét tương đồng Mỗi biệt thự đều được xâydựng bám địa hình, có vườnhoa, cây xanh, nằm cách xa nhau và có tầm nhìn cảnh quan đẹp (nhìn ra rừng thông, nhìnxuống thung lũng, nhìn về hướng các đỉnh núi Lang Biang), các biệt thự không cao quá
ba tầng Về hình thức kiến trúc, các biệt thự chịu ảnh hưởng nhiều của kiến trúc địaphương Pháp, với một số phong cách điển hình như:
Phong cách kiến trúc vùng Normandie (phía Bắc nước Pháp) (Hình1.4): Có
hoặc không có lầu, khung sườn nhà bằng gỗ, xây chèn gạch Khung sườn nhà có tỷ lệ cânxứng dựa trên mặt bằng hình chữ nhật đơn giản Đôi khi, phần tường dưới bệ cửa sổ đượcxây bằng đá chẻ hoặc bằng gạch nhỏ để trần không tô trát Mái lợp ngói phẳng cỡ nhỏ, có
cửa sổ mái tam giác (lucarne à fronton) Nhà có 2 hoặc 4 mái với mái vạt góc (croupe).
Độ dốc mái lớn, đặc trưng kiểu kiến trúc xứ lạnh
Phong cách kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp) (Hình1.5): Hình
khối thường nằm ngang, thấp và vững chắc, chống đỡ mưa và gió bão tốt Mái ở mặt bên
thường được lợp bằng thạch bản (ardoise) Tường đầu hồi (pignon) hình tam giác có đỉnh
rất nhọn (độ dốc lớn), che kín bờ mái dốc và thường gắn kết với ống khói lò sưởi Mặttường nhà hướng Nam được trổ một vài cửa sổ có kích thước vừa phải để che chắn bên
trong nhà Cửa sổ mái (lucarne) hình tam giác có công dụng lấy sáng cho tầng lầu hoặc
Trang 18cho tầng áp mái Cửa đi và cửa sổ thường được xử lý có khung viền xây bằng đá chẻ kíchthước lớn.
Phong cách kiến trúc vùng Provence (phía Nam nước Pháp) (Hình1.6): Khối
công trình có bố cục nằm ngang Nhà mái ngói hoặc mái bằng, mặt bằng tự do Đối vớinhà lợp mái ngói, độ dốc của mái tương đối thoải Thường sử dụng ngói ống hình máng(tuile canal) lợp âm dương Độ vươn xa của mái không lớn và thường được trang trí thêmbằng 1 hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường
Phong cách kiến trúc vùng Basque(phía Nam nước Pháp) (Hình1.7): Tường
đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (chữ A) nổi lên khung sườn gỗ Có 2 mái không cầnđều nhau: mái dài, mái ngắn Đôi khi mái dài gần sát mặt đất Mái vươn xa ra khỏi tườngđầu hồi và được đỡ bằng các console gỗ Tường xây gạch, quét vôi màu nhạt với nhiềucửa sổ nhỏ bằng gỗ sơn màu sẫm
Phong cách kiến trúc vùng Savoie (phía Đông nước Pháp) (Hình1.8): Tường
đầu hồi là mặt chính của nhà Tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, bao lơn dài suốt mặttường Hình thức kiến trúc có 2 mái, độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầuhồi để che chở cho các cửa đi, cửa sổ và cả balcon
Năm 1942, nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng Năm 1943, bắtđầu xây dựng đường Prenn mới thay đường Prenn cũ Năm 1944, Trường Kiến trúc -Trường Cao đẳng Đông Dương được chuyển vào Đà Lạt Cuối 1944, Sở Địa dư ĐôngDương dời từ Gia Định lên Đà Lạt
Năm 1945, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, một thoả hiệp được ký giữa Tổng thốngPháp Vincent Auriol và vua Bảo Đại được kí:
Năm 1951, phi trường Liên Khàng được nhập vào Đà Lạt, sáp nhập làng Đa Phú,Phước Thành, Trại Mát vào Đà Lạt, ấn định ranh giới thị xã Đà Lạt: phía bắc đến ĐanKia, phía Đông đến núi Láp-bê Nam, phía Nam được xác định theo tọa độ (108o20’ kinhĐông, 12o04' vĩ Bắc), phía Tây - Nam đến sân bay Cam Ly Trong giai đoạn này, Đà Lạthầu như không được xây dựng thêm nhiều công trình, chỉ xây dựng một số trường họcdành cho học sinh miền núi (École montagnarde du Lang Bian), mạng lưới trường họcphát triển như :Trường chỉ huy liên quân thành lập 1950 và Trường Quốc gia Hành chính
Trang 19thành lập năm 1953; trường trung học công lập (Lycée Yersin,Lycée Bảo Long, LycéeVietnamien); trường sơ học công lập (trường Nam sinh Đà Lạt, trường Nữ sinh ĐàLạt,trường Đa Nghĩa, trường Đa Thành, trường Xuân An, trường Tây Hồ và trường ĐaPhước); trường tiểu học công lập (trường Đa Lợi, trường Trung Bắc, trường Đa Phú,trường Phước Thành, trường Tây Hồ và trường miền núi Lang Bian; trường trung tiểu học
tư thục (Notre Dame du Lang Bian, Adran, Ste Marie, Tuệ Quang);…
Từ năm 1954, Việt Nam có nhiều biến đổi về mặt lịch sử, dân số Đà Lạt ngày mộttăng, nền kinh tế của Đà Lạt vẫn định hướng: phát triển kinh tế nghỉ dưỡng - du lịch vànông nghiệp trồng rau hoa Năm 1958, sau Đại hội Lâm Viên - Đà Lạt, chính quyền SàiGòn với chương trình khai thác Cao nguyên Trung Phần muốn biến Đà Lạt thành trungtâm du lịch quốc tế đã mở ra hướng dịch vụ mới về giáo dục và nghiên cứu khoa học vìvậy, rất nhiều trường học, cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo được mở ra như:
Trang 201.2.2 Kiến trúc thời kì 1975- Nay
Năm 1975, tình hình chung của cả nước đều gặp khó khăn, Đà Lạt cũng chịu ảnhhưởng và gặp nhiều khó khăn ở thời kì này và có nhiều thay đổi về mặt hành chính Chỉ
có một ít công trình được xây dựng thêm tại Đà Lạt như: Nghĩa trang Liệt sỹ, Nhà Thiếunhi Lâm Đồng, Đài Phát thanh Truyền hình…
Đến năm 1986 trở về sau, Đà Lạt mới dần được hồi phục để trờ lại thành Trung tâm
du lịch - nghỉ dưỡng Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạchchung thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020 Đà Lạt tổ chức nhiều
hoạt động để vực dậy kinh tế, du khách tìm đến thành phố ngày một đông nên nhiều hệ
thống nhà hàng, khách sạn mới ra đời Một số công trình được tu sửa, chỉnh trang và xâydựng thêm như:
1981 Hoàn thành đập chính hồ chứa nước Chiến Thắng
1982: Nạo vét Hồ Xuân Hương, trồng cây cảnh quanh hồ
1993: Thi công công trình nâng cấp Chợ Đà Lạt
2009: Xây dựng Quảng trường Lâm Viên
Về phong cách và ngôn ngữ kiến trúc, kiến trúc Đà Lạt mang một dáng vẻ rất riêng.Qua thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từphong
cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm, hành lang baoquanh mặt bằng hình chữ nhật; phong cách tân cổ điển với những trang trí phong phúsáng tạo với những kiểu lợp mái bản thạch và cửa sổ tròn trên mái; phong cách kiếntrúc địa phương Pháp thể hiện ở các kiểu biệt thự; phong cách kiến trúc hiện đại vớinhững đường nét ngang bằng sổ thẳng trờ thành nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, để phùhợp với đặc điểm thiên nhiên Đà Lạt, khí hậu thời tiết và cảnh quan môi trường Tuynhiên có nhiều tu sửa, chỉnh trang nhưng trong giai đoạn này, tại Đà Lạt có nhiều côngtrình phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và xây dựng thiếu trật tự, khai thác rừng bừa bãi, …
do còn bị hạn chế trong quản lý đô thị Vì vậy, cảnh quan thiên nhiên của Đà Lạt ngàycàng bị xuống cấp
Trang 211.3 Giới thiệu về nông nghiệp và nông trại tại TP Đà Lạt
1.3.1 Nông nghiệp và nông trại tại Thành phố Đà Lạt
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, trong những năm đầu tiên khai phá vùng đất
Đà Lạt, người Pháp đã chú ý đến sản xuất nông nghiệp Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử,ngành nông nghiệp hiện nay tại Đà Lạt đang rất phát triển và là một trong những ngànhkinh tế trọng điểm của thành phố Nhờ có sự tham gia của các công ty nông nghiệp tưnhân trong nước và nước ngoài như: Dalat Hasfarm Agrivina, Bonnie Farm, Rừng Hoa
Đà Lạt, Langbiang Farm trong lĩnh vực trồng hoa hay Golden Garden, Rau Nhà Xanh,Kim Bằng, Bio-Organics trong sản xuất, sản phẩm hoa và rau của thành phố được tiêuthụ ngoài ở thị trường Việt Nam còn xuất khẩu ra nước ngoài
Từ năm 2014, các sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao được du nhập, chính vìvậy ngành ngông nghiệp tại Đà Lạt đã có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều trangtrại, mô hình liên minh và các hợp tác xã được hình thành Các trang trại sử dụng nhiềucông nghệ mới, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Đà Lạt là một trong những địaphương đi đầu cho việc phát triển về nông nghiệp công nghệ cao và được xem là trungtâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiêu biểu của cả nước Hiện nay, nông trại tại Đà Lạtkhông chỉ đơn thuần để phục vụ sản xuất nông nghiệp mà ngày càng nhiều trang trại làmột điểm tham quan du lịch, giúp cho du khách có một trải nghiệm mới, góp phần thúcđẩy du lịch thành phố Một số trang trại được nhiều khách du lịch biết đến như: Làng hoaThái Phiên; Trang trại Công ty Trà Ngọc Duy; HTX DVNN tổng hợp Tân Tiến; Vườn lanYSA Orchid; Hợp tác xã Xuân Hương; Vườn ươm Lê Hữu Phan… Tại các trang trại, dukhách sẽ được tham quan vườn, giao lưu với nông dân, tìm hiểu về qui trình và cách thứctrồng rau, hoa, dâu tây và cảm nhận về không gian, lối sống của cư dân địa phương
1.3.2 Những khó khăn cho ngành nông nghiệp tại Thành phố Đà Lạt
Sản xuất ngông nghiệp công nghệ cao tuy đem lại nhiều lợi nhuận, giúp phát triểnnông nghiệp của thành phố Đà lạt nhưng đi đôi với nó hệ thống nhà kính, nhà lưới cùng
hệ thống điều hòa nhiệt độ xuất hiện ngày càng nhiều gây lũ lụt, không khí nóng, ônhiễm, … ảnh hưởng xấu đến cảnh quan của thành phố
Trang 22Chính vì vậy, cần phải điều chỉnh quy hoạch, giảm bớt hệ thống nhà kính, nhà lướitrên địa bàn thành phố và chú trọng hơn đến phát triển nông nghiệp xanh gắn với sự bềnvững và thân thiện với môi trường.
1.3.3 Tiềm năng phát triển Farmstay tại TP Đà Lạt
Đà Lạt được biết đến là thành phố du lịch, thu hút số lượng khách tham quan hằngnăm lớn và ổn định Hiện nay, xu hướng du lịch của du khách muốn được hòa mình vớithiên nhiên, trở về với cuộc sống bình dị và yên bình thì farmstay là một trong những loạihình thu hút Vị trí địa lý của Đà Lạt cũng là một trong những ưu điểm để xây dựngfarmstay bởi cần diện tích đất và bầu không khí trong xanh. Đồng thời, Đà Lạt là thànhphố đặc biệt phát triển về nông nghiệp, có nhiều nông hộ, nông trại vì thế có thể vừa trựctiếp tham gia công việc của người nông dân vừa có thể hướng dẫn du khách trải nghiệmdịch vụ tại Farmstay như canh tác, gieo trồng, chăn nuôi, …
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đáng báo động xảy ra ở Đà Lạt, đặc biệt là vấn đề ônhiễm không khí, lũ lụt và hiệu ứng nhà kính Chính vì thế, mô hình du lịch farmstay làmột loại hình du lịch xanh đầy triển vọng và có giá trị tiềm năng to lớn
Hiện nay, tại Đà Lạt cũng có một vài công trình Farmstay được mọc lên, tuy nhiênchỉ có quy mô nhỏ, phát triển trên một nhà vườn hay nơi sản xuất có sẵn của người dânnên chưa được xây dựng có đầu tư và chỉnh chu Một số Farmstay hiện nay thu hút nhiềulượt khách du lịch đến tham quan được kể đến:
Eco-Dream Farmstay: Farmstay có một căn nhà đơn giản, bao quanh một diệntích vườn trái cây (Hình 1.9)
Dalat Milk Farmstay: Dalat Milk Farm là một nông trại bò sữa và mở rộng thêmkhu nhà ở Farmstay cho khách du lịch (Hình 1.10)
DaLach Noah Farmstay: Bao gồm khu ở và nhà vuòn tham quan (Hình 1.11)
Ovi Coffee Farmstay: Bao gồm khu ở và nông trồng cây Cà phê có sẵn của ngườidân (Hình 1.12)
Fam’ily Farmstay: Bao gồm khu ở và nhà vuòn tham quan (Hình 1.13)
Trang 23KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Như vậy qua phần “Tổng quan về kiến trúc Farmstay và kiến trúc tại thành phố ĐàLạt’’, học viên nhận thấy: Farmstay là một loại hình kiến trúc phổ biến ở các nước trênthế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có định nghĩa chính xác nào cho Farmstay và cáckiến trúc Farmstay hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa đầu tư bài bản
Thành phố Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng từ rất lâu đời, thích hợp cho pháttriển nhiều loại hình du lịch, một loại hình du lịch mới được kể đến là farmstay Đà lạt có
vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đẹp và phong phú, kinh tế du lịch và ngànhnông nghiệp phát triển và quá trình phát triển thành phố đã để lại cho Đà Lạt rất nhiềucông trình kiến trúc có giá trị và có thể giúp học viên học hỏi thêm trong quá trình nghiêncứu đề xuất thiết kế farmstay
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, học viên nhận thấy hiện nay Đà Lạt cũng đang
có rất nhiều Farmstay đang phát triển, tuy nhiên chủ yếu chỉ phát triển dựa trên hộ nôngdân, nhà vườn hay quán cà phê và làm thêm một số khu ở nhỏ cho du khách đến thamquan và lưu trú lại để trải nghiệm cuộc sống của nông dân tại Đà Lạt
Những nghiên cứu trong chương I là cơ sở cho học viên đi sâu phân tích, đánhgiá thực trạng cho sự phát triển Kiến trúc Farmstay tại thành phố Đà Lạt Từ tổng quanchương I, học viên rút ra được những nội dung quan trọng, tạo tiền đềnghiên cứu các chương tiếp theo
Hình 1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển thành phố Đà
Trang 24Khu vực gần Hồ Xuân Hương năm
1920
Khu vực gần khách sạn Langbian Palace, ngày nay là khách sạn Dalat Palace năm 1920
Đường sắt Đà Lạt (1903 đến 1928) Khách sạn Langbian Palace, ngày
nay là khách sạn Dalat Palace năm 1920
Quảng cảnh ở khu vực chợ Đà Lạt cũ, nay là rạp Hòa Bình, Đà Lạt thập niên
Trang 25Nguồn: Internet
Hình 1.2. Các đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt
Đồ án quy hoạch đô thị Đà Lạt – Ernest Hébrard - 1923
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Đồ án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt – Vean Lagisquet - 1943
Trang 26Nguồn: Internet
Hình 1.3. Một số công trình xưa tại Đà Lạt
Trường Lycee Yersin Đà Lạt nay là
trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt - 1935
Nhà Địa Dư nay là Cục bản đồ Đà Lạt– 1940
Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt
nay là Nhà thờ Domain - 1948
Nhà Ga Đà Lạt - 1948
Trang 27Nhà thờ đạo Tin Lành - 1948 Du Lac hotel - 1948
Nguồn: Internet
Hình 1.4. Hình ảnh biệt thự tại Đà Lạt mang phong cách Normandie
Biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo – Đà Lạt
Nguồn: Học viên
Hình 1.5. Hình ảnh biệt thự tại Đà Lạt mang phong cách Bretagne
Trang 28Biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo – Đà Lạt
Nguồn: Học viên
Hình 1.6. Hình ảnh biệt thự tại Đà Lạt mang phong cách Provence
Biệt thự 11 Nguyễn Thái Học – Đà Lạt
Nguồn: Học viên
Hình 1.7. Hình ảnh biệt thự tại Đà Lạt mang phong cách Basque
Trang 29Biệt thự 1A Quang Trung – Đà Lạt
Nguồn: Học viên
Hình 1.8. Hình ảnh biệt thự tại Đà Lạt mang phong cách Savoie
Biệt thự 25 Trần Hưng Đạo – Đà Lạt
Nguồn: Internet
Hình 1.9. Eco-Dream Farmstay
Trang 31Nguồn: Học viên
Hình 1.12. Ovi Coffee Farmstay
Nguồn: Học viên
Hình 1.13. Fam’ily Farmstay
Trang 32Nguồn: Học viên
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC FARMSTAY
2.1 Cơ sở hiện trạng tại TP Đà Lạt
2.1.1 Yếu tố văn hóa – lịch sử
Đà Lạt ban đầu được xây dựng để người Pháp có thể đến nghỉ dưỡng và được ví như
“tiểu Paris” thời đó Vì vậy, nhiều biệt thự Pháp, công sở, khách sạn, trường học, … tại
Đà Lạt có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng gắn liền với thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp,tạo nét khác biệt cho Đà Lạt và thu hút nhiều khách tham quan cho đến nay
Hầu hết các công trình đều có tổng thể hình khối nằm ngang và liên kết với thiênnhiên xung quanh Ngày nay, cũng có rất nhiều công trình tại Đà Lạt được xây dựng mới,
có công trình cũng mang lại nét xưa của thời trước nhưng cũng có nhiều công trình kiếntrúc không phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, tàn phá rừng, … làm bộ mặt củathành phố ngày càng trở nên mất mảng xanh và thiếu quy hoạch
Văn hóa Đà Lạt là sự giao thoa giữa phương Đông và phương Tây Không nhữngvậy, dân cư tại Đà Lạt tập trung từ rất nhiều vùng miền, vì vậy Đà Lạt được xen lẫn vănhóa của rất nhiều nơi bao gồm văn hóa bản địa và văn hóa phương Tây
Trang 332.1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội
Thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế- hành chính- xã hội của tỉnh Lâm Đồng baogồm 16 đơn vị hành chính: 12 phường và 4 xã Hiện nay, dân số toàn thành phố (năm2022) khoảng 237.000 người, mật độ dân số 568 người/ km2 Phân bố dân cư chủ yếu ởcác Phường 1,2,6,9, bởi là khu vực phát triển kinh tế xã hội tại Đà Lạt
Nguồn gốc dân cứ ở thành phố Đà Lạt phong phú, đa dạng, nhưng phần lớn là người Kinh, còn lại là người Hoa, người KHo và các dân tộc thiểu
số khác như Tày, Nùng, Chăm, vì vậy văn hóa địa phương rất đa dạng và phong phú.Các ngành nghề mang lại kinh tế trọng điểm cho thành phố Đà Lạt đó là du lịch,dịch vụ và nông nghiệp, theo thống kê, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổngsản phẩm nội địa của thành phố Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đà Lạtnăm 2011 đạt 2.047,400 tỷ đồng Riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngành côngnghiệp chế biến thu hút rất nhiều nguồn lao động để sản xuất một số sản phẩm nổi tiếngcủa Đà Lạt: rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây, … Ngoài ra, chè và cà phê cũng là cácsản phẩm mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao của thành phố Trong thành phố, còn cóthể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâmsản, Năm 2011, thành phố Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%, tổng giá trịkim ngạch xuất khẩu đạt 42,7 triệu đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng26,6 triệu đồng
2.1.3 Yếu tố điều kiện tự nhiên
- Địa hình và địa khối thành phố Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên, có độ cao trungbình 1.520m so với mực nước biển Địa hình có sự phân cắt mạnh: Khu vực phía Bắc vàTây Bắc bị chắn bởi dãy núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thunglũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về huyện Di Linh Địa hình Đà Lạt phânbậc thành 2 bậc rõ rệt
Bậc địa hình thấp: vùng trung tâm, như lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn,dốc thoải, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình 1.500m Bao quanh là các đỉnh núi có độcao khoảng 1.700m tạo vành đai chắn gió
Bên ngoài cao nguyên là các núi trên 1.700m đổ xuống cao nguyên bên dưới
Trang 34Phần lớn khu dân cư và vùng trồng trọt canh tác nông nghiệp tập trung ở các thunglũng và triền núi thấp
- Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng đất đai tại Thành phố Đà Lạt có vị trí vô cùng quantrọng để phát triển ngành nông nghiệp, chủ yếu là đất feralit, thích hợp cho các loại câyrau và hoa
- Khí hậu:
Ở Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa khô trùng với mùa gió mùađông bắc, kéo dài từ tháng XI hàng năm đến tháng IV năm sau Mùa mưa trùng với mùagió mùa tây nam bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X Trong mùa khô, Đà Lạt chịuảnh hưởng của khối không khí biển Đông Đây là khối không khí chủ yếu của gió mùađông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ về ban đêm hạ thấp, biên
độ nhiệt lớn Tuy nhiên, vào những tháng XI, XII và tháng I, khối không khí này thỉnhthoảng bị thay thế bởi khối không khí cực đới biến tính Khi những khối không khí nàyhoạt động mạnh ở miền Bắc thì ở Đà Lạt trời nhiều mây, có mưa nhỏ, gió mạnh, tốc độgió mạnh nhất có thể lên tới trên 20m/s Trong mùa mưa, từ tháng V trở đi, gió mùa đôngbắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt nữa, thay vào đó là khối không khí xíchđạo từ phía Nam tràn lên phía Bắc, khống chế bán đảo Đông Dương Gió mùa tây namđược thiết lập và phát huy ảnh hưởng ở khu vực này mang lại nguồn ẩm chủ yếu chonhững trận mưa lớn và những đợt mưa dài ngày Trong mùa này thời tiết xấu, trời nhiềumây và có mưa, nhiệt độ trung bình ngày và độ ẩm không khí cao Tuy nhiên, khối khôngkhí nhiệt đới Thái Bình Dương thỉnh thoảng vẫn khống chế Đà Lạt trong chế độ rìa cao
áp, do đó trong mùa mưa ở đây vẫn có những thời kỳ thời tiết trở nên trong sáng, tạnh ráo
Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp Nhiệt độ trung bình tháng dao động trong khoảng 19,3oC, trong những tháng nóng nhất nhiệt độ không vượt quá 20oC, trong những thánglạnh nhất nhiệt độ trung bình cũng không thấp hơn 14oC
15,8-Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu từ cuối tháng IV, đầu tháng V và kết thúc vàocuối tháng X sang đầu tháng XI Tuy nhiên, hằng năm mùa mưa có thể xê dịch, thời gianbắt đầu và kết thúc khác nhau, sớm hay muộn, nhưng nhìn chung ở Đà Lạt mùa mưa kéodài khoảng hơn 6 tháng Tổng lượng mưa ở Đà Lạt là 1.739mm Lượng mưa trong năm
Trang 35tập trung chủ yếu vào các tháng VII, IX và X là 3 tháng có sự hoạt động mạnh của trườnggió mùa tây nam Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 78,7% của tổng lượngmưa cả năm (nếu lấy trung bình từ tháng V đến tháng X) Trong mùa khô tổng lượng mưachỉ chiếm khoảng 21,3% của tổng lượng mưa năm Khi bắt đầu vào mùa mưa thường cómưa rào và dông vào buổi chiều Những trận mưa này tuy không kéo dài song cường độmưa lại nhanh nên cũng mang lại một lượng mưa đáng kể (tháng V, VI) Khi bắt đầu bướcsang tháng VII, gió mùa tây nam hoạt động mạnh và dày lên, thường có mưa vừa, mưa to,liên tục kéo dài nhiều ngày Tháng IX, X là hai tháng thường có mưa liên tục nhiều nhất,thậm chí có mưa rất to do ảnh hưởng kết hợp của gió mùa tây nam và một số nhiễu độngnhiệt đới (bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, ) lượng mưa ngày lớn nhất có thể đođược trên 140 mm/24 giờ Mưa lớn và kéo dài đã làm cho tổng lượng mưa trong hai thángnày ở Đà Lạt thường đạt giá trị lớn nhất trong mùa mưa.
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM (mm)
năm
9
RRR : tổng lượng mưa TBNN trong tháng (mm)
JJ : số ngày có mưa TBNN trong tháng (ngày)
Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng
2.1.4 Yếu tố kiến trúc
Trang 362.2 Cơ sở pháp lý
2.2.1 Phát triển Đà Lạt trong quy hoạch chung tỉnh Lâm Đồng
Phát triển Đà Lạt trong Quy hoạch chung Tỉnh Lâm Đồng
Các luật về quy hoạch- xây dựng gồm có:
- Luật xây dựng Số: 50/2014/QH13 Quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Luật quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 quy định về hoạt động quy hoạch đô thịgồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quyhoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt
Các luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học gồm có:
- Luật bảo vệ môi trường Số: 55/2014/QH13 Quy định về hoạt động bảo vệ môi
trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường
- Luật Đa dạng sinh học số: 20/2008/QH12 Quy định về bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn
và phát triển đa dạng sinh học
Các luật về du lịch và văn hóa gồm có:
- Luật du lịch số: 44/2005/QH11 Quy định về tài nguyên du lịch, phát triển sản
phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhânkinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồng dân cư có hoạt động liênquan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch
2.2.2 Vấn đề phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địaphương trong Luật Kiến trúc
Vấn đề phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa
phương trong Luật Kiến trúc
Trang 37- Quyết định 2221/QĐ-UBND về việc ban hành quản lý theo đồ án điều chỉnh Quyhoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050(Quyết định 2221/QĐ-UBND).
- Quyết định số: 769/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Nghị quyết số: 04 - NQ/TU của ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển thành phố ĐàLạt giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
- Kế hoạch số: 3317/KH-UBND Triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TUngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khoá XI) về phát triển thành phố Đà Lạtgiai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
2.2.3 Tiêu chuẩn thiết kế
Các tiêu chuẩn về thiết kế kiến trúc công trình
- TCVN 5065:1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế Tiêu chuẩn này áp dụng để
thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các khách sạn Bao gồm những quy định chung; yêucầu về khu đất xây dựng; nội dung công trình và những yêu cầu về giải pháp kiến trúc;yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và thiết bị điện; yêu cầu về thiết bị vệsinh, cấp thoát nước và điều hòa không khí; yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; yêu cầu vềcông tác hoàn thiện
- TCVN 4391: 2008 Khách sạn Du lịch – Tiêu chuẩn xếp hạng Tiêu chuẩn này quy
định các yêu cầu để xếp hạng khách sạn, không áp dụng để xếp hạng các loại cơ sở lưu trú
du lịch khác Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cảitạo nâng cấp khách sạn
- TCVN 7799:2017 Nhà nghỉ du lịch – Tiêu chuẩn thiết kế Tiêu chuẩn này qui định
các yêu cầu về nhà nghỉ du lịch, không áp dụng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác.Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo cấp nhànghỉ
- TCVN 9506:2012 Cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ liên quan – Thuật ngữ và định nghĩa.
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong các cơ
sở lưu trú du lịch
Trang 38 Các tiêu chuẩn về quy hoạch
- QCXDVN 01-2008 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng
- TCVN 7801:2008 Quy hoạch phát triển khu du lịch – Yêu cầu thiết kế Quy
hoạch phát triển khu du lịch tiêu chuẩn thiết kế trình bày các mục như sau: Phạm vi ápdụng; tài liệu viện dẫn; Thuật ngữ và giải thích; yêu cầu chung; yêu cầu đánh giá tàinguyên và chọn đất phát triển khu du lịch; phân tích, đánh giá thị trường khách và dựbáo các chỉ tiêu phát triển khu du lịch; xác đinh sức chứa khu du lịch,…
- TCVN 7222: 2002 Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước
thải Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các trạm xử lý nước thảisinh hoạt tập trung
Phân theo vị trí, chức năng có thể phân ra các loại khách sạn sau:
- Khách sạn truyền thống (City Hotel)
- Khách sạn căn hộ (Condotel, Residences, Serviced Apartment)
- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort)
- Khu du lịch, làng nghỉ dưỡng (Holiday camp, holiday village)
- Biệt thự kinh doanh du lịch (Villa)
- Căn hộ kinh doanh du lịch
- Khu cắm trại du lịch (Camping site)
- Khách sạn sân bay (Airport Hotel)
- Khách sạn sòng bạc (Casino)
- Khách sạn thương mại (Commercial Hotel)
- Nhà ở cho thuê du lịch (Homestay)
Trang 392.3.2 Nông trại truyền thống và Farmstay
Nông trại ( Farm) là một khu vực có diện tích tương đối rộng dùng để sản xuất nôngnghiệp: trồng lúa, sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, … hoặcchuyên dụng cung cấp nguyên liệu cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Tùy theo mục đích sử dụng, đất nông trại được chia thành:
Đất trồng cây hằng năm: trồng lúa nước, trồng các cây ngắn ngày
Đất trồng cây lâu năm: trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ và bóng mát
Trang trại muối
Trang trại nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp sử dụng với mục đích khác về trang trại
Quy định về đất sử dụng cho nông trại:
- Đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhânsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối tại khoản 1, điều 54 Luật Đất đai thì được tiếptục sử dụng theo quy định tại khoản 1, điều 126 Luật Đất đai
- Đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếpsản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối khi hết thời hạn được giao phải chuyển sangthuê đất
- Đất được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận khoáncủa tổ chức, do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì sẽ được tiếp tục sử dụng theo Luật đấtđai 2013
Hiện nay, Farmstay tuy đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng vẫn là khái niệm mới, chưađược phổ biến
Bảng so sánh Nông trại truyền thống, khách sạn nghỉ dưỡng và Farmstay
Đặc điểm Nông trại Khách sạn nghỉ
Chỉ có diện tích đấtdành cho xây dựngcông trình khách sạn
Vừa có diện tích đất dànhcho công trình ở, nghỉdưỡng; vừa có diện tíchđất dành cho nông trại