Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đạiNhận biết:- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lờingười kể chuyện, lời nhân vật.- Nhận biết đề
Trang 1BÀI 6:
Ngày soạn
Ngày dạy:
ÔN TẬP CHÂN DUNG CUỘC SỐNG
CẤU TRÚC GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6 – BỘ KNTTVCS LỚP 8:
(tiết)
1 Đọc hiểu: Ôn tập văn bản truyện hiện đại
I Ôn tập lý thuyết
1 Đặc điểm cốt truyện
2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại
II Thực hành đọc hiểu văn bản truyện hiện đại (10 đề)(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
* Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.
- Ôn tập cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại:
+ Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thểcủa tác phẩm văn học
+ Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
+ Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọctác phẩm văn học
- Ôn tập đặc điểm của trợ từ, thán từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụnghiệu quả
- Ôn tập cách viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
Trang 22 Phẩm chất:
- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc
B PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1 Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án ôn tập.
2 Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính…
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1 Mục tiêu: HS ôn tập nhanh những kiến thức đã học buổi sáng.
2 Nội dung hoạt động: Tổ chức trò chơi học tập.
3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
4 Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Vòng quay văn học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV phổ biến luật chơi:
- GV mời 2 HS lên tham gia trò chơi.
- Có 9 ô câu hỏi và 1 vòng quay may mắn.Trong đó 8 ô chứa câu hỏi và 1 ô may mắn (khôngcần trả lời câu hỏi mà sẽ tham gia luôn quay vòng quay may mắn và nhận điểm)
- HS lần lượt chọn câu hỏi, trả lời đúng sẽ được tham gia quay vòng quay may mắn, quay vào
số điểm nào, người chơi sẽ nhận được điểm số đó; nếu trả lời sai, quyền trả lời thuộc về ngườichơi còn lại Nếu người chơi còn lại trả lời đúng sẽ được tham gia quay vòng quay may mắn vànhận điểm
- Cứ như vậy sau khi trả lời hết câu hỏi, người chơi nào nhiều điểm hơn thì sẽ giành chiếnthắng
Bước 2: GV đọc từng câu hỏi; HS đứng vào vị trí GV hướng dẫn để tham gia trò chơi
Bước 3: Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 5s để suy nghĩ và chọn đáp án.
Bước 4 GV công bố kết quả
Trang 3Gợi ý nhóm câu hỏi:
=> Hệ thống câu hỏi:
Câu 1 Nối cột A với cột B
1 Cốt truyện đơn tuyến a Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để
nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc đượcnói đến ở từ ngữ đó
2 Cốt truyện đa tuyến b Là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện
3 Trợ từ c Là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc
của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp
4 Thán từ d Là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự
kiện
Đáp án: 1-b; 2-d; 3-a; 4-c
Câu 2 Tác phẩm Mắt sói (Đa-ni-en Pen-nắc) có cốt truyện như thế nào?
A Cốt truyện đa tuyến với kiểu truyện lồng truyện
B.Cốt truyện đơn tuyến với kiểu truyện lồng truyện
C.Linh hoạt lúc thì đa tuyến lúc thì đơn tuyến
D Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 3 Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích “Mắt sói” ở SHS?
A Sói Lam C Cáo
C Phi Châu D Sư Tử
Câu 4 Vì sao trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long không đặt tên cụ
thể cho các nhân vật?
A Vì cuộc gặp của họ bất ngờ, vội vã, không đủ thời gian để xưng tên
B Vì muốn làm nổi bật dụng ý nghệ thuật: Họ là đại diện cho những con người lao động bình
dị, vô danh, sống đẹp có mặt ở khắp nơi
C Vì họ là những người bình thường, không đáng được nhớ tên
D Vì nhà văn muốn xóa mờ đi hình ảnh con người để tô đậm vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa
Câu 5 Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
A Tác giả
B Anh thanh niên
C Ông họa sĩ già
D Cô kĩ sư nông nghiệp
Câu 6 Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?
A Đối tượng giao tiếp
B Ngữ điệu
C Hoàn cảnh giao tiếp
Trang 4D Cả A và B đúng
Câu 7 Dòng nào chứa các thán từ gọi đáp?
A a, ái, ơ, ô hay, than ôi
B này, ơi, vâng, dạ, ừ
C đích, chính, những, có
D a, ái, ơ, đích, chính
Câu 8 Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?
A Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay
tôi đi học
B Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
C Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!
D Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tham gia trò chơi
- GV động viên, khích lệ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP BÀI HỌC 6
1 Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu văn
bản truyện hiện đại; nhận biết được đặc điểm và hiểu được chức năng của trợ từ, thán từ; viếtvăn bản nghị luận phân tích một tác phẩm (truyện)
2 Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn
tập
3 Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4 Tổ chức thực hiện hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoạigợi mở; hoạt động nhóm,
- GV hướng dẫn HS luyện đề đọc hiểu, thực hành các bài tập tiếng Việt và thực hành viết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
Trang 5- Ôn tập kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện hiện đại:
+ Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thểcủa tác phẩm văn học
+ Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
+ Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọctác phẩm văn học
- Thực hành đọc hiểu các đề đọc hiểu văn bản truyện hiện đại ngoài SGK
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
2 Phẩm chất
- Biết trân trọng những sáng tác văn học.
- Có ý thức ôn tập củng cố bài học
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2 Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, hệ thống các bài tập.
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thực hành bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản đọc hiểu văn bảntruyện hiện đại của bài học 6
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
Trang 6So sánh Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến
Phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiềubình diện của đời sống gắn với sốphận các nhân vật chính của tácphẩm
3 Ví dụ Truyện “Bầy chim chìa vôi” (Nguyễn
Quang Thiều): Truyện xoay quanh
sự kiện hai cậu bé Mon và Mên tìmcách cứu bầy chim chìa vôi trong đêmmưa lớn
Tiểu thuyết “Dế Mèn phiêu lưu kí”:Tiểu thuyết có 10 chương, mỗichương sẽ gắn với một hành trình,một bài học của Dế Mèn trong cuộcphiêu lưu qua thế giới loài vật và loàingười
2 Kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại
Nhận biết:
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời
người kể chuyện, lời nhân vật
- Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện
- Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện
- Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật
Thông hiểu:
- Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện
- Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ
đề, tư tưởng của tác phẩm
- Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
Vận dụng:
- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bảnthân
Vận dụng cao:
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải
ý nghĩa, thông điệp của văn bản
- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệthuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân
PHẦN II THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Trang 7*Cấu trúc đề đọc hiểu 6,0 điểm:
Chương/
Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
dụng
Vận dụng cao Đọc hiểu
thơ
Truyện Nhận biết:
- Nhận biết được đề tài, câuchuyện, sự kiện, chi tiết tiêubiểu, không gian, thời gian, nhânvật trong truyện ngắn/ tiểuthuyết hiện đại
- Nhận biết được người kểchuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôithứ nhất), lời người kể chuyện,lời nhân vật trong truyện ngắn/
tiểu thuyết hiện đại
- Nhận biết được điểm nhìn, sựthay đổi điểm nhìn; sự nối kếtgiữa lời người kể chuyện và lờicủa nhân vật
- Nhận biết một số đặc điểm củangôn ngữ văn học trong truyệnngắn/ tiểu thuyết hiện đại
- Phân tích được đặc điểm, vị trí,vai trò của của nhân vật trongtruyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại;
lí giải được ý nghĩa của nhân vật
- Nêu được chủ đề (chủ đề chính
và chủ đề phụ trong văn bản
Trang 8nhiều chủ đề) của tác phẩm
- Phân tích và lí giải được thái
độ và tư tưởng của tác giả thểhiện trong văn bản
- Phát hiện và lí giải được cácgiá trị văn hóa, triết lí nhân sinhcủa tác phẩm
Vận dụng:
- Nêu được ý nghĩa hay tác độngcủa văn bản tới quan niệm, cáchnhìn của cá nhân với văn học vàcuộc sống
- Thể hiện thái độ đồng tình hoặckhông đồng tình với các vấn đềđặt ra từ văn bản
Vận dụng cao:
- Vận dụng kinh nghiệm đọc, trảinghiệm về cuộc sống, hiểu biết
về lịch sử văn học để nhận xét,đánh giá ý nghĩa, giá trị của tácphẩm
- So sánh được hai văn bản vănhọc cùng đề tài ở các giai đoạnkhác nhau; liên tưởng, mở rộngvấn đề để hiểu sâu hơn với tácphẩm
Đề số 01: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
(Lược đoạn mở đầu: Lượng cùng tiểu đội lính pháo binh về làng Đằng đóng quân trong
những ngày đầu kháng chiến Họ xin ở nhờ nhà một bà cụ nghèo Nhà chỉ có hai mẹ con, cô
con gái là du kích, tên Thận…)
Chúng tôi đóng quân trong làng, cấu trúc trận địa phòng ngự xong thì giặc tràn tới Chúng từ các làng mạn trên thị xã tiến xuống Tiếng súng cối nổ từ sáng sớm Trên mé đường cái, xe cộ, súng ống, lính Tây, lính ngụy bắt đầu dàn đội hình chuẩn bị tiến vào làng Trong bữa cơm liên hoan, quân dân ở sân đình, các cụ phụ lão cùng ban chỉ huy bộ đội đã chỉ tay về hướng địch mà thề sống chết có nhau Đơn vị chúng tôi hôm đó phòng ngự cố thủ Gần hai
Trang 9trăm đồng bào không chịu tản cư, cương quyết ở lại cùng bộ đội đánh giặc Đội du kích xã bám sát bên từng hố chiến đấu của chúng tôi Gần chiều, các làng xung quanh trông thấy lửa bốc lên từ lũy tre làng Đằng Địch đã chiếm được nửa làng Tôi bị thương nặng Địch xung phong vào lối ngõ nhà Thận, nhà tôi ở Lúc trông thấy những bóng áo trắng của lính Tây lấp
ló sau cái ngõ trống, tôi bảo Thận: “Cô quay lại phía sau xem đồng bào còn ai thì dắt xuống hầm, mau!” Thận không nghe Cô chỉ có một thanh mã tấu, liền vứt thanh mã tấu xuống, nhặt lấy cây tiểu liên của tôi bắn chết một tên địch rồi cõng tôi lui về phía sau Đêm ấy, đơn vị chúng tôi phá vòng vây thoát ra ngoài Trừ một số du kích ở lại bám sát địch, nhân dân lại gồng gánh ra đi theo bộ đội Một hàng cáng thương binh từ sân đình theo con ngòi sau làng lặng lẽ tiến ra bờ sông Thong Tôi nằm trên chiếc võng bà mẹ Thận thường hay nằm Người cáng tôi đêm ấy chẳng phải ai khác lại chính là Thận Năm năm rồi, lúc nào tôi cũng như trông thấy một mép khăn mỏ quạ bay lất phất trên cái cổ cao rám nắng, và thanh mã tấu in hằn xuống một bên vai áo nâu cứ đánh lách cách bên thanh đòn khiêng.
[…] Đêm ấy trời chưa lạnh lắm Không có sóng nhưng tôi vẫn nghe tiếng róc rách dưới lưng Bầu trời đỏ lửa, nhưng vãi đầy sao Mỗi vì sao như những con mắt nhấp nháy nhìn chúng tôi Thận đỡ tôi nằm trên tấm ván lát mạn đò Giữa trời sao khuya, một đôi mắt đen và to khẽ chớp Tim tôi đập rộn lên trong cái chớp mắt ấy Thận cẩn thận gài lại mép chăn cho tôi rồi cúi xuống, sát hơn: “Anh chóng lành để trở về giết thật nhiều giặc nhé - Anh đừng quên em!” Tôi thò tay ra ngoài mép chăn nắm chặt lấy bàn tay ram ráp bụi cát và ấm áp Thận nhẹ nhàng
xô đò ra Tôi nằm dưới đò, nghe tiếng sóng Thong vỗ nhè nhẹ và nhìn theo cái bóng bé nhỏ của cô du kích đi khuất trong những vạt lúa đang trỗ Tôi phỏng đoán sáng ngày mai địch lại tiếp tục càn lớn.
(Lược một đoạn: Nhân vật tôi kể lại lần về làng Đằng tìm gia đình Thận Nhà Thận bị
giặc đốt, chưa kịp dựng lại Hai mẹ con đi nơi khác Nhân vật tôi viết lại mấy chữ rồi gài vào gốc cây mai với hi vọng một ngày Thận sẽ về và nhận được tin mình Cuối cùng nhân vật tôi cũng tìm được Thận.)
[….] Chúng tôi gặp nhau quá đột ngột Cổ tôi như bị nghẹn Dưới ánh sao lờ mờ, tôi khao khát ngắm khuôn mặt Thận và để cho tình yêu giấu kín bấy lâu tự nó trào lên trong lòng mình Chúng tôi đều mừng và xúc động không nói nên lời … Thận châm một ngọn đèn nhỏ Bên ánh đèn, tôi thấy khuôn ngực Thận phập phồng Tôi biết Thận đang xúc động Tôi thương Thận quá! Mới mấy năm mà trông Thận gầy và già đi nhiều Đôi mắt ngày xưa trong sáng bây giờ đã thâm quầng, hằn lên những nét lo nghĩ Gương mặt trái xoan hiền hậu cũng trở nên rắn rỏi và cương nghị
Tôi không biết hỏi chuyện gì trước với Thận Thời gian chúng tôi xa nhau có bao nhiêu chuyện xảy ra
- Bây giờ nhà ta ở đâu, em? – Tôi buột miệng hỏi.
Trang 10- Em ở nhiều nơi, thỉnh thoảng mới tạt về nhà.
- Vậy mẹ ở đâu?
- Mẹ mất rồi!
- Sao?
- Chúng nó giết mẹ rồi, anh ạ!
Tôi ôm khẩu súng vào lòng, đầu óc choáng váng Tôi hỏi thêm:
- Bây giờ em làm gì?
Thận ngồi sát tôi hơn:
- Em hoạt động cho đoàn thể.
- Em được kết nạp vào Đảng rồi ư?
Câu 2 Nhân vật tôi là ai?
A Một người dân ven đường
B Một người dân làng Đằng
C Một người dẫn đường
D Người chiến sĩ tên Lượng
Câu 3 Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A Nhân vật tôi được Thận cứu khi bị thương nặng.
B Nhân vật tôi gặp lại Thận sau nhiều năm xa cách.
C Thận bị thương nặng sau trận càn của địch
Trang 11Câu 5 Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn “Tôi nằm dưới
đò, nghe tiếng sóng Thong vỗ nhè nhẹ và nhìn theo cái bóng bé nhỏ của cô du kích đi khuất trong những vạt lúa đang trỗ.”?
A Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh sự thong thả của nhân vật tôi.
B Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh sự thong thả của nhân vật Thận
C Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của nhân vật tôi.
D Gợi tình cảm chân thành của nhân vật tôi.
Câu 6 Câu nào sau đây chứa thán từ?
A Anh đừng quên em!”
B Mẹ mất rồi!
C Bây giờ nhà ta ở đâu, em?
D Vâng
Câu 7 Nhân vật tôi bộc lộ tình cảm gì đối với Thận qua câu văn sau:“Mới mấy năm mà trông
Thận gầy và già đi nhiều”?
A Xót xa, thương cảm
B Yêu thương, hờn trách
C Nhớ nhung, mong mỏi
D Nuối tiếc, đau đớn
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8 Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thận qua đoạn trích.
Câu 9 Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích.
Câu 10 Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn 5 -7 câu nêu suy nghĩ về sức mạnh của tình
4 B Quyết đoán, dứt khoát
5 C Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của nhân vật tôi
6 D Vâng
7 A Xót xa, thương cảm
8 Vẻ đẹp của nhân vật Thận qua đoạn trích:
- Là người con gái yêu quê hương, gắn bó với quê hương
- Hành động quyết đoán, dũng cảm trước kẻ thù; thủy chung với cách mạng
- Hết lòng vì đồng đội, giàu tình yêu thương
9 Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện:
- Làm cho đoạn trích trở lên sinh động, hấp dẫn
Trang 12- Yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ hình dung khung cảnh đêm trên sông và vẻ đẹpdịu dàng, kín đáo của Thận.
- Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi – ngườichiến sĩ tên Lượng
10 *Hình thức: Viết đoạn văn, đảm bảo dung lượng và hình thức đoạn văn
*Nội dung: HS nêu được suy nghĩ về sức mạnh của tình đồng chí trong khángchiến:
- Giúp mỗi người chiến sĩ, du kích dũng cảm chiến đấu với kẻ thù
- Giúp những người lính vượt lên bao khó khăn, thử hách
-
Đề số 02: Đọc đoạn trích sau:
Tôi và con trai đi máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội Chuyến đi máy bay đầu đời của tôi và đương nhiên con tôi cũng thế Cũng xin nói thêm, đáng lý chúng tôi bay ngày nhưng bay đêm giảm giá, đành vậy.
[ ]
- Làm sao con nhìn thấy mây!
Ừ thì tôi cũng như nó, vẫn mong nhìn thấy mây khi chính mình đi xuyên qua Tôi nói mà thấy mình muốn khóc.
- Chẳng sao đâu con, con vẫn nhìn thấy, có điều chúng đen thui.
8 giờ 30 cất cánh, nhưng mới 5 giờ sân bay đã lố nhố người
[ ]
Tệ thật, những chiếc giỏ xách, chẳng lẽ chúng quan trọng hơn đứa con của mình à? Quan trọng đến nỗi mình ôm chặt giỏ xách mà không thèm ôm đứa con? Tôi chột dạ Nhưng đó cũng chỉ là ý nghĩ loáng thoáng khi gởi hành lý thôi Bây giờ tôi đã trống hai tay để mà ôm nó rồi Cũng may thằng bé không nghĩ đến chuyện này lâu Nó đang phân vân về chiếc máy bay.
- Con muốn được đi chiếc màu xanh Nó lại có vẻ to hơn chiếc màu trắng.
- Ừ, bố cũng thấy thế.
[ ]
Thằng con tôi nhắm bộ êm êm Nó êm cũng đúng thôi Nó mới 10 tuổi làm sao mưu mẹo bằng cái đầu già của thằng cha nó Làm sao nó có thể hiểu cuộc đời này, nếu không được đi chiếc máy bay màu xanh, thì sẽ có những chiếc màu vàng, màu đỏ thay vào Hoặc không có máy bay thì người ta đi bằng xe đò, xe máy… Người ta thay đổi phương tiện cho bằng được để đạt mục đích Sài Gòn - Hà Nội, Hà Nội - Sài Gòn Người ta thay thế bầu trời bằng mặt đất thì
có sao đâu?
[…]
Trang 13Tôi dợm bước định nhổm dậy thì máy bay chênh vênh rơi vào vùng khí loãng Bầu trời bên ngoài tối sắc lại Xa xa nhợt nhạt, tôi nhìn thấy một quầng mây u tối Trước khi đi, tôi đã từng
ao ước nhìn thấy mây Thế mà bỗng dưng tôi đã quên nó một cách nhanh chóng chỉ vì những thứ tầm phào, những thứ quái đản mà tôi không thể đoán trước Tôi nhìn ra bầu trời một lần nữa Chẳng thấy ngôi sao nào Cũng chẳng nhìn thấy ánh đèn trên mặt đất Có lẽ chúng tôi đã cách xa nhau lắm rồi, cái mặt đất, cánh đồng, cái chỗ ngồi của tôi Thế là tôi ở lại.
Đèn máy bay đã giảm Một vài người thiu thiu ngủ Thật lạ lùng Người ta có thể ngủ được khi chính bản thân mình đang được bay lên trên bầu trời ư! Tôi thử nhắm mắt, nhưng không thể nhắm được Tâm hồn tôi hỗn loạn, chênh vênh như có những tiếng nổ lớn Tôi bay lên trên cao rồi tôi lại chìm xuống dưới Tôi chìm sâu vào tâm hồn tôi.
Bất ngờ một bàn tay nhỏ nhắn đập vào vai tôi, nói cái điều mà tôi chẳng muốn:
- Bố, dậy đi Đã tới nơi rồi.
[ ]
Từng đoàn người đã đứng lên chật lối đi Đã đến lúc dùng dằng thì cũng phải ra về.
- Con có thức từ đầu đến cuối không? Tôi hỏi.
- Có.
- Vậy thì được rồi Tôi an ủi nó Con hãy nhìn chiếc máy bay cho kỹ đi Bởi vì vòng về chúng
ta sẽ đi tàu lửa Và chúng ta cũng chẳng có tiền nhiều để mà đi máy bay lần thứ hai, lần thứ
ba Nhưng dù sao khi cúi xuống ruộng, con vẫn có thể ngẩng đầu lên trời mà nói rằng, con đã từng bay qua cái khoảng trời này Con đã từng đi trên chiếc máy bay này.
- Chẳng ai tin con đâu.
- Ừ, bố cũng biết thế, làm sao họ có thể tin được.
- Họ lại không có mẹ ở xa
Thằng con tôi đã vui trở lại Ngẫm nghĩ một hồi nó lại nói tiếp:
- Và nhất là họ không thể… tiểu đến chín lần trên bầu trời.
Bên ngoài mặt đất hiền hòa đón lại chúng tôi như thể chúng tôi không thể thoát được chúng.
(Trích Cha và con và… tàu bay, Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà
C Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D Không xác định được
Câu 3 Bối cảnh của câu chuyện là gì?
Trang 14A Hai bố con đi trên chuyến bay giảm giá, vào ban đêm từ Sài Gòn ra Hà Nội.
B Hai bố con đi trên chuyến bay vào ban ngày, ra nước ngoài
C Hai bố con tưởng tượng là đang cùng được đi máy bay, ngắm mây trắng
D Hai bố con với những rắc rối khi đi máy bay lần đầu
Câu 4 Nhân vật bố cảm thấy như thế nào khi trót ngủ quên trên máy bay?
A Hạnh phúc, thoải mái
B Tiếc nuối
C Vui vẻ
D Đau khổ
Câu 5 Trong đoạn văn: “Tệ thật, những chiếc giỏ xách, chẳng lẽ chúng quan trọng hơn đứa
con của mình à? Quan trọng đến nỗi mình ôm chặt giỏ xách mà không thèm ôm đứa con? Tôi chột dạ”, nhân vật người bố được khắc họa ở phương diện nào?
A Hành động
B Trang phục
C Suy nghĩ
D Lời nói
Câu 6 Tại sao trong câu chuyện, nhiều lần người bố lại muốn khóc?
A Vì bố thương con không thể thực hiện ước mơ được ngắm mây và ân hận vì mình đã ngủquên và bỏ qua khoảng khắc tuyệt vời trên máy bay cùng con
B Vì lúc về họ sẽ đi phương tiện khác, họ không có tiền để đi máy bay
C Vì bố rất tự hào, hãnh diện vì được cùng con đi máy bay
D Vì hai bố con sắp được gặp mẹ
Câu 7 Câu nói: “- Vậy thì được rồi Tôi an ủi nó Con hãy nhìn chiếc máy bay cho kỹ đi Bởi
vì vòng về chúng ta sẽ đi tàu lửa Và chúng ta cũng chẳng có tiền nhiều để mà đi máy bay lần thứ hai, lần thứ ba Nhưng dù sao khi cúi xuống ruộng, con vẫn có thể ngẩng đầu lên trời mà nói rằng, con đã từng bay qua cái khoảng trời này Con đã từng đi trên chiếc máy bay này” của
người bố cho thấy vẻ đẹp nào của nhân vật này?
A Một ông bố luôn yêu thương, thấu hiểu, trân trọng ước mơ và cảm xúc của con trai
B Một ông bố gia trưởng, kiểm soát mọi suy nghĩ của con
C Một ông bố thích khoe khoang, tự mãn
D Cả A, B, C đều đúng
Câu 8 Các từ in đậm trrong câu văn sau thuộc từ loại nào?
“Làm sao nó có thể hiểu cuộc đời này, nếu không được đi chiếc máy bay màu xanh, thì sẽ
có những chiếc màu vàng, màu đỏ thay vào.”
A Tính từ
B Động từ
Trang 15C Trợ từ
D Danh từ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9 Chỉ ra và nêu tác dụng của cách kết thúc của truyện ngắn.
Câu 10 Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10
dòng), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bố và tình cảm của người con đối với bố
6 A Vì bố thương con không thể thực hiện ước mơ được ngắm mây và ân hận vì mình
đã ngủ quên và bỏ qua khoảng khắc tuyệt vời trên máy bay cùng con
7 A Một ông bố luôn yêu thương, thấu hiểu, trân trọng ước mơ và cảm xúc của contrai
8 D Danh từ
9 - Cách kết thúc truyện bất ngờ: sau bao nhiêu hào hứng, chờ đợi, mơ ước đượcsống trong cảm giác tuyệt vời khi đi máy bay; người bố lại ngủ quên khi ngồi trênmáy bay cùng con
- Tác dụng:
+ Tạo sự cuốn hút, hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc
+ Thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những ước mơ, khao khát của con và sâuthẳm hơn chính là tình thương yêu, thấu hiểu của người cha dành cho con
+ Gợi nhắc bậc làm cha mẹ đôi khi vô tình mà bỏ qua những khoảnh khắc tuyệt vờicùng con cái
10 *Hình thức: Viết đoạn văn, đảm bảo dung lượng và hình thức đoạn văn
*Nội dung: HS nêu được cảm nhận của em về hình ảnh người bố và tình cảm củangười con đối với bố:
- Người bố trong văn bản luôn dành cho con những tình thương yêu sâu nặng,thương con, thấu hiểu, trân trọng ước mơ của con: ngắm mây trắng khi đi trên máybay, được đi chiếc máy bay mà xanh, …
- Tình cảm của người con: yêu kính, trân trọng, tự hào về bố, cảm thấy tin tưởng,hạnh phúc khi ở bên bố
…
Đề số 03: Đọc đoạn trích sau:
Trang 16Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ Một thân cây vút cao lên trước mặt Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.
Nghe thấy bà đi vào Thanh nằm yên giả vờ ngủ Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra Bà xuống bếp làm cơm hẳn Tiếng dép nhỏ dần.
(Trích Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr 165-166)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A Bà B Cha
C Thanh D Mẹ
Câu 2 Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai
C Ngôi thứ ba D Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3 Tác giả chọn điểm nhìn từ nhân vật nào?
A Từ bà B Từ nhân vật chính
C Từ người mẹ D Từ một người bạn
Câu 4 Đoạn trích sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B Tự sự, miêu tả, biểu cảm
C Tự sự, miêu tả, thuyết minh
D Tự sự, miêu tả, nghị luận
Câu 5 Đâu là những chi tiết miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích?
A lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.
B vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình, không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra
C Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng
D lá cây rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn.
Câu 6 Dòng nào nêu đúng tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích?
Trang 17A Cảm thấy vui vẻ, hào hứng, mê say trước vẻ đẹp của quê nhà.
B Cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát củahương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà
C Cảm thấy buồn bã, não nê vì khung cảnh quá yên tĩnh
D Cảm thấy tiếc nuối vì tuổi thơ đã đi qua, không còn được bà che chở, âu yếm
Câu 7 Nhân vật chính trong đoạn trích được khắc họa chủ yếu qua phương diện nào?
A Lời nói
B Hành động
C Tâm trạng, cảm xúc
D Ngoại hình
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn sau:
“Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.”
Câu 9 Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.
Câu 10 Viết đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lối sống chậmtrong cuộc sống
5 D lá cây rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn
6 B Cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mátcủa hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà
7 C Tâm trạng, cảm xúc
8 - Biện pháp tu từ: liệt kê – liệt kê các hành động, cử chỉ của người bà đối với cháu:
săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi.
+ Giúp câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn
9 Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện:
- Làm cho truyện trở lên sinh động, hấp dẫn
- Thể hiện rõ hơn không gian cảnh vật nơi khu vườn và căn nhà nơi Thanh trở về
và thể hiện sâu hơn mạch tâm trạng, cảm xúc của Thanh
Trang 18- Góp phần tạo nên một truyện không có cốt truyện, êm đềm như một bài thơ trữtình.
- Góp phần tạo nên giọng điệu chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình
10 * Hình thức: Viết đoạn văn, đảm bảo dung lượng và hình thức đoạn văn
*Nội dung: HS bày tỏ suy nghĩ về lối sống chậm:
- Sống chậm là toàn tâm, toàn ý với việc mình đang làm
- Sống chậm sẽ giúp chúng ta có cảm giác thư thái, bình yên, giúp chúng ta có thờigian suy nghĩ, để thấu hiểu và thông cảm với những mảnh đời bất hạnh, giúp chotoàn xã hội gắn kết với nhau hơn Đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả nhữngsuy nghĩ của mình
- Sống chậm ở đây không phải là cố níu giữ thời gian mà là để ta nhìn lại cuộcsống, nhìn lại chính mình,
Đề bài 04: Đọc văn bản sau:
– Ăn thêm cái nữa đi con!
– Ngán quá, con không ăn đâu!
– Ráng ăn thêm một cái, má thương Ngoan đi cưng!
– Con nói là không ăn mà Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn
Thằng anh phùng má thổi Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn
– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh
Con bé nói rồi thút thít
– Ừ Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
(Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 Câu chuyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A Tự sự
B Biểu cảm
Trang 19D Có sự chuyển đổi ngôi kể
Câu 3 Trong câu: “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám,
Câu 4 Đoạn trích trên khắc họa nhân vật bằng cách nào?
A Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật
B Qua ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật
C Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật
D Qua suy nghĩ của nhân vật
Câu 5 Đâu không phải là lí do khiến cậu bé con nhà giàu vứt miếng bánh đi?
A Vì cậu bé không muốn ăn
B Vì cậu bé không biết trân trọng những gì mình đang có
C Vì người mẹ cưng chiều
D Vì chiếc bánh không được mua ở tiệm bánh cậu bé thích
Câu 6 Tình huống gay cấn trong truyện ngắn là tình huống nào?
A Đứa bé con nhà giàu gạt mạnh tay khiến chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng
B Hai anh em nhà nghèo nhặt được miếng bánh
C Hai anh em nhà nghèo thổi bánh, miếng bánh bất ngờ rơi xuống cống
D Hai anh em nhà nghèo chia nhau liếm những ngón tay dính bánh
Câu 7 Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A Ca ngợi tình cảm anh em gắn bó, yêu thương trong hoàn cảnh bất hạnh
B Nhấn mạnh những cảnh đời nghèo khổ của không ít trẻ em hiện nay
C Diễn tả cuộc sống giàu có, đầy đủ của nhiều đứa trẻ
D Sự khác biệt của những cảnh đời
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Trang 20Câu 8 Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè Cho em ba ngón, anh chỉ
liếm hai ngón thôi” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện?
Câu 9 Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì sao?
Câu 10 Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 – 8 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về
ý nghĩa tình yêu thương trong cuộc sống
4 C Qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của các nhân vật
5 D Vì chiếc bánh không được mua ở tiệm bánh cậu bé thích
6 C Hai anh em nhà nghèo thổi bánh, miếng bánh bất ngờ rơi xuống cống
7 A Ca ngợi tình cảm anh em gắn bó, yêu thương trong hoàn cảnh bất hạnh
8 - Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè Cho em ba
ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi” có tác dụng trong việc thể hiện nội dung
+ Gợi nhắc mọi người lối sống đùm bọc, sẻ chia, nhân ái, …
9 Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì đã gợi được nhiều tầng
nghĩa
- Nghĩa tả thực: Bụi đã dính vào bánh khó lòng thổi mà có thể đi hết
- Nghĩa biểu tượng: Những lớp bụi trên bánh kia cũng chính là những cơ cựcvất vả mà hai anh em đã trải qua, nó sẽ mãi hằn dấu trong cuộc đời của haiđứa trẻ Nhưng cũng chính lớp bụi đời đó khiến tình cảm của hai anh em càngtrở nên gắn bó, khăng khít hơn
+ HS bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người bằng đoạn văn
Trang 21[…] Một lần thằng con tôi lại sơ ý Con khướu lại vù bay Nó bay đi lần này, cả nhà không lo buồn như lần trước Bởi đoán thế nào nó cũng quay về Và đúng như cũ Thằng lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời Người trong nhà không còn ai phập phồng nữa, biết chắc là chốc nữa nó sẽ lại sà xuống chui vào lồng.
Chỉ có thằng út là vẫn háo hức đi tìm một chỗ núp rình xem, với nó như một trò chơi hồi hộp lý thú.
Trên vòm lá, con khướu lại hót Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về Và từ trên vòm
lá nó lao xuống.
Khi nó lao xuống đến lưng chừng thì trên trời bỗng vang lên tiếng hót của một con chim trời Tiếng hót của con chim lạ ấy tôi nghe thảnh thót hơn và cũng dịu dàng hơn, chắc là con chim mái.
Tiếng con chim trời ấy đã cứu con khướu nhà Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.
Thế rồi con trước con sau như hai mũi tên đen, đuổi nhau lượn vòng vòng trên tán cây, vừa lượn đuổi vừa hót.
Rồi từ xa, hai con vụt bay đến nhau, khi vừa đến bên nhau thì chúng dựng cánh, cùng vút thẳng lên trời cao Rồi xòe cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỉ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều Cái vòng lượn của đôi chim mỗi lúc rộng ra, và tiếng hót mỗi lúc, mỗi lúc từ xa cho đến xa
Trang 22Chiều hôm sau thằng con lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời, đợi con khướu Nhưng con khướu không về trên vòm lá Thằng con tôi kiên nhẫn, chiều hôm sau lại mang cái lồng ra Tôi bảo:
- Thôi dẹp đi Nó không về nữa đâu.
- Sao vậy ba? - Thằng út tôi hỏi.
- Thôi dẹp đi, ba biết nó không về
Tôi nghĩ mà không nói Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó
về với cảnh thênh thang của đất trời Và nó là chim - chim thì phải bay Chim bay
(Trích Con khướu sổ lồng, Nguyễn Quang Sáng, Con mèo của Phu-gi-ta,
NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 Ý nào nói đúng về phương thức chính của đoạn trích?
A Tự sự B Miêu tả
C Biểu cảm D Thuyết minh
Câu 2 Ngôi kể của câu chuyện trên là gì?
A Ngôi thứ nhất
B Ngôi thứ hai
C Ngôi thứ ba
D Có sự chuyển đổi ngôi kể
Câu 3 Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên qua hình ảnh con chim khướu
B Ca ngợi tiếng hót của con chim khướu
C Kể lại chuyện con chim khướu sổ lồng hai lần khiến cả gia đình nhân vật “tôi” lo lắng
D Kể về cuộc sống của con chim Khướu thoát khỏi cái lồng trở về thế giới tự do
Câu 4 Dòng nào nói đúng tâm trạng của những người trong gia đình nhân vật “tôi” khi biết
con khướu sổ lồng lần hai?
A Buồn bã, thấy trống vắng
B Lo lắng cho con khướu
C Không lo lắng vì đoán thế nào nó cũng về
D Vui vì thấy con khướu trở về cuộc sống tự do
Câu 5 Không gian nghệ thuật nào được khắc hoạ trong đoạn trích?
A Đình làng B Cánh đồng
C Cái lồng, khu vườn treo, bầu trời tự do D Chợ
Câu 6 Đề tài của truyện có đoạn trích là gì?
A Tình cảm gia đình
B Cuộc sống của thiên nhiên
Trang 23C Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
D Mối quan hệ giữa con người và con người
Câu 7 Câu văn “Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc trong
giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỉ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A Nhân hóa, so sánh
B Nhân hóa, ẩn dụ
C Nói quá, so sánh
D Liệt kê, so sánh
Câu 8 Đoạn văn: “Trên vòm lá, con Khướu lại hót Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã
về Và từ trên vòm lá nó lao xuống.” không sử dụng phép liên kết nào?
A Phép lặp
B Phép nối
C Phép thế
D Phép cùng trường liên tưởng
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 9 Nêu cảm nhận của em về chi tiết “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con khướu nhà Đang
lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.”
Câu 10 Em có đồng tình với việc nuôi nhốt chim không? Vì sao?
4 C Không lo lắng vì đoán thế nào nó cũng về
5 C Cái lồng, khu vườn treo, bầu trời tự do
6 C Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
7 A Nhân hóa, so sánh
8 D Phép cùng trường liên tưởng
9 “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà Đang lao thẳng xuống vực
thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.” là một chi tiết đặc sắc,
vừa tả thực vừa giàu sức gợi:
+ Tác giả tả thực vẻ đẹp của con chim Khướu với dáng bay tuyệt đẹp: sau khi “đang lao xuống vực thẳm của chiếc lồng”, có giây phút dừng lại để
“ưỡn ngực”, rồi “dựng đôi cánh xiên lên nền trời xanh thẳm.”
Trang 24+ Tác giả đã miêu tả được sự chuyển biến tâm lí của con Khướu đầy tinh
tế: Dường như nó đã có một cuộc bứt phá, vượt qua được chính mình,trong giây lát, con Khướu đã đưa ra quyết định rất rõ ràng Hành động
“ưỡn ngực” giống như một quyết định mạnh mẽ, dứt khoát từ bỏ cuộc sống
chật chội, tù túng do người khác tạo ra, để đến với thế giới tự do
Gợi ra ý nghĩa câu chuyện: Tự do chỉ tìm thấy khi có tình yêu đích thực,
mới đủ để bứt phá, và khi được sống đời tự do thì đó mới là cuộc sống đíchthực, có ý nghĩa Đó là điều mà con người, ai cũng cần phải biết tôn trọng vàtrân trọng,…
10 HS có thể trả lời một trong hai quan điểm: đồng tình/ không đồng tình
-Đồng tình:
Vì nuôi chim nhốt lồng, ngắm chim, nghe chim hót tạo cho con ngườigiây phút thư thái, giảm stress, vơi đi những áp lực của cuộc sống Tiếnghót của loài chim đem lại niềm vui, cảm giác bình yên, là liều thuốc tinhthần cho con người, …
-Không đồng tình:
+ Vì con người phải biết tôn trọng thiên nhiên
+ Trả chim về với bầu trời chính là cho nó cuộc sống đích thực, cuộc sống
tự do, đầy ý nghĩa+ Việc nuôi nhốt chim là việc làm đáng lên án vì chim sinh ra là để bay,cũng như con người cũng cần có cuộc sống tự do, cất cao tiếng hót, chínhđiều đó mới mang lại niềm vui cho mọi người
Đề số 06:
Đọc văn bản:
Cha tôi thế hệ 5X, chớm già Sinh năm Canh Dần, theo tuổi bà mụ, tính đến nay cha vừa tròn năm mươi chín tuổi Hơn nửa thế kỷ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà Cha tôi lấy vợ muộn và lại muộn đường con cái bởi đi chinh chiến hết miền Nam rồi sang Campuchia đến năm 1989 mới về nước, sau ở lì Tây Nguyên thỉnh thoảng mới về nhà
[ ]
Cha trở về, cha mang theo nguyên hình vị đại tá tại ngũ Sáng mới năm giờ, cha đã gọi tôi dậy lên sân thượng tập thể dục Cha hô một hai, một hai, con cũng hô một hai một hai đến mức sáng bảnh bà hàng phố ngó đầu sang bảo: “Nhà mày đang huấn luyện tân binh à?”.
Mẹ tôi không giận cứ cười ngặt nghẽo.
Trang 25Cha tôi đọc báo nghe đài, xem ti vi Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất Nó mà dây vào nghiện hút thì không những đời nó tàn mà cả nhà khổ, ông sẽ mất con Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng,
sợ vợ làm ăn đổ bể Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi.
Tối, cha bắt cả nhà đi ngủ sớm Riêng điểm này thì tôi khó chịu lắm, cứ mặt nặng mày nhẹ với cha Bấy lâu nay quen sống tự do, tôi học hành ấm ớ rồi lướt web, chơi game, hoặc chat với mấy đứa “chíp con” cùng lớp đến một, hai giờ sáng Một tuần, mẹ tôi sáu ngày đến vũ trường nhảy nhót, hoặc đi uống cà phê đến khuya mới về Chị Mai mải xem phim Hàn Quốc liên miên Cái thứ phim toàn khóc lóc, thất tình, ung thư, hoặc bệnh máu trắng rồi ân hận, sám hối có gì đáng đồng tiền bát gạo mà lấy mất thời gian của chị tôi đến thế? Cha về Cha thiết quân luật Đừng hòng ai thức khuya quá mười một giờ đêm Cha bảo: “Cứ như đơn vị bố thì chín giờ rưỡi là kèn báo ngủ đã tèn teng tèn teng Anh nào có muốn đọc nốt bài báo cũng không được vì trực ban tắt điện” Chị Mai tôi than thở: “Cứ thế này thì tao đến phải lấy chồng mất thôi, chạy trốn vào nhà bà mẹ chồng có khi còn tự do hơn”.
Tuy có ca thán về cha, nhưng chị Mai thương cha vô cùng Cái dạo chị mới năm sáu tuổi, cha về phép Một cái khung xe đạp, một con búp bê tóc vàng, vài mảnh vải cho vợ con; vậy mà cả nhà vẫn đầm ấm, hạnh phúc, vui vẻ Cha rất quý con gái Ngày ấy, gia đình tôi chưa chuyển lên Hà Nội ở Chiều chiều, cha tôi dẫn con gái đi dọc triền đê nhìn đồng quê sông nước Hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo quân hàm đỏ chói, bàn tay to dầy thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may cứ đi theo chị tôi suốt tuổi thơ đến bây giờ Nhưng, ám ảnh, sợ hãi nhất là khi cha khoác ba lô trả phép Ngày ấy, bên chiến trường Campuchia đánh bọn Pôn Pốt vẫn đang ác liệt Cha phải đi, bên ấy có nhiều việc đang chờ Con gái và cha vừa ấm hơi, quen nhau thì cha đã ra đi Cha không muốn mẹ đưa ra tận ga tàu, cha sợ những giọt nước mắt sụt sùi Mẹ và chị tôi tiễn chân cha ra đầu làng Cha âu yếm nhìn vợ, rồi ôm hôn con gái, cha bảo mẹ tôi: “Em và con về đi” Cha thả con gái xuống và quay lưng rảo bước, những bước chân dài đạp trên đá mạt rào rạo, vội vã, thỉnh thoảng quay lại vẫy vẫy tay Bỗng chị tôi khóc thét lên và cùn cụt chạy theo cha Cha tôi quay lại ôm choàng lấy con gái Nước mắt chị tôi nhoen nhoét vào gương mặt dãi dầu từng trải của cha Mẹ tôi bảo: “Hay anh ở lại, mai hãy đi” Cha tôi bảo: “Em đừng buồn Anh
mà ở lại thì anh không đi được nữa Thôi nào con, cho bố đi nào” Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại Mẹ và chị tôi thầm thũi khóc nhìn bóng cha tôi cứ xa dần, mờ dần.
Hầu như tôi không có kỷ niệm ấu thơ với cha Cha nhẹ nhàng với con gái bao nhiêu thì nghiêm khắc với con trai bấy nhiêu Hễ lần nào tôi đi học luyện thi về là cha hỏi han từng li
Trang 26từng tí: “Hôm nay con học môn gì? Con có tiếp thu được không? ” Tất nhiên, tôi khó chịu ra mặt, trả lời qua loa đôi chút Lúc cha chưa về, mẹ chẳng bao giờ xét nét tôi như thế.[ ]
(Trích Cha Tôi – Sương Nguyệt Minh, theo https://isach.info/story.php)
C Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D Không xác định được
Câu 3 Cuộc sống trong gia đình “ tôi” bắt đầu xáo trộn khi nào?
A Chị Mai đi lấy chồng
B Tôi đi học
C Người cha trở về
D Người cha thất nghiệp
Câu 4 Nhận xét nào không đúng về người cha trong văn bản trên?
A Giàu tình yêu thương, luôn lo lắng cho con
B Nghiêm khắc trong cách giáo dục con
C Yêu nước, sống có trách nhiệm với tổ quốc
D Lạc hậu, cổ hủ và bảo thủ
Câu 5 Câu văn “ Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại”
cho thấy điều gì?
A Tình yêu mặn nồng son sắt, thủy chung của cha với gia đình, vợ con
B Thái độ cương quyết và tinh thần trách nhiệm của cha với tổ quốc
C Tâm trạng buồn bã, lưu luyến của người cha khi chia tay vợ con đi đánh giặc
D Thái độ hời hợt, không quan tâm đến vợ con của người cha
Câu 6 Câu văn nào sau đây sử dụng trợ từ?
A Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất
B Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể
C Tuy có ca thán về cha, nhưng chị Mai thương cha vô cùng.
D Lúc cha chưa về, mẹ chẳng bao giờ xét nét tôi như thế.
Câu 7 Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã thể hiện tình cảm gì với nhân vật người cha trong đoạn
trích?
A Yêu mến, kính trọng
B Xót xa, thương cảm
Trang 27C Căm ghét, oán trách
D Mỉa mai, châm biếm
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8 Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoan: “Lúc nào, cha tôi
cũng cảm thấy bất ổn Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ
vợ làm ăn đổ bể Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi?
Câu 9 Theo em, vì sao “hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo quân hàm đỏ chói, bàn tay
to dầy thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may” lại đi theo chị tôi suốt tuổi thơ đến bây giờ?
Câu 10 Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người cha trong
5 B Thái độ cương quyết và tinh thần trách nhiệm của cha với tổ quốc
6 B Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ
làm ăn đổ bể
7 A Yêu mến, kính trọng
8 - Biện pháp tu từ: Liệt kê những nỗi lo sợ của người cha, khiến cho Cha luôn
cảm thấy bất ổn như: lo con trai ra đường tai nạn, về nhà hư hỏng Lo cho vợlàm ăn đổ bể,
- Tác dụng:
+ Làm tăng tính biểu đạt cho đoạn văn
+ Nhấn mạnh những nỗi lo lắng, tấm lòng yêu thương của người Cha dànhcho con cái, gia đình
9 HS bày tỏ suy nghĩ của bản thân: Hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo
quân hàm đỏ chói, bàn tay to dầy thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may” lại đi theo chị tôi
suốt tuổi thơ đến bây giờ vì:
- Đây là những phút giây hiếm hoi chị “tôi” được ở bên cha thời thơ ấu khingười cha luôn bận việc nhà binh
- Hình ảnh đẹp đẽ giữa cha và con gái: Cha vẫn trong bộ áo nhà binh, đầy oaidũng, là chỗ dựa vững chắc cho con gái nhỏ, trong khung cảnh nên thơ, thanh
Trang 28bình hiếm hoi giữa lúc chiến tranh đang ác liệt.
- Hình ảnh cho thấy tình cảm cha con đong đầy yêu thương
10 * Hình thức: Viết đoạn văn, đảm bảo dung lượng và hình thức đoạn văn
*Nội dung: HS nêu cảm nhận về hình ảnh người cha trong đoạn trích:
+ Giàu tình thương yêu, luôn lo lắng và mong những điều tốt đẹp nhất đến vớicon cái, gia đình
+ Nghiêm khắc trong cách giáo dục con, kỷ luật với bản thân, gia đình+ Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước
ấm thân; các người hoàn toàn thất vọng khi thấy con leo cau đến tận buồng mà lại hỏng ăn Ðiền tạng yếu quá, không được nhận vào công sở; và các người đã vội cho là tiền con đi học thật là tiền vất xuống sông Nhưng Ðiền tin rằng: cái học thức của Ðiền tuy chẳng giúp Ðiền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Ðiền nhiều lắm Chỉ nói một cái nhờ nó mà Ðiền đọc nổi văn thơ, và nhờ văn thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của giăng Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền Đối với thị, giăng chỉ là… đỡ tốn hai xu dầu!”
(Trích “Giăng sáng” - Nam Cao, Trang 223, Tuyển tập Nam Cao,
NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2000)
Câu 2 Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai C Ngôi thứ ba D Cả A và B
Trang 29Câu 3 Phép liên kết hình thức nào được sử dụng trong những câu văn sau: “Ðiền rất yêu
giăng Cái ấy cũng là thường, bởi óc Ðiền đẫm văn thơ Có đọc văn thơ, mới biết giăng là một cái đẹp và quý lắm Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời Giăng tỏa mộng xuống trần gian.”?
Câu 5 Trong mắt Điền, vợ Điền là người như thế nào?
A Là người phụ nữ biết tiết kiệm cho gia đình
B Là người phụ nữ mơ mộng, có tâm hồn lãng mạn
C Là người phụ nữ với tâm hồn khô cằn, không hiểu được vẻ đẹp của ánh trăng
D Là người vợ thấu hiểu được suy nghĩ và những khao vọng của chồng
Câu 6 Trong đoạn trích, nhân vật Điền được khắc họa chủ yếu ở phương diện nào?
A Ngoại hình
B Hành động
C Lời nói
D Nội tâm
Câu 7 Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A Nói về niềm say mê và khát vọng văn chương lãng mạn của Điền
B Nói về ý nghĩa của ánh trăng đối với nhà thơ, nhà văn
C Nói về ý nghĩa của việc đi học với bản thân Điền và mọi người
D Nói về thân phận bất hạnh của người trí thức trước cách mạng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong những câu văn sau:
“Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời Giăng tỏa mộng xuống trần gian Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn Giăng, ơi giăng!”
Câu 9 Anh/Chị có đồng ý với quan điểm sau của nhân vật Điền không? Vì sao?
Trang 30“Ðiền tin rằng: cái học thức của Ðiền tuy chẳng giúp Ðiền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Ðiền nhiều lắm Chỉ nói một cái nhờ nó mà Ðiền đọc nổi văn thơ, và nhờ văn thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của giăng.”
Câu 10 Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nhận xét về người trí thức trước Cách mạng tháng
9 - Quan điểm: Học thức dù không giúp con người có cái ăn nhưng cũng có thể
giúp con người thưởng thức được cái đẹp của gió, trăng
- HS nêu quan điểm: Đồng tình/ không đồng tình
- Lí giải:
+ Nếu đồng tình thì có thể lí giải: Học thức rất quan trọng đối với đời sốngcủa con người, nhất là đời sống tâm hồn Học thức làm phong phú đời sốngtâm hồn con người, giúp con người biết cảm nhận và đón nhận vẻ đẹp của thiênnhiên và cuộc sống Nhờ thế mà cuộc sống trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn
+ Nếu không đồng tình, có thể lí giải: học thức quan trọng nhất là phải giúpcon người sống được, nếu học thức không giúp con người kiếm nổi miếng ănthì việc thưởng thức cái đẹp của gió trăng cũng chẳng có ý nghĩa gì
Trang 31thức không giúp họ ổn định cuộc sống.
- Họ rơi vào bi kịch tinh thần, sống cuộc sống đời thừa, vô nghĩa
Đề số 08:
Đọc đoạn trích sau:
[ ]
Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Lão hu hu khóc
- Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng Tôi cho nó ăn cơm Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiển, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … [ ]
Mặt lão nghiêm trang lại
- Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
Và lão kể Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm
Trang 32nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả
- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu Lão vừa xin tôi một ít bả chó
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên Hắn thì thầm:
- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão Lão định cho nó xơi một bữa Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc Tôi mải mốt chạy sang Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà Tôi xồng xộc chạy vào Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần
áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão Lão vật
vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết Cái chết thật là dữ dội Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì
mà đau đớn và bất thình lình như vậy Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn
và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết! chứ không chịu bán đi một sào ”.
Trang 33(Lão Hạc, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2000)
Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích viết về vấn đề gì?
A Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất quý báu tiềmtàng của họ
B Cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ đến cùng cực của người nông dân
C Tình cảm cảm động của con người đối với con vật trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn
D Tình cảm của người cha luôn quan tâm và thương yêu con hết mực
Câu 3 Đoạn văn sau có mấy từ tượng thanh?
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Lão hu hu khóc ”
A Một từ
B Hai từ
C Ba từ
D Bốn từ
Câu 4 Sự kiện nào không được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A Lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin bán cậu Vàng
B Con trai lão đòi cưới vợ nhưng lão không đủ tiền lo cho nó
C Lão Hạc gửi tiền ông giáo giữ hộ
C Ông giáo nghĩ lão Hạc đã thay đổi về nhân cách
D Cái chết dữ dội và bất thình lình của lão Hạc
Câu 6 Sự xuất hiện của nhân vật Binh Tư có tác dụng nêu bật đức tính gì ở lão Hạc?
A Lão rất biết tận dụng thời cơ để cải thiện đời sống
B Lão Hạc rất hiền lành, không quan tâm đến chuyện hàng xóm
B Lão Hạc rất yêu thương con và yêu thương con chó Vàng
C Lão Hạc rất yêu thương con và yêu thương con chó Vàng
Trang 34D Lão Hạc trước sau vẫn sống một cuộc đời đạm bạc, thật thà và lương thiện.
Câu 7 Qua đoạn trích trên, em hiểu lão Hạc là người như thế nào?
A Là một người nông dân sống ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình, sẵn sàng bán rẻ người khác
B Là một người nông dân có số phận đau thương, yêu thương con tha thiết và có những phẩmchất vô cùng cao quý
C Là một người nông dân có thái độ sống cao thượng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người
D Là một người nông dân gàn dở, ngu ngốc, bần tiện
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 8 Chỉ ra và nêu tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên.
Câu 9 Suy nghĩ, thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào khi chứng
kiến cái chết của lão Hạc?
Câu 10 Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của lão Hạc lúc
sang nhà ông giáo báo tin bán chó
GỢI Ý
1 B Truyện ngắn
2 A Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất
quý báu tiềm tàng của họ
3 A Một từ
4 C Ông giáo và con Vàng
5 C Lão Hạc trước sau vẫn sống một cuộc đời đạm bạc, thật thà và lương thiện
6 D Lão Hạc trước sau vẫn sống một cuộc đời đạm bạc, thật thà và lương thiện
7 B Là một người nông dân có số phận đau thương, yêu thương con tha thiết và có
những phẩm chất vô cùng cao quý
8 - Xác định ngôi kể của truyện: Truyện “Lão Hạc” được kể ở ngôi thứ nhất (ông
giáo là người kể chuyện, xưng tôi).
- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất:
+ Ông giáo – người tham gia câu chuyện, chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kểlại câu chuyện khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn, khách quan,cuộc đời lão Hạc như một cuốn phim buồn, là cuộc đời đặc trưng cho nhiều ngườinông dân khác Với cách kể này, câu chuyện được kể như những lời giãi bày tâm
sự, cuốn hút độc giả dõi theo
+ Việc lựa chọn ngôi kể này còn giúp cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên tựnhiên, linh hoạt hơn, lời kể chuyển dịch trong mọi không gian, thời gian kết hợpgiữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc
9 Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, nhân vật “tôi” có suy nghĩ, thái độ tình cảm
đối với lão Hạc:
- Suy nghĩ chứa chất nhiều day dứt, suy tư về nhân thế “Không cuộc đời chưa
Trang 35hẳn đã đáng buồn mà có đáng buồn thì đáng buồn theo nghĩa khác”.
- Tình cảm, thái độ dành cho lão Hạc: Thương cảm, xót xa khi chứng kiến cái
chết của lão Hạc và nguyện làm theo những mong muốn của lão Hạc để lão ra đi
được nhẹ lòng; trân trọng, cảm phục nhân cách cao thượng của lão Hạc
10 - Hình thức: 01 đoạn văn với dung lượng khoảng 5- 7 câu
- Nội dung: HS cảm nhận được tâm trạng của lão Hạc: Tập trung nêu cảm nhận
về tâm trạng đau đớn, buổn khổ của lão Hạc khi bán cậu Vàng…
+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc, xót xa, ân hận vì đã lừa một con chó “nó làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử như muốn bảo với tôi rằng: “A! Cái lão già này tệ lắm! Tôi
ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”
+ Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng (qua việc kể lại chuyện thằng Mục,thằng Xiên bắt nó như thế nào)
+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn kiếp tôi chẳng hạn!”
Đề số 09:
Đọc đoạn trích sau:
(Tóm tắt đoạn trước: Truyện kể về gia đình Dần, đó là một gia đình nghèo khổ ở nông thôn
Việt Nam vào thời điểm trước Cách mạng tháng Tám 1945 Dần là con gái lớn của một giađình nông dân nghèo Dần đẹp nết, rất hay làm Mẹ Dần cho Dần đi ở từ năm 12 tuổi để nhà đỡmột miệng ăn, lại có được cái ăn, biết việc để làm Nhưng được ít bữa, Dần vẫn gầy, khóc xin
mẹ ở nhà chứ không đi ở nhà bà Chánh Thương mẹ, Dần đi ở được hai năm Mẹ chết vì đi tả,
bố Dần xin Dần trở lại nhà coi sóc các em để bố đi làm Nhưng cuộc sống mỗi ngày một khóthêm, tiền mất giá, hết lụt lội lại hạn hán Một đêm sau khi tâm sự với con, bố Dần nói với Dần
về chuyện sẽ gả Dần đi cho đỡ một miệng ăn, để bố Dần lên rừng kiếm kế sinh nhai Dần được
gả cho một gia đình đã dạm trước đó hơn một năm, vào cái ngày mẹ Dần mất, họ đã đưa cho bốDần hai chục bạc để lo ma cho mẹ Dần Thương bố, Dần chấp nhận một đám cưới.)
[ ]
Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần mới đến Cả hai cùng mặc quần áo cánh.
Bà mẹ khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả Vào đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu [ ] Bà mẹ chồng có lời ngay:
- Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu, mà xét ra, như thế này thì thật ông thương
quá, thương mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả, khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà lại lấy làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm Chúng tôi xử thế này thật quả là
Trang 36không phải Nhưng lạy Trời, lạy Ðất!… Chúng tôi cũng muốn nghĩ thế nào kia nhưng ông trời ông ấy chỉ cho nghĩ đến thế thôi, thì cũng phải rầu lòng mà chín bỏ làm mười, chứ như ông thì thật một bỏ làm mười, mà không được một cũng bỏ làm mười Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được [ ].
Rồi ông ngồi lử thử Bởi vì ông buồn lắm Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi Ðêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai
để ngược… Chao ôi! Buồn biết mấy?… Ông đờ đẫn cả người Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá… A thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn, chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa… Ông buồn quá Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn Bà thông gia, trái lại nhiều lời lắm Bà vui vẻ Bà nói luôn Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần Bà thì chỉ một lần thôi, bởi vì bà có mỗi một mống con trai Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có nhiều tiền Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu Chưa cưới được vợ về cho con, thì còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng… Công việc của bà, mười phần xong đến chín phần rồi Còn một tý chút nữa mà thôi Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả Người ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ…
Ðến tối, đám cưới mới ra đi Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai Ông bố vợ đã tưởng không đi Nhưng bà mẹ chồng cố mời Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái
áo ấy trên vai Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng Chú rể dắt đứa
em lớn của Dần Còn thằng bé thì ông bố cõng Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…
(Trích Một đám cưới, Tuyển tập Nam Cao, NXB lao động, tr.135-138)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai C Ngôi thứ ba D Cả A và C
Câu 2 Đề tài của truyện ngắn “Một đám cưới” là gì?
A Làng quê Việt Nam trong mùa sưu thuế trước năm 1945
Trang 37B Người dân nghèo Việt Nam Cách mạng tháng Tám 1945
C Người trí thức nghèo Việt Nam Cách mạng tháng Tám 1945
D Phong tục cưới xin trong xã hội cũ
Câu 3 Chủ đề của truyện ngắn “Một đám cưới” là gì?
A Số phận trong những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
B Tình yêu thương con người
C Vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
D Cuộc đời, số phận khổ đau, bế tắc và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo ViệtNam trước Cách mạng tháng Tám
Câu 4 Thời gian được nói tới trong đoạn trích là gì?
A Từ sáng tới trưa
B Từ trưa tới xế chiều
C Từ xế chiều tới đêm tối
D Từ đêm khuya tới sáng hôm sau
Câu 5 Đoạn trích trên chủ yếu kể về câu chuyện gì?
A Ba cha con Dần sống đầm ấm, hạnh phúc bên nhau
B Đám cưới của đôi trẻ nhiều niềm vui
C Cảnh dẫn dâu nhiều xót xa
B Nhân từ, bao dung với các con
C Mưu mô, tính toán để gả con gái đi lấy chồng sớm
D Khéo léo, sắp đặt cuộc hôn nhân cho con gái
Câu 8 Ý nào đúng nhất khi nói về giọng điệu của Nam Cao trong đoạn trích trên?
A Giọng điệu trữ tình, cảm thương
B Giọng điệu khách quan, lạnh lùng
C Giọng điệu lạnh lùng, mỉa mai
D Giọng điệu suy ngẫm, triết lí
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9 Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cả bọn đi lủi thủi
trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…
Trang 38Câu 10 Nhận xét về tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho cô dâu Dần trong đoạn trích
trên
GỢI Ý
1 C Ngôi thứ ba
2 B Người dân nghèo Việt Nam Cách mạng tháng Tám 1945
3 A Số phận trong những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
4 C Từ xế chiều tới đêm tối
5 C Cảnh dẫn dâu nhiều xót xa
6 D Sụt sịt (từ tượng thanh; 03 từ còn lại là từ tượng hình)
7 A Lo lắng và thương các con
8 B Giọng điệu khách quan, lạnh lùng
9 - Câu văn sử dụng biện pháp tu từ: So sánh So sánh “Cả bọn (sáu người trong đám cưới Dần) đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối” với “một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ”.
- Hiệu quả:
+ Làm nổi bật không khí ảm đảm, buồn bã và tình cảnh thảm hại, nghèo khổ củamột đám cưới giữa nạn đói ở vùng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng
+ Làm cho câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm giúp người đọc hình dung cụ thể hơn
về cảnh ngộ, dáng điệu, không khí của đám người đi đưa dâu
+ Thể hiện tình thương cảm sâu sắc của tác giả đối với cô dâu Dần – nhân vậtchính của đám cưới – cũng như tất cả những con người đói khổ trong câu chuyện
10 Nhận xét về tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho cô dâu Dần trong đoạn trích:
- Tình cảm mà nhà văn Nam Cao dành cho cô dâu Dần trong văn bản trên:
+ Xót xa, thương cảm cho Dần khi phải trải qua ngày trọng đại nhất cuộc đời mộtngười con gái một cách buồn tẻ, thảm thương
+ Chia sẻ, đồng cảm với những nỗi niềm và cảm xúc mà Dần trải qua trong ngày cưới của chính mình: ngại ngùng trước mẹ chồng; bịn rịn lưu luyến với cha và hai em; vừa chấp thuận lấy chồng theo sự xếp sắp của cha lại vừa không muốn lấy
Trang 39mặt chữ nhỏ như con kiến, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi và lẩm bẩm Rồi cụ ngồi nhỏm dậy, sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ Nhưng thường cụ chỉ trích lấy một câu
ở những bài thơ đọc rất kỹ lưỡng đó Ngày năm câu, ngày ba câu, một ngày gần đấy, cuốn sách đã đặc những dòng chữ thảo chép những câu thơ rút ở cổ thi Cô Tú theo lời cha dặn, đã
đi mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang
to bằng hai ngón tay…
- Đừng nghịch, thầy trông thấy, thầy mắng chết Giấy này để làm gì à?
- Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ.
- Thả thơ? Có làm thơ thì có, chứ thầy và các anh ấy có nói thả thơ bao giờ.
Cô Tú vốn yêu những cậu học trò nhỏ tuổi của cha mình như một người chị lớn đối với
em út, cô không khỏi nín cười để giảng:
- Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ có sáu chữ thôi Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ “vòng” Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ thì các em rõ ngay Các em biết câu: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần" đấy chứ? Ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy.
Và định vòng chữ "hướng" ở đoạn dưới Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã Tần" Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy lên thì thường phải ngâm: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã "vòng" Tần"; Chữ "vòng" đây thay vào chỗ để trống Bây giờ mới nói đến những chữ "thả" ra Thí dụ thầy thả năm chữ: “cố”, “tại”, “vọng”, “phản” và luôn cả cái chữ “hướng” trong nguyên văn Thường chỉ thả có năm chữ thôi.
C Thuyết minh D Biểu cảm
Câu 2 Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai
C Ngôi thứ ba D Không xác định được
Câu 3 Thú văn chương nào được bàn đến trong đoạn trích?
A Đánh thơ B Ngâm thơ
C Thả thơ D Làm thơ nhanh
Câu 4 Sự kiện chính của đoạn trích trên là gì?
A Cụ Nghè Móm dạy học trò trong làng
B Cô Tú giúp cha giảng bài cho học trò
C Cụ Nghè Móm chuẩn bị cho buổi thả thơ
Trang 40D Diễn biến của buổi thơ thơ.
Câu 5 Ý nào không đúng khi nói về những hành động của cụ Nghè Móm để chuẩn bị cho thú
văn chương?
A Nghiền lại tập thơ của người xưa
B Đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi
và lẩm bẩm
C Sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ
D Mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang tobằng hai ngón tay
Câu 6 Ý nào không đúng khi nói về thú thả thơ?
A Là thú vui tao nhã của những người yêu văn chương
B Người chơi là những người dựa vào may rủi để đoán đúng thơ
C Đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu
D Là một nét văn hóa tinh thần thời xưa
Câu 7 Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A Xây dựng tình huống truyện đặc sắc
B Xây dựng nhân vật qua diễn biến tâm lí tinh tế
C Ngôn ngữ trang trọng, cổ kính
D Sử dụng đa dạng điểm nhìn
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 8 Nhận xét về thái độ của người xưa đối với văn chương qua đoạn trích trên.
Câu 9 Qua đoạn trích trên, nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?
Câu 10 Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để bảo tồn văn hóa truyền
4 C Cụ Nghè Móm chuẩn bị cho buổi thả thơ
5 D Mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa
và ngang to bằng hai ngón tay
6 B Người chơi là những người dựa vào may rủi để đoán đúng thơ